Hạt giống tâm hồn (Tập 10) - Phần 3

Cuộc chiến giữa người mẹ và chất kích thích

Luôn luôn là thời điểm thích hợp cho những việc làm đúng đắn.

- Martin Luther King

Lori Lewis không phải là người thích lục lọi đồ đạc của người khác. Mục đích duy nhất của bà khi tìm kiếm khắp căn phòng của cậu con trai Bryan là tìm chiếc quần jeans đề trả lại cho cửa hàng. Tuy nhiên, trong lúc tìm kiếm, bà vô tình phát hiện một chiếc túi du lịch rất lạ. Tò mò, Lewis mở chiếc túi ra và tìm thấy một chiếc kim tiêm và một ống dung dịch. Trời đất như tối sầm trước mắt Lewis. Một ý nghĩ vụt qua óc bà, phải chăng con trai bà đang dùng ma túy?

Sau khi gọi điện tới một nhà thuốc ở địa phương, Lewis cảm thấy an tâm một phần khi biết rằng thứ dung dịch đựng trong ống tiêm là anabolic steroid® hay steroid đồng hóa. Nhưng sau đó, một loạt câu hỏi hiện ra khiến đầu óc bà như muốn nổ tung. Tại sao Bryan lại dùng chất kích thích?

“Này Bryan, mẹ cậu đang đợi bên kia kìa”. Bryan Dyer nhìn theo tay bạn gái. Cậu vừa học xong tiết học buổi chiều tại trường phổ thông Colleyville Heritage ở khu Dallas giàu có thuộc ngoại ô Texas. Ngay sát lề đường, mẹ cậu đang đứng sau chiếc xe Navigator màu trắng. Ánh mắt bà rất bực bội.

- Về nhà ngay! - Lewis nói.

Bryan là một thanh niên 17 tuổi, cao 1,83 mét và gầy nhỏng. Năm trước, cậu từng chơi ở vị trí tiền vệ trong đội bóng đá đại diện cho trường và luôn là một học sinh giỏi nắm giữ những điềm A và B trong lớp. Như những thanh niên khác ở Colleyville, cậu cũng thích quần jeans, giày đế mềm, áo thun và ưa sùm sụp một chiếc mũ lưỡi trai che gần kín mắt. Cha mẹ ly hôn khi cậu còn nhỏ. Sau đó, cậu sống với mẹ, cha dượng, anh trai và em gái. Cậu vẫn thường xuyên gặp cha - một cựu ngôi sao bóng đá của trường phổ thông ở Arlington gần đó vì ông hay có mặt trong các sự kiện thể thao của các trường phổ thông. Kề từ khi cha mẹ ly dị, mối quan hệ giữa hai mẹ con Bryan trở nên gần gũi hơn. Nhưng vào thời điểm này, cậu thà phải chạm trán với một loạt cầu thủ còn hơn phải đối mặt với sự giận dữ của bà.

Vừa bước vào nhà, Bryan đã thấy mẹ đứng đợi với chiếc kim tiêm và ống dung dịch trên tay.

- Tại sao con lại dùng chất kích thích?

Bryan sững sờ, chết lặng. Một hồi sau, cậu giãi bày: “Mẹ, gần như cả đội đều dùng nó mà”. Bryan kể về niềm hy vọng được gia nhập đội tuyển đại diện cho trường đi thi đấu. Thầy huấn luyện viên và cha luôn đòi hỏi cậu phải nâng cao thể hình. Vì thế cậu đã quyết định dùng 200 đô la tích góp được khi làm việc tại Applebee’s để mua “Deca” - nandrolone decanoate  từ một người học cuối cấp trong đội bóng. Trong năm tuần, cậu đã tự tay tiêm thứ thuốc đó vào hông mình.

Lewis thấy mình bị sốc:

- Con nghĩ là con đang làm gì chứ?

Bryan yếu ớt:

- Mẹ, các huấn luyện viên đều yêu cầu chúng con phải to lớn, khỏe mạnh và nhanh nhẹn hơn. Nhưng họ không chỉ cho chúng con phương pháp. Họ chỉ yêu cầu thôi.

