Quỷ cái vận đồ Prada - Chương 06-P2

Ba chuông, bốn chuông, rồi năm chuông… Hừm, trợ lý của ông ta trốn đâu rồi? Cầu trời, làm sao tôi vớ được máy trả lời nhỉ. Hôm nay tôi không có lòng dạ đâu nghe những chuyện thân mật và vô bổ mà ông Tomlinson rất ưa kể lể. Đúng lúc đó thì thư ký của ông nhấc máy.

“Văn phòng Mr. Tomlinson đây.” thổ ngữ miền Nam của cô ta ngân lên. “Tôi có thể giúp gì được không ạ?” Tôi cố nhịn cười.

“Chào Martha, Andrea đây. Tôi không muốn quấy rầy ông Tomlinson, phiền chị nhắn lại cho ông rằng tôi đã đặt…”

“Andrea, chị biết là Mr. Tomlinson luôn muốn tiếp chị. Chị giữ máy nhé.” Trước khi tôi kịp thoái thác thì trong loa đã vang lên giai điệu Don’t Worry, Be Happy của Bobby McFerrin. Tuyệt. Ông Mờ-Cờ-Đờ thật khéo chọn ra một âm điệu hơi bị siêu lạc quan để giải trí cho người gọi điện đến trong khi phải cầm máy đợi.

“Andy đấy à, cô bé yêu quý của tôi.?” Ông khẽ nói với giọng trầm dễ nhận. “Cô bé định tránh mặt Mr. Tomlinson hay sao đấy? Đã bao lâu rồi tôi chưa có hân hạnh được nói chuyện với cô rồi ấy nhỉ?” Lâu la gì đâu, nói cho thật chính xác là mới có một tuần rưỡi. Ông Mr. Tomlinson không chỉ mù, câm và điếc, mà c òn có thói quen ngớ ngẩn là nói về mình bằng ngôi thứ ba.

Tôi hít một hơi thật sâu. “Chào ông Tomlinson, Miranda nhờ t ôi nhắn lại cho ông là bữa trưa tổ chức ở nhà hàng Le Cirque, bà nói là ông đã…”

“Cô bé,” giọng ông chậm rãi và bình thản. “Tạm gác qua một bên chuyện kế hoạch được không. Cô hãy cho ông già này một niềm vui, và kể cho Mr. Tomlinson nghe về cuộc đời mình đi. Cô kể cho ông ấy nghe được chứ? Nào, cô bé, nói cho tôi biết là cô có thích được làm việc cho bà nhà tôi không?” Tôi có thích làm việc cho vợ ông hay không à? Hừm, nói sao nhỉ. Gà con có reo lên sung sướng khi bị diều hâu xòe móng túm không? Tất nhiên là tôi vô cùng hạnh phúc được làm việc cho vợ ông, ông già đần ạ. Mỗi khi rỗi rãi, chúng tôi đắp mặt nạ dưỡng da cho nhau và trao đổi về chuyện yêu đương của mình. Sống với Miranda chẳng khác gì một cuộc liên hoan giữa các bạn bè thân thiết, ông nên biết thế. Lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười đùa.

“Ông Tomlinson, tôi yêu công việc của mình và rất sung sướng được làm việc cho Miranda.” Tôi nín thở, cầu cho ông già chấm dứt ở đây.

“Tốt, Mr. Tomlinson rất xúc động khi thấy cô yêu thích công việc đó.” Tuyệt vời, ông già lẩm cẩm ạ, thế nhưng tôi có xúc động không?

“Cảm ơn ông Tomlinson, chúc ông ăn ngon miệng.” tôi cắt lời ông trước khi ông kịp đặt câu hỏi không thể tránh được về kế hoạch của tôi vào cuối tuàn, và đặt máy.

