Hà Nội - Tình Nhân - Chương 03

Chương 3

Mãi sau này, kể cả lúc khi đã về già. Mọi sự bất thường của cuộc đời Vân đã trở thành bình thường như một sự nhiên dĩ nhiên trong suy nghĩ của của chính bà và trong mắt mọi người xung quanh, bà Vân vẫn không thể quên những cảm giác giật mình hoảng hốt lo xa. Me cô, rồi cậu Vũ, anh Phong sẽ hỏi gì khi thấy tay Vân mặc dù mặc áo cánh dài tay nhưng vẫn nổi u lên một cục chỗ cườm tay. Rồi vào những buổi xâm xẩm chiều khi chuông nhà thờ bắt đầu ngân nga hồi chuông nguyện buổi chiều chính là lúc Vân phải cập rập đi trộn thuốc để buộc vào cánh tay. Mùi thuốc này chẳng thế dấu đựoc ai. Cứ ngan ngát, thơm lừng một cách lộ liễu. Chính vì thế nên suốt chặng đường từ Sù, Gạ về qua bờ Hồ Tây lộng gió đã chớm chút xe lạnh của ngày cuối thu và nhất là khi Vân chợt nhận ra chiếc lều của người chữa xe đạp bên bờ hồ. Mặc dù lúc đó trong lều đang có hai ba người đang hí huí chữa xe nhưng vẫn làm Vân thảng thốt nghĩ lại sự việc xẩy ra trong buổi tối định mệnh. Buổi tối ấy đúng là mưa, gió rền rĩ như chẳng khi nào có thể ngừng lại được. Những suy nghĩ mông lung, lộn xộn khiến Vân trầm ngâm hẳn. Nhiều lần Long cố gợi chuyện với hi vọng làm bớt đi sự nặng nề. Nhưng bất chấp mọi cách nói xa, nói gần vui vẻ hoặc suy tư vẻ chín chắn anh vẫn không tài nào khiến cô gái ngồi sau lưng anh thốt lên một câu. Tiếng gió thổi ngược cùng tiếng xích xe nghiến trèo trẹo vang lên như cố làm nổi lên sự uể oải, mệt mỏi và chán chường của cả hai người. Về đến đầu phố hàng Trống, Vân nằng nặc đòi xuống để đi bộ về. Cô không muốn bất kì ai quen thuộc có thể nhìn thấy cô đang được một người con trai nào đèo kể cả Long, người bạn của anh trai mình mà hai dẫy phố nơi nhà đều quá quen mặt. Vân lẳng lặng, cúi đầu đi dọc trên hè về nhà. Khi đi qua nhà thờ, cô càng cúi mặt thật thấp như để tránh mọi cặp mắt bất chợt nhìn thấy. Vân có cảm giác hình như Đức mẹ Maria bế Chúa hài nhi đang từ trên cao nhìn cô chăm chắm. Kể cả những ô cửa sổ của dẫy nhà Chung cũng y hệt những con mắt mở to thao láo dõi theo từng bước chậm chạp của cô. Làn gió cuối thu ỡm ờ chốc chốc lại vặt vài ba chiếc lá bàng đã nhuốm mầu đỏ nhạt vứt xuống đường. "Me sẽ biết, me không biết. Cậu Vũ biết, anh Phong không biết". Vân lẩm bẩm theo nhịp mỗi bước chân. Một ước muốn kì quặc và Vân cảm thấy chính điều ước muốn đó là cảm giác tội lỗi đang chộn rộn trong đầu Vân. Cô muốn khi cô về nhà thì mọi người đều đi vắng. Không được. Mình không thể ích kỉ như thế, bởi anh trai mình đang ốm. Tối qua nghe me bảo rằng sau khi tiêm mấy ống thuốc mà chính Long đã nhờ mấy người bạn có người nhà ở Pháp gửi về thì anh nàng có vẻ đỡ hơn. Nghe me kể là anh Phong bảo chỉ độ vài ba ngày nữa sẽ về. Việc đầu tiên là để hoàn thành nốt tờ khai nộp cho đoàn và tuỳ đoàn quyết định thế nào thì anh sẽ xin phép me thực hiện như thế. Không thể làm khác được, vì dù là ai thì đều phải tuân theo luật pháp và mục tiêu của chính phủ. Ngay trước khi ba còn sống ba đã dặn thế. Mọi sự ngược ngạo chống đối lại chính sách nhà nước chỉ mang lại sự thua thiệt và thất bại cho chính mình. Chính