Người giúp việc - Chương 22-P2

Cuối cùng cô Skeeter cũng đăng tuyên bố của cô Hilly về nhà vệ sinh riêng trên báo Hội. Danh sách các lý do tại sao người da trắng và người da màu không thể ngồi cùng một cái bệ xí. Và rồi, bên dưới, cô nối tiếp bằng một thông báo kêu gọi ủng hộ áo khoác cũ, hoặc chí ít đó là điều cô phải làm. Nhưng thay vì áo khoác, thông báo lại thành ra “Hãy mang bồn cầu cũ của nhà bạn đến số 228 phố Myrtle. Chúng tôi không ở nhà, mời các bạn cứ bỏ ở cửa trước.” Cô ấy chỉ nhầm có một từ, vậy thôi. Nhưng tôi đồ rằng đó cũng chính là điều cô ấy muốn nói.

XUI CHO CÔ HILLY là hôm ấy chẳng có sự kiện nào đáng chú ý cả. Không có tin gì về Việt Nam hay dự thảo luật. Cuộc đại tuần hành sắp tới trên Washington của linh mục King cũng chưa có động thái nào mới. Hôm sau, ngôi nhà của cô Hilly cùng lũ bồn cầu đã chễm chệ trên trang nhất của bác Jackson Journal. Tôi phải nói thật, cảnh tượng đó thật tức cười hết sức. Tôi ước sao ảnh chụp có màu, để nhìn vào bạn có thể so sánh vô vàn sắc độ hồng và xanh và trắng khác nhau. Nên gọi đó là cuộc đoàn tụ của họ hàng bệ xí mới phải.

Tít lớn trưng lên mấy chữ, MỜI BẠN GHÉ QUA, KIẾM MỘT CHỖ NGỒI! Không có bài viết nào đi kèm. Chỉ có tấm hình và một dòng chú thích nhỏ bên dưới, “Tư gia của cô Hilly và ông William Holbrook ở Jackson, Mississippi, là thắng cảnh đáng xem nhất trong buổi sáng hôm nay.”

Tôi bảo không có sự kiện nào đáng chú ý, chẳng phải nói riêngJackson thôi đâu, mà cả nước Mỹ ấy nhé. Lottie Freeman, làm việc trong dinh thự của ngài thống đốc, chỗ này đặt mua toàn những báo chí tiếng tăm thôi, kể với tôi rằng cô nhìn thấy ảnh đăng trên cả trang đời sống của báo The New York Times. Và ảnh nào cũng ghi rõ, “Tư gia của cô Hilly và ông William Holbrook ở Jackson,Mississippi.”

TUẦN ĐÓ Ở NHÀ CÔ LEEFOLT còn vô khối cuộc điện thoại khác, rất nhiều cái gật đầu, xem ra tai cô Leefolt đã đầy phè những lời cô Hilly nói. Một phần tôi thấy tức cười vì mấy cái bồn cầu, phần khác lại muốn phát khóc. Cô Skeeter đã quá mạo hiểm khi biến cô Hilly thành kẻ thù của mình. Tối nay cô sẽ trở về từNatchez, tôi mong cô sẽ gọi đến. Giờ tôi đồ rằng mình đã hiểu lý do tại sao cô đi.

Sáng thứ Năm, tôi vẫn chưa nghe được tin tức gì từ cô Skeeter. Tôi bày biện các thứ cần thiết để là quần áo ngoài phòng khách. Cô Leefolt về nhà cùng cô Hilly và cả hai ngồi vào bàn phòng ăn. Tôi chưa nhìn thấy cô Hilly ở đây kể từ sau vụ bồn cầu. Tôi đoán cô không mấy khi rời khỏi nhà. Tôi vặn nhỏ tiếng tivi và căng tai lên nghe ngóng.

“Đây này. Chính thứ tớ nói với cậu lần trước đấv.” Cô Hilly mở một quyển sách nhỏ ra. Cô ta di ngón tay theo từng dòng chữ. Cô Leefolt lắc đầu.

