Hồ sơ mật Liên Xô - Chương 06 - Phần 2

Ở Mátxcơva, Kirốp bàn định với Xiutốp, Bí thư thứ hai Tỉnh ủy, để Xiutốp trở về Lêningrát sớm hơn các đại biểu khác một ngày, thông qua Ban bí thư, họp hội nghị những phần tử tích cực. Đối với việc xoá bỏ tem phiếu bánh mì, Kirốp cảm thấy rất phấn khởi như trẻ con vậy. Vấn đề này đã được thảo luận tại Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương.

Aurôp viết, Bôrisốp không đưa khay để bánh mỳ lát và trà vào nhà họp Ban thường vụ. Bôrisốp vừa không vào nhà họp cũng không báo cáo với Kirốp về việc Điện Kremli có gọi điện thoại tìm ông. Sao lại như vậy, chỉ vì một nguyên nhân đơn giản, Kirốp không có ở trong nhà họp, hơn nữa, ngay cả trong phòng họp Ban Thường vụ, cũng không thấy có một người nào. Thực tế, hội nghị lại họp ở văn phòng của Xiutốp, Bí thư thứ hai Tỉnh ủy. Vì thế, bất kể như thế nào, Kirốp cũng không thể đứng lên từ ghế tựa, để đi ra ngoài phòng họp, tiện tay khép cửa lại, giống như Aurôp viết thêm vậy. Ông viết: "chính trong nháy mắt ấy, vang lên một tiếng súng, mọi người đang dự họp chạy bổ ra cửa, nhưng họ chưa kịp mở tung cửa ra, đùi Kirốp mắc vào cửa, toàn thân ngã vật xuống trong vũng máu. Kirốp bị bắn chết".

Như trên đã trích dẫn một đoạn ngoài một câu nói cuối cùng ra, còn những mô tả khác thì đều là không đúng sự thực. Trong biên bản thẩm vấn Bôrisốp ngay sau khi vụ khủng bố có ghi: "Khoảng 16 giờ 30 phút Bôrisốp gặp Kirốp ở cửa phòng họp cổng chính điện Sưmônnưi, rồi anh đi theo Kirốp, với khoảng cách độ chừng mười lăm bước. Trong hành lang rộng của tầng ba, thì cự ly của Bôrisốp với Kirốp cách nhau chừng hai mươi bước. Khi rẽ vào hành lang nhỏ độ hai bước, Bôrisốp nghe thấy tiếng súng nổ, khi anh rút khẩu súng lục ổ quay lên đạn, lại nghe thấy tiếng súng thứ hai vang lên. Sau khi chạy vào hành lang nhỏ, anh nhìn thấy hai người nằm ở trên sàn, cạnh cửa phòng tiếp khách của Xiutốp, với khoảng cách ba, bốn mét. Ở gần đó có một khẩu súng lục ổ quay...".

Trong biên bản giám định pháp y về cái chết của Kirốp có viết:

Vào lúc 16 giờ 37 phút ngày 1 tháng 12 năm 1934, sau khi vang lên hai tiếng súng, người ta phát hiện Kirốp nằm úp mặt xuống ở hành lang gần văn phòng của Xiutốp ở tầng ba cung Điện Sưmônnưi. Máu mũi miệng Kirốp đều đọng lại thành cục, trên sàn một vài vết máu. Những người chạy trước đến chỗ Kirốp có Ivansinkha, Rôtsliacốp, Khơtaski, Phêritman và Pôcân. Họ từ văn phòng của Xiutốp Bí thư Tỉnh ủy chạy tới. Sau bảy đến tám phút người ta khiêng Kirốp vào trong văn phòng của ông. Lúc này Galipiarina, bác sĩ của phòng y tế Cung điện Sưmônnưi tới, chị xác nhận mặt Kirốp tím bầm mạch không đập, ngừng thở, đồng tử giãn to, không có phản ứng với ánh sáng. Người ta định làm hô hấp nhân tạp cho Kirốp, kẹp túi chườm nước nóng vào đùi ông. Qua kiểm tra phát hiện thấy vết thương sau đầu. Bác sĩ cao cấp hàm Giáo sư cũng đã tới. Nhưng đều bất lực trước người bị nạn. Do hệ thống thần kinh trung khu bị tổn thương rất nghiêm trọng nên Kirốp bị chết ngay.

