Hồ sơ mật Liên Xô - Chương 06 - Phần 3
Auhga Grigơriepna tiến hành điều tra trong 2 năm. Hàng trăm người đã công khai với bà những bí mật 30 năm nay họ không dám hồi ký. Bà đã lao động rất gian khổ, tích luỹ được 64 tập tài liệu. Bản báo cáo do Shơvécních và Shatunốpxkaya ký, gửi cho Đoàn chủ tịch Trung ương đã xác định rõ ràng: Kirốp bị sát hại là theo lệnh bí mật của Stalin. Kết luận của ban điều tra này đã trở thành cơ sở cho Khơrútsốp phát biểu tại Đại hội 22 Đảng cộng sản Liên Xô. Có chứng cớ nói dưới ảnh hưởng của kết quả điều tra kể trên, Khơrútsốp thậm chí đã nêu ra vấn đề thẩm tra lại những vụ án tố tụng thẩm phán những năm 30 với Đoàn chủ tịch Trung ương, trong đó bao gồm vụ án Zinôviép - Gamichép, vụ án Phiatacốp - Sôcôlinicốp, vụ án Bukharin, vụ án Tukhasiépski và một số vụ án khác, song Khơrútsốp đã bỏ dở giữa chừng - hoặc do ông chưa đủ quyết tâm hoặc ông chưa được các bạn chiến đấu ủng hộ.
Điều không thể gạt bỏ được là kết luận của ban điều tra, trước tiên là Shatunốpxkaya. Nhiều năm nay luôn uốn nắn thái độ của Khơrútsốp đối với vụ án Kirốp bị giết hại. Rõ ràng trong những năm từ 1967 đến 1971 khi ông ở Pittơrôvô - Tanni ngoại ô Mátxcơva, ở đó ông ghi âm hồi ký của mình, trước mặt ông là bản kết luận của ban điều tra. "Băng ghi âm bí mật" của Nikita Khơrútsốp đến năm 1990 người ta mới bắt đầu được biết. Nội dung của cuốn băng không đưa vào hai cuốn sách mà trước đây ông đã xuất bản. Bây giờ chúng ta hãy trích một đoạn băng ghi âm:
"Năm 1934 tôi tham dự Đại hội lần thứ 17 của Đảng” Khơrútsốp nói: "Mọi người cho tôi biết khi bỏ phiếu biểu quyết chỉ có sáu đại biểu (tất cả có 1.966 đại biểu) đã bỏ phiếu phản đối Stalin. Nhiều năm sau mới làm rõ, thực tế năm ấy số bỏ phiếu phản đối có khoảng 260 đại biểu. Xét địa vị của Stalin và tính sĩ diện hão của ông thì đây thật là một việc không thể tưởng tượng nổi (A.G. Shatunôtsikaia nhận định khi Đại hội 17 Đảng Cộng Sản Liên Xô tổ chức bầu cử Ban chấp hành Trung ương có 202 đại biểu bỏ phiếu phản đối Stalin. Hai người nói có chênh lệch, nhưng điều đó hoàn toàn có thể hiểu được. Do ở một làng ngoại ô Mátxcơva, nên khi công tác Khơrútsốp không sử dụng tài liệu hồ sơ tác giả).
Stalin hiểu rất rõ ai bỏ phiếu phản đối ông, chắc chắn sẽ không phải người như Khơrútsốp. Những người ấy khi Stalin cầm quyền dựa theo nấc thang chức vụ đi lên. Họ coi Stalin là thần thánh Stalin hiểu rõ, không phải là những người đó chống lại ông mà là những cán bộ lão thành thời Lênin. Trong thời gian Đại hội lần thứ 17 Đảng Cộng sản Liên Xô, một vị lãnh đạo của tổ chức Đảng ở thành phố Bắc Cápcadơ gặp Kirốp Bí thư tổ chức Đảng ở Lêningrát, ông nói vung với Kirốp rằng: "Một số đảng viên lão thành bàn tán với nhau rằng, hãy để cho một đồng chí đối xử với anh em lịch thiệp hơn lên thay thế Stalin thời điểm ấy đã đến. Đồng chí của chúng tôi ở đây nhận xét rằng đồng chí nên làm Tổng bí thư”.
Kirốp đến chỗ Stalin nói tất cả những điều nghe được ấy cho ông. Sau khi Stalin nghe Kirốp nói, chỉ trả lời đơn giản rằng:
"Cảm ơn anh đồng chí Kirốp!”
