Dám Nghĩ Lớn! - Chương 09 - Phần 1

CHƯƠNG 9:

SUY NGHĨ ĐÚNG ĐẮN VỀ NGƯỜI KHÁC
Dưới đây là một nguyên tắc cơ bản để đạt được thành công. Hãy khắc sâu vào tâm trí bạn rằng thành công của bạn phụ thuộc vào sự ủng hộ và giúp đỡ của những người xung quanh.
Hãy xem xét một ví dụ sau: một vị giám đốc cần phải có các nhân viên để thực hiện mệnh lệnh của ông ấy. Nếu công việc không chạy, chủ tịch hội đồng quản trị sẽ cách chức giám đốc, chứ không phải là nhân viên của ông ấy. Một người bán hàng cần khách hàng đến mua. Nếu họ không mua, anh ta thất bại. Cũng như vậy, trưởng khoa của trường đại học cần sự cộng tác của các giáo sư để tiến hành chương trình giảng dậy của mình; một chính trị gia cần cử tri bỏ phiếu cho mình; một nhà văn cần độc giả sẵn sàng bỏ tiền ra mua tác phẩm mới của mình. Một người quản lý cả dãy của hàng chỉ có thể làm tốt công việc nếu công nhân dưới quyền chấp nhận sự lãnh đạo của anh ta, và khách hàng chấp nhận chương trình bán hàng của anh ta.
Trong lịch sử, từng có một số kể chiếm đoạt quyền lực thông qua chiến tranh, bạo lực và họ duy trì quyền hành bằng bạo lực. Nhưng thời nay, hãy nhớ rằng mọi người hoặc sẽ giúp đỡ bạn hết mình, hoặc không hỗ trợ bạn gì cả (bạn không thể ép buộc họ).
Đã đến lúc đặt ra câu hỏi: “Tôi thừa nhận cần có sự tương thuộc với người khác để có được thành công, nhưng tôi phải làm gì để khiến họ ủng hộ và chấp thuận sự lãnh đạo của tôi?”
Câu trả lời chỉ gói gọn trong một cụm từ: hãy nghĩ đúng về mọi người. Nghĩ đúng đắn về người khác, rồi họ sẽ yêu mến và giúp đỡ bạn. Chương này sẽ giải thích tại sao lại như vậy.
Mỗi ngày, trên thế giới, cảnh tượng sau đây được lặp đi lặp lại hàng ngàn lần:
Một nhóm người hay một hội đồng đang họp với mục đích là xem xét, để cử ai là người được thăng tiến, được giao một nhiệm vụ mới, được tham gia vào câu lạc bộ hay được vinh danh, hay bầu ra vị chủ tịch mới của công ty, một vị giám sát mới hay một nhà quản lý bán hàng mới. Một cái tên, F. chẳng hạn, được xướng lên. Vị chủ tịch hỏi: “Mọi người nghĩ sao về anh F.?”.
Hàng loạt nhận xét được nêu ra. Vài người sẽ nhận xét tốt như: “Anh ta khá đấy. Mọi người ở đó nói rất tốt về anh ta. Anh ta cũng có nền tảng kỹ thuật tốt nữa.”, hoặc “ F. hả? Ồ! Anh ta là một người khéo léo đấy, rất để tâm đến mọi người. Tôi nghĩ anh ta phù hợp với nhiệm vụ mới”.
Nhưng vài người khác lại nhận xét rất tiêu cực, thiếu thiện cảm như: “Tôi nghĩ chúng ta phải xem xét kỹ trường hợp này. Anh ta có vẻ không hòa hợp lắm với mọi người”, hoặc “Tôi biết anh ta có nền tảng kỹ thuật và trình độ học vấn cao, tôi không băn khoăn về năng lực của anh ta, nhưng tôi lo lắng về sự ủng hộ từ phía nhân viên, vì dường như anh ta không được tôn trọng”.
Sau đây là một kết luận khác thường mà chúng tôi ghi nhận được: có đến 9 trong 10 trường hợp, yếu tố “được yêu mến” được nhắc đến đầu tiên. Ở vài trường hợp đặc biệt khác, yếu tố “được yêu mến” cũng được đánh giá cao hơn hẳn yếu tố về khả năng, trình độ.