Tôi dựa lưng vào ghế và ngó dọc phòng làm việc. Emily đang nhíu mày tập trung tinh thần kiểm tra một hóa đơn 20.000 dollar thanh toán qua thẻ American Express của Miranda. Vụ Harry Potter vẫn án ngữ sừng sững trước mặt tôi, và tôi không được phép bỏ phí một giây nào, nếu còn muốn được yên ổn vào cuối tuần này.

Lily và tôi đã lên kế hoạch cuối tuần này chỉ toàn xem video. Tôi mệt mỏi vì công việc, còn Lily cũng nhức đầu vì học hành. Vì vậy, chúng tôi định cả hai hôm cuối tuần sẽ lăn ra đi văng, chỉ sống bằng bia và chip bột ngô. Không phải loại chip ít mỡ và Coca-Cola không đường. Và tuyệt đối không mặc đồ tử tế. Mặc dù chúng tôi gọi điện cho nhau liên tục nhưng từ khi chuyển đến thành phố tôi chưa thực sự dành nhiều thờì gian cho cô.

Từ hồi còn học lớp tám, chúng tôi là đôi bạn thân nhau nhất. Tôi nhìn thấy Lily khi cô ngồi khóc bên bàn căng tin. Cô vừa chuyển đến đây sống với bà và bắt đầu vào học ở trường tôi khi trước đó có dấu hiệu là bố mẹ cô không bao giờ quay lại nữa. Từ vài tháng họ theo chân ban nhạc Grateful Dead (khi sinh Lily cả hai mới mười chín tuổi và mê hút hít hơn trẻ con), để con lại cho một lũ bạn trốn nhà đi sống tại một cộng đồng ở New Mexico (mà Lily vẫn thích gọi là sống tập thể). Một năm sau vẫn chưa thâýa họ quay về, bà Lily đón cô từ cộng đồng (hay từ chỗ “lũ tà giáo” theo cách gọi của bà) về sống với mình ở Avon. Hôm Lily ngồi khóc ở căng tin là vừa lúc bà bắt cô cắt những lọn tóc xoắn thừng bẩn thỉu và mặc một chiếc áo dài mà Lily không ưa chút nào. Tôi thích kiểu cô nói chuyện, kiểu như “Câu làm rất Thiền” hay “Ta hạ áp suất chút nào” và chúng tôi nhanh chóng kết bạn. Những năm cuối ở trung học chúng tôi như hình với bóng, lên đại học chúng tôi ở chung phòng cả bốn năm ở Brown. Lily vẫn dùng dằng giữa son môi MAC hay dây chuyền bện bằng dây gai và còn hơi lập dị so với những người “bình thường” xung quanh, nhưng chúng tôi bù trừ cho nhau rất tốt. Tôi nhớ cô. Vì dạo này, khi cô viết luận án tién sĩ năm đầu và tôi vất vả như một nô lệ, chúng tôi hiếm khi thấy mặt nhau.

Tôi chỉ mong sớm đến cuối tuần. Những ngày làm việc kéo dài mười bốn giờ làm chân, tay và lưng tôi ê ẩm. Giờ đây tôi phải đeo kính thay vì dùng kính áp tròng mà tôi đã quen mười năm nay, vì mắt quá khô và mỏi. Mỗi ngày tôi hút hết một bao thuốc, chỉ sống bằng cafê Starbucks (trừ vào lương, tất nhiên) và sushi mua về (cũng trừ vào lương). Chỗ cân bị sụt sau trận kiết lị rồi cũng nhanh chóng phục hồi, nhưng chúng lại biến mất từ khi tôi bắt đầu làm việc ở Runway. Lý do có thể là không khí ở đây, hoặc sự ghẻ lạnh của mọi người trong ban biên tập đối với tất cả các thứ gì ăn được. Tôi đã bị một trận viêm xoang, da dẻ cũng tái nhợt đi trông thấy - vỏn vẹn trong vòng bốn tuần, mà tôi thì mới hai mươi ba tuổi đầu. Và Miranda còn chưa có mặt ở văn phòng đấy! Kệ thây tất cả. Tôi đáng được hưởng những ngày cuối tuần nhàn nhã lắm chứ.

