Phế Đô - Chương 14 - Past 3

Liễu Nguyệt nói:
- Nói thế cũng phải. Trước kia chưa đến đây, em cứ tưởng gia đình ta phải ăn sơn hào hải vị cơ. Sau khi đến thì thấy gia đình chị lại thích ăn cơm thường, rau ăn hàng ngày cũng không xào, cũng không thái, luộc bằng nước lã trong nồi, nhà quê chúng em cũng ăn như vậy.
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Như thế bổ hơn, ai cũng biết thầy giáo Điệp nhà em thích ăn cháo ngô, khoai tây luộc, đâu có biết bữa nào chị cũng rắc bột sâm cao ly vào bát của anh ấy.
Liễu Nguyệt nói:
- Nhưng chị thì không thiếu tiền tiêu mà sao không thấy chị may mặc cho hợp mốt gì cả. Đồ trang điểm cũng không nhiều bằng bà chủ cũ nhà em!
Ngưu Nguyệt Thanh cười đáp:
- Thầy giáo Điệp của em ca cẩm chị như thế, em cũng nói thế chứ. Quả thật chị lôi thôi không ra sao phải không?
Liễu Nguyệt đáp:
- Không phải thế, nhưng ở độ tuổi của chị đang là lúc ăn diện, chị cũng không phải không có nền tảng, trang điểm một thì sẽ đẹp mười.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Chị không thích hôm nay chải kiểu tóc này, ngày mai uốn kiếu tóc khác, trên mặt thì bôi như diễn viên sân khấu. Thầy Trang Chi Điệp của em bảo chị bảo thủ, chẳng thay đổi gì cả. Chị nói với anh ấy, chị thay đổi cái gì? Chị đã hy sinh sự nghiệp của chị từ lâu, chỉ một lòng thu vén gia đình mà thôi. Nếu chị trang điểm như yêu tinh, chị cũng giống như những người đàn bà mốt trên đường phố, suốt ngày dạo thương trường, chơi công viên, vào khách sạn uống cà phê, tới tiệm nhảy disco, thì anh ấy cũng chẳng thể ngồi yên trong nhà mà viết được một ngày.
Liễu Nguyệt bỗng chốc ngắc ngứ, một lúc sau lại hỏi:
- Chị cả ơi, những tiểu thuyết thầy giáo Điệp viết ra chị đọc cả chứ ạ?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Chị biết anh ấy đều bịa ra, đã đọc mấy cuốn, xong cứ thấy không vào.
Liễu Nguyệt nói:
- Em đọc hết cả rồi, anh ấy giỏi viết về đàn bà nhất.
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Ai cũng bảo anh ấy viết về đàn bà rất giỏi, đàn bà ai cũng như bồ tát. Năm kia có một chị biên tập ở Bắc Kinh đến đặt bản thảo, chị ấy cũng bảo như vậy, nhận xét thầy giáo Điệp của em là một người theo chủ nghĩa nữ quyền. Chị cũng chả hiểu thế nào là chủ nghĩa nữ quyền hay không nữ quyền.
Liễu Nguyệt nói:
- Em lại không thấy vậy, thầy giáo Điệp miêu tả tâm lý đàn bà rất tinh tế. Những lời nói trên đây của chị, em hình như cũng đã đọc ở cuốn sách nào đó. Theo em thì sở dĩ thầy giáo Điệp viết đàn bà hay như vậy, ai cũng lương thiện và xinh đẹp như bồ tát, lại miêu tả đàn ông bề ngoài thật thà chất phác, nội tâm lại cực kỳ phong phú, song vẫn không dám vượt qua vùng cấm một bước đã biểu hiện anh ấy là một người kìm nén ức chế về tình dục.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Thầy giáo Điệp của em kìm nén, ức chế về tình dục ư?
Nói xong chị cười, chỉ vào trán Liễu Nguyệt tiếp:
- Nên nói thế nào với em nhỉ, cái con ranh chết rấp này. Em chưa lấy chồng, ngay đến tình yêu cũng chưa có, em biết thế nào là ức chế tình dục cơ chứ? Thôi không nói đến chuyện ấy nữa. Liễu Nguyệt này, em vẩy một ít nước vào đống cỏ cắt về, rồi đặt vào chỗ râm mát trong nhà vệ sinh, trời nóng nực thế này đãi trong sân sẽ héo đi, ngày mai bò ăn cũng không thấy tươi mới nữa.
