Tối Chân Tâm (Tập 2) - Ngoại truyện 08 - 09

Ngoại truyện 8: Biệt viện Tây Khê – Hàng Châu, tháng năm năm Khang Hy năm mươi lăm

Một thai phụ bụng rất to tay đỡ eo được a hòa n dìu từ từ ngồi xuống ghế, lông mày khẽ chau lại.

“Chủ nhân, người không thoải mái ạ?” a hòa n lập tức hỏi.

“Hơi đau một chút. Nha đầu này lại đạp ta.” Thai phụ khẽ hít một hơi thật sâu, nói tiếp: “Đợi khi nào nó ra ta sẽ treo lên đánh cho một trận”.

“Chủ nhân, làm sao người biết là Tiểu cách cách đá người? Cũng có thể là Tiểu a ca chứ?” a hòa n cười nói.

“Nha đầu, nếu trong bụng ta là một tiểu tử thì chắc chắn tính cách sẽ giống cha nó, ngươi cho rằng nó sẽ rảnh rỗi mà đạp người khác? Chắc chắn là đang vờ đăm chiêu suy nghĩ.” Thai phụ đáp. A hòa n len lén cười.

“Chủ nhân, người... Chủ nhân, sắc mặt người không được tốt, nô tỳ đỡ người vào trong nằm nghỉ một lát nhé.” A hòa n vội nói.

“Không sao không sao, để ta ngồi đây cho thóa ng. Hơi bức bối.” Thai phụ xua tay.

“Muội muội, sao lại ra ngoài thế này?” Trần phu nhân bước vào trong sân, hỏi.

“Tỷ tỷ, tỷ đến rồi, ha ha, không sao, muội thấy hơi khó thở, ra ngoài cho thóa ng. Sao hôm nay tỷ lại tới đây?” Thai phụ bảo a hòa n đỡ mình dậy.

“Đừng cử động, chỉ mấy ngày nữa là sinh rồi, muội vẫn nên cẩn thận là hơn.” Trần phu nhân vội nói, đi tới đích thân đỡ nàng ngồi xuống, nhìn nhìn bụng nàng, “Trong đó chắc phải là hai đứa nhỉ?”.

“Ha ha, tỷ tỷ, Khuynh Thành đâu rồi? Không gây phiền phức cho tỷ chứ?” Thai phụ hỏi, môi trắng nhợt.

“Không, Bảo nhi ngoan lắm. Cùng lão thái thái đi dâng hương rồi. Muội muội, ta thấy muội vẫn nên vào trong nghỉ đi, sắc mặt xấu thế này, có phải là khó chịu ở đâu không?” Trần phu nhân nhìn sắc mặt đang trắng bệch đi của nàng hỏi, không thể khinh suất được, là ngạch nương của Bảo nhi mà.

“Hình như đau hơn vừa rồi.” Thai phụ khẽ cắn môi.

“Bách Hợp, ngươi mau cho người bảo phía sau chuẩn bị đi! Ta thấy chỉ một hai ngày nữa là sinh thôi.” Trần phu nhân bắt đầu căng thẳng.

“Thật không? Tốt quá, cuối cùng cũng đợi được tới ngày này.” Thai phụ cười, sắc mặt trắng nhợt, nghĩ thế nào lại nói, “Không được, muội phải đợi cha của chúng đến rồi mới sinh”.

“Đây đâu phải việc muội nói muốn sinh là sinh, trẻ con sinh ra trên đời này đều có giờ của nó!” Trần phu nhân đỡ nàng chầm chậm đi vào phòng, khẽ khàng đỡ nàng nằm xuống giường, nhưng thấy nàng bắt đầu thở dồn, sắc mặt càng trắng hơn.

“Ta thấy, muội muội à, chúng không đợi được nữa rồi.” Trần phu nhân vội gọi bà đỡ, “Nhanh vào xem xem, có phải sắp sinh không?”.

Bốn bà đỡ liền lao vào, sắc mặt thai phụ lại thêm trắng hơn, một lúc lâu sau mới khẽ hỏi: “Ta thật sự sắp sinh à?”. Bà đỡ gật gật đầu, sau đó lần lượt chia nhau đi chuẩn bị.

Thai phụ vỗ vỗ trán, “Trời ơi, lại sắp đau rồi!”.