Cuối năm 1934 Lêônít Nicôlaiép cảm thấy rất bực bội với tất cả mọi thứ xung quanh, bị khai trừ ra khỏi Đảng, xuất hiện ở văn phòng Kirốp gần phòng nghiên cứu Sưmônnưi nhưng anh đã bị bắt, có thể do anh có hành động khả nghi. Sau khi lục soát trong người thấy có khẩu súng lục. Tuy vậy anh lại được thả. Chỉ có một kết luận là: Anh được thả, là vì người lãnh đạo tổ chức cử anh đến thực thi hành động khủng bố đã ra lệnh thả. Được ít lâu Nicôlaiép lại thâm nhập vào Cung điện Sưmônnưi, khi Kirốp đang lên cầu thang đã bắn vào ông. Bảo vệ của Kirốp ở phía sau cũng không kịp tới và làm gì được.
Sau này lưu truyền một cách nói, Stalin dặn dò đưa Nicôlaiép đến chỗ ông. Nicôlaiép quỳ xuống nói, tôi làm việc theo lệnh, hãy tha thứ cho tôi, có lẽ anh mong muốn được sống bởi vì anh chỉ làm theo mệnh lệnh. Tất là dốt nát. Để sự kiện này mãi mãi trở thành bí mật cần phải trừ khử Nicôlaiép. Sau này cũng đã làm như thế.
Aurôp vị tướng trước đây của Bộ Nội vụ mô tả tình hình Stalin thẩm vấn Nicôlaiép hơi có chỗ khác nhau. Mirônốp người bạn tốt của Aurôp, Cục trưởng cục Quản lý kinh tế Bộ Nội vụ năm ấy, từng tham gia phỏng vấn Nicôlaiép, anh chứng minh rằng sự việc gần như thế. Trong nhà có Stalin, Yacôta, Mirônốp và nhân viên công tác áp giải Nicôlaiép từ nhà tù đến. Trước đó Stalin có trao đổi riêng với Zhapôrôgiơsư, không có người làm chứng, thời gian dài khoảng hơn một tiếng đồng hồ.
Nicôlaiép đi vào trong phòng đứng ở cửa đầu quấn băng y tế, Stalin ra hiệu cho anh ta đến gần ngắm nghía anh một cách hiền từ, với giọng nói nhẹ nhàng hỏi anh. "Sao đồng chí lại giết hại người tốt như thế?".
"Không phải tôi bắn vào anh ấy, tôi muốn bắn vào Đảng!” Nicôlaiép cố chấp trả lời. Qua giọng nói của anh người ta cảm thấy anh không hề run sợ trước mặt Stalin.
"Đồng chí lấy được súng ở đâu?” Stalin tiếp tục hỏi.
"Tại sao đồng chí hỏi tôi? Đồng chí hãy đi hỏi Zhapôrôgiơsư!" Câu trả lời có vẻ thô lỗ.
Stalin giận tái cả mặt "Đưa nó đi!" Stalin lầu bầu nói. Vừa ra đến cửa Nicôlaiép ngoảnh lại phía Stalin định thanh minh nhưng đã bị đẩy ra ngoài.
Cửa vừa khép lại, Stalin liếc nhìn Mirônốp nói với Yacôta: "Chẳng cần!" Không đợi người khác nói theo, Mirônốp vui vẻ đi ra. Sau mấy phút Yacôta nhẹ nhàng mở cửa gọi Zhapôrôgiơsư vào. Một mình Zhapôrôgiơsư cùng với Stalin thời gian không quá 15 phút. Từ căn phòng khiến người ta sợ hãi đi ra Zhapôrôgiơsư rảo bước trên hành lang, không nhìn thấy Mirônốp vẫn đang ngồi chờ ở phòng khách.
Từng có nhiều tin đồn và suy đoán về việc Stalin thẩm vấn Nicôlaiép. Chúng ta còn phải phân tích và so sánh, còn bây giờ chúng ta hãy ngừng mô tả đoạn chúng ta cảm thấy hấp dẫn trong “cuốn băng ghi âm bí mật" của Khơrútsốp"tôi còn biết một số việc". Khi nói đến tình hình Stalin thẩm vấn Nicôlaiép, Khơrútsốp nói: "Khi Stalin đến Lêningrát điều tra tình hình Kirốp bị sát hại, ông ra lệnh gọi Chính ủy (tức Bôrisốp - tác giả), ngày hôm đó chịu trách nhiệm công tác bảo vệ cho Kirốp đến để thẩm vấn. Chiếc xe ca chở Chính ủy đã xẩy ra tai nạn, ông đã chết ngay.
