Hùng Karô - Chương 01 - Part 1

 

Chương 1
Bắt đầu bằng cái chuyện tôi đang đứng trước một tình huống khá nan giải là bỏ qua hoặc đấm vỡ mặt nó ra.
Tôi,- hai mươi mốt tuổi, nặng gần tám mươi cân, cao một thước bảy sáu, chỉ số cân đo này trong bất kỳ hoàn cảnh, thời gian nào cũng hầu như không thay đổi, từ nhỏ chưa biết ốm đau là gì, cái chuyện cho mặt nó vỡ hay rạn ra thì quá dễ. Nó đang ở trước mặt tôi, cũng quân phục, cóm róm, mắt lấm lét như quạ vào chuồng lợn, thỉnh thoảng lại nhớn nhác nhìn quanh quất như muốn cầu cứu ai. Cầu cứu cái chết tiệt, thằng khốn nạn! Thằng phản bội! Nếu tao không đánh mày thì không có nghĩa là mày không đáng bị đánh mà chỉ đơn giản là tao không thể đánh, chưa thể đánh. Vì là đảng viên ư? Đúng, tao được tiếng là một đảng viên vào đảng thuộc loại trẻ nhất trung đoàn, mới vừa hai mươi tuổi do những thành tích dũng cảm bảo vệ an ninh Tổ quốc ở biên cương phía Bắc mặc dù cách đây mươi phút tao đã được người ta khoác cho một danh xưng khác khá nhục nhã: khai trừ lưu lại. Hay là vì bộ quân phục, thứ quân phục mà mấy năm qua cả tao với mày đều điêu đứng, lăn lóc và đều tự hào về nó? Hoặc cái thằng tao nhát sợ kỷ luật một khi tung nắm đấm mà bạn bè thường kêu là nặng đến hàng tạ lên? Có thể có ráo trọi mọi lý do nhưng cũng có thể chả có lý do nào hết, đơn thuần là tao chán, tao khinh, mà thói thường ở đời nếu khi đã khinh đã tởm một ai quá thái thì chán, buồn nôn, chả thèm nghĩ đến nữa là đánh.
Thế đấy. Không đánh được thằng bên ngoài thì tôi tự đánh vào thằng bên trong là tôi bằng cách lững thững bỏ ra sông, tìm một vạt cỏ ít sương nhất, nằm xuống, khoanh tay dưới gáy, mắt mở thao láo nhìn lên trời cao như nhìn ngược về quá khứ, một quá khứ chả hay ho gì nhưng cũng chưa đến nỗi quá tệ...
*
Làng tôi thật nghèo. Quá nghèo! Nghèo đến nỗi đi qua nhau, chỉ cần ngửi mùi là biết ngay. Một thứ mùi mốc mốc, nhàn nhạt, gây gây như cứt chó phơi ba nắng. Nhà tôi còn nghèo hơn. Bố là công nhân khu gang thép bị cho thôi việc đột ngột sau một tai nạn do kẻ khác tạo nên nhưng do hắn biết chạy vạy lo lót nên thoát. Mẹ là cô gái Hà Nội đi kinh tế mới rồi ở lại đây chấp nhận nghề làm ruộng. Bố chán đời hay cấm cảu. Mẹ âm thầm chịu đựng như bất kỳ một người đàn bà đa đoan nào nhưng thỉnh thoảng tôi lại bắt gặp mẹ thả một cái nhìn mênh mông về phía sườn núi ở bên kia sông Công, khẽ thở dài.
Khi tôi sinh ra nước lũ láng vào tận nhà. Bà mụ nói:
“Số trầm thuỷ, rồi là khổ nhưng sẽ ăn nên làm ra”.
Chả biết ăn nên làm ra thế nào nhưng đúng là khổ, khổ quá, khổ từ bé đến lớn. Hồi nhỏ đi học chỉ có củ khoai lang nhũn nhoẵn bằng đúng cái b... thằng đánh giậm hay miếng cháy độn sắn đen xì mà chiều hôm trước mẹ đã có ý để dành cho. Lớn lên một chút, ngoài giờ đi học trường huyện phải cuốc bộ tới hơn chục cây số, chiều về lại phải ra đổng phụ giúp việc lúa má với mẹ y hệt một lực điền, cũng cày bừa, gieo cây, gặt đập, hốt phân trâu, cắt cỏ... đủ cả, hoặc lên rừng đốn củi với bố để kiếm thêm chút tiền còm ngoài chợ.