Một canh giờ sau, từ trong phòng thai phụ nằm vọng ra những tiếng kêu như lợn bị chọc tiết, rất nhiều người đi ra đi vào...

Còn thai phụ tạo ra tạp âm đó đang kiên cường nói với bà đỡ: “Ta không sinh, ta nhất định phải đợi cha chúng đến mới sinh!”.

“Ôi trời, phu nhân ơi! Thế này... thế này sao được, còn không sinh, người và bọn trẻ đều nguy hiểm.” Bà đỡ sắp khóc tới nơi.

“Không sao, ta nhịn được.” Thai phụ cắn chặt khăn tay, mặt đầy mồ hôi. Khốn kiếp, nàng lại sinh con mà chàng không đến? Cho dù có đi bộ thì cũng phải tới rồi chứ? Hừ hừ, nếu chàng không đến, nàng sẽ cho chàng thấy một xác ba mạng... Đau quá, đau quá, hai đứa trẻ xấu xa này, đợi chúng ra ta sẽ...

“Muội muội, không thể nhịn nữa! Tới giờ bọn trẻ phải ra rồi.” Trần phu nhân vừa lau mồ hôi cho nàng vừa khuyên nhủ, tính khí này thật không chịu nổi.

“Không sao.” Thai phụ cố nặn ra một nụ cười còn khó coi hơn khóc.

Sau một canh giờ, thai phụ không gào thét nữa, chỉ không ngừng hít thở sâu, đám bà đỡ mặt mướt mồ hôi.

Đột nhiên một người đàn ông lao ào vào như cơn gió, chạy thẳng tới phòng sinh. Bọn a hòa n ở Trần phủ đều ngẩn cả ra, căn bản không kẻ nào nghĩ tới việc chạy ra ngăn lại.

Đám bà đỡ trong phòng thấy chàng đều quỳ mọp xuống, “Thỉnh an Vương gia!”.

Thai phụ đang nhắm chặt mắt từ từ hé ra nhìn, bộ dạng như thở phào nhẹ nhõm, nói: “Cuối cùng cũng đến. Được rồi, chàng ra ngoài đi, thiếp phải sinh con!”.

“Nàng lại gây chuyện, Nhan Tử La.” Dận Chân tức tối trừng mắt nhìn thai phụ, “Phải nghe lời bà đỡ”.

“Biết rồi, không nghe lời họ thiếp đâu biết sinh chứ.” Lườm lại một cái.

Dận Chân bị Trần phu nhân đẩy ra khỏi phòng. Thai phụ cuối cùng cũng hào hùng nói: “Bắt đầu đi!”.

Trải qua một canh giờ, từ trong phòng sinh vọng ra hai tiếng khóc chói tai, Dận Chân không kìm được, lại cất bước vào trong, lao tới bên giường, thai phụ đã ngất đi trong tư thế chẳng mấy đẹp mắt, tóc tai quyện với mồ hôi dính khắp mặt.

Khi thai phụ tỉnh dậy, trong phòng đã chật người, một người đàn ông ngồi bên giường, nhìn nhìn, nàng giơ tay ra chỉ: “Chàng đừng hòng bảo thiếp sinh nữa, thiếp không làm nữa đâu, đau chết mất!”.

“Được!” Dận Chân nắm chặt tay nàng, “Nghe nói nàng lại gây chuyện”.

“Cái gì mà gây chuyện? Lần trước thiếp sinh con chàng không biết đang ở đâu, hại Bảo bối mấy năm liền không được gặp cha, lần này không thể lại khiến bảo bối của thiếp không được gặp cha nữa chứ?” Thai phụ định ngồi dậy: “Hai con khỉ con của thiếp đâu?” nhìn khắp bốn phía, hòa n tòa n phớt lờ sự lo lắng của cha bọn trẻ.

Trần phu nhân và vú nuôi bế hai đứa trẻ tới bên giường cho nàng nhìn: “Nhìn xem, đáng yêu quá, nha đầu rất giống muội”.

“Tỷ tỷ, tỷ có ý gì vậy? Vậy còn tiểu tử đâu?” Mau bế lại đây xem nào, sau đó nhìn cha đứa trẻ, “Phải nói trước, không giao cho chàng đứa nào cả. Khó khăn lắm thiếp mới sinh được mụn con trai, phải giữ lại để dưỡng lão, chàng đừng tơ tưởng”.

Dận Chân lườm nàng.

