Lộc Đỉnh Ký - Hồi 236-P1

Hồi 236

TRAI LA SáT TOàN Là Đồ Bỏ

Vi Tiểu Bảo tức mình thóa mạ:
- Tổ bà nó! Thằng cha á Nhĩ Tử Kê gì đó quả là quỷ kế đa đoan.
Lần sau còn gặp hắn phải xét kỹ mới được. Văn kiện bí mật hắn dấu ở chỗ nào?
Đông Quốc Cương đáp:
- Bọn người La Sát đầu hàng trước khi vào triều kiến Hoàng thượng dĩ nhiên
đã bị bọn Ngự tiền thị vệ lục soát trong mình rất kỹ. Người ta moi móc cả trong
túm râu, mớ tóc. Chúng còn phải tụt giầy cởi quần để thị vệ khám xét không sót
một chỗ nào. bọn người Phiên bang lòng dạ hiểm sâu khôn lường! Chỉ sơ hở một
chút để chúng mang lợi khí trong mình thì nguy hiểm vô cùng!...
Lão dừng lại một chút rồi tiếp:
- Tên á Nhĩ Thanh Tư Cơ này dĩ nhiên cũng bị lục soát như ai. Trong người
hắn chẳng có vật gì. Nhưng đức Hoàng thượng rất tinh tế. Ngài thấy trên vai bên
phải hắn cao gồ lên một chút. Thỉnh thoảng hắn lại liếc mắt nhìn vào chỗ đó.
Hoàng thượng liền hỏi hắn: Trên cánh tay có vật gì. á Nhỉ Thanh Tư Cơ kéo tay áo
lên. Cánh tay hắn buộc băng vải thật dày. Hắn nói là đã bị thương ở Nhã Tát Khắc.
Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Hắn dấu văn kiện trên vai hay sao?
Đông Quốc Cương kể tiếp:
- Hoàng thượng bảo hắn tiến gần lại rồi bóp mạnh cánh tay hắn một cái. á Nhĩ
Thanh Tư Cơ la lên một tiếng "úi chao!" nhưng tiếng la không lộ vẻ gì đau đớn...
Vi Tiểu Bảo bật cười nói:
- Thú thật! Tên quỷ La Sát này giả vờ bị thương rồi.
Đông Quốc Cương nói:
- Nhất định là thế, Hoàng thượng liền sai thị vệ cởi bỏ băng quấn trên cánh
tay hắn ra. Lập tức mặt hắn tái mét, toàn thân run bần bật.
Đông Quốc Cương nói tới đây, nhìn Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Vi đại soái! Đại soái thử đoán xem á Nhĩ Thanh Tư Cơ đã dấu vật gì dưới
lần băng đó?
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Khâm sai vừa nói trong người hắn có văn kiện bí mật, phải chăng là cái đó?
Đông Quốc Cương vỗ tay cười nói:
- Chính thị! Trách nào Hoàng thượng thường khen ngợi đại soái rất thông
minh, quả nhiên đoán việc gì cũng trúng. á Nhĩ Thanh Tư Cơ dấu một văn kiện bí
mật dưới lần băng tay kia. Văn kiện này là một đạo mật dụ của Sa hoàng nước La
Sát hửi cho hắn.
Đông Quốc Cương kể tiếp:
- Hoàng thượng liền gọi giáo sĩ Hà lan dịch văn kiện đó ra Hán văn. Bản sao
tiểu đệ có đem tới đây.
Lão nói rồi lấy bản văn kia ra lớn tiếng đọc:
- "Ngươi nên nói cho Hoàng đế Trung Quốc biết rằng:"
"Nga Hoàng bệ hạ thống lĩnh toàn bộ Đại Nga La Tư, Tiểu Nga La Tư, Bạch
Nga La Tư, độc tài đại quân chủ Hoàng đế cùng đại vương kiêm trị nhiều nước,
quyền oai rất lớn bao trùm cả những nước xa xôi. Rất nhiều quân vương các nước
đã được đặt dưới quyền thống trị tối cao của Đại Hoàng đế bệ hạ."