Liễu Nguyệt nhúng nước, để cỏ vào nhà vệ sinh, đi ra nói:
- Chị cả ơi, nói đến con bò, lòng em cứ hoang hoảng thế nào ấy. Trong thôn chúng em đã từng xảy ra một sự việc quái gở lắm chị ạ. Khi bố Trương Lai Tử còn sống, cảnh nhà khấm khá, cho ông cậu của Trương Lai Tử vay tám mươi đồng. Một hôm bố Lai Tử đào đất, vách đá bị sập đè chết. Lai Tử đòi cậu trả nợ, cậu Lai Tử bảo không mượn. Hai cậu cháu cãi nhau một trận. Cậu Lai Tử liền niệm chú thề rằng nếu ông ấy quỵt nợ, thì chết sẽ làm kiếp con bò, Trương Lai Tử nghe cậu nói vậy cũng không đòi nữa. Tháng ba năm đó con bò nhà Trương Lai Tử đẻ ra một con bê. Con bê vừa đẻ ra một cái, thì có người đến cổng báo tang, nói là cậu đã chết. Trương Lai Tử biết ngay con bê này, cậu ruột hoá kiếp sinh ra trong lòng rất đau buồn. Sau đó chăn nuôi cẩn thận, bê con to lớn rồi, cũng không bắt kéo cày, lôi cối xay gì cả. Một hôm dắt nó ra bờ sông uống nước, gặp người ở thôn bên cạnh gánh một gánh chậu sành ở đầu đường, con bò không đi nữa. Lai Tử bảo "Cậu ơi, cậu ơi, sao cậu không đi nữa?" Người kia cảm thấy lạ lùng, hỏi tại sao gọi con bò là cậu. Lai Tử nói rõ ngọn nguồn, người kia mới biết cậu Lai Tử đã chết. Người kia quen biết cậu Lai Tử, liền khóc mấy giọt nước mắt. Nào ngờ con bò lại đá về đàng sau một cái, đá đổ gánh chậu sành, chậu sành vỡ sạch. Lai Tử liền hỏi số chậu sành đáng giá bao nhiêu tiền, người kia bảo "Lai Tử ơi, không phải đền, khi còn sống, cậu anh cho tôi mượn bốn mươi đồng. Đây là ông ấy đòi nợ tôi đấy". Chị cả ơi, con bò sữa này làm vỡ của em chiếc vòng đeo tay, phải chăng em đã mắc nợ nó thật?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Cho dù nợ thật, thì chẳng phải đã trả xong nợ là gì? Thầy giáo Điệp của em cũng đã nói, cái vòng ngọc hoa cúc của chị để đấy cũng là để không, em cứ lấy mà đeo.
Nói xong lấy vòng đeo vào tay Liễu Nguyệt. Cũng rõ khéo cho Liễu Nguyệt, chiếc vòng ngọc rất vừa vặn, không to cũng không nhỏ. Từ đó trở đi, Liễu Nguyệt thường vén ống tay áo, để lộ cánh tay trắng trẻo. Một buổi sáng sớm, Liễu Nguyệt dìu Trang Chi Điệp uống sữa bò ở cổng, rồi lại cho bò ăn cỏ non. Ngưu Nguyệt Thanh đã đi làm. Trang Chi Điệp với nói chuyện với chị Lưu ở cổng vừa xem con bò ăn cỏ, Liễu Nguyệt vào trong nhà trước. Rỗi rãi không có việc gì, liền ngồi ở phòng sách lấy một quyển ra đọc. Từ hôm Trang Chi Điệp sang ở bên này, đã hết sức chú ý đem từ khu nhà của Hội văn học nghệ thuật rất nhiều sách. Khi Liễu Nguyệt chuyển sách sang, chẳng đưa sang đồ cổ văn vật nào, song đã đem luôn bức tượng đất người hầu gái thời Đường, đặt trên chiếc bàn nhỏ trong phòng sách. Cũng là sau khi có suy nghĩ kiếp trước còn mắc nợ con bò, Liễu Nguyệt thường nhớ lúc mới đến, mọi người bảo cô giống hệt người hầu gái này, cô cũng cảm thấy có lẽ điều này có duyên số gì chăng. Thế là ngày nào cũng sang phòng sách xem một lúc. Đọc sách một lúc như vậy, bất giác đâm ra mê luôn, đến khi Trang Chi Điệp đi vào ngồi viết trước bàn, thì cô vội vàng định đi ra phòng khách. Trang Chi Điệp bảo:
- Không sao, em đọc sách của em, anh viết sách của anh.
