Phế Đô - Chương 30 - Part 3
Mọi người đưa mắt nhìn Mạnh Vân Phòng, Mạnh Vân Phòng đỏ mặt tía tai xấu hổ liền đáp:
- Thầy nói hay đấy, nhưng xét cho cùng thì cao quá, xa quá chúng tôi người trần mắt thịt, chỉ muốn biết Tây Kinh tương lai như thế nào?
Ông ta không nói gì, dường như bỗng dưng bứt ra khỏi giới hạn như vừa rồi, im lặng một lúc, rồi bảo:
- Chuyện ấy thì trình độ của tôi nông cạn lắm1
Mọi người xuỵt một tiếng, tỏ ra đáng tiếc. Nhưng ông kia lại bảo:
- Nhưng tôi có thể tiếp nhận lời chân thật của người vũ trụ thử xem nhé!
Nói rồi, ông ta liền nhún vai lắc ngực, thư giãn toàn thân cởi giây nới thắt lưng, ngồi xếp bằng, cúi đầu, mười ngón tay bóp nắn bắt dấu tay hình hoa sen, mồm lẩm bẩm một cách hỗn loạn thứ tự các chữ số Ả rập, có đến hơn mười phút, mở mắt ra nói:
- Nước ở Tây Kinh sẽ khô kiệt, có dấu hiệu này chứ?
Mạnh Vân Phòng đáp:
- Đúng thế, trước đây có tám dòng sông vòng qua Tây Kinh, bây giờ chỉ còn có bốn. Một loạt nhà máy ở ngoại ô phía tây, có vấn đề nước đã dừng sản xuất, khu dân cư phía Tây bắc trong thành cả mùa hè không có nước lên nhà gác, nhà ai ở lầu tây hiện đại cũng phải mua chum đựng nước, nửa đêm gà gáy mới có nước mấy phút.
Ông kia mặt mày hớn hở bảo:
- Đây nhé, có sai đâu.
Ông ta lại bảo ai nấy ngồi quay mặt sang hướng bắc, ông bảo không được quay về hướng nam. Phía nam thành phố là núi Chung nam, trong núi tự có chân nhân cao thủ, quay mặt về họ, khí trường sẽ bị nhiễu, sau đó lại tiếp nhận lời của người vũ trụ và nói một câu khiến ai nấy đều sởn tóc gáy. Mấy năm nữa thành Tây Kinh sẽ bị lún! Trang Chi Điệp lúc đầu lắng nghe ông ta nói, thầy ông ta mỗi lúc một huyên thuyên, liền cảm thấy khó chịu, lấy cớ đi ra nhà vệ sinh. Lúc ra thấy hai cô gái ngồi ở cửa gian nhà khác khúc khích cười, liền iđ vào gian nhà bỏ không, hỏi:
- Hai cô cười cái gì thế?
Một cô đáp:
- Vị đại sư kia đang lẩm bẩm đọc thần chú, thì Liên Hồng lại đánh một cái rắm, nó sợ có tiếng kêu, nên cố mà thả từ từ, tiếng kêu đã nhỏ hẳn đi, chúng em không nín nổi đã chạy ra đây mà cười.
Cô bé kia liền đỏ mặt, lấy tay bịt mồm cô bé này bảo:
- Thuỳ Linh, mày ăn nói vớ vẩn, lung tung!
Trang Chi Điệp liền nói:
- Tiểu Hồng này, cô sai rồi, đấy chẳng phải một chuyện to bằng cái rắm là gì?
Hai cô gái càng cười dữ hơn, Trang Chi Điệp không cười, liền nghiêm túc nhìn ra ngoài cửa sổ. Ngoài kia đêm đã tàn. Hai cô gái cười song cũng đến bám cửa sổ nói:
- Thầy Điệp dí dỏm lắm. Chúng em biết thầy chỉ có điều không dám gần. Hôm nay đến, tưởng được nghe thấy nói về nghệ thuật, ông đại sư kia lại một mình đóng vai bát đơn ca cả buổi.
Trang Chi Điệp nói:
- Tôi nói về nghệ thuật ư? Bản thân các cô đã là tác phẩm nghệ thuật rồi mà!
Anh tựa người vào cửa sổ nhìn cảnh đêm ở bên ngoài, phố to ngõ nhỏ xa xa, đèn điện sáng trưng, tiếng người văng vẳng, còn một khoảnh lớn ở phía trước bên phải, thì tối đen như mực, im lìm vắng vẻ. Cô gái hỏi đó là nơi nào, Trang Chi Điệp đáp đó là am ni cô. Am ni cô ban đêm không có người đến thắp hương, cũng không có lửa đèn, hơn mười ni cô ấy có lẽ cũng đã ngủ từ lâu. Đột nhiên Tiểu Hồng kêu lên:
- Chỗ kia là gì vậy?
Trang Chi Điệp nhìn theo, thì ở chỗ tối om kia cứ lập lòe lúc đỏ lúc tắt. Trang Chi Điệp cũng chẳng biết đó là đâu, hai cô gái đâm lo sợ, bảo đó là ma trơi. Mọi người nghe thấy ra xem, cũng bảo cả vị chân nhân kia ra xem. Ông ấy nhìn rồi hỏi đó là nơi nào? Mạnh Vân Phòng bảo đó là một ngôi chùa, chỗ lập loè kia dường như là ở trong cánh rừng trúc đàng sau chùa thì phải. Nhưng ban đêm cũng không có ai vào cánh rừng trúc. Trong lúc nói chuyện thì không còn đốm đỏ lập loè nữa.
Vị chân nhân kia nói:
- Hôm nay tôi nói ở đây nhiều quá, song không biết ở gần đây có một ngôi chùa. Ngôi chùa này tất phải cũ kỹ rồi. Ở dưới ấy có chôn xương của nhà Phật, nên đã có phản ứng.
Mạnh Vân Phòng bảo ngôi chùa ấy cũ lắm rồi xây từ đời Đường, song không biết đã chôn nhà Phật nào, chỉ biết khi tu sửa lại đã đão được một bia đá của một ni cô tên là Mã Lăng Hư, không biết có phải là linh hồn của Mã Lăng Hư hiện về?
Người kia vội vàng bóp mấy cái dấu in tay, bảo chỗ ấy có thể còn lập loè lửa đỏ, ông ta không thể ở đây lâu liền cáo từ ra về.
