Dám Nghĩ Lớn! - Chương 03 - Phần 1

CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG SỰ TỰ TIN VÀ XOÁ BỎ NỖI SỢ HÃI
MỖI KHI PHẢI LO LẮNG MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ, chắc hẳn ai cũng từng được bạn bè an ủi: “Chẳng qua cậu tự tưởng ra mà thôi, không có vấn đề gì đâu. Đừng lo lắng thái quá.”
Họ hoàn toàn có thiện ý khi nói vậy, nhưng cả bạn và tôi đều biết phương thuốc xoa dịu nỗi sợ hãi kiểu như thế không bao giờ đem lại hiệu quả cả. Những lời an ủi, động viên có thể giúp chúng ta quên đi nỗi sợ hãi trong vài phút hoặc may mắn hơn là vài giờ. Nhưng chỉ một câu nói đơn giản “Cậu đang tự tưởng tượng ra đấy mà!” thì không thể nào giúp chúng ta xoá bỏ hoàn toàn nỗi sợ hãi để lấy lại sự tự tin.
Để chế ngự nỗi sợ hãi, trước tiên chúng ta phải thừa nhận sự hiện hữu của nó.
Đa phần mọi nỗi sợ hãi của con người đều do vấn đề về tâm lý mà ra. Sự lo lắng , căng thằng, bối rối hay hốt hoảng đều là sản phẩm của những ý nghĩ tiêu cực và trạng thái rối loạn tâm lý. Nhưng nếu chỉ dừng ở việc tìm ra căn nguyên của nỗi sợ hãi, chúng ta khó lòng loại bỏ nó hoàn toàn. Cũng giống như việc chữa bệnh vậy. Khi bác sĩ phát hiện ra một vết nhiễm trùng trên cơ thể bạn, ông ấy không dừng ở đó, mà sẽ tiếp tục điều trị khi vết thường lành hẳn.
Phương pháp chữa trị truyền thống bằng cách trấn an “bạn-chỉ-tượng-tưởng-ra-mà-thôi” phủ nhận sự tồn tại của nỗi sợ hãi. Trong thực tế, nỗi sợ hoàn toàn có thật. Nó là kẻ thù số một của bắt cứ ai trên con đường vươn tới thành công. Nó ngăn cản bạn nắm bắt các cơ hội, làm cho sức khoẻ của bạn suy giảm, sinh ra bệnh tật, lo lắng, giảm tuổi thọ. Nỗi sợ còn khiến bạn không dám mạnh dạn phát biểu ý kiến của bản thân.
Nỗi sợ hãi – hay cụ thể hơn là sự thiếu chắc chắn, thiếu tự tin, sự bất ổn về mặt tinh thần – là một trong những nguyên nhân lý giải ngày nay chúng ta vẫn phải đối mặt với suy thoái kinh tế. Cũng do nỗi sợ hãi mà hàng triệu người không chạm tay đến thành công, không được tận hưởng một cuộc sống sung túc.
Thực tình mà nói, nỗi sợ hãi có sức mạnh ghê gớm. Bằng nhiều cách, nỗi sợ ngăn cản người ta đạt được những điều mà họ mong muốn trong cuộc sống.
Nỗi sợ hãi, dù ở dạng này hay dạng khác , dù nặng hay nhẹ đều thuộc về chứng bệnh tinh thần. Để chữa trị một chứng bệnh tinh thần, ta phải cần sử dụng những phác đồ cụ thể, được kiểm chứng kỹ càng – giống như cách chữa trị một căn bệnh thể chất.
Tuy nhiên, để chuẩn bị cho cuộc chữa trị, điều đầu tiên bạn phải làm là tập cho mình thói quen phát huy sự tự tin đến mức tối đa. Không một ai sinh ra có sẵn sự tự tin. Điều này cũng đúng với những nhân vật bạn thường ngưỡng mộ (về sự tự tin, điềm tĩnh, về khả năng chế ngự nỗi sợ hãi trong mọi hoàn cảnh). Họ đạt được vị thế xã hội là do biết khai thác, phát huy tất cả sự tự tin mà họ có.
Bạn hoàn toàn làm được như họ. Vâng, chương này sẽ chỉ cho bạn cách làm ấy.
