Bão đồng - Chương 05 - Phần 1

- 5 -

Trong phòng. Trường đặt Hà ngồi vào chiếc ghế sa lông dài đệm mút, rồi cúi xuống, hai tay nâng một bên chân của Hà vẫn nằm trong chiếc guốc cao gót lên:

- Em có sao không?

Hà hơi ngẩng mặt nhìn ra cửa, không thấy có ai, vội đưa một tay lên định vít đầu Trường xuống, nghĩ thế nào lại chỉ tay vào chỗ gót chân:

- Em thấy đau đau. Có khi bị trẹo chân, anh ạ!

Trường tháo hẳn chiếc guốc ra khỏi chân Hà, nhẹ cầm chân đặt lên bàn nước. Một thoáng bồi hồi xao xuyến. Rồi đưa tay xoa xoa chỗ mắt cá chân:

- Không sao. Để anh lấy dầu sao vàng xoa một tý là khỏi.

Khi Trường đứng dậy đi lại chiếc bàn con để những thứ lặt vặt cạnh đầu giường, lục tìm hộp dầu cao, Hà mới chợt nhớ ra, hỏi:

- Hai cái ông phải gió ấy ở đâu mà đến chỗ anh sớm thế?

Trường ngớ người, quay ra hỏi:

- Ồ! Em không biết người vừa đi ra sau là ai thật à?

- Là ai?

- Ông Cải, bí thư huyện uỷ mới về thay ông Giá đấy.

- À! Em có nghe nói, nhưng chưa chạm mặt lần nào. Thấy bảo bí thư mới nghiêm lắm hả anh? Chúng em đang đinh tuần sau sơ kết chiến dịch thu mua đỉa xuất khẩu, mời cả bí thư, chủ tịch đến dự. Nhưng lại nghe nói bí thư mới nghiêm lắm, nên cũng muốn hỏi anh liệu có nên mời không nhỉ?

Trường cầm hộp dầu đi lại chỗ ghế dài Hà đang ngồi, nghe hỏi, liền bảo:

- Mời ai là tuỳ chi uỷ và ban chủ nhiệm mua bán huyện. Nhưng theo anh không nên làm ồn ào, mà chỉ nội bộ trong ngành thôi.

Trường vừa nói vừa quệt dầu xoa xoa gót chân Hà. Không biết dầu cao sao vàng công dụng tới đâu, mà Trường mới xoa được vài cái, Hà đã ngồi ngay dậy, nhoẻn miệng cười:

- Cái loại dầu của anh tốt thật đấy, vừa xoa một cái là khỏi ngay.

Nhưng Trường vừa đưa tay đặt lên vai Hà, định bảo: “Ngồi yên anh xoa tý nữa cho khỏi bong gân”, thì Hà đã đổ ập tấm thân thon thả thơm nức mùi đàn bà ở tuổi bốn mươi đang độ hồi xuân, cùng bộ ngực gần như được phơi ra trắng ngồn ngộn dưới cái cổ áo cánh sen mở rộng đến bả vai, đầy khơi gợi, làm cho cái bản năng đàn ông của Trường như được đánh thức. Bỗng Trường ôm riết lấy Hà, rồi cứ thế bế bổng vào giường, đặt Hà nằm xuống là vội quay ra kéo nhanh tấm ri đô che. Nhưng khi Trường quay lại, Hà như đã quen với những công đoạn tối cẩn khi chỉ có hai người trong phòng này, vội nhỏ nhẹ nhắc mà như ra lệnh: “Còn cửa nữa!”. Trường lẹt bẹt đôi chân không ra hập chặt cái cửa, vốn từ khi Hà vào đã chỉ mở hé một bên cánh. Đoạn, Trường quay vào, mới đến đầu giường đã như hoa cả mắt, không còn thấy đất trời là đâu, chỉ còn lại tấm thân thơm tho, dịu ngọt rất đàn bà của Hà, với làn da trắng nõn nà ngồn ngộn ở ngực, ở bụng kích thích, gọi mời. Trường trút vội bộ pi-ja-ma vẫn mặc trong nhà, rồi như con rắn quen mồi trườn phủ nhanh lên người Hà. Nhưng đúng lúc ấy, Hà dang rộng vòng tay ôm ngang người Trường vần nhẹ xuống bên cạnh, cùng một giọng nói thẽ thọt:

- Anh sao vội thế, từ từ đã nào. Trước khi yêu, em muốn anh…

Không để Hà nói hết câu, Trường vội bảo:

- Muốn gì nói nhanh nên. Anh không thể chậm được nữa rồi. Sáng nay anh còn những mấy cuộc họp…

Nhưng Hà không để anh nói hết câu, vội đưa một tay ra cầm nhanh lấy cái của quý của Trường giữ chặt, như không để nó trà xát vào chỗ mẫn cảm nhất của mình, làm chính Hà cũng thấy rất khó chịu, rồi giao hẹn:

- Nhưng anh phải bình tĩnh nghe em nói đây!

