Bảy thói quen của bạn trẻ thành đạt - Phần II - Chương 5

BẮT ĐẦU THI HÀNH NHIỆM VỤ

Sau đây là 3 phương pháp đơn giản giúp bạn có thể lập bản nhiệm vụ bản thân. Bạn có thể áp dụng từng phương pháp hoặc cả 3 phương pháp nếu bạn thấy được. Đây chỉ là đề nghị, bạn có thể sẽ có phương pháp riêng của bạn.

Phương pháp 1: Sưu tập danh ngôn. Tổng hợp danh ngôn có thể là một bản nhiệm vụ của bạn đấy.

Phương pháp 2: Động não. Bạn hãy tự viết thử bản nhiệm vụ của mình trong 15 phút. Nếu chưa viết được cũng đừng lo lắng, nhớ đừng tẩy sửa những gì đã viết rồi, có ý tưởng gì thì cứ mạnh dạn viết, đừng dừng lại. Nếu như vướng giữa chừng, hãy xem lại bản trả lời “Khám phá vĩ đại”. Sau khi tạm hết ý, dành 15 phút để sữa chữa sắp xếp.

Phương pháp 3: Ẩn dật. Chọn một nơi thật yên tĩnh, suy nghĩ kỹ càng. Xem lại bản trả lời “Khám phá vĩ đại”, đọc các bản nhiệm vụ mẫu để lấy ý tưởng. Hình thành bản nhiệm vụ của mình.

Sai lầm lớn nhất của các bạn trẻ là dành quá nhiều thời gian để lập ra một bản nhiệm vụ hoàn hảo và khó đến nỗi chẳng bao giờ có thể thực hiện được. Tốt hơn là bạn hãy viết một bạn rồi sau đó sẽ hoàn chỉnh dần sau khi thực hiện.

Lỗi khác mà các bạn hay mắc phải là cố làm cho bản nhiệm vụ của mình giống của mọi người. Bạn quên rằng bản nhiệm vụ có rất nhiều dạng sao? Và bạn viết nó cho chính bạn mà. Nó là một tài liệu mật của bạn, và nó phải làm bạn hào hứng khi thực hiện.

Khi viết xong, bạn hãy đặt nó vào một nơi bạn có thể dễ dàng lấy được, ví dụ như trong cuốn nhật ký hoặc trên tấm gương. Hoặc bạn có thể thu nhỏ, ép nhựa và cất vào ví, rồi thường xuyên xem lại nó, hoặc tốt hơn nữa là học thuộc lòng nó.

BA ĐIỀU CẦN CẢNH GIÁC

Khi bạn cố gắng bắt đầu với mục đích trong đầu và thành lập một bản nhiệm vụ cá nhân, hãy cảnh giác với những trở ngại nguy hiểm!

1. Sự chụp mũ và gán ghép biệt danh tiêu cực

Bạn có bao giờ bị ai đó gán ghép một biệt danh tiêu cực chưa? Các biệt danh gán ghép là một hình thức xấu xa của định kiến. Khi bạn gán biệt danh cho ai, bạn đã có định kiến về người đó, nghĩa là có những kết luận về ai đó mà không hề biết họ.

Trên đời này có biết bao nhiêu là loại người, có ai giống ai đâu. Nếu bạn bị đặt một biệt danh như “óc bã đậu”, “rùa lật ngửa”…, thì hãy quên nó đi. Cho dù có lúc bạn như thế thì phải nhớ rằng là bạn có thể thay đổi được. Còn nếu bạn không như thế thì đừng vì những biệt danh đó mà nghĩ mình như thế.

2. Hội chứng “thế là hết”

Một lỗi khác mà các bạn hay mắc phải là các bạn thường tự nhủ: “Thế là hết, mình đã gây tai họa rồi!” cứ nghĩ như vậy bạn sẽ tự hại mình đấy. Chẳng có việc gì hết. Ai mà chẳng có lúc phạm lỗi, nếu bạn mắc lỗi gì đó thì cũng bình thường thôi. Bạn có thể sữa lỗi được mà.

3. Định hướng sai

Có bao giờ bạn làm việc cật lực để rồi sau đó cảm thấy một cảm giác trống rỗng? đôi khi, để trở nên nổi tiếng, chúng ta đã đánh mất điều quan trọng hơn như lòng tự trọng, tình bạn chân chính, sự thanh thản. Thường thì con người bận leo lên những nấc thang danh vọng đến nổi không có thời gian để nhìn lại thang có đặt đúng bức tường cần leo không. Không định hướng tương lai là một vấn đề nhưng định hướng tương lai sai lại là một tai họa.