Ngán ngẩm thay, thằng bé Harry Potter lại xía vào chuyện này. Miranda gọi điện từ sáng sớm. Bà không cần đến một một phút để nói ra ý muốn của mình, chỉ có tôi là lớ ngớ mãi mới diễn giải nổi lời bà. Tôi đã nhanh chóng học được một điều, đó là trong thế giới của Miranda priestly thà làm sai một việc rồi sửa sai bằng một đống thời giờ và tiền bạc, còn hơn thú nhận là không hiểu những mẹnh lệnh rối mù và khó nghe của bà rồi bắt bà nói lại lần nữa cho rõ. Khi bà làu bàu gì đó về chuyện mua quyển sách Harry Potter cho hai đứa song sinh sắp bay sang Paris là tôi có linh cảm ngay rằng nhiệm vụ này sẽ đảo lộn kế hoạch cuối tuần của tôi. Mấy phút sau, khi bà ta đột ngột đặt máy, tôi hốt hoảng ngó sang Emily.

“Trời ơi, bà ấy vừa nói gì ấy nhỉ?” Tôi rên rỉ và tự oán trách mình sao hèn nhát đến mức không dám xin Miranda nói lại lần nữa cho rõ. “Tại sao tôi không thể hiểu lấy một chữ nào từ miệng bà ta? Có phải lỗi của tôi đâu, Emily. Tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của tôi cơ mà. Nhất định bà ấy cố tình làm thế để tôi phát điên lên.”

Emily nhìn tôi với ánh mắt pha lẫn chán chường và thương hại như thường lệ. “Cuốn sách này ngày mai sẽ có bán ngoài hiệu, nhưng Miranda không có mặt ở đây để mua được nên bảo chị kiếm hai quyển đem ra phi trường Teterboro. Sách theo máy bay qua Paris.” Cô lạnh lùng tóm tắt lại. Và liệu hồn chớ có kêu ca gì về mệnh lệnh quỷ quái này. Tôi lập tức nhớ ra rằng Emily làm tất cả - đúng là tất cả - để Miranda vừa lòng; tôi nhứn vai và câm miệng.

Nhất định tôi sẽ KHÔNG hy sinh một giây nào trong cuối tuần cho Miranda! Và do tôi được sử dụng quyền lực và tiền bạc vô hạn (của Miranda) nên tôi cắm đầu lao vào nhiệm vụ ấy ngay để tổ chức cho Harry Potter bay sang Paris. Trước hết viết vài dòng cho Julia ở nhà xuất bản giáo dục cái đã.

Julia yêu quý,

Như trợ lý Andrea của tôi nói lại, chị là con người rất dễ mến mà tôi phải cảm ơn nồng nhiệt. Andrea nói với tôi, chịi là người duy nhất ở New York có khả năng kiếm được cho tôi vài quyển Harry Potter đáng yêu vào ngày mai. Tôi đánh giá cao cố gắng và tài trí của chị. Chị cũng phải biết là chị sẽ làm hai đứa con xinh đẹp của tôi hạnh phúc biết nhường nào. Và chị đừng ngại nói với tôi, nếu tôi làm được bất cứ gì để đền ơn một người dễ mến như chị.

Thân mến chào chị,

Miranda Priestly

Tôi nhái chữ ký của Miranda với nét bay bướm hoàn hảo (bõ công hàng tiếng đồng hồ tập ký dưới con mắt giám sát của Emily, cô cũng hướng dẫn viết chữ “a” thứ hai có nét móc hơi dài hơn), đính bức thư vào ấn bản mới nhất của Runway – chưa có ngoài sạp báo - rồi gọi người dưa thư hỏa tốc đem ngay cả gói đến văn phòng nhà xuất bản giáo dục ở trung tâm thành phố. Cú này mà không kết quả thì tài thánh cũng bó tay. Miranda không bận tâm chuyện chúng tôi mạo chữ ký - nhờ thế bà cũng bị quấy rầy bởi những tiểu tiết lặt vặt – song nếu biết tôi ký tên bà dưới một bức thư lịch thiệp và thân mật như vậy thì chắc bà sẽ nhảy chồm lên mất.