Mọi người lại vào trong phòng ngồi tán chuyện. Trang Chi Điệp vẫn cùng Tỉêu Hồng và Thuỳ Linh đứng nhìn ở cửa sổ, quả nhiên đốm đỏ kia lại lập loè, Thuỳ Linh nói vị chân nhân kia nói thiêng thật, sợ quá vào cửa sổ. Lại giữa lúc ấy ánh sáng đỏ kia lại lập loè, rồi có một cục đỏ to hơn từ một chỗ khác đi như bay đến, cùng nhập với đốm đỏ, liền nghe thấy tiếng the thé cất lên ở một chỗ:
- Bắt được nhiều không bỏ ra bao nhiêu là công sức rồi?
Lại thấy cục lửa to di động vù vù, có tiếng cười giòn tan của đàn bà. Trang Chi Điệp bảo:
- Linh hồn nhà Phật gì đâu, đó là ni cô đang soi bắt con gì đó!
Mọi người không cười, cùng nhìn nhau, tỏ ra nghi ngờ nhiều, lời nói của vị chân nhân kia không đáng tin. Mạnh Vân Phòng nói:
- Nghe ông ấy nói một hơi như vậy, cũng có tác dụng khêu gợi suy nghĩ đối với chúng ta đấy chứ!
Trang Chi Điệp nói:
- Vậy lần tới anh định mời người nào đến nói chuyện với lũ chó chăn cừu này?
Mọi người cười ồ vui vẻ, sau đó giải tán. Trang Chi Điệp và Mạnh Vân Phòng ngủ tại chỗ. Nằm xuống rồi, Trang Chi Điệp bảo:
- Nói những chuyện như thế này, Tuệ Minh nhất định cũng có hàng mớ, trước đây anh chẳng bảo mời chị ấy đến tâm sự là gì, tại sao về sau không nhắc đến chị ấy một câu hả?
Mạnh Vân Phòng đáp:
- Tôi đã đi tìm mấy lần, lần nào con trai của chủ tịch mặt trận cũng uống trà với chị ấy ở đó, đối xử với tôi không nhiệt tình cũng không thờ ơ. Tôi hỏi chị ta làm sao quen thân được với nhân vật thứ hai trong bốn cậu ác lớn thế? Chị ấy bảo đừng gọi người ta khó nghe như vậy, anh muốn làm quen với cậu cả, cậu ba, cậu bốn, em có thể giới thiệu. Chúng mình quen biết bốn cậu ác lớn ấy làm gì?
Trang Chi Điệp cười bảo:
- Anh húp dấm rồi hả? Thế cũng được, tôi cứ lo anh đến đấy nhiều, Tây Kinh sẽ có một người đàn bà mạnh mẽ và ít đi một tăng ni Phật.
Mạnh Vân Phòng giật dây công tắc điện, cả đêm không nói gì nữa.
Ngày hai mươi hai, Hồng Giang ôm sổ sách đến tìm Ngưu Nguyệt Thanh kết toán thu nhập kinh doanh của gia đoạn trước. Tính đi tính lại tuy không lỗ, song lời lãi chẳng được mấy. Hồng Giang đã nói nhiều khoản phải chờ liên hệ, dự tính tháng sau sẽ khá hơn, rồi lấy ra một súc lụa hàng châu màu vàng nhạt có in hoa nhỏ màu xanh nhạt, hai chai rượu vang, một gói yến sào, một tút thuốc lá thơm bảy sao của Nhật Bản, đặt lên bàn cười hì hì nói:
- Cô Thanh này, tết trung thu em phải đi Hàm Dương mấy hôm, không đến thăm thầy cô được. Hôm nay em đến bù vào. Quà chẳng có bao nhiêu, em nghĩ các thứ đồ hộp, bánh trung thu nàh cô không thiếu, biếu những món ấy cũng không có ý nghĩa gì, gói yến sào này hiếm lắm đấy, đầu năm nay một anh bạn buôn sách ở Quảng Châu đến Tây Kinh, em đã giúp anh ấy lấy được một ký hiệu tên sách, anh ấy cảm động lắm đã biếu em. Em cũng không ăn được thứ tươi mới này, đem biếu cô để bồi dưỡng sức khoẻ cho thầy Điệp.
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Cậu làm gì thế hả? Mở hiệu sách này, thầy Điệp của cậu bỏ mặc không quản, tôi cũng chẳng hiểu bao nhiêu, việc gì chẳng qua tay cậu vất vả kia chứ. Chúng tôi cảm ơn cậu, tết nào lễ nào cậu cũng đem quà đến biếu làm gì hả. Chỗ anh em tốt với nhau, cậu làm thế này là coi như người ngoài đấy!
Hồng Giang đáp:
- Sao cô lại nói thế. Tuy em buôn bán có khá hơn thầy cô, song nếu không có thầy cô em làm gì được, chẳng phải mở cái quán con con bán xâu thịt dê nướng đó sao? Số quà này cũng chẳng phải là tấm lòng của em mà còn có một người nữa.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Ai vậy? Người ngoài càng không được như vậy! Cậu cũng đã biết, thầy Điệp của cậu là văn nhân, biết được văn, chứ có biết làm cái gì khác đâu? Bạn bè đến chơi như Mạnh Vân Phòng đích thân phải mò tủ lật hòm tìm thức ăn, như thế mới gần gũi, nếu là người ngàoi chắc là yêu cầu anh ấy làm việc gì đó, anh ấy làm cho người ngoài được việc gì cơ chứ, làm không được còn oán trách tôi là đàng khác.
Hồng Giang nói:
- Chẳng phải làm việc gì đâu, lại còn mời thầy cô đi ăn cơm đấy.
Khi Ngưu Nguyệt Thanh cầm lụa Hàng Châu lên xem thì trên đó có cái thiếp in chữ vàng. Mở ra thì có dòng chữ, được luật hôn nhân của nhà nước cho phép, chúng em sẽ kết nghĩa vợ chồng, chung sống trăm năm. Để tỏ lòng cám ơn sự ưu ái của quan tâm nhiều năm nay, xin kính mời đến dự hôn lễ tổ chức vào lúc mười giờ sáng ngày hai mươi tám tháng này. Dưới cột người mời là Hồng Giang và Lưu Hiểu Kha. Ngưu Nguyệt Thanh trợn tròn mắt bảo:
- Hồng Giang, thế này là thế nào, cậu chẳng phải đã co vợ có con rồi sao? Ly hôn bao giờ vậy? Cô Lưu Hiểu Kha này là ai thế? Kết hôn đột ngột vậy!