Thực sự được ghi nhận nói trên hoàn toàn đúng cả trong việc chọn giảng viên cho vị trí giáo sư của trường đại học. Tôi đã từng tham gia vào nhiều buổi họp để chọn ra một giảng viên cho khoa. Khi một cái tên được đưa ra, điều mà hội đồng cân nhắc kỹ lưỡng nhất là: “Liệu sinh viên có yêu mến anh ta không?”, hoặc “Liệu anh ta có thể hòa đồng với các nhân viên khác không?”
Điều đó là không công bằng? Không có tính chất kinh viện? Không phải. Nếu một người không được yêu mến, thật khó để anh ta làm việc với sinh viên đạt hiểu quả tối ưu.
Hãy ghi nhớ điều này: Không phải một người được kéo lên vị trí cao hơn, mà anh ta được nâng lên. Trong thời đại ngày nay, không ai có thời gian và lòng kiên nhẫn để kéo ai đó lên từng bước trên nấc thang sự nghiệp. một cá nhân được chọn bởi kết quả, thành tích làm việc của anh ta, khiến cho anh ta vượt trội hơn hẳn so với mọi người.
Chúng ta nâng lên vị trí cao hơn là nhờ vào những người biết rõ chúng ta đã từng yêu mến, đối xử tốt với mọi người xung quanh như thế nào. Mỗi ý kiến của người thân quen sẽ nâng bạn cao lên một chút. Được-yêu-mến giúp bạn dễ dàng được nâng lên hơn.
Những người thành công thậm trí còn lên hẳn kế hoạch để thân thiện với mọi người. Còn bạn thì sao? Bạn sẽ nhạc nhiên khi biết có rất nhiều người thành đạt từng lên kế hoạch cụ thể, rõ rang được viết cẩn thận trong mục tiêu tạo sự thân thiện, yêu mến mọi người. Hãy cùng xem xét trường hợp của tổng thống Lyndon Johnson. Rất lâu trước khi trở thành Tổng thống, Lyndon – trong quá trình rèn luyện khả năng thuyết phục đáng kinh ngạc của mình-đã đưa ra “công thức” gồm 10 nguyên tắc tạo nên thành công. Các nguyên tắc ấy không hề cao siêu, ngay một người quan sát hững hờ nhất cũng có thể nhận biết, đã được ông áp dụng trong từng hành động của mình:
1. Hãy học cách nhớ tên mọi người. Nếu bạn thực hiện không hiệu quả việc này, điều đó chứng tỏ bạn không quan tâm đến họ
2. Hãy là một người thật thoải mái, nhờ vậy bạn sẽ không bị căng thẳng. Hãy là một người không phải lo lắng gì cả.
3. Tự dành cho mình thời gian nghỉ ngơi, thư giãn thực sự để mọi việc không làm bạn phải rối trí.
4. Không tự cao tự đại. Hãy cẩn thận tránh xa những ấn tượng mà bạn biết rõ chẳng tốt đẹp gì.
5. Tự trau dồi bản thân để mọi người thấy rằng hợp tác với bạn là điều dáng làm.
6. Xóa bỏ những “hạt sạn” trong tính cách của mình, đôi khi có những điều mà bạn chưa kịp nhận biết.
7. Bằng sự trung thực, hãy chân thành hàn gắn mọi hiểu lầm mà bạn đã hoặc đang gặp phải. hãy xóa bỏ hoàn toàn mọi lời kêu ca, than phiền.
8. Học cách yêu mến mọi người cho đến khi bạn thật sự yêu quý họ.
9. Đừng bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để nói lời chúc mừng thành công của người khác, hoặc thể hiện sự đồng cảm với thất vọng, nỗi buồn của họ.
10. Hãy mang lại sức mạnh tinh thần cho mọi người, và mọi người sẽ trả lại cho bạn sự yêu mến chân thành.
Việc áp dụng 10 nguyên tắc “Yêu mến mọi người” rất đơn giản vô cùng hiệu quả này đã giúp Tổng thống Johnson tạo được lòng tin và nhận được đa số phiếu bầu của dân chúng đồng thời nhận được sự ủng hộ nhiều hơn trong Quốc hội. Nói cách khác, khi áp dụng 10 nguyên tắc, Tổng thống Johnson dễ dàng có cơ hội thăng tiến hơn.