Chỉ mới trước đây mấy tuần thôi, nếu Miranda gọi điện đòi tôi làm việc gì đó cho bà vào cuối tuần thì nhất định tôi sẽ răm rắp cắt bỏ mọi kế hoạch riêng, nhưng gìơ thì tôi đã đủ kinh nghiệm – và lì lợm - để du di tí chút các quy định. Đằng nào thì ngày mai Miranda và hai đứa nhỏ cũng không có mặt ở phi trường New Jersey khi Harry Potter đến nơi, vì vậy tôi không có cớ gì mà phải tự tay đem sách ra phi trường cả. Cầm chắc là Julia sẽ nhả ra cho mình hai quyển, tôi đi ngay vào các việc cụ thể. Nhấn một vài số điện thoại, sau một vài giờ là kế hoạch hoàn tất.

Tôi chắc chắn là vài tiếng sau, Julia sẽ bật đèn xanh. Brian, trợ lý cộng tác ở nhà xuất bản giáo dục, tối nay sẽ cầm hai cuốn Harry Potter về nhà để sáng mai, thứ Bảy, không phải quay lại văn phòng. Brian sẽ gửi sách lại cho thường trực của tòa nhà Upper West Side nơi anh ở, và mười một giờ trưa mai tôi cho ôtô ghé qua lấy. Yuri, tài xế của Miranda, sẽ gọi vào số di động của tôi để báo là sau khi ấy được sách ông đang trên đường ra sân bay Teterboro. Hai cuốn sách ấy sẽ được chuyển tới phi cơ riêng của ông Tomlinson để bay qua Paris. Tôi thoáng nghĩ xem có nên đặt mã số bí mật cho vụ này giống một phim tình báo kiểu KBG, nhưng chợt nhớ ra rằng tiếng Anh của Yuri không được tử tế cho lắm. Tôi cũng đã kiểm tra khả năng gửi sách qua dịch vụ DHL để chuyển phát theo đường nhanh nhất, nhưng ở đó người ta không bảo đảm là sẽ tới trước thứ Hai, nghĩa là cách này không thể chấp nhận được. Vậy chỉ còn phi cơ riêng. Nếu mọi việc diễn ra đúng kế hoạch thì hai đứa nhỏ, Cassidy và Caroline, sớm Chủ nhật này khi thức dậy tại phòng riêng ở Paris và uống cốc sữa buổi sáng sẽ được đọc ngay chuyện mạo hiểm cảu Harry Potter - sớm hơn tất cả các bạn chúng trọn một ngày. Nghĩ đến thế là tôi đã rạo rực cả người.

Mấy phút sau khi phân xong xe cộ và lên dây cót các cá nhân liên quan, Julia gọi điện đến. Tuy là một chuyện rất mệt mỏi và có thể Julia bị lôi thôi nhg Julia đã lo được hai quyển sách cho bà Priestly và trao cho Brian rồi. Ơn Chúa lòng lành.

“Không sao tin được, hắn đính hôn rồi.” Lily hỏi khi tua lại cuốn băng Ferris Bueller mà chúng tôi vừa xem xong. “Trời ơi, tớ định nói là hắn ta mới hai mươi tư tuổi, vội vàng làm gì nhỉ?”

“Đúng thế, tớ thấy chuyện có vẻ kì quái.” Tôi trả lời từ trong bếp. “Có thể hắn không được bố mẹ cho chạm vào chỗ tài sản khổng lồ đang được ủy thác quản lý, nếu chưa ổn định được cuộc sống. Đó đủ là duyên cớ để hắn phải lồng nhân đính hôn vào ngón tay. Hoặc có thể hắn cô đơn quá cũng nên?”