Chúng ta hãy theo dõi một chi tiết cực kỳ quan trọng trong vụ việc này. Hai tiếng súng vang lên trong hành lang của Cung điện Sưmônnưi. Aurôp không đề cập tới tiếng súng thứ hai, trinh sát viên của Bộ Nội vụ cũng cho rằng không có gì đặc biệt về chi tiết này. Phát súng thứ hai của hung thủ giết hại Kirốp là nhằm bắn vào mình nhưng không trúng. Hung thủ dãy giụa điên cuồng toàn thân run rẩy anh nằm phủ phục cách người chết độ hai bước, ra sức gào thét, Galipiarina bác sĩ phòng y tế Cung điện Sưmônnưi có chứng kiến sự gào thét của hung thủ hoảng sợ như vậy, khiến các bác sĩ không thể không giúp đỡ hắn. Tên khủng bố này sau khi giết người không có ý định chạy trốn và không phản kháng như thế là thế nào? Hắn ngoan ngoãn đầu hàng các chiến sĩ cảnh vệ.

Aurốp lại dựa vào trí tưởng tượng tạo ra các tình tiết như hung thủ lấy vũ khí như thế nào, làm thế nào để có được giấy ra vào điện Sưmônnưi. Khẩu súng lục ổ quay căn bản không phải là Bộ Nội vụ giao cho hung thủ, mục đích làm như thế là để che giấu vết tích người thứ ba nhúng tay vào để thực hiện âm mưu của mình. Mọi cái thật không giản đơn hơn được nữa. Khẩu súng lục ổ quay ấy hung thủ có từ năm 1918, hơn nữa đã hai lần đăng ký súng vào năm 1924 và 1930. Lúc bấy giờ hầu như tất cả những người làm công tác Đảng và Thanh niên đều có quyền mang vũ khí. Ngoài ra năm 1920, tên khủng bố ấy đã mua 28 viên đạn súng lục ổ quay ở trong một cửa hàng tại Lêningrát. Cho nên cách nói Nicôlaiép mới có khẩu súng trước khi sát hại Kirốp là hoàn toàn sai. Còn việc Aurôp mô tả rằng có người cho Nicôlaiép giấy ra vào Cung điện Sưmônnưi cũng không có căn cứ. Trong những năm ấy bất cứ đảng viên nào có thẻ đảng viên đều có thể ra vào dễ dàng Văn phòng Tỉnh ủy. Đúng, Nicôlaiép đã từng bị khai trừ khỏi Đảng nhưng sau này anh lại được phục hồi Đảng tịch. Anh có thẻ Đảng. Sau khi anh xuất trình thẻ Đảng cho lính gác thì anh có thể đến bất cứ tầng nào. Sau này còn xác minh, hàng tháng Nicôlaiép đều có nộp đảng phí, mặc dù từ tháng 4 năm 1934 anh đã không làm việc nữa.

Tất cả những cái đó gần đây mới biết. Còn lúc bấy giờ, tháng 12 năm 1934, những sự nhỏ nhặt ấy người ta cũng không buồn để ý. Stalin đã có quy định rõ ràng đối với nhân viên công tác ở Bộ Nội vụ: Điều tra hung thủ trong bọn Zinôviép. Sau khi được báo cáo về bi kịch xảy ra ở Cung điện Sưmônưi, bản thân lãnh tụ cùng với các bạn chiến đấu thân thiết nhất tụ tập ở hiện trường sau năm tiếng đồng hồ (có tin sau hai tiếng) xảy ra sự việc. Những người biết được thái độ của lãnh tụ đối với sự an toàn của mình hiểu rõ rằng trong tình hình không bình thường ấy, lần này lãnh tụ đi ra ngoài không có gì đặc biệt khiến người ta phải quan tâm. Ở nhà ga xe lửa Lêningrát, Stalin không bắt tay bất cứ ai ra đón mà còn nhiếc mắng họ. Một Sư đoàn đặc biệt thuộc Tổng cục an ninh chính trị của Liên Xô cũng được điều tới Lêningrát. Công tác điều tra do Iacốp, Agranốp cán bộ cấp phó của Yacôta và một số sĩ quan cao cấp khác của Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm. Aculốp - Viện trưởng Viện kiểm sát, Visinski - Phó viện trưởng viện kiểm sát, Lép Sơninh - trinh trát viên chịu trách nhiệm các vụ án đặc biệt quan trọng cũng đã tới hiện trường.