Vậy mà vẫn phông phao như ngỗng bột, mới mười bốn tuổi tôi đã kềnh càng như gã hai mươi, lại khoẻ nữa, khoẻ đến nỗi có lần khi mang củi xuống chợ, đụng một thằng cùn đinh ăn quỵt tiền, thế là óc một cái, thêm ọc cái nữa, tôi đã cho thằng cha râu ria vẻ mặt bặm trợn đó xuống con mương đầy phân trâu phân người ở cạnh đường. Một ông già chống gậy đi qua, xói cái nhìn đục cùi nhãn vào mặt tôi, phán một câu lạnh như l... ma:
“Thằng bé này lớn lên rồi sẽ thành anh hào hoặc trùm trộm cướp.”
Nghe, tôi chỉ cười vào cái mũi có rất nhiều lông trắng bạc thòi ra khỏi lỗ của lão, vậy mà không dè cái câu đó đã ám quẻ vào tôi suốt trong một khoảng thời gian dài, tất nhiên là ở cái vế thứ hai, vế trộm cướp.
Mẹ chỉ đẻ ra tôi và đứa em gái kém tôi ba tuổi. Tôi thương nó lắm. Có miếng gì ngon tôi cũng mang về cho nó khi quả ổi, trái chuối, khi củ giong riềng, con tôm, cái cá... Biết nó tong teo, yếu ốm, tôi thường cõng nó đi học.
Khác hẳn với tôi, nó là con bé thông minh, học rất giỏi, năm nào cũng đứng đầu lớp. Đáng ra nó sẽ học hết cấp ba, vào đại học rồi sẽ trở thành một kỹ sư, bác sĩ, cô giáo gì đó làm mát mặt cả dòng họ cả làng nếu như lần ấy tôi không cõng nó đi củi. Đường trơn, dốc trượt, cậy khoẻ tôi cứ phóng phăm phăm. Thế là ngã. Tôi thì không sao nhưng nó lại sưng tẩy một bên vai. Sợ bố mắng thì ít mà sợ mẹ buồn thì nhiều, tôi chỉ âm thầm cõng nó đi trạm xá. Tại đây, bà trạm trưởng có cánh tay lông lá như tay đàn ông hay mặc một cái quần phíp chật ních hằn cả múi cả khe ra nói một câu ráo hoảnh:
“Nặng đây con trai ạ! Phải đưa lên bệnh viện tỉnh cho người ta mổ. ra, nắn lại, bó bột thì mới mong khỏi được”.
Toát mồ hôi lanh. Mổ, nắn, bó... bà ta nói toàn những từ to tát mà tỉnh bơ như đang cầm miếng bánh đúc chấm mắm tôm nhét vào mồm kia. Trong nhà đến khoai sắn còn không đủ ăn huốhg chi lấy tiền đâu ra mà mổ với nắn, sư khỉ! Nhưng tôi cứ đưa nó đi. Lên buổi sáng buổi chiều là về luôn, ở đó người ta nói rõ, một ca mô nắn như thế phải mất ít nhất là năm trăm ngàn, tức là bằng đồng tiền bố mẹ tôi kiếm cả đời cũng không có. Cuống lên, tôi nằn nì với bất cứ người nào mặc áo choàng trắng đi qua, bác ơi, chú ơi, cô ơi, xin các bác các chú cứu em cháu với, cháu sẽ ở lại đây đổ bô đổ cứt mười năm để bù lại... Chả ai thèm trả lời một câu, thậm chí còn nhìn tôi như nhìn thằng điên ngày ngày bóc lá bánh ăn ngoài chợ. Vậy thì về, đành phải về.
Con em thấy tôi vò đầu khổ sở, nó chùi nước mắt, cố nhoẻn cười:
“Em đỡ rồi, không đau nữa đâu, chỉ mai là khỏi.”