Lily nhìn tôi cười. “Tất nhiên, hắn yêu và sẵn sàng sống suốt phần đời còn lại cùng cô ta là chuyện không thể xảy ra được, đúng không. Cậu cũng đồng ý với tớ là chuyện khó tin lắm, phải không?”

“Chính xác. Chuyện không tưởng. Cậu có cách giải thích nào khác không?”

“Nhất định rồi. Tớ đang vén màn cho khả năng thứ ba: hắn là một tên đồng tính và vừa mới nhận ra điều đó - mặc dù tớ biết ngay từ đầu – và cũng hiểu là bố mẹ hắn không chịu nổi cú sốc. Vì thế hắn cưới luôn cô gái đầu tiên mà hắn vớ được. Cậu nghĩ sao?”

Phim tiếp theo trong chương trình là Casablanca. Trong khi Lily tua nhanh phần giới thiệu đầu băng, tôi vào nhà bếp minỉntong căn hộ mini làm hai cốc cacao trong lò vi sóng. Cả tối thứ Sáu chúng tôi nằm ườn xác ra xem video, không làm gì thêm khác ngoài hút thuốc và chạy băng. Mãi đến chiều thứ Bảy chúng tôi mới có hứng la cà xuống khu SoHo đi shopping vài tiếng. Lily mua áo nịt mới cho buổi liên hoan giao thừa sắp tới, rôi chúng tôi uống chung một cốc kem trứng to đùng trong quán càfê bên đường. Mệt mỏi nhưng vui vẻ lê chân về đến nhà, chúng tôi bật tới bật lui tivi giữa When Harry Met Sally trên kênh TNT và Saturday Night Live. Nghỉ ngơi xả láng sau một tuần quay cuồng đã thành thông lệ, làm tôi quên khuấy vụ Harry Potter cho đến tận Chủ nhật, khi điện thoại chợt réo lên. Chết rồi, Miranda! May mà đó là điện thoại di động của Lily, cô tán chuyện tiếng Nga với ai đó, chắc là bạn cùng lớp. ơn Chúa, ơn Chúa, ơn Chú lòng lành: không phải Miranda. Nhưng việc của tôi đâu đã xong. Đã sang Chủ nhật rồi, và tôi vẫn chưa biết mấy quyển sách khốn nạn kia đã sang Paris chưa. Tôi tận hưởng cuối tuần theo quyết tâm đã vạch ra một cách say sưa đến nỗi quên cả kiểm tra công việc. Tất nhiên tôi vẫn mở điện thoại di động và để chuông ở mức to nhất, nhưng chẳng may ai đó gọi điện để báo có sự cố thì đăng nào cũng quá muộn và không làm gì được nữa. Lẽ ra hôm qua tôi nên cẩn thận phòng xa và xác định với từng người trong cuộc là mọi công đoạn trong kế hoạch chi li tuyệt vời của tôi đều ổn thỏa cả.

Tôi bới trong túi đồ đem theo, tìm chiếc điện thoại di động của Runway phát cho mà nhờ nó lúc nào tôi cũng chỉ cách Miranda bảy con số. Tìm mãi mới thấy nó ở tận đáy túi dưới mớ quần lót, rồi tôi lại lăn ra giường. Màn hình báo là ở đây ngoài vùng phủ sóng, nhưng linh tính báo cho tôi biết rằng Miranda đã gọi điện và bị nối thẳng với hộp thoại. Sao mà tôi căm thù cái điện thoại này thế. Và cái điện thoại Bang & Olufsen mới tinh ở nhà nữa. Tôi ghét cả điện thoại của Lily. Ghét tất cả điện thoại trên đời, ghét luôn ông Alexander Graham Bell đã phát minh ra nó. Làm việc cho Miranda đồng nghĩa với việc chịu đựng nhiều hiệu ứng phụ trong cuộc sống thường nhật, nhưng điên nhất là lòng căm thù vô bờ bến mà tôi dành cho các loại điện thoại.