Những người quan trọng, những người ở vị trí dẫn đầu trong mọi lĩnh vực (nghệ thuật, khoa học hay chính trị) luôn tìm cách hòa đồng và yêu quý mọi người. Họ luôn cố gắng trở thành người thực sự dễ mến.
 
Nhưng đừng bao giờ mua bán tình bạn. Tình bạn hoàn toàn không phải là thứ đem ra đổi chác. Tặng quà là một thói quen tốt nhưng chi thật sự tuyệt vời nếu món quà đó xuất phát từ sự chân thành và yêu mến đối với người bạn tặng quà. Nếu không có sự chân thành, món quà đó chẳng khác nào một sự “trả lễ” hoặc “hối lộ” không hơn không kém.
Năm ngoái, vài ngày trước lễ Giáng sinh, tôi trò chuyện với một giám đốc công ty xe tải tầm trung trong văn phòng của ông ấy. Lúc chuẩn bị ra về, một nhân viên giao hàng đem đến một món quà cho giám đốc. Đó là một thức uống có cồn đến từ một xí nghiệp lắp đặt bánh xe ở địa phương. Ông bạn tôi tức giận ra mặt, lạnh lùng yêu cầu nhân viên giao trả cho người đã gửi.
Khi người giao hàng đã ra khỏi văn phòng, vị giám đốc nhanh chóng giải thích với tôi: “Anh đừng hiểu nhầm.Thực ra tôi rất thích tặng và nhận quà ấy chứ”.
Sau đó ông ấy kể tên một số món quà mà ông nhận được từ những người bạn làm ăn của mình nhân dịp Giáng sinh.
“Nhưng khi một món quà chỉ nhằm mục đích có được thương vụ làm ăn với chúng tôi, một món quà hối lộ quá lộ liễu như món quà vừa rồi, tôi không còn muốn nhận một chút nào. Tôi đã không làm ăn với doanh nghiệp đó từ 3 tháng trước, vì họ không hoàn thành công việc đúng kế hoạch và tôi cũng không thích các nhân viên của họ.Anh chàng bán hàng của họ cứ gọi điện cho tôi suốt.
Tuần trước, tôi đã nổi cáu với người bán hàng đó khi hắn đến tận đây, trơ tráo nói với tôi: “Thực sự chúng tôi rất mong được tiếp tục công tác với quý công ty. Tôi sẽ yêu cầu ông già Noel khoản đãi hào phóng với ông vào mùa Giáng sinh năm nay”. Tôi biết, nếu tôi không gửi lại món quà họ tặng, lần tới khi gặp tôi, câu đầu tiên mà anh ta sẽ nói là: “Tôi cá là ông rất thích mon quà”.
Tình bạn không dùng để trao đổi, mua bán. Nếu bạn có ý định mua bán tình bạn, bạn sẽ thất bại ở ít nhất hai điểm:
1. Bạn sẽ tiêu phí tiền bạc một cách vô ích.
2. Bạn sẽ bị những người xung quanh coi thường.
Hãy luôn chủ động làm quen và xây dựng tình bạn với mọi người- đó là cách những người thành đạt luôn tuân thủ. Chúng ta dễ dàng tuân theo thói quen ích kỷ, bằng cách tự nhủ: “Hãy để anh ta bắt đầu trước”, “Cứ để cho họ gọi cho chúng ta trước”, “Cứ để cô ấy nói trước xem sao”.
Nếu bạn cứ mặc nhiên cho người khác loay hoay xây đắp mối kết giao với bạn, bạn sẽ không bao giờ có được nhiều bạn hữu.
Sự chủ động tìm hiểu người khác, thực ra, là một đặc điểm của khả năng lãnh đạo. Nếu sau này bạn được làm việc trong một nhóm lớn, hãy chú ý đến một điều vô cùng quan trọng: người đóng vai trò quan trọng nhất là người chủ động nhất trong việc giới thiệu bản thân mình với mọi người.
Thông thường những người quan trọng sẽ luôn tiến về phía bạn, bắt tay và nói: “Xin chào, tôi là Jack R.”. Hành động này cho thấy ông ấy là một người quan trọng, vì ông ấy luôn luôn mở rộng mối quan hệ.