Trong suốt Thế chiến thứ hai, Lực lượng Hải quân Mỹ buộc các tân binh phải biết bơi giỏi hoặc, nếu chưa, họ phải học bơi cho thật giỏi; vì các tướng lĩnh hiểu rõ ràng trong nhiều trường hợp, các thuỷ thủ chỉ có thể sống sót nếu họ biết bơi.
Những tân binh chưa biết bơi buộc phải tham dự các lớp học do Lực lượng Hải quân tổ chức. Tôi dã nhiều lần được tận mắt chứng kiến những buổi tập bơi của họ. Bạn sẽ cảm thấy hài hước khi nhìn thấy những anh chàng cường tráng, khoẻ mạnh, đầy sức sống lại e ngại mấy mét nước. Một trong những bài tập mà tỗi vẫn còn nhớ là các thuỷ thủ được lệnh phải nhảy từ một tấm ván đặt cách mặt nước 2 mét xuống một hồ bơi sâu 2,5 mét, với khoảng nửa tá chuyên gia bơi lội túc trực xung quanh.
Nghĩ một cách sâu xa hơn, đó quả là điều đáng buồn. Nỗi sợ hãi của những chàng trai trẻ đó là hoàn toàn có thể. Họ không hề biết rằng, chỉ cần một cú nhảy xuống bể nước dưới kia là có thể đánh bại hoàn toàn nỗi sợ hãi của họ. Có vài lần tôi đã nhìn thấy vài anh chàng “vô tình” bị đẩy xuống khỏi tấm ván, kết quả là họ đã hoàn toàn chế ngự được nỗi sợ hãi!
Sự việc xảy ra đã chứng minh một điều: chỉ có hành động mới có thể giúp chúng ta chế ngự nỗi sợ hãi. Càng do sự, thiếu quyết đoán, trì hoãn thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho nỗi sợ ngày càng lớn dần.
Hãy chép ngay vào cuốn sổ tay “những nguyên tắc để thành công” của bạn: chỉ có hành động mới giúp ta chế ngự được nỗi sợ hãi.
Thực tế đã chứng minh nguyên tắc này là hoàn toàn đúng đắn. Vài tháng trước, một người đàn ông tầm 40 tuổi, là quản lý kinh doanh cho một tập đoàn bán lẻ khổng lồ, đã đến gặp tôi trong tâm trạng lo lắng.
Ông ấy kể: “Tôi lo lắm. Chắc tôi sắp mất việc đến nơi rồi. Tôi biết thời gian của mình ở công ty này chỉ còn tính bằng ngày nữa thôi”.
Rất ngạc nhiên, tôi hỏi: “Tại sao lại thế? Chuyện gì đã xảy ra vậy?”
“Mọi việc đều chẳng ra sao cả. So với cùng kỳ năm ngoái, doanh số của bộ phận tôi giảm tới 7%. Điều này càng tệ hơn vì doanh số của cả cửa hàng vẫn tăng ở mức 6%. Tất cả là do tôi đã đưa ra vài quyết định thiếu khôn ngoan. Rất nhiều lần tôi bị giám đốc kinh doanh gọi lên khiên trách, vì chỉ riêng bọ phận tôi không theo kịp tiến độ của cả công ty.
Tôi chưa bao giờ cảm thấy tồi tệ đến thế. Hình như tôi đang đánh mất dần dự nhạy bén của mình. Mọi người xung quanh đều nhận thấy điều đó: từ những nhân viên bán hàng dưới quyền đến trợ lý của tôi, và đương nhiên cả các uỷ viên trong hội đồng quản trị nữa. Cách đây vài ngày, trong cuộc họp các quản lý chủ chốt của công ty, một đồng nghiệp thậm chí còn đề nghị chuyển một số nhân viên của tôi sang cho anh ta phụ trách, vì theo anh ta: “làm như vậy sẽ tạo được lợi nhuận lớn hơn cho cửa hàng”. Nói thật, tôi cảm thấy mình như người đang chết đuối trong khi hàng ngàn kẻ cơ hội chỉ đứng đó xem tôi đang chìm dần”.
Người quản lý đó tiếp tục kể lể, nhấn mạnh vào tình trạng khó khăn, khổ sở hiện thời của mình. Cuối cùng, không đủ kiên nhẫn nữa, tôi đành phải cắt ngang: “Vậy ông đã làm gì để thoát khỏi tình trạng đó? Ông đã cố gắng làm gì để mọi việc tốt hơn chưa?”.
 