Bỗng Trường cảm thấy như có điều gì hệ trọng, vội dừng bàn tay đang sờ xoạng gấp gáp trên bộ ngực ngồn ngộn thơm tho của Hà, giục:

- Nói gì nói ngay đi, cứ mèo vờn chuột mãi!

Đến thế, Hà mới đặt một ngón tay như ấn vào trán Trường, âu yếm:

- Anh lệnh cho ông Vinh bên ngân hàng, cho chúng em rút hai triệu tiền mặt ngay hôm nay nhé!

Một tin bất ngờ, một việc hệ trọng, còn khó hơn cả việc bảo Trường ký lưu không cho vài cái giấy có đóng dấu uỷ ban huyện, để khi nào cần ra cửa hàng bách hoá mua mấy đôi xăm lốp, vài gói chè, tút thuốc lá, hoặc sang cửa hàng thực phẩm mua năm bảy cân thịt lợn không cần tem phiếu, thì cứ tự viết vào. Bởi tiền mặt lúc này cực kỳ hạn chế, mỗi lần chỉ được phép rút mươi chục đến trăm nghìn đồng là nhiều, thế mà hợp tác xã mua bán huyện lại đòi hỏi quá cao, lấy một lúc hai triệu thì sao được. Trường ngồi bật dậy, nhìn Hà nằm phơi tấm thân trắng nõn nà mà bỗng thấy hết cả hứng, hỏi dồn:

- Nhưng làm gì cần nhiều tiền mặt ngay một lúc thế?

Hà đưa hai tay khuỳnh ra, ôm lấy hai bầu vú thây nẩy, không hiểu để nén bớt sự thổn thức, hay như thầm giục anh hãy nhìn thẳng vào bộ ngực thơm tho, chờ đợi của em đây này, giọng khẽ khàng:

- Thì ban chủ nhiệm hợp tác xã mua bán chúng em cũng chỉ thực hiện nghị quyết của huyện uỷ, uỷ ban, bằng mọi cách phải tìm được lương thực về cứu đói cho bà con các xã vừa bị bão lốc tràn qua thôi. Chứ có mang đi buôn bán gì đâu, mà ngân hàng họ làm khó dễ cho chúng em quá, anh ạ.

Hà vừa nói vừa từ từ ngồi dậy, đến vài giây vẫn không thấy Trường nói gì. Quả là một quyết định khó khăn. Dẫu đây không phải lần đầu Trường dùng quyền hành của chủ tịch, bắt một ngành không chịu sự quản lý nhà nước của huyện phải giải quyết công việc ngoài quyền hạn của họ. Nhưng khó, vì số tiền vượt nhiều, so với quy định được phép rút ra từ ngân hàng huyện. Anh chưa kịp nói gì, Hà đã dồn:

- Hay là chúng em thôi, không thi hành quyết định của huyện uỷ, uỷ ban nữa anh nhé? Để các xã họ tự lo, xã nào dân đói xã ấy phải chịu trách nhiệm trước huyện. Chứ không có tiền, làm sao chúng em hỗ trợ được cho các xã.

Nói thế thì quá bằng đổ hết trách nhiệm lên đầu phó bí thư kiêm chủ tịch uỷ ban huyện, kiêm trưởng ban chỉ đạo khắc phục hậu quả bão lốc. Trường nhìn Hà ngồi duỗi hai chân, tay ôm lấy ngực, nét mặt phảng phất buồn, cũng thấy nao nao. Nhưng giọng Trường lại có phần cứng cỏi:

- Xã để dân đói cũng tức là mình để dân đói, đều là có tội. Có khó khăn phải cùng nhau tháo gỡ.

Giọng Hà khẩn thiết:

- Thế thì anh tháo gỡ cho em đi!

Mặt Trường như đanh lại:

- Thôi được rồi, em nói lại đi. Chính xác là cần bao nhiêu tiền mặt, có thể mua được bao nhiêu lương thực và mua ở đâu? Trong bao lâu thì đưa về tới huyện?

