Dám Nghĩ Lớn! - Chương 11 - Phần 2

Đúng là trong thế giới phức tạp ngày nay, người khác có thể ngáng chân bạn. Nhưng có một sự thật là chúng ta vẫn tự ngáng chân mình nhiều hơn. Chúng ta thất bại bởi những năng lực hạn chế của bản thân, hay bởi một vài sai lầm cá nhân.

Hãy tạo điều kiện cho bản thân bạn đi đến thành công theo cách sau:
Hãy tự nhắc nhở rằng bạn luôn muốn trở thành người càng hoàn hảo càng tốt. Hãy thật khách quan. Đặt bạn vào vào vị trí người thứ ba không liên quan đến sự việc đang diễn ra, xem cách họ nhìn nhận tình huống đó ra sao. Hãy thử xem bạn có nhược điểm nào đó mà bạn không nhận ra. Nếu có, hãy bắt tay vào sửa chữa. Không ít người tự mãn với bản thân đến mức họ không tài nào tìm ra cách để hoàn thiện chính mình.
 
Ngôi sao nổi tiếng Rise Steven của nhà hát opera Metropolitan đã chia sẻ trong tạp chí Reader’s Digest rằng: trong những khoảnh khắc bất hạnh nhất của cuộc đời, cô đã nhận được lời khuyên tốt nhất! Lúc mới vào nghề, cô đã vụt mất cơ hội tham gia vở opera danh tiếng, “Vũ điệu không gian”. Steven vô cùng thất vọng, buồn chán và cảm thấy chua xót. Cô nói:” Tôi đã hy vọng được nghe những lời động viên an ủi, đồng cảm vì giọng hát của tôi hay hơi của nữ diễn viên kia, vậy mà tôi không được giao vai, chẳng qua do tôi không có những mối quan hệ cần thiết…”.
Nhưng thầy giáo của Stevens không vỗ về cho cô theo cách đó. Thay vào đó, người thầy bảo: “Trò ngoan của ta hãy dũng cảm đối mặt những sai lầm của mình”.
“Mặc dù rất muốn than vãn, tự an ủi mình sau thất bại, nhưng câu nói đó của người thầy luôn văng vẳng bên tai tôi, đánh thức tôi, khiến tôi không thể ngủ được, cứ chằn chọc suy nghĩ mãi, cuối cùng tôi đã dũng cảm nhìn thẳng vào những sai lầm, thiếu sót của mình. Tôi nằm đó, trong bóng tối tự hỏi, “Tại sao mình lại thất bại? Làm thế nào để lần tới tôi có thể dành chiến thắng?”. Tôi buộc phải thừa nhận giọng hát của tôi chưa đủ hay, cần phải hoàn thiện hơn cách nhả chữ và học diễn nhiều kiểu vai hơn.”
Stevens cho biết sự đối mặt với nhược điểm đã không những giuos cô thành công trên sân khấu mà còn mang đến cho cô nhiều người bạn mới và phẩm chất nội tại trong cá tính cũng được tốt hơn lên.
Biết tự phê bình là rất tốt. Điều đó giúp bạn xây dựng các khả năng của bản thân, nâng cao hiệu quả làm việc để tích lũy thành công. Đổ lỗi cho người khác chẳng mang lại kết quả tốt đẹp gì, ngược lại nó có thể phá hủy tất cả. Bạn chẳng giành được gì cả, từ việc “cố chứng minh” rằng người khác đã sai.
Hãy tự phê bình một cách tích cực và mang tính xây dựng. Đừng phủ nhận hay trốn tránh những điểm yếu của mình. Hãy hành động như những chuyên gia trong các lĩnh vực. Họ luôn tìm ra điểm yếu của mình, những sai lầm và tìm cách sửa chữa chúng.
Đương nhiên, đừng cố moi thêm lỗi của mình để bạn lấy cớ bào chữa: “Đây là một lí do nữa chứng minh tại sao tôi không thích hợp với công việc.”
Thay vào đó hãy nhìn nhận những sai lầm của mình theo hướng tích cực hơn: “Đây là cách để nhìn rõ hơn về bản thân, tự tri, để trở thành người chiến thắng sau này”
Ông Orville Hubbard từng nói: “Người thất bại là người vấp ngã nhưng lại chẳng rút ra được chút kinh nghiệm nào cả từ sự vấp ngã đó.”
