Dám Nghĩ Lớn! - Chương 02 - Phần 1

CHƯƠNG 2:
CĂN BỆNH “TỰ BÀO CHỮA” – MẦM MỐNG CỦA THẤT BẠI
ĐỂ THÀNH CÔNG THÌ CON NGƯỜI, chính con ngưởi mới là đối tượng bạn cần nghiên cứu và tìm hiểu. Hãy quan sát thật kỹ những người xung quanh bạn để tự khám phá chọn lựa và áp dụng các nguyên tắc phù hợp nhất cho bản thân. Nào, hãy bắt tay ngay vào việc học hỏi đầy thú vị này!
Bạn sẽ khám phá ra rằng những người không thành công luôn mắc phải một căn bệnh tinh thần – tạm gọi căn bệnh” tự bào chữa”. Hầu như ai cũng mang trong mình ít nhiều biểu hiện của căn bệnh này. Khi căn bệnh đã trở nên trầm trọng, chắc chắn người đó sẽ không tránh khỏi thất bại.
Căn bệnh tự bào chữa là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt lớn giữa một người có khả năng và một người bất lực trong kiểm soát hành động và suy nghĩ của chính mình. Một người cành thành công bao nhiêu, lại càng ít tự biện hộ  bấy nhiêu. Còn những người chưa gặt hái được thành quả gì trong hành trang cuộc sống, hoặc không hề có kế hoạch gì cho tương lai thì thường viện dẫn đến rất nhiều lý do để bào chữa cho hiện trạng của mình.
Khi quan sát, tìm hiểu những người dẫn đều trong bất cứ lĩnh vực nào, dù là kinh doanh, giáo dục hay trong quân đội, bạn sẽ thấy: nếu muốn an phận, họ vẫn có thể đưa ra những lời biện bạch nhưng người bình thường vẫn làm, những họ chẳng bao giờ làm như vậy cả.
Quả thực, nếu muốn, Roosevelt có thể viện cớ vào đôi chân tật nguyền của ông, Truman có thể biện bạch ông chưa hề được học đại học; cũng như Kennedy vẫn có thể kêu ca: “Tôi quá trẻ, làm sao làm tổng thống được!”; hay Johnson và Eisenhower có thể vịn vào những cơn đau tim khủng khiếp thường xuyên để từ chối nhận lãnh trọng trách quốc gia.
Cũng giống như bất cứ căn bệnh nào khác, chứng “tự bào chữa” sẽ trở nên trầm trọng nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách. Thông thường, diễn biến tâm lý của một nạn nhân mắc phải căn bệnh này như sau: “Lẽ ra mình phải làm tốt hơn, phải tìm lý do gì đó mới được, chứ nếu không thì mất mặt lắm. Để xem nào, có thể là do sức khoẻ giảm sút? Do tuổi tác? Do hạn chế về mặt kiến thức? Do ảnh hưởng từ chuyện gia đình? Hay do ảnh hưởng từ nền tảng giáo dục?”.
Khi đã tìm được lý do “hợp lý” để tự bào chữa, anh ta sẽ bám riết lấy nó để biện minh với chính bản thân mình và với những người xung quanh, rằng đó chính là căn nguyên tại sao anh ta không thể thành công. Bạn nên biết một suy nghĩ, dù tích cực hay tiêu cực, cũng sẽ tạo nên một cường lực nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần, sẽ càng lúc ăn sâu vào tiềm thức.Lúc đầu, có thể người bện hoàn toàn đủ tỉnh táo để nhận ra cái cớ mình đnag dùng chẳng khác gì một lời nói dối nhưng lâu dần, chính bản thân anh ta cũng bị thuyết phục rằng đó thực sự là nguyên nhân tại sao anh ta không thể thành công.
Chính vì vậy, nếu bạn thực sự quyết tâm và muốn hướng đến thành công thì cần phải bắt tay ngay vào bước thứ nhất – tự tạo ra một loại vắc-xin tiêu diệt tận gốc từng tế bào của căn bệnh nguy hiểm này.