Nghe Trường hỏi dồn dập mà Hà bỗng thấy nhẹ cả người. Dẫu hai tay đã ôm chặt hai bầu vú mà ngực vẫn rạo rực xốn xang, vào lúc khác chị đã ôm xấn lấy anh mà ngốn ngấu. Nhưng giờ chưa phải lúc. Hà nhìn Trường âu yếm:

- Anh lệnh cho họ để chúng em rút tròn hai triệu thì mới mua được khoảng nghìn tấn gạo vận chuyển từ miền Nam ra.

Trường nghe, như không tin vào tai mình nữa. Nghìn tấn gạo đối với một huyện cả năm thuế má, thu mua chưa nổi hai nghìn tấn thóc, là một con số không thể bỏ qua. Hơn thế nữa, vụ chiêm xuân này, gì chứ gần nửa huyện bị ảnh hưởng của trận bão lốc, thu hoạch thất bát là cái chắc. Vậy huyện lại tự lo được những nghìn tấn gạo vận chuyển từ miền Nam ra, quả là một chiến tích chưa từng có với bất cứ vị chủ tịch nào, không những huyện này, mà cả tỉnh này, từ xưa tới nay.

- Thôi, yên tâm! Hai triệu chứ bốn triệu tiền mặt anh cũng quyết cho em ngay bây giờ. Nhưng nhớ là phải nhanh nhanh lên đấy, đói giáp hạt là đói vàng mắt, đói chết người, vì lúc ấy không mấy nhà còn thóc mà bảo giúp nhau được nữa đâu.

Trường vừa dứt lời, Hà vội ôm choàng lấy anh. Rồi như mất đà, Trường đổ vật xuống giường, hai tay dơ lên chới với nắm chặt hai bầu vú căng cứng của Hà mà lắc lấy lắc để. Trong khi đó, Hà như không thể kìm nén được nữa, quỳ chân hai bên bạng sườn, ngồi hẳn lên bụng Trường, rồi cứ thế nhẩy choi choi trong cơn cuồng nhiệt hứng khởi lạ kỳ.

***

Vào cái buổi sớm ngày đầu tuần có cơn bão lốc vừa quét qua ấy, ở trụ sở uỷ ban huyện Vĩnh Tiên đến lắm sự lạ kỳ.

Trong khi cơ quan uỷ ban huyện mới chỉ lẻ tẻ dăm mười người ở bộ phận văn phòng, thống kê, kế hoạch, thường phải chuẩn bị số liệu báo cáo đầu giờ với lãnh đạo mới đến sớm, còn không, những người khác có đến nhiệm sở cũng tám chín giờ, thì chẳng biết giời đánh thánh vật làm sao, trước cửa phòng chủ tịch uỷ ban huyện đang đóng im ỉm lại có một người cứ trở đi trở lại như chờ như đợi, vào hay ra lâu thế vẫn thấy lượn lờ ở đấy. Mà không hiểu người ấy từ đâu đột nhập vào bằng đường nào, qua cổng thì không rồi, vì dẫu qua còn có bảo vệ dẫn vào chờ ngoài phòng thường trực chứ, sao đã vào thẳng được thế. Hay đi phía cổng ngách đằng sau dẫy nhà kia. Thôi đúng rồi. Cái cổng sau ấy cũng có cánh đóng mở, thậm chí đêm hôm còn khoá rất cẩn thận, nhưng chỉ dành cho lãnh đạo uỷ ban, hết giờ hành chính có việc gì thì đi tắt ra ngoài cho nhanh, khỏi qua cổng chính đóng mở ký cách, gặp người này hỏi, gặp người kia chào nhiêu khê. Nhưng người ngoài ít ai biết chỗ ấy có cổng sau vào thẳng phòng chủ tịch, trừ người nào thân cận lắm mới thông tỏ ngõ ngường lối đó. Xuê tay cầm bản báo cáo tổng hợp tình hình khắc phục hậu quả bão lốc, từ dẫy nhà văn phòng đi lên dẫy nhà làm việc của chánh phó chủ tịch huyện, chợt nhìn thấy một người cứ trở đi trở lại trước cửa phòng của Trường, liền nghĩ nhanh trong đầu. Rồi rảo chân bước vội về phía người ấy. Gần đến nơi, Xuê hơi ngớ ra. Người ấy không phải ai xa lạ, chính là Thuật, chủ tịch uỷ ban xã Tiên Trung, người mà đến Trường còn phải gọi là anh nữa là. Vừa nhìn thấy Thuật đang trở đi trở lại trước cửa phòng Trường, Xuê vội cất tiếng hỏi, có phần hơi to, như sợ người đang đi đằng kia không nghe rõ:

- Bác Thuật đi cửa sau vào hả. Có việc gì mà đến sớm thế?