"Vậy Hoàng đế Trung Quốc cũng nên cầu khẩn được lĩnh ơn huệ của Đại
Hoàng đế bệ hạ như toàn bộ Đại Nga La Tư, Tiểu Nga La Tư, Bạch Nga La Tư. Đại
Hoàng đế bệ hạ sẽ hết lòng bảo vệ cho Hoàng đế Trung Quốc được hưởng
hoàng ân bát ngát và giữ cho địch nhân khỏi xâm phạm cương thổ. Hoàng đế
Trung Quốc chỉ phải triều cống Đại quân chủ bệ hạ là vĩnh viễn bình yên vô sự"
"Ngoài ra Đại Hoàng đế bệ hạ còn ưng chuẩn cho những thuộc quốc được
doanh thương tự do ở Trung Quốc."
"Ngược lại, Trung Quốc Hoàng đế cũng chuẩn cho sứ thần của Đại Hoàng đế
bệ hạ được đi lại không bị cản trở.""Ngươi lấy thư phúc đáp của Hoàng đế Trung Quốc đưa về trình Đại Hoàng
đế bệ hạ."
Đông Quốc Cương cứ đọc một câu là Vi Tiểu Bảo lại mắng một tiếng:
- Thối lắm!
Lão đọc hết bản mật dụ, không hiểu Vi Tiểu Bảo đã mắng bao nhiêu câu
"thối lắm!".
Đông Quốc Cương lại nói:
- Hoàng thượng phán rằng: Người La Sát dã tâm bồng bột, lại cực kỳ vô lễ! Vị
Hoàng đế La Sát ra đạo mật dụ này là phụ thân của hai vị Sa hoàng hiện nay. Vị
Hoàng đế kia đã chết rồi. Khi ấy họ chưa hiểu người Trung Quốc ta lợi hại nên
mới coi thường. Nhưng hiện nay người La Sát đã nếm mùi đau khổ, chắc không dám
càn rỡ như trước nữa. Có điều khi nghị hòa cùng chúng, ta cần phải vừa cương vừa
nhu, chớ có khinh suất.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Đúng thế! Hoàng thượng đã dặn dò như vậy thì chúng ta cứ việc tát vào
mặt, đá đít bọn chúng. Đồng thời còn đập vai, sửa lưng chúng nữa.
Đông Quốc Cương nói:
- Vị nữ Nhiếp Chính Vương La Sát cũng giảo quyệt vô cùng! Y giả vờ không
biết thành Nhã Tát Khắc đã bị chúng ta hạ rồi, nói là hạ lệnh cho binh tướng La
Sát không được giao phong với quân ta. Nhưng y đã khôn lại không ngoan, trong
quốc thư để lòi đuôi ở câu: Xin Hoàng thượng trả những người La Sát bị bắt về
cho họ chính pháp.
Vi Tiểu Bảo cười đáp:
- Đâu có chuyện dễ dàng thế được? Y tặng cho tiểu đệ mấy tấm da điêu,
vài viên bảo thạch mà bảo là trọng lễ thứ nhì để đòi thả quân binh của y mà được
ư?
Đông Quốc Cương nói:- Hoàng thượng dặn bảo: Người La Sát đã cầu hòa thì mình nghị hòa với họ
cũng không sao, nhưng chúng ta phải đem đại quân đi để họ cùng ký điều ước
"thành hạ chi minh".
Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Thành hạ chi minh là cái gì?
Đông Quốc Cương đáp:
- Hai nước giao binh. Đại quân bên ta vây thành trì Phiên bang. Phiên bang
xin hòa. Ta cùng họ ký hòa ước ở dưới chân thành. Cái đó kêu bằng "thành hạ chi
minh". Phiên bang tuy không đầu hàng, nhưng thế là đã nhận thua.
Vi Tiểu Bảo nói:
- à thì ra thế. Thực tình chúng ta ra quân hạ Ni Bố Sở cũng chẳng khó gì.