Qua thời gian dài mới thẩm tra và xét hỏi nhân viên áp giải Chính ủy. Những người ấy đều bị xử bắn cả. Tôi đề nghị điều tra lái xe. May mắn là anh vẫn còn sống. Anh cho chúng tôi biết, tai nạn xe căn bản không nghiêm trọng - chẳng qua chỉ là va chạm nhỏ mà thôi. Song anh đã nghĩ ra, anh đã nghe thấy tiếng xe ca đụng mạnh vào thành xe. Thế là chính ủy bị giết chết.
Tôi không nghi ngờ sau bức màn của âm mưu này là Stalin đang hoạt động. Kirốp đã biến tổ chức Đảng ở Lêningrát thành một quần thể tích cực. Ông rất được hoan nghênh. Nhưng sau khi ông bị đả kích làm cho đảng và Nhân dân cảm thấy đau đớn. Cớ lẽ chính vì điểm ấy, Kirốp đã bị chọn làm vật hy sinh. Cái chết của ông đã thành cái cớ khiến cho Stalin rung chuyển được cả nước, gây không khí căng thẳng khiến cho nhân dân căng thẳng tới mức có thể tha thứ cho những vụ ám sát chính trị, cũng khiến Stalin thoát ra khỏi những người mà họ không thích và thoát khỏi là "kẻ thù của nhân dân".
Shatunốpxkaya chứng minh rằng, sau khi lần lượt báo cáo vụ ám sát Kirốp bị sát hại và những thông tin về một số vụ tố tụng khác lên các thành viên Đoàn chủ tịch Trung ương, Khơrútsốp ra lệnh thu thập toàn bộ các tài liệu làm hồ sơ. Để làm dịu sự phản đối của bà, Khơrútsốp nói:"Hiện nay chúng ta vẫn chưa được mọi người hiểu, mười lăm năm sau chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này". Nhưng Khơrútsốp chưa thực hiện được lời hứa của ông - được hai năm ông đã bị người bạn chiến đấu của ông thay thế. Ngay từ trước khi ông bị cách hết mọi chức vụ, Shatunốpxkaya đã nghỉ hưu. Sau khi bà về hưu thì một số người làm chứng trước đây cung cấp tài liệu cho bà tìm đến bà. Họ báo cho bà biết rằng lại có người đến giới thiệu bằng chứng cho họ. Bà đã hiểu rõ: Đảng đánh giá lại những kết luận của Ban điều tra trước đây. Bà không đoán sai. Một ban mới thành lập do Bialisơ lãnh đạo đã bắt đầu làm việc.
Sau này mọi cái đều là im hơi lặng tiếng. Trong hai mươi năm năm tròn ở tất cả các nơi bất kể là cơ quan thông tin báo chí, sách báo lịch sử hay trong giới khoa học, đều không hề đề cập tới tấn thảm kịch xảy ra ở Cung điện Sưmônnưi chi có sau khi bắt đầu cải cách thì sự im lặng mới bị phá vỡ. Nơi phá vỡ im lặng đầu tiên là báo chí Lêningrát đã đăng hàng loạt bài báo của A. Kilirina, bà là Nghiên cứu viên cao cấp của Phòng nghiên cứu lịch sử đảng trực thuộc Tỉnh ủy Lêningrát. Bà dũng cảm nêu ra, tuyên bố chân lý dễ dàng hơn tìm tòi chân lý. Bà kêu gọi không nên dựa vào tình cảm để viết lịch sử của quá khứ, mà phải tìm hiểu chân tướng lịch sử, phải bằng văn kiện và sự thực, bà đã được kết luận hoàn toàn trái ngược với kết luận của Shatunốpxkaya. Trên báo chí ở Lêningrát, bà tuyên bố: Phòng nghiên cứu của bà chưa tìm thấy bất cứ một chứng cứ nào về việc Stalin tham dự vào vụ mưu sát Kirốp, dù là chứng cứ trực tiếp hay là gián tiếp, đều không thấy.
Bắt đầu từ năm 1987, A. Kilirina đã liên tiếp đăng hơn hai mươi bài báo với đề tài quan trọng. Trong bài báo, bà đã phân tích mọi cách nói và tin đồn có thể hiểu được và không thể hiểu được của tấn thảm kịch xảy ra có liên quan ở Cung Điện Sưmônnưi. Nhìn chung khuynh hướng của Kilirina nên coi vụ ám sát là do cá nhân có mưu đồ và thực thi, với giả thiết có khả năng nhất để nghiên cứu, song bà cũng không quả quyết bác bỏ lập luận của người khác.