Liễu Nguyệt ngồi lại đọc, song không sao đọc nổi. Cô cảm thấy bầu không khí này tốt quá, một người ngồi đọc sách, một người ngồi viết sách, bỗng dưng thấy thèn thẹn, ngẩng lên nhìn cô hầu gái đời Đường trên chiếc bàn nhỏ, cái dáng muốn cười mà không cười, chưa cười đã xấu hổ, quả thật cũng hết sức tình tứ. Bản thân thường thức bản thân như thế, người ngồi liền hâm mộ kẻ đứng, thầm bảo: mình ngồi tiếp anh ấy, chỉ có thể đọc sách một lúc còn bạn, thì hễ anh ấy bước vào phòng sách là đã tiếp luôn! Liền bĩu môi tức tối với người hầu gái kia. Cho đến lúc Trang Chi Điệp lên tiếng hỏi:
- Liễu Nguyệt, hai em đang nói chuyện gì đấy?
Liễu Nguyệt thẹn thùng đáp:
- Chúng em có nói gì đâu!
Trang Chi Điệp bảo:
- Anh nghe được mà, hai em nói chuyện bằng mắt.
Liễu Nguyệt mặt đỏ ửng như hoa đào, nói:
- Thầy giáo không chăm chú viết văn, lại nghe trộm chuyện của người khác!
Trang Chi Điệp nói:
- Từ sau khi em đến, ai cũng bảo cô hầu gái đời Đường này giống em. Cô hầu này dường như có hồn người thật, hễ anh bước vào đây đọc sách hay viết sách, liền cảm thấy cô ấy đang nhìn mình, hôm nay lại ngồi một hầu gái đời Đường sống, thì anh còn nhập cuộc vào văn chương làm sao được!
Liễu Nguyệt hỏi:
- Em giống cô hầu đời Đường này thật sao?
Trang Chi Điệp nói:
- Cô ấy so với em, chỉ thiếu một mụn ruồi ở giữa lông mày.
Liễu Nguyệt liền đưa tay sờ mụn ruồi ở giữa lông mày, song không sờ thấy, bèn hỏi:
- Nốt ruồi này xấu phải không?
Trang Chi Điệp đáp:
- Đó là nốt ruồi của người đẹp.
Liễu Nguyệt cười hơ hớ thành tiếng, vội vàng nhún vai, thu mồm lại, cặp mắt long lanh, nói:
- vậy thì cánh tay em còn có một nốt nữa!
Trang Chi Điệp bất giác nhớ tới hai nốt ruồi trên người Đường Uyển Nhi bỗng dưng xao xuyến.
Liễu Nguyệt nói xong bèn vén tay áo lên. Cô mặc chiếc áo lụa mỏng, ống tay vén rộng, vén một cái lên tận vai, một cái ngó sen bằng thịt hoàn chỉnh trắng nõn hiện ra trước mắt Trang Chi Điệp, hơn nữa lại giơ lên cho xem nốt ruồi ở sau khuỷu tay. Trang Chi Điệp cũng nhìn rõ những sợi lông tơ ở nách. Thế là anh cầm luôn ngó sen trắng, thốt lên:
- Liễu Nguyệt, cánh tay em đẹp quá!