Chúng ta vẫn thường đổ lỗi cho may rủi mỗi khi gặp phải sự thất bại nào đó. Câu nois cửa miệng của chúng ta thường là: “Đời vốn thế mà”, và từ bỏ mọi cố gắng từ giây phút đó. Haỹ dừng lại và suy nghĩ trong giây lát. Mỗi sự việc đều không tự nhiên xảy đến, cũng như một quả bóng không tự nhiên chuyển động theo một quỹ đạo. Chuyển động của quả bóng phụ thuộc vào ba yếu tố: quả bóng, người lém bóng và mặt phẳng mà quả bóng tiếp xúc. Các nguyên tắc vật lí đem đên sự giải thích chính xác hiện tượng bật lại của quả bóng, hoàn toàn không phải do may rủi.
Thử tưởng tượng, một ngày Cục hàng không dân dụng Hoa Kỳ thông báo: “Chúng tôi xin lỗi vì vụ tai nạn vừa qua, cuộc sống vốn dĩ như vậy mà”. Chắc chắn bạn sẽ bình phẩm: vậy hãy thành lập một Cục hàng không dân dụng mới đi! Hoặc giả sử bác sĩ giải thích với bệnh nhân-một người họ hàng của bạn: “Tôi thực sự xin lỗi. Nhưng tôi chẳng hiểu anh ta mắc bệnh gì nữa. Đó là một trong những chứng bệnh người ta hay mắc phải đấy mà.” Tôi tin chắc bạn và họ hàng của bạn lần sau bị ốm sẽ tìm đến một vị bác sĩ khác.
 
Cách nghĩ cuộc sống vốn là thế chẳng dạy cho chúng ta điều gì cả. Với lối suy nghĩ ấy chúng ta không hề được chuẩn bị tốt hơn chút nào để tránh mắc phải sai lầm nào đó một lần nữa, nếu tình huống tương tự xảy ra. Một huấn luyện viên, nếu nhìn nhận trận thua lần trước theo cách: “Này các cầu thủ, cuộc sống vẫn thế mà”, chắc chắn sẽ không thể giúp các cầu thủ tránh mắc sai lầm tương tự vào lần tới.
Thay vì đổ lỗi cho vận rủi, hãy xem lại những sai lầm của mình. Hãy học hỏi từ thất bại. Rất nhiều người cả đời luôn giải tích cho sự khốn khổ tầm thường của mình bằng vô số những lí do như: “tại số mình khổ”, “số mình khó khăn”, hay “số mình kém may mắn”... Những người này chẳng khác gì đứa trẻ, chưa trưởng thành, luôn cố tìm kiếm sự cảm thông từ người khác để dựa giẫm về mặt tâm lí. Họ không nhận ra nguyên nhân, do đó họ không thể nắm ắt các cơ hội giúp họ lớn lên, trưởng thành hơn và đáng tin cậy.
Một người bạn của tôi là cố vấn văn học, nhà văn, đồng thời là một nhà phê bình. Gần đây, anh ấy tâm sự với tôi về những yếu tố cần thiết để thành công trong sự nghiệp viết văn:
“Rất nhiều người lẽ ra sẽ thành nhà văn lớn thực ra đã không hề nghiêm túc trong sự nghiệp viết văn của họ. Họ thử viết một chút nhưng rồi từ bỏ ngay khi nhận ra nếu tiếp tục theo đuổi họ sẽ phải nỗ lực làm việc không ngừng. Tôi không để ý hay quan tâm tới những người này vì họ luôn tìm đường tắt để hoàn thành mọi việc mà trên thực tế chẳng có đường tắt nào cả”.
Tuy nhiên, chỉ kiên trì thôi vẫn chưa đủ.
Edison được xem là nhà khoa học kiên trì nhất nước Mỹ. Ông đã tiến hành hàng ngàn thí nghiệm trước khi phát minh ra bóng đèn điện. Nhưng hãy chú ý: Edison tiến hành thí nghiệm. Ông rất kiên định với mục tiêu của mình là phát minh ra bóng đèn điện và biến sự kiên trì thành hiện thực bằng cách kết hợp với những thử nghiệm, tức hành động.
Rất nhiều người sống cả cuộc đời với sự kiên trì, bền bỉ đáng kính nể với tham vọng lớn lao, cháy bỏng, nhưng họ vẫn thất bại vì họ không dám thử nghiệm những cách làm, cách nghĩ mới. Kiên trì theo đuổi một mục tiêu không thể đảm bao cho một thành công tối hậu. Nhưng sự kiên trì kết hợp với thử nghiệm chắc chắn sẽ mang đến sự đơm hoa, kết trái.