Như bao bậc phụ huynh khác, Lewis rất nhạy cảm trước những hiểm họa từ rượu và các chất kích thích đối với đứa con đang độ tuổi trưởng thành của mình. Tất cả những gì bà biết về steroid đồng hóa là chúng bất hợp pháp. Sau khi tìm hiểu trên mạng Internet, bà nhanh chóng phát hiện ra các tác hại của nó. Nếu dùng thường xuyên, chất này sẽ hủy hoại cơ thể, tạo ra những căn bệnh khủng khiếp như ung thư, bệnh tim và các vấn đẻ thể chất nghiêm trọng khác, kèm theo đó là những bất ổn trong đời sống tinh thần như trầm cảm hay chứng giận dữ quá mức.

Bryan ngừng sử dụng chất đó khi lưng cậu bị mọc nhiều mụn, một tác dụng phụ của thuốc. Đến khi mẹ cậu phát hiện ra kim tiêm, cậu đã sử dụng steroid đồng hóa được nhiều tháng. Nhưng Lewis băn khoăn rằng ngoài con bà, ở ngoài kia còn bao nhiêu đứa trẻ khác đang ngây ngô làm những việc ngu xuẩn tương tự?

- Mẹ sẽ gọi điện tới trường. - Bà nói.

- Đừng mẹ. Con sẽ bị đuổi mất! - Bryan nài nỉ.

Lewis trấn an con trai:

- Con đừng lo. Không ai biết đó là con đâu.

Để hiểu được diễn biến tiếp theo của câu chuyện, bạn cần hiểu được bóng đá phổ thông ở Texas có tầm ảnh hưởng to lớn đến thế nào. Các đội bóng của bang luôn nằm trong tốp những đội bóng xuất sắc nhất toàn quốc. Không tự nhiên mà 20.000 người lại tập trung tại những sân vận động đông đúc vào các tối thứ Sáu trong khi họ

Có thể thảnh thơi ở nhà thưởng thức buổi tường thuật trực tiếp trên truyền hình. Những trận đấu này ngốn nguồn kinh phí khổng lồ lên tới 20 triệu đô la. Phần lớn số tiền này được rút ra từ túi của những người ủng hộ muốn chứng kiến đội của mình chiến thắng. Những huấn luyện viên thành công có thể kiếm được khoản tiền lương hấp dẫn, còn trận chiến đề giành giật những vị trí đáng thèm khát này thì khỏi nói, thật khủng khiếp.

Từ những thành phố nghèo nàn với nền kinh tế khủng hoảng như Oiessa tới những khu ngoại ô giàu có ở Dallas, các anh hùng bóng đá tuổi thiếu niên đều chiếm lĩnh những vị trí danh giá nhất. Nhưng áp lực lớn nhất nằm ở những trường như Colleyville vì chúng phải cạnh tranh trong một môi trường khắc nghiệt nhất của bang. Hai năm trước, khi đội Southlake Carroll giành ngôi đầu bảng không chỉ ở Texas mà còn ở phạm vi toàn quốc, nhiều cầu thủ của đội đã nắm được những học bổng béo bở cho chúng cơ hội được chơi ở những trường đại học danh tiếng.

Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi một số cầu thủ sử dụng chất kích thích để chiếm được tru thế và giải thoát khỏi sức ép quá lớn trong những trận đấu căng thảng. Khắp nước Mỹ, trong giai đoạn từ 1991 tới 2003, lượng chất kích thích sử dụng ở các trường phổ thông lên đến mức báo động. Theo khảo sát của các trường học ở Texas về tình hình lạm dụng chất kích thích vào năm 2004, hơn 41.000 ngàn học sinh từ lớp 7 tới lớp 12 đã thừa nhận chúng có sử dụng chất kích thích. Nhiều thanh thiếu niên còn cho biết những chất kích thích này có thể mua bán dễ dàng qua trung gian ở địa phương hoặc mua bán trực tuyến.

