Người giúp việc - Chương 14-P2

“Được rồi.” Cô Skeeter thở hắt vào điện thoại. Nghe giọng cô hoang mang lắm, nhưng cô ấy không biết về những gì có thể xảy đến với tôi, với Minny. Cô ấy không biết về những món dụng cụ sắc lẹm, sáng bóng mà các bà chủ da trắng vẫn dùng, về tiếng gõ cửa, lúc nửa đêm. Rằng ngoài kia có những người đàn ông da trắng thèm khát được nghe tin một tên da màu dám xâm phạm vào lãnh địa của người da trắng, luôn trong tư thế sẵn sàng với gậy gộc, diêm lửa trong tay. Tất cả những món đồ nào khả dĩ dùng được.

“Tôi... tôi không dám nói chắc một trăm phần trăm, nhưng...” cô Skeeter nói, “nếu Hilly biết tí gì về cuốn sách hoặc về vú vànhất là Minny, cô ấy sẽ đi rêu rao khắp cả thị trấn này.”

Tôi nghĩ đến câu đó và muốn tin là cô ấy nói đúng biết bao. “Đúng thế thật, cô ta không thích Minny Jackson.”

“Aibileen,” cô Skeeter nói, tôi nghe thấy giọng cô lại suy sụp như trước, vẻ bình tĩnh trong tiếng cô nói bắt đầu rạn vỡ. “Chúng ta có thể dừng. Tôi hoàn toàn hiểu nếu vú muốn dừng làm việc này.”

Nếu tôi nói mình không muốn làm nữa, thì tất cả những gì tôi đã viết và vẫn phải viết sẽ không bao giờ có cơ hội được nói ra.Không, tôi nghĩ. Tôi không muốn dừng. Tôi ngạc nhiên khi thấy mình suy nghĩ quyết liệt đến thế.

“Nếu cô Hilly đã biết rồi, thì đành vậy,” tôi nói. “Bây giờ dừng lại cũng không cứu được chúng ta đâu.”

TÔI KHÔNG NHÌN THẤY, nghe thấy, hay ngửi thấy cô Hilly suốt hai ngày. Ngay cả khi tay không cầm cây bút chì nào, những ngón tay tôi vẫn mó máy liên hồi, trong túi, trên mặt quầy bếp, gõ liên tục như đánh trống. Tôi phải tìm hiểu xem có gì trong đầu cô Hilly mới được.

Cô Leefolt nhờ Yule May chuyển lại ba lời nhắn cho cô Hilly, song cô ta lúc nào cũng ở văn phòng của ông Holbrook - cô ta gọi nó là “chiến dịch H.Q.” Cô Leefolt thở dài rồi gác máy, cứ như chẳng biết bộ não của mình phải vận hành ra sao nếu không có cô Hilly đi đến và nhấn nút Nghĩ vậy. Bé Con thì hỏi đi hỏi lại cả chục lần rằng bao giờ chị Heather lại qua tắm bể phao nữa. Tôi đoán lớn lên hai đứa sẽ trở thành bạn tốt của nhau, nhờ có cô Hilly luôn chỉ dạy cả hai đứa biết điều nọ điều kia. Đến chiều hôm đó, cả ba chúng tôi đều thơ thẩn đi quanh nhà, ngọ ngoạy ngón tay, tự hỏi bao giờ cô Hilly mới xuất hiện.

Một lát sau, cô Leefolt bỏ ra cửa hàng vải. Cô nói muốn may một tấm phủ để che đi thứ gì đó nhưng chưa biết là thứ gì. Mae Mobley nhìn tôi và tôi đoán cả hai bác cháu đang có cùng một suy nghĩ: nếu có thể, khéo người đàn bà đó sẽ may vải trùm kín cả hai bác cháu ấy chứ.

TỐI HÔM ĐÓ tôi phải làm việc đến tận khuya. Tôi cho Bé Con ăn tối và ru nó ngủ, vì vợ chồng cô Leefolt còn bận đi xem phim ở Lamar. Ông Leefolt đã hứa sẽ đưa vợ đi, thế là cô ta bám lấy chồng nhằng nhẵng, dù rạp chỉ còn suất chiếu muộn, về đến nhà, họ ngáp ngắn ngáp dài, còn bên ngoài thì lũ dế kêu râm ran. Ở những nhà khác, tôi sẽ ngủ trong phòng dành cho người giúp việc, nhưng nhà này lại chẳng có phòng nào như thế. Tôi cố nấn ná lại đôi chút, vì nghĩ ông Leefolt sẽ đề nghị đưa tôi về nhà. Nhưng ông ta chỉ lên giường đi ngủ.