Đông Quốc Cương đáp:
- Hoàng thượng phán bảo: Muốn thắng mấy trận nữa, kể ra mình đã nắm vững,
nhưng La Sát là một nước lớn trên thế giới hiện nay, có rất nhiều nước nhỏ bị đặt
dưới quyền thống trị. Nếu bọn họ thua xiểng liểng ở mặt Đông thì oai phong bị
tổn thương rất lớn, khiến cho những nước nhỏ thuộc quyền bất phục. Trường hợp
này mà xảy ra, tất La Sát phải kéo đại quân đến báo thùm gây nên nạn binh hỏa
lâu dài, lại đưa đến nỗi cừu địch khó bề thu thập, chẳng biết bao giờ mới kết
thúc...
Lão dừng lại một chút rồi tiếp:
- Đức Hoàng thượng đã thẩm vấn á Nhĩ Thanh Tư Cơ và biết rằng phía Tây
nước La Sát có một nước lớn nữa là nước Thụy Điển. La Sát và Thụy Điển đang
lâm vào tình trạng căng thẳng, chỉ va chạm thêm một chút là chiến tranh bùng nổ.
Nếu La Sát bị cả hai mặt Đông Tây giáp công tất phải điên đầu. Chúng ta nhân cơ
hội này ký hòa ước với La Sát là chiếm phần tiện nghi nhiều lắm. ít ra mình khỏi lo
về mặt Bắc và giữ được thái bình hàng trăm năm.
Vi Tiểu Bảo sau mấy trận đại thắng, những muốn thừa thế xông lên tấn công
hạ thành Ni Bố Sở. Gã nghe nói Hoàng thượng thuận cho La Sát cầu hòa, không
khỏi cụt hứng. Đây là quyết sách của Hoàng đế thì gã muốn "ngồi trong cái gì đểquyết thắng ra ngoài cái gì" cũng đành đình chỉ, vì chẳng khi nào kẻ vi thần dám
chống lại mệnh lệnh của Nhà Vua.
Rồi gã lại nghĩ:
- Lão là mẫu cửu của Hoàng thượng, đồng thời cũng là mẫu cửu của cô vợ ta.
Kể theo vai vế, lão là trưởng bối trên ta một bậc. Mặt khác lão là Nhất Đẳng
Công, còn ta vừa mới được thăng Nhị Đẳng Công. Thế mà chuyến này đi nghị hòa
với La Sát, Hoàng thượng lại phái lão làm phó cho ta, là ngài nể mặt ta lắm.
Gã nghĩ tới chi tiết đó, trong lòng rất lấy làm đắc ý.
Nguyên phụ thân của Đông Quốc Cương là Đông Đồ Lại. Đông Đồ Lại là
phụ thân của Hiếu Khang Hoàng hậu, mẹ Vua Khang Hy, cũng dòng Hán tộc. Vì thế
mà người ta nói huyết thống Vua Khang Hy nửa phần là Mãn, nửa phần là Hán.
Hiện nay, Đông Đồ Lại chết rồi. Đông Quốc Cương tập ấm được phong làm
Nhất Đẳng Công.
Ngày trước Đông Đồ Lại lập được nhiều quân công lừng lẫy, oai danh rất lớn,
nhưng Vi Tiểu Bảo nhận thấy lão rất dở. Gã lẩm bẩm:
- Đồ Lại! Đồ Lại! Đồ Lại nghĩa là chỉ chực cãi cối. Cái đó thuyết minh hễ lão
thua bạc là cãi cối. Đường đường một vị quốc trượng, sao lại chơi kiểu đó?
Tối hôm ấy, sau bữa tiệc tiếp phong, các đại thần theo lời đề xướng của Vi
Tiểu Bảo mở cuộc đánh bạc. Đông Quốc Cương thua bạc liền lấy ngân phiếu sáu
trăm lạng ra trả đàng hoàng và thản nhiên như không, chẳng cãi cối chi hết.
