Tuổi thiếu niên kỳ lạ - Chương 03
Nụ cười của mẹ
Ai sẽ đến giúp khi tôi vấp ngã
Và ai sẽ kể tôi nghe những câu chuyện hay ho
Hay sẽ hôn nơi tôi vấp ngã đó
để đem lại an bình
... Là mẹ,
Đó chính là mẹ.
Jane Taylor
Đã từng có ai trong đời khiến bạn nghĩ rằng bạn có thể chinh phục thế giới chưa? Có ai đó đã làm bạn mỉm cười mặc dù bạn chỉ muốn khóc không? Người đó chính là mẹ.
Mẹ tôi đón nhận tất cả những gì tồi tệ trong cuộc sống và biến chúng thành những điều kỳ diệu. Nếu tôi buồn và khóc, mẹ sẽ ở bên tôi và nở một nụ cười thật tươi để cho mọi khó khăn trên thế giới này trở nên mờ nhạt trước gương mặt rạng rỡ của mẹ. Đôi khi tôi nghĩ rằng mẹ có thể che khuất cả mặt trời với nụ cười ấy, nụ cười mà tôi vẫn thường nhìn thấy - chẳng hạn như lúc tôi thức dậy trong tiếng chuông đồng hồ rộn rã báo hiệu một ngày mới bắt đầu, hay khi tôi ngồi trong lớp mà không tài nào viết nổi một câu văn tiếng Tây Ban Nha cho hoàn chỉnh. Có lúc tôi đã muốn buông xuôi, nhưng trước mắt tôi, kìa, nụ cười tươi tắn của mẹ lại xuất hiện.
Là một đứa con nít, chúng ta rất sợ cái chết, điều mà ta không biết cụ thể là gì ngoài cảm giác đau buồn khôn tả, điều mà ta không hề muốn xảy ra cho hai người mà ta yêu thương nhất trong đời: cha mẹ. Nếu lâm vào tình cảnh đáng sợ ấy, thì đó chính là thời khắc tồi tệ nhất trong đời mình. Sau này khi lớn lên, ta sẽ nhận ra rằng không có cái gì là tồn tại vĩnh viễn, và con người cũng không thể nào sống mãi được.
Có lẽ chúng ta không ngờ rằng cái chết có thể xảy ra ngay lập tức, cứ tưởng nó còn ở rất xa nên chúng ta không cần phải lo lắng âu sầu gì hết. Thế nhưng cái chết đến như thế nào - có đau đớn không nhỉ? Khi nào thì chúng ta nên nói với bạn bè và gia đình rằng cha mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta?
Khi nghĩ về cái chết của cha mẹ, tôi cho rằng đó phải là lúc cha mẹ đã rất già, rồi thôi, chẳng bao giờ nghĩ tiếp nữa. Nhưng từ khi mẹ tôi mất, trong đầu tôi lẩn quẩn rất nhiều ý nghĩ, nhiều câu hỏi không có câu trả lời cùng nhiều nỗi day dứt. Nhớ lại ngày mẹ mất, tôi không thể nào ngăn được hai hàng nước mắt lăn dài trên má.
Lúc đó tôi mười ba tuổi, cái tuổi sắp bước vào giai đoạn dậy thì. Sáng chủ nhật hôm ấy, tôi thức dậy muộn, tâm trạng vô cùng tươi tỉnh. Mẹ vẫn còn ngủ trên ghế bành, nên tôi chỉ lấy một ít thức ăn sáng, bật tivi vừa đủ nghe. Khoảng mười giờ, tự nhiên mẹ lại ngáy rất to. Tôi quay lại nhìn mẹ, trông mẹ vẫn khỏe, nhưng sao mẹ lại ngáy to như sấm vậy nhỉ? Sau này thì tôi mới biết t
Nhưng lúc ấy, tôi chỉ cười và tiếp tục vừa ăn sáng, vừa xem TV. Vài phút sau, tôi nghĩ mình phải đi tắm và chuẩn bị mọi thứ để qua thăm ba tôi. Tôi đi tắm, rồi mặc áo quần và nghịch mấy món đồ trang điểm của mẹ. Tôi vui vẻ nhìn vào gương và biết mẹ sẽ nói tôi rất xinh. Tôi rất thích nghe mẹ khen tôi xinh. Tôi cần những lời khen đó để tự tin hơn. Có thể tôi sẽ gặp nhiều khó khăn trong tuổi mới lớn, nhưng có mẹ bên cạnh, tôi tin mình được tiếp sức để vượt qua được hết.