Và vì chỉ một số ít trường tiến hành kiểm tra nên bọn trẻ không hề lo bị phát giác. “Đó là hành vi bị ém nhẹm nhiều nhất mà tôi từng thấy, còn hơn cà tội giao cấu với trẻ em. ” - Charles Yesalis, một giáo sư của Đại học Pennsylvania phát biểu sau 20 năm nghiên cứu về thực trạng sử dụng chất kích thích. Ông còn cho biết ngay cả các công chức trong trường cũng phủ nhận vấn đề này. “Nếu mỗi lần huấn luyện viên hay hiệu trưởng bào với tôi rằng: “Đó là văn đề thật đấy, nhưng nó không tồn tại ở trường chúng tôi” mà tôi được trả 100 đô la thì có lẽ tôi đã có thừa tiền để mua một chiếc xe Ferrari rồi đấy!”.

Sau khi phát hiện vấn đề của con, ngay ngày hôm sau, Lewis đã gọi điện cho trợ lý hiệu trưởng trường Colleyville, ông Ted Beal. Bà đưa ra một câu chuyện tương tự câu chuyện của Bryan, và Beal đã nói rằng ông sẽ kiểm tra lại. Một vài giờ sau, ông gọi lại và khăng định với bà rằng không có vấn đẻ như vậy vì huấn luyện viên Chris Cunningham đã nói chắc chắn với ông.

- Có thật như vậy không? - Lewis nghi ngờ.

Chẳng cần một chứng lý nào thêm, Beal bảo với bà rằng ông không thể giúp gì hết.

Lewis giận tái người. Họ chỉ muốn tống ta về cho nhanh, bà thầm nghĩ. Từ trước tới giờ, người mẹ 40 tuổi này không phải là một người năng nổ hoạt động. Các hoạt động bên ngoài của bà chỉ dừng lại ở phần việc nhỏ bé trong hội phụ huynh và một vài công việc vận động cho thị trưởng Colleyville và Tổng thống George w. Bush.

Bà tự nhủ “Ta đã làm tất cả cho thể thao phổ thông. Nhưng ta chả làm được gì cho những đứa trẻ đang đẩy mình xuống vực thẳm kia. Làm sao lại có thể như vậy được chứ?”. Ngày hôm sau, bà gọi điện tới tòa soạn báo Colleyville Courier.

Một tuần trôi qua, phóng viên Scott Price và biên tập viên Charles D. Young đã thu thập tin tức từ học sinh, huấn luyện viên và các công chức trong trường. Vào ngày 1 tháng 10, tờ báo đã đưa câu chuyện này lên trang nhất. Dù không nêu đích danh Lewis nhưng Price đã viết: “Chúng tôi không mất nhiều thời gian để xác minh những lo ngại của người mẹ ấy. Quả thực, Courier đã có đủ chứng cứ cho thấy chất kích thích đã được ngầm sử dụng tại các trường phổ thông ở toàn khu vực này”.

Những ngày tiếp theo, tờ Dallas Morning News liên tục đề cập tới vấn đề này. Bryan ước gì mình chưa từng dính dáng tới chất đáng nguyền rủa đó.

- Điều đó chẳng liên quan gì tới những người khác. Tại sao mẹ lại công khai chúng cho báo chí? - Cậu gào lên.

Nhưng một khi Lori Lewis đã quyết tâm làm một điều gì đó thì bà hiếm khi bỏ cuộc giữa chừng.

- Vì như vậy sẽ cứu vớt cuộc sống của những người khác ở những nơi khác. - Bà đáp.

Vào đầu tháng Hai, trên trang nhất của tờ Dallas Morning News, một loạt bài với tựa đề: “Thảm họa ngầm - chất kích thích ở các trường phổ thông” được đăng tải. Các phóng viên đã xác minh thêm nhiều trường hợp sử dụng chất kích thích ở các trường phổ thông phía Bắc Texas và đã dành nhiều giấy mực viết về một cầu thủ bóng đá có tên “Patrick” - một bí danh cho Bryan.