Thuật dừng lại, như có ý chờ Xuê đến gần mới nói. Nhưng khi Xuê đến gần thì ông lại chẳng nói năng gì, chỉ đưa tay chỉ chỉ về phía cửa phòng Trường như ra hiệu bảo Xuê khe khẽ chứ, cửa đóng trái và hình như bên trong… Nhưng Xuê đúng là gần đèn mà đen, chẳng nhìn xa trông rộng được tý nào, ít ra là mỗi việc làm sao phòng làm việc kiêm luôn phòng ngủ của Trường ở cơ quan, mà giữa ban ngày ban mặt lại thấy cửa đóng trong là nghĩa thế nào. Nên thấy Thuật ra hiệu, Xuê nhếch miệng cười:

- Chắc là anh Trường đang thay quần áo.

Đúng là trong phòng Trường đang mặc vội hai tấm vải, được gọi là áo và quần, để che đi cái thân hình chỉ có da là da, sau giây phút tình si đến không còn biết đây là đâu, giờ này là giờ gì. Chỉ biết, đúng cái lúc Trường vừa buông hai tay ra khỏi hai bầu vú cứng căng, định vần Hà nằm xuống dưới, còn mình trườn lên phủ trên người Hà, như cái lẽ thường của bao cuộc làm tình giữa hai người đàn ông và đàn bà khác, thì bất thình lình nghe tiếng Xuê hỏi Thuật ở ngay ngoài cửa. Trường vội vàng bật dậy, vơ lấy cái quần mặc vội, đến nỗi luống cuống thọc cả hai chân vào một bên ống quần, vừa đứng lên liền mất đà ngã ịch xuống nền nhà. Giữa lúc ấy, Hà cũng mới mặc xong cái quần con, đang luồn nịt vú qua đầu kéo xuống ngực, vội xô lại đỡ Trường, không may làm đổ chiếc ghế Trường vẫn ngồi làm việc bên chiếc bàn cạnh giường nằm. Tiếng người ngã, tiếng ghế đổ trong phòng làm ngực Xuê bỗng giật thót, ngỡ Trường bị cảm gió hay làm sao, vội giật cửa, xô vào. Thuật cũng tất tưởi vào, theo chân Xuê. Thì lạy trời, ma quỷ nào hiện vào đây thế kia, chứ có phải là anh Trường, chủ tịch uỷ ban huyện hay không? Lại ai nữa đây? Chị Hà! Có phải thật chị Hà, chủ nhiệm mua bán huyện? Trời cao đất dầy ơi! Chị cứ để anh Trường đấy cho em. Chị đi mặc áo quần vào ngay đi, nhanh lên! Xuê mặt méo xệch vì lo lắng, giọng nói cũng méo xệch, nhưng nghe ra vẫn rất nhỏ, rất nhẹ, chỉ đủ người trong phòng nghe, chứ không để âm thanh lọt một tý nào ra ngoài, cũng không tỏ ra một tý nào là vội vàng, hốt hoảng.