Ngoài đường, trong bóng tối, tôi đi bộ thẳng lên Riverside, cách đây chừng mười phút, ở đó còn một chuyến xe buýt muộn dành cho các công nhân nhà máy nước làm ca đêm. Gió thổi mát rượi nên xung quanh chẳng có muỗi mòng nào lởn vởn. Tôi ngồi ngoài rìa vườn hoa, trên bãi cỏ dưới cột đèn đường. Lát sau xe buýt trờ tới. Chỉ có vỏn vẹn bốn người trên đó, hai người da màu, hai người da trắng, tất cả đều là đàn ông. Tôi không biết ai trong số đó. Tôi ngồi vào chiếc ghế sát cửa sổ, ngay phía sau một người da màu gầy gò. Ông ta mặc một bộ âu phục nâu, đội mũ nâu, tầm tuổi tôi.

Chúng tôi đi qua cầu, thẳng hướng bệnh viện da màu, xe buýt rẽ ở đó. Tôi lấy quyển sổ cầu nguyện ra để viết mấy chữ. Tôi hết sức tập trung vào Mae Mobley, cố gắng không nghĩ đến cô Hilly. Xin chỉ cho con cách dạy Bé Con trở thành một đứa bé nhân hậu, biết yêu bản thân mình; biết yêu những người khác, khi con vẫn còn thời gian với nó...

Tôi nhìn lên. Xe buýt đã dừng lại giữa đường. Tôi nghển cổ qua lối đi giữa hai hàng ghế, thấy cách đó vài tòa nhà có ánh đèn xanh lia loang loáng trong bóng tối, nhiều người đứng dàn hàng ngang. Đang có cấm đường.

Người tài xế da trắng nhìn trân trân về phía trước. Anh ta tắt máy và ghế ngồi của tôi lập tức cứng đơ lại, cảm giác là lạ. Anh ta chỉnh lại chiếc mũ tài xế, rồi nhảy khỏi ghế lái. “Mọi người cứ ngồi yên tại chỗ. Để tôi ra xem có chuyện gì.”

Thé là tất cả chúng tôi ngồi đó trong im lặng, chờ đợi. Tôi nghe có tiếng chó sủa, không phải chó nhà nuôi, mà tiếng sủa như thể nó đang gào vào mặt bạn. Sau năm phút tròn, người tài xế quay về, khởi động lại xe. Anh ta bấm cò, giơ tay ra ngoài cửa sổ vẫy vẫy, và bắt đầu lùi xe lại thật chậm rãi.

“Ngoài ấy có chuyện gì thế?” Người đàn ông da màu ngồi trước tôi hỏi tài xế.

Người tài xế không trả lời. Anh ta tiếp tục đi. Anh đèn pin xa dần, tiếng chó sủa cũng nhỏ đi. Người tài xế quay đầu xe ở phố Farish. Đến góc phố tiếp theo, anh ta dùng lại. “Người da màu xuống xe, bến cuối rồi,” anh ta hét to trong gương chiếu hậu. “Còn mấy anh da trắng, cho tôi biết các anh về chỗ nào. Tôi sẽ đưa các anh đến bến gần nhất có thể.”

Người đàn ông da màu quay lại nhìn tôi. Tôi nghĩ cả hai chúng tôi đều có linh cảm không tốt lắm. Ông ta đứng dậy, thế là tôi cũng đứng dậy. Tôi theo ông ta ra cửa trước. Xung quanh im ắng đến kỳ lạ, chỉ còn tiếng bước chân chúng tôi.

Người đàn ông da trắng chồm lên sát anh tài xế, hỏi, “Có chuyện gì thế?”

Tôi theo người đàn ông da màu bước xuống bậc của xe buýt. Sau lưng, tôi nghe thấy người tài xế đáp, “Tôi không rõ, có một thằng đen vừa bị bắn chết. Anh về đâu?”

Cánh cửa kéo sập lại. Trời thần ơi, tôi nghĩ thầm, mong sao đó không phải người nào tôi quen.