Bất kể là Stalin, Trinh sát viên hay là Viện trưởng, Viện phó kiểm sát viên hay là quan toà, mọi người đều rất khẩn cấp. Chính ngay hôm Kirốp bị ám sát, tình hình rối mù đó không qua Bộ chính trị thảo luận, không qua Nguyên thủ quốc gia Kalinin Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Liên Xô ký, một quyết định của Ban chấp hành Trung ương về việc sửa đổi luật tố tụng hình sự đã vội vã công bố. Bản quyết nghị ấy do Enukitchơ, một thư ký của Ban chấp hành Trung ương ký, quy định: Việc trinh sát điều tra các vụ khủng bố phải xử lý nhanh (nội trong mười ngày), cơ quan thẩm vấn nghe kể về vụ án, thì không cần thiết phải có các bên tham gia, cũng không cần phải xem xét có thể có vấn đề miễn giảm rồi hoãn việc thi hành án tử hình đối với tội phạm, bởi vì khi đã kết án lại khiếu nại hoặc xin miễn tội đều không cho phép, sau khi kết án tử hình đối với các loại tội phạm kể trên, các cơ quan thuộc Bộ Nội vụ đều phải thi hành phán quyết đó.

Không biết tại sao Stalin lại vội vã như thế, công tác trinh sát cũng tiến hành vội vàng như vậy. Để có được lời khai của Nicôlaiép, mọi biện pháp đều đã được sử dụng. Trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ y ở nhà lao đều có các nhân viên công tác ở Bộ Nội vụ trực ban. Người bị trinh sát thẩm vấn tuyên bố tuyệt thực, và khi bị hỏi cung đã có ý định nhẩy qua cửa sổ ở tầng bốn, nhưng đã bị tóm chân lôi lại nên không nhẩy xuống được. Tất cả các biên bản thẩm vấn đều được gửi ngay tới Stalin ở Mátxcơva. Stalin đề nghị với Agranốp: "Hãy tăng thêm cho Nicôlaiép một số dinh dưỡng, mua cho anh ta thịt gà và một số thực phẩm khác để anh ta ăn no, cho anh ta khoẻ lên, sau đó anh ta sẽ nói ra ai đã xui khiến anh ta. Nếu chúng ta chỉ đánh đập anh ta, thì anh ta sẽ không hé miệng ra đâu. Cuối cùng anh ta sẽ nói ra hết, khai ra hết". Đồng thời Stalin gọi điện thoại cho Yacôta bảo các anh làm sao mà cứ ở lỳ đấy lâu như thế. "Các anh phải cẩn thận một chút, hãy coi chừngđấy...” Người thẩm vấn hứa với Nicôlaiép rằng chúng tôi sẽ bảo vệ tính mạng của anh ta sẽ cung cấp thức ăn tốt nhất và lắp bồn tắm trong nhà lao, trên bàn ăn có hoa quả và rượu. Tất cả những cái đó chỉ nhằm Nicôlaiép khai ra những lời cần thiết và nêu ra được bọn Zinôviép. Cuối cùng Nicôlaiép đã khai y đã nhận ra mười ba tên trong bọn Zinôviép. Thế rồi lại bắt đầu tra khảo những người đó.

Công tác điều tra được đẩy nhanh như đi cứu hoả.

