Rebecca - Chương 16 - Phần 2

Lúc là xong, tôi giải quần áo lên giường. Rồi tôi xoa hết son phấn trên mặt mà otoi đã đanh cho bộ hóa trang. Tôi chải đầu và rửa tay. Tôi mặc chiếc áo xanh và đi đôi giầy đồng mầu. Tôi lại vừa tìm thấy tôi cũ đã xuông phòng trống cùng với bà Van Hopper ở khách sạn. Tôi mở cửa và đi ra hành lang. Tất cả đều im lặng. Người ta không thể ngờ trong nhà đang có dạ hội. Tôi đi trên đầu ngón chân cho đến đầu hành lang và quặt góc. Cánh cửa phí tây đóng chật, không một tiếng động.

Lúc tôi tới hành lang phía trên cầu thang, tôi nghe thấy tiếng rì rầm và ồn ào của những câu chuyện phát ra từ nhà ăn. Bữa tiệc chưa chấm dứt. Trong phòng trống và hành lang chưa có ai. Các nhạc công hẳn cũng đang ăn. Tôi không hiểu ai đã xắp xếp cho họ. Frank hay là bà Danvers?

Tôi nhận thấy tôi đang ở đâu, bức chân dung Caroline De Winter. Tôi trong thấy những mớ tóc bao quanh khuôn mặt bà và nụ cười trên môi. Tôi chợt nhớ đến câu bà vợ ông mục sư đã nói: “Tôi không bao giờ quên bà ấy, toàn trắng với đám mây tóc đen. Tôi phải nhớ đến câu ấy, tôi sẽ biết. Các dụng cụ âm nhạc có một điệu bộ đến là kỳ, một mình trong hành lang. Một tấm ván kêu cót két đâu đó. Tôi quay lại, chẳng có ai cả. Nhưng có một luồng gió thổi vào mặt tôi, có thể là người ta đã để mở một cửa sổ trong hành lang. Một tờ giấy nhạc bay lên từ một cái giá và rơi xuống đất. Tôi nhìn lại đằng sau tôi… luồng gió đến từ phía đó. Tôi đi trở lại, và lúc bước vào hành lang dài, tôi trông thấy cửa sang hành lang tây mở rộng. Trong hành lang tây tối đen, không có một ngọn đèn nào thắp.”

Tôi cảm thấy gió từ một cửa sổ để mở thổi vào mặt tôi. Tôi lần sờ suốt dọc chiều dài bức tường để tìm cái nút bật điện mà không tìm thấy. Tôi trong thấy cửa sổ trong một góc và rèm cửa của nó khẽ lay động. Ánh sáng xám của hoàng hôn chiếu những bóng kỳ dị xuống mặt đất. Tiếng động của biển cả vẳng đến tôi qua cửa sổ để ngỏ, tiếng rì rầm êm ả của nước thủy triều lên trên những hòn đá sỏi.

Tôi không đến đóng cửa sổ. Tôi đứng ở đấy một lúc nghe tiếng biển và run run trong bộ áo mỏng. Rồi tôi vội vàng quay lại đóng cửa cánh tây đằng sau tôi và trở lại cầu thang.

Những tiếng rì rầm lúc nãy đã bành trướng lên, to hơn lúc nãy. Cửa phòng ăn đã mở. Người ta đi ra từ các bàn ăn. Tôi trong thấy Robert đứng bên cạnh cửa. Có những tiếng động ghế, tiếng cười, tiếng nói chuyện.

Tôi từ từ xuống gặp mọi người.

Khi tôi nhớ đến buổi dạ hội đầu tiên của tôi ở Manderley, buổi đầu tiên và cuối cùng, tôi nhớ đến những sự kiện lặt vặt và riêng rẽ trong màn sương mù buổi tối. Nến thì lờ mờ, một biển mặt người không rõ nét mà tôi không quen biết, trong cơn lốc chậm chạp của âm nhạc đang chơi một bài valse bất tận. Cùng những cặp đẩy nhau qua lại với những nụ cười đông cứng. Tôi đứng với Maxim ở chân cầu thang để đón tiếp những khách đến chậm, những cặp ấy, những người khiêu vũ ấy có vẻ như những con rối quay ở đầu một sợi dây do một bàn tay vô hình cầm.