Vi Tiểu Bảo thấy lão chơi sòng phẳng, không giống phong độ của ông bố, gã
không khỏi ngạc nhiên.
Khi về phòng lên giường ngủ, gã chợt tỉnh ngộ, bụng bảo dạ:
- Tên lão này là Đông Cốt Quang (Quốc Cương gã đọc trạnh thành Cốt
Quang) đã chứng minh lão đánh bài thua mà vẫn quang minh lỗi lạc. Vậy đổ tính
của lão rất tốt, ta nên kết bạn với lão.
Hôm sau, Vi Tiểu Bảo cùng các đại thần thương nghị quốc sự. Các quan đều
nói: Ta đã cùng đối phương sắp ký hòa ước "thành hạ chi minh" vậy nên dẫn đạiquân đến trước chờ họ tức là kế "dĩ dật đãi lao" (Mình nhàn rỗi đối với bên kia
nhọc mệt).
Vi Tiểu Bảo khen phải. Gã liền phát tướng lệnh cho hai cánh quân đống ở ái
Huy và Hô Mã Nhĩ nhắm thành Ni Bố Sở tiến phát. Cuộc hội sư sẽ diễn ra ở dưới
chân thành này.
Hiện thời đã hết xuân sang hạ, băng rữa tuyết tan, khí trời ấm áp. Việc tiến
quân rất phương tiện.
Một hôm đại quân đi tới bờ sông Hải Lạp Nhĩ, đội tiên phong báo cáo có
toán quân La Sát nhỏ xin ra mắt đại soái.
Vi Tiểu Bảo truyền cho vào.
Hai tên đội trưởng toán quân này là Hoa Bá Tư Cơ và Tề Lạc Nặc Phu.
Vi Tiểu Bảo cả mừng nói:
- Hay lắm! Hay lắm! Té ra là Vương Bát Tử Kê và Trư La Nọa Phu.
Hai người khom lưng thi lễ xong, đệ trình bức thư phúc đáp của Tô Phi á
Công chúa.
Vị giáo sĩ La Sát vẫn còn lưu lại trong quân trướng để phòng khi có việc
dùng đến.
Vua Khang Hy cũng sai một giáo sĩ Hà Lan đến giúp việc trong công cuộc
kiềm đính hòa ước.
Vi Tiểu Bảo truyền cho cả hai vị giáo sĩ vào trong trướng để họ phiên dịch
phúc thư của Công chúa. Giáo sĩ La Sát ngày trước đã thay đổi nguyên ý trong
bức thư tình của Vi Tiểu Bảo, lúc này trong lòng rất là hồi hộp. Y chỉ sợ trong
phúc thư của Công chúa sẽ lòi ra những điều không ăn khớp với bức thư kia. Y
vội cầm lấy bức phúc thư coi hết một lượt, chẳng thấy chỗ nào đáng ngại mới yên
lòng.
Y liền đem văn tự La Sát trong thư dịch ra chữ La Tinh. Kế đó vị giáo sĩ Hà
Lan lại dịch sang Hoa ngữ.
Trong thư nói: Từ buổi chia tay ta hằng tưởng nhớ. Mong rằng sau khi ký hòa
ước, Vi Tiểu Bảo qua Mạc Tư Khoa một chuyến để tự sự tình cố nhân. Vi Tiểu Bảođược quân thượng hai nước cùng có lòng sủng ái, vậy nên giải thích những chỗ
hiểu lầm cho đôi bên, hầu tiêu trừ mọi xích mích, xây dựng nền hòa hảo muôn đời
trong lưỡng quốc.
Trong thư còn nói:
- Trung Hoa và La Sát một nước ở mé Đông, một nước ở phương Tây đều là
nước lớn nhất trên thế giới. Nếu lưỡng quốc liên minh là có thể bao trùm thiên hạ,
chẳng còn quốc gia nào kháng cự được.
Bằng nghị hòa bất thành, cuộc chiến tranh còn kéo dài, tất không tránh khỏi
cả hai bên cùng bị kiệt quệ.