Vô cùng phản nộ, Bryan gọi điện cho mẹ và giận dữ nói rằng: “Mẹ, người ta đang gọi con là Patrick kia kìa”. Nhưng sự che giấu đó không giữ được lâu. Cậu biết rằng một trung gian thuốc kích thích ở địa phương đang lần tìm cậu, các cầu thủ bóng đá đang lên kế hoạch đề phơi bày cậu, và có người còn gửi tới cho cậu một thông điệp đầy đe dọa: “Tao sẽ đập cho mày một trận!”.

Vào tháng Chín, Steve Trachier - Trưởng phòng đào tạo của phòng giáo dục quận đã gửi tới các công chức ở các trường phổ thông một bức thư điện tử với tựa đề Lý lẽ vô cớ của Lewis. Còn huấn luyện viên Cunningham gọi bà là “kẻ nói dối”. “Các anh đề một bà mẹ điên khùng tự do tìm người đổ lỗi cho vấn đề riêng của bà ấy. Ông nói với tờ Morning News (sau này, ông đã phải công khai xin lỗi vì cách gọi khiếm nhã của mình).

Một đêm, Lewis nằm trên giường, lòng không khỏi băn khoăn: “Mình đang làm gì thế này'?”. Chồng của Lori, Jack, là nguồn cổ vũ lớn nhất đối với bà. Nhưng để bảo vệ Mc Kenna - đứa con gái tám tuổi của họ khỏi giới truyền thông, ông đã không công khai trước công chúng. Bây giờ, ngay cả Jack cũng phải tức giận:

- Người ta chỉ trích em vì em đã làm đúng. Vì thế, bây giờ em không được dừng lại. - Ông động viên vợ.

Chín vận động viên, phần lớn là cầu thủ bóng đá, cuối cùng đã bị phơi bày hành vi sử dụng chất kích thích và đó là minh chứng cho thấy huấn luyện viên của họ đã sai. (Dù vậy, không có bằng chứng cho thấy Cunningham hay các huấn luyện viên khác biết rằng cầu thủ của mình sử dụng chất kích thích). Tuy nhiên, rất ít người ủng hộ việc làm của Lewis. Hàng xóm tuyệt giao với bà. Các phụ huynh khác trong lớp của Bryan cũng làm ngơ mỗi lần gặp bà ở siêu thị dù rằng họ quen biết nhau từ khi con họ mới bốn tuổi.

Và điều tồi tệ cuối cùng là gì? Bà và Bryan không có cùng suy nghĩ. “Tuyệt lắm mẹ ạ, mẹ đã làm hỏng cuộc đời con rồi đấy!” - Cậu bé nói. Khi những đe dọa tiếp tục gia tăng, họ đã đồng ý chuyển trường cho cậu.

Cách đó 30 dặm, ở Plano, Texas, có hai người xa lạ đang âm thầm cổ vũ Lewis. Don và Gwen Hooton quan tâm đặc biệt tới những câu chuyện được đăng tải trên tờ Morning News. Đứa con trai 17 tuổi của Hooton là Tylor đã tự tử vào năm 2003. Tylor là một cậu bé luôn lạc quan và thích giao du, nhưng cậu đã dùng chất kích thích vì muốn cải thiện phong độ chơi bóng chày. Cậu bị bệnh trầm cảm sau khi ngừng sử dụng thuốc và cha mẹ cậu cho rằng chính chất kích thích đã giết chết con trai họ.

Kể từ đó, Don Hooton trở thành một thuyết khách khắp đất nước về vấn đề sử dụng chất kích thích. Ông đi khắp nơi để cảnh báo các bậc cha mẹ, huấn luyện viên và bọn trẻ. “Bà đã làm đúng. Hãy kiên định, đừng nhụt chí và cũng đừng hy vọng người ta sẽ nhiệt tình đón nhận bà. ” - Ông động viên. Ở nơi Hooton sinh sống, gần nhà của cầu thủ huyền thoại trong đội bóng Dallas Cowboy - Troy Aikman, những người chỉ trích ông đã loan truyền những lời đồn sai trái rằng con trai ông đã dính dáng tới những chất kích thích khác như thuốc ngủ gây tê và thuốc lắc.