Shatunốpxkaya, cũng không hoang phí thời gian - bà cũng tin cải cách! Đối với bà người ta hiểu được: Bà đã bỏ ra nhiều năm để thu thập văn kiện tài liệu, để tìm hiểu tình hình thông qua những người chứng kiến may mắn còn sống và những bạn bè thân thiết của họ. Bà là người đầu tiên làm như thế, hơn nữa bà còn với cương vị rất cao thay mặt cho Đoàn Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương đi làm công việc này. Sau khi vị Bônsêvích lão thành ấy biết được kết luận nghiên cứu của Kilirina, nhất là khi bà biết được Kilirina nghi ngờ Stalin tham gia vào vụ mưu sát Kirốp, bà kiên quyết nêu ra ý kiến bác bỏ, bà kiên trì cho rằng kết luận của bà trình bầy trong bản báo cáo gửi tới Trung ương năm 1961 là đúng đắn.
Vậy thì Ôliga Shatunốpxkaya kiên trì những chứng cứ đã thấy là những gì? Bây giờ chúng ta hãy xem một đoạn bà nói chuyện với tác giả cuốn sách.
Trước hết Shatunốpxkaya cho rằng, do uy tín ngày càng cao của Kirốp, hơn nữa trong thời gian Đại hội lần thứ 17 Đảng Cộng sản Liên Xô, một số ủy viên Trung ương đảng họp hội nghị bí mật ở nhà Ônchungnisitchơ thảo luận vấn đề thay thế Stalin, dẫn tới Kirốp trở thành nhân vật nổi tiếng, vì thế Stalin có lý do sợ Kirốp nổi lên. Về cuộc hội nghị bí mật lần này không có chứng cứ trực tiếp, hình như Côsion, Aikhơ, Sbpuntaiép đã tham dự cuộc hội nghị này. Shatunốpxkaya bị Êrenna Smôrôkina vợ của Pittơ Smôrôkin người lãnh đạo Đoàn thanh niên cộng sản Lêningrát bức hại và được Arêkhơsia Sêvátđiăngnốp bạn chiến đấu lão thành của Kirốp cho biết tình hình của cuộc hội nghị lần này. Mùa hè năm 1934, khi Kirốp đi nghỉ ở Siêtcrôriêtskhơ hình như có nói với Alếchkhơsia Sêvátđiăngnốp: Hiện nay Stalin sẽ không để tôi sống nữa. Từ đó, cả gia đình Alếchkhơsia luôn luôn nơm nớp lo sợ. Mancút (em gái của vợ Kirốp) vào Đảng năm 1911 cũng nói với Sahunốpxkaya về tình hình họp ở nhà Ônchungnisitchơ, bà hầu như đã trích lời của Sécgây Mirônôvích.
Thứ hai, việc Stalin thẩm vấn Nicôlaiép có vấn đề thực tế lúc bấy giờ không để lại biên bản thẩm vấn, song Satunốpxkaya tin chắc rằng Nicôlaiép ngay lúc đó tuyên bố rằng nhân viên công tác của Bộ Nội vụ đã dùng bốn tháng trời để khuyên bảo ông đi ám sát. Họ kiên quyết nói rằng đây là yêu cầu của Đảng và Nhà nước, vì Nicôlaiép đã nói thẳng ra như thế, nên đã bị đánh đập điên cuồng ngay lúc đó ở văn phòng Stalin. Vậy thì ai chứng minh những điều đó? Đó là Onpalin, vị Bônsêvích lão thành. Ông dựa vào lời kể của Pariskhaép kiểm sát viên thành phố Lêningrát tham gia cuộc xét xử năm ấy kể lại tình hình ấy cho Satunốpxkaya. Vị kiểm sát viên ấy hiểu rõ, sau khi sa vào cuộc trao đổi nào đó ở hậu trường ông cũng khó có cơ hội may mắn, nên đã lấy súng tự sát, trước khi tự sát ông đã kể những bí mật ấy cho Aupalin, người bạn tốt của mình. Ngoài ra còn có một người làm chứng khác tên là Đmitriép cũng là một bônsêvích lão thành, ông là bạn của Xiutôp, Bí thư thứ hai Tỉnh ủy Lêningrát. Cùng với Psarikhaép, Kiểm sát viên Thành phố, Xiutốp cũng đã tham gia cuộc thẩm vấn này. Trước khi ông bị bắt, đã kể cho Đmitriép về cuộc thẩm vấn của Stalin với Nicôlaiép.