Trên phố Farish không có lấy một tiếng động hay một bóng người, ngoại trừ hai chúng tôi. Người đàn ông nhìn tôi. “Chị ổn chứ? Chỗ này có gần nhà chị không?”

“Tôi không sao. Nhà tôi ở quanh đây thôi.” Nhà tôi cách đây bảy dãy nữa.

“Tôi đưa chị về nhé?”

Tôi cũng mong thế lắm, nhưng đành lắc đầu. “Thôi, cảm ơn ôngệ Tôi tự đi được.”

Một chiếc xe tải đưa tin phóng vụt qua, thẳng hướng ngã tư nơi xe buýt vừa rời đi. Trên sườn xe sơn những chữ WLBT-TV to tướng.

“Trời thần ơi, hy vọng mọi chuyện không tệ đến mức...” nhưng người đàn ông đã biến mất. Giờ chẳng còn ma nào ngoài tôi. Đột nhiên tôi bỗng có cảm giác y như người ta vẫn hay kể, ngay trước khi bạn bị móc túi ấy. Chỉ trong hai giây, lớp vớ bao hai cẳng chân tôi đã cọ vào nhau như điên, nghe như tiếng khóa kéo kêu lẹt rẹt. Phía trước, tôi nhìn thấy có ba người cũng đang cắm đầu cắm cổ bước đi như tôi. Tất cả bọn họ đều rẽ ngang, biến vào nhà, rồi đóng chặt cửa

Tôi tin chắc rằng tôi không muốn ỏ một mình thêm một giây nào nữa. Tôi đi tắt qua nách nhà Mule Cato và mặt hậu xưởng sửa xe, rồi xuyên qua sân nhà Oney Black, trong bóng tối chân tôi vấp phải một đường ống nước. Tôi có cảm giác mình giống hệt một đứa ăn trộm. Tôi nhìn thấy đèn trong các căn nhà vẫn bật sáng, những cái đầu đang cúi xuống, lẽ ra tầm giờ này mọi đêm, đèn đóm đã tắt hết rồi. Chẳng biết có chuyện gì đang xảy ra, nhưng mọi người đều bàn tán hoặc nghe ngóng về nó.

Cuối cùng, tôi cũng nhìn thấy ánh sáng hắt ra từ bếp nhà Minny ở phía trước, cửa hậu để ngỏ, cửa lưới đóng kín. Cánh cửa rít lên ken két khi tôi đẩy vào. Minny đang ngồi bên bàn với cả năm đứa trẻ: Leroy Bé, Sugar, Felicia, Kindra, và Benny. Chắc Leroy Lớn đi làm chưa về. Cả mấy mẹ con đều dán mắt vào chiếc đài to đùng đặt giữa bàn. Một luồng sóng điện từ ùa vào cùng tôi.

“Chuyện gì thế?” Tôi hỏi. Minny cau mày, đưa tay xoay chỉnh chiếc núm. Tôi nhìn quanh gian bếp một lượt: một lát thịt đã cong lên, đỏ au trên chảo. Một cái hộp thiếc đứng trên mặt quầy, nắp mở tênh hênh. Bát đĩa bẩn trong bồn. Không giống căn bếp của Minny chút nào.

“Có chuyện gì thế?” Tôi lại hỏi.

Tiếng đàn ông trên đài đột nhiên rõ nét, anh ta đang gào lên “... gần mười năm giữ vị trí Thư ký thứ nhất của NAACP. Bệnh viện vẫn chưa có thông báo gì song cho hay vết thương...”

“Ai thế?” Tôi hỏi.

Minny nhìn tôi chằm chặp, như thể đầu tôi đang không nằm trên cổ. “Medgar Evers. Cô đã ở đâu vậy?”

“Medgar Evers ư? Chuyện gì đã xảy ra?” Tôi đã gặp Myrlie Evers, vợ anh ấy, vào mùa thu năm ngoái, khi cô ấy đến thăm nhà thờ chỗ chúng tôi với gia đình Mary Bone. Cô ấy quàng một cái khăn pha màu đỏ-và-đen rất xinh trên cổ. Tôi vẫn nhớ cô ấy nhìn vào mắt tôi, mỉm cười như thể rất vui khi gặp tôi. Ở khu này Medgar Evers là người vua biết mặt, chúa biết tên, vì bên NAACP anh ấy giữ chức cao lắm.