BỐN BIỂU HIỆN CƠ BẢN NHẤT CỦA CĂN BỆNH “ TỰ BÀO CHỮA”
Căn bệnh “tự bào chữa” xuất hiện dưới rất nhiều thể dạng khác nhau , nhưng nguy hiểm nhất chính là việc đổi lỗi cho sức khoẻ, trí tuệ, tuổi tác hoặc sự may rủi để tự biện hộ cho mình. Bây giờ, hãy xem chúng ta có thể bảo vệ mình thoát khỏi những biểu hiện này bằng cách nào.
1. “Nhưng mà sức khoẻ của tôi không được tốt lắm.”
Đổi lỗi cho sức khoẻ có rất nhiều mức độ, nhẹ thì: “Tôi thấy không được khoẻ lắm”, hoặc nặng hơn: “Tôi đang gặp bất ổn ở tim, gan, phổi, não….”.
Cái nguyên cớ “sức khoẻ không tốt” vẫn hàng ngày được sử dụng làm lời bào chữa, mỗi khi ai đó không làm được những gì mình muốn, không dám nhận lãnh những trách nhiệm lớn hơn, không kiếm được nhiều tiền hơn, hay không thể đạt được thành công.
Hàng triệu người trên thế giới hiện đang mắc phải chứng bệnh này, nhưng liệu đây có phải là lý do chính đáng trong đa phần các trường hợp hay không? Bạn có thể nhậ thấy: tất cả những người thành đạt chưa bao giờ dùng sức khoẻ làm cái cớ cho những thất bại của mình.
Hai người bạn của tôi, một nhà vật lý học và một bác sĩ phẫu thuật, đều khẳng định: về mặt thể chất, trên đời này không có ai là hoàn toàn khoẻ mạnh cả. Bất cứ ai cũng mắc phải một thứ bệnh nào đó, dù nhẹ nhất. Chứng bệnh “dựa vào sức khoẻ để bào chữa cho bản thân” này cũng vậy. Không ít người đã bị nó khuất phục, hoặc ít hoặc nhiều. Nhưng những người suy nghĩ tích cực và luôn hướng tới thành công thì không.
Một buổi trưa nọ, sau khi tôi vừa hoàn thành buổi diễn thuyết  ở Cleveland, một anh bạn khoảng 30 tuổi xin gặp riêng tôi vài phút. Sau khi chúc mừng bài thuyết trình rất thành công của tôi, anh buồn bã tâm sự: “E rằng những ý tưởng của ông chẳng thể giúp được gì cho tôi”.
Rồi anh ta tiếp tục: “Ông biết không, những cơn đau tim cứ liên tục hành hạ khiến tôi không thể làm gì được”. Anh bạn trẻ đã đến gặp bốn vị bác sĩ khác nhau nhưng không ai phát hiện ra anh ta có vấn đề gì. Chính vì thế, anh ta muốn xin tôi vài lời khuyên.
Tôi đáp: “Thực ra tôi không có kiến thức gì về tim mạch cả. Nhưng nếu tôi, hay bất cứ một người bình thường nào khác ở vào hoàn cảnh của anh bây giờ thì tôi sẽ làm ngay ba điều. Đầu tiên, tôi sẽ tìm đến một chuyên gia tim mạch giỏi, nhờ ông ấy khám kỹ lưỡng và sẽ nghe theo những chuẩn đoán của ông ấy. Như anh vừa kể, anh đã đi khám những bốn bác sĩ mà không ai chỉ ra được điều gì bất thường ở tim anh cả. Vậy hãy xem như lần thứ năm này là lần kiểm tra cuối cùng. Biết đâu anh đang có một trái tim hoàn toàn khoẻ mạnh thì sao. Còn nếu anh cứ tiếp tục lo lắng, suy nghĩ về nó, rất có thể cuối cùng anh sẽ mắc bệnh tim thật đấy! 
Điều thứ hai tôi khuyên anh, đó là tìm đọc cuốn sách: Hãy sống trọn vẹn từng ngày của Tiến sĩ Schindler. Trong cuốn sách đó, Schindler đưa ra nhận định: cứ bốn bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện thì có ba người mắc phải EII (Emotional Induced Illness – chứng bện gây ra do những cảm xúc thái quá). Hãy thử tưởng tượng xem, ba trong số bốn người đó có thể khoẻ mạnh và chẳng phải nằm viện nếu như họ biết cách kiềm chế và kiểm soát cảm xúc. Anh thử đọc cuốn sách đó để biết cách ‘tự điều khiển cảm xúc’ của chính mình.