Và mấy ngày sau chỗ sưng của nó tẹt đi thật, thậm chí còn lõm xuống. Nhưng cả nó cả tôi đâu có biết rằng đó chỉ là khỏi giả vì mấy tháng sau nữa, khi nó đau phát sốt phát rét buộc phải đưa đi khám mới té ngửa ra rằng, nó bị rò tuỷ. Nhưng bố rồi mẹ hỏi thế nào nó cũng chỉ nói tại đu cành ổi bị ngã chứ không nói ra tên tôi. Tôi càng thương nó đến quặn thắt gan ruột. Nhìn nó suốt đêm ngồi tong teo ở bậu cửa ngóng mẹ đi cấy đêm về, tôi chỉ muốn gào lên một tiếng như chó dại cho xé toang lồng ngực. Trời ơi! Nếu lúc ấy có tiền đưa nó đi bệnh viện thì đâu đến nỗi nó phải mang một cái án tử hình tức tưởi như thế. Lần đầu tiên tôi thấm thía cái khốn nạn tột cùng của phận nghèo. Thấm thía đến nỗi đi qua một đám ăn nhậu mừng thôi nôi con lão phó chủ tịch huyện kéo dài suốt từ sáng đến tối với rượu thịt ê hề, với đủ những lời chúc tụng cóm róm, xu phụ, một tý nữa không nhịn được tôi đã chạy về nhà ôm cả cái thùng phân hắt thẳng vào giữa cái đám người ngả ngớn đó.
Và thế là, vào cái tuổi mười bốn, cùng với lần đầu mộng tinh sáng ra ngầy ngật cả người, tôi quyết đinh bỏ học, bắt đầu nghĩ cách để kiếm ra đồng tiền lo thuốc men cho em. Xa là ra sông bắt cá câu tôm mang đi chợ bán, tìm đến bất cứ chỗ nào có công trường, công trình là lăn xả vào đòi gánh thuê, xúc mướn. Gần là lấy gỗ ổi đẽo quay, gọt khăng, làm súng cao su bán cho trẻ con trong xóm ngoài làng. Sau đó; thấy chả ăn thua, tôi liền lao vào các cuộc đỏ đen cờ bạc, thì cũng chỉ là đổ đen lặt vặt với những lá bài tam cúc quăn queo hôi mùi cóc chết thôi chứ vốn liếng đâu mà đánh to đánh lớn.
Tiền kiếm được đâu chưa thấy nhưng cái máu giang hồ hảo hớn thích làm thủ lĩnh, thích mạo hiểm, thích chỉ huy, thích nổi bật trong đám đông đã ngấm vào lục phủ ngũ tạng tôi từ lúc nào. Trời cho tôi sức khoẻ, cái nghèo cho tôi sự phẫn chí, và cái rò tuỷ chết tiệt của con em gái cho tôi chút ít cơ mưu để một gã thiếu niên quê kệch là tôi bỗng chốc trở thành một thứ đại ca của xóm núi. Ai cần đánh nhau ư? Có tôi. Ai cần đòi nợ, xiết nợ ư? Có tôi. Và ai muốn tranh chấp đất đai, bờ thửa, gò đồi ư? Cũng có tôi. Tôi bỗng biến thành nỗi kinh hãi cho một đám đông dân cư đồng thời cũng là cái nợ cái tội cho gia đình, đến nỗi không ngày nào là không có người đến mách bố tôi chuyện này chuyện khác khiến người cha cục tính của tôi đánh đấm miết vào cái thân thể rắn câng của thằng con cũng chán tay rồi cuối cùng chỉ còn biết ngồi im thở phì phì như rắn hổ ngoài rừng. Sau này mẹ tôi mới nói, bố đánh mày là đánh vào chính cái khổ cái nhục của ông ấy cho nên đánh mà đau.