phủ này không thích công xưởng, nhà máy của tư nhân thì những thứ đó phải biến đi bằng không phải nhập vào nhà nước. Hơn nữa trừ Vân là con gái không cần phải đi làm mà chỉ ở nhà đỡ đần me. Cùng lắm nếu muốn có việc cho vui và cũng để có đồng ra đồng vào cho bản thân thì ra nhập vào tổ đan len ở khu phố. Còn kế sinh nhai của cả nhà thì trông vào lợi tức. Số tiền này sẽ chẳng còn được vung vinh, rộng rãi như thời trước nhưng chắc cũng đủ cho me và Vân sống, chi tiêu. Còn hai anh em Phong, Vũ sẽ được nhận vào làm công nhân trong xưởng công tư hợp doanh. Nghĩ đến đấy Vân hơi sững lại. Cô thấy lạ là tự nhiên sao mình lại có thể nhớ đến những điều mà anh Phong nói cho me và me kể lại cho mình đến thế. Cũng là may trong nhà còn có anh Phong làm trưởng. Mặc dù tính tình anh y hệt giống me. Lặng lẽ và gần như chấp thuận mọi điều thiên hạ, xã hội và kể cả của một người nào đó đặt ra cho mình mà không một chút phản đối hay thắc mắc nào. Nhưng thế cũng là được lắm rồi. Mọi sự trên đời này đều do Chúa xắp đặt và quyết định. Một ý nghĩ bất chợt đến trong đầu Vân. Giả dụ Vân rơi vào vị trí là con đầu trong gia đình thì quả thật cô cũng không biết xoay xở ra sao trước mọi biến đổi dồn dập xẩy ra từ khi chính quyền mới tiếp quản Thủ đô. Dường như tất cả đều có vẻ như ngược lại, đảo lộn so với mọi suy nghĩ của con người, mọi diễn biến thành nếp của một thời. Cô bất chợt lại nhớ đến Diệu Thuần. Trước kia đi đâu người nó cũng sực nức mùi nước hoa đắt tiền. Cách mười bước còn ngửi thấy. Quần áo thì diêm dúa là lượt. Cô nàng cầu kì cẩn trọng đến từng nếp áo. Khi ngồi tán gẫu mấy đứa bạn gái với nhau thì nó luôn luôn công bố công khai rằng. Tiêu chuẩn đầu tiên của chồng nó sau này phải là người Hà nội gốc, cao to và quan trọng nhất là cốt cách lịch lãm. Thứ hai anh chàng này phải là con nhà giầu có. Dân tư sản càng tốt. Bởi vì theo nó. Con gái chỉ là một thứ tằm gửi như mộc nhĩ, như cái nấm sống vào cây chủ. Vậy mà nhà chồng thì nghèo xơ xác bữa sáng lo bữa tối, chồng thì lẩn thẩn chẳng biết kiếm ra đồng tiền nào. Đứng trước thiên hạ thì ăn không nên đọi, nói không nên lời.. Hở mồm ra câu nào cũng lúng ba lúng búng. Móng sết loay hoay không biết cầm ra sao. Thấy chỗ đông người thì len lén tránh xa. Chồng cù lần, gia cảnh nhà chồng khốn khó như thế nếu bập vào thì sớm muộn áo dài không có mà mặc, son phấn không có mà trang điểm. Thèm cái kem, thích một chuyến picníc với bạn bè cũng đừng hòng. Còn bản thân mình khi xưa ở với bố mẹ đẻ sung sướng bao nhiêu nay vớ phải người chồng như thế thì sớm muộn cũng lâm vào cảnh. Sáng dậy thật sớm tất bật vai gánh tay xách ra chợ Bắc qua, Hàng bè, Đồng xuân mà buôn với bán. Lâm vào cảnh đó thì thoát sao nổi cảnh chán chường, người ngợm hôi xì, mặt mũi nguếc ngoác. Chỉ trông thấy từ xa đã phát khiếp, đừng gần thì phát nôn phát oẹ. Nếu biết trước đời con gái mà phải xa vào cảnh khốn khổ khốn nạn như thế thì thà ở vậy một mình cho ba me nuôi báo cô cả đời cho xong. Con Diệu Thuần rẻo mồm khăng khăng một lời như đinh đóng cột như thế tưởng không có gì, không bao giờ có thể lay chuyển được. Thế mà đùng