Trần phu nhân kinh ngạc: Muội ấy lại dám không cho thằng bé về Vương phủ? Đấy là một Tiểu a ca mà? Không chừng sau này còn được kế thừa tước vị ấy chứ.

“Được!” Dận Chân đáp. Nhìn bộ dạng của nàng xem, cứ như chàng sắp chia cắt tình mẫu tử không bằng.

“Hai đứa bé này đáng yêu quá, không biết phải đặt tên gì mới xứng với chúng đây?” Trần phu nhân cười nói.

“Con trai muội tên là Bình An, con gái tên Hạnh Phúc.” Thai phụ cười tít mắt, sau đó đảo đảo mắt, không được, Bình An là công công mà... “Muội phải nghĩ thêm đã.”

Dận Chân lấy từ trong tay áo ra một tờ giấy đưa cho nàng, “Chọn đi! ‘Ông cụ’ chỉ định một chữ ‘Phúc’, cho phép dùng một từ trong niên hiệu của người”.

“Phúc Khang?” Thai phụ nhìn nhìn rồi nghĩ, Phúc Khang? Nghe giống như xe kéo Phúc Khang vậy. Tiếp theo xem nào, Phúc Hy? Phục Hy[1]? Phục Hy là tên con gái. Sau đó quay sang nhìn Dận Chân: “Không hay”.

[1] Phục Hy đọc là fuxi, Phúc Hy cũng đọc là fuxi.

“Ta cũng thấy không hay, Phúc Thừa, Phúc Tự, nàng chọn một tên đi.” Dận Chân đáp.

Thai phụ nhìn nhìn tờ giấy, Phúc Tuệ, Phúc Phái, Phúc Nghi? Trời ơi, đấy đều là tên các con của Niên quý phi, kiên quyết không thể dùng, con trai nàng ta đều chết sớm. Lại nhìn nhìn, Phúc Thông, Phúc Duệ, Phúc Ninh, Phúc An, Phúc Hòa nh, Phúc Long, Phúc Hằng, đọc lên chẳng thấy có gì mới mẻ, hơn nữa con trai nàng không thể giống như con trai Niên quý phi, dùng chữ Phúc đầu tiên được, thật mất mặt.

“Không được?” Dận Chân hỏi.

“Quá bình thường. Để thiếp suy nghĩ, ‘ông già’ có phải nói chỉ cần có một chữ Phúc là được?” Thai phụ mắt đảo liên hồi.

“Ừm.” Dận Chân gật đầu.

“Con trai thiếp sau này họ Kim, hành Lục, gọi là Kim Lục Phúc đi! Con gái thiếp thì, Hạnh phúc mĩ mãn nhiều nhiều, gọi là Phúc Mãn Đa được rồi.” Thai phụ cười gian xảo.

Kết quả tờ giấy trong tay bị giật phắt đi, “Thật chẳng có trình độ gì cả.”

“Liên quan gì đến chàng, đấy là con gái con trai thiếp, nếu thích thiếp gọi chúng là Kim Tiểu Miêu, Kiểm Tiểu Trư cũng chẳng sao”.

Thai phụ nhìn đứa trẻ trong lòng, cười vuốt vuốt má nó, “Con trai, sau này con là Kim Lục Phúc nhé”. Sau đó nhìn đứa bé Trần phu nhân đang ôm nói: “Nha đầu, sau này con là Nhan Khuynh Quốc, tự Phúc Mãn Đa. Nghe hay không?”.

“Tiểu tử tên Phúc Thừa, nha đầu tên Phúc Hành.” Dận Chân quyết định. Để nàng đặt tên đúng thật là khổ thân bọn trẻ.

“Không được, con trai thiếp tên Kim Lục Phúc, con gái tên Phúc Mãn Đa.” Thai phụ bế đứa trẻ nựng cho nó tỉnh, cười hi hi ha ha gọi tên nó: “Kim Lục Phúc, Phúc Mãn Đa”.

“Vớ vẩn, thứ tên thô tục ấy sao xứng với con trai ta.” Dận Chân nói.

“Vương gia, chúng ta chẳng phải đã nói rồi sao, con trai con gái thiếp sau này không theo họ chàng, tốt nhất chàng đừng nhòm ngó con trai thiếp.” Thai phụ ôm chặt hai đứa con vào lòng.

“Biết rồi.” Dận Chân trừng mắt: “Nhưng con trai con gái ta không thể mang cái tên thô tục như thế”.