Một lần muốn tỏ ra hiếu thảo, tôi đã lặn một hơi sang bên kia sông, dùng súng cao su nã chết tươi hai con gà, một chú chó rồi hớn hở mang về cho bố tôi đãi khách nói dối là đi làm mướn được người ta trả công. Nhưng miếng thịt gà béo ngậy, ướp lá chanh vàng ươm chưa kịp đưa lên miệng khách thì nhà chủ họ đã lần theo dấu chân dấu máu mà xộc đến, gậy gộc khua vang ngõ. Bố tôi gần như phải quỳ xuống van lơn, họ mới thôi sau khi gói ghém, vơ vét tất cả đống thịt trên mâm, dưới bếp lại, mang về. Họ còn nói: “Có đứa con như ông, thà bóp mũị chết đi còn hơn.” Bố tôi ngồi chết lặng, mặt mày chỉ sần sượng, lát sau gập người thổ ra một búng máu.
Đứng thụt ló sau nhà, nghe được, biết rằng phen này bố tôi sẽ đánh tôi đến chết, tôi dông một mạch ra đường cái, nhảy xe tên lửa của bộ đội về thẳng Hà Nội, ngủ còng queo một đêm ở ghế đá Hồ Gươm, rồi tìm đến nhà bà ngoại ở ngõ Mai Hương thú tội một lèo với ý định nung nấu nhân lần này sẽ bỏ quách xóm nghèo. Bà ngoại chỉ thở dài sườn sượt, dắt tôi ra phố mua một bát phở bò thơm nhức mũi bảo tôi ăn, nhét vào túi tôi một đồng, một đồng hồi đó là mua được một con gà, mua được năm bát phở, rồi thở dài tiếp, nói một câu y hệt tôi đã nghe đến chán tai từ miệng mẹ tôi:
- “Ở đời dù thế nào cũng lành cho sạch rách cho thơm cháu ạ!”
Và khuyên tôi trở về kẻo thằng bố con mẹ mày nó mong, gì thì gì cũng là cốt nhục, cha nào lại đi ăn thịt con.
Thì về. Bà già rồi, lại yếu nữa, phải sống nhờ vào mấy cô mấy cậu cũng chả khá giả gì, cái nhìn thân thiện thì mỏng, cái nhìn ghẻ lạnh thì dày, ở lại chỉ thêm khổ cho bà. Ý tưởng về một cuộc sống lập thân lập nghiệp ở giữa lòng thủ đô phút chốc vỡ tan tành, về nhưng tôi đâu có dám về nhà ngay mà mò lên núi Ngạn làm người rừng trốn tránh. Quả núi Ngạn này có một hiện tượng lạ lắm cho đến nay vẫn chưa có ai giải thích được. Đó là sau một đêm mưa to, sấm chớp nổ ngang trời, tảng đá to bằng cả cái nhà kho hợp tác long chân lăn xuống ruộng và biến mất tăm, dù cho nó vẫn để lại dấu vết mờ mờ trên mặt ruộng. Người nói thế này, người nói thế kia nhưng rút cục lại đều thống nhất cho rằng hòn đá là con vua thuỷ tề nên nhà vua đưa nó về thuỷ cung.
Đến ngày thứ ba đói quá không chịu được, bèn mò xuống núi kiếm cái nhét bụng thì lại chẳng may đụng người quen trong làng đi lấy củi. Thế là lộ. Sáng hôm sau, người lên tìm tôi không ai khác mà lại chính là con Nết, con em gái bị rò tuỷ. Gặp tôi nó khóc oà bảo mấy ngày vừa rồi đêm nào mẹ cũng ra ngồi ngoài cửa chờ anh đến sáng, bố thì uống rượu tỳ tỳ, bảo nó mà về thì tao giết, tao giết, nhà này không có cái giống trộm cắp, lừa đảo ấy nhưng uống chán lại khóc. Thương mẹ một phần, thương em nhiều hơn, tôi đành cun cút đi theo nó về làng.
Lúc ây đang chiến tranh, cái mà lão thông tin xóm ra rả mỗi sáng trên chạc cây đa già gọi là cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ấy đã làm cho cuộc sống cư dân làng tôi căng như dây đàn. Nhưng vui. Ít nhất, ngoài cái nghèo truyền kiếp ra, con người cũng có những điều to tát hơn để đặt ước vọng, gá lắp vui buồn vào chứ nếu không thì cuộc sống này buồn đến chết mất.