Ông ta ngập ngừng: “Chẳng thể nào làm được gì hơn nữa đâu! Thôi thì cứ hy vọng vào những điều tốt đẹp sẽ đến vậy”.
“Ngay vào lúc này, ông có thực sự nghĩ rằng chỉ cần hy vọng thôi là đủ?” Rồi không đợi ông ấy trả lời, tôi hỏi tiếp: “ Tại sao ông không làm gì để biến những hy vọng đó thành sự thật?”.
Ông ta suy ngẫm một lát rồi nói: “xin ông cứ tiếp tục. Tôi nên làm gì bây giờ?”.
“Ở vào hoàn cảnh của ông, tôi nghĩ, có hai việc nên làm. Đầu tiên là ngay chiều nay, ông hãy bắt tay vào việc tìm cách tăng doanh số bán hàng của bộ phận mình lên. Chúng ta cần phải đối mặt với khó khăn. Chắc chắn phải có một lý do nào đó khiến cho doanh số bán hàng ngày càng giảm. Phải tìm ra lý do cho bằng được! Có lẽ, ông nên mở một đợt giảm giá thật hấp dẫn nhằm tiêu thụ hết đống hàng tồn kho, và sau đó nhập thêm những mặt hàng mới có giá trị cao hơn. Hoặc ông có thể thay đổi cách bài trí cửa hàng, hay khích lệ nhân viên làm việc nhiệt tình hơn. Tôi không thể nói chính xác điều gì sẽ giúp tăng doanh số, nhưng chắc chắn phải có cách! Ông cũng nên gặp riêng giám đốc kinh doanh. Có thể ông ấy đang định sa thải ông nhưng nếu ông trình bày về những khó khăn đang gặp phải, xin ông ấy một lời khuyên để giúp thoát khỏi tình trạng hiện giờ, chắc chắn ông ấy sẽ sẵn sang. Tin tôi đi, một khi giám đốc nhận ra ông đang nỗ lực để cải thiện tình hình, ông ấy sẽ cho ông thêm thời gian. Hơn nữa, ông ấy cũng thừa hiểu rằng công ty sẽ phải bỏ ra một khoản không nhỏ, nếu muốn tìm người thay thế một quản lý có kinh nghiệm như ông.
Sau khi tìm được hướng giải quyết hợp lý nhất, hãy đốc thúc các trợ lý của mình triển khia ngay kế hoạch mới. Hãy chấm dứt cách xử sự như một kẻ bại trận. Hãy để cho mọi người xung quanh biết là ông hoàn toàn có thể vượt qua khó khăn này.”
Nghe đến đây, vị quản lý tươi tỉnh hẳn lên. Ông ấy hỏi tiếp: “Ông nói có hai việc tôi nên làm. Vậy việc thứ hai là gì?”.
“Việc thứ hai có thể coi như một phương án dự phòng. Ông đánh tiếng cho hai hoặc ba đối tác thân thiết nhất của mình biết là ông đang nghĩ tới việc chuyển sang làm cho một cửa hàng khác, tất nhiên là phải có thu nhập khá hơn chỗ làm hiện nay.
Tôi nghĩ, sau khi ông đã thực hiên những chiến lược mới giúp tăn doanh số của bộ phận thì phương án dự phòng có thể không cần thiết. Nhưng biết đâu đấy, dù sao có một hay hai phương án vẫn tốt hơn. Phải nhớ rằng: một người đang đi làm muốn tìm một công việc khác sẽ dễ hơn hàng chục lần so với một người thất nghiệp đang muốn tìm việc làm.”
Không lâu sau đó, chính vị quản lý từng-gặp-rắc-rối ấy gọi lại cho tôi.
Ông hồ hởi thông báo: “Khi quay trở lại công ty, tôi đã tiến hành hàng loạt thay đổi, trong đó thay đổi quan trọng nhất có liên quan đến các nhân viên bán hàng của tôi. Trước đây, tôi chỉ tổ chức họp nhân viên một tuần một lần, nhưng bây giờ sáng nào chúng tôi cũng họp vào đầu giờ. Cách làm đó đã khơi dậy sự nhiệt tình, lòng đam mê công việc nơi họ. Tôi đoán rằng, một khi họ cảm thấy tôi đang cố gắng cải thiện tình hình, họ cũng sẵn sàng giúp đỡ tôi hết lòng. Tất cả những gì họ chờ là một tín hiệu thay đổi từ phía tôi mà thôi!
Tôi tin mọi việc rồi sẽ ngày càng tốt đẹp hơn. Tuần trước doanh số của chúng tôi đã cao hơn cùng kỳ năm ngoái, thậm chí còn cao hơn doanh số trung bình của cửa hàng.
À, tiện đây tôi cũng muốn thông báo cho ông một tin vui nữa. Về phương án dự phòng, sau khi nghe ông khuyên như vậy, tôi đã gợi ý và nhận được hai lời mời làm việc với mức lương khá cao. Tôi rất vui nhưng vẫn từ chối cả hai, bởi mọi việc ở đây đang trở lại như xưa rồi”
 