Rồi ghé sát mặt vào, hôn lấy hôn để. Ngoài cửa sổ đang rộ lên tiếng reo hò của đám trẻ con, một chiếc diều lắc la lắc lư rồi cất lên trong ngõ phố. Khi Ngưu Nguyệt Thanh nhìn thấy Liễu Nguyệt ôm bó cỏ non cho bò, thì nó xúc động cứ nhìn Liễu Nguyệt chằm chắm. Trong ý thức của con bò, cô bé này dường như đã quen biết, thậm chí cũng loáng thoáng có phần nào quen quen cái ngõ Song Nhân Phủ này. Nó nghĩ kỹ mấy đêm liền, mới nhớ ra trong cuộc làm bò ở một kiếp khác của nó, nó là một trong mười ba con bò thồ chở nước của Cục quản lý nước ngọt Song Nhân Phủ này, còn cô bé kia lạo al` một con mèo của Cục quản lý nước thời đó. Một hôm mười ba con bò lần lượt chở nước đi, gần như chở đi tcc năm mươi hai thùng nước, thu về một trăm linh bốn cái thẻ nước, nhưng con mèo này nhân lúc chủ nhân của bò ngồi hút thuốc ngủ gật đã tha đi hai thẻ vào chân tường thành nô nghịch đánh mất. Kết quả bò và chủ của nó bị phạt. Sau này kiếp trước của con bò bị bán tận núi Chung Nam, hoá kiếp trở lại vẫn là bò, ở trong núi. Nhưng con mèo vì tham ăn, bị người ta dùng một con cá trám cỏ dụ dỗ để rời khỏi Cục quản lý nước, bị lột da làm tkhăn quàng cổ chống rét mùa đông, đầu thai trở lại, nghiễm nhiên thành người ở làng quê Thỉêm Bắc. Bò nhai lại là một kiểu suy nghĩ, suy nghĩ này khác với suy nghĩ của người, nó có thể ngược dòng thời gian và không gian, có thể tái hiện khung cảnh rất xa xưa, một cách mờ mờ tỏ tỏ. Sự khác nhau giữa người và bò này đã làm cho những chuyện bò biết nhiều hơn hẳn người, do đó bò chẳng cần đọc sách còn người thì từ khi ra đời, ngoài biết ăn biết uống ra thì đều trống rỗng, phải học qua bao nhiêu là trường, khi đã có được tư tưởng, thì sắp chết đến nơi. Người mới sinh ra lại bắt đầu sự trống rỗng mới, lại bắt đầu học từ vỡ lòng. Do đó con người thường không cao lớn. Quả thật, bò muốn nói với người những chuyện của quá khứ, tiếc thay bò không biết tiếng người, cho nên con người thường hay quên những chuyện của quá khứ, chờ khi mọi chuyện đã xảy ra, mới đi mở những quyển sách đóng chỉ ra đọc, không khỏi thốt lên "Lịch sử tại sao lại tương tự kinh khủng thế!"
Bây giờ nó ăn xong cỏ non, bị chị Lưu dắt đi khỏi Song Nhân Phủ men theo ngõ phố, cái đuôi cứ ve vẩy, xua đuổi những chú ruồi đốt nó, bất giác nó lại vừa đi vừa suy nghĩ. Trong kiếp này, nó là một súc vật ở vùng sâu tận chân núi Chung Nam, tuy nó đến thành phố cổ này đã khá lâu nhưng vẫn còn xa lạ đối với tất cả mọi thứ ở đô thị. Thành thị là gì nhỉ? Thành thị là một đống bê tông ư? Người của thành phố này chỗ nào cũng oán hận người đã quá đông, họ bảo, trời ngày càng nhỏ, đất ngày càng hẹp nhưng người thì ai cũng muốn rời nhà quê đến thành phố này, song không có một ai bằng lòng bỏ hộ khẩu thành phố đi ra khỏi bốn cửa tường thành. Soa con người lại hèn thế nhỉ? Đã sáng tạo ra thành phố, lại giam hãm mình tại thành phố. Núi có quỷ núi, nước có ma nước, thành phố có ma quỷ gì nào? Đã làm cho con người từ nơi thân yêu hoà thuận, cả làng cả xóm ai cũng biết tên cúng cơm của ông già từng nhà, ai cũng nhận ra một chú gà con trên bãi đất là của nhà nào, lại muốn đi ra ở thành phố mà mỗi gia đình là một căn hộ khép kín, hễ đi vào là đóng cửa, bỗng chốc biến thành chẳng ai để ý đến ai? Trong ngõ phố đông người như thế này, hơi tôi thở ra thì anh hít vào, hơi anh thở ra thì tôi hít vào, trên xe ca chở khách người ta chen chúc nhau, trong rạp chiếu bóng thì càng người nọ dựa vào người kia, song cứ trố mắt lên nhìn, chẳng quen biết chi nhau. Chẳng khác gì