Địa Ngục Tầng Thứ 19 - Chương 12 - Part 2

Xuân Vũ cảm thấy thật may mắn, không ngờ chủ công ty đã từng tốt nghiệp ở trường mình. 
“Tôi biết cô đang muốn thực tập ở đây 1 thời gian. Trước kia cũng có 1 số sinh viên đến đây thực tập, thời gian ngắn ngủi nhưng họ đều thể hiện rất tốt. Tôi mong cô cũng sẽ như họ. Tốt rồi, mai cô chính thức đến đây làm việc. Cô là thực tập sinh nên không cần làm ngoài giờ, buổi chiều nếu không có việc gì thì có thể về sớm. CoCo sẽ hướng dẫn cô làm quen với môi trường công tác.” 
Tiếp đó, Xuân Vũ ký 1 bản hợp đồng làm thực tập sinh. Tuy lương thấp nhưng thời gian làm việc cũng không nhiều, mục đích chính của cô là để làm luận văn tốt nghiệp.
Nghiêm Minh Lượng nói tiếng Trung Quốc theo kiểu ngữ điệu tiếng Anh, nhưng Xuân Vũ vẫn cảm thấy cách nói của anh ta có cái nét “quê quê”. Anh hỏi vài câu về tình hình của cô, mắt anh ta cứ nhìn chằm chằm, nhìn xoáy vào Xuân Vũ. Có lẽ các ông chủ đều có cái thói này! Xuân Vũ đã từng nghe các bạn nhắc nhở rằng, nếu bị ông chủ nhìn chòng chọc thì mình nên thận trọng. Bởi thế nên cô có phần căng thẳng. 
Ra khỏi văn phòng của sếp, CoCo dẫn Xuân Vũ đi quanh công ty 1 lượt. Thực ra cũng chỉ có 2 căn phòng với 5-6 người, ai cũng trạc tuổi Xuân Vũ, đều đang lúi húi trước máy tính chẳng rõ đang làm việc gì. 
CoCo bố trí cho Xuân Vũ bàn làm việc và 1 bộ máy tính, nói rằng mai cô đến làm, công việc hàng ngày là thu thập trên mạng các tin nhắn hài hước và các lời chúc tụng, sau đó chỉnh lý, biên tập rồi đưa vào thiết bị dịch vụ của công ty, cuối cùng sẽ gửi đến máy của khách hàng có nhu cầu về những tin này. 
Hai người còn trò chuyện thêm 1 lúc nữa. Xuân Vũ nhớ đến cảnh ở trường mình bị thờ ơ, còn ở đây mình mới được coi là người bình thường, cô bỗng hoạt bát hẳn lên. CoCo là cô gái rất nhiệt tình. Xuân Vũ cảm thấy mình và cô ta đã như là bạn bè. Cô hỏi CoCo: “Công ty này là của 1 mình giám đốc à?” 
“Đương nhiên rồi, nếu không đã chẳng đặt tên là Công ty Minh Lượng.” 
“Anh ấy là kiều bào về nước phải không?” 
“Đúng! Nghe nói anh ấy từng ở châu u 7 năm.” 
Trước khi ra về, Xuân Vũ còn nhìn qua cửa kính sát nền, thấy khung cảnh ngoài kia rất tuyệt, thành phố vươn cao cứ như 1 thế giới tương lai. Cô bỗng nhìn vào tấm kính gần nhất, thấy khuôn mặt mình trong đó hình như đã biến thành 1 người khác. 
[phần 2] 

Lại 1 buổi chiều giá lạnh. 
Xuân Vũ về đến trường, việc đầu tiên là cô báo cáo với thầy giáo về tình hình đi thực tập, tức là tiến hành điều tra xã hội học phục vụ cho bài luận văn. Sau đó cô trở về phòng, sắp xếp vài thứ cần thiết để chuẩn bị cho ngày mai đi làm. 
Khoảng 3 giờ, tín hiệu tin nhắn vang lên. Cao Huyền nhắn tin cho cô: 
“Xuân Vũ, anh có việc muốn gặp em. Em hãy đến thư viện trường.” 