“Ha ha ha ha, bọn thiếp vốn là người thô tục mà.” Thai phụ cười đáp, “Này, Vương gia, con chàng cũng nhìn thấy rồi, nên về đi nhỉ?”.

Kết quả lại bị trừng mắt lườm một cái. Con trai nàng vẫn bị người nào đó giằng bế mất.

Khi Kim Lục Phúc và Phúc Mãn Đa hai tuổi đã bắt đầu biết nhớ người khác, nhưng cho tới tận bốn tuổi mới nhớ kĩ bộ dạng của cha mình, việc này cũng không thể trách chúng, ai bảo cha chúng một năm mới đến ở với chúng có mười mấy ngày. Mẹ chúng nói cha chúng vì phải nuôi chúng nên đi làm thuê rất xa. Kim Lục Phúc và Phúc Mãn Đa tin là thật, cảm thấy cha mình quá đáng thương.

Năm chúng năm tuổi thì không thấy cha đến, mẹ chúng nói cha không tiết kiệm đủ lộ phí. Hai đứa trẻ càng thương cha mình hơn.

Bắt đầu từ sáu tuổi, cha chúng hằng năm vẫn dành thời gian tới thăm chúng, nhưng hình như bên cạnh cha chúng lúc nào cũng có rất nhiều người, thế là mẹ chúng lại nói với chúng rằng, đó là vì các ông chủ của cha chúng sợ cha chúng không trả tiền liền sai người đi theo để canh chừng.

Năm tám tuổi, mẹ chúng bắt đầu đưa chúng đi ngao du thiên hạ, mỗi năm chỉ có mười mấy ngày phải quay về Hàng Châu.

Bắt đầu từ năm mười sáu tuổi, Kim Lục Phúc đã biết trêu chọc con gái, bị mẹ mắng cho một trận, năm Phúc Mãn Đa mười bảy tuổi “bị” một tên tiểu tử họ Nhạc nhìn vừa mắt. Tiểu tử đó bị mẹ của Phúc Mãn Đa chất vấn mấy lần, thì ra là con trai nhà họ Nhạc ở Giang Ninh, cha hắn là Nhạc Kiến Cảo, thế là mẹ Phúc Mãn Đa mới miễn cưỡng đồng ý cho hai đứa qua lại.

Năm mười tám tuổi, cha Kim Lục Phúc và Phúc Mãn Đa không thấy tới, mẹ chúng cũng luôn buồn bực ủ rũ, thường mượn rượu giải sầu. Đột nhiên một hôm, cha chúng tới, khi đó mẹ chúng đang say ngất ngưởng sợ tới mức hét tóa ng lên, cứ nói rằng mình nhìn thấy ma. Cha chúng nói: “Sắp làm bà rồi mà còn không nghiêm chỉnh. Đầu óc vô dụng”.

Cha chúng ở tới ngày thứ ba, thì Kim Lục Phúc không thể nhịn được nữa, bèn hỏi cha: “Cha, cha thật sự cho người làm một cái đầu lâu bằng vàng cho vào quan tài sao?”. Kết quả bị cha hắn đánh cho một trận. Kim Lục Phúc ngày nào cũng mong ngóng đi trộm mộ. Sau đó, vào một buổi tối gió to trăng tối, hắn bỏ nhà ra đi.

Vì mẹ của Phúc Mãn Đa muốn được cùng cha cô ngao du thiên hạ, nên mẹ Phúc Mãn Đa liền gả Phúc Mãn Đa đi. Sau đó cha và mẹ cô mất tích. Trước khi Phúc Mãn Đa lấy chồng thì ở nhà tỷ tỷ mình, tỷ tỷ nói: “Quen rồi sẽ thấy ổn thôi.”

Thế là Phúc Mãn Đa ngẩn ngơ đi lấy chồng.

Ngoại truyện 9: Viết thư

Nhan Tử La ngồi trước bàn, cầm bút lông lên nhưng lại không biết viết gì, thế là bèn nhìn chằm chằm vào tờ giấy trắng đó.

“Nhìn gì mà nhìn, còn nhìn nữa thì ta sẽ bôi mực đầy mặt ngươi.” Nhan Tử La nói với tờ giấy trắng.

“Mẹ, mẹ lại có chữ không biết viết ạ?” Một đứa bé trai tầm năm, sáu tuổi ngồi bên cạnh nói, dừng bút trong tay.