Và điều cuối cùng, nói thật với anh, bản thân tôi luôn quyết tâm sẽ sống hết mình cho đến hơi thở cuối cùng”. Đây cũng là lời khuyên chân thành nhất mà vài năm trước tôi nhận được từ một người bạn thật sự. Ông bạn của tôi mắc bệnh lao. Từ lúc đó, ông ấy biết cuộc sống của mình sẽ luôn phải gắn với những buổi chữa trị thường xuyên, những quy định nghiêm ngặt về sức khoẻ. Thế nhưng ông ấy không bận tâm, sợ hãi hay lo lắng gì cả. Ông ấy vẫn lạc quan theo đuổi ngành luật, xây dựng một gia đình hạnh phúc và tận hưởng cuộc sống. Hiện giờ ông ấy đã 78 tuổi. Sau bao năm vất vả trên đường đời, ông ấy đã đúc kết được quan niệm sống cho bản thân mình: “Tôi không bao giờ lo lắng, nghĩ ngợi về chuyện sống hay chết. Một khi vẫn còn sống trên cõi đời này, tôi sẽ sống thật sự, sống hết mình. Bất cứ lúc nào tôi lo lắng về phút lâm chung, đó là lúc tôi đang chết đấy”
Sau đó, tôi đáp chuyến bay tới Detroit. Trên máy bay, tôi lại được chứng kiến câu chuyện thứ hai, một câu chuyện hoàn toàn khác. Khi máy bay vừa cất cánh, tôi bỗng nghe tiếng tíc tắc đâu đó. Hơi giật mình, tôi nhìn sang người đàn ông ngồi ghế bên, vì dường như tiếng động phát ra từ phía anh ta. Anh ta mỉm cười thân thiện, bảo: “À, không phải bom đâu. Tiếng tim tôi đập ấy mà”.
Nhận thấy sự ngạc nhiên pha lẫn nét hoài nghi trên gương mật tôi, anh ta chậm rãi kể cho tôi nghe câu chuyện cuộc đời mình. Trước đó ba tuần, anh ta đã trải qua một cuộc phẫu thuật thay van tim nhân tạo. Anh bảo rằng khi những tiếng tích tắc ấy sẽ không còn nữa. Nghe đến đấy, tôi mới hỏi về những dự định tiếp theo của anh ta. Anh vui vẻ trả lời: “À, tôi có nhiều kế hoạch trọng đại lắm. Khi trở về nhà ở Minnesota, tôi sẽ đăng ký vào trường luật. Tôi hy vọng một ngày nào đó mình có thể làm việc cho chính phủ. Các bác sĩ cho biết sau khi nghỉ dưỡng trong vài tháng, tôi sẽ hoàn toàn khoẻ mạnh trở lại và có thể làm việc như bao người bình thường khác”
Còn rất nhiều trường hợp khác nữa mình chứng về chứng bệnh đổ lỗi cho sức khoẻ. Thực ra tôi là một bệnh nhân tiểu đường đã tiêm đến 5.000 mũi insulin. Các bác sĩ khuyến cáo tôi: “Tiểu đường chỉ là một căn bệnh thể chất mà thôi. Tình trạng tinh thần mới gây hậu quả tôi tệ hơn nhiều. Nếu anh lo lắng, hay suy nghĩ tiêu cực, anh sẽ gặp trục trặc nghiêm trọng đấy”. Kể từ khi biết mình có bệnh, tôi thường tiếp xúc và làm quen với rất nhiều bệnh nhân tiểu đường khác. Tôi sẽ kể các bạn nghe hai câu chuyện hoàn toàn trái ngược nhau. Một người luôn suy nghĩ mình sắp chết mặc dù bệnh tình của anh ta chưa đến mức đáng lo ngại. Vì sợ bị nhiễm trùng, anh ta tránh xa bất cứ ai có triệu chứng sổ mũi dù chỉ mới hắt hơi sơ sài. Sợ bị kiệt sức, anh ta hầu như chẳng dám động tay động chân làm gì cả. Lúc nào anh cũng lo lắng xem điều gì có thể xảy ra tiếp theo. Mọi người xung quanh chán ngán vì suốt ngày phải nghe những lời kêu than, phàn nàn. Thực ra căn bệnh của anh ta chẳng phải là tiểu đường, mà chính là chứng bệnh đổ lỗi cho sức khoẻ  để biện hộ cho sự lười nhác của mình.