một cái khi hoà bình về, chính quyền mới đến… Đâu chỉ cái Diệu Thuận mà xem ra mọi người của khu phố, của thành phố này đều quay ngoắt, biến đổi như vậy. Tất cả ngày xưa thì trầm mặc nhà nào biết nhà ấy. Vậy mà bây giờ đột nhiên cửa nhà nào nhà nấy mở toang. Người người náo nức, nhà nhà sốt sả như xắp xửa cùng nhau làm một việc gì đấy. Tối đến thì hội họp liên miên. Vài hôm lại thấy phố xá đùng đùng, đoàng đoàng gọi nhau đi mít tinh biểu tình. Trẻ con cũng vậy. Trẻ khu phố ngày trước chỉ quẩn quanh trong nhà, một bước ra phố thì nắm tay ba, tay me hay anh chị. Bây giờ tất cả trẻ con khu phố như phát dại. Suốt ngày trăm đứa như cả trăm nhông nhống ngòai đường. Cổ quàng khăn đỏ, tay chân vung vẩy theo nhịp trống ếch vang trời. Khẩu hiệu hô rát cổ. Ngày xưa mọi nhà cố khoe sự giầu sang để phô trương sự làm ăn phát đạt của mình. Đàn bà, con gái thì cổ, tai, và kể cả cổ chân cũng lóng lánh vàng, bạc kim cương. Đàn ông thì bút máy Pắcke gài túi áo ngực, đồng hồ Vi le đeo trễ cườm tay. Nhà giầu thì đeo đồ thật nhà nghèo thì đeo đồ giả. Không ai muốn bị coi là thua kém ai kể cả sự lừa thiên hạ bằng những đồ mĩ kí rẻ tiền. Còn bây giờ nhà nào nhà nấy cố tình thu mình lại như con sò, con ốc rút sâu vào vỏ để dấu sự giầu sang đi và cố chứng minh sự nghèo khổ, bần hàn của mình. Ai cũng coi sự nghèo nàn, bần cùng là sự kiêu hãnh vì có như vậy mới được xếp vào gì nhỉ, tầng lớp gì nhỉ. A phải rồi. Giai cấp công nông, dân nghèo thành thị. Nggười thuộc tầng lớp được xem như là cốt cán của xã hội này. Những vàng bạc, đồ trang sức, quần áo sang trọng biến hết nhừơng cho sự thô kệch, lem nhem của thúng mủng, gồng gánh, búa, đe. Thành phố đang rực rỡ sắc mầu bỗng xám xì đi bởi mầu đen và mầu xanh sĩ lâm y hệt như con Diệu Thuần. Thành phố, con ngưòi biến đổi như thế nữa là con người mình. Sự nuối tiếc về nỗi mất mát điều thiêng liêng cao quí nhất của một đời con gái dần dần nhạt đi để thay thế vào đó là sự bồi hồi khó tả bởi về một tình cảm mơ hồ đối với Long. Nỗi mơ hồ khó nói đúng này đáng sợ vì nó gần như một thứ trách nhiệm sinh ra từ một mỗi quan hệ của một sự gắn bó định mệnh mà bất kì một người con gái đoan trang nào đến tuổi trưởng thành cũng tuân theo một cách tự nguyện. Vân giật mình khi nhận ra trong mình sự chuyển đổi của tình cảm đối với Long. Từ sự giận dữ muốn tránh mặt, muốn xua đuổi bởi sự ghét bỏ gần nửa tháng nay cảm giác này đang chuyển dần thành nỗi nhớ nhung và mong chờ gần như gắn liền với một trách nhiệm và một bổn phận. Nghĩ đến đây Vân rùng mình vì hiểu rằng. Đây chính là những gì khởi đầu cho một mối quan hệ lâu dài khó cưỡng của đàn ông và đàn bà. Nhưng đối với Vân mối quan hệ này lại mang theo nhưng mặc cảm tội lỗi bởi vì đó là mối quan hệ thầm vụng của hai người mà xã hội khó chấp nhận. Long đã có vợ, và Vân chưa chồng, lại là người có đạo Luật lệ nhà thờ và giáo lý của Chúa Giê su khuyên mọi người thuỷ chung trong quan hệ vợ chồng. Chồng là lái tim của vợ và vợ là… Mọi điều tình ái ngoài chồng ngoài vợ đều bị lên án và trừng phạt trong lương tâm và trong, luân lý. Vân thở mạnh, cúi đầu. Cô cảm thấy