Tưởng Giới Thạch - những bí mật về cuộc đời và gia thế - Phần 04 - Chương 03 - 02

Từ Nam Kinh tới Từ Châu là một tuyến bay mà các phi công rất quen thuộc. Ai ngờ đêm hôm đó, máy bay bay thẳng lên bờ Hoàng Hà mà không sao tìm được Từ Châu, viên phi công lo sợ lái máy bay bay lượn ở trên không. Đỗ Duật Minh nghĩ bụng: Tình hình khẩn cấp như thế này, cuối cùng đã không tìm thấy Từ Châu, xem ra thì trận đánh này không thể không thất bại. Trước mắt máy bay đã không còn dầu nữa, mới phát hiện một ánh đèn ở bên trái phía trước mặt. Hạ cánh xuống sân bay Từ Châu, đã là hơn một giờ sáng. Có thể nhìn thấy lúc này các sĩ quan binh lính của Tưởng Giới Thạch đã không còn ý chí chiến đấu nữa, năng lực tác chiến đã giảm yếu ghê gớm, chiến trường Hoài Hải sao lại không thất bại được? 

Sau khi Hoàng Bá Thao bị bao vậy, Tưởng Giới Thạch lại thay đổi quyết tâm, quyết định đưa bộ đội chủ lực tập kết về xung quanh Từ Châu, quyết chiến với giải phóng quân. Một mặt Tưởng ra lệnh cho Hoàng Bá Thao ra sức sửa chữa công sự, cố thủ chờ viện trợ; ra lệnh cho hai binh đoàn của Khâu Thanh Tuyền và 13 binh đoàn của Lý Di tăng viện về phía đông cho Hoàng Bá Thao; còn đem binh đoàn Hoàng Duy thuộc hàng ngũ Tiễu Tổng Hoa Trung từ Xác sơn điều tới để chi viện cho Từ Châu, hơn thế còn báo cho các tướng lĩnh tiền tuyến biết rằng: Cuộc quyết chiến Từ Hoài thực sự là mấu chốt quan trọng lớn nhất trong việc thành bại cách mạng và tồn vong đất nước của ta, cần phải Đoàn kết chiến đấu gian khổ, giành lấy tất thắng.[3] Thế nhưng chính trong chiến dịch cần phải Đoàn kết chiến đấu gian khổ này, hai binh đoàn của Khâu Thanh Tuyền và Lý Di đã hành động chậm chễ, không muốn cử chủ lực tăng viện cho quân đội tạp nham Hoàng Bá Thao. Lần này Hoàng Bá Thao tới chiến trường Hoài Hải, trên thực tế là đái tội lập công. Hoàng Bá Thao không phải là hệ học sinh Hoàng Phố, lại chẳng có hậu đài cứng rắn. Trong cuộc chiến đấu ở Mạnh Lương Cố, một độ Tưởng Giới Thạch cho rằng Hoàng Bá Thao không chịu cứu viện Tưởng Linh Phủ mà dẫn đến sư đoàn 74 chỉnh biên bị tiêu diệt, đã chuẩn bị giết Hoàng Bá Thao để làm gương thị chúng. Hoàng Bá Thao bèn lấy cái chết để đổi lấy mạng sống, đã chủ động gánh vác trách nhiệm thay cho Thang Ân Bá và Cố Chúc Đồng, khiến cho hai người bọn họ đã gỡ trách nhiệm cho hắn ở trước mặt Tưởng, Hoàng Bá Thao mới ôm án kỷ luật Cách chức lưu nhiệm tới mặt trận Hoài Hải để xung phong vào trận cho Tưởng Giới Thạch. Do vậy Khâu Thanh Tuyền và Lý Di căn bản chẳng coi Hoàng Bá Thao ở trong con mắt. Khi binh đoàn Hoàng Bá Thao bị quân giải phóng bao vây, Khâu Thanh Tuyền và Lý Di đều nhìn thấy Tưởng Giới Thạch vì danh nghĩa cứu viện Hoàng Bá Thao mà phải tiến hành quyết chiến với giải phóng quân, cho nên khi trên đường đi tăng viện đã vấp phải quân giải phóng đón đánh, đã hành động chậm trễ, họ đã tận mắt nhìn gần tám vạn quân của binh đoàn Hoàng Bá Thao bị quân giải phóng hoàn toàn tiêu diệt, Hoàng Bá Thao đã tự sát sau khi bị thương. Dương Đình Yến từ bên cạnh Hoàng Bá Thao trốn ra được nói, Hoàng Bá Thao trước khi chết vẫn còn hỏi, binh đoàn của Lý Di đã đi về phía đông cứu viện ta, tại sao lúc đầu không ở gần Tào Bát để yểm hộ ta rút về hướng Tây? Thực tế này đã đánh một dấu hỏi bí mật về sự bại binh ở Hoài Hải của Tưởng Giới Thạch, là lời chú thích rõ ràng nhất đối với cái chết của Hoàng Bá Thao. Sau mấy ngày, binh đoàn Hoàng Duy lại bị quân giải phóng vây khốn ở Nam Bình tập, Song Đối tập. 