Câu chuyện về bị giám đốc khu vực của một công ty xuất bản tầm cỡ thì trái ngược hoàn toàn. Anh ấy bị tiểu đường nghiêm trọng đến nỗi phải tiêm vào người lượng insulin nhiều gấp 30 lần so với anh bạn ở câu chuyện trên. Nhưng anh ấy chẳng bao giờ nghĩ mình đang ốm, luôn làm việc hết mình và tận hưởng cuộc sống. Một ngày nọ, anh ấy nói với tôi: “Bị bệnh như thế này chắc chắn là rất khó chịu và bất tiện rồi. Nhưng tôi không muốn nắm ì một chỗ để suốt ngày lo lắng. Anh biết không, mỗi lần tiêm, tôi lại thầm cảm ơn và cầu nguyện cho những người đã tìm ra isulin đấy”.
John – một trong những người bạn thân nhất của tôi – hiện đang là giảng viên tại một trường đại học danh tiếng. Năm 1945, sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, anh trở về từ Châu Âu và chỉ còn một cánh tay. Thế nhưng John luôn mỉm cười, sẵn sang giúp đỡ người khác, lạc quan không kém bất kỳ người lành lặn nào. Có lần tôi và John nói chuyện rất lâu về tương lai và những trở ngại mà anh ấy sẽ gặp phải trong cuộc sống.
Anh ấy nhún vai, cười: “Mình chỉ mất có một cánh tay thôi mà. Đương nhiên còn hai thì chắc chắn tốt hơn một rồi. Tuy mất đi một cánh tay nhưng tình thần mình không hề nao núng chút nào”.
Bạn đã bao giờ nhìn thấy một tay gôn cừ khôi chỉ có một cánh tay chưa? Vậy mà người bạn của tôi đã làm được điều đó. Một lần, tôi tìm hiểu xem làm cách nào anh ấy đã vượt qau sự mất mát để đạt được nhiều thành tích cao đến mức các tay gôn bình thường khác cũng chỉ mong đánh hay gần bằng anh. Anh chỉ cười và bảo: “À, tôi đã rút ra được một kinh nghiệm đắt giá: nếu có thái độ tích cực, lạc quan thì chắc chắn tôi có thể đánh bại những đối thủ có đầy đủ hai tay nhưng luôn mang thái độ tiêu cực”.
4 điều bạn có thể làm để vượt qua căn bệnh đổ lỗi cho sức khoẻ
Loại vắc-xin tốt nhất chống lại chứng bệnh này bao gồm bốn điều sau:
1.Hãy tránh nhắc đến sức khoẻ của bạn.Việc nói quá nhiều về một căn bệnh, dù chỉ là cảm lạnh thông thường, sẽ khiến bạn cảm thấy càng tồi tệ hơn. Việc nhắc đi nhắc lại về bệnh tật ốm yếu cũng giống như bón phân cho các hạt mầm “tiêu cực” vậy. Hơn nữa, suốt ngày than vãn về sức khoẻ của mình cũng chẳng phải là một thói quen tốt đẹp. Nó khiến mọi người phát chán vì khi đó bạn giống như một kẻ giả vờ, lúc nào cũng muốn mình là trung tâm của vũ trụ. Những người thành đạt luôn biết cách vượt qua xu hướng thông thường đó: họ chẳng bao giờ phàn nàn về bênh tật của mình. Mọi người chỉ có thể (xin cho phép tôi được nhấn mạnh từ có thể ) cảm thông đôi chút khi ai đó suốt ngày kêu ca về bệnh tật và sự ốm yêu của mình, song họ sẽ không bao giờ tôn trọng, hay hết lòng phục vụ những người như vậy cả!