“Cô ngồi xuống đi,” Minny nói. Tôi bèn ngồi lên một chiếc ghế gỗ. Mặt ai cũng lạnh đơ như ma, những con mắt đóng đinh lên chiếc đài. Nó to bằng phân nửa một cái động cơ xe hơi, vỏ gỗ, trên mặt có bốn nút. Đến Kindra cũng ngồi im trong lòng Sugar.

“Bọn KKK bắn anh ấy. Ngay trước cửa nhà. Chừng một giờ trước.”

Tôi bỗng cảm thấy một cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng. “Nhà anh ấy ở đâu?”

“Trên Guynes,” Minny đáp. “Các bác sỹ đang chữa cho anh ấy ở bệnh viện bên khu mình.”

“Ta... vừa nhìn thấy,” tôi nói, đầu thầm nghĩ đến chiếc xe buýt. Guynes cách đây có năm phút đường nếu đi bằng xe.

“... các nhân chứng thuật lại rằng thủ phạm chi có một tên, người da trắng, hắn đã nhảy từ trong bụi rậm ra. Dư luận về sự dính líu của KKK...”

Lúc này trên đài xuất hiện những tiếng nói nhộn nhạo, người hò hét, kẻ thì thụt. Người tôi căng lên, dường như có kẻ nào đó ngoài kia đang theo dõi chúng tôi. Kẻ nào đó da trắng. Bọn KKK đã ở đây, chỉ cách chỗ chúng tôi có năm phút, để ám sát một người da màu. Tôi muốn đóng chặt cánh cửa hậu lại.

“Tôi vừa nhận được tin,” người phát thanh viên vừa nói vừa thờ hổn hển, “Medgar Evers đã chết.”

“Medgar Evers,” nghe giọng hình như anh ta đang bị mọi người xô đẩy, xung quanh đầy tiếng người nói nhao nhao, “như tôi vừa được biết, đã chết.”

Ôi trời thần ơi.

Minny quay sang thằng Leroy Bé, nói rất nhẹ nhàng, bình tĩnh.

“Con đưa các em đi ngủ nhé. Mấy đứa lên giường hết đi. Và nhớ nằm yên đấy.” Phải nghe một người chỉ quen gào thét nói bằng giọng nhỏ nhẹ, cảm giác ấy còn đáng sợ hơn gấp bội.

Tôi biết thằng Leroy Bé muốn ngồi lại, nhưng rồi nó đưa mắt ra hiệu cho mấy đứa em và cả bọn lập tức giải tán, lặng lẽ và nhanh nhẹn. Người đàn ông trên đài cũng im hơi lặng tiếng. Trong giây lát, cái hộp chẳng còn gì khác ngoài gỗ nâu và dây nhợ. “Medgar Evers,” anh ta nói, giọng như đang đuối dần, “Thư ký thứ nhất của NAACP, đã chết.” Anh ta thở dài. “Medgar Evers đã chết.”

Tôi gắng nuốt trôi cả một mồm đầy nước bọt và dán mắt vào lớp sơn tường nhà Minny đã ố vàng vì vết dầu mỡ, vết tay trẻ con và khói thuốc lá Pall Mali của Leroy. Không có tấm ảnh hay lịch nào trên tường nhà Minny. Tôi cố gắng không nghĩ. Tôi không muốn nghĩ đến chuyện một người da màu đã chết. Nó khiến tôi nhớ tới thằng Treelore.

Bàn tay Minny siết lại thành nắm đấm. Cô nghiến răng. “Chúng nó bắn anh ấy ngay mặt bọn trẻ con, cô Aibileen ạ.”

“Chúng ta sẽ cầu nguyện cho cả gia đình Evers chúng ta sẽ cầu nguyện cho Myrlie...” nhưng những lời ấy nghe trống rỗng làm sao, thế là tôi im lặng.

“Trên đài nói cả mấy mẹ con chạy ra khỏi nhà ngay khi nghe thấy tiếng súng. Họ nói anh ấy máu me bê bết khắp người, lăn lộn ghê lắm, bọn trẻ cũng dính đầy máu...” Cô đập bàn, chiếc đài gỗ cũng rung lên bần bật.

Tôi nín thở, nhưng đầu cứ ong ong. Tôi phải cứng rắn lên, phải giữ tinh thần cho cô bạn mình.