Ngày 28 tháng 11 Tưởng Giới Thạch lại có quyết định bỏ Từ Châu, rút về giữ Hoài Nam, thế nhưng điều này đã khó có thể cứu vãn được cụ diện thất bại của chiến dịch Hoài Hải. Căn cứ vào kế hoạch rút lui của Tưởng Giới Thạch, Đỗ Duật Minh đã ra lệnh cho hai binh đoàn của Khâu Thanh Tuyền và Tôn Nguyên Lương tiếp tục men theo đường Tân Phố tấn công về phía nam để mê hoặc giải phóng quân, hạ lệnh cho binh đoàn Lý Di yểm hộ cho chủ lực của cánh trái được an toàn khi rút lui, còn mình thì soái lĩnh ba binh đoàn, các nhân viên cơ quan chính Đảng Từ Châu, các thanh niên học sinh bị ép buộc cộng khoảng 30 vạn người, đêm 1 tháng 12 rút khỏi Từ Châu, men theo đường Từ Châu Túc Huyên đến Vĩnh Thành về phía Tây. Ra khỏi thành Từ Châu, các sĩ quan và binh linh tranh nhau chạy tháo thân, trên các xe cộ nhân viên chen chúc chật ních, cuộc hành quân vô cùng hỗn loạn. Sau khi Tưởng Giới Thạch ngồi trên máy bay trinh sát được cảnh này, vừa lo lắng cho cuộc chạy trốn vu hồi của Đỗ Duật Minh, dốc tâm trốn về Tây, lại vừa dùng máy bay thả dù xuống một bức thư viết tay, hạ lệnh cho hắn thay đổi phương hướng, hợp đồng với binh đoàn 6 bắc tiến ở Bạng Phụ, hai cánh quân nam bắc đánh khép gọp kìm vào Dà chiến quân Trung nguyên. Cuộc chỉ huy bằng bút lần này của Tưởng Giới Thạch, đã dẫn đến mấy vạn người của Đỗ Duật Minh bị quân giải phóng nhân dân bao vậy chặt cả vòng trong lẫn vòng ngoài ở khu vực Trần Quan Trang, Thanh Long tập, Lý Thạch Lam. Tưởng Giới Thạch những muốn đích thân tới chỉ huy để trốn thoát vận mệnh thất bại, kết quả luôn luôn lại là chỉ huy càng nhiều, thất bại càng thảm hại.

Bộ chỉ huy của Dỗ Duật Minh đặt tại Trần Quang Trang. Một hôm, Đỗ Duật Minh đang cắt tóc ở trong sân bộ chỉ huy, bốn xung quanh sân này đều là nhà cửa, giữa có một gốc cây. Bên cạnh có người nói gốc cây này rất không cát lợi, trong khuôn viên bốn mặt ở giữa mọc một gốc cây, đó vừa hay chính là chữ khốn. Dỗ Duật Minh vừa nghe nói, lập tức hạ lệnh chặt đứt ngay cây đó đo. Điều này cũng giống hệt như trước đây Khâu Thanh Truyền không bằng lòng đem bộ đội đang ở Thương Khâu vậy, hắn cho rằng Thương Khâu nhất định là gò bị thương vậy. Tuy gốc cây ở trong sân bộ chỉ huy đã bị chặt đứt, thế mà Đỗ Duật Minh khó có thể phá nổi trùng trùng vòng vây khốn của quân giải phóng.Sau khi binh đoàn Hoàng Duy bị bao vây, hắn rất sợ lại đi theo con đường cũ của Hoàng Bá Thao, nên đã tìm trăm phương ngàn kế để đột phá vòng vây ra ngoài. Hoàng Duy nói với bộ hạ rằng:

- Chúng ta không thể nằm chờ được, thế thì phải lăn mà chạy chứ!

Ai ngờ đột phá mấy hôm, ngay đến lăn cũng chẳng thể lăn ra được.Hoàng Duy liền yêu cầu nhân viên y tế trao cho hắm một gói thuốc ngủ liều cao, để chuẩn bị khi cần thiết sẽ uống thuốc tự sát. Sau khi Tưởng Giới Thạch được biết Hoàng Duy bị vây, đã từng viết thư yêu cầu Hoàng Duy phá vây. Tưởng Giới Thạch luôn nghĩ dùng những lá thư viết tay của mình coi đó là đội quân tăng viện, là một loại sức mạnh vạn năng. Bức thư này còn chưa kịp gửi đi, Tưởng Giới Thạch lại thay đổi chủ ý. Tưởng đã ý thức được, chỉ đơn thuần dựa vào sức mạnh của bản thân binh đoàn Hoàng Duy thì không có cách gì đột phá được vòng vây trùng điệp của quân giải phóng tức thì Tưởng lại hạ lệnh cho binh đoàn Hoàng Duy cố thủ chờ viện binh, không được khinh động, một mặt lại bắt Đỗ Duật Minh đi cứu Hoàng Duy. Kết quả ra sao? Hoàng Duy không được cứu thoát mà Đồ Cuất Minh lại bị quân giải phóng bao vây. Lúc này, Tưởng Giới Thạch đã tìm trăm phương ngàn kế bưng bít tình hình ở chiến trường, đã không cho Hoàng Duy biết Hoàng Bá Thao bị tiêu diệt, cũng không nuốn để cho Hoàng Duy biết Đỗ Duật Minh đang bị vây khốn, để tránh quân tâm dao động. Thế nhưng Tưởng Giới Thạch đã thất vọng, Đài phát thanh mặt trận của Quân giải phóng nhân dân suốt ngày phát thanh Thư thúc dục Hoàng Duy lập tức đầu hàng của Lưu Bá Thừa và Trần Nghị phát ra. Các sĩ quan và binh lính quân Tưởng ở mặt trận sau khi nghe bài phát thanh này đã tranh giành nhau ra đầu hàng quân giải phóng. Hoàng Duy đã cự tuyệt việc hạ vũ khí đầu hàng còn bắn tung khí độc điên cuồng dãy chết, thế nhưng cũng không thoát khỏi vận mệnh bị tiêu diệt, bản thân Hoàng Duy cũng trở thành tù binh của quân giải phóng. 