2.Đừng quá lo lắng về sức khoẻ của mình. Tiến sĩ Walter Alvarez, cố vấn danh dự của Bệnh viện Mayo gần đây viết rằng: “Đối với những người suốt ngày chỉ ru rú trong nỗi sợ hã, lo lắng, tôi đã phải khẩn cầu họ hãy rèn luyện cách kiểm soát bản thân hơn nữa. Ví dụ, một người đàn ông cứ khăng khăng bảo rằng túi mật của mình không ổn. mặc dù tám bản phim chụp X-quang chỉ rõ anh ta hoàn toàn khoẻ mạnh. Tôi đã phải cố thuyết phục anh ta thôi không chụp X-quang nữa. Tôi cũng tưng yêu cầu hàng trăm người khác dừng tất cả các xét ngiệm điện tâm đồ vì thực tế là tim họ hoàn toàn bình thường”.
3.Hãy cảm ơn cuộc sống vì bạn còn được khoẻ mạnh đến bây giờ. Có một câu nói đáng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Tôi đã luôn ca cẩm chỉ vì mình có đôi giày lỗi thời cho đến ngày tôi gặp một người không còn chân để được mang giày”. Bởi thế, thay vì kêu ca thàn phiền “cảm thấy bất ổn”, bạn nên vui sướng, hạnh phúc vì mình vẫn khoẻ mạnh, lành lặn vào lúc này. Điều đó sẽ tốt hơn cho bạn rất nhiều. Liều vắc-xin tốt nhất để tránh những cơn đau, bệnh tật đang giày vò, chính là thái độ lạc quan, sự mãn nguyện và lòng biết ơn vì sức khoẻ mà bạn hiện có.
4.Hãy thường xuyên tự nhắc nhở mình “Thà bị mòn còn hơn bị gỉ”. Cuộc sống là của chính bạn, hãy tận hưởng hết mình. Đừng lãng phí cuộc sống bằng những suy nghĩ vẩn vơ về bệnh tật.
2. “Nhưng phải có trí tuệ thì mới thành công được chứ!”
Chứng bệnh đổ lỗi cho trí lức bằng lời than phiền: “Tôi kém thông minh lắm” là rất thường gặp. Bạn có bất ngờ không, nếu biết căn bệnh này phổ biến đến mức 95% những người xung quanh bạn mắc phải, với các cấp độ khác nhau. Khác với nhứng dạng “tự bào chữa” khác, những người mắc bệnh này thường âm thầm chịu đựng. Chẳng mấy ai dễ dàng thừa nhận là mình kém thông minh. Thay vào đó, họ thường cảm nhận nó ở sâu xa bên trong tâm hồn.
Khi nhắc đến năng lực trí tuệ, hầu hết chúng ta thường mắc phải hai sai lầm cơ bản sau:
1. Đánh giá quá thấp trí tuệ của mình.
2. Đánh giá quá cao trí tuệ của người khác.
Chính vì những đánh giá sai lầm như thế mà rất nhiều người gần như xem thường bản thân mình. Họ không thể giải quyết những tình huống khó khăc chỉ vì họ cho rằng mình không đủ trí tuệ để làm được điều đó. Thế nhưng, những người không bận tâm nhiều đến trí thông mình hoặc khả năng tư duy của mình thì luôn hoàn thành tốt công việc.
Thực ra, cách bạn sự dùng trí tuệ khi giải quyết một vấn đề quan trọng hơn nhiều lượng thông minh mà bạn có.
Tiến sĩ Edward Teller, một trong những nhà vật lý lỗi lạc nhất của Hoa Kỳ, khi được hỏi “Liệu một đứa trẻ có nên nỗ lức để trở thành một nhà khoa học không?”, ông đã trả lời: “Để trở thành một nhà khoa học. một đứa bé không cần phải có bộ óc phản xạ nhanh như chớp, không cần một trí nhớ thần kỳ, cũng không cần những điểm số quá cao. Điều duy nhất quan trọng là đứa trẻ đó phải thực sự đam mê khoa học”.