“Cậu biết nó nghĩa là gì không? Cô ta muốn thay đổi các điều luật này. Nếu không tại sao cô ta lại tha nó đi khắp nơi như thế?”

“Thật không thể tưởng tượng nổi,”

“Tớ không thể chứng minh cô ta là người đặt mấy cái bồn cầu đó vào sân nhà tớ. Nhưng cái này” - cô ta giơ quyển sách lên và lắc lắc - “là bằng chứng hùng hồn cho thấy cô ta đang âm mưu chuyện gì đó. Và tớ đang định báo luôn cho Stuart Whitworth.”

“Nhưng họ chả chia tay rồi còn gì.”

“Phải, nhưng chú ấy vẫn phải biết. Phòng khi chú ấy có ý định hàn gắn với cô ta. Vì sự nghiệp của nghị sĩ Whitworth.”

“Nhưng biết đâu đó thực sự chỉ là nhầm lẫn, tờ báo ấy. Có lẽ cô ấy...”

“Elizabeth.” Hilly khoanh tay lại. “Tớ không nói chuyện mấy cái bồn cầu. Tớ đang nói về luật pháp của toàn bang ta. Tớ muốn cậu tự hỏi mình một câu, cậu có muốn Mae Mobley ngồi cạnh một thằng bé da màu trong lớp học tiếng Anh không?” Cô Hilly đưa mắt liếc tôi, lúc ấy đang cặm cụi là quần áo. Cô ta hạ bớt giọng, nhưng cô Hilly chưa bao giờ biết cách nói thầm cho ra hồn. “Cậu có muốn bọn da màu sống ngay trong khu phố này không? Muốn chúng nó vỗ mông cậu giữa đường không?”

Tôi ngẩng đầu lên và thấy những lời đó bắt đầu ngấm vào cô Leefolt. Cô ngồi thẳng hẳn lên, tỏ vẻ nghiêm trọng lắm.

“Lúc chứng kiến trò khốn nạn cô ta làm với nhà tớ, William điên lắm, tớ cũng không thể giao du với cô ta thêm nữa, như thế chỉ tổ hại thanh danh, nhất là lại sắp đến kỳ bầu cử nữa. Tớ đã gọi Jeanie Caldwell thay chỗ Skeeter trong hội bài rồi.”

“Cậu đá cô ấy khỏi hội bài luôn à?”

“Tất nhiên. Tớ còn đang tính đuổi cô ta khỏi Hội cơ.”

“Cậu làm thế được ư?”

“Được chứ sao không. Nhưng tớ đã quyết rồi, tớ sẽ để cô ta ngồi trong căn phòng đó mà chống mắt lên nhìn, xem cô ta đã tự biến mình thành một con ngốc thế nào.” Cô Hilly gật đầu. “Cô ta phải hiểu rằng còn lâu cô ta mới được sống yên ổn. Giở trò với chúng ta là một chuyện, còn dám giở trò với những người khác, cô ta sẽ tha hồ ăn đủ.”

“Đúng thế. Ở thị trấn này có vài người phân biệt chủng tộc ghê lắm,” cô Leefolt nói.

Cô Hilly gật đầu, “A, bọn họ ở ngay ngoài kia thôi.” Một lúc sau, họ đứng dậy và lái xe đi với nhau. Tôi mừng vì không phải nhìn hai bản mặt ấy trong chốc lát.

ĐẾN TRƯA, ông Leefolt về nhà ăn cơm, chuyện này hiếm gặp lắm. Ông ta ngồi xuống cái bàn ăn sáng bé tí. “Aibileen, chị làm cho tôi món gì ăn trưa đi.” Ông ta giơ tờ báo lên, gõ lên sống báo cho thẳng. “Tôi muốn ăn bò nướng.”

“Vâng, thưa ông.” Tôi trải một tờ giấy lót và bày khăn ăn cùng dao nĩa ra bàn cho ông. Ông cao và gầy tong teo. Chắc chẳng còn mấy nỗi nữa ông sẽ hói sạch. Bây giờ xung quanh đầu ông chỉ có một vòng tròn đen nhánh, đỉnh đầu đã trống trơn.

