Hà Nội - Tình Nhân - Chương 04
Chương 4
Vừa bước vào cửa phòng có giường của anh Phong nằm, Vân giật mình khi người đầu tiên cô nhìn thấy lại là Long. Anh chàng này đang đứng ở cuối chân giường nhưng đầu lại ngoảnh ra cửa. Nhìn thấy Vân mắt anh chàng hơi nhíu lại nhưng ngày sau đó Long lại quay lại thật nhanh để nói với me Vân Ngày cạnh Vũ là hai người đàn ông. Một người lùn có chiều ngang quá khổ và đôi cánh tay ngắn ngủn đang đưa cuốn sổ mở rộng trước mặt anh Long. Anh trai Vân mệt mỏi mặt đỏ ửng như đang cố phải nén điều gì đó Người đàn ông cao hơn tay che miệng, đầu gật gật nói thiên liến như đang học thuộc một bài học nào đấy:
- Như thế là có thể xác nhận anh chủ nhà in Tân lạc thực sự bị ốm. Hình như anh bị lao thì phải. Bệnh này có khả năng lây cao vì thế. Một là khi nào anh bớt bệnh có đủ sức khoẻ thì làm việc tiếp cho hoàn thành thủ tục chuyển sang công tư hợp doanh. Hình thức này thực ra chỉ là bước đầu còn cái cơ bản sẽ dần dần thực hiện để phù hợp với cơ chế và tính chất của chế độ…
- Không, không. Đợi như thế tổ mình sẽ mất điểm. Người đàn ông có bề ngang quá khổ phẩy phẩy tay nói.
- Đúng đúng. Nếu đồng chí Liễn không nhắc thì tôi đã mắc vào sai lầm. Vì yêu cầu của cấp trên nên nếu anh vẫn đang bị ốm chưa khỏi thì có thể anh chọn người đủ tư cách, phẩm chất, đạo đức trong gia đình làm việc thay cũng được. Cơ bản là giải quyết cho ổn thoả mọi thủ tục để có thể xúc tiến một cách có thuận lợi mọi yêu cầu của chủ trương chính sách, nếu không thì xưởng máy của anh sẽ bị đóng cửa…
Nhìn bề ngoài thì thấy Phong có vẻ chăm chú nghe ngưòi đàn ông nói nhưng rõ ràng Vân thấy anh trai mình dường như không để ý gì đến. Anh Phong thở khò khè. Khuôn mặt trái xoan tái nhợt với những đường gân nổi rõ hai bên thái dương giật giật liên hồi. Tuy vậy nhưng anh trai cô vẫn lẳng lặng gật đầu kèm theo tiếng ‘vâng vâng "khẽ. Anh Phong hơi nhíu mày khi nghe người đàn ông dong dỏng cao, với cái đầu hình như cố tình cắt ngắn để che đi nhưng nốt sẹo mọc chi chít khi nói đến câu "bị đóng cửa". Trong khi Vũ thì như đang ngồi phải vòng lò xo, cậu chàng bật dậy mặt đỏ bừng. Bàn tay to tướng vung lên:
- Tôi không hiểu ý các ông là như thế nào. Xưởng nhà tôi đang làm ăn bình thường. Hoàn toàn không vi phạm pháp luật tại sao lại phải đóng cửa. Các ông có thể cho biết lý do.
- Cậu này là ai? Người đàn ông lùn trợn tròn đôi mắt ốc nhồi hỏi trong lúc anh Phong giơ bàn tay xanh mướt run rẩy hướng về phía người em trai xua xua ra điều can ngăn. Giọng anh run run:
- Chú Vũ. Không phải việc của chú. Nhà này anh là trưởng. Mọi sự do anh đứng mũi chịu sào. Chú không ngại gì cả. Xin lỗi hai ông, em tôi còn nhỏ dại chưa biết gì mong hai ông bỏ quá. Me me…
Me Vân lắc đầu rầu rĩ:
- Thôi, thôi. Me xin. Me xin. Vũ về trước đi con.
- Anh con đang ốm như thế. Các ông nữa. Các ông cũng thấy rõ là anh tôi vì bệnh tật như vậy nên mới phải nằm trong nhà thương. Các ông không thân quen, bạn bè gì nhưng cũng tìm vào đến tận giường bệnh nhưng đã không được một lời hỏi thăm nào lại còn hạnh hoẹ đủ điều. Các ông lớn người mà không được giáo dục chu đáo hay sao.
Giọng Vũ gay gắt. Mặt cau có, đôi măt mở to nhìn thẳng vào hai người đàn ông. Cả hai gần như bất ngờ trước sự phản ứng mạnh mẽ của Vũ. Trong khi đó Vân cảm thấy như anh Phong mỗi lúc lại có vẻ lo sợ hơn. Giọng anh thều thào, yếu đuối:
- Anh xin chú. Chuyện của người lớn. Chú chưa am tường. Long. Mình, mình hết lòng nhờ cậu đưa chú em về và có gì giải thích kĩ cho Vũ nó hiểu.