Lòng đam mê, sự nhiệt tình luôn là những là những yếu tố quan trọng trong mọi lĩnh vực, kể cả trong khoa học.
Một người dù chỉ số IQ chỉ là 100 nhưng lúc nào cũng mang thái độ tích cực, lạc quan, sẵn sang hợp tác thì chắc chắn sẽ có mức thu nhập khá hơn, được mọi người cảm phục, tôn trọng nhiều hơn, và cũng sẽ thành công hơn người có chỉ số IQ 120 nhưng lại luôn bi quan, tiêu cực và không có ý muốn hợp tác với mọi người xung quanh.
Chỉ cần có đủ niềm đam mê để thực hiện công việc đến nơi đên chốn – dù đó là việc vặt, hoặc một dự án lớn - ắt hẳn sẽ tốt hơn nhiều so với người có thừa trí tuệ nhưng không biết sử dụng vào việc gì. Khi có đam mê là bạn đã nắm được chắc chắn 95% khả năng thành công.
Trước đây, trong bữa tiệc gặp mặt cựu sinh viên do trường đại học cũ tổ chức, tôi đã gặp lại Chuck, một sinh viên giỏi tốt nghiệp loại ưu. Chúng tôi không liên lạc gì với nhau cả chục năm nay. Tôi nhớ lần cuối cùng gặp nhau, anh ấy đã tâm sự về mục tiêu thành lập và điều hành một doanh nghiệp của riêng mình ở phia tây Nebraska.
Trong bữa tiệc hôm đó, tôi đã hỏi thăm Chuck hiện nay anh ấy đang kinh doanh trong lĩnh vực gì.
Anh ấy thật thà thú nhận: “À, thực ra tôi vẫn chưa tự kinh doanh gì cả. Năm trước trước, thậm chí đến tận năm ngoái, tôi không dám kể cho ai về điều mà tôi sắp chia sẻ với anh…Tôi đã dự trù tất cả khó khăn có thể xảy đến, nghiên cứu về những lý do tại sao một doanh nghiệp nhỏ bị phá sản: “Bạn phải có nguồn vốn dồi dào”; “Bạn phải xác định chính xác chu kỳ kinh doanh”; “ Liệu nhu cầu về loại sản phẩm mà bạn sẽ chào bán có cao không?”; “Liệu ngành kinh doanh tại địa phương có ổn định hay không?” Thực ra có đến 1.001 điều bạn phải lưu tâm.
Và điều khiến tôi bận tâm nhất chính là câu chuyện về những người bạn của tôi từ thời trung học. Dù họ không được lanh lợi lắm, thậm chí vài người trong số đó còn chưa từng học đại học nhưng hiện giờ họ lại rất thành công trong công việc kinh doanh của mình. Còn tôi chỉ ì ạch bám theo sau với công việc của một nhân viên kiểm tra cước phái vận chuyển hàng. Giá như ngày xưa tôi được dạy về cách làm thế nào để lãnh đạo một doanh nghiệp nhỏ đi đến thành công, có lẽ giờ đây tôi đã làm được nhiều điều hơn hẳn!”
 Rõ ràng Chuck rất thông minh nhưng anh ta đã không biết sử dụng trí thông minh của mình một cách đúng hướng để thành công trong kinh doanh.
Tại sao một số người đặc biệt thông minh nhưng vẫn thất bại?
Bao nhiêu năm nay, tôi chơi khá thân với một người có đầy đủ tố chất của thiên tài, một bộ óc siêu việt, người thuộc Phi Beta Kappa. Mặc dù có trí thông minh bẩm sinh tuyệt đỉnh nhưng anh ấy lại là một trong số người ít thành đạt nhất mà tôi biết. Anh ấy có một công việc tàm tạm ( vì sợ gánh trách nhiệm); chưa từng kết hôn ( vì e ngại trước viễn cảnh của hàng loạt cuộc hôn nhân phải kết thúc tại toà án); chỉ có vài người bạn ( vì mọi người đều phát ngán khi chơi với anh ấy). Anh ấy cũng chẳng bao giờ chịu bỏ tiền đầu tư vào bất cứ một lĩnh vực nào ( vì lo sợ sẽ mất tiền). Thay vì sử dụng bộ óc thiên tài của mình để tìm ra con đường dẫn đến thành công, người đàn ông này lại dùng nó để đưa ra những lập luận chứng minh mọi việc rồi sẽ chẳng đi đến đâu.