Có một người phụ nữ mà tôi không biết tên và cũng chưa bao giờ trông thấy, người đó mặc một chiếc áo màu hồng váy phồng theo kiểu những thế kỷ đã qua, tôi không biết rõ là thế kỷ XVII hay XVIII hay XIX và mỗi khi lướt qua trước mặt tôi phối hợp với một làn sóng điệu valse, bà ta lại nghiêng người và mỉm cười với tôi. Cứ như thế nhắc lại mỗi lần, như một động tác tự động, như những cuộc dạo mát trên boong tầu, trong đó người ta luôn luôn gặp cùng những hành khách ấy ở cùng một thời điểm.

Cũng có cả bà Crowen, quái gở trong bộ áo đỏ chói và tôi không hiểu bộ mặt lãng mạn nào của quá khứ, Marie Antoinette hay Nell Gwynne, hoặc tôi không biết sự phối hợp dâm đãng quái đản nào của cả hai. Bà ta liên tục nhắc lại thứ giọng cao của bà còn cao hơn thường lệ do ảnh hưởng của rượu sâm banh:

- Không phải cảm ơn vợ chồng Winter về tất cả thứ này, mà phải cảm ơn tôi!

Tôi nhớ lại Robert đã đánh đổ cả một khay cốc và vẻ mặt của Frith lúc bác ta thấy kẻ có lỗi là Robert. Tôi muốn tới chỗ Robert để bào chữa cho hắn. Tôi còn cảm thấy trên bộ mặt tôi nụ cười đông cứng không phù hợp với niềm sầu não trong cặp mắt tôi. Tôi thấy Beatrice thân ái và không tinh ý, vừa quan sát tôi vừa nhẩy và khẽ gật đầu để khuyến khích tôi, những chiếc vòng đung đưa trên cổ tay chị, khăn voan của chị tuột xuống trên trán đẫm mồ hôi. Tôi cũng tự trông thấy mình quay xung quanh phòng một điệu nhảy tuyệt vọng với giles mà tấm lòng tốt của anh không chấp nhận sự từ chối của tôi, và đã can đảm dẫn dắt tôi lách giữa đám đông giậm chân như anh cầm cương một con ngựa trong một cuộc đua. Tôi nghe thấy anh bảo tôi: “Cô có một bộ áo tuyệt lắm! Tất cả đều lố bịch bên cạnh cô.”, và tôi cảm ơn anh về cử chỉ cảm động và thông cảm ấy, bởi vì anh nghĩ, anh Giles thân yêu, rằng tôi thất vọng vì chiếc áo của tôi, rằng tôi chăm lo đến bề ngoài của mình, tôi quan tâm đến điều đó.

Chính Frank đã mang đến cho tôi một đĩa thịt gà và jam bông mà tôi không thể ăn được. Frank đứng bên cạnh tôi, đưa cho tôi một cốc sâm banh mà otoi không thể uống được. Anh dịu dàng nói:

- Chị nên cố gắng một chút, tôi tin là sẽ tốt cho chị.

Và tôi đã uống ba ngụm để anh vui lòng. Mảnh bằng mà anh đeo ở một con mắt làm cho anh có buồn cười, làm anh thay đổi, làm anh già hẳn. Trên bộ mặt anh có những nếp nhăn mà trước đây tôi không thường thấy.

Ban nhạc vẫn cứ chơi và những cặp quay tròn như những con rối ngang qua phòng trống rồi trở lại. Không phải tôi nhìn họ, không một con người nào có cảm xúc, làm bằng thịt và máu, nhưng một thứ hình nhân với một nụ cười in trên mặt. Con người đứng cạnh tôi cũng bằng gỗ. Bộ mặt người đó là một chiếc mặt nạ, nụ cười không phải là của mình. Cặp mắt người đó không phải là cặp mắt của người tôi yêu, của người tôi biết. Chúng nhìn xuyên qua tôi, thấu sang bên kia tôi, lạnh lùng, không tình cảm, tới một nơi sâu thẳm mà tôi không thể vào được, tới một địa ngục riêng biệt nội tình mà tôi không thể chia sẻ được.

Không một lần nào chàng nói với tôi. Chàng không nói đến tôi. Chúng tôi đứng cạnh bên nhau, ông chủ và bà chủ nhà, thế mà chúng tôi lại không cùng với nhau. Tôi quan sát những cử chỉ lịch thiệp của chàng. Chàng thốt ra một câu với người khách, một lời đùa cợt với một người khác, một nụ cười với người thứ ba, và không ai, trừ tôi, thấy là mỗi lời nói, mỗi cử chỉ của chàng đều là máy móc, đều là hoạt động của một chiếc máy. Chúng tôi như hai diễn viên trong một vở kịch, nhưng cách biệt nhau, không đóng chung với nhau. Cần phải chịu đựng tất cả, cần phải đóng vở hài kịch khốn nạn đó để mua vui cho những người mà tôi không quen biết và không mong gặp lại.