“Cái thị trấn này sẽ không bao giờ thay đổi, cô Aibileen ạ. Chúng ta đang sống trong địa ngục, ta cùng đường Tồi. Cả bọn trẻcũng thế.”

Người đàn ông trên đài lại hét to, “... cảnh sát chặn khắp các nẻo đường. Dư luận hy vọng thị trưởng Thompson sẽ sớm tổ chức họp báo...”

Họng tôi nghẹn đắng. Nước mắt lăn dài trên má. chính lũ người da trắng ấy mới khiến tôi sợ hãi, những kẻ đang bao vây toàn bộ khu da màu. Những người da trắng cầm súng, chĩa thẳng vào người da màu. Vì ai sẽ bảo vệ người của chúng tôi? Chẳng có cảnh sát nào là người da màu cả.

Minny nhìn trân trối khung cửa nơi bọn trẻ vừa bước qua. Mồ hôi túa ra đầm đìa trên hai má cô.

“Bọn chúng sẽ làm gì chúng ta đây, cô Aibileen? Nếu chúng bắt được ta...”

Tôi hít một hơi thật sâu. Cô ấy đang nói về tập truyện. “Cả ta lẫn cháu đều thừa hiểu. Sẽ kinh khủng lắm.”

“Nhưng bọn chúng sẽ làm gì? Buộc chúng ta vào xe tải rồi kéo lê trên đường ư? Hay bắn cháu chết tươi ngay giữa sân nhà trước mặt lũ trẻ? Hay chỉ bỏ đói ta cho đến chết?”

Thị trưởng Thompson xuất hiện trên đài, nói ông ta rất lấy làm tiếc trước tin dữ của gia đình Evers. Tôi nhìn ra cánh cửa hậu để mở và lại có cảm giác bị theo dõi, khi nghe thấy giọng một người da trắng trong phòng.

“Đây không phải... chúng ta có đấu tranh đòi dân quyền đâu. Ta chỉ kể những chuyện mắt thấy tai nghe thôi mà.”

Tôi tắt đài, rồi nắm lấy tay Minny. Chúng tôi cứ ngồi như thế Minny nhìn con thiêu thân bẹp dí trên tường, còn

Những tia cô độc tràn ngập đôi mắt Minny. “Cháu ước gì có Leroy ở nhà,” cô thì thầm.

Tôi ngờ rằng những lời ấy chưa bao giờ được nhắc đến trong căn nhà này.

NGÀY NỌ NỐI NGÀY KIA, Jackson, Mississippi sôi sục như ấm nước trên bếp lò. Trên tivi nhà cô Leefolt, hàng đoàn người da màu tuần hành trên phố High một ngày sau đám tang ngài Evers. Ba trăm người bị bắt giữ. Báo chí da màu nói có hàng ngàn người tới viếng, song số người da trắng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Cảnh sát biết thủ phạm là ai, song họ không chịu tiết lộ tên hắn.

Tôi được biết rằng gia đình Evers sẽ không chôn cất Medgar ở Mississippi. Thi thể anh ấy sẽ được đưa lên Washington, nghĩa trang Arlington, tôi nghi chắc Myrlie phải tự hào lắm. Nên thế. Nhưng tôi lại muốn anh ấy ở đây, gần chúng tôi. Trên báo, tôi đọc thấy chính Tổng thống Hợp chủng quốc đã đích thân nhắc nhở thị trưởng Thompson, nói ông ta cần làm tốt hơn nữa. Phải lập một hội đồng có mặt cả người da đen và da trắng để tìm hướng giải quyết tình hình dưới đây. Nhưng thị trưởng Thompson, ông ta nói - vớiTổng thống Kennedy - rằng “Tôi sẽ không cho thành lập hội đồng đa sắc tộc nào hết. Đừng lừa dối nhau nữa. Tôi tin vào sự phân biệt chủng tộc, và sẽ mãi là như thế.”

Vài ngày sau, thị trưởng lại lên đài, “Jackson, Mississippi là vùng đất tuyệt vời nhất chỉ sau thiên đàng,” ông ta nói. “Và sẽ mãi là như thế trong suốt phần đời còn lại của chúng ta.”

Lần thứ hai chỉ trong hai tháng, Jackson, Mississippi xuất hiện trên tạp chí Life. Tuy nhiên, lần này chúng tôi được lên trang bìa.