Cơ quan viện kiểm sát cũng xông lên trước như đi cứu hoả. Mau lên. Mau lên nữa! Lép Sơninh trinh sát viên đã từng giải quyết các vụ án đặc biệt quan trọng của viện kiểm sát Liên Xô năm 1956 đã nói về những khẩu cung dưới đây: "Sau khi tới Lêningrát, Acurôp, Viện trưởng viện kiểm sát và Visinki Phó Viện trưởng viện kiểm sát bắt tay vào thẩm vấn bị cáo ngắn gọn một lần nữa, còn tôi thì chịu trách nhiệm ghi lại những lời khai của các bị cáo. Những sự thẩm vấn lại đó hoàn toàn chỉ lướt qua thôi. Thời gian thẩm vấn lại cho mỗi bị cáo từ hai mươi đến ba mươi phút, hơn nữa trong khoảng thời gian này Ban chấp hành Trung ương cử một nhóm chuyên giải quyết vụ án này do Yadôp và Côsalép làm đại biểu cũng tham gia giải quyết vụ án này. Việc thẩm vấn lại chỉ hạn chế ở việc hỏi bị cáo, xem anh ta có khẳng định những lời khai và tài liệu với cơ quan của Bộ Nội vụ xem anh ta có nhận tội không”. Tiếp theo Lép Sơninh chứng minh rằng: "Ýkiến khởi tố của Kiểm sát viên là do Visinski tự viết... Anh đã cùng với Acurốp lên Trung ương tìm Stalin hai ba lần, Stalin đã phê vào tờ khởi tố đó. Tôi biết được điều đó là qua Visinski. Visinski rất phấn khởi nói Stalin đã xem xét tỷ mỉ và đã sửa từng chữ, từng câu trong bản khởi tố này. Visinskin còn nói, Stalin nêu ra một số đề nghị về cách nói quen dùng trong khởi tố".

Công tác tấn công điên cuồng vẫn tiếp tục tiến hành cuối tháng 12 bản thảo khởi tố của Kiểm sát viên gửi lên Ban bí thư Trung ương Yedôp và Acurốp có công văn yêu cầu chỉ định thời gian thảo luận bản thảo. Stalin ngay lúc đó phê rằng: "Đề nghị Môlôtốp và các ủy viên khác của Bộ chính trị duyệt. Tôi đề nghị ngày mai hoặc tối nay họp, tốt nhất là chín giờ tối nay". Chính ngày hôm ấy bản khởi tố đã được Bộ chính trị chịu thảo luận thông qua Visinski và Sơninh ký, Acurốp phê chuẩn.

Từ 14 giờ 20 phút ngày 28 tháng 12 đến 6 giờ 40 phút ngày 29 tháng 12, Tòa án quân sự thuộc Tòa án tối cao Liên Xô đã mở phiên toà bí mật xét xử vụ án Nicôlaiép ở Lêningrát. Chủ trì phiên toà xét xử có: Urichkhơ Chánh án toà án, Maturêvích và Cơliyasép - Luật sư toà án quân sự, Bathơnia - thư ký phiên toà. Có mười bốn người ở ghế bị cáo. Họ bị tố cáo là đã tham gia tập đoàn khủng bố bí mật chống Xô Viết do các thành viên của phái đối lập Zinôviép trước đây lập ra ở Lêningrát, mà Nicôlaiép được tập đoàn này cử đi tiến hành các hoạt động ám sát. Nicôlaiép đã nhận tội cố ý ám sát giết hại Kirốp do "trung tâm Lêningrát" cử tới, và đã không giấu giếm vạch trần các thành viên của trung tâm này. Đại đa số các bị cáo chỉ thừa nhận mình đã tham gia vào phái đối lập mới của Zinôviép, hơn nữa đã tham gia trước đây. Họ tuyên bố, họ không có quan hệ với vụ mưu sát Kirốp. Song tất cả các bị cáo ấy đều bị kết án tử hình, hơn nữa sau một tiếng đồng hồ tuyên án, án đã được thi hành.