nghẹt thở. Dường như mọi người vô tình đi trên phố đều đọc được những ý ngĩ thầm kín trong đầu cô. Cô bước gấp gáp hơn như muốn bỏ lại tất cả sau mình mọi điều đang làm cô day dứt. Đi gần hết ngõ Thọ xương, cô mường tượng ra điều xấu nhất rằng tất cả mọi điều cô cố dấu diếm thật kĩ thì chỉ trong giây lát nữa thôi sẽ lộ ra trước mặt những người thân. Vũ thì không nói làm gì. Với bề ngoài tưởng như của người đàn ông trưởng thành bởi thừa hưởng tầm vóc cao lớn của me và sự chắc chắn của ba nhưng ở độ tuổi mười bảy anh chàng vẫn là con gà sống cưỡng thích đập cánh để vươn cổ lên gáy to những chuỗi dài huênh hoang song mọi sự đối với Vũ đều chỉ sự ham chơi với tất cả sự mê say của gã thanh niên đang chập chững vào đời. Cậu dường như không mấy để ý đến mọi sự bất trắc, mọi quan hệ xã hội của người chị. Đối với Vũ cuộc đời là một cuộc chơi dài bất tận. Mọi người đối với nhau đơn giản và đều tham gia cuộc chơi với sự hào hứng cao nhất. Vì vậy mọi điều khuất tất ẩn chứa những điều ngang trái, bất thường đều không thể xẩy ra… Còn đối với me. Mặc dù me là người hiền lành và cam chịu nhưng vì me Vân đã hơn sáu mươi tuổi, bà đã trải qua quang thời gian dằng dặc của cuộc đời và nếm trải cũng như chứng kiến không ít mọi sự cố. Vậy thì làm sao có thể dấu được bà. Trong me luôn luôn song song tồn tại người đàn bà ngoan đạo, một người vợ đoan chính một người mẹ, dù yếu đuối đến đâu trước mưa gió của cuộc đời bà vẫn luôn luôn xòe cánh ra che chở những đứa con cho dù đang từng bước khôn lớn nhưng luôn luôn bé bỏng trong con mắt của me. Nếu me biết chuyện này thì bà sẽ đau khổ và thảng thốt đến đâu. Bởi vì với cách nhìn và sự xem xét thường tình của người đàn bà đơn giản thì chuyện này quả là bất thường và thật khủng khiếp. Chắc cách nghĩ của me cũng không khác mấy với anh Phong. Mặc dù chưa có gia đình nhưng lớn lên, trưởng thành trong một nền giáo dục thuần tuý của một gia đình lương thiện lại thêm tính cách nhu mì, hiền lành không muốn lộ ra bất kì điều gì làm mất lòng mọi người xung quanh thì chắc chắn anh Phóng sẽ hoảng hốt đến thế nào. Vì thế bệnh tình của anh… Vân nghe loáng thoáng anh bị bệnh phổi, hay nói chính xác hơn là bị bệnh lao. Bệnh này có lần Vân thấy có người nào bảo. Muốn chưa khỏi thì phải tĩnh tâm. Mọi suy nghĩ lao lung đều không nên có. Vậy mà khi anh biết chuyện này… Vân lắc đầu thật mạnh để làm rơi mọi ý nghĩ đang làm cô day dứt. Nhà cô hình như không có ai ở nhà. Cánh cửa có vệt sơn xanh không biết ai vô tình chạm chiếc chổi sơn từ hồi nào đã bắt đầu lộ ra những vết rạn chân chim như chỉ chực rơi xuống. Quả đấm cửa làm bằng sứ trắng hễ chạm vào là kêu lên tiếng lét két bởi sự lung lay. Lỗ khoá cửa im lìm như con mắt của người loà vô cảm nhìn Vân. Có tiếng động nhẹ trong nhà. Hình như ở trên gác hai thì phải. Hình như con sen Nhị đang dọn dẹp, quét tước gì trong nhà. Vân lặng lẽ thọc bàn tay vào chiếc ví xách tay lấy chùm chìa khoá ra. Khi cô vừa chọc chiếc chìa bằng đồng to tướng vào định xoay mấy vong thì ở trong nhà vang ra tiếng hỏi thanh nhưng chớm khàn vì tráng gió của con Nhị:
Ai đấy? Cô Vân phải không?