“Chị sẽ ở lại đỡ Elizabeth chăm đứa thứ hai chứ? “ Ông ta vừa hỏi, mắt vẫn không rời tờ báo. Bình thường ông chẳng thèm ngó ngàng gì đến tôi cả.

“Vâng, thưa ông.” Tôi đáp.

“Vì tôi nghe nói chị hay chuyển việc lắm.”

“Phải, thưa ông,” tôi nói. Quả đúng như vậy. Đa phần người giúp việc gắn bó với một nhà chủ suốt đời, nhưng tôi thì không thế. Tôi có những lý do riêng để chuyển việc khi bọn trẻ lên tám, chín tuổi. Qua vài công việc khác nhau tôi mới ngộ ra. “Tôi giỏi chăm trẻ con nhất.”

“Tức là chị không thực sự coi mình là một người giúp việc. Chị có vẻ giống bảo mẫu hơn nhỉ.” Ồng đặt tờ báo xuống và nhìn tôi. “Chị cũng là dân chuyên, giống tôi.”

Tôi không nói gì, chỉ khẽ gật đầu.

“Chị hiểu không, tôi chỉ làm thuế doanh nghiệp thôi, chứ không phải loại thuế nào cũng khai.”

Tôi bỗng thấy nóng ruột. Đây là lần ông nói với tôi nhiều nhất từ trước đến nay, trong khi tôi đã làm cho nhà này những ba năm trời.

“Chắc đến lúc bọn trẻ đủ tuổi đi học chị tìm việc mới vất lắm nhỉ.”

“Lúc nào cũng có việc gì đó mới.”

Ông ta không bình luận gì, tôi bèn đi bắc thịt nướng ra khỏi lò.

“Chuyển chỗ làm nhiều như thế, chắc chị phải giữ tiếng lắm

“Vâng, thưa ông.”

“Tôi nghe nói chị có biết Skeeter Phelan. Bạn cũ của Elizabeth.”

Tôi cúi gằm. Thật từ từ, tôi tỉ mẩn thái, thái, thái từng lát thịt trên khúc sườn bò. Tim tôi bây giờ đập nhanh gấp ba lần bình thường.

“Thỉnh thoảng cô ấy có hỏi tôi vài mẹo tẩy vết bẩn. Để viết báo.”

“Thế à?” Ông Leefolt nói.

“Vâng, thưa ông. Cô ấy chỉ hỏi tôi chuyện đó thôi.”

“Tôi không muốn chị nói chuyện với cô ta thêm một lần nào nữa, không có mẹo mực, chào hỏi gì hết, chị nghe rõ chua?”

“Vâng, thưa ông.”

“Nếu tôi nghe được hai người có nói chuyện với nhau, thì chị cứ liệu hồn. Chị hiểu chưa?”

“Vâng, thưa ông,” tôi đáp lí nhí, không hiểu ông ta còn biết những chuyện gì nữa.

Ông Leefolt lại cầm tờ báo lên. “Tôi muốn ăn bánh kẹp với miếng thịt đấy. Cho thêm ít sốt mayonnaise nữa. Nhớ đừng nướng quá lửa đấy, tôi không thích ăn khô.”

TỐI HÔM ĐÓ, tôi và Minny ngồi bên chiếc bàn trong bếp nhà tôi. Từ hồi chiều đến giờ hai tay tôi cứ run lẩy bẩy, đến giờ vẫn chưa đỡ.

“Đồ da trắng đần độn khốn kiếp,” Minny rủa.

“Ước gì ta đọc được suy nghĩ của lão ấy.”

Rồi có tiếng gõ đằng cửa hậu, tôi và Minny nhìn nhau. Chỉ có một người gõ cửa nhà tôi như thế, những người khác đều vào thẳng nhà. Tôi mở ra và cô Skeeter đứng đó. “Minny đang ở đây,” tôi nói nhỏ, vì biết trước mình sắp bước vào một căn phòng có Minny dù sao cũng an toàn hơn.