- Hình như bộ quần áo của bà không được giao kịp thời – một người đàn ông có bộ mặt vằn nhu cẩm thạch nói, ông ta cười và huých khủy u tay vào Maxim, - Thế thì bực mình quá hả? Vào địa vị ông tôi bắt người thợ may phải bồi thường. Vấn đề như vậy cũng đã xẩy ra một lần với người vợ của bạn tôi.

- Vâng, - Maxim nói, - Thế thì khốn nạn thật!

- Bà hãy nghe tôi, - người có bộ mặt như cẩm thạch quay sang nói với tôi, - Bà chỉ việc nói bà đang là “hoa lưu ly”, đó là thứ hoa nhỏ tuyệt đẹp, người ta còn gọi là hoa “đừng quên em”. Tôi nói thế có lý phải không ông Winter? Hãy nói với vợ ông, bà là “đừng quên em”. Đó là một ý kiến hay.

Ông ta cười và bỏ đi. Frank lại một lần nữa xuất hiện đằng sau tôi, một cốc khác trong tay, lần này là nước chanh.

- Không, cảm ơn Frank, tôi không khát.

- Tại sao bà không nhẩy? Hay là bà lại đây ngồi nghỉ một lát. Trong một góc sân bằng có đặt ghế bành.

- Không, tôi thích đứng hơn. Tôi không muốn ngồi.

- Bà có muốn tôi lấy cho bà một thứ gì, bánh kẹp, một quả đào?

- Không, tôi không cần gì cả!

“Số phận”, “ông Danube xanh”, “Bà góa vui vẻ”, một – hai – ba, một - hai – ba, quay, quay, một – hai – ba, một – hai – ba, quay, quay, một – hai – ba, một – hai – ba, quay, quay. Bà áo hồng, bà mặc áo xanh, lại đến Beatrice, khăn choàng của chị lật ra đằng sau.

Giles, bộ mặt đẫm mồ hôi, và lại cái ông có bộ mặt như cẩm thạch dừng lại bên cạnh tôi với một vũ nữ mà tôi không quen biết, với bộ quần áo Tudor. Tudor nào? với một cái bướu xung quanh cổ và chiếc áo nhung đen.

- Bao giờ ông bà đến thăm chúng tôi? – Bà ta nói như những người quen biết từ lâu.

Và tôi trả lời:

- Chắc là cũng sớm thôi! Hôm vừa rồi chúng tôi đã nói đến.

Tôi tự ngạc nhiên thấy mình nói dối một cách dễ dàng thế.

- Một đêm tuyệt diệu! – Bà ta nói, - Xin có lời ngợi khen ông bà!

- Xin cảm ơn, - Tôi nói, - Vui lắm phải không bà?

- Hình như có sự trục trạc trong việc giao bộ áo cho bà có phải không?

- Thật ngu muội quá phải không ạ?

- Vâng, bọn giao hàng đều thế cả. Người ta không thể tin được chúng đâu. Nhưng trông bà rất duyên dáng trong bộ áo xanh này. Chắc chắn là bà dễ chịu hơn tôi trong bộ nhung dầy cồm cộp này.

Bà ta đi ra xa trong cánh tay của người bạn nhẩy giữa những làn sóng của “sông Danube xanh”, bộ áo nhung của bà quét đất, và chỉ mãi sau này tôi mới nhớ ra, trong một đêm không ngủ được, người đàn bà Tudor ấy là vợ ông mục sư đang làm một cuộc hành trình đi bộ trong những miền núi.

Mấy giờ rùi? Tôi không biết nữa. Dạ hội tiếp diễn, lại đem đến những bộ mặt ấy, những điệu nhạc ấy. thỉnh thoảng những người chơi bài lại từ trong thư viện đi ra, như những con ốc sên ra khỏi vỏ để nhìn những cặp khiêu vũ rồi trở vào.

Chị Beatrice, với những tấm khăn phấp phới sau lưng thì thầm vào tai tôi:

- Tại sao em không chịu ngồi nghỉ nhỉ? Trông em tái mét.

- Em vẫn khỏe, không sao đâu!

Anh Giles, tội nghiệp, anh toát mồ hôi trong những tấm chăn Ả rập, đến tôi và nói:

- Cô ra san bằng xem phóng bông.

Tôi nhớ là đã từng đứng trên sân bằng xem những chùm pháo hoa lên và xuống. Còn Clarice bé nhỏ đang đứng trong một góc với một thanh niên địa phương, mỉm cười sung sướng, không còn nước mắt.