Vân im lặng cố không lên tiếng. Khi cánh cửa hé mở thì con Nhị dường như đứng sẵn từ rất lâu ngay bên cạnh chiếc bàn đá hoa, tay cầm chiếc phất trần lông gà.
- Cháu biết ngay là cô về. May quá từ lúc hơn mười giờ sáng bà và cậu Vũ đã có ý tìm cô và hỏi cháu là cô đi đâu nhưng cháu bảo cháu không biết
- Thế me tôi và cậu Vũ đâu? Vân bỏ chiếc ví xách xuống và thận trọng để chiếc túi nan đan bằng nan giang xuống mặt chiếc ghế bành mặt đá. Con sen Nhị lập tức đặt phất trần xuống mặt bàn săng sai đi lại định đỡ túi nan nhưng ngay lập tức Vân lấy tay phẩy phẩy. Con Nhị thấy vậy hốt hoảng lùi lại. Giọng líu ríu:
Cháu xin lỗi cô. Cháu cứ tưởng là làn thức ăn cô vừa đi chợ.
Thôi. Được rồi. Tôi hỏi me tôi và cậu Vũ đi đâu cơ mà.
- Vâng, vâng. Bà và cậu vũ sang nhà thương có lẽ được hơn một tiếng rồi. Bà dặn khi nào cô về thì mời cô sang ngay.
- Thế hả? Vân nói khẽ rồi lẳng lặng cầm túi nan đi lên phòng. Lên phòng, cô đóng ngay cửa phòng lại và để túi nan thuốc vaò chỗ mà cô có cảm thấy tương đối kín đáo thì Vân thấy có điều gì áy náy. Cô ngồi thụp xuống giừơng ngơ ngác nhìn quanh và bất chợt nhận điều áy náy đó xúât phát từ sự vội vàng vì muốn dấu làn thuốc đi mà quên hẳn thói quen hàng ngày là ra bể nước, lấy ra thau nước để rửa mặt như mọi khi cô vẫn làm mỗi khi đi ra ngoài phố về. Sự phát hiện làm cô cảm thấy thanh thản hơn. Cô đi nhanh xuống gác. Vừa nhìn mặt mình trong thau đồng nước trong vắt Vân vừa nói một câu bâng quơ:
Xong đây tôi sẽ sang nhà thương ngày. Chị cứ thổi cơm đi là vừa
- Vâng. Cô cứ đi đi. Cháu bắt đầu nhặt rau đây. Hôm nay bà dặn cháu là ăn đậu rim. Cháu đã ra chợ rồi. May quá hôm nay vừa ra chợ đã chọn ngay được đậu của làng Hoàng mai. Ngon ơi là ngon. Cô ạ cháu thấy mấy bà bán đậu bảo. Mai kia ngay cả những người làm đậu cũng không làm ăn riêng lẻ nhà nào nhà nấy biết đâu mà tất cả những ai muốn làm đậu đều vào cái gì ấy. Cùng làm cùng ăn hay lắm cô ạ. Thế thì vui lắm cô nhỉ.
Tôi đi đây. Xong xuôi thì dọn sẵn cơm lên. Mọi ngưòi về ăn là vừa.
- Cháu biết rồi. Hình như hôm nay cô hơi mệt đúng không. Trong mặt cô là cháu đoán ra ngay mà.
- Không, không là tôi cứ dặn thế. Vân có cảm giác mặt mình đỏ dần lên vì có thế con sen đã nhận ra điều gì đấy không ổn ở mình thì phải. Bất giác Vân đưa tay lên xoa xoa mặt.

 

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3