Vào thời kỳ giữa những năm 50, Maturêvích, Cơliyasép và Bathơnia đã lần lượt giải thích về phiên toà hôm đó. Mỗi một người trong họ đều chứng minh rằng, trước khi phán quyết, Urichkhơ có trao đổi với Stalin, Stalin nói biện pháp trừng trị chỉ có một loại xử bắn. Sau này điều tra rõ ràng rằng, lời nghị án không phải được quyết định ở Lêningrát, mà là đã được Mátxcơva sắp đặt từ trước. Mọi cái đều được triển khai theo các tình tiết mà Stalin đã định sẵn. Thậm chí ông còn quy định cả những "việc nhỏ" như loại đơn khởi tố được đăng trên báo chí, đơn khởi tố đề ngày 27 tháng 12, tức công bố trước một ngày mở phiên toà. Thế là, những người lao động ở các địa phương nô nức tổ chức mít tinh và biểu tình thị uy, yêu cầu bọn tội phạm giết người theo chủ nghĩa khủng bố của Trôtxki và Zinôviép phải trả nợ máu. Vụ án này được phiên toà mở xét xử trong tiếng cầu nguyện và tiếng lên án phẫn nộ ấy. Trong các quảng trường của các phân xưởng, của các nhà máy, từng đoàn người đang phẫn nộ lên án. Những thông tin về các cuộc mít tinh có liên quan dồn dập đưa tới, đầy rẫy trên các trang to nhỏ của báo chí. Việc đòi bọn Trôtxki, Zinôviép phải trả nợ máu đã trở thành một tâm trạng của toàn xã hội. Tâm trạng ấy đã giảm được nhiều khó khăn trong công tác xét xử, bởi vì công tác xét xử đã thể hiện ở lòng dân.

Đại đa số những sự thực trước đây được trình bày ở đây cũng đã được mọi người đều biết. Có người đứng ở góc độ lôgích đã phân tích những sự thực ấy. Họ phát hiện, những sự thực ấy có mâu thuẫn với cách nói của chính giới, không phải là chứng cứ về cách nói của chính giới. Về điểm này, tại Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên xô, Khơrúpsốp đã công khai nói ra trước tiên. Đáng lẽ bản báo cáo về tệ sùng bái cá nhân Stalin là báo cáo bí mật, nhưng tin đồn về bản báo cáo ấy lại lan truyền tới giới báo chí nước ngoài. Những tin đồn ấy cũng đã gây chấn động nhân dân nước ta. Ngày nay chúng ta đã hiểu rõ ràng rằng năm 1956 Khơrútsốp đã nói những gì về cái chết của Kirốp. Ông nói như thế này: "Cần phải nói, một số tình hình có liên quan đến việc mưu sát đồng chí Kirốp, cho tới nay vẫn còn rất nhiều chỗ khiến người ta khó hiểu và ngờ vực. Tình hình đó đòi hỏi phải tiến hành điều tra tỉ mỉ nhất. Có lý do để nhận xét rằng, trong số những người chịu trách nhiệm bảo vệ Kirốp, có người đã giúp đỡ cho hung thủ Nicôlaiép giết hại Kirốp. Trong thời gian trước một tháng rưỡi hành hung giết người, Nicôlaiép từng có hành động khả nghi nên đã bị bắt, nhưng y đã được thả, thậm chí không kiểm tra y. Một tình hình cực kỳ đáng ngờ là ngày 2 tháng 12 năm 1934, khi một nhân viên Chêka chịu trách nhiệm bảo vệ Kirốp bị đưa đi thẩm vấn, lại vì bị "tai nạn" xe hơi, nên đã chết, mà trong số người chịu trách nhiệm áp giải anh ta, lại không có một người nào bị nạn cả. Sau khi Kirốp bị giết hại, người lãnh đạo Cục Nội vụ Lêningrát bị điều đi nơi khác, và bị xử phạt rất nhẹ, nhưng đến năm 1937 lại bị xử bắn. Có thể nhận xét rằng, sở dĩ họ bị xử bắn, là vì nhằm xoá dấu vết tội lỗi của kẻ tổ chức giết hại Kirốp". Những sự thực mà Khơrútsốp nêu ra đã hoàn toàn đập tan cách nói của chính giới, theo cách nói của chính giới, thì Trôtxki, Zinôviép và Gamichép đã ra lệnh cho kẻ giết hại Kirốp, còn trong quá trình thẩm vấn Zimôviép và Gamichép thừa nhận rằng, họ chịu trách nhiệm về mặt chính trị và về mặt đạo nghĩa đối với việc ám sát. Tấn bi kịch trong Cung điện Sưmônnưi đã từng có những biến đổi mới: Bôrisốp cảnh vệ của Kirốp đã từng cảnh báo Sécgây Mirônôvích rằng có khả năng xảy ra vụ mưu sát, đã hai lần anh còn bắt được Nicôlaiép mang súng ống hoạt động ở gần khu vực cảnh giới. Sau này, không biết ai đã bảo anh thả Nicôlaiép đi. Còn Bôrisốp lại bị trừ khử.