Tôi mừng vì cô đã đến. Có bao nhiêu điều tôi cần nói với cô, đến nỗi chẳng biết phải bắt đầu từ đâu nữa. Nhưng tôi rất ngạc nhiên khi thấy mặt cô Skeeter lộ vẻ gì đó từa tựa như một nụ cười. Tôi đoán cô vẫn chưa nói chuyện vớ

“Chào chị, Minny,” cô nói khi vừa bước vào.

Tôi chưa kịp mở miệng nói gì, cô Skeeter đã ngồi xuống và vào đề luôn.

“Lúc đi xa tôi đã nảy ra vài ý tưởng mới. Aibileen, tôi nghĩ chúng ta nên mở đầu bằng chương của vú.” Cô thò tay vào cái túi đỏ xơ xác và rút ra vài tờ giấy. “Còn ta sẽ đổi chỗ chương của Louvenia và chương của Faye Bell, vì không nên để ba câu chuyện ấn tượng xuất hiện liên tục. Phần giữa chúng ta sẽ sắp xếp sau, nhưng Minny ạ, tôi nghĩ chương của chị nhất định phải để cuối cùng.”

“Cô Skeeter... tôi có chuyện này phải nói với cô,” tôi nói.

Minny và tôi nhìn nhau. “Cháu về đây,” Minny nói, mặt cau có như thể ghế cứng quá, không thể ngồi nổi nữa. Cô bước ra cửa, nhưng trên đường đi, cô chạm nhẹ lên vai cô Skeeter, rất nhanh, mắt cô vẫn nhìn thẳng, làm như chưa hề có động tác đó. Rồi cô đi mất.

“Cô Skeeter, cô xa thị trấn cũng được một thời gian rồi đấy.” Tôi bóp gáy.

Rồi tôi kể chuyện cô Hilly đã mang quyển sách luật ra cho cô Leefolt xem. Và có trời mới biết cô ta đã dí nó vào mặt những người nào trong thị trấn này.

Cô Skeeter gật đầu, nói, “Tôi có thể đối phó với Hilly được. Chuyện này không dính dáng gì đến vú, hay những người khác, hoặc quyển sách.”

Và rồi tôi kể ông Leefolt nói gì, rằng ông ta đã ngửa bài hết, cấm tôi không được trao đổi với cô về mấy bài viết mẹo tẩy rửa nữa. Tôi không muốn nói với cô những chuyện này, nhưng đằng nào cô cũng nghe được, và tôi muốn cô nghe chính miệng tôi nói thì hơn.

Cô Skeeter chăm chú lắng nghe, và hỏi vài câu. Khi tôi kể xong hết, cô nói, “Anh ta cục lắm, Raleigh ấy. Nhưng tôi sẽ cố gắng cẩn thận hết mức khi nào qua nhà Elizibeth. Tôi sẽ không xuống bếp nữa vậy,” và tôi chắc chắn rằng cô chưa lường được hết những chuyện vừa xảy ra. Chưa lường được rắc rối khủng khiếp mà cô đã vướng vào với chính bạn bè mình. Chưa hiểu chúng tôi nên sợ hãi đến mức nào. Tôi nói cho cô biết rằng cô Hilly bảo sẽ lợi dụng Hội phụ nữ để hành hạ cô. Tôi nói cô đã bị gạt khỏi hội bài. Tôi nói rằng cô Hilly sẽ đem mọi chuyện kể cho cậu Stuart, phòng khi cậu ấy có “ý định” hàn gắn với cỏ.

Cô Skeeter nhìn lảng đi, cố mỉm cười. “Dù sao tôi cũ chẳng thèm quan tâm đến ba cái chuyện vặt vãnh.” Cô gần như phá lên cười, nó khiến tim tôi đau nhói. Vì thật ra tất cả mọi người đều quan tâm. Da đen, da trắng, sâu trong thâm tâm chúng ta đều thế.

“Tôi chỉ... tôi muốn cô nghe chính tôi nói, còn hơn là từ những người khác trong thị trấn,” tôi nói. “Để cô biết sắp có chuyện gì. Để cô liệu chừng mà đề phòng.”

Cô cắn môi, gật đầu. “Cảm ơn vú, Aibileen.”