Không cần quan tâm người khác nghĩ gì, Lewis nhủ thầm: “Mình không phải là chủ đề tranh cãi đại chúng. Việc mình làm ở đày là để đấu tranh chống lại mối nguy hại này”. Vào cuối tháng Tư, bà đã làm đơn tố cáo huấn luyện viên Cunningham vì tội vu khống. Một vài ngày sau, bà đã làm chứng trước tiểu ban lập pháp để ủng hộ điều luật yêu cầu thi hành kiểm tra chất kích thích ở các vận động viên phổ thông.

Vào tháng Năm, Lewis được mời tới gặp ban lãnh đạo trường Colleyville. Và sau đó, một điều lạ thường đã xảy ra: ban lãnh đạo đã nhất trí kiểm tra ngẫu nhiên các học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa để xem chúng có sử dụng chất kích thích hay không. “Điều đó không chỉ giúp ngăn chặn mầm mống hiểm họa mà còn khẳng định chắc chắn thái độ không dung thứ của chúng tôi với những đối tượng sử dụng chất kích thích dưới mọi hình thức. ” - Phát ngôn viên của nhà trường đã nói.

Còn với Bryan, cậu đã gia nhập đội bóng ở trường mới và nhanh chóng trở thành ngôi sao của đội. Cậu cũng đảm nhiệm vai trò hậu vệ cánh và vừa mới lọt vào mắt của một chuyên gia săn lùng cầu thủ của một trường đại học ở Ohio. Điều đáng nói là tất cả những thành công ấy đều không hề có bóng dáng của chất kích thích.

- Lynn Rosellini

Sự giúp đỡ của một người bạn

Chủ nghĩa anh hùng chân chính rất giản dị, đời thường. Đó không phải niềm khao khát vượt qua người khác bằng mọi giá mà là niềm mong muốn cứu giúp người khác bằng mọi giá.

- Arthur Ashe

Buổi sáng hôm ấy, tiết trời thật đẹp. Thành phố Fredericksburg, Virginia, như lùi dần sau cánh trái chiếc máy bay P51 Mustang  vừa được sửa chữa lại khi tôi phóng đi theo hướng 330 độ. Trước mắt tôi lúc này là vùng đất tôi đang tìm kiếm: thành phố Culpeper.

Tôi đang ở độ cao hơn 4. 500 mét so với mặt nước biền. Gạt cần trục về phía trước, tôi vội vã hạ cánh chiếc Mustang. Tôi đã tìm thấy thứ mình cần tìm, thế là tôi điều khiển chiếc máy bay bổ nhào xuống. Kim đồng hồ chỉ vận tốc của máy bay vượt quá 600 km/giờ. Tôi cho giảm tốc độ lại. Tôi đang bay ở độ cao khá thấp và hướng thảng xuống đường lộ. Tôi nhẩm đếm ba giây và thực hiện cú lộn trên không đẹp nhất trong đời mình.

Tôi biết mình đang vi phạm một số quy tắc bay của liên bang như điều khiển bay ở tầm thấp khi không được phép, bay gần các tòa nhà, và thực hiện những cú nhào lộn trên không ở độ cao dưới 4. 500 mét. Không những thế, tất cả những điều ấy lại được thực hiện bởi một công chức của Combat Pilots Association (Liên đoàn Phi công Chiến đấu) kiêm huấn luyện viên bay vốn phải tuân thủ chặt chẽ các quy định. Nhưng tôi chưa bao giờ hối tiếc về sự bộc phát vô kỷ luật đó. Dù đúng hay sai, khoảnh khắc ấy cũng mãi mãi thuộc về tôi.

Năm tôi 6 tuổi, cha mẹ tôi ly hôn. Cha bỏ lại chúng tôi ở New York để kiếm tìm cuộc sống mới, mặc cho mẹ con tôi phải khổ sở để bám trụ với cuộc sống. Đó là năm 1943 - quãng thời gian thật khốn khó.

Lúc ấy, mẹ tôi làm cho một cơ sở chế tạo vũ khí, rồi bà kết hôn với một người đàn ông mà tôi thường gọi là Jack. Ông ấy là người hay cáu giận. Cuộc sống cùng Jack là chuỗi ngày khốn khổ với những trận cãi vã to tiếng lúc nửa đêm, đôi khi còn kèm theo những tiếng đánh đập. Tôi nhớ, mẹ đã khóc rất nhiều.