Hồng Giang cười trả lời:
- Việc này đột ngột quá, một là không dám quấy rầy thầy cô vì chuyện của em. Mấy lần, em định thưa chuyện, nhưng thấy vụ kiện căng thẳng, thầy cô lo nghĩ sốt ruột, nên lại thôi. Cô cũng đã biết em và con vợ cũ cãi cọ nhau luôn, chẳng lúc nào được yên, quả thật không thể chung sống nổi, hai đứa bảo chia tay là chia tay luôn. Em cứ bảo chia tay rồi, chẳng bao giờ lấy vợ nữa, sống một mình thôi nhưng mấy đứa bạn nó bảo cậu suốt ngày chạy vạy buôn bán chỗ này chỗ nọ, sinh hoạt chẳng có nề nếp quy luật nào cả, nếu ai không lập gia đình, mấy năm nữa sức khoẻ sẽ suy sụp, tính tình cũng sẽ thay đổi. Mặt khác, người ngoài không biết còn bảo anh bạn có căn bệnh về sinh lý mới làm cho chị vợ cũ đòi ly dị. Do đó bọn nó bảo cứ lấy quách cô gái chúng mình thuê ở hiệu sách. Em nghĩ đi nghĩ lại, vậy thì lấy luôn, được cái cô ấy cũng ở hiệu sách của mình, trông nom bảo nhau cũng tốt, thế là vội vàng đi đăng ký. Cái hay là Hiểu Kha nhà con một, lại có nhà ở, em cứ trông hết vào người ta. Tết trung thu chúng em đi thăm nhà bà ngoại cô ấy ở Hàm Dương, cậu của Hiểu Kha công tác ở Tứ Xuyên, vừa hay đem về hai chai rượu này cho chúng em. Hiểu Kha cứ một mực bảo phải kính biếu cô Thanh. Cô không uống được rượu mạnh nhưng rượu này thì phải uống.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Lưu Hiểu Kha à? Ba cô trông hiệu sách, tôi cũng chưa rõ là cô nào.
Liễu Nguyệt đứng bên cạnh nghe, chỉ cười khì khì, nói xen vào:
- Biết rồi, cái cô xương xương, vai gầy gầy ấy phải không?
Nói rồi gí ngón tay vào mặt Hồng Giang, Hồng Giang cười đáp:
- Liễu Nguyệt rặt đóan mò, cái cô dáng cao chân dài ấy mà!
Liễu Nguyệt hỏi:
- Lại thay rồi sao?
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Liễu Nguyệt, em không biết thì cũng đừng nói lung tung…mấy cô mình thuê đó, cô nào cũng xinh đẹp, tôi cũng không phân biệt rõ. Chuyện đã như vậy, thì tôi và thầy Điệp cậu xin chúc mừng. Chỉ có điều hai việc lớn một trước một sau như thế, mà cậu giữ kín như bưng, thì tôi trách cậu đấy!
Hồng Giang nói:
- Thế thì cái thiếp đầu tiên đã viết mời thầy cô tới ngày ấy, nhất định thầy cô phải đến dự. Liễu Nguyệt cũng đến nhé, đến làm phù dâu đấy.
Liễu Nguyệt bĩu môi bảo:
- Tôi không làm phù dâu cũng không đi. Tôi xấu như ma đây này, anh bảo tôi đi, lấy xấu xí để tôn người đẹp kia của anh lên chứ gì?
Hồng Giang bảo Liễu Nguyệt mới đến có mấy tháng mà ăn nói có trình độ đáo để, sau này chưa biết chừng còn viết được sách báo đấy. Ba người nos chuyện một lúc, thì Hồng Giang ra về. Trước khi về còn dặn thêm hôm đó phải đến, thầy cô mà không đến, thì không phá cỗ đâu, cứ chờ cho bằng được
Hồng Giang về rồi, Ngưu Nguyệt Thanh hỏi Liễu Nguyệt:
- Thầy Điệp em đi đâu?
Liễu Nguyệt bảo Mạnh Vân Phòng gọi đi uống rượu. Ngưu Nguyệt Thanh thu cất quà biếu, ngồi một mình suy nghĩ, nếu ngày hai tám đi ăn cỗ cưới thì nên sắm quà gì. Buổi chiều Trang Chi Điệp chếch choáng quay về nôn oẹ trong nhà vệ sinh lâu lắm. Ngưu Nguyệt Thanh để cho chồng ngủ, không nhắc đến chuyện Hồng Giang. Buổi tối ngủ dậy, Trang Chi Điệp ra buồng đọc sách, chị đi vào mới nói hết mịo chuyện bỏ vợ cưới vợ của Hồng Giang. Trang Chi Điệp cũng không ngạc nhiên lắm, anh bảo:
- Cái cô bé chân dài, có lẽ anh đã gặp một hai lần. Dạo ấy cậu ta bảo tuyển người bán hàng, mình cũng không để ý, sau đó Triệu Kinh Ngũ bảo cậu ta chọn người còn chặt chẽ hơn chọn mốt, cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu, nước da thế nào, phải phù hợp tiêu chuẩn ba vòng.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Ba vòng gì?
Trang Chi Điệp đáp:
- Tức là vòng ngực, vòng lưng, vòng mông. Từ dạo ấy cậu ta đã có ý chọn người vừa ý cho mình.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Cái anh chàng Hồng Giang da vàng mặt bủng, muốn cắt là cắt, muốn lấy thì lấy. Vậy sao cô gái kia lại bằng lòng lấy cậu ta nhỉ?
Trang Chi Điệp trả lời:
- Cánh trẻ bây giờ thay ca kíp trong gia đình dễ như không ấy mà! Em cứ giữ suy nghĩ cũ, thì hiểu sao nổi.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Vậy thì người vợ đầu, người tầm thường nhưng cũng thật thà, một đêm vợ chồng tình nghĩa trăm năm, nói không được là không được luôn à! Em không chấp nhận chuyện ấy, mình không quản lý được cũng không quản lý làm gì, nhưng bây giờ em lo, nếu như thế thì hiệu sách chẳng phải là cửa hàng của vợ chồng họ hay sao?
Trang Chi Điệp đáp:
- Em cũng chẳng thể để cho Lưu Hiểu Kha thôi việc được, sau này em phải đến đấy nhiều hơn, bảo phải làm rõ từng khoản trong sổ sách, nhưng đừng để lộ rõ ý này, người ta có thể đối xử thật lòng với mình, để lộ ra ngược lại sẽ rách việc. Cuộc hôn nhân này dù có thế nào đi chẳng nữa, em cũng phải sắm một món quà, quà cũng phải nằng nặng tay.
Ngưu Nguyệt Thanh liền lấy một tờ giấy ra bảo:
- Mình kê ra nhé?
Trang Chi Điệp thấy khó chịu bảo:
- Những chuyện này cũng phải bàn với anh sao?
Ngưu Nguyệt Thanh mấp máy môi, nuốt nước bọt đi ra.
Hôm sau Ngưu Nguyệt Thanh ra phố mua một cái vỏ chăn và một bộ ấm uống cà phê. Buổi tối sang ngủ ở bên Song Nhân Phủ mở hòm tìm chiếc bàn là điện để ở đó, chiếc bàn là điện Trang Chi Điệp được thưởng trong một lần đi nói chuyện ở nhà máy, cư' vứt đấy chưa dùng. Ngưu Nguyệt Thanh định cho cả vào số quà tặng, nhưng bà mẹ biết chuyện này, bảo nên tặng cái bô đi tiểu, bô đi tiểu quan trọng lắm, lớp người già ai đi lấy chồng, nhà mẹ đẻ cũng sắm cho một cái bô. Bây giờ người ta bỏ đi nhiều luật lệ, nhà mẹ đẻ không sắm, bạn bè thân thích cũng không tặng. Ngưu Nguyệt Thanh liền nghĩ, tặng một cái ca nhổ đờm tráng men làm cái bô đi tiểu chẳng phải thắng bằng lối đánh bất ngờ đó sao? Người ta thường bảo, ai với ai mới có thể đái chung một chậu, lớp người tiền bối tại sao coi trọng cái bô tiểu tiện, có lẽ cũng ngụ ý mong vợ chồng họ trăm năm hoà hợp. Nhưng chị biết trên thị trường không bán cái ca nhổ đờm, mấy hôm trước đơn vị có người đi khắp các chợ trong thành phố không mua được, sau đó vẫn phải đến chợ âm dương trong cổng thành phía tây mới tìm được. Thế là sáng sớm hôm sau, chị ra chợ âm dương hỏi mấy chủ quán, họ bảo không có, chị thử ra cửa hàng thu mua của Hồng Giang hỏi xem có không? Ngưu Nguyệt Thanh nghe vậy, thấy nghi nghi, tại sao lại có một trạm thu mua của Hồng Giang ở đây nhỉ, trên đời có người tên là Hồng Giang, tên cửa hàng cũng gọi là Hồng Giang ư?
Chị liền hỏi:
- Tên cửa hàng này hay đấy, tại sao lại đặt tên hiệu này nhỉ?
Người ấy trả lời:
- Tự hiệu gì đâu, là cửa hàng của người có tên là Hồng Giang mở đấy. Người ta gọi quen rồi, cứ thế mà gọi.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Cái anh Hồng Giang ấy làm gì vậy?
Người ta trả lời:
- Mở hiệu sách ấy mà, nghe đâu đã phát tài, lại mở thêm trạm thu mua, càng phất lên tiền vào như nước. Chị tra hỏi hộ khẩu đấy à?
Ngưu Nguyệt Thanh vội vàng đi khỏi, lại đến hỏi người khác cửa hàng Hồng Giang ở đâu. Người ta đã chỉ cho quả nhiên ở giữa ngõ phía trước. Cửa hàng đang mở, có một ông già ngồi bên trong. Ngưu Nguyệt Thanh bước đến hỏi:
- Đây là trạm thu mua của Hồng Giang hả ông?
Ông già đáp:
- Trước kia thì phải, bây giờ thì không phải.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Tại sao vậy hả ông?
Ông già đáp:
- Tại sao à? Đói không chọn ăn, nghèo không chọn vợ, no cơm ấm cật thì dậm dật trong lòng. Người ta đã có tiền, thích mới, thích trẻ, liền bỏ vợ. Vợ anh ta đâu có chịu bỏ, anh ta đã cho năm vạn đồng, lại biếu luôn cửa hàng này. Bây giờ đang mốt bỏ tiền ra ly hôn mà?
Ngưu Nguyệt Thanh đầu óc rối tung rối mù, vội vàng về nhà nói với Trang Chi Điệp. Trang Chi Điệp bảo:
- Cậu ta luôn luôn giấu chúng mình, chắc là có sự cuốn núi lúc ly hôn.
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Ý em không phải thế. Anh không cảm thấy có chuyện trong này sao? Ngày trước cậu ta nghèo rớt mồng tơi, chưa bao giờ nói cậu ta có một trạm thu mua, làm thế nào lại mở được trạm thu mua kia chứ? Bỏ vợ lần này đã cho cô vợ cũ cửa hàng đó, lại cũng thêm năm vạn đồng, cậu ta lấy đâu ra số tiền ấy?
Trang Chi Điệp hỏi:
- Chẳng phải em cứ mười ngày trong tháng lại đối chiếu sổ sách một lần đó ư?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Người ta mở hiệu sách ai cũng phát tài, còn mình không lỗ thì hoà, em đã từng nghi nghi, nhưng em là người phụ nữ làm gì có kinh nghiệm, còn anh thì hỏi han được mấy lần?
Trang Chi Điệp hỏi:
- Không có chứng cớ, em nói cậu ta thế nào được?
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Vậy thì mình nuôi lợn cậu ta ăn thịt à?
Trang Chi Điệp nói:
- Anh còn có một cửa hàng tranh, cửa hàng tranh và hiệu sách góp làm một, làm ăn sẽ khá lên.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Anh định để Triệu Kinh Ngũ đứng ra giám sát cậu ta ư?
Trang Chi Điệp bảo:
- Em chả khăng khăng gả Liễu Nguyệt cho con trai chị kết nghĩa đó sao?
Ngưu Nguyệt Thanh đột nhiên tươi cười:
- Ái chà chà, anh cũng ma ranh đấy, anh đã sớm phát hiện ra căn bệnh.
Trang Chi Điệp bảo:
- Em cứ tưởng em được, em giỏi giang cơ mà?
Trang Chi Điệp nói tới mức Ngưu Nguyệt Thanh thẹn đỏ mặt.
Ngày mai thay mặt Trang Chi Điệp, Ngưu Nguyệt Thanh đi dự lễ cưới của Hồng Giang. Quà cưới vô cùng sang trọng, vợ chồng Hồng Giang mừng hết sức, đã đặt quà tặng ở nơi nổi bật nhất. Trong bữa tiệc, chén rượu đầu tiên đã kính mời Ngưu Nguyệt Thanh, lại nói rõ to trư
Mọi người đưa mắt nhìn Mạnh Vân Phòng, Mạnh Vân Phòng đỏ mặt tía tai xấu hổ liền đáp:
- Thầy nói hay đấy, nhưng xét cho cùng thì cao quá, xa quá chúng tôi người trần mắt thịt, chỉ muốn biết Tây Kinh tương lai như thế nào?
Ông ta không nói gì, dường như bỗng dưng bứt ra khỏi giới hạn như vừa rồi, im lặng một lúc, rồi bảo:
- Chuyện ấy thì trình độ của tôi nông cạn lắm1
Mọi người xuỵt một tiếng, tỏ ra đáng tiếc. Nhưng ông kia lại bảo:
- Nhưng tôi có thể tiếp nhận lời chân thật của người vũ trụ thử xem nhé!
Nói rồi, ông ta liền nhún vai lắc ngực, thư giãn toàn thân cởi giây nới thắt lưng, ngồi xếp bằng, cúi đầu, mười ngón tay bóp nắn bắt dấu tay hình hoa sen, mồm lẩm bẩm một cách hỗn loạn thứ tự các chữ số Ả rập, có đến hơn mười phút, mở mắt ra nói:
- Nước ở Tây Kinh sẽ khô kiệt, có dấu hiệu này chứ?
Mạnh Vân Phòng đáp:
- Đúng thế, trước đây có tám dòng sông vòng qua Tây Kinh, bây giờ chỉ còn có bốn. Một loạt nhà máy ở ngoại ô phía tây, có vấn đề nước đã dừng sản xuất, khu dân cư phía Tây bắc trong thành cả mùa hè không có nước lên nhà gác, nhà ai ở lầu tây hiện đại cũng phải mua chum đựng nước, nửa đêm gà gáy mới có nước mấy phút.
Ông kia mặt mày hớn hở bảo:
- Đây nhé, có sai đâu.
Ông ta lại bảo ai nấy ngồi quay mặt sang hướng bắc, ông bảo không được quay về hướng nam. Phía nam thành phố là núi Chung nam, trong núi tự có chân nhân cao thủ, quay mặt về họ, khí trường sẽ bị nhiễu, sau đó lại tiếp nhận lời của người vũ trụ và nói một câu khiến ai nấy đều sởn tóc gáy. Mấy năm nữa thành Tây Kinh sẽ bị lún! Trang Chi Điệp lúc đầu lắng nghe ông ta nói, thầy ông ta mỗi lúc một huyên thuyên, liền cảm thấy khó chịu, lấy cớ đi ra nhà vệ sinh. Lúc ra thấy hai cô gái ngồi ở cửa gian nhà khác khúc khích cười, liền iđ vào gian nhà bỏ không, hỏi:
- Hai cô cười cái gì thế?
Một cô đáp:
- Vị đại sư kia đang lẩm bẩm đọc thần chú, thì Liên Hồng lại đánh một cái rắm, nó sợ có tiếng kêu, nên cố mà thả từ từ, tiếng kêu đã nhỏ hẳn đi, chúng em không nín nổi đã chạy ra đây mà cười.
Cô bé kia liền đỏ mặt, lấy tay bịt mồm cô bé này bảo:
- Thuỳ Linh, mày ăn nói vớ vẩn, lung tung!
Trang Chi Điệp liền nói:
- Tiểu Hồng này, cô sai rồi, đấy chẳng phải một chuyện to bằng cái rắm là gì?
Hai cô gái càng cười dữ hơn, Trang Chi Điệp không cười, liền nghiêm túc nhìn ra ngoài cửa sổ. Ngoài kia đêm đã tàn. Hai cô gái cười song cũng đến bám cửa sổ nói:
- Thầy Điệp dí dỏm lắm. Chúng em biết thầy chỉ có điều không dám gần. Hôm nay đến, tưởng được nghe thấy nói về nghệ thuật, ông đại sư kia lại một mình đóng vai bát đơn ca cả buổi.
Trang Chi Điệp nói:
- Tôi nói về nghệ thuật ư? Bản thân các cô đã là tác phẩm nghệ thuật rồi mà!
Anh tựa người vào cửa sổ nhìn cảnh đêm ở bên ngoài, phố to ngõ nhỏ xa xa, đèn điện sáng trưng, tiếng người văng vẳng, còn một khoảnh lớn ở phía trước bên phải, thì tối đen như mực, im lìm vắng vẻ. Cô gái hỏi đó là nơi nào, Trang Chi Điệp đáp đó là am ni cô. Am ni cô ban đêm không có người đến thắp hương, cũng không có lửa đèn, hơn mười ni cô ấy có lẽ cũng đã ngủ từ lâu. Đột nhiên Tiểu Hồng kêu lên:
- Chỗ kia là gì vậy?
Trang Chi Điệp nhìn theo, thì ở chỗ tối om kia cứ lập lòe lúc đỏ lúc tắt. Trang Chi Điệp cũng chẳng biết đó là đâu, hai cô gái đâm lo sợ, bảo đó là ma trơi. Mọi người nghe thấy ra xem, cũng bảo cả vị chân nhân kia ra xem. Ông ấy nhìn rồi hỏi đó là nơi nào? Mạnh Vân Phòng bảo đó là một ngôi chùa, chỗ lập loè kia dường như là ở trong cánh rừng trúc đàng sau chùa thì phải. Nhưng ban đêm cũng không có ai vào cánh rừng trúc. Trong lúc nói chuyện thì không còn đốm đỏ lập loè nữa.
Vị chân nhân kia nói:
- Hôm nay tôi nói ở đây nhiều quá, song không biết ở gần đây có một ngôi chùa. Ngôi chùa này tất phải cũ kỹ rồi. Ở dưới ấy có chôn xương của nhà Phật, nên đã có phản ứng.
Mạnh Vân Phòng bảo ngôi chùa ấy cũ lắm rồi xây từ đời Đường, song không biết đã chôn nhà Phật nào, chỉ biết khi tu sửa lại đã đão được một bia đá của một ni cô tên là Mã Lăng Hư, không biết có phải là linh hồn của Mã Lăng Hư hiện về?
Người kia vội vàng bóp mấy cái dấu in tay, bảo chỗ ấy có thể còn lập loè lửa đỏ, ông ta không thể ở đây lâu liền cáo từ ra về.
Mọi người lại vào trong phòng ngồi tán chuyện. Trang Chi Điệp vẫn cùng Tỉêu Hồng và Thuỳ Linh đứng nhìn ở cửa sổ, quả nhiên đốm đỏ kia lại lập loè, Thuỳ Linh nói vị chân nhân kia nói thiêng thật, sợ quá vào cửa sổ. Lại giữa lúc ấy ánh sáng đỏ kia lại lập loè, rồi có một cục đỏ to hơn từ một chỗ khác đi như bay đến, cùng nhập với đốm đỏ, liền nghe thấy tiếng the thé cất lên ở một chỗ:
- Bắt được nhiều không bỏ ra bao nhiêu là công sức rồi?
Lại thấy cục lửa to di động vù vù, có tiếng cười giòn tan của đàn bà. Trang Chi Điệp bảo:
- Linh hồn nhà Phật gì đâu, đó là ni cô đang soi bắt con gì đó!
Mọi người không cười, cùng nhìn nhau, tỏ ra nghi ngờ nhiều, lời nói của vị chân nhân kia không đáng tin. Mạnh Vân Phòng nói:
- Nghe ông ấy nói một hơi như vậy, cũng có tác dụng khêu gợi suy nghĩ đối với chúng ta đấy chứ!
Trang Chi Điệp nói:
- Vậy lần tới anh định mời người nào đến nói chuyện với lũ chó chăn cừu này?
Mọi người cười ồ vui vẻ, sau đó giải tán. Trang Chi Điệp và Mạnh Vân Phòng ngủ tại chỗ. Nằm xuống rồi, Trang Chi Điệp bảo:
- Nói những chuyện như thế này, Tuệ Minh nhất định cũng có hàng mớ, trước đây anh chẳng bảo mời chị ấy đến tâm sự là gì, tại sao về sau không nhắc đến chị ấy một câu hả?
Mạnh Vân Phòng đáp:
- Tôi đã đi tìm mấy lần, lần nào con trai của chủ tịch mặt trận cũng uống trà với chị ấy ở đó, đối xử với tôi không nhiệt tình cũng không thờ ơ. Tôi hỏi chị ta làm sao quen thân được với nhân vật thứ hai trong bốn cậu ác lớn thế? Chị ấy bảo đừng gọi người ta khó nghe như vậy, anh muốn làm quen với cậu cả, cậu ba, cậu bốn, em có thể giới thiệu. Chúng mình quen biết bốn cậu ác lớn ấy làm gì?
Trang Chi Điệp cười bảo:
- Anh húp dấm rồi hả? Thế cũng được, tôi cứ lo anh đến đấy nhiều, Tây Kinh sẽ có một người đàn bà mạnh mẽ và ít đi một tăng ni Phật.
Mạnh Vân Phòng giật dây công tắc điện, cả đêm không nói gì nữa.
Ngày hai mươi hai, Hồng Giang ôm sổ sách đến tìm Ngưu Nguyệt Thanh kết toán thu nhập kinh doanh của gia đoạn trước. Tính đi tính lại tuy không lỗ, song lời lãi chẳng được mấy. Hồng Giang đã nói nhiều khoản phải chờ liên hệ, dự tính tháng sau sẽ khá hơn, rồi lấy ra một súc lụa hàng châu màu vàng nhạt có in hoa nhỏ màu xanh nhạt, hai chai rượu vang, một gói yến sào, một tút thuốc lá thơm bảy sao của Nhật Bản, đặt lên bàn cười hì hì nói:
- Cô Thanh này, tết trung thu em phải đi Hàm Dương mấy hôm, không đến thăm thầy cô được. Hôm nay em đến bù vào. Quà chẳng có bao nhiêu, em nghĩ các thứ đồ hộp, bánh trung thu nàh cô không thiếu, biếu những món ấy cũng không có ý nghĩa gì, gói yến sào này hiếm lắm đấy, đầu năm nay một anh bạn buôn sách ở Quảng Châu đến Tây Kinh, em đã giúp anh ấy lấy được một ký hiệu tên sách, anh ấy cảm động lắm đã biếu em. Em cũng không ăn được thứ tươi mới này, đem biếu cô để bồi dưỡng sức khoẻ cho thầy Điệp.
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Cậu làm gì thế hả? Mở hiệu sách này, thầy Điệp của cậu bỏ mặc không quản, tôi cũng chẳng hiểu bao nhiêu, việc gì chẳng qua tay cậu vất vả kia chứ. Chúng tôi cảm ơn cậu, tết nào lễ nào cậu cũng đem quà đến biếu làm gì hả. Chỗ anh em tốt với nhau, cậu làm thế này là coi như người ngoài đấy!
Hồng Giang đáp:
- Sao cô lại nói thế. Tuy em buôn bán có khá hơn thầy cô, song nếu không có thầy cô em làm gì được, chẳng phải mở cái quán con con bán xâu thịt dê nướng đó sao? Số quà này cũng chẳng phải là tấm lòng của em mà còn có một người nữa.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Ai vậy? Người ngoài càng không được như vậy! Cậu cũng đã biết, thầy Điệp của cậu là văn nhân, biết được văn, chứ có biết làm cái gì khác đâu? Bạn bè đến chơi như Mạnh Vân Phòng đích thân phải mò tủ lật hòm tìm thức ăn, như thế mới gần gũi, nếu là người ngàoi chắc là yêu cầu anh ấy làm việc gì đó, anh ấy làm cho người ngoài được việc gì cơ chứ, làm không được còn oán trách tôi là đàng khác.
Hồng Giang nói:
- Chẳng phải làm việc gì đâu, lại còn mời thầy cô đi ăn cơm đấy.
Khi Ngưu Nguyệt Thanh cầm lụa Hàng Châu lên xem thì trên đó có cái thiếp in chữ vàng. Mở ra thì có dòng chữ, được luật hôn nhân của nhà nước cho phép, chúng em sẽ kết nghĩa vợ chồng, chung sống trăm năm. Để tỏ lòng cám ơn sự ưu ái của quan tâm nhiều năm nay, xin kính mời đến dự hôn lễ tổ chức vào lúc mười giờ sáng ngày hai mươi tám tháng này. Dưới cột người mời là Hồng Giang và Lưu Hiểu Kha. Ngưu Nguyệt Thanh trợn tròn mắt bảo:
- Hồng Giang, thế này là thế nào, cậu chẳng phải đã co vợ có con rồi sao? Ly hôn bao giờ vậy? Cô Lưu Hiểu Kha này là ai thế? Kết hôn đột ngột vậy!
Hồng Giang cười trả lời:
- Việc này đột ngột quá, một là không dám quấy rầy thầy cô vì chuyện của em. Mấy lần, em định thưa chuyện, nhưng thấy vụ kiện căng thẳng, thầy cô lo nghĩ sốt ruột, nên lại thôi. Cô cũng đã biết em và con vợ cũ cãi cọ nhau luôn, chẳng lúc nào được yên, quả thật không thể chung sống nổi, hai đứa bảo chia tay là chia tay luôn. Em cứ bảo chia tay rồi, chẳng bao giờ lấy vợ nữa, sống một mình thôi nhưng mấy đứa bạn nó bảo cậu suốt ngày chạy vạy buôn bán chỗ này chỗ nọ, sinh hoạt chẳng có nề nếp quy luật nào cả, nếu ai không lập gia đình, mấy năm nữa sức khoẻ sẽ suy sụp, tính tình cũng sẽ thay đổi. Mặt khác, người ngoài không biết còn bảo anh bạn có căn bệnh về sinh lý mới làm cho chị vợ cũ đòi ly dị. Do đó bọn nó bảo cứ lấy quách cô gái chúng mình thuê ở hiệu sách. Em nghĩ đi nghĩ lại, vậy thì lấy luôn, được cái cô ấy cũng ở hiệu sách của mình, trông nom bảo nhau cũng tốt, thế là vội vàng đi đăng ký. Cái hay là Hiểu Kha nhà con một, lại có nhà ở, em cứ trông hết vào người ta. Tết trung thu chúng em đi thăm nhà bà ngoại cô ấy ở Hàm Dương, cậu của Hiểu Kha công tác ở Tứ Xuyên, vừa hay đem về hai chai rượu này cho chúng em. Hiểu Kha cứ một mực bảo phải kính biếu cô Thanh. Cô không uống được rượu mạnh nhưng rượu này thì phải uống.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Lưu Hiểu Kha à? Ba cô trông hiệu sách, tôi cũng chưa rõ là cô nào.
Liễu Nguyệt đứng bên cạnh nghe, chỉ cười khì khì, nói xen vào:
- Biết rồi, cái cô xương xương, vai gầy gầy ấy phải không?
Nói rồi gí ngón tay vào mặt Hồng Giang, Hồng Giang cười đáp:
- Liễu Nguyệt rặt đóan mò, cái cô dáng cao chân dài ấy mà!
Liễu Nguyệt hỏi:
- Lại thay rồi sao?
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Liễu Nguyệt, em không biết thì cũng đừng nói lung tung…mấy cô mình thuê đó, cô nào cũng xinh đẹp, tôi cũng không phân biệt rõ. Chuyện đã như vậy, thì tôi và thầy Điệp cậu xin chúc mừng. Chỉ có điều hai việc lớn một trước một sau như thế, mà cậu giữ kín như bưng, thì tôi trách cậu đấy!
Hồng Giang nói:
- Thế thì cái thiếp đầu tiên đã viết mời thầy cô tới ngày ấy, nhất định thầy cô phải đến dự. Liễu Nguyệt cũng đến nhé, đến làm phù dâu đấy.
Liễu Nguyệt bĩu môi bảo:
- Tôi không làm phù dâu cũng không đi. Tôi xấu như ma đây này, anh bảo tôi đi, lấy xấu xí để tôn người đẹp kia của anh lên chứ gì?
Hồng Giang bảo Liễu Nguyệt mới đến có mấy tháng mà ăn nói có trình độ đáo để, sau này chưa biết chừng còn viết được sách báo đấy. Ba người nos chuyện một lúc, thì Hồng Giang ra về. Trước khi về còn dặn thêm hôm đó phải đến, thầy cô mà không đến, thì không phá cỗ đâu, cứ chờ cho bằng được
Hồng Giang về rồi, Ngưu Nguyệt Thanh hỏi Liễu Nguyệt:
- Thầy Điệp em đi đâu?
Liễu Nguyệt bảo Mạnh Vân Phòng gọi đi uống rượu. Ngưu Nguyệt Thanh thu cất quà biếu, ngồi một mình suy nghĩ, nếu ngày hai tám đi ăn cỗ cưới thì nên sắm quà gì. Buổi chiều Trang Chi Điệp chếch choáng quay về nôn oẹ trong nhà vệ sinh lâu lắm. Ngưu Nguyệt Thanh để cho chồng ngủ, không nhắc đến chuyện Hồng Giang. Buổi tối ngủ dậy, Trang Chi Điệp ra buồng đọc sách, chị đi vào mới nói hết mịo chuyện bỏ vợ cưới vợ của Hồng Giang. Trang Chi Điệp cũng không ngạc nhiên lắm, anh bảo:
- Cái cô bé chân dài, có lẽ anh đã gặp một hai lần. Dạo ấy cậu ta bảo tuyển người bán hàng, mình cũng không để ý, sau đó Triệu Kinh Ngũ bảo cậu ta chọn người còn chặt chẽ hơn chọn mốt, cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu, nước da thế nào, phải phù hợp tiêu chuẩn ba vòng.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Ba vòng gì?
Trang Chi Điệp đáp:
- Tức là vòng ngực, vòng lưng, vòng mông. Từ dạo ấy cậu ta đã có ý chọn người vừa ý cho mình.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Cái anh chàng Hồng Giang da vàng mặt bủng, muốn cắt là cắt, muốn lấy thì lấy. Vậy sao cô gái kia lại bằng lòng lấy cậu ta nhỉ?
Trang Chi Điệp trả lời:
- Cánh trẻ bây giờ thay ca kíp trong gia đình dễ như không ấy mà! Em cứ giữ suy nghĩ cũ, thì hiểu sao nổi.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Vậy thì người vợ đầu, người tầm thường nhưng cũng thật thà, một đêm vợ chồng tình nghĩa trăm năm, nói không được là không được luôn à! Em không chấp nhận chuyện ấy, mình không quản lý được cũng không quản lý làm gì, nhưng bây giờ em lo, nếu như thế thì hiệu sách chẳng phải là cửa hàng của vợ chồng họ hay sao?
Trang Chi Điệp đáp:
- Em cũng chẳng thể để cho Lưu Hiểu Kha thôi việc được, sau này em phải đến đấy nhiều hơn, bảo phải làm rõ từng khoản trong sổ sách, nhưng đừng để lộ rõ ý này, người ta có thể đối xử thật lòng với mình, để lộ ra ngược lại sẽ rách việc. Cuộc hôn nhân này dù có thế nào đi chẳng nữa, em cũng phải sắm một món quà, quà cũng phải nằng nặng tay.
Ngưu Nguyệt Thanh liền lấy một tờ giấy ra bảo:
- Mình kê ra nhé?
Trang Chi Điệp thấy khó chịu bảo:
- Những chuyện này cũng phải bàn với anh sao?
Ngưu Nguyệt Thanh mấp máy môi, nuốt nước bọt đi ra.
Hôm sau Ngưu Nguyệt Thanh ra phố mua một cái vỏ chăn và một bộ ấm uống cà phê. Buổi tối sang ngủ ở bên Song Nhân Phủ mở hòm tìm chiếc bàn là điện để ở đó, chiếc bàn là điện Trang Chi Điệp được thưởng trong một lần đi nói chuyện ở nhà máy, cư' vứt đấy chưa dùng. Ngưu Nguyệt Thanh định cho cả vào số quà tặng, nhưng bà mẹ biết chuyện này, bảo nên tặng cái bô đi tiểu, bô đi tiểu quan trọng lắm, lớp người già ai đi lấy chồng, nhà mẹ đẻ cũng sắm cho một cái bô. Bây giờ người ta bỏ đi nhiều luật lệ, nhà mẹ đẻ không sắm, bạn bè thân thích cũng không tặng. Ngưu Nguyệt Thanh liền nghĩ, tặng một cái ca nhổ đờm tráng men làm cái bô đi tiểu chẳng phải thắng bằng lối đánh bất ngờ đó sao? Người ta thường bảo, ai với ai mới có thể đái chung một chậu, lớp người tiền bối tại sao coi trọng cái bô tiểu tiện, có lẽ cũng ngụ ý mong vợ chồng họ trăm năm hoà hợp. Nhưng chị biết trên thị trường không bán cái ca nhổ đờm, mấy hôm trước đơn vị có người đi khắp các chợ trong thành phố không mua được, sau đó vẫn phải đến chợ âm dương trong cổng thành phía tây mới tìm được. Thế là sáng sớm hôm sau, chị ra chợ âm dương hỏi mấy chủ quán, họ bảo không có, chị thử ra cửa hàng thu mua của Hồng Giang hỏi xem có không? Ngưu Nguyệt Thanh nghe vậy, thấy nghi nghi, tại sao lại có một trạm thu mua của Hồng Giang ở đây nhỉ, trên đời có người tên là Hồng Giang, tên cửa hàng cũng gọi là Hồng Giang ư?
Chị liền hỏi:
- Tên cửa hàng này hay đấy, tại sao lại đặt tên hiệu này nhỉ?
Người ấy trả lời:
- Tự hiệu gì đâu, là cửa hàng của người có tên là Hồng Giang mở đấy. Người ta gọi quen rồi, cứ thế mà gọi.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Cái anh Hồng Giang ấy làm gì vậy?
Người ta trả lời:
- Mở hiệu sách ấy mà, nghe đâu đã phát tài, lại mở thêm trạm thu mua, càng phất lên tiền vào như nước. Chị tra hỏi hộ khẩu đấy à?
Ngưu Nguyệt Thanh vội vàng đi khỏi, lại đến hỏi người khác cửa hàng Hồng Giang ở đâu. Người ta đã chỉ cho quả nhiên ở giữa ngõ phía trước. Cửa hàng đang mở, có một ông già ngồi bên trong. Ngưu Nguyệt Thanh bước đến hỏi:
- Đây là trạm thu mua của Hồng Giang hả ông?
Ông già đáp:
- Trước kia thì phải, bây giờ thì không phải.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Tại sao vậy hả ông?
Ông già đáp:
- Tại sao à? Đói không chọn ăn, nghèo không chọn vợ, no cơm ấm cật thì dậm dật trong lòng. Người ta đã có tiền, thích mới, thích trẻ, liền bỏ vợ. Vợ anh ta đâu có chịu bỏ, anh ta đã cho năm vạn đồng, lại biếu luôn cửa hàng này. Bây giờ đang mốt bỏ tiền ra ly hôn mà?
Ngưu Nguyệt Thanh đầu óc rối tung rối mù, vội vàng về nhà nói với Trang Chi Điệp. Trang Chi Điệp bảo:
- Cậu ta luôn luôn giấu chúng mình, chắc là có sự cuốn núi lúc ly hôn.
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Ý em không phải thế. Anh không cảm thấy có chuyện trong này sao? Ngày trước cậu ta nghèo rớt mồng tơi, chưa bao giờ nói cậu ta có một trạm thu mua, làm thế nào lại mở được trạm thu mua kia chứ? Bỏ vợ lần này đã cho cô vợ cũ cửa hàng đó, lại cũng thêm năm vạn đồng, cậu ta lấy đâu ra số tiền ấy?
Trang Chi Điệp hỏi:
- Chẳng phải em cứ mười ngày trong tháng lại đối chiếu sổ sách một lần đó ư?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Người ta mở hiệu sách ai cũng phát tài, còn mình không lỗ thì hoà, em đã từng nghi nghi, nhưng em là người phụ nữ làm gì có kinh nghiệm, còn anh thì hỏi han được mấy lần?
Trang Chi Điệp hỏi:
- Không có chứng cớ, em nói cậu ta thế nào được?
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Vậy thì mình nuôi lợn cậu ta ăn thịt à?
Trang Chi Điệp nói:
- Anh còn có một cửa hàng tranh, cửa hàng tranh và hiệu sách góp làm một, làm ăn sẽ khá lên.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Anh định để Triệu Kinh Ngũ đứng ra giám sát cậu ta ư?
Trang Chi Điệp bảo:
- Em chả khăng khăng gả Liễu Nguyệt cho con trai chị kết nghĩa đó sao?
Ngưu Nguyệt Thanh đột nhiên tươi cười:
- Ái chà chà, anh cũng ma ranh đấy, anh đã sớm phát hiện ra căn bệnh.
Trang Chi Điệp bảo:
- Em cứ tưởng em được, em giỏi giang cơ mà?
Trang Chi Điệp nói tới mức Ngưu Nguyệt Thanh thẹn đỏ mặt.
Ngày mai thay mặt Trang Chi Điệp, Ngưu Nguyệt Thanh đi dự lễ cưới của Hồng Giang. Quà cưới vô cùng sang trọng, vợ chồng Hồng Giang mừng hết sức, đã đặt quà tặng ở nơi nổi bật nhất. Trong bữa tiệc, chén rượu đầu tiên đã kính mời Ngưu Nguyệt Thanh, lại nói rõ to trư