TIẾN ĐẾN MỤC TIÊU

Sau khi đã có bản nhiệm vụ trong tay rồi thì ta bắt đầu tiến đến những mục tiêu nhé. Nó cụ thể hơn bản nhiệm vụ nhiều và giúp chúng ta chia nhỏ bản nhiệm vụ ra để dễ dàng thực hiện. tôi sẽ đưa bạn 5 chìa khóa để mở cánh cửa thành công.

Chìa khóa số 1: Ước lượng cái giá phải trả.

Có bao nhiêu lần bạn đặt mục tiêu trong lúc đang hứng chí rồi sau đó thấy rằng bạn không đủ sức để thực hiện? Tại sao điều này lại xảy ra? Đó là bạn không ước lượng cái giá phải trả.

Ví dụ bạn đưa ra mục tiêu đạt điểm số cao trong năm học này. Tốt! Nhưng ngay từ bây giờ, trước khi bắt đầu, hãy ước lượng cái giá phải trả. Để đạt mục tiêu này, bạn sẽ phải làm bài tập thay vì đi chơi với bạn bè, phải thức khuya dậy sớm, không xem ti vi, đọc báo vì dành thời gian học bài. Đánh giá thử xem. Điểm cao mang lại cho bạn những điều gì: được khen tặng, được bạn bè nể phục, được học bổng vào đại học, có việc làm tốt… bạn hãy tự hỏi:”Tôi sẽ mãn nguyện chứ?” và nếu câu trả lời là không thì đừng làm. Đừng hứa nếu biết rằng mình sẽ thất hứa vì như vậy tài khoản cá nhân của bạn sẽ bị thâm hụt đấy!

Cách tốt nhất là chia mục tiêu đó ra từng phần nhỏ. Chẳng hạn như muốn có điểm tốt trong tất cả các học kỳ thì đề ra mục tiêu là từng học kỳ, rồi cứ tiếp, bạn sẽ thấy “nhẹ” hơn.

Chìa khóa số 2: Viết ra giấy

“Mục đích mà không được viết ra cũng sẽ chỉ là một điều ao ước mà thôi!”. Viết ra giấy giúp khả năng đạt mục tiêu tăng gấp 10 lần so với chỉ nghĩ trong đầu.

Một cô gái tên Tammy đã kể cho tôi nghe cách cô ấy viết ra mục tiêu chọn bạn đời của cô. Tammy quen một gã sở khanh tên Tom đã mấy năm. Cô bị lệ thuộc hắn ta và rất khổ sở. Một lần gặp lại bạn thân đã cho Tammy tia hy vọng thay đổi cuộc đời. Đây là nhật ký của Tammy khi cô 18 tuổi:

Chỉ đến hôm qua mình mới tìm được sức mạnh và ý chí để rời bỏ Tom và hoàn cảnh mình từ hai năm rưỡi qua. Mình cần một thay đổi 180 độ để tìm ra sức mạnh nội tâm đủ cho sự thành công. Mình đã vẽ ra một bức tranh trong tinh thần về tương lai của 5 năm tới. mình phải có sức mạnh làm chủ cuộc đời mình. Đây là những đức tính cho người trong mộng của mình, mình viết ra để sau này có thể kiểm chứng:

1. Biết tôn trọng

2. Biết yêu mà không so đo, tính toán

3. Trung thực

4. Chung thủy

5. Giúp mình theo đuổi mục tiêu trong đơi

6. Ngay thẳng

7. Có óc khôi hài

8. Là người cha tốt

9. Biết lắng nghe

10. Dành thời giờ cho mình và luôn mong những điều tốt đẹp cho mình

Bây giờ thì mình đã có bản tiêu chuẩn trong tay, nó sẽ làm mình tự tin hơn và nhắc mình sống tốt hơn.

Và sau đó, Tammy đã gặp được một chàng trai có những tiêu chuẩn như cô mong đợi. Một kết thúc có hậu.

Bạn thấy đó, viết ra giấy sẽ giúp bạn cụ thể hóa mục tiêu của mình nên đó là điều rất quan trọng để bạn có thể đạt được mục tiêu của mình.

Chìa khóa số 3: Hãy làm ngay

Đã bao lần bạn nói rằng: “Tôi sẽ cố, tôi sẽ thử” và đã bao lần bạn thật sự làm? Có ai dám cho người khác mượn cả ngàn đo mà chỉ được hứa rằng:”Tôi sẽ, sẽ trả”? Hứa chỉ là hứa. Nói phải làm ngay mới tin. Tôi rất thích câu thơ của Goethe:

Bắt đầu điều gì bạn muốn làm hay mơ ước, bạn hãy bắt đầu thực hiện.