Vì những lẽ trên, Tô Phi á Công chúa mong Vi Tiểu Bảo xúc tiến giúp vụ này
cho thành tựu, dĩ nhiên gã lập công lớn ở Trung Quốc. Đồng thời nước La Sát
cũng đền ơn trọng hậu.
Công chúa lại xin Vi Tiểu Bảo tiến ngôn lên Hoàng đế Trung Quốc thỉnh cầu
ngài buông tha những tướng sĩ La Sát bị bắt cho họ trở về đoàn tụ vui vẻ với gia
đình.
Giáo sĩ Hà Lan dịch thư xong, Vi Tiểu Bảo thấy Hoa Bá Tư Cơ và Tề Lạc Nặc
Phu đưa mắt ra hiệu mấy lần. Gã biết là còn có biệt tình, liền cho hai vị giáo sĩ lui
ra rồi hỏi:
- Các ngươi còn điều chi muốn nói?
Hoa Bá Tư Cơ nói:
- Công chúa điện hạ dặn bọn tiểu nhân nói với Trung Quốc tiểu hài đại nhân
là ngài vẫn tưởng nhớ đại nhân. Bọn đàn ông La Sát kém lắm, chỉ có Trung Quốc
tiểu hài đại nhân là hay nhất thiên hạ. Ngài nhất định mời đại nhân qua Mạc Tư
Khoa.
Vi Tiểu Bảo hắng giọng một tiếng, nghĩ bụng:
- Đây là mê thang của nước La Sát, ta không thể tin được.
Tề Lạc Nặc Phu nói:
- Công chúa điện hạ còn mấy việc nữa muốn nhờ Trung Quốc tiểu hài đại
nhân lo dùm. Cái này là Công chúa điện hạ tặng cho đại nhân.Hắn nói rồi cời sợi giây đồng buộc trên cổ xuống. Đầu dưới sợi dây buộc
một cái túi da.
Hoa Bá Tư Cơ cũng cởi cái túi da ở trên cổ xuống. Đây chắc là hai người
bạt thiệp trường đồ sợ xảy chuyện thất lạc mà phải dùng giây đồng buộc vào cổ.
Miệng túi da khóa bằng khóa đồng.
Hoa Bá Tư Cơ lại cởi chiếc chìa khóa ở giây lưng ra mở khóa đồng trên túi
da của Tề Lạc Nặc Phu.
Tề Lạc Nặc Phu cũng lấy chìa khóa mở túi da của Hoa Bá Tư Cơ.
Hai người kính cẩn đặt túi da lên án trước mặt Vi Tiểu Bảo.
Vi Tiểu Bảo cầm túi da đảo lộn nghe những tiếng loảng xoảng vang lên. Gã
đổ ra mấy chục viên bảo thạch, màu sắc khác nhau coi rất ngoạn mục.
Những viên bảo thạch này rất lớn và đủ thứ: Hồng bảo thạch, Lam bảo thạch,
Lục bảo thạch, Hoàng bảo thạch.
Còn cái túi da nữa trong đựng kim cương, toàn thạch và ngọc phỉ thúy.
Trong lúc nhất thời, Vi Tiểu Bảo trông hoa cả mắt. ánh bảo quang tỏa ra
khắp quân trướng.
Châu báu đối với gã là thường, nhưng những viên bảo thạch vừa lớn vừa
nhiều thế này thì gã chưa từng được thấy qua.
Gã liền cười nói:
- Công chúa đưa hậu lễ tặng ta thế này, ta nhận thế nào được?
(Lời chú của tác giả:
Theo bài lược khảo về cuộc mậu dịch sơ khởi giữa Trung Hoa và nước Nga
của Lưu Tuyển Dân đăng trên Yên Kinh Học Báo số 25 thì Nga hoàng phái đại sứ
là Quả La Văn sang Trung Quốc đàm phán về việc chia cương thổ và việc thông
thương giữa hai nước.