Sau khi tập đoàn của Đỗ Duật Minh bị bao vây, lương thực đạn dược không được đầy đủ, mỗi ngày chỉ dựa vào hơn một trăm chiếc máy bay thả dù tiếp tế. Lúc đó vùng chiến khu gió mưa mù mịt. nhiệt độ hạ thấp, máy bay không thể thả dù được, rất nhiều binh sĩ đã bị chết rét và chết đói. Trên trận địa còn xuất hiện cảnh tượng thê thảm là ăn thịt người chết. Có những binh sĩ còn tranh thủ lúc đêm khuya trời vắng chạy lên trận địa quân giải phóng để tìm thức ăn, dần dần phát triển thành trung đội, thành đại đội, thậm chí thành tiểu đoàn ra đầu hàng quân giải phóng. Để thoát khỏi khốn cảnh, Đỗ Duật Minh từng kiến nghị với Tưởng Giới Thạch tập trung binh lực của Tây An và Vũ Hán, quyết chiến với quân giải phóng tại khu vực Hoài Hải. Thế nhưng Tưởng Giới Thạch lúc này đã bị quần chúng chống lại, người thân xa lìa, Bạch Sùng Hy ngồi trấn giữ Vũ Hán không những không cứu viện mà còn ngấm ngầm cầu chúc Đỗ Duật Minh sớm bị tiêu diệt; Hồ Tông Nam ở tận Tây Bắc xa xôi, tự lo cho mình còn chưa xong; Lý Tông Nhân lại đang níu tay Tưởng Giới Thạch, khiến cho Tưởng sống trong cảnh thỏ chết cáo buồn, muốn cứu Đỗ Duật Minh mà không có sức để cứu. Ngày 10 tháng 1 năm 1949, tập đoàn Đỗ Duật Minh bị giải phóng quân tiêu diệt hoàn toàn, sĩ quan tư lệnh binh đoàn 2 Khâu Thanh Tuyền bị bắn chết, phó tổng tư lệnh Tiễu Tổng Từ Châu Đỗ Duật Minh bị bắt sống, chỉ có số ít người như Lý Di v.v... hóa trang nên đã trốn thoát. Trong chiến dịch Hoài Hải, 22 quân đoàn bộ, 56 sư đoàn, bao gồm cả quân đoàn 5, quân đoàn 18 Năm chủ lực lớn của Tưởng Giới Thạch, đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Từ Châu đã được giải phóng, các thành phố quan trọng như Nam Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán v.v.. đã nằm dưới sự uy hiếp trực tiếp của Quân giải phóng.Từ trong nhiều lần trăn trở bỏ hay giữ Từ Châu của Tưởng Giới Thạch, mọi người có thể nhìn thấy sĩ khí của mấy chục vạn quân đội Tiễu Tổng Từ Châu Quốc dân đảng đã hoàn toàn giảm sút, binh lính không còn ý chí chiến đấu nữa, giữa các tướng lĩnh cao cấp thì tranh giành đấu đá hục hặc với nhau, giữa các binh đoàn và các tập đoàn chiến lược thì tính đến so kè chỉ mưu đồ lợi ích riêng mà không có tinh thần chi viện lẫn nhau. Mọi người lại có thể nhìn thấy Tưởng Giới Thạch độc đoán chuyên quyền, chỉ huy mù quáng đã dẫn tới hậu quả nghiêm trọng là thất bại nặng nề. Lịch sử đã vạch trần một cách khách quan và vô tình tính tất yếu phải bại binh ở Hoài Hải của Tưởng Giới Thạch là dĩ nhiên!
-----------------------------------------------------
[1] (Bộ quốc phòng Chính phủ Quốc dân Nam Kinh điện gửi Lưu Kỳ ngày 24 tháng 10 năm 1948)

[2] (Lịch sử chiến tranh Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc quyển 3 trang 266 NXB Khoa học quân sự tháng 7 năm 1987)

[3] Trích từ Lịch sử chiến đấu của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc quyển ba trang 271, NXB Khoa học quân sự tháng 7 năm 1987.