Khi Khơrútsốp lại một lần nữa, cũng chính là lần thứ hai ông công khai nói về vấn đề ấy mà ông đã nghiên cứu là tại Đại hội lần thứ 22 của Đảng họp vào năm 1961, khi đọc rồi bế mạc, Khơrútsốp đã phát biểu một đoạn như sau:"Một sự thực lôi cuốn sự quan tâm của mọi người là hung thủ giết hại Kirốp trước đó đã hai lần bị bắt sống ở khu vực gần Cung điện Sưmônnưi và khi kiểm tra thấy có mang theo vũ khí. Nhưng không biết là căn cứ vào lệnh của ai, cả hai lần Nicôlaiép đều được tha. Sau này, chính là y mang theo vũ khí xuất hiện ở hành lang Cung điện Sưmônnưi, là nơi Kirốp thường hay đi qua, và y đã giết hại Kirốp. Cũng không biết tại sao, trong giờ phút xảy ra ám sát, Vệ sĩ trưởng của Kirốp lại ở cách sau Kirốp rất xa. Mà theo nguyên tắc chặt chẽ của công tác bảo vệ, ông không có quyền ở khoảng cách xa với đối tượng bảo vệ. Còn một sự thực nữa, cũng là điều cực kỳ lạ lùng: Stalin, Môlôtốp và Vôrôsilốp vốn dĩ định thẩm vấn Vệ sĩ trưởng của Kirốp, nhưng khi Vệ sĩ trưởng bị đưa đi để thẩm vấn, thì trên đường lại xảy ra một vụ tai nạn xe. Sau này, người lái chiếc xe ấy nói rằng, chính những người chịu trách nhiệm áp giải Vệ sĩ trưởng đi thẩm vấn đã cố ý gây nên tai nạn xe hơi. Người phụ trách việc áp giải nói rằng Vệ sĩ trưởng chết vì tai nạn xe, nhưng thực tế là Vệ sĩ trưởng bị người áp giải giết chết. Một người từng chịu trách nhiệm làm công tác cảnh vệ cho Kirốp đã bị giết chết bằng biện pháp đó. Sau này những kẻ giết hại Vệ sĩ trưởng cũng bị bắn chết... Thế thì ai có thể làm được những cái đó? Hiện nay vụ án phức tạp ấy đang được nghiên cứu tỉ mỉ”. Đây là các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước lần đầu tiên công khai bác bỏ cách nói của chính giới ngót ba mươi năm nay. Tài liệu của Đại hội 22 không xén bớt, đã được đăng toàn bộ trên báo chí. Hàng trăm bức thư dồn dập gửi tới Trung ương Đảng. Các tác giả bức thư ủng hộ cách nói của Khơrútsốp. Họ đã báo cáo những tình hình chi tiết mới, cung cấp nhiều tài liệu chứng cứ liên quan tới tấn bi kịch tháng 12 năm 1934 trước đây chưa biết. Năm 1960 đoàn chủ tịch Trung ương đã thành lập ban điều tra về tình hình Kirốp bị sát hại. Ban này do Shơvécních lãnh đạo, điều tra thăm hỏi hàng nghìn người kiểm duyệt nghiên cứu hàng nghìn văn kiện. Thành viên tích cực nhất trong ban này là Auliga Grigơriepna Shatunôpxkaya. Trước cách mạng bà là Bônsơvích, từng công tác với Kirốp ở vùng ngoại Cápcadơ, năm 1933 bị bức hại, mãi đến những năm 50 mới từ Khơrêma trở về Mátxcơva. Khơrútsốp rất hiểu bà, đề nghị bà công tác ở ban Giám sát của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3