Đa số những người khác cảm nhận tiếng chuông điện thoại như một tín hiệu vui. Ai đó tìm họ để chào hỏi, thăm sức khỏe, hay bàn kế hoạch. Với tôi thì tiếng chuông thật đáng sợ hãi và lo lắng đến đứng tim. Tuy rằng trước đây không khi nào tôi sử dụng công dụng báo cuộc gọi đợi, nhưng ký xong hợp đồng lao động ở Runway thì tôi phải bật báo cuộc gọi đợi (để Miranda không bao giờ bị nghe tín hiệu bận), hiển thị số điện gọi đến (để tránh các cuộc gọi Miranda), báo cuộc gọi đợi với số điện của người gọi (để tránh tiếp bà ta khi đang nói với người khác) và kích hoạt hộp thoại (để bà ta không nhận ra là tôi trốn bắt máy, vì ít nhất thì cũng nghe được băng ghi âm trả lời). Tất cả những dịch vụ gia tăng đó tốn 50 dollar mỗi tháng, nhưng cũng đáng đồng tiền bát gạo, vì chúng giữ cho tôi được rảnh rang đầu óc. Thật ra cũng chẳng hẳn được rảnh rang, nhưng tôi được cảnh báo.

Với điện thoại di động thì những rào cản hữu hiệu đó chanửg có ích gì. Nó có những công như điện thoại bàn, đương nhiên, nhưng Miranda cho rằng chẳng có bất cứ lý do gì để tắt nó đi cả. Tôi lúc nào cũng phải sẵn sàng nhận điện. Khi Emily trao cho tôi điện thoại – trang bị bắt buộc ở Runway – và dặn luôn mở máy, tôi đã rụt rè hỏi khi nào được tắt điện thoại, nhưng cô lập tức gạt ngay.

“Thế lúc đi ngủ thì sao?” Tôi cố hỏi một cách vô vọng.

“Thì thức dậy mà nghe điện chứ sao nữa.” cô vừa trả lời vửa giũa lại móng tay bị sứt.

“Còn nếu đang ngồi ở một nhà hàng sang trọng?”

“Thì chị làm như mỗi người New York vẫn làm: vừa ăn vừa gọi điện.”

“Ở bác sĩ phụ khoa cũng thế?”

“Bác sĩ phụ khoa có khám tai đâu?” Ok, được rồi, tôi hiểu rồi.

Tôi miễn cưỡng với cái điện thoại di động khốn nạn nhưng không lờ nó đi được. Vì nó mà tôi bị cột vào Miranda như đứa trẻ chưa được cắt rốn, rời nó ra là tôi mất dưỡng khí để tồn tại và lớn lên. Miranda gọi điện liên tục, và tôi phản xạ như con chó trong thí nghiệm của Pavlov. Reng reng – tay tự động nắm thành quả đấm, vai ưỡn lên. Reng reng reng reng. Ôi tại sao bà ta không để cho tôi yên, trời ơi, hãy quên đi là tôi có trên đời này - mồ hôi rịn ra trên trán. Những ngày cuối tuần tôi đã quên kiểm tra xem máy có trong vùng phủ sóng hay không , cứ ỷ lại là nếu có vấn để gì thì chuông đã réo. Đó là sai lầm thứ nhất. Tôi tìm khắp phòng mới tìm ra một nơi có sóng cho mạng AT&T, rồi nín thở bấm số đến hộp thoại.

Mẹ tôi để lại một tin nhắn rất đáng yêu, chúc tôi vui vẻ với Lily. Một người bạn ở San Francisco tuần này có công chuyện ở New York và gọi tôi đi chơi cùng. Chị tôi nhắc chớ quên gửi thiệp mừng sinh nhật cho ông anh rể. Và lúc tôi tưởng là tai qua nạn khỏi thì trong ống nghe vang lên giọng nói đặc Anh đáng sợ. “Aan-dree-aa. Miranda đây. Bây giờ là chín giừo sáng Chủ nhật ở Paris và hai chúa bé vẫn chưa nhận được sách. Gọi điện lại cho tôi ở khách sạn Ritz để báo chắc chắn là sách sắp đến rõ chưa. Hết.”