Lòng cam đảm hàm chứa thiên tài, sức mạnh và phép lạ diệu kỳ.

Khi chúng ta hoàn toàn tận tâm làm một việc gì đó, khả năng hoàn thành của chúng ta sẽ tăng lên. Một khi quyết định đạt được mục tiêu, sức mạnh ý chí, kỹ năng, khả năng sáng tạo của chúng ta được tăng lên. Bạn thấy đó, chỉ có việc làm hay không làm, không có việc thử làm.

Chìa khóa số 4: Những thời cơ quan trọng

Trong đời ta đôi khi có những thời cơ mà ta phải biết tận dụng. Một số thời cơ để làm nên những mục tiêu mới như năm học mới, một mối quan hệ mới, cơ hội thăng tiến, một cách nhìn mới, lễ cưới, tốt nghiệp…

Bạn đã từng nghe truyền thuyết về chim phượng hoàng lửa? Sau mỗi vòng đời 500 hoặc 600 năm, chim phượng hoàng xinh đẹp lại tự thiêu nó trong đống lửa. Rồi từ tro tàn, nó lại hồi sinh. Tương tự như vậy, bạn có thể “tái sinh” từ tro tàn kinh nghiệm cay đắng của bản thân lắm chứ. Học hỏi kinh nghiệm cũng là một thời cơ.

Chìa khóa số 5: Thắt chặt

Anh rể tôi là một nhà leo núi, anh đã từng leo lên những đỉnh núi cao dốc đứng. Khi đó, mọi người trong đoàn leo núi dã buộc lại với nhau thành một chuỗi. Điều này sẽ giúp mọi người giữ nhau khỏi bị trượt. Chính sợi dây buộc lẫn nhau đó đã giúp tôi 2 lần thoát chết từ độ cao cả ngàn mét, và giúp tất cả mọi người lên đỉnh an toàn.

Bạn cũng có thể đạt được mục tiêu của mình nếu bạn biết sử dụng sợi dây thắt chặt này. Hãy nghĩ xem có ai có cùng mục tiêu như bạn, tại sao những người có chung mục tiêu không cùng nhau hành động, sẽ nhanh chóng có kết quả hơn chứ. Hay là bạn nói cho bố mẹ bạn biết mục tiêu của bạn, họ sẽ giúp dỡ. hoặc là bạn tìm ai đó đã từng thành công khi đạt được mục tiêu như bạn và xin lời khuyên xem sao. Bạn sẽ mạnh mẽ và có nhiều cơ hội thành công hơn nếu biết cách thắt chặt với mọi người.

ĐƯA MỤC TIÊU VÀO HÀNH ĐỘNG

Khi tôi học năm thứ hai trung học, tôi cân nặng 80 kg. David em tôi chỉ chừng 42 kg. Chúng tôi chỉ cách nhau một tuổi, thế mà tôi nặng gấp đôi nó. Nhưng David có một ý chí mạnh mẽ và có thể làm những điều không thể tin nổi để đạt được mục tiêu của nó. Bạn muốn nghe câu chuyện của David không?

“Tôi không bao giờ quên những cố gắng bản thân để được vào đội bóng Provo High cho học sinh năm thứ nhất. Với chiều cao 1m55 và cân nặng chỉ 42 ký, tôi thấy mình quá nhỏ con. Dụng cụ tập bóng nào cũng quá lớn đối với tôi. Tôi tự chế một cái mũ cho mình bằng một cái mũ loại nhỏ nhất với dây buộc tứ tung để có thể giữ chặt. Trong cứ như là một con muỗi đội một quả khinh khí cầu trên đầu vậy. Bây giờ nhớ lại tôi vẫn còn sợ những buổi tập bóng với học sinh lớp trên: học sinh lớp trên xếp một hàng đối diện với bọn lớp dưới chúng tôi, khi huấn luyện viên thổi một tiếng còi thì hai bên phải cố đụng nhau cho đến khi huấn luyện viên thổi tiếp tiếng còi thứ hai. Tôi thường hay đếm các “anh” để xem ai là người tôi phải đụng và được đụng tôi! Hình như lúc nào tôi cũng gặp một anh to khỏe nhất trong các anh lớp trên hết! Tôi xếp hàng chờ tiếng còi và sau đó bị bay lên bay xuống.