Những người kiên gan, bền trí - theo đuổi đến cùng, không buông xuôi từ bỏ - luôn có phẩm chất cơ bản để thành công. Sau đây là hai gợi ý để phát triển khả năng thử nghiệm – nếu được kết hợp với lòng kiên trì có thể mang lại kết quả mong muốn.
1. Hãy tự nhắc nhở bản thân: “Mọi việc đều CÓ cách giải quyết”. Mọi suy nghĩ đều có thể ảnh hưởng đến hành động của bạn. Khi bạn tự bảo mình: “Tôi thất bại rồi. Không còn cách nào giải quyết được đâu.”, dòng suy nghĩ bi quan đó sẽ tích tụ và tác động bạn cho đến lúc chính bạn cũng bị thuyết phục là mình hẳn đã thất bại: “chịu thua”
Thay vì thế hãy tin tưởng: “sẽ có cách để giải quyết vấn đề này”, và dòng suy nghĩ tích cực sẽ tự tuôn chảy,
giuos bạn tìm ra cách giải quyết mọi việc.
Điều quan trọng là bạn phải tin chắc sẽ có cách để giải quyết vấn đề.
Các nhà tư vấn hôn nhân gia đình chẳng thể làm gì để cứu vãn những cuộc hôn nhân đang trên bờ vực thẳm, nếu như không một ai trong vợ chồng dám tin rằng họ có thể tìm lại hạnh phúc như xưa.
 
Các nhà tâm lí học và các nhân viên hoạt động xã hội cũng cho rằng một người nghiện rượu chỉ có thể thoát khỏi cảnh nghiện ngập, nếu chính anh ta tin rằng mình có thể đánh bại được cơn thèm rượu của mình.
Chỉ trong một năm, hàng ngàn doanh nghiệp mới được thành lập và có lẽ trong 5 năm tới, chỉ còn một ít doanh nghiệp trụ lại. Phần lớn doanh nghiệp phá sản sẽ biện bạch:” Sự cạnh tranh quá khắc nghiệt. Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác hơn là rút lui.”. Thực chất của vấn đề là mọi người khi gặp trở ngại, họ chỉ nghĩ đến thất bại và đương nhiên họ nếm ngay thất bại.
Khi tin tưởng sẽ có cách giải quyết, bạn sẽ tự động chuyển những suy nghĩ tiêu cực(hãy bỏ đi thôi, hãy quay lại) thành những suy nghĩ tích cực( hãy tiếp tục, hãy tiến lên phía trước).
Một vấn đề sẽ không thể giải quyết được, nếu chính bạn cũng ngờ ngợ vấn đề không thể giải quyết được. Hãy tìm ra cách giải quyết, bằng cách tin tưởng vấn đề ấy hoàn toàn nằm trong tầm tay, đủ sức để giải quyết. Bạn đừng bao giờ nghĩ hay tuyên bố một việc gì đó là không thể.
2. Hãy dừng lại và bắt đầu lại từ đầu. Chúng ta thường chú tâm quá mực vào một vấn đề trong suốt một thời gian dài, vì thế chúng ta không thể tìm ra cách giải quyết mới, cách tiếp cận mới.
Tôi có anh bạn kĩ sư được thuê thiết kế một cấu trúc bằng nhôm đặc biệt; trên thực tế, nó không hề giống một thiết kế nào từng xây dựng trước đó cả. Khi gặp anh ấy, tôi hỏi xem tình hình công việc đến đâu.
Anh ấy trả lời:” Cũng không tốt lắm. Tôi nghĩ, hè vừa rồi tôi đã không dành đủ thời gian chăm sóc khu vườn, và suy nghĩ về những ý tưởng của mình. Khi tôi gặp quá nhiều khó khăn trong một thiết kế trong một thời gian dài, tôi thường bỏ hết và tìm những ý tưởng mới.
Chắc hẳn anh sẽ rất ngạc nhiên khi biết có nhiều ý tưởng đã đến với tôi khi tôi ngồi dưới gốc cây hay tưới nước trong vườn”.
Tổng thống Eieenhower, trong một buổi họp báo, đã nhận được câu hỏi tại sao ông đi nghỉ cuối tuần nhiều như vậy. Câu trả lời của ông là lời khuyên rất tốt cho tất cả những ai muốn tối đa hóa khả năng suy nghĩ sáng tạo của mình:” Tôi không tin bất cứ người nào, dù họ đang điều hành tập đoàn General Motor hoặc Hợp Chủng Quốc Hoa Kì, có thể làm việc tốt nhất chỉ bằng cách ngồi ở bàn và gục vào đống giấy tờ. Thực ra, một tổng thống giỏi luôn biết cách làm cho đầu óc thoải mái, tự do, không lo nghĩ, đến những chi tiết vun vặt, từ đó ông ấy mới có thể đưa ra những phán đoán rõ ràng và chính xác”.