Sao lại là thư viện trường? Cô nhớ đến khung cảnh lần đầu gặp Cao Huyền ở bên giá sách dãy cuối cùng trong thư viện, không khí om om mùi sách cũ, và đôi bàn tay nuột nà như tượng cổ Hy Lạp… Cô bỗng đưa tay áp lên ngực. 
Cô trả lời: “Sẽ đến ngay” Rồi quay vào soi gương, vẫn với trang phục buổi sáng, trông rất ưa nhìn. Cô rảo bước ra khỏi phòng, rồi nhanh chóng có mặt ở thư viện. Khu nhà cổ lỗ sĩ này trông thật tiều tụy, cây cối xung quanh trụi lá trong mùa gió bắc giá lạnh, khung cảnh thật thích hợp để quay những bộ phim kinh dị. 
Cô nhìn thấy Cao Huyền đang sừng sững ngay sau cửa ra vào hơi âm u, nhưng khuôn mặt khuất trong bóng tối, khi anh ngoảnh ra, Xuân Vũ nhìn rõ đôi mắt như có 2 đồng tử ấy, cô mỉm cười. 
Hình như Cao Huyền đã phải đợi lâu, anh khẽ nói: “Nhìn nét mặt em, anh biết có lẽ em đang có tin vui gì đó?” 
“Em đã được tuyển dụng, mai bắt đầu đến thực tập ở 1 công ty dịch vụ thông tin.” Rồi cô cho anh biết tên công ty ấy. 
Thoạt tiên anh ngớ ra, rồi lại mỉm cười: “Chắc là để chuẩn bị cho luận văn tốt nghiệp phải không?” 
“Anh thông minh đấy!” Xuân Vũ đã không nghĩ anh là 1 thầy giáo, cô nói năng cũng không căng thẳng nữa. “Gọi là… đi thực tế xã hội, chủ yếu là để điều tra về văn hóa tin nhắn hiện nay. Hiện nay đang là thời đại ngón tay cái mà!” 
Chắc là vì cô nói hơi to, Cao Huyền giơ tay ra hiệu cho cô, khẽ nói: “Anh mời em đến thư viện là vì anh đã tra ra được 1 số tư liệu quan trọng về thời kì Mazolini ở Trung Quốc…” 
“Mazolini?” 
Cái tên này lập tức khiến Xuân Vũ thấy nặng trĩu, cô đưa tay bịt miệng hồi lâu không nói 1 câu. 
Cao Huyền dẫn cô lên tầng 3 của thư viện, trên này thường không dành cho các sinh viên. Ván sàn dưới chân kêu kèn kẹt theo nhịp bước. Xuân Vũ thầm nghĩ, nơi này ban đêm chắc sẽ là thiên đường của lũ chuột. 
Đi quanh hành lang âm u 1 hồi, họ bước vào 1 gian nhà kho, có 1 đám báo cũ đang đặt trên bàn. Cao Huyền bảo Xuân Vũ ngồi bên bàn, anh khẽ nói: “Đây là kho báo của nhà trường, có rất nhiều loại báo tiếng Anh, tiếng Trung Quốc.” 
“Thì có liên quan gì đến Mazolini?” 
“Lần trước anh đã nói là sẽ tra cứu tư liệu về lịch sử mỹ thuật. Hôm nay anh đã xem rồi, đúng là Mazolini đã đến Trung Quốc từ năm 1900 đến năm 1903. Một tờ báo tiếng Anh ở Thượng Hải hồi đó đã viết 1 bài khá tường tận về ông ta. Chắc có thể tìm thấy ở kho báo này.” 
“Là tờ báo gì?” 
“Tự Lâm Tây Báo.” Anh còn đọc tên tiếng Anh của tờ báo. “North China Daily News là tờ báo tiếng Anh có lịch sử lâu nhất của Trung Quốc cận đại, ở đây đã lưu trữ rất nhiều.” 
“Là những tờ đang nằm trên bàn à?” 
“Đúng! Anh đã tìm ra mấy tờ này viết về Mazolini.” 