Thứ ba, Bôrisốp, sĩ quan bảo vệ của Kirốp đã từng cảnh báo với Kirốp là có nguy hiểm. Trên đường đi xe ca áp giải đến Cung điện Sưmônnưi để cho Stalin thẩm vấn, anh đã bị nhân viên công tác ở Cục Bảo vệ an ninh Chính trị quốc gia áp giải dùng thanh gậy sắt đánh vào đầu thì chết. Năm 1934 nguyên nhân xảy ra sự cố xe hơi được giải thích là xe bị hỏng, do đâm vào tường, bảo rằng vì Bôrisốp đâm vào tường nên đã chết. Shatunốpkaya đã tìm đến người lái xe ca ấy. Anh tên là Kuchin anh sống một cách lạ lùng trong trại tập trung. Anh lái xe ấy nói, nhân viên công tác của Bộ Nội vụ ngồi ở bên cạnh anh, bỗng giật lấy tay lái của anh làm cho xe anh đâm vào tường. Song Kuchin lại nắm chắc tay lái nên chỉ có đèn xe bị đâm hỏng... "Đây chỉ là một sự cố bịa đặt ra, Bôrítsôp bị người ta lấy đá đập chết”. Thực tế, lời khai của Kuchin đã tự mâu thuẫn “Năm 1934 nói thế này, đến năm 1937 tại nói thế khác. Mà năm 1961 lại một kiểu nói mới. Đầu óc anh ta có vấn đề khi nói năng thì hỏi một đường trả lời một nẻo, không ăn khớp với nhau, thường ở trạng thái tinh thần hoảng hốt, vào thời kỳ giữa những năm 60, Kuchin lại cung cấp thêm những chứng cứ mới: vâng, có xảy ra; có xảy ra tai nạn xe, Bôrisốp chết vì tai nạn xe". Có, Kuchin ở đây mọi cái đều rõ ràng. Đúng rồi, Mamusân! Mamusân gì? Mamusân tức là giải phẫu thi thể của Bôrisốp, đồng thời lúc bấy giờ theo yêu cầu bác sĩ ngoại khoa đã cung cấp cho những lời làm chứng cần thiết. Mãi đến năm 1962 khi ông sắp lâm chung, ông mới báo cho Rátthơmiel bạn của ông rằng: "Bôrisốp bị thương chắc chắn là vì đầu anh bị đánh đập mạnh nên đã chết".
Thứ tư, Nicôlaiép hung thủ giết hại Kirốp đã mấy lần bị bảo vệ của Kirốp bắt. Người ta còn lục lọi trên mình Nicôlaiép một cái cặp công văn mở nắp ở phía trên, trong cặp giấu một khẩu súng lục ổ quay có đạn và một sơ đồ chỉ đường Kirốp đi dạo mát, song, nhân viên công tác Cục Bảo vệ an ninh chính trị quốc gia Lêningrát lần nào cũng lại thả anh, và còn đe doạ nhân viên bảo vệ. Năm 1938 khi xét hỏi các thành viên của "tập đoàn cánh hữu Trôtxki", bị cáo Yacôta thừa nhận rằng ông đã chỉ thị cho Zhapôrôgiơsư thả Nicôlaiép, bởi vì Enukichơ và Ricốp dặn như thế. Ôliga Grigơriyepna nhận định rằng, đó là người ở cấp bậc cao hơn (Stalin) dặn dò như thế.
Ngày nay, mọi người đã biết rõ, trong cuộc phán xét năm 1938, khi Yacôta bị tuyên án tử hình, ông đã được nói lời cuối cùng, ngoài những tố cáo tiến hành hoạt động gián điệp ra, thì về cơ bản ông đã thừa nhận tất cả những điều tố cáo ông. Nhưng Kilirinna vẫn nghi ngờ cách nói của Khơrútsốp, mà cốt lõi cách nói của Khơrútsốp, đúng như chúng ta đã biết, đó là kết luận của Zhatunốpxkaya có ghi trong bản báo cáo: "Để chứng minh rằng Stalin đã tham dự vào các hoạt động ám sát Kirốp". Kilirinna nhận xét:"Luồng suy nghĩ mà Khơrútsôp đi tìm chứng cớ, thực tế là luồng suy nghĩ mà các trinh sát đã tiến hành trong những năm 30, sự cố nhân tạo, bảo vệ vi phạm quy tắc làm việc, Nicôlaiép bị bắt ở Cung điện Sưmônnưi. Điều khác nhau chỉ là Khơrútsốp dựa vào những chứng cứ mà