Một đối tác kinh doanh của tôi, hàng tháng luôn danh ra 3 ngày cùng vợ con đi nghỉ ở ngoại thành. Anh ấy nhận ra khi tạm dừng công việc và trở lại chu kì ban đầu, tinh thần anh ấy trở nên tươi trẻ, hiệu quả làm việc được nâng lên và anh ấy được khách hàng đánh giá cao hơn.
Khi bạn gặp khó khăn, đừng vứt bỏ tất cả mọi thứ. Thay vào đó, hãy dừng lại, tự nghỉ ngơi để lấy lại hào hứng làm việc. Hãy thử làm bất cứ việc gì thật đơn giản, như chơi một bản nhạc, đi bộ hay đi ngủ một lát. Sau đó, bạn nhìn lại vấn đề một lần nữa, cách tháo gỡ thường đến với bạn trước khi bạn kịp nhận ra.
Trong những tình huống quan trọng, nhìn ra mặt tích cực của vấn đề cũng sẽ mang lại cho bạn những kết quả xứng đáng. Một người đàn ông trẻ, bị mất việc, đã kể cho tôi nghe cách anh ấy tập trung nhìn ra mặt tốt của vấn đề như thế nào. Anh ấy nói: “Một ngày nọ, tôi nhận được một thông báo ngắn buộc phải thôi việc. Do kinh tế suy thoái, công ty buộc phải sa thải những nhân viên “ít có giá trị nhất”.
 
Tiền lương không cao lắm, nhưng với cuộc sống tôi đã trải qua từ bé đến lớn, mức lương như vậy cũng khá tốt. Khi biết tin mình bị sa thải, trong vài giờ đầu tiên tôi rơi vào cảm giác cực kì kinh khủng, nhưng sau đó tôi chuyển sang cách nhìn khác – “họa trung hữu phúc”, trong cái rủi cũng có cái may. Tôi thực sự không thích công việc đó lắm, nếu cứ ở công ty này mãi, tôi thực sự sẽ không thể thăng tiến được. Giờ đây tôi đang có cơ hội tìm cho mình một công việc thật phù hợp. Chẳng bao lâu sau, tôi tìm được một công việc yêu thích hơn nhiều, đồng thời mức lương ở đó cũng cao hơn nhiều. Hóa ra việc bị sa thải ở công ty lại trở thành điều tốt nhất cho tôi từ trước tới nay”.
Hãy nhớ rằng, trong bất cứ tình huống nào, bạn sẽ nhìn thấy điều mà bạn muốn thấy. Hãy nhìn vào mặt tích cực của vấn đề, để có thể hát khúc khải hoàn. Mọi việc luôn luôn và  thực sự dẫn đến bao điều tốt đẹp, nếu bạn có thể nhìn thấy rõ, và lạc quan trong mọi việc….
Tóm tắt
Sự khác biệt giữa người thành công và người thất bại nằm ở thái độ của họ khi đối diện với sự thất bại khó khăn, trước sự nản lòng hay thất bại.
Sau đây là năm gợi ý giúp bạn chuyển bại thành thắng:
•    Hãy học từ những thất bại của mình để mở đường cho thành công phía trước. Khi bạn thất bại, hãy rút ra bài học ngay từ đó và bàn sẽ thành công trong những lần sau.
•    Hãy dũng cảm, tích cực tự phê bình. Hãy tìm ra những lỗi sai và điểm yếu của mình để sửa chữa. Điều này khiến bạn trở nên dày dạn kinh nghiệm hơn.
• Đừng đổ lỗi cho vận rủi. Hãy xem xét trong mỗi thất bại của mình. Tìm xem vấn đề nằm ở đâu. Hãy nhớ, việc đổ lỗi cho vận rủi chắng giúp ta đạt được những gì ta muốn.
•    Hãy kết hợp sự kiên trì với thử nghiệm. Hãy kiên định với mục tiêu, nhưng đừng lao đầu vào ngõ cụt. Hãy thử những cách nghĩ, cách tiếp cận mới. Hãy thử nghiệm.
• Hãy nhớ rằng, luôn có mặt tích cực trong bất cứ tình huống nào. Hãy tìm ra nó để đánh bại sự thất vọng.