một đống cát, bốc trong tay thì thành nắm, buông tay ra thì rời thành từng hạt, lấy nước càng hoà trộn vào, thì lại càng tản ra! Từ nơi có bỉên có sông lại muốn đến bơi ở hồ nhân tạo trong công viên, từ nơi có núi co đá lại muốn đến leo lên núi giả trong vườn hoa. Chuyện đáng cười hơn là trong kiến trúc bê tông đâu đâu cũng bị tổ hợp những hình vuông, hình tròn, hình thang được quây bằng bốn bức tường thành cao to này, hầu hết dân phố đều mắc bệnh tim, bệnh dạ dày, đường ruột, bệnh phổi, bệnh viêm gan và bệnh tâm thần. Họ lúc nào cũng chú ý giữ vệ sinh, đeo khẩu trang, nấu ra xà phòng rửa chân rửa tay, nghiên cứu ra thuốc uống thuốc tiêm, dùng bàn chải đánh răng, dùng bao cao su. Họ dường như cũng đang suy nghĩ, xét đến cùng thì tại sao nhỉ? Liên tục nghiên cứu, không ngừng học hành, kết luận là nên giảm bớt người, thế là không ai là không nói, định lấy một quả bom hạng nặng giết hết con người, trừ bản thân và những người ruột thịt của mình ra.
Con bò cảm thấy nực cười. Điệu cười của nó là một chuỗi hắt hơi. Ngày nào nó cũng có một chuỗi hắt hơi như thế. Nhưng con bò lại đang nghĩ, khi nghĩ con bò cũng cân nhắc đi cân nhắc lại, nó bỗng nẩy ra một ý nghĩ là mình không hiểu chuyện người, không hiểu thành phố người chen chúc này, có phải là nguyên nhân mình không phải là người, cũng không có hộ tịch đăng ký ở thành phố này1
Mình rút cuộc chỉ là một súc vật, chảy trong huyết quảnm là một thú tính hoang dã, có cái dạ dày to tổ bố có thể tiêu hoá cỏ cây và thân hình kềnh càng không cần mặc quần áo? Nhưng bò tin chắc khi thế giới này hỗn độn, sinh tồn trên trái đất đều là dã thú. Lúc đó trời đất tương ứng , tất cả động vật cũng tương ứng cùng trời đất. Người và mọi động vật đều bình đẳng, mà hiện giờ con người giống như con muỗi, con chuột ở chỗ là một trong những chủng tộc sinh đẻ nhiều nhất. Điều họ khác với các động vật khác, là xây dựng nên thành phố này mà thôi. Điều đáng buồn là chính vì xây dựng nên thành phố, mà thành phố lại đã làm thoái hoá chủng tộc của họ, lòng dạ trở nên tự tư, thái độ hẹp hòi, móng tay mềm yếu, chỉ móc được cái ráy tai, ruột cũng ngắn đi, chỉ là một đoạn ruột thừa không tác dụng. Họ coi thường các động vật khác một cách cao quý, nhưng đâu có biết, các động vật sống trên rừng đang ngấm ngầm chăm chú theo dõi tai hoạ cuối cùng chẳng bao lâu sẽ đến với họ! Trong một loại cảm giác của bò, thường dự cảm thành phố này có ngày sẽ hoàn toàn tiêu vong, bởi vì trong lúc đêm lặng, nó phát hiện thành phố này đang sụt lở, là do hàng ngày thành phố hút lên hàng loạt nước ngầm, hoặc do người và nhà cửa mỗi ngày một nhiều đã đè nặng lên vỏ trái đất. Nhưng con người không hê biết gì, cứ tiếp tục chất đống xi măng bê tông trên mặt đất, cứ tiếp tục hút nước ngầm, vậy thì dã làm cho địa lý có tám con sông chảy quanh Tây Kinh mà gật gù đắc ý, hiện tại chẳng phải đã có mấy con đã khô kiệt đó sao? Vậy thì cái tháp Đại Yên biểu tượng của thành phố này chẳng phải đã nghiêng tới mức sắp đổ đó sao? Đến ngày đó, cả thành phố lún xuống, nước sông Hoàng dồn về, có lẽ sẽ biến nơi đây thành một đầm nước, hoặc không có nước, cỏ khao sẽ mọc đầy khắp nơi. Lúc đó con người mới thật sự nhận ra sai lầm của mình, biết được sai trái tội lỗi của mình rồi, thì cũng đã thành con cá, con ba ba trong đầm nước, cũng đã trở thành con bò, con dê con lớn con chó nhai gậm cỏ khao, vậy thì sẽ rõ, trên thế giới này tính hoang dã đồng nhất với đất trời biết chừng nào, làm thế nào để sinh tồn bằng một phương thức khác.