“Kim Lục Phúc, sao con viết nhiều thế? Có nhiều điều muốn nói vậy sao?” Nhan Tử La nhìn nhìn xem con trai viết gì, kết quả, bị Kim Lục Phúc che lại.

“Mẹ, nếu mẹ vẫn viết một trăm từ giống hệt nhau thì cha sẽ giận đấy.” Kim Lục Phúc cười, nói.

“Trời ơi, chán chết mất, quy tắc vớ vẩn gì thế này, ai có thời gian rảnh viết thư cho hắn kể chuyện ở nhà chứ!” Nhan Tử La chống má. Cha bọn trẻ quy định, bốn mẹ con nàng cách năm ngày phải viết cho chàng một lá thư. Ba đứa con đều ngoan ngoãn nghe lời, còn mẹ bọn trẻ sau khi viết được chừng nửa năm thì chán rồi, mỗi lần viết đều viết những câu đại loại như “Bình an” hoặc “Đều rất khỏe”. Sau đó cha bọn trẻ lại ra một quy định, mỗi lần phải viết ít nhất trăm chữ. Mẹ bọn trẻ có lần viết ba mươi lần “Thật nóng quá!”. Sau đó cha chúng lại thay đổi quy định, trong thư phải báo cáo tình hình cuộc sống của từng người, số từ bị lặp lại không được phép vượt quá mười từ. Cuối cùng, mẹ bọn trẻ mỗi lần viết thư đều có bộ dạng đó.

“Đa Đa, con viết được bao nhiêu từ rồi?” Nhan Tử La nghiêng đầu nhìn cô con gái nhỏ.

“Năm trăm bảy mươi mốt từ rồi, mẹ!” tiểu nha đầu thật thà trả lời.

“Cho mẹ vay một trăm từ được không?” Nhan Tử La cười hỏi. Con gái quay sang nhìn nàng cười: “Mẹ, mẹ đã vay một lần rồi, bị cha mắng đấy”.

Thế là, trong lúc hai đứa trẻ đánh vật với những con chữ thì mẹ chúng lại nghĩ nát óc xem nên viết cái gì, thường nghĩ mãi nghĩ mãi rồi lủi mất, lúc thì chuồn ra Tây Hồ, lúc thì chạy đến sông Tần Hoài.

Thời gian chầm chậm trôi qua, cuối cùng cũng đến lúc trời nhá nhem tối, mẹ bọn trẻ đã thu thập được đủ số chữ.

Vươn vai đầy thoải mái như vừa làm xong việc cực kì vất vả, nàng nhìn tờ giấy viết thư trong tay con trai, con gái mình lắc lắc đầu. Hai đứa trẻ này không biết lấy đâu ra nhiều chuyện muốn nói như thế.

“Tiểu Lục, Đa Đa, lần sau hai đứa viết ít thôi, viết nhiều thế này chim bồ câu đưa thư mệt lắm, biết không hả?” Nhan Tử La vẻ mặt rất nghiêm túc.

“Thật ạ? Mẹ.” Tiểu Đa Đa hỏi.

“Tiểu muội, chỉ có lá thư của mẹ là chim bồ câu đưa, lại chỉ có một tờ, sẽ không mệt biết chưa hả?” Kim Lục Phúc giải thích cho cô em gái ngốc nghếch của mình.

“Kim Lục Phúc, con nhất định phải bóc mẽ ta thế sao?” Nhan Tử La nhìn con trai.

“Mẹ, lừa trẻ con là không đúng đâu.” Kim Lục Phúc nói.

Mẹ nó trừng mắt lườm nó một cái, không nói nữa.

Càn Thanh cung.

Một thái giám khom lưng đi tới bên bàn, hai tay dâng mấy lá thư lên: “Vạn tuế gia, thư đến rồi”.

Người đang vùi đầu xem công văn ngẩng lên nhận thư, bóc lá thư mỏng nhất ra đọc, chỉ liếc mắt vài cái đã đọc xong, nội dung như sau: “Dận Chân: Thời tiết Hàng Châu gần đây rất đẹp, không nóng không lạnh, có thể mặc áo ngắn tay rồi, cỏ bên ngoài cũng xanh hơn. Mấy hôm trước thiếp đưa Tiểu Lục và Đa Đa đến Trần gia ăn tết mùng hai tháng Hai[1], ăn đầu lợn, còn có cả đậu xảo (nhã xưng Chân bò cạp). Hôm kia mưa. Hôm kia Trần Mục Phong và Khuynh Thành bế Trần Túy đến, giờ không còn giống con khỉ con nữa. Hôm qua và hôm nay đều viết thư”.