Anh lần lượt giở các tờ báo cũ mốc, có nhiều mảnh tả tơi rơi xuống. Nồng nặc 1 thứ mùi quái ác khiến Xuân Vũ phải đưa tay bịt mũi, nín thở. Quả nhiên tờ "Tự Lâm Tây Báo" có 1 hàng chữ MARZORINI in đậm ở góc phải bên dưới. Lần đầu tiên cô nhìn thấy 1 tờ báo cũ cách đây trăm năm, cảm giác nó như xác chết từ thế kỷ trước đã bò dậy nằm trên bàn này. 
Tờ báo kín đặc tiếng Anh rất khó đọc, Xuân Vũ bịt mũi, ngồi lùi ra hỏi: "Trên này viết những gì ạ?" 
Cao Huyền đã đọc từ trước rồi, anh bèn dịch lại nội dung: "Ngày 5-4-1900, ông Mazolini họa sĩ trứ danh người Ý đi trên con tàu bưu chính Saint Maria đến Thượng Hải. Giới sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật ở cả 2 bên tô giới đều rất quan tâm đến chuyến đi này của Mazolini. Phóng viên bản báo đã phỏng vấn ông ngay tại bến cảng, ông cho biết: Ông không chỉ là đến thăm hoặc du lịch Thượng Hải ngắn ngày, mà sẽ định cư lâu dài ở đây. Ngay tối đó, 1 nhân vật nổi tiếng hâm mộ sưu tầm nghệ thuật là ông Khải Lợi - chủ tịch hãng tàu viễn dương Di Hòa, đã mở tiệc chiêu đãi ông Mazolini tại khách sạn Boston trên đường Nam Kinh..." 
Xuân Vũ bỗng ngắt lời anh: "Thôi, anh khỏi cần dịch nguyên văn cho mệt. Anh đã đọc hết những tờ này rồi à?" 
"Cũng gần như vậy." Cao Huyền lộ vẻ mệt mỏi. Anh ngẩng nhìn trần nhà thấp lè tè, nói: "Anh nói về các nội dung chính vậy!" 
Xuân Vũ vội gật đầu: "Lần trước anh nói là vì các tác phẩm của Mazolini quá ư kinh dị, bị giới phê bình châu u chỉ trích, thế thì chuyến đi xa lắc xa lơ đến Thượng Hải của ông ta có phải là nhằm né tránh những chuyện bàn tán đó không?" 
"Thoạt đầu mọi người đều đoán thế. Nhưng cho đến năm 1900 thì tô giới Thượng Hải vẫn chưa có nhà nghệ sĩ nào đến thăm cả, cho nên dư luận vẫn rất hoan nghênh Mazolini. Tuy nhiên có 1 số người về sau khá thân với ông ta cho biết: Ông ta sang Thượng Hải không vì né tránh dư luận châu u chỉ trích, mà chủ yếu là vì muốn thám hiểm Trung Quốc." 
"Thám hiểm?" Nghe 2 chữ này, Xuân Vũ lập tức nhớ đến cái thôn vắng ngày nào. 
"Đúng thế, Mazolini cũng đã nói, ông sang Trung Quốc để tìm 1 kho báu trong lịch sử nghệ thuật từng có 1 nhà truyền giáo châu u đến Trung Quốc hồi thế kỷ 18 - tức thời Càn Long. Nghe nói nhà truyền giáo ấy đã phát hiện ra 1 di tích rất xa xưa ở 1 vùng núi sâu thuộc miền đông nam Trung Quốc. Sau khi về châu u, ông ta đã viết 1 cuốn du ký, sau này đã bị thất truyền. Mazolini đã đọc được vài chương của cuốn du ký viết tay ấy tại 1 nhà bảo tàng tư nhân, nên ông quyết định sẽ đi tìm các di tích nọ. Đó là tâm nguyện lớn nhất đời ông." 
Nhìn đám báo cũ cứ như vừa khui lên từ đáy mồ, Xuân Vũ khẽ thở dài: "Người châu u phát hiện ra di tích cổ xưa của Trung Quốc? Nghe cứ giống như chuyện động Tàng Kinh ở Đôn Hoàng! Ông Mazolini có tìm thấy không?" 