Bạn đã bao giờ để ý rằng, hầu hết mọi người đều im lặng khi chờ thang máy. Trừ khi họ đứng cùng với những người quen, hầu hết mọi người chẳng bao giờ nói dù chỉ một câu ngắn với người bên cạnh. Một ngày nọ, tôi quyết định làm một thí nghiệm nhỏ. Hôm đó tôi bắt chuyện với một người lạ cũng đang chờ thang máy. Tôi quan sát phản ứng của anh ta 25 lần liên tiếp, và cả 25 lần liên tiếp đó tôi đều nhận được những phản hồi rất thân thiện và tích cực.
 
Ngày nay, việc tự nhiên bắt chuyện với một người lạ có thể bị coi là thiếu lịch sự, nhưng thực ra hầu hết mọi người đều thích được bắt chuyện. Khi bạn nói chuyện và khen gợi ai đó, bạn sẽ khiến họ cảm thấy vui hơn. Ngược lai, điều đó cũng giúp bạn cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn nhiều. Những khi bạn nói những điều thú vị, tích cực với một người, bạn cũng cảm thấy điều tương tự đến với mình. Hành động đó cũng giống như bạn làm nóng động cơ xe hơi trong mùa đông giá lạnh vậy.
Sau đây là 6 cách kết bạn với mọi người, chỉ cần bạn chủ động một chút:
1. Tự giới thiệu với bản thân mình với mọi người bất cứ khi nào có cơ hội - ở các bữa tiệc, các buổi họp mặt, trên máy bay, tại cơ quan, nói chung là tất cả mọi nơi.
2. Hãy chắc chắn mọi người nghe rõ họ tên của bạn.
3. hãy chắc chắn rằng bạn phát âm tên người khách đúng theo cách họ phát âm.
4.     Hãy ghi lại tên của mọi người, thật chính xác. Mọi người đều coi trọng họ tên của mình được phát âm đúng và đánh vần chuẩn. Nếu có thể hãy cả địa chỉ và số điện thoại của họ.
5.     hãy gửi một mẩu giấy nhắn tin hay gọi điện cho những người mới quen – mà bạn mong muốn kết thân sâu hơn. Điều này rất quan trọng. Hầu hết những người thành công đều gọi điện hay nhắn tin cho những người bạn
mới của mình.
6. Điều cuối cùng và không kém phần quan trọng, hãy nói những điều thật tích cực trước mặt người lạ. Điều này sẽ giúp bạn thêm phần sôi nổi, hăng hái.
Nếu bạn áp dụng được cả 6 nguyên tắc trên, tức là bạn đã suy nghĩ đúng đắn về con người. Trên thực tế, đa phần những người bình thường đều không nghĩ được như vậy. Một người “bình thường” không bao giờ tự giới thiệu về mình. Anh ta luôn chờ người khác chủ động làm quen trước.
Hãy chủ động. Hãy hành động như những người thành đạt. Hãy thay đổi cách giao tiếp với mọi người. Đừng bẽn lẽn hay ngượng ngùng gì cả. Đừng sợ mình sẽ trở nên kì cục trong mắt mọi người. Hãy tìm hiểu người khác, chắc chán họ cũng muốn biết rõ về bạn.
Gần đây, tôi cùng một người bạn được yêu cầu xem xét sơ bộ một ứng viên cho vị trí bán hàng công nghiệp. Chúng tôi nhận ra Ted, ứng viên, có khả năng phẩm chất tốt. Anh ta đặc biệt thông minh, ngoại hình ưa nhìn và có vẻ là người có tham vọng.
Nhưng có một điểm khiến tôi phải loại Ted, ít nhất là trong khoảng thời gian trước mắt. Nhược điểm lớn của Ted chính là: anh ấy đòi hỏi mọi người khác đều phải hoàn hảo. Ted khó chịu về những điều rất nhỏ nhặt, như lỗi ngữ pháp, vứt thuốc lá bừa bãi, khiếu phẩm mỹ kém và nhiều điều khác nữa.
Ted rất ngạc nhiên khi nghe chúng tôi nhận xét về nhược điểm đó của anh ấy. Nhưng Ted khao khát tìm được công việc lương cao, anh ấy hỏi chúng tôi liệu có cách nào để giúp khắc phục điểm yếu đó hay không.
Chúng tôi đã đưa ra cho anh ấy ba gợi ý:
1.     Hãy thừa nhận sự thật rằng không ai hoàn hoản cả. Có một vài người có vẻ đặc sắc hơn những người khác, nhưng chẳng có ai hoàn toàn tuyệt hảo. Một đặc điểm con người nhất là ai cũng mắc phải thiếu sót, mọi người ít nhiều cũng có thiếu sót này nọ.