Tiếng rít chậm rãi của pháo hoa vọt lên trên không. Tiếng nổ, tung tóe ra những ngôi sao sáng xanh. Một tiếng rầm rì thỏa mãn trong đám đông, những tiếng kêu thích thú, những tiếng vỗ tay. Trên các bãi cỏ đông nghịt những người, những ngôi sao nổ ra ánh lên mặt mọi người ngẩng cao.

Những pháo hoa lần lượt vút lên không trung như những mũi tên và bầu trời trở thành đỏ và vàng. Manderley tách mình ra như một nơi tiên cảnh, tất cả các cửa sổ đều như bùng cháy, các bức tường như được tô màu xám dưới những trận mưa sao. Một ngôi nhà thực sự xuất hiện từ trong những khu rừng âm thầm. Và khi những đợt pháo cuối cùng rơi xuống, những tiếng hò reo cũng tắt ngấm. Ban đêm, trước đây như đẹp đẽ, xuất hiện âm thầm ủ ê do nghịch cảnh. Những nhóm người trên sân bằng và trong lối đi, giải tán dần. Các vị khách chen nhau đi về phía các cửa để vào phòng khách. Đó là lúc rã đám. Chúng tôi đứng đấy với những bộ mặt tẻ nhạt. Có ai đưa cho tôi một cốc sâm banh. Tôi nghe tiếng những ô tô khởi động trong lối đi.

Tôi nghĩ bụng, họ bắt đầu đi rồi! Lạy Chúa. Bà mặc áo hồng nán lại để ăn bữa đêm. Cần phải có thì giờ để trong phòng ra hết người. Tôi trông thấy Frank ra dấu hiệu cho ban nhạc. Tôi đứng trong khung cửa giữa phòng khách và phòng trống, bên cạnh một người đàn ông mà tôi không quen biết.

- Dạ hội thành công quá! – Ông ta nói.

- Vâng! – Tôi đáp.

- Tôi không ngừng vui chơi một phút nào. – Ông ta nói.

- Tôi rất lấy làm sung sướng! – tôi nói.

- Vắng mặt buổi này, hẳn là Molly bực mình lắm!

- Thật thế sao?

Ban nhạc lại tiếp tục chơi một điệu nhẩy dân gian cổ. Người đàn ông cầm lấy tay tôi và đung đưa nó.

- Nào, - Ông ta kêu lên, - Lại đây!

Một người khác nữa đến cầm nốt bàn tay kia của tôi, và mọi người vừa cười vừa chạy đến. Chúng tôi nhảy thành một vòng tròn lớn, vừa nhảy vừa hát đinh tai. Người đàn ông đã bảo tôi là ông ta được vui chơi không ngừng và Molly hẳn là phải bực mình vì không được đến dự, đã cải trang thành một ông quan, và những móng tay phụ thêm của ông quặp vào trong ống tay áo lúc chúng tôi đung đưa tay nhau. Ông ta cười thoải mái. Tất cả chúng tôi đều cười.”Những cây nguyệt quế đã bị cắt...” chúng tôi hát.

Cuộc vui điên cuồng ấy chuyển biến ngay khi vòng tròn đã hết và tiếng đánh trống khúc mở đầu bài “God save the King”, những tiếng cười biến khỏi bộ mặt chúng tôi như bị một tấm bọt biển rửa sạch. Ông quan đứng thẳng người lên, hay tảy để trên mép quần. Tôi tự hỏi không biết ông ta có ở trong quân đội không. Tôi gặp cặp mắt của bà mặc áo hồng. Bài “God save the King” đã bất chợt bà đang cầm một đĩa gan béo trong tay. Bà ta cứng đơ người cầm nó ra trước mặt như thể xin bố thí ở nhà thờ. Khi nốt cuối cùng của bài “God save the King” tắt hẳn, bà tấn công vào đĩa gan một cách mãnh liệt, vừa ăn vừa nói với tôi qua vai người bạn trai. Có ai tiến lại gần và cầm bàn tay tôi:

- Xin bà chớ quên lại ăn bữa tội tại nhà chúng tôi vào ngày 14 này nhé!

- Thật vậy ư?

- Ồ, thế thì thích quá!

- Tám giờ rưỡi tối, quần áo smoking.

- Vâng, vâng, rõ rồi.

Mọi người nối đuôi nhau để đến chào. Maxim ở đầu buồng đằng kia. Tôi lại thấy nụ cười đã tắt sau bài nhạc “chúng ta sẽ không đi đến khu rừng”

- Đã từ lâu tôi không có được một tối vui như thế này.