- Em chưa có việc gì cần về cả. Anh cứ yên tâm. Dù muốn làm việc gì thì cái đầu tiên phải biết xử xự cho lịch sự, không thể lấy công việc để lấn át, áp chế. Con người muốn gì thì gì cũng có những nhu cầu mà không ai có thể phủ nhận được
Vân nghe cậu em trai nói cô bịt chặt miệng cố không lộ mỉm cười vì cô nhận ra những câu văn tình cờ cô đọc được trong cuốn tiểu thuyết Pháp mở ra để trên mặt bàn đá mà mấy hôm nay Vũ mê mải xem. Trong khi đó hai người đàn ông bắt đầu trấn tĩnh lại. Ngươì đàn ông tóc rậm nhìn người đàn ông lùn. Ông này gật đầu, đôi mắt hấp hay thì người đàn ông tên Tô bắt đầu nói:
- Từ khi chính quyền cách mạng tiếp quản thủ đô thì vấn đề đầu tiên là phải đưa mọi nhà máy, công sở về hoạt động theo chính thể mới. Riêng cậu còn nhỏ nên đáng ra tôi không cần giải thích mà để gia đình giáo dục cậu. Song đây là cuộc vận động nên tôi sẽ dẫn giải để cậu biết. Tất cả mọi công xưởng, nhà máy hoạt động trong chế độ cũ đều là của tư nhân. Mà đã là của tư nhân thì điều đầu tiên là mang tính chất bóc lột. Vậy thì không thể phù hợp với chế độ này, một chế độ lấy… Nói đến đây ông tóc cắt ngắn hơi ngắc ngứ. Lập tức ông người lùn là "đồng chí Liễn "nhắc ngay "sở hữu tập thể". Ông dong dỏng tên Tô đang nói làm như không phải vì lời nhắc lại thao thao:
- Đúng thế. Sở hữu tập thể. Do vậy mọi sự quản lý cũng phải chuyển sang hình thức ấy. Hình thức quản lý tập thể là gì. Đó là do tập thể lãnh đạo dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp tiên phong. Có như thế mới tiêu diệt được tận gốc sự bóc lột. Muốn áp dụng được hình thức đó thì mọi công xưởng, nhà máy đều phải làm cuộc cải tạo tư bản tư doanh...
- Đấy là chuyện sâu xa, tôi không quan tâm. Cái chính là anh tôi đang ốm nặng, các ông không thể nhẫn tâm nói những điều các ông vừa nói
Vũ, Vũ. Anh nói rồi, chú phải nghe anh chứ…
- Có tiếng động mạnh và liền sau đó Vân nghe rõ tiếng của Me gào lên thật thất thanh "con tôi, con tôi các bác sĩ ơi". Mắt Vân mở to khi cô trông thấy cảnh tượng mà có lẽ sẽ in dấu vào trí óc cô suốt cuộc đời. Hai bàn tay xương xẩu, mềm oặt của anh trai cô ôm lấy vầng ngực lép kẹp đang nhấp nhô liên hồi. Từ miệng anh một dòng máu, không, một khối máu đỏ rực hình như đặc quánh tuôn ra ào ạt, nhuộm lên tấm ga trải giường một mầu hồng choí. Hai người đàn ông nhìn thấy như vậy liếc nhau thật nhanh và sau đó họ cập rập gần như chạy gằn ra ngoài. Tiếng khóc của me, tiếng gọi của các bác sĩ, và cả tiếng của Long khàn khàn vì ngạc nhiên đi liền với tiếng chân chạy gấp gáp. Những tà áo trắng chỉ trong nháy mắt lấp kín căn phòng. Một ông đốc tờ có khuôn măt xương xương, trán hói lên quá đỉnh đầu, kính cận dầy xụ đeo trễ trên sống mũi, nói to để cố át đi những tiếng động khác:
- Xin mọi người cứ bình tĩnh để chúng tôi cấp cứu bệnh nhân.
Ngay sau đó ông vừa tíên lại gần giường của Phong đang nằm vừa nói thật nhanh tràng tiếng Pháp với hai cô hộ lý trắng toát áo và mũ. Một chiếc măng ca lạch xạch đưa vào. Hai cô hộ lý khom người cùng Long nâng Phong lên, rồi chầm chậm đẩy đi. Bà mẹ Phong hổn hển cố đứng dậy định đi theo nhưng bị đám đông cản lại. Vũ lại gần ông đốc tờ và nói bằng tiếng Pháp ngay lập tức cậu lấy làm lạ vì thấy mặt ông ngơ ngác như không hiểu tiếng Vũ nói. Ông chậm rãi đi theo băng ca đang được hai cô hộ lý đẩy đi vào dãy hành lang dài hun hút có những bóng đèn điện vàng kệch đang đu đưa toả ra thứ ánh sáng mầu vàng nhạt.