Rõ ràng một điều: khi chúng ta phải đối mặt với khó khăn, nếu không làm gì để thoát khỏi tình trạng đó thì chúng ta sẽ chỉ mãi đứng trong vũng bùn mà thôi. Hy vọng là điểm khởi đầu, nhưng cần phải có hành động để biến hy vọng thành sự thật.
Hãy luôn ghi nhớ để áp dụng nguyên tắc này. Mỗi khi bạn gặp khó khăn, dù lớn hay nhỏ, hãy luôn giữ tinh thần thật vững vàng. Sau đó, hãy tự hỏi xem mình cần làm gì để chế ngự nỗi sợ hãi đó?
Trước tiên hãy cô lập nỗi sợ hãi của bạn. Sau đó tìm ra cách thích hợp nhất để loại bỏ nó. Dưới đây là ví dụ về một vài nỗi sợ thường gặp và những cách để chế ngự chúng:
NỖI SỢ HÃI CÁCH CHẾ NGỰ
 
1. Cảm thấy xấu hổ vì vẻ ngoài của mình.
 
Hãy cải thiện vẻ ngoài của mình bằng cách đến một tiệm cắt tóc hoặc một thẩm mĩ viện. Hãy đánh giầy; giặt ủi quần áo thẳng nếp. Nhưng điều quan trọng nhất là hãy cư xử thật duyên dáng. Điều đó còn đem lại hiệu quả lớn hơn nhiều so với việc chưng diện quần áo mới.
  
2.Lo sợ sẽ để  mất  một khách hàng quan trọng.
 
Hãy làm việc chăm chỉ gấp đôi, chăm sóc khách hàng đó tốt hơn. Hãy sửa chữa ngay những lỗi lần đã khiến khách hàng mất lòng tin ở bạn
 
3. Sợ thi trượt. Thay vì lo lắng, hãy dành thời gian để ôn bài thật kỹ.
 
4. Sợ mọi thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của mình.
 
Thay vì sợ hãi, hãy xoa dịu sự lo lắng của những người khác, và tĩnh tâm để có sự thư thái.
  
5. Sợ gặp phải những tại nạn  ngoài tầm kiểm  soát, như thiên tai hoặc trục trặc chuyến bay.
 
Hãy hướng sự chú ý của mình vào những việc khác, ví dụ: nhổ cỏ ngoài vườn, nô đùa với lũ trẻ, hay xem một bộ phim hay.
  
6. Lo sợ về  những điều mà mọi người suy nghĩ và nói về bạn.
 
Hãy bảo đảm những việc bạn định làm là hợp lý. Sau đó thực hiện chúng, đừng do dự. Được mọi người bàn tán cũng tốt, vì chẳng ai bỏ công sức ra làm những việc mà người khác không thèm để ý đến.
 
7. Lo sợ khi đầu tư hay mua nhà.
 
Hãy phân tích mọi khía cạnh. Sau đó, hãy thật quyết đoán. Một khi đã quyết định rồi, hãy kiên định với suy nghĩ của mình. Hãy tự tin vào sự phán đoán của chính mình.
 
8. Sợ con người nói chung.
 
Hãy luôn giữ một khoảng cách tương đối với họ và hãy nhớ rằng: mọi người xung quanh bạn cũng là con người như bạn mà thôi.
 
Hãy làm theo hai bước sau, nếu bạn muốn chế ngự nỗi sợ hãi được sự tự tin cho mình:
1. Hãy cô lập sự sợ hãi của bạn. Hãy trói chặt nó. Xác định chính xác điều đang khiến bạn lo sợ là gì.
2. Sau đó hãy hành động. Từng nỗi sợ hãi đều có một phương pháp thích hợp để chế ngự.
 