"Đến Thượng Hải rồi, ông bắt đầu chuyên tâm học tiếng Hán, và còn xin làm đồ đệ mấy vị danh họa Trung Quốc để học cách vẽ quốc họa truyền thống Trung Quốc, ông trở thành người rất am hiểu xứ sở này. Ông đã thăm dò, liên hệ rộng rãi và đã tìm ra vị trí tương đối của khu di tích đó, bèn 1 mình tìm đến nơi. Nghe nói là ở vùng giáp ranh hai tỉnh Chiết Giang và An Huy. Tuy nhiên, Mazolini rời Thượng Hải rồi thì mất hút suốt 1 năm không thấy tin tức gì!" 
"Ông ta gặp sự cố à?" 
"Khi người ta dường như đã lãng quên ông, thì ông bỗng xuất hiện ở Thượng Hải cùng 1 mỹ nhân Trung Quốc nữa khiến mọi người đều rất kinh ngạc. Họ hỏi ông đã đi đâu thì ông chỉ im lặng." 
"Lại còn đi với 1 mỹ nhân Trung Quốc nữa?" 
Các cô gái thường rất hứng thú với những chuyện như thế, Cao Huyền thì trìu mến tủm tỉm cười: "Hồi đó người châu u thường thích sang Trung Quốc để tìm chuyện hoa nguyệt, tuy nhiên rất có thể Mazolini cũng có tình yêu thật sự ở Trung Quốc." 
"Trong ảnh thấy ông ta rất điển trai, cứ như là ngôi sao bóng đá sê-ri A Italia !" Xuân Vũ thấy mình nói câu này thật dại dột, bèn trở lại vẻ nghiêm túc, hỏi: "Rồi sao nữa?" 
"Chỉ thế thôi. Các số báo Tự Lâm Tây Báo từ năm 1902 thì không thấy lưu trữ." 
Xuân Vũ tỏ ra thất vọng: "Thật đáng tiếc, có lẽ còn nhiều chuyện hay về Mazloni ở Trung Quốc, thậm chí còn là những điều bí ẩn nữa. Ví dụ trong di tích cổ xưa ấy có những gì? Tại sao ông ta đi mất hút 1 năm trời? Mỹ nhân Trung Quốc đó là ai? Những bí ẩn này có liên quan gì đến địa ngục?" 
"Có lẽ đều có quan hệ." Cao Huyền nhíu mày, Xuân Vũ không thể nhìn thật rõ đôi mắt như có 2 đồng tử ấy. Cao Huyền dọn dẹp các tờ báo trên mạng, nói: "Anh sẽ còn tiếp tục điều tra, nhất định phải tìm ra các bí ẩn về Mazolini. Và biết đâu sẽ tìm ra lời giải về nhắn tin - trò chơi địa ngục cũng nên!" 
"Chắc chắn Mazolini chính là chiếc chìa khóa, chúng ta phải tìm ra nó!" 
Cao Huyền xếp ngay ngắn các tờ báo cũ rồi đặt nó vào chiếc tủ sắt to ở phía trong nhà kho. 
Lúc bước xuống cái cầu thang gỗ ọp ẹp, Cao Huyền bỗng hỏi Xuân Vũ: "Em có rỗi không?" 
Xuân Vũ hơi hồi hộp, nắm chặt tay vịn cầu thang, nói: "Có việc gì không ạ?" 
"Không. Anh chỉ muốn mời em đến gallery tranh của anh ngồi chơi." 
"Gallery bên bờ sông Tô Châu? Đường khá xa, trời thì lại sắp tối..." 
"Không lo. Anh lái xe đưa em đi, rồi lại tiễn em về..." 
Lúc này Xuân Vũ mới tiếp tục bước xuống cầu thang, khẽ nói: "Được ạ. Cái chính là đừng về muộn quá." 
Rời khỏi nhà thư viện chẳng khác nào cái nhà mồ này, Cao Huyền cùng Xuân Vũ rảo bước đến bãi để xe, họ đi ngang qua tường vây bên ngoài nhà ma. Xuân Vũ không muốn tiếp cận nơi này, cô cúi đầu chạy chậm để đi qua cho nhanh. Cao Huyền đi sát phía sau nói: "Sao phải căng thẳng thế? Ngày nào anh cũng đi qua đây..." 