Một buổi tối, Jack nói với tôi rằng ông ấy và mẹ phải đi ra ngoài rồi dặn tôi phải nằm yên trên giường và ngủ đi. Rồi ông ấy tắt đèn phòng tôi trước khi bước ra.

Tôi vốn có thói quen lẻn khỏi giường và quan sát từ cửa sổ khi họ đã đi. Khi tôi đang khẽ khàng băng qua phòng trong bóng tối, bỗng dưng đèn bật sáng. Jack đang đứng ở cửa, cầm một cái dây thắt lưng và một đoạn dây phơi quần áo. Ông ta chửi rủa và quát mắng tôi vì đã không vâng lời ông ấy. Ông ta ném tôi lên giường rồi cột tay chân tôi vào khung giường, đánh tôi cho đến khi người tôi bật máu.

Tôi phải sống trong sự ngược đãi dã man đó suốt hai năm liền. Rồi một đêm, bà nội tôi từ Wilmington, Delaware tới. Sau khi tranh cãi quyết liệt với mẹ tôi, bà nội mang tôi ra một chiếc xe chờ sẵn bên ngoài rồi phóng đi. Đó là lần cuối cùng tôi được trông thấy mẹ.

Tám năm sau đó, tôi sống ở Wilmington. Bà nội tôi là một người phụ nữ tốt bụng nhưng rất nghiêm khắc. Bà không bao giờ dùng từ yêu trong khi nói chuyện. Cũng trong thời gian này, cha tôi tái hôn và đang ở Texas cùng người vợ mới. Thi thoảng ông có ghé thăm tôi nhưng tôi không nhớ rõ về ông lắm, chỉ mang máng rằng ông đã mua quà cho tôi.

Là quản lý cho một công ty lớn nên bà nội có rất ít thời gian dành cho tôi. Tôi chỉ gặp bà trước khi đi học và gặp lại vào lúc 6 giờ tối, khi bà trở về nhà. Tại trường, tôi thường xuyên dính dáng vào mấy vụ đánh nhau. Ngày ấy, tính tình tôi hay cáu kỉnh và hung hăng.

Năm 15 tuổi, tôi bị đuổi học. Bà nội đăng ký cho tôi vào một trường quân đội ở Bryn Mawr, Pennsylvania. Đây là ngôi trường nổi tiếng với việc đưa những học sinh cá biệt vào khuôn khổ. Dĩ nhiên, đó cũng là lần đầu tiên tôi biết thế nào là giáo dục, cộng thêm rất nhiều nội quy nghiêm ngặt khác. Chúng chẳng khác nào cực hình khiến tôi không thể tuân theo và thế là tôi bị đuổi khỏi trường vào năm 16 tuổi.

Trở lại học tại một trường công lập ở Wilmington, vào những ngày cuối tuần, tôi có nhiều thời gian hơn cho bản thân nhưng lại chẳng có việc gì để làm. Một ngày thứ Bảy, tôi bắt xe buýt tới căn cứ không quân New Castle ở ngoại ô thành phố. Tại rừng cây bên sườn đồi của Không quân Cảnh vệ Quốc gia ở Delaware, lần đầu tiên tôi được tận mắt nhìn thấy một chiếc máy bay. Đó là một chiếc P51 Mustang được sử dụng trong Thế chiến thứ hai. Tôi như bị thôi miên. Tôi đi vòng quanh chiếc P51, xuýt xoa nhìn hai cánh và những cánh quạt của nó, rồi tôi nhảy lên cánh và lao vào buồng lái. Đúng lúc đó, một người đàn ông có chiếc phù hiệu ba vạch trên tay áo màu xanh xuất hiện và quát to: “Này, thằng nhóc kia, ra khỏi đây ngay”.