Con bò nghĩ đến đây chỉ cảm thấy đau đầu nhức nhối. Tuy nó thủng thỉnh đi trên đường phố, cho mình là một triết gia với một cảm giác tốt, nhưng nó buồn tủi, linh tính ông trời ban cho không được bao nhiêu, tư tưởng tình cảm quá hỗn tạp lung tung, hễ suy nghĩ lâu là đau đầu, thậm chí cũng thường thường linh hồn bay ra khỏi xác tạo ra ảo giác, trong tiềm thức là đang kéo một cái cày, cái cày chìa vôi cùn của thời Tây Hán hoặc la của những năm Khai Nguyên, liền bị vây hãm trong những chiếc xe con như bọ hung, nhìn gót giày bước liên tục một cách lạ lẫm, tìm không ra cánh đồng cày bừa. Nó thở dài một tiếng thườn thượt bởi mình khiếm khuyết trí tuệ va mất hồn vía một cách không sao tự chủ nổi. Thế là khi chị Lưu dắt nó đi qua con đường mòn bên ngoài tường rào dài của công viên, nó dứt khoát ngoái đầu gặm ăn một gai táo chua mọc ở chân tường. Người ăn để thưởng thức mùi cay, bò ăn gai để châm vào mồm. Chị Lưu tức đến mức luôn luôn vung cái roi đánh vào mông nó và giục "Đi nào, đi nào. Muộn rồi đấy!"
Ngưu Nguyệt Thanh thấy Trang Chi Điệp trẹo chân mãi không khỏi, ngày ngày thay xong cao thuốc liền không cho anh đi lại nhiều, còn cố tình dặn bà Vị gác cổng ở khu nhà Hội văn học nghệ thuật và người ở đầu ngõ bên Song Nhân Phủ là bất cứ ai tìm Trang Chi Điệp đều báo đi vắng, cũng không được nói số nhà, lại còn dặn riêng Liễu Nguyệt cố ý nhấc hờ điện thoại, làm cho bên ngoài không thể gọi thông điện thoại. như vậy người ở bên cạnh cũng chịu bó tay. Chu Mẫn khổ sở tới mức như con kiến bò trên cái chảo nóng. Chiều hôm ấy Chu Mẫn đến tìm cô Thanh để thông báo sở văn hoá nghiên cứu ba điều chỉ thị của trưởng ban tuyên truyền, đã quyết định bắt Chu Mẫn và toà soạn tạp chí phải đi xin lỗi Cảnh Tuyết Ấm. Chu Mẫn và Lý Hồng Văn đi gặp Cảnh Tuyết Ấm, chị ta ngẩng cao đầu, chỉ dùng dầu nhuộm bôi móng tay, bôi nhuộm xong, còn đưa lên, năm ngón tay cứ xoè ra khép lại, một câu cũng không nói. Chu Mẫn nhổ luôn một bãi nước bọt xuống nền nhà, giật cửa đi ra. Lý Hồng Văn về báo cáo với sở. Gíam đốc sở nói:
- vậy thì thế này, chị ấy phớt bơ các anh là việc của chị ấy, các chỉ thị khác có thể chống chế với trên được, nhưng điều thứ ba, ra tuyên bố nghiêm chỉnh trên số tới, thì phải làm, các anh soạn đi, đưa cho tôi xem thử.