Cách đây vài năm, tôi và mẹ bắt đầu viết thư cho nhau. Hai mẹ con viết những câu ngắn gọn vào giấy và đặt vào những nơi dễ tìm trong nhà, đại loại như: “Hãy cười lên, Thượng đế yêu thương chúng ta”, hay “Con (mẹ) tự hào về mẹ (con gái)”. Tôi lấy mấy miếng giấy, một cây bút và băng keo. Tôi viết ít chữ vào giấy và dán lên gương của mẹ, rồi ngắm nghía một cách hài lòng. Bây giờ thì mình có thể đánh thức mẹ dậy để mẹ đọc được rồi đó. Rồi mẹ sẽ nói với mình “mẹ cũng vậy” và khen mình rất xinh, rồi thì mình có thể đi.
Khi vào phòng khách để đánh thức mẹ, tôi đã không gọi mẹ ngay. Tôi luôn cảm thấy sợ những căn phòng tối đen không có ánh đèn. Mẹ tôi đã đóng cửa sổ lại, rồi buông tấm màn dày để tránh ánh nắng mặt trời làm chói mắt khi mẹ đang ngủ trong phòng khách. Tôi ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh ghế bành và nhìn vào đồng hồ, nó chỉ “1:26”. Tôi ngồi trong bóng tối, nhìn sững cái ghế bành. Tôi không thể nhìn thấy mẹ, nhưng tôi biết mẹ đang ở đó. Vài phút sau, tôi đứng lên và quỳ cạnh mẹ. Tôi biết mẹ thường hay giật mình khi bị đánh thức, nên tôi không muốn làm mẹ hoảng hốt.
Tôi quàng tay lay bả vai mẹ. Tôi lay, lay, lay mãi. Mẹ vẫn không nhúc nhích. Tim tôi như ngừng đập. Lúc đó tôi không hề nghĩ là mẹ đã mất, chỉ hơi lo là sao gọi mãi mà mẹ không thức dậy. Tôi rướn người bật đèn. Khi đèn sáng, tôi nhìn mẹ và biết hết cớ sự. Lí trí tôi biết, nhưng tim tôi thì không tin. Tôi lay mẹ lần nữa. Không. Không! “Mẹ ơi, mẹ dậy đi mà”, tôi nài nỉ. Nhưng mẹ không trả lời. Sự thật như một cú đập giáng mạnh vào đầu tôi, mẹ không còn thở nữa.
Lúc đó, tôi khóc nức nở. Tôi ngồi thừ người ra nghĩ: Mẹ đã chết, còn tôi thì đang ở trong căn hộ mới toanh, chỉ có một mình và không biết cả địa chỉ nhà nữa. Điện thoại nhà vẫn chưa được lắp đến cửa và lao ra ngoài bất kể mọi thứ chung quanh. Nước mắt đầm đìa trên má, tôi gào to “Giúp cháu với! Mẹ cháu…!”, rồi tôi chạy vào nhà một chút để nhìn mẹ mà tôi cũng không biết tại sao lại làm thế. Có lẽ tôi muốn kiểm tra xem có khi nào tôi nhìn lầm không. Có khi nào mẹ chỉ ngủ mê đi, bây giờ thì mẹ ngồi dậy và muốn biết vì sao tôi lại kêu gào như vậy. Tôi lại chạy ra ngoài, có hai cô chú bước ra khỏi xe hỏi tôi chuyện gì xảy ra. Chú vào nhà xem mẹ tôi, còn cô thì giúp tôi gọi điện cho cảnh sát và ông bà tôi. Chú quay trở ra và nói rằng mẹ tôi đã mất. Tôi muốn hét to: “Chú có chắc không? Đừng nói như thế! Đừng nói như thế!” Nhưng tôi vẫn lặng câm. Và rồi một chiếc xe cứu thương đến đưa mẹ tôi vào bệnh viện.
Lúc tôi còn nhỏ, mẹ thường kể rằng nhiều khi bà ngoại tôi thường có những cơn đột quỵ làm khó thở. Tôi chưa bao giờ thấy trường hợp nào như vậy. Nhưng chiều hôm đó, khi ở trong phòng chờ của bệnh viện cùng với bà ngoại, tôi đã chứng kiến điều đó. Bà ngoại cố cúi lưng xuống để thở nhưng bà vẫn không thể thở được. Giờ đây tôi cũng bị chứng khó thở đó. Ồ không, tôi đã bắt đầu bị chứng khó thở ngay ngày hôm đó. Bác sĩ đến phòng chờ, nói với hai bà cháu rằng dịch đã tràn trong màng phổi của mẹ tôi và đó là nguyên nhân gây ra cái chết của mẹ. Sau đó tôi còn biết rằng mẹ tôi đã dùng lẫn lộn các toa thuốc với nhau.