[1] Ngày mùng hai tháng Hai hằng năm được gọi là tết Long đầu, còn gọi là Xuân long tiết hay Long đài đầu (Rồng ngẩng đầu), là ngày tết truyền thống của Trung Quốc.

Dận Chân lắc đầu, thở dài. Người phụ nữ này còn tổng kết phía dưới là lá thư có bao nhiêu chữ.

Lại bóc ba lá thư còn lại ra xem, vừa xem vừa cười. Tiểu thái giám bên cạnh cũng khe khẽ nhếch miệng lên cười. Vẻ mặt của Vạn tuế gia khi xem thư sẽ biến hóa như sau: Lắc đầu, thở dài... mỉm cười. Nhờ những lá thư này, bọn họ cũng có thể thường xuyên nhìn thấy những biểu hiện khác nhau trên mặt Vạn tuế gia ngoài bộ dạng lãnh đạm thường ngày.

Dận Chân đọc thư của Kim Lục Phúc, thóa ng chau mày. Trong thư nó nói hôm trời mưa ngạch nương đưa Đa Đa ra ngoài, lúc quay về đều ướt hết cả. Còn kể ngạch nương nói viết thư cho cha rất phiền, chẳng ai có thời gian rảnh mà kể lể chuyện nhà với cha.

Thư của Đa Đa thì kể lại rất kĩ càng chi tiết việc mẹ nó đưa nó ra ngoài chơi, còn nói nó không muốn uống thuốc nữa, bởi vì đắng lắm! Hỏi chàng như thế có được không?

Đặt thư xuống giao cho thái giám cất giữ, Dận Chân tiếp tục phê tấu chương.

Một ngày tại phủ đệ nha môn Tuần phủ.

Một vị phu nhân trung tuổi đang ngồi, có a hòa n đến nói, “Lão gia quay về rồi”. Phu nhân vội vàng chạy ra đón, nhưng thấy vẻ mặt nghiêm nghị của người chồng còn chưa cởi bỏ quan phục của mình, nên chưa dám lên tiếng.

Cho đến tận lúc ăn cơm, phu nhân mới thận trọng hỏi: “Lão gia, gặp phải việc gì khó khăn sao?”.

Chồng bà lắc đầu, chuyển thành vẻ mặt thắc mắc.

“Phu nhân, bà còn nhớ tấu chương mà tôi đã nói với bà lần trước không?” Tuần phủ hỏi.

Phu nhân gật gật đầu: “Ý ông muốn nói đến việc mà Vạn tuế gia viết lời phê lần trước?”.

“Ừm, lời phê của Vạn tuế gia lần trước có trách tôi không nói qua về việc nhà của người, lần này tôi dâng tấu đã đặc biệt nhắc tới.” Tuần phủ nói.

Phu nhân băn khoăn, “Có gì không thỏa đáng ư?”

“Bà đóa n xem lần này Vạn tuế gia phê thế nào?” Tuần phủ đứng dậy, đi đi lại lại.

“Viết gì? Ông đã phụng chỉ kể rồi, theo lý Vạn tuế gia không thể có gì để nói nữa chứ.” phu nhân nói.

“Vạn tuế gia viết: Tưởng trẫm có thời gian rảnh mà nói chuyện nhà với ngươi sao. Haizz, Vạn tuế gia của chúng ta thật khó nắm bắt!” Tuần phủ ngồi xuống uống trà.

“Vạn tuế gia có ý gì?” Phu nhân khẽ chau mày.

“Ai biết là ý gì? Làm quan thật khó mà! Làm quan của Vạn tuế gia chúng ta càng khó.” Tuần phủ lắc đầu nói. Hòa ng thượng còn thế nữa thì ông ta bạc tóc sớm mất thôi, thánh ý cũng thật khó dò.

“Tôi nghĩ chắc là Vạn tuế gia nhất thời quên rồi. Lão gia, ông cũng đừng nghĩ ngợi nhiều, có lẽ không sao đâu!” phu nhân khuyên giải.

“Mong là như vậy.” Tuần phủ đáp.