Dường như đây không phải lần đầu Xuê xử lý những pha như thế này, nhưng đến mức có mặt người thứ ba, thậm chí cả Thuật nữa là thứ tư rồi, mà người thì vẫn lúng túng hai chân xỏ vào một bên ống quần, người vẫn còn ngỗn nghện vú vê ra thế kia, thì chỉ có là ma xui quỷ ám mới thế. Xuê miệng giục Hà mặc áo quần, chân vội quay ra cửa khép chặt hai cánh lại. Trước khi khép chặt hai cánh cửa lại, Xuê không quên ngó đầu ra đảo nhìn hành lang và ngoài sân, xem có người nào đi qua, rồi mới quay vào, bảo Thuật đến đây thì ở lại đây, không ra ngoài lúc này rách việc, cứ ngồi yên ghế kia uống nước đi, chờ một chút. Rồi Xuê quay vào, đến bên Trường đang đứng cạnh giường mặc quần áo, chiếc quần ka ki màu tro xám, chiếc áo sơ mi trắng cổ cứng bỏ trong quần, trông đẹp và trẻ đến dăm tuổi, nếu không nhìn vào khuôn mặt lưỡi cày đang tím tái đến cắt không được giọt máu. Xuê hỏi, như chỉ đủ hai người nghe: “Anh ngã có đau không?”. Trường cũng nói nhỏ, giọng như người bị ngạt mũi: “Cũng may ngồi xổm”. Xuê bỗng thở phào, rồi vội nói: “Em lại cứ tưởng anh ngã vào bàn ghế gì cơ”. Trường hất đầu về phía người đàn bà, dường như vừa mặc xong quần áo, một chiếc cúc gần ngực quên chưa đóng, để phơi một đám da thịt trắng ngồn ngộn nơi giữa ngực, đang đứng trước chiếc gương to treo cạnh tấm ri đô, tay cầm lược chải chải lên mái tóc, như thể đang chỉnh trang lại áo quần, đầu tóc để đi ra ngoài, chứ không hề vương chút thẹn thùng trên nét mặt. Xuê nhìn cái hất đầu của Trường, thầm hiểu người ngã xô vào ghế là Hà, chứ không phải Trường, bỗng thấy yên tâm. Anh vừa đi lại bàn làm việc của Trường kê gọn một góc phòng, cạnh cửa sổ nhìn thẳng ra cổng sau, vừa bảo Trường: “Em gửi anh báo cáo tổng hợp tình hình khắc phục hậu quả bão lốc đây nhá”. Trường cũng đã chỉnh tề trang phục, quay ra, bảo Xuê: “Cứ để lên bàn, ra ghế ngồi uống nước mình nhờ tý việc”. Vừa nói, Trường vừa đi lại bàn nước. Thuật thấy Trường ra, vội đứng lên, nhưng Trường đưa tay ra hiệu, bảo: “Bác cứ ngồi uống nước”. Nhưng Thuật vẫn đứng, chứ chưa dám ngồi. Thuật xưa nay vẫn ý tứ thế, mỗi khi có mặt Trường. Bởi trong nhà Thuật là bề trên, Ngấn, vợ Trường, là em gái ruột của Thuật. Trong nhà Thuật là bề trên, nhưng ra ngoài, Trường lại là người đứng đầu chính quyền của cả một huyện, còn Thuật, tiếng là cũng đứng đầu, nhưng lại chỉ ở một xã. Trường như biết ông anh vợ giữ ý, liền ngồi xuống ghế, đưa tay cầm phích nước, định rót, nhưng Xuê đã vội đưa tay ra: “Anh để em”. Vừa lúc, Hà như vờ soi gương xong, quay ra săn đón hỏi Thuật: “Cán bộ Tiên Trung dạo này toàn đi xe đạp mới hay sao, không thấy cửa hàng mua bán xã lên xin phiếu mua xăm lốp?”. Thật nằm ngủ gặp chiếu manh, có cái xe đạp cả hai lốp đã bục khâu mấy chỗ, đang cạy cục mãi chưa xin được cái phiếu, giờ bỗng; dưng lại có người nói thế còn gì bằng. Bụng thích rơn, nhưng Thuật vẫn làm như giữ kẽ, bảo: “Vẫn xe cũ cả đấy chứ. Nhưng chắc ngoài cửa hàng xã không biết trên mua bán huyện mới có xăm lốp về, nên không lên xin. Để tôi về bảo họ lên, chị giải quyết cho mấy đôi, chị nhá”. Hà nói ngay: “Thôi, anh không phải bảo ai lên, lát nữa anh qua chỗ em, em giải quyết ưu tiên cho anh một đôi”. Thuật đứng bật dậy, rối rít cảm ơn Hà. Trường nhìn Hà cười, như thầm khen Hà nhanh trí, dở ngay cái bài nắm xôi nhét miệng thế, một Thuật, chứ mười Thuật cũng phải im re. Nhưng Trường không nói, lại quay sang bảo Xuê: “Chú dẫn cô Hà sang gặp anh Vinh bên ngân hàng, bảo tôi đồng ý cho mua bán huyện rút ngay hôm nay hai triệu tiền mặt để đi miền Nam mua gạo, về cứu đói cho bà con vừa bị bão lốc nhá. Đi ngay đi!”. Hà nghe Trường nói, hiểu ngay là giục cả mình, vội chào Thuật đi nhanh ra cửa. Xuê cũng chào hai người đi ra. Nhưng mới được mấy bước, Trường gọi giật lại, kéo vào sau cánh cửa dặn dò gì đó. Chỉ nghe tiếng Xuê dạ dạ vâng vâng, anh yên tâm, anh yên tâm luôn miệng, chứ không nghe rõ câu nào vào câu nào.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3