Để viết lời tuyên bố này, Chu Mẫn đã đến tìm xin ý kíến của Trang Chi Điệp nhưng Trang Chi Điệp đi họp Hội đồng nhân dân, không vào được khách sạn Cổ Đô, sáng sớm hôm sau thời gian gấp gáp quá, đành phải cùng với Chung Duy Hiền thảo ra nộp lên trên.
Giám đốc sở lại bảo Cảnh Tuyết Ấm xem lại, Cảnh Tuyết Ấm không đồng ý chê lời lẽ mập mờ, phải viết rõ "không đúng sự thật nghiêm trọng, có ác ý phỉ báng", Chu Mẫn và Chung Duy Hiền không đồng ý thế. Hai bên đôi co. Giám đốc Sở liền trình báo bài viết lên ban tuyên truyền, chờ cấp trên phán quyết. Chu Mẫn lại đi lần thứ ba, lần thứ tư đến trụ sở hội văn học nghệ thuật và Song Nhân Phủ tìm Trang Chi Điệp, người gác cổng đều boả đi vắng, gọi điện thoại đến cả hai nơi, thì không gọi được trong lòng sinh nghi, cứ tưởng hay là Trang Chi Điệp không quan ta6m đến chuyện này! Ông ta là danh nhân, lại quen biết nhiều trên dưới, nếu ông ấy buông tay không quan tâm, thì mình chỉ có kết cục thất bại thảm hại , không khỏi chửi bới om xòm tục tĩu trong nhà.
Đường Uyển Nhi thì có tâm tư khác. Chị ta thắc thỏm không yên, bởi mấy lần đến khách sạn Cô Đô phải chăng là đã bị lộ. Ngưu Nguyệt Thanh đã biết nên Trang Chi Điệp mới có ý tránh bọn họ?
Nghĩ đến buổi nhập nhoạng tối hôm ấy, chị ta đến phòng bẩy linh ba như một bóng ma, cửa phòng khép hờ, song không thấy Trang Chi Điệp. Ngồi chờ nửa tiếng đồng hồ, lại không dám ngồi lâu, đi đi lại lại trong hành lang, sau đó lại qiuay xuống ngõ đằng sau nhà, đến cửa sổ thứ ba xem có bật điện lên không, ngóng suốt hai tiếng đồng hồ tới mức cổ mỏi chân đau, mà cửa sổ ấy vẫn tối om om, mới buồn chán ra về. Trang Chi Điệp đã hẹn trước, biết mình sẽ đến, tại sao anh ấy lại vắng mặt? Bây giờ phỏng đoán, có thể là bị lộ, cũng có thể Ngưu Nguyệt Thanh cũng đã đến khách sạn, liền bắt chồng về nhà ngủ? Nếu không thì nhân viên phục vụ khách sạn vào quét dọn phòng, đã phát hiện trên khăn trải giường của Trang Chi Điệp và trong bồn tắm có những sợi tóc dài và lông xoăn, đã xì xào bàn tán chăng? Trong lòng có chuyện, thì người cũng ủê oải phờ phạc, mấy ngày liền không bước ra khỏi cửa, chỉ biết ngả cái thân béo lẳn ra giường hoặc ngồi lì trên xa lông đọc sách. Quyển sách có tên là "Cổ điển mỹ văn tùng thư", trong đó có tập "Phù sinh lục ký" của Thẩm Tam Bạch và "Thuý Tiêu Am ký" của Mạo Bích Chương viết về ông và Đồng Tiểu Uyển. Ngoài ra còn có một phần vụn vặt về đàn bà trong "Nhàn tình ngẫu ký" của Lý Ngư. Đường Uyển Nhi liền đọc văn của Lý Ngư trước, đọc đến đoạn điều quan trọng nhất của đàn bà là có "nết", thì nết là gì chẳng thèm đếm xỉa, đến khi đọc tới chỗ có nốt thì ba phần đẹp đẽ có bảy phần hấp dẫn, không có nết thì bảy phần đẹp cũng chỉ có ba phần hấp dẫn. đối với đàn