Cái chết của mẹ được cho là rủi ro. Rủi ro ư? Chắc chắn không phải là rủi ro. Có ai đã làm điều đó. Lúc đầu tôi đã nghĩ như vậy, nhưng về sau tôi không còn suy nghĩ theo kiểu vô căn cứ nữa. Tôi nghiệm ra rằng đôi khi cuộc sống đối xử không công bằng với chúng ta, nhưng chúng ta lại không thể chối bỏ cuộc sống.
Mẹ từng dạy tôi rằng điều quan trọng nhất là kinh nghiệm sẽ tạo nên tính cách chúng ta. Chính những phút giây ngắn ngủi lại làm nên những khoảnh khắc lớn lao. Những gì ta quyết định làm sau những phút giây ngắn ngủi đó, mới là điều đáng kể và có ý nghĩa.
Ngày hôm đó, tôi đã trải nghiệm được bài học quan trọng ấy của mẹ. Nhưng, khi những phút giây lớn lao đến, tôi chỉ có thể nghĩ Điều gì sẽ xảy ra đây? Tôi có vượt qua được không?
Nhớ lại những ngày đó, tôi không biết mình vẫn tiếp tục lo toan được cuộc sống của mình bằng cách nào. Thậm chí tôi cho rằng mình đã khá cứng cỏi. Tôi đi học lại hôm thứ năm. Thứ sáu, tôi về nhà để dọn dẹp. Trở về nhà sau ngày mẹ mất có lẽ là việc làm khó khăn nhất trong đời tôi.
Tôi nhìn quanh căn hộ của mẹ. Miếng thịt gà từ bữa trưa ngày mẹ mất vẫn còn ở trên bàn. Tôi đi vào phòng tắm và nhìn lên tấm gương soi. Trên tấm gương vẫn còn dán miếng giấy nhỏ màu vàng với dòng chữ tôi đã viết “Con yêu mẹ”. Mẹ đã không kịp đọc những lời yêu thương này và sẽ không bao giờ đọc được nữa. Tôi ứa nước mắt xé vụn mảnh giấy.
Hồi đó, khi tôi ngồi trên ghế bành và xem phim Buffy - quỉ hút máu người trong lúc mẹ đọc sách, cứ chốc chốc mẹ lại nhìn tôi mỉm cười, một nụ cười tuyệt đẹp, rồi tiếp tục đọc sách, còn tôi thì cứ xem phim.
- Con rất thích cô bé Buffy này phải không? - Mẹ hỏi.
Tôi nhìn mẹ:
- Dạ, thích lắm! - Tôi cười.
Mẹ ngừng một chút rồi hỏi tiếp:
- Có phải cô bé đó là người hùng của con không?
Tôi chưa bao giờ nghĩ như vậy nhưng không trả lời mẹ và vẫn dán mắt vào màn hình. Giờ đây khi nhớ lại phút giây đó, tôi nhận ra rằng cho dù mẹ con tôi thân thiết với nhau như vậy, vẫn có một điều mẹ chưa hiểu tôi cho lắm.
Không phải Buffy, mà… chính mẹ mới là người hùng của tôi.
BRITTANY SHOPE, 1 TUỔI
Chỉ cần biết sự thật
Bạn không thể nào là người can đảm khi chỉ được hưởng những điều tốt đẹp.
Mary Tyler Moore
Con trai. Đó là một lĩnh vực mà tôi không hiểu biết nhiều lắm cho đến khi tôi có một bạn trai thực sự.
Seth là một người nổi tiếng nhưng tôi thì không. Tôi thích Seth nhưng chỉ biết chờ đợi, và cuối cùng tôi cũng có cơ hội làm quen với hắn. Lúc đó tôi như người đang ở trên chín tầng mây! Hai ngày sau, Seth gọi điện cho tôi để nói rằng hắn ta không muốn quen tôi nữa. Tôi nghe mấy đứa bạn nói rằng quyết định đó là do một lời thách thức để cá cược. Chuyện đó làm tôi đau khổ lắm, nhưng rồi từ từ tôi cũng vượt qua.