Xe của Cao Huyền đỗ mãi tận phía trong, đó là chiếc xe Passat màu trắng. Xuân Vũ ngồi ghế bên phải Cao Huyền, anh giúp cô thắt dây an toàn, rồi nhanh chóng phóng đi. 
Trên đường thấy trời đang sẫm dần, thành phố chưa lên đèn, phần lớn mọi người đi đường đều là các công nhân viên chức vừa tan tầm, đang mải miết trở về nhà. Xuân Vũ nhìn khung cảnh bên ngoài cửa kính xe, nói: "Có những lúc em thấy mình rất gần họ, nhưng có lúc lại thấy rất xa họ." 
"Em nói về những người sống quanh em à?" Cao Huyền dừng xe trước đèn đỏ. 
"Cũng gần như thế. Em luôn cảm thấy hình như mình sống ở 1 thế giới khác..." 
"Tại sao thế? Chắc là vì những chuyện trước đây?" 
"Ngày trước..." Cô bỗng như bị 1 cái gì đó đâm nhói, cô vội nhắm nghiền mắt. Cái bóng gớm ghiếc ấy lại hiện ra trong óc, khiến cô run run hồi lâu không nói được gì. 
Lại gặp đèn đỏ. Ánh mắt như có sức mạnh thấu thị của Cao Huyền chăm chú nhìn cô: "Em sao thế?" 
Xuân Vũ cười, lắc đầu rồi nói lảng sang chuyện khác: "Tại sao anh đưa em đến phòng tranh của anh?" 
"Vì anh muốn cho em 1 niềm vui bất ngờ nho nhỏ." 
Nửa giờ sau, Cao Huyền đưa Xuân Vũ đến trước 1 tòa nhà lớn bên bờ sông Tô Châu, có lẽ tòa nhà này xây vào những năm 30 thế kỷ 20. Dọc bờ sông có 1 số gallery nghệ thuật, phòng tranh của Cao Huyền nằm ở vị trí kém nổi bật nhất, chỉ có bề mặt nho nhỏ, phía trên treo tấm biển "Phòng tranh Tý Dạ". 
"Phòng tranh Tý Dạ - cái tên thật đặc biệt." (Tý Dạ = nửa đêm) 
Cao Huyền mỉm cười dẫn cô bước vào. Thực ra nó là 1 hành lang hẹp và sâu, 2 bên treo các bức tranh sơn dầu. Đi vào nơi đầy mùi thuốc vẽ này, cô cảm giác như bước vào 1 thế kỷ khác. Các bức tranh đều vẽ theo phong cách cổ điển, phần lớn là sao lại các tác phẩm thời kì Phục hưng, có 1 số là tranh chân dung người Trung Quốc. 
Xuân Vũ vừa xem vừa hỏi: "Tất cả đều là anh vẽ à?" 
"Không, anh chỉ vẽ 1 số ít thôi. Anh mở phong tranh này thực ra không nhằm mục đích kiếm tiền, chủ yếu là vì thấy cách sống này rất tự do." Cao Huyền bước đến chỗ cầu thang, nơi tận cùng của hành lang. "Chúng ta lên gác xem!" 
Xuân Vũ bước theo, lên chiếc cầu thang khá dốc, rồi vào 1 căn phòng rộng rãi. Ở vị trí bắt mắt nhất ngay khi vừa vào cửa, cô nhìn thấy 1 khuôn mặt quen thuộc - chính là cô! 
Cô đứng sững người, rồi lùi lại mấy bước, sau đó mới tin rằng mình đã không nhìn nhầm - đó là bức tranh sơn dầu mà cô ngồi làm người mẫu, đang được treo trên tường 1 cách kiêu hãnh. 
Đương nhiên cô không thể quên cái buổi chiều hôm ấy trong căn phòng nhỏ ở khoa Mỹ thuật. Cô đã ngồi vài giờ trước mặt Cao Huyền, để rồi sáng tạo nên bức tranh này; cô đã trở thành "người trong tranh" đang lặng yên ngồi trong ánh dương mùa đông, ánh sáng dìu dịu lan trên làn da, nền tối phía sau đã tôn vinh cô như 1 nữ thánh. Nét vẽ của Cao Huyền đã diễn tả ánh mắt Xuân Vũ êm đềm bình lặng dường như đã lãng quên cả cõi trần thế. 