- Vậy tôi rất vui.

- Vô cùng cảm ơn về buổi tối tuyệt diệu này.

- Tôi lấy làm vui lắm.

- Bà thấy đấy, chúng tôi ở lại cho đến giây phút cuối cùng.

- Vâng tôi lấy làm vui vô cùng.

Phòng trống bắt đầu vắng dần. Nó đã có quang cảnh phờ phạc này lúc kết thúc cuộc vui và bình minh đã bắt đầu. Trên sân bằng đã xuất hiện một luồng sáng xám.

- Xin chào, một đêm thật tuyệt!

- Tôi lấy làm vui lắm!

Maxim đi tới gặp Frank trên lối đi. Chị Beatrice đến tôi vừa đi vừa tháo những chiếc vòng kêu leng keng.

- Chị không thể chịu được nữa, mệt đến chết mất. Chị cho là chị đã không để sót một bài nhẩy nào. Dù sao thì kết quả cũng mĩ mãn.

- Có thật không? – tôi hỏi.

- Em phải đi nằm đi. Nom em có vẻ nhừ tử rồi. Em phải đứng hầu như suốt buổi. Bọn đàn ông đâu cả?

- Ở ngoài trên lối đi.

- Chị uống chút cà phê và ăn vài quả trứng. Còn em?

- Không, cảm ơn.

- Trông em duyên dáng quá trong bộ áo xanh. Tất cả mọi người đều nói thế. Và chẳng ai nghi ngờ về… về sự thật. Vậy em đừng băn khoăn nữa.

- Không ạ.

- Ở địa vị em, sáng mai chị sẽ nghỉ. Em chẳng nên dậy làm gì. Điểm tâm dùng ngay trên giường.

- Vâng, có thể.

- Để chị ra nói với Maxim là em đã lên buồng rồi, đồng ý nhé!

- Vâng, đề nghị chị.

- Được rồi, chúc ngủ ngon!

Chị ôm hôn tôi một cách vội vàng và vỗ lên vai tôi rồi đi tìm Giles. Tôi từ từ trèo lên thang. Các nhạc công đã thôi không chơi đàn nữa, họ cũng đã đi ăn. Có những tờ giấy nhạc trên mặt đất, một chiếc ghế đổ và mọt cái đựng tàn đầy mẩu thuốc lá. Tôi đi theo hành lang dẫn đến buồng tôi. Trời mỗi lúc một sáng hơn, và những con chim đã bắt đầu hót. Tôi không cần phải thắp đèn để thay quần áo. Một cơn gió lạnh lùa vào qua cửa sổ để ngỏ. Trời khá lạnh. Trong buội hội đã có rất nhiều người ra vườn hồng, bởi vì tất cả ghế bành đều mất trật tự. có một mâm đựng đầy những cốc rỗng để tên mặt bàn. Có ai đó đã để quên một cái túi xách. Tôi kéo các tấm rèm cửa sổ để cho buồng tối lại, nhưng ánh sáng xám của buổi sáng vẫn cứ luồn vào được qua cửa sổ.

Tôi nằm trên giường, hai chân rất mỏi, hai bên sườn đau nhói. Tôi nằm dài ra và nhắm mắt lại tận hưởng sự nghỉ ngơi tươi tắn và trắng trẻo của những bộ khăn trải giường sạch sẽ. Tôi muốn rằng thần trí tôi cũng được nghỉ ngơi như thần xác tôi, giãn ra đi vào giấc ngủ. Không phải vo ve nhảy nhót với điệu nhạc, quay cuồng trên một biển những bộ mặt. Tôi đưa tay lên mắt, nhưng những bộ mặt bị xóa nhòa.

Tôi tự hỏi, trong bao lâu nữa Maxim mới vào. Chiếc giường bên cạnh tôi cứng đơ và lạnh lẽo. Chẳng bao lâu sau trong buồng không còn bóng tối nữa, các bức tường, trần và mặt đất sẽ đầy ánh sáng của buổi sáng. Những con chim sẻ ca những khúc ca của chúng, cao hơn, vui vẻ hơn, ánh mặt trời sẽ làm thành những đốm vàng qua những rèm cửa. Chiếc đồng hồ nhỏ ở đầu giường tôi tích tắc phút này đến phút khác. Chiếc kim quay xung quanh mặt đồng hồ. Tôi nằm nghiêng và nhìn nó. Nó đạt tới đúng giờ rồi lại vượt qua. Nó lại khởi hành cho một ngày mới. Nhưng Maxim vẫn chưa về.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3

Sách giảm giá tới 50%: Xem ngay