Mãi đến bốn năm sau tôi mới có bạn trai khác vì khi gặp một người mới, tôi nghĩ ngay lập tức: Đây có phải là một vụ cá cược khác không?
Khi gặp David, tôi muốn làm quen với hắn ngay. Dù mới gặp David lần đầu nhưng tôi đã có thể trò chuyện thoải mái. Ở bên David, tôi có cảm giác mình tự tin hơn, có thể nói ra tất cả những gì tôi nghĩ dù đôi lúc có vẻ hơi ngốc nghếch một chút - nhưng chẳng bao giờ tôi thấy ngại ngùng cả. David thường gọi điện cho tôi chỉ để hỏi thăm, nhưng rồi hai đứa lại nói hàng giờ liền về những chuyện chẳng đâu vào đâu.
Và rồi mọi thứ thay đổi. Những cuộc nói chuyện qua điện thoại hàng giờ rút xuống còn chỉ năm phút, rồi không còn cuộc nào nữa. Sau đó một đứa bạn gái rỉ tai tôi cho biết David thổ lộ rằng hắn ta không thể cặp bồ với tôi nữa. Tôi bảo với nhỏ bạn rằng David nên nói thẳng với tôi, bởi vì hắn ta cần phải giải quyết vấn đề của chính mình.
Tối hôm đó David đã gọi cho tôi, và tỏ ra rất bối rối. Tôi hỏi David có cần nói cho tôi biết điều gì không nhưng David trả lời là không. Quả thật đó là một lời nói dối vô cùng tệ hại. Lúc đó, chỉ còn hai ngày nữa thôi là đến buổi dạ hội ở trường, là đêm quan trọng nhất trong năm học mười một của tôi, và David cũng không dám thú thật với tôi rằng hắn sẽ không đi với tôi. Tôi liền hỏi thẳng David rằng có muốn đi với tôi hay không. Lúc đó tôi chỉ muốn biết sự thật mà thôi và tôi đủ can đảm để chịu đựng điều đó.
- “Mình không biết…” - đó là tất cả những gì hắn có thể nói sau một hồi nghĩ ngợi. Và rồi hắn lặp lại câu nói tôi đã quen tai: “Mình nghĩ chúng ta chỉ nên là bạn”.
Tôi nói ngay:
- Được rồi, nếu cậu muốn thì chúng ta chỉ là bạn thôi.
Tôi đã không òa khóc. Tôi đã không bù lu bù loa. Tôi chỉ đi thẳng vào vấn đề. Ồ, sau đó tôi cũng có khóc thầm một chút, nhưng rồi tôi mỉm cười ngay vì chuyện này cũng như lần trước. Thế mà tôi vẫn sống bình thường đấy thôi. Nếu trước đây tôi sống mà không có David thì giờ đây tôi vẫn có thể sống mà không cần có hắn ta.
Tôi nghe đồn rằng David đã chối là không quen biết tôi, ồ chẳng sao cả. Có lần, tôi đã chủ động chào khi gặp hắn đang cặp kè với cô bạn gái khác. Tôi cũng không gièm pha “Eo ơi,… cô ta xấu hoắc”, hay là “Hắn là đồ đểu”, chỉ một lời chào thân thiện và một nụ cười.
Sau tất cả những chuyện đó, tôi nhận ra rằng một mối quan hệ không phải lúc nào cũng bền v đến suốt đời, nhưng kỷ niệm và bài học được rút ra từ đó thì còn mãi.
ANNA BITTNER, 16 TUỔI
Bài học ở tuổi 13
Bạn không bao giờ hiểu được chính mình cho đến khi bạn phải đối mặt với sự thật.
Pearl Bailey
Những thay đổi lớn lao đã xảy ra trong đời tôi vào mùa hè năm tôi mười ba tuổi. Tôi vừa mới tốt nghiệp cấp hai, và đã làm quen với John, người bạn mà tôi đã thích trong suốt năm ấy. Mùa thu tới, tôi sẽ bắt đầu lên cấp ba. Tôi rất phấn khởi nhưng cũng hơi lo. Tuy nhiên tôi vẫn yên tâm vì nếu có gặp khó khăn gì, thì tôi vẫn còn có gia đình.