Và hãy ghi nhớ một điều: sự do dự chỉ làm nỗi sợ hãi ngày càng lớn thêm. Hãy thật quyết đoán và hành động ngay lập tức!
Thiếu tự tin trầm trọng có thể khiến trí nhớ của bạn trở nên rối loạn và phức tạp.
Bộ não của bạn giống như một ngân hàng. Những suy nghĩ sản sinh ra hàng ngày sẽ được ký gửi trong “ngân hàng tâm trí”. Các suy nghĩ dồn lại ngày càng nhiều, trở thành trí nhớ của bạn. Khi bạn có việc gì đó cần nghĩ ngợi hoặc khi bạn đối mặt với khó khăn, bạn sẽ tìm đến ngân hàng đó: “Tôi đã có kinh nghiệm gì về chuyện này?”.
Ngân hàng này sẽ tự động cung cấp cho bạn hàng loạt thông tin về những tình huống tương tự mà bạn từng trải qua trước đây. Khi đó, trí nhớ của bạn sẽ đóng vai trò như một nhà cung cấp chất liệu để dựa vào đó, bạn có thể sản sinh ra những ý tưởng mới.
Viên thủ quỹ của “ngân hàng tâm trí” rất tận tuỵ, đáng tin cậy. Anh ta không bao giờ lừa dối bạn. Nếu một lúc nào đó bạn đến tìm anh ta và hỏi: “Này anh bạn, hãy cho tôi hoàn toàn kém cỏi so với những người khác”, ngay lập tức anh ta sẽ trả lời: “Có ngay đây, thưa ông chủ. Hãy nhớ xem hai lần trước ông đã thất bại như thế nào? Ông có nhớ thầy giáo năm lớp 6 đã bảo ông không có khả năng làm được bất cứ điều gì không? Ông có nhớ những điều ông vô tình nghe được từ các đồng nghiệp của ông không?...”
Cứ như thế, viên thủ quỹ sẽ đào sâu từng ngóc ngách trong tâm trí bạn, tìm ra hàng loạt ký ức bạn đã gửi ở ngân hàng, để chứng minh bạn hoàn toàn thua kém những người khác.
Nhưng nếu như câu hỏi của bạn là: “Anh bạn, tôi cần đưa ra một quyết định cực kỳ khó khăn. Hãy giúp tôi vững tin hơn nào!”.
Viên thủ quỹ sẽ nhanh chóng trả lời: “Có ngay, thưa ông chủ”. Nhưng lần này, những ý tưởng mà anh ra cung cấp cho bạn sẽ là những việc mà trước đây bạn đã từng thành công! “Hãy nhớ lại trước đây khi gặp phải tình huống tương tự, ông đã xử lý tốt như thế nào…Ông có nhớ ông Smith đã từng tin tưởng ông như thế nào, hãy nhớ lại xem bạn bè đã từng khen ngợi, ngưỡng mộ ông ra sao? Và,…”
Viên thủ quỹ của bạn luôn đáp ứng đầy đủ và chính xác những yêu cầu mà bạn đưa ra. Anh ta sẽ giúp bạn nhớ
lại những gì bạn muốn – vì xét cho cùng, đấy là ngân hàng của bạn mà.
Dưới đây là hai điều cực kỳ hữu ích nếu bạn muốn xây dựng sự tự tin, bằng cách quản lý và hiệu quả “ngân
hàng tâm trí” của mình.
1. Hãy chỉ giữ lại những suy nghĩ tích cực, đưa vào “ngân hàng tâm trí” của mình. Thành thực mà nói: bất cứ ai cũng từng gặp phải không ít tình huống khó khăn, bối rối, dễ nản lòng. Nhưng cách những người thành công và không thành công đối mặt với chúng thì hoàn toàn trái ngược nhau. Những người không thành công lúc noà cũng bị ám ảnh bởi những tình huống đó, luôn miệng than vãn về chúng. Họ lẩn trốn trong bối rối và khiên chúng ngày càng hằn sâu trong tâm trí mình để rồi họ phải trằn trọc hàng đêm.
Nhưng hành động của những người thành công và tràn đầy tự tin thì ngược lại. Họ luôn tâm niệm rằng “Đừng nghĩ về những tình huống nằm ngoài mong muốn.” Thay vào đó, họ luôn suy nghĩ về những điều lạc quan hơn.
Hãy thử tưởng tượng, nếu mỗi sáng trước khi đi làm, bạn đổ đầy nước bẩn vào két nước giải nhiệt động cơ xe hơi thì liệu chiếc xe của bạn có thể chạy tốt được không? Nếu bạn cứ làm như vậy, dù máy có tốt đến đâu, chiếc xe sẽ sớm bị trục trặc mà thôi. Tương tự như vậy, việc lưu trữ hàng đống suy nghĩ tiêu cực, không thoải mái trong đầu sẽ bào món tâm trí bạn qua từng ngày, sẽ tạo ra sự lo lắng, thất vọng và cảm giác yếu kém. Chúng khiến bạn không biết làm gì tiếp theo, mà chi có thể đứng ngoài nhìn mọi người tiến lên.