Tôi sợ hãi, toan cắm cổ chạy. Bỗng một bàn tay nắm lấy vai tôi và đẩy tôi trở vào buồng lái. Vừa quay lại, tôi thấy mình đang đối diện với một phi công mặc bộ đồng phục bay. Chú ấy đang đứng trên cánh máy bay; mái tóc hung đỏ, đôi mắt như mỉm cười.

Tên của chú ấy là James Shotwell, phi công trưởng. Ngày hôm đó, trước khi tôi rời khỏi khu căn cứ, tôi đã gọi chú bằng cái tên thân mật là Jim. Sau này, cứ vào cuối tuần, tôi thường ghé thăm New Castle. Jim là một phi công lái máy bay chiến đấu ở Thái Bình Dương trong suốt thời gian chiến tranh. Sau khi trở về nhà, chú ấy đã học và tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư điện rồi đi làm cho một công ty cơ khí ở Georgetown, Delaware.

Nhiều tuần trôi qua, tôi dần cảm thấy mình ngày càng gần gũi với Jim. Tôi kể cho chú ấy nghe khoảng thời gian khốn khổ mà tôi từng trải qua và những gì tôi nhận được từ chú ấy luôn là sự cảm thông ấm áp và thân thiện. Lần đầu tiên trong đời, tôi tìm thấy một người bạn thực sự, và cũng chính từ đó cuộc đời tôi hoàn toàn thay đổi.

Jim và tôi thường ngồi dưới cánh của chiếc Mustang và nói chuyện về máy bay hoặc các môn học như toán, lịch sử và vật lý. Khoảng thời gian đó thật tuyệt vời. Nhưng có lẽ, điều quan trọng nhất là chú đã giới thiệu tôi với những phi công khác. Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi cảm nhận được thế nào là thành viên của một đội.

Một ngày, tôi nói với Jim rằng tôi muốn nghỉ học ở trường và kiếm một công việc. Bỗng nhiên, chú ấy trở nên nghiêm túc khác thường: “Ngốc ạ, cháu khiến chú nghĩ đến một con chim sẻ bị mù. Nó biết cách bay nhưng không thể bay vì nó bị mù. Thậm chí, ngay cả khi nó đã cất cánh bay khỏi mặt đất, nó cũng sẽ đâm vào một thứ gì đó khiến nó tê tái khó gượng dậy nổi. Nó lang thang trong cuộc đời này mà chẳng làm được gì. Nó không có định hướng. Cháu có tất cả những yếu tố cần thiết, ngốc ạ. Và vì Chúa, cháu hãy sử dụng chúng đi. Bất kể cháu làm gì trong cuộc sống này thì cháu vẫn cần một thứ đó là định hướng! Cháu hãy suy nghĩ về điều đó!”.

Tôi tiếp tục gặp rắc rối ở trường, còn điểm số thì vô cùng tồi tệ. Cuối cùng, bà nội quyết định để tôi tới California sống cùng cô tôi. Tôi cũng kể cho Jim nghe về chuyện này. Mấy hôm sau, chú ấy tới nói chuyện với bà tôi mấy giờ liền. Nhưng điều đó chẳng thay đổi được tình hình. Cuối tháng 8 năm 1953, tôi lên máy bay chuyển tới Los Angeles.

Cô tôi rất tốt với tôi và luôn cố gắng giúp đỡ tôi bằng mọi khả năng. Tôi rất nhớ New Castle, rất nhớ Jim nhưng tôi luôn cố gắng để thích nghi với môi trường mới. Những lá thư của chú khiến cuộc sống của tôi hạnh phúc và sáng sủa hơn rất nhiều.

Vào một buổi tối tháng 3 năm 1955, chuông điện thoại vang lên. Cô tôi nhấc máy. Nhìn cô nói chuyện, tôi đã đoán có sự chẳng lành. Sau đó, cô nói với tôi rằng chú Jim Shotwell đã chết. Máy bay của chú bị mất lái trong lúc quay trở lại New Castle khi đang làm nhiệm vụ. Chú ấy đã có thể nhảy ra khỏi máy bay, nhưng chú đã chọn ở lại và lái nó ra khỏi khu dân cư cho đến khi quá trễ...