Tôi ức nổ con ngươi. Như mọi khi, không có một lời thân thiện, không chào hỏi, tạm biệt hay cảm ơn. Chuyện đương nhiên. Nhưng dở nhất là đã gần nửa ngày trôi qua từ khi có tin nhắn mà tôi vẫn chưa gọi điện lại cho bà. Đủ lý do để bị sa thải, tôi biết, và đó là chuyện bất khả kháng. Như một kẻ nghiệp dư, tôi đã ỷ lại kế hoạch tôi đã vạch ra rất hoàn hảo, thậm chí chẳng thèm để ý là Yuri không gọi điện lại để báo đã lấy sách và đem tới sân bay. Tôi vội tra dnah bạ trong máy và gọi ngay vào điện thoại di động của Yuri. Miranda tất nhiên cũng trang bị cho Yuri một chiếc để sẵn sàng nhận lệnh 24/24.

“Alô Yuri, Andrea đây. Xin lỗi đã quấy quả ông vào Chủ nhật. Tôi chỉ muốn hỏi hôm qua ông đã lấy sách ở địa chỉ đã nói chưa?”

“Alô Andy, rất vui được nghe tiếng cô,” giọng Nga ngọng nghịu của ông như an ủi tôi. Ngay từ khi gặp tôi lần đầu ông đã gọi tôi bằng cái tên Andy thân mật, như một ông chú trong nhà vậy, nghe dễ cảm tình chứ không như Mr. Mờ-Cờ-Đờ. “Tất nhiên tôi đi lấy sách đúng như lời cô dăn. Tôi muốn giúp cô mà.”

“Vâng, vâng, Yuri, chỉ vì Miranda vừa nhắn tin cho tôi là bà ấy vẫn chưa nhận được sách, và tôi không biết là đã xảy ra chuyện gì.”

Yuri im lặng một lát, sau đó ông đưa tôi tên và số máy của phi công lái chuyến máy bay riêng tối qua.

“Cám ơn, cám ơn ông rất nhiều,” tôi nói và vôi vàng nguệch ngoạc ghi lại. Hy vọng là tay phi công giúp tôi tiếp. “Tôi phải gọi điện ngay. Xin lỗi không nói chuyện tiếp được, chúc ông cuối tuần vui vẻ.”

“Chúc cô cuối tuần vui vẻ, Andy. Tôi tin là anh phi công sẽ giiúp chị tìm được sách. Chúc chị may mắn.” ông hớn hở nói và cúp máy.

Lily đang làm bánh quế. Tôi cũng muốn phụ cô một tay, nhưng tôi phải giải quyết vụ này ngay, không thì mất việc như bỡn. Có thể tôi đã mất việc rồi cũng nên, chỉ tội chưa ai nói với tôi mà thôi. Ở vương quốc Runway này đã từng xảy ra chuyện một biên tập viên thời trang bị đuổi việc khi đang hưởng tuần trang mật. Và cô ta cũng chỉ biết tin đó khi tình cờ đọc tờ Thời trang Phụ nữ Hằng ngày ở đảo Bali. Tôi vội nhấn số điện thoại của tay phi công mà Yuri vừa đưa cho. Bực thật, chỉ gặp tin nhắn tự động.

“Alô Jonathan, đây là Andrea Sachs ở tạp chí Runway. Tôi làm trợ lý cho Miranda Priestly, và định hỏi ông về chuyến bay hôm qua. Ồ, bây giờ tôi mới nhớ ra là có khi ông vẫn còn ở Paris hoặc đang trên đường về. Vâng, tôi chỉ muốn hỏi xem mấy quyển sách, vâng, tất nhiên là cả ông nữa, đã hạ cánh an toàn xuống Paris chưa. Phiền ông gọi lại cho tôi theo số 917-555-8702, càng sớm càng tốt. Cảm ơn ông. Bye bye.”