Mùa đông năm đó tôi cố gắng vào đội đấu vật của trường, hạng cân 45 kí. Mặc dù tôi cân với quần áo sau khi ăn no nhưng vẫn chưa đủ số cân này. Trong đội ghi tôi là người thiếu cân nhất. Anh tôi cho rằng ở môn thể thao này tôi sẽ khá hơn bóng đá vì tôi được đấu với người cùng hạng cân. Vào mùa xuân, tôi cũng được đi thi đấu, nhưng chân cẳng tôi cũng vẫn như cây sậy. Sau trận đấu, tôi tưởng chừng như không thể chịu nổi, muốn bệnh đến nơi. Tối hôm đó, tôi về phòng riêng và viết những mục tiêu trong trường trung học của tôi ra giấy: Đầu tiên là phải to khỏe hơn: Vào năm cuối, tôi phải cao 1m75, nặng 80kg. Tôi phải vào đội bóng đá lớn, và phải là người chạy nước rút trong môn đấu vật. Tôi còn tưởng tượng ra rằng mình sẽ trở thành đội trưởng của cả hai đội. Tham vọng, phải không các bạn? Nhưng mà đó là kể từ khi là học sinh năm thứ nhất cho đến khi ra trường cơ mà.

Để lên cân, tôi ăn liên tục: 8 bữa/ngày. Tôi hỏi bí quyết của Cảy, anh chàng khổng lồ của đội Provo High. Nếu tôi giúp anh ấy làm bài tập về nhà thì anh ấy cũng hứa cho tôi ăn chung những bữa trưa với anh ta mỗi ngày với chế độ tăng cân.

Trong năm học thứ hai, tôi kết bạn với Eddie, một anh chàng rất dễ thương và cũng muốn tăng cân. Eddie mách tôi cách tăng can vơi thực đơn 10 muỗng cà phê dầu phộng và 3 ly sữa trước khi đi ngủ. Ăn uống bất cứ lúc nào có thể.

Mẹ tôi còn đọc được ở đâu đó rằng để trẻ em cao hơn thì chúng cần ngủ say trong 10 tiếng đồng hồ trong một căn phòng không có ánh sáng, uống từ 2 đến 3 ly cối sữa mỗi ngày. Tôi tin tưởng đều này lắm. Tôi kéo kín rèm cửa phòng tôi lại để ánh sáng không thể lột vào. Lên thời khóa biểu ngủ: 8 giờ 45 phút tối đến 7 giờ 15 sáng: 10 tiếng rưỡi. Và tôi uống sữa suốt.

Tôi bắt đầu tăng cân, chạy, và bắt bóng. Mỗi ngày tôi luyện tập tối thiểu hai tiếng. Khi Eddie và tôi tập trong phòng tăng cân, chúng tôi tậu một cái áo lớn nhất với hy vọng rằng một ngày đẹp trời nào đó chúng tôi sẽ mặc nó vừa.

Mấy tháng trôi qua, bắt đầu có kết quả. Kết quả tí tẹo thôi nhưng mà là có kết quả. Bấy giờ là sinh viên năm hai, tôi cao 1m68 nặng 65kis, hơn hồi xưa 13 cm và 23 kí, và rất khỏe.

Đến năm thứ ba, tôi cao 1m73 và cân năng 72 lí. Tôi vẫn còn tiếp tục chế độ ăn tăng cân, tập luyện kể cả hôm bị bệnh. Tôi thật sự khỏe, nhanh nhẹn và chơi bóng cừ hơn.

Khi vào năm cuối, tôi đã cao 1m75 nặng 75 kí, chỉ thấp hơn mục tiêu của tôi 5 kí. Thậm chí, tôi còn được đề cử làm đội trưởng nữa cơ. Cuối năm học này, tôi thật sự đạt được mục tiêu của mình: 80 kí và trở thành “người khổng lồ” của đội bóng.

Tôi thật sự đã làm được. Như Napoleon Hill đã viết “Bất cứ cái gì con người tưởng tượng được và tin tưởng thì cuối cùng sẽ đạt được”.

BIẾN YẾU THÀNH MẠNH

Hãy lưu ý David đã sử dụng năm chìa khóa của việc tiến tới mục tiêu như thế nào. David biết ước lượng cái giá phải trả, viết mục tiêu ra giấy, thắt chặt mục tiêu của mình với Eddie và những người khác, đặt ra mục tiêu đúng thời cơ (quá chán nản với thể trạng của mình), và cuối cùng là quyết tâm làm ngay.

Và David đã làm được, từ một đứa trẻ gầy giơ xương, David đã trở thành một người khỏe mạnh – phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực cá nhân.