2. Hãy thừa nhận rằng mọi người có quyền được khác với bạn. Đừng bao giờ áp đặt đối với bất cứ ai về bất cứ điều gì. Đừng bao giờ khó chịu với người khác chỉ vì họ có thói quen khác bạn, chỉ vì họ thích những bộ quần áo khác, theo tôn giáo, đảng phái khác và thích loại xe hơi khác. Bạn không cần phải đồng ý với họ nhưng bạn cũng không được khó chịu về sự khác biệt.
3. Đừng bao giờ trở thành nhà cải tổ tất cả mọi thứ. Hãy thêm suy nghĩ “hãy sống và hãy tôn trọng sự vật như nó vốn có” vào triết lý sống của bạn. Hầu hết mọi người đều không thích bị nhận xét “bạn sai rồi!” Bạn có quyền đưa ra những quan điểm của bạn, nhưng tốt hơn hết hãy giữ nó cho riêng mình.
 
Ted đã cố gắng và chú tâm vào làm theo những gợi ý trên. Vài tháng sau, anh ấy trở nên khác hoàn toàn. Bây giờ anh ấy đã biết chấp nhận mọi người bằng con người thật của họ. Không có ai hoàn hảo tốt và cũng không có ai xấu hoàn toàn cả.
Anh ấy cho biết thêm: “Không những thế, những điều trước kia làm tôi thấy khó chịu bây giờ lại trở nên cực kỳ thích thú. Cuối cùng tôi đã hiểu ra rằng, mọi người đều giống nhau và hoàn hảo một cách tuyệt đối thì thế giới này sẽ trở nên buồn tẻ đến mức nào?”
Nếu chúng ta biết điều khiển suy nghĩ của mình và suy nghĩ một cách đúng đắn, chúng ta có thể khám phá nhiều phẩm chất tốt đẹp để yêu mến và cảm phục mọi người.
Trí bạn như một trạm truyền phát suy nghĩ. Hệ thống truyền phát này sẽ chuyển tải các thông điệp thông qua hai kênh có sức mạnh ngang nhau: kênh L (Lạc quan) và công B (Bi quan).Giả sử hôm nay, cấp trên của bạn gọi bạn vào văn phòng để đánh giá định kỳ về các công việc mà bạn đã làm. Ông ấy khen gợi những thành quả bạn đạt được, nhưng đồng thời cũng đưa ra những gợi ý cụ thể để bạn khắc phục vài điển chưa tốt. Buổi tối, theo thường lệ, bạn thường nhớ lại cuộc đối thoại giữa hai người và nghĩ ngợi.
Nếu bạn bật kênh B, “phát thanh viên” sẽ nói: “Hãy cẩn thận! Sếp của bạn đang cố gắng làm bạn nản lòng đấy. Ông ấy cũng chỉ là một kẻ thất bại mà thôi. Bạn chẳng cần đến lời khuyên của ông ấy làm gì. Quỷ tha ma bắt những lời khuyên vớ vẩn ấy đi. Hãy nhớ lại xem đồng nghiệp H. đã nói gì về ông ấy? H.đúng. Ông ta đang muốn trấn áp bạn giống như đã làm với H. đấy. Hãy kháng cự lại. Lần tới nếu ông ta gọi bạn vào văn phòng, hãy đấu tranh. Đừng do dự hay e ngại điều gì cả. Ngày mai hãy đi thẳng vào văn phòng, hỏi xem những lời phê bình của ông ta thực ra có dụng ý gì…”.
Nhưng nếu bạn bật sang kênh L, phát thanh viên sẽ nói thế này: “Bạn biết đấy, Sếp cũng là một đồng nghiệp tốt của bạn. Những gợi ý mà ông ấy đưa ra có vẻ hợp lý đấy. Nếu áp dụng, có thể bạn sẽ làm tốt hơn và tạo được một số cơ hội thăng tiến. Ngày mai, bạn sẽ vào văn phòng của ông ấy và nói lời cảm ơn vì những đóng góp hữu ích, đầy thiện trí. K. đã đúng, ông ấy là một người đồng ngiệp tốt…”.