Cả nhà Vân, thêm vào Long ngồi trên chiếc ghế ngay ngoài phòng cấp cứu. Me Vân bồn chồn, cảm thấy không yên, chốc chốc bà lại đứng lên. Hai tay xoắn vào nhau, đưa lên ngực. Thỉnh thoảng bà lại lén làm dấu thật nhanh, rồi bà lại ngồi xuống nói khẽ bên tai Vân:
Anh con không làm sao đúng không?
Vân chiều mẹ, để mẹ yên lòng, cô lẳng lặng gật đầu. Long thì có vẻ xăm sắn hơn. Anh đi đi lại lại trước cửa căn phòng như chờ đợi. Bất kì một ai từ trong phòng đi ra Long đều túm lấy để hỏi nhưng hầu như tất cả mọi người đều nhìn Long ngạc nhiên như bị làm phiền rồi im lặng lắc đầu. Vũ cũng bồn chồn không kém. Cậu linh cảm rằng mình có lỗi trong việc đã làm anh cậu bị corendair. Chính cách xử xự không khôn khéo của cậu đã gây sự xốc. Vì sự xốc đó nên anh mới bị thổ huyết. Khuôn mặt phủ lớp lông tơ của người mới lớn nhăn nhăn. Cậu vò đầu bứt tai hết đứng lại ngồi, vài phút lại kêu lên khe khẽ "không thể, không thể như vậy được". Có lúc dường như không chịu nổi sự dày vò trong lòng, cậu đi lại gần anh Long hỏi khẽ "anh em không làm sao đúng không anh?". Long lẳng lặng gật gật đầu. Đến lần thứ ba khi Vũ vừa đứng dậy định đi lại gần bạn của anh thì bất chợt cánh cửa căn phòng hé mở và ông đốc tờ trán hói, mặt xương xương thoăn thoắt bước ra. Ông cất giọng hỏi khá to:
Ai là người đại diện cho gia đình bệnh nhân Nguyễn Văn Long?
Tôi, tôi. Vân thấy mẹ đứng dậy thật nhanh khác hẳn thường ngày.
Bà là gì với bệnh nhân?
Tôi là mẹ
Cám ơn bà. Lúc này bà hoàn toàn tỉnh táo và chủ động chứ.
Nghe bác sĩ hỏi vậy cả Long, Vân và Vũ đều đứng lên lại gần ông đốc tờ Cả ba lao xao hỏi:
Thưa bác sĩ. Có việc gì hệ trọng không ạ?
Xin mọi người cứ bình tĩnh chờ bên ngoài. Riêng bà. Mời bà vào
Cánh cửa lại hé mở. Mẹ Vân lập cập đi theo sau ông đốc tờ. Hành lang dường như chết lặng đến độ nghe rõ cả tiếng con chuột nhắt từ chỗ nào đó đang kêu chuỗi tiếng lích rích đứt đoạn. Đâu đây tiếng chiếc lá bàng khô rơi xuống sân nhà thương vẳng lên âm lạt xạt mỏng tang. Tiếng đứa trẻ phía ngoài tường nhà thương vừa reo lên mừng rỡ vì một chuyện nào đấy. Ba người ngồi gần như chết lặng trên chiếc ghế có thành tựa. Cả ba đều nhìn theo những hứơng khác nhau để tránh nhìn mặt nhau. Ba cặp mắt nhìn chăm chú như bị hút vào cánh cửa sơn mầu trắng đã lâu, để lộ ra những mảnh rạn chân chim. Có tiếng thình thịch đều đều không rõ là tiếng gì. Chính lúc mọi người tưởng như chai đi thì bất ngờ cánh cửa như bị bung ra bà mẹ hiện ra. Mặt bà như xọm hẳn. Đôi mắt nhoà lệ. Hai tay bà chới với đưa ra phía trước như để tìm chỗ vịn. Ba người đứng lên cùng chìa những cánh tay ra. Bà mẹ nấc lên, giọng khàn đặc đứt quãng. "Anh các con, anh các con". Vân rùng mình đưa tay lên làm dấu. Một luồng lạnh ngắt chạy dọc sống lưng. Cô oà khóc khi nhìn thấy đôi mắt đỏ hoe cố nén của cậu em trai. Đôi chân cô bủn rủn và cô nhận ra đôi cánh tay của Long hướng về phía mình. Vân cố tránh nhưng mắt cô nổ những vòng đom đóm nhiều mầu. Khi nghe tiếng me cô gào lên thì Vân đã không còn biết xung quanh mình đang diễn ra những gì.