Rồi, ngay giữa mùa hè, cả thế giới tôi đang sống bị đảo lộn khi cha mẹ tôi nói rằng họ chuẩn bị ly hôn. Khi mẹ tôi nói: “Bố mẹ nghĩ rằng điều đó là tốt nhất”, thì câu nói đó chẳng có ý nghĩa gì trong đầu tôi. Như thế mà tốt nhất à? Sao lại có thể thế được? Tôi sững sờ. Tôi không tin rằng gia đình của mình sắp đổ vỡ. Tất nhiên ở mức độ nào đấy, tôi cũng biết rằng từ lâu bố mẹ tôi sống không hạnh phúc. Họ ít khi âu yếm nhau mà lại hay cãi vã to tiếng. Nhưng tôi không muốn thay đổi gì cả như tôi đã từng quen xưa nay.
Cuộc sống của tôi đã thay đổi nhiều từ khi gia đình tan vỡ. Mẹ và tôi chuyển đến sống trong một căn hộ nhỏ phía bên kia thị trấn, trong khi cha và anh trai tôi thì ở lại căn nhà cũ. Rồi tôi lại trở thành khách khi đến thăm cha và anh tôi vào mỗi cuối tuần. Tôi đã đến tuổi chuẩn bị có bạn trai, nhưng mẹ mới chính là người thường đi ăn tối hoặc tham dự tiệc tùng với những ông bạn mà mẹ gặp ở chỗ làm hay qua bạn bè. Rồi mẹ đã khiến tôi hết sức bất ngờ - mẹ đính hôn! Ngay lập tức, tôi nghi ngờ người sắp trở thành bố dượng của mình, chú Dan. Tôi chống đối ra mặt mỗi khi chú Dan tìm mọi cách để đến gần tôi. Nói cho đúng, tôi đã hơi vô lễ với chú. Ngao ngán vô cùng.
Vào thời ấy, ly hôn vẫn còn là một chuyện hiếm gặp. Vì ba mẹ của đám bạn tôi vẫn sống với nhau, nên tụi nó không thể nào hiểu được cảnh ngộ của tôi, lại còn hay băn khoăn vì sao lúc nào tôi cũng lặng lẽ. Tôi vẫn dự những buổi họp mặt hoặc đi xem đấu bóng với bạn bè, nhưng không còn vui vẻ như trước đây nữa. Tôi thật sự sầu não, nhất là khi mẹ tôi và chú Dan cưới nhau, tôi nhận ra rằng cuộc sống không thể trở lại như xưa được nữa.
Thế mà, người giúp đỡ tôi, vực tôi dậy lại chính là người cuối cùng trên thế giới này mà tôi có thể nghĩ đến – chú Dan, bố dượng tôi. Cho dù tôi chưa bao giờ cư xử cho phải phép, nhưng chú vẫn không bỏ cuộc. Dần dần, tôi bắt đầu tin chú. Tôi nhận ra hai chú cháu có rất nhiều sở thích giống nhau, nhất là phim ảnh và các chương trình tivi, vì thế chú Dan thường rủ tôi cùng xem. Như thế hai chú cháu có dịp trò chuyện và hiểu nhau nhiều hơn. Rồi chú Dan rủ tôi tập chạy bộ.
Còn hơn thế nữa, chú Dan có những ưu điểm mà cha ruột tôi không có. Chú luôn ở bên tôi khi tôi cần lời khuyên về trường học, về bạn bè và cả bạn trai nữa. Tôi còn được khơi dậy nhiều cảm xúc khi chú Dan và mẹ tôi cười đùa và âu yếm nhau, lúc đó tôi mới hiểu được thế nào là một gia đình hạnh phúc. Khi tôi bắt đầu cởi mở với chú Dan, ba chúng tôi đã dành nhiều thời gian cho nhau hơn. Cả nhà cùng đi ăn tối, hay đến một nơi giải trí nào đó, tôi và chú Dan còn cùng nhau chạy bộ. Dần dần tôi nhận ra rằng cuối cùng tôi cũng có một gia đình hạnh phúc như tôi mong muốn.
Bây giờ thì tôi hiểu rằng chuyện cha mẹ tôi ly hôn là hợp lý. Hai người chia tay để cả ba người có thể sống tốt hơn. Cha tôi cũng tìm được hạnh phúc – cha cưới vợ và sau đó tôi có một cô em gái cùng cha tên là Michelle.
Mười ba tuổi, tôi học được một bài học vô cùng quan trọng – thay đổi không phải lúc nào cũng là điều tệ hại nhất. Đôi khi đó lại là điều cần thiết ta.
CAROL AYER