Một cảm giác tôi chưa từng biết đến chợt trào dâng trong lòng. Tôi cố gắng kiềm chế dòng nước mắt nhưng không thể. Mọi thứ dường như vỡ nát và rối bời.

Dần dần, tôi không còn khóc nữa. Tôi bắt đầu nghĩ về Jim và những điều chú từng nói. Câu chuyện con chim sẻ bị mù của chú liên tục trở lại nhác nhở tôi. Tôi nhận ra rằng những điều chú nói về tôi thật đúng. Nhưng đến tận buổi tối hôm đó, tôi vẫn không thể định hưởng cho cuộc đời đầy xáo trộn của mình. Rồi tôi ngủ thiếp đi. Sáng hôm sau, khi thức dậy với mình mẩy đẫm mồ hôi, tâm trí tôi trống rỗng một cách kỳ lạ. Bất chợt, tôi nhận ra có điều gì đó đã thay đổi trong tôi. Tôi biết cuộc đời mình cần hưởng tới điều gì và tôi phải làm sao để thực hiện điều đó.

Năm đó, tôi ghi danh vào lực lượng không quân và trở thành nhân viên kiểm soát không lưu. Những năm sau đó, tôi ép mình làm việc và nghiên cứu chăm chỉ để giành được vị trí sĩ quan không quân. Rồi tôi trở thành huấn luyện viên bay. Dần dần, tôi nhận ra mình có tài nhào lộn trên không và thông qua giảng dạy cùng những tiết thực hành bay cuối tuần, khả năng của tôi ngày càng được khăng định.

Tới năm 1971, tôi đã có hàng nghìn giờ bay, thực hiện hơn một trăm buổi biểu diễn trên không và thuyết giảng cho các huấn luyện viên bay trên khắp đất nước. Trong những năm đó, tôi đã bay bằng cả máy bay thử nghiệm và máy bay quân đội.

Mùa thu năm ấy, một bác sĩ ở New York đã ký hợp đồng thuê tôi bay từ Newark, New Jersey tới Manassas, Virginia trên một chiếc P51 Mustang. Tôi đã cẩn thận lên kế hoạch bay tận tới phía nam Manassas. Với 180 gallon nhiên liệu dự trữ, tôi tính toán rằng mình có thể bay thêm 30 phút trước khi tới điềm đích cuối cùng.

Ngày 21 tháng 11, vào lúc 7 giờ rưỡi sáng, tôi bước lên cầu thang dẫn vào chiếc Mustang đang đậu tại Newark rồi lượn về phía Nam, băng qua Cape May, New Jersey. Ở đó, tôi hướng tới Cambridge, Maryland. Tới Cambridge đúng giờ, tôi bẻ lái sang phải và hướng tới Culpeper.

Nơi mà tôi vi phạm quy định bay của liên bang vào buổi sáng hôm đó chính là nghĩa trang của cộng đồng Baptist ở núi Carmel. Ở đó có ngôi mộ mà người bạn phi công trưởng James R. Shotwell, Jr. đang yên nghỉ. Tôi phải mất 16 năm để tìm cho mình một cơ hội phù hợp để thể hiện sự kính trọng tới người đã thay đổi cả cuộc đời tôi. Và tôi đã thực hiện điều đó trên cùng một loại máy bay mà tôi từng ngồi khi lần đầu tiên gặp chú ấy ở New Castle. Tôi đã rớt những giọt nước mắt vui sướng và biết ơn để kính chào người phi công đó.

Sau này, vợ tôi vẫn còn trêu chọc tôi về chuyến bay tới mộ chú Jim Shotwell. Nhưng từ đáy lòng cô ấy luôn hiểu khoảnh khắc đó có ý nghĩa với tôi thế nào. Nó đã khơi dậy trong tôi hai bài học vô cùng giá trị, rằng: người ta có thể thay đổi cuộc đời của người khác (chú Jim Shotwell là một minh chứng), và chúng ta có thể đạt được mọi thứ nếu chúng ta chăm chỉ, kiên nhẫn... và có sự giúp đỡ nho nhỏ của một người bạn.

- Dudley A. Henrique

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3