Sau 1 hồi lâu cô mới như tỉnh táo trở lại, và nói: "Đây là niềm vui bất ngờ anh dành cho em à?" 
"Đúng thế. Anh treo bức tranh này ở nơi trang trọng nhất gallery, nhưng cũng ghi rõ là không bán, chỉ có thể thưởng thức chứ không mua bán. Hôm qua có 1 nhà sưu tầm đến đây, vừa nhìn thấy đã ưng ngay, xin trả giá 10 vạn. Nhưng anh nói, dù 1 triệu cũng không bán." 
"Anh cho rằng đây là bức tranh tuyệt nhất ở đây à?" 
"Đúng! Tuy chỉ là 1 bức tranh nho nhỏ, chưa thể gọi là tác phẩm lớn, nhưng bức tranh này có 1 sự sâu lắng đặc biệt, nó có thể khiến tâm hồn con người rung động hơn cả những tác phẩm lớn. Em nhìn mà xem: ánh mắt, làn môi, nét cằm của em trong tranh... Kiệt tác chân chính không nằm ở chỗ kích thước to nhỏ, mà là ở linh hồn của nó - đây là 1 bức tranh rất có hồn!" 
Nghe anh nói vô số những mỹ từ, Xuân Vũ thấy có phần ngượng nghịu: "Thế thì, hồn của tác phẩm là thứ gì ạ?" 
"Điều này thì không ai có thể nói cho rõ được. Chính vì không thể diễn tả cho rõ mới là đáng quý, mới là cái mà rất nhiều họa sĩ phải gian khổ tìm tòi suốt cuộc đời. Anh rất cảm ơn Xuân Vũ, em đã khiến anh tìm lại được cái hồn của tranh. Đã nhiều năm qua anh không tìm thấy cái cảm giác này." 
"Anh không cần phải cảm ơn. Em chỉ ngồi cho gọi là có mà thôi! Điều quan trọng là anh vẽ rất đẹp!" 
"Không! Với 1 tác phẩm tốt thì người mẫu là rất quan trọng. Anh cảm thấy bức tranh này không chỉ do mình anh sáng tác, mà là 2 chúng ta cùng sáng tạo nên." 
"Kìa đừng nói thế nữa, sao có thể coi là em cũng sáng tác?" 
"Trước giá vẽ, tư thế ngồi, ánh mắt, dáng vẻ của em toát ra... tất cả mọi điều em đã làm, đều không ai có thể lặp lại! Em xem, như thế có được coi là sáng tác không?" Cao Huyền bước đến bên cửa sổ, có phần xúc động. "Bản chất của sáng tác là duy nhất - chỉ có một. Và Xuân Vũ chính là người duy nhất - chỉ có một." 
Xuân Vũ lắc đầu nói: "Em nghĩ ai ai cũng là duy nhất - chỉ có một." 
"Không! Con người vẫn có sự phân biệt: phần lớn mọi người đều là bình thường, chỉ có 1 số rất ít là hoàn mỹ." (tán gái bậc thầy ) 
"Ít ra là em chẳng thể gọi là hoàn mỹ gì. Em thấy mình vẫn còn... rất nhiều điểm không hoàn mỹ." 
Cô bỗng cảm thấy trong lòng nao nao, vội tỳ tay vào cửa sổ. Đứng đây nhìn ra có thể thấy dòng sông Tô Châu đang lặng lẽ trôi. Trời đã gần tối hẳn, những ánh đèn lung linh từ khu cao ốc đối diện hắt xuống, gần như soi sáng một nửa dòng sông. 
Cao Huyền mở cửa sổ, làn gió lạnh ùa vào thổi tung mái tóc Xuân Vũ. Anh ngó ra ngoài nhìn, lim dim mắt nói: "Tối tối anh thường ngắm dòng sông, giống như hồi du học châu u tối nào cũng ngắm dòng sông Thames."