Theo như câu chuyện này, rõ ràng việc là một anh chàng ốm yếu hóa ra là một chuyện rủi hóa may. Nhược điểm này của anh ta lại trở thành sức mạnh của anh ta. (buộc anh ta phải phát triển tính kỷ luật và kiên gan bền chí). Những người thiếu các khả năng về thể chất tự nhiên, xã hội hay tinh thần phải đấu tranh nhiều hơn những người khác. Và cuộc đấu tranh khó khăn đó có thể sinh ra những phẩm chất và sức mạnh mà họ không thể phát triển được bằng bất kỳ cách khác. Đó là lý do tại sao tôi nói một nhược điểm lại trở thành một sức mạnh.

Vì vậy, nếu bạn không được trời phú cho vẻ đẹp, cơ bắp, trí thông minh mà bạn ao ước – xin chúc mừng! bạn có một khả năng hấp dẫn lớn hơn. Bài thơ của Doughlas Malloch thể hiện điều này rất hay:

Loài cây chẳng bao giờ chiến đấu

Vì mặt trời, ánh sáng, bầu trời và không khí,

Chỉ đứng đó như bình nguyên,

Và đón nhận phần mưa rơi xuống nó,

Không bao giờ trở thành một bậc vương giả của rừng,

Mà chỉ sống và chết như một thứ vô giá trị,

Loài gỗ tốt không trưởng thành trong sự dễ dàng,

Gió càng mạnh, thân cây càng vững chắc.

ĐỪNG ĐỂ CUỘC ĐỜI TRÔI

MỘT CÁCH BUỒN TẺ

Hãy làm cho cuộc đời của bạn vui lên bằng cách sống hết mình, vì người khác, vì những sứ mệnh do mình đặt ra. Đừng sống cuộc đời nhàm chán và buồn tẻ, không làm điều tốt cho ai, không biết hy sinh vì ai. Có những con người vĩ đại với những cuộc đời hết sức lý thú, bởi vì họ đã thực hiện những sứ mệnh lớn lao: Ông Gandhi giải phóng được cho 300 triệu người Ấn Độ, mẹ Teresa xác định xứ mệnh của mình là đem lại quần áo và cơm ăn cho những người đói rách, mục sư Martin Luther King đấu tranh cho quyền con người…

Còn rất nhiều thú vị khác nữa. có lẽ bạn sẽ thắc mắc: “Nhưng nếu tôi không làm được việc lớn như vậy, thì chẳng lẽ cuộc đời tôi không vui, không thú vị hay sao?”. Không phải vậy, như nhà sư phạm Maren Mouritsen đã nói: “Chỉ có một ít người làm được những điều vĩ đại. Nhưng tất cả chúng ta có thể làm những điều nhỏ bé theo một cách lớn lao”.

Vậy đó, làm việc nhỏ cũng được, nhưng làm hết mình, hết sức, thì cuộc đời sẽ trở nên có ý nghĩa và vui lên bội phần.

NHỮNG BƯỚC NHỎ

1. Xác định kỹ năng quan trọng nhất mà bạn cần để thành công trong nghề nghiệp. Ba kỹ năng quan trọng bạn cần là:………………………………………………………………………

2. Thường xuyên đọc lại bản nhiệm vụ để nó hướng dẫn bạn đi đúng hướng.

3. Nhìn vào gương và tự hỏi:”Tôi sẽ muốn cưới một người giống tôi chứ?” Nếu câu trả lời là “Không”, bạn hãy phát triển những tính cách mà bạn còn thiếu.

4. Theo những hướng dẫn của trường học và những lời khuyên bảo về nghề nghiệp, thảo luận về cơ hội nghề nghiệp. Kiểm tra thái độ của bạn để đánh giá khả năng, năng khiếu, cũng như vấn đề quan tâm của bạn.

5. Hiện tại có ngã ba đường quan trọng nào mà bạn phải lựa chọn không? Nếu có, bạn chọn con đường nào?

Ngã ba đường:…………………………………

Con đường được chọn:………………………….

6. Photo một bản “Khám phá vĩ đại” của bạn. Sau đó đưa cho bạn bè hay người nhà đọc để thêm động lực cho bạn trong từng nỗ lực.

7. Nghĩ về mục tiêu của bạn. Bạn đã viết ra giấy chưa? Nếu chưa thì viết ngay.

8. Nghĩ về những biệt danh xấu mà người ta đã gán ghép cho bạn. Nghĩ về một số điều bạn có thể làm để thay đổi biệt danh đó.

Biệt danh: …………………………………………………..

Cách đổi biệt danh đó:………………………………….

ĐIỀU HẤP DẪN KẾ TIẾP

Bạn đã nghe nói về Năng lực ý chí,

Nhưng bạn có biết gì về

Khả năng nói không và

Khả năng nói Vâng chưa?

Hãy xem hồi sau sẽ rõ!