Chính vì anh ấy để cho ý nghĩ tiêu cực khống chế bộ não của mình nên rốt cuộc hầu như chẳng làm được gì, chẳng cống hiến được gì cho xã hội. Chỉ cần một chút thay đổi trong thái độ hay trong cách suy nghĩ, anh ấy sẽ làm nên nhiều điều vĩ đại, hữu ích. Anh ấy sở hữu một bộ não có thể đem lại thành công vang dội, nhưng lạo thiếu sức mạnh ý chí.
Tôi xin kể thêm một câu chuyện khác về một người bạn mà tôi quen thân đã khá lâu. Anh ấy được tuyển vào quân đội ngay sau khi nhận được bằng tiến sĩ tại một trường đại học hàng đầu New York. Suốt ba năm trong quân ngũ, anh ấy đã làm được gì? Không trở thành một sĩ quan, cũng chẳng phải mọt chuyên viên huấn luyện nhân sự. Trong ba năm liền anh ấy chỉ lái xe tải. Tại sao? Bởi vì trong đầu anh ấy luông ngập đầy những suy nghĩ ngạo mạn một cách tiêu cực về đồng đội lính tráng( “Mình giỏi hơn họ nhiều”), về các phương pháp rèn luyện của quân đội (“Chúng thật ngớ ngẩn”), về kỷ luật quân ngũ (“Những điểu đó dành cho những kẻ ngờ nghệch, không phải cho mình), để rồi tự đay nghiến bản thân (“Mình thật là ngu ngốc khi không thể tìm được cách thoát khỏi cực hình này”).
Những người như anh ta rồi sẽ chẳng được ai tôn trọng. Tất cả những gì anh ta học được đều trở nên vô ích. Chính thái độ tiêu cực đã vô tình biến anh ta thành một kẻ tầm thường.
Hãy nhớ rằng, để giải quyết vấn đề thì cách bạn sử dụng trí thông minh quan trọng hơn nhiều so với lượng trí thông minh bạn có. Ngay cả một tiến sĩ cũng không phải là ngoại lệ của nguyên tắc cơ bản này.
Vài năm trước tôi trở thành bạn thân của Phil F., giám đốc nghiên cứu tiếp thị của một công ty quảng cáo danh tiếng và anh ấy luôn đảm nhiệm tốt vị trí của mình.
Có phải Phil thành công nhờ cào “một bộ óc siêu việt” không? Hoàn toàn không! Thực ta Phil gần như chẳng biết gì về phương pháp nghiên cứu hay các phép toán thống kê. Anh ấy chưa từng tốt nghiệp đại học(mặc dù tất cả nhân viên dưới quyên anh ấy đều là cử nhân). Phil chẳng bao giờ tỏ ra mình an tường tất cả mọi thứ. Vậy điều gì đã giúp Phil kiếm được trên 30.000 đô-la một năm, trong khi không có một cấp dưới nào của nha ấy đạt đến
10.000 đô-la?
Câu trả lời thật đơn giản: Phil là một “kỹ sư con người”. Anh ấy biết tạo cảm hứng cho mọi người trong công việc, đặc biệt những khi họ rơi vào thất vọng hay chán nản. Phil luôn sống hết mình và biết cách khơi dậy lòng đam mê, nhiệt tình nơi người khác. Anh ấy hiểu những gì khiến mọi người e ngại, và anh ấy thật lòng yêu quý họ.
So với một người có chỉ số IQ cao hơn, Phil đáng giá gấp nhiều lần, không phải vì trí tuệ mà vì anh ấy đã biết sử dụng tư duy như thế nào.
Theo thống kê, tại Mỹ cứ 100 người học đại học thì không đến 50 người tốt nghiệp. Tôi rất tò mò về thực trạng này nên đã đến hỏi trưởng ban tuyển sinh của một trường đại học lớn.