Và tôi, bom đạn cũng kịp lôi tôi ra khỏi cõi u tỳ du đãng mà đẩy thốc vào những bổn phận của cư dân thời loạn. Cái tinh lực và khí lực dư thừa của tôi được phen dồi dào phát tiết vào những việc hàn đê, vá đê nặng nề do bom thù tàn phá. Một mình tôi xốc vác bằng ba người. Một chiếc xe cút kít lèn chặt đất đá nặng vài tạ chỉ mình tôi kéo chạy băng băng. Một cây cọc to cần cắm sâu xuống đáy sông làm bờ làm lũy, cũng chỉ mình tôi lặn hụp nhoáng cái là xong. Từ lòng nước đục ngầu ngoi lên, có mỗi chiếc quần đùi ướt sũng bết vào háng, tôi thoáng gặp một cái nhìn con gái dính vào người nhớp nháp. Cái nhìn của Hiền, cô con gái rượu của ông bí thư xã, em gái cưng của trưởng công an huyện và là con bé bạn học cùng trường rất khó chịu của tôi. Khó chịu không phải vì nó đẹp, nó học giỏi, nó thích nhìn bọn con trai bằng nửa con mắt mà khó chịu vì nó đã khiến cho tôi và thằng bạn cùng bàn, thằng Khánh tây suýt nữa thì nện nhau một trận chí tử giữa sân trường.
Gọi là Tây vì nghe người già nói ông nội nó là người Tây đi theo đội quân lê dương sang đây từ giữa thế kỷ trước đã đem lòng si mê bà nội nó, một cô thôn nữ đẹp và lắng tình quê nhất làng. Chuyện này chả biết đúng được mấy phần nhưng nhìn cái mũi ghồ ghồ, cái cằm nhòn nhọn, con mắt to to, vóc dáng dong dỏng, nước da trắng hồng nổi bật giữa đám đông của nó là người ta không thể không ngờ ngợ tin. Thì nó là tây hay ta cũng mặc xác nó nếu như lần ấy, giữa sân trường nó không buông lời chọc ghẹo cô con gái của lão quan đầu xã kia. Mà lại chọc rất đểu, rất sát sạt theo đúng kiêu Tây cà lồ, đại khái nó bảo:
-" Đằng ấy ơi, đằng ấy đẹp thế, nõn thế thì đi học làm gì cho nó phí, cứ ở nhà, tắm rửa sạch sẽ, dạng chân nằm sẳn ở trên giường đợi tớ về có phải sướng hơn không?".
Nghe câu này, đáng lẽ con bé phải sửng cồ lên, phải văng vào mồm nó một cái tát hoặc ít nhất là cũng chửi tốc váy vào giữa mặt nó một trận, đằng này nó lại chỉ nguýt nhẹ một cái rồi chúm chím cười làm duyên. Thằng đểu được đà, phun tiếp:
- “Nhé! Tối nay ra bờ sông nhé! Tớ sẽ cho đằng ấy biết thế nào là... là...”.
Chưa hết câu, cái miệng nham nhở của nó đã lệch vẹo đi vì nắm đấm khá nặng của tôi. - - - “Mày về mày rủ con mẹ mày ra sông ấy, thằng dê củn!”
Đến bây giờ tôi cũng không hiểu tại sao lúc ấy tôi lại hành động, lại nói năng không kém phần đểu giả như thế. Có lẽ tại do cái cười đồng loã của cô ta hoặc cũng có thể tôi chạnh nhớ tới con em tội nghiệp của tôi nếu chẳng may một lần cũng bị tụi khốn buông lời cợt nhả như thế. Thế là nện nhau. Nện tung bụi. Nện trong tiếng hò reo náo nhiệt như trên võ đài Kungfu được xem trong phim. Tôi đánh một nó trả một. Tôi đánh hai nó trả hai. Ngang sức ngang tài. Mẹ, cái dòng máu Tây lai trong nó khoẻ thật! Vậy thì phải cho bọn đế quốc sài lang biết mặt, coi như đây là một cuộc trả thù dân tộc. Tôi lia một đòn chân quét đất thật mạnh, thằng con không kịp trở tay đã ngã dúi đầu dúi mặt xuống ngay dưới chân cô ta. Bật lên một tiếng cười khúc khích. Tôi bỏ đi. Ngày hôm sau cả hai được gọi lên phòng thầy hiệu trưởng. Thấy bộ dạng rúm ró của nó, tôi nổi máu hiệp sĩ nhận tất cả lỗi về mình. Hôm sau nữa, tôi ê ẩm nhận được một cú cảnh cáo toàn trường nhưng để bù lại, thằng con giời đó lại trở thành một thằng bạn chí cốt, trung thành của tôi. Nó có việc gì cần đến nắm đấm, có tôi. Tôi cần gì đến bài vở, có nó. Cứ thế hai thằng cặp kè đi gần hết bậc trung học.
... Cái nhìn ấy vẫn bám dính vào thân thể tôi, bỏng buốt. Thoạt đầu còn dán vào lằn ngực mà tôi biết là rất vuông vức, sau dần nó truội xuống bụng, xuống nữa và bối rối dừng lại ở cái vật thể chết người kia, cái vật thể lúc ấy tôi biết chắc do ngâm nước lâu, nó cũng nhũn nhẽo, xun xoăn như... của thằng đánh giậm.
Cái nhìn đó rồi cũng sẽ qua đi như con nước thuỷ triều Ồng ộc tràn đê rồi lại được bít hàn nếu như đêm ấy phần vì vốn nhút nhát chuyện gái trai khi phải nằm chung trong căn điếm thốc gió, phần vì nhớ mẹ nhớ em giờ này ở nhà không biết có gì nhét bụng, tôi lững thững ra gốc gạo ngồi vẩn vơ một mình. Cái nhìn đi đến, ngồi xuống cạnh tôi nhẹ như tiếng cựa mình của cỏ rồi một giọng nói còn nhẹ hơn:
- “Nóng quá, tớ không ngủ được”.
Tôi cũng thấy nóng rực cả người, bèn ngồi nhích sang một bên. Lại một tiếng cỏ cựa mình khác:
- “Sao cậu lại bỏ học? Một người như cậu mà bỏ thì phí lắm”.
Tôi im lặng. Nói đúng hơn tôi không thích đám đàn bà con gái đái không khỏi ngọn cỏ như bà nội tồi vẫn nói săm soi vào ba cái chuyện chán ngắt này. Cái nhìn buông ra một tiếng thở dài nghe như có cả mùi vị rơm rạ tro trâu ngái ngái nồng nồng trong đó:
- “Cậu ghét tớ lắm à?”
Tôi vẫn im lặng và nói chung từ trước đến nay và mãi cho đến sau nàv, cứ mỗi khi phải ngồi trước họ, ngồi trước cái đám nói nhiều hơn nghĩ ấy là tôi lại thường im lặng. Chẳng dè cái thứ im lặng do vụng thối, do đần độn ấy sau này lại được một cô gái thì thào bên tai: - “Bọn con gái chúng em chết vì cái vẻ xa cách, lạnh lẽo của anh”.
Chả biết lúc ấy Cái nhìn kia có chết không nhưng rõ ràng là tiếng thở của nó cứ nặng dần, đứt quãng dần để rồi sau đó là một loạt những cái hôn vừa âm rượt, vừa nóng bức phủ lên khắp mặt, khắp miệng tôi. Từ bé chưa được hôn ai và cũng chưa được ai hôn nên cái đầu lưỡi nhọn hoắt, nóng hỉm của nó cứ như một thứ nọc rắn truvền rần rật vào thân thể, truyền nhoi nhói xuống cái của tội của nợ ở phía dưới háng kia khiến nó cũng trở nên rần rật như của một ai khác gắn vào. Nhưng hỡi ôi, đúng vào lúc Cái nhìn cuống cuồng đè tôi xuống, vật tôi lên, đụng nghiến ngấu vào cái ấy của tôi thì phựt một cái, sau một cú rùng mình dã man là tiếng nói của em như rên lên:
- “Thôi, ướt hết quần tớ rồi..”
Vừa ngượng vừa nhục, tôi lóp ngóp bò dậy, lắp bắp:
- “Tớ... tớ xin lỗi. Tớ... tớ chưa làm chuyên này bao giờ”
Cái nhìn ôm chầm lấy tôi, lại lưỡi lại môi lia rát rạt, bỏng buốt:
- “Không sao. Tớ càng quý cậu mà nói thật nhé, cái của cậu sao nó... ấy thế, to ơi là to, dài ơi là dài, khiếp quá!”
Lúc ấy thú thực tôi chả biết câu nhận xét “khiếp quá” đó là khen hay chê, cho mãi tới những pha cận chiến sau này, tôi mới thâu hiếu tôi đang sở hữu một thứ bảo bối cực kỳ quý giá mà không phải thằng đàn ông nào trên đời cũng có được và chính cái bảo bối đó đã đưa tôi vào những cuộc tình khốn khổ có muốn giằng dứt cũng chẳng ra.
Những ngày sau đó, tôi và Cái nhìn thỉnh thoảng vẫn có dịp được ở gần nhau, đè lên nhau, làm đủ trò đủ chuyện nhưng riêng cái việc ấy thì không. Một lần be bét ra quần em là đủ rồi, tôi, một đấng nam nhi không thể be bét thêm ra một lần nào nữa. Em cũng không cố nài, thậm chí còn nói như thế lại hoá hay, nếu trời phật cho hai đứa là vợ là chồng thì đêm tân hôn mới thật sự là tân hôn. Em nói vậy nhưng tôi biết em rất buồn, mỗi lần đỡ em dậy, kéo xốc lại quần áo cho em, thấy da thịt em cứ nóng bỏng lên như sốt cao là tôi biết em khổ lắm, phải nén kìm lắm. Bỗng thấy biết ơn em, biết ơn cái thứ nước nhờn nhờn thơm thơm kín đáo chảy ra từ thân thể em mà tôi không thể làm cho nó khô đi được.
Đến mùa đông năm sau, khí gió bấc thổi hun hút từ chân núi vào những thửa ruộng mới ải thì tôi có lệnh nhập ngũ. Sướng tỉnh người. Ai cũng vậy, cứ có dịp được rời cái làng quê buồn thảm này là sướng cái đã rồi mọi sự tính sau.
Tốì đó, hai bố con lần đầu tiên ngồi với nhau làm hết chai rượu như hai người đàn ông. vẻ rút ruột, bố bảo đời bố đời mẹ mày nhục lắm, cả cái làng này đều nhục, nhục lắm, giờ chỉ còn biết trông vào mày làm sao thì làm, sống sao thì sống nhưng tuyệt nhiên không giẫm chân trở lại cái hố nhục đó. Mẹ tôi thì ngồi dưới bếp nước mắt vắn dài như tôi sắp chết đến nơi. Chỉ có con bé Nết là vui. Nó bảo anh đi ba năm nghĩa vụ rồi về lấy chị Hiền, em bế cháu cho. Tôi hỏi cái vết đau của nó độ rày sao rồi, nó chỉ lắc đầu không trả lời nhưng tôi biết nó đang mang một nỗi buồn thăm thẳm, nỗi buồn cuối cùng khi không biết thần chết gọi đi bất cứ lúc nào. Tôi chỉ thì thầm trong đầu mà không dám nói ra: Bằng giá nào mày cũng phải chờ anh về đây, hiểu chưa?
Và tất nhiên Cái nhìn đã ngồi chờ sẵn tôi ở ngoài bãi sông. Tuy lần đi này không sinh tử mất còn như lần vượt Trường Sơn vào Nam của những đấng bề trên trong làng đã ra đi những biên cương lịch xịch, choảng nhau chí tử không kể đêm ngày, ai biết điều gì sẽ xảy ra nên tôi quyết định đêm nay cũng sẽ... choảng em một trận thật lực.
Trời đêm, gió lạnh, áo quần quăng ra, tất cả được quăng ra, chỉ còn da thịt quấn cuộn, ghì xiết, nuốt chửng, xé rách, lăn qua lăn lại, ngồi lên, vật xuống, xuyên thấu đến tận cùng...
Chỉ đến khi em hét lên một tiếng man dại làm chao nghiêng cả mặt nước thì tôi biết tôi đã hoàn thành xong sứ mệnh vĩ đại muôn thời của một con đực. Em nhe răng ra như răng chó cái nhai cắn tôi đến bật ca máu tươi, nói như khóc:
- “Thế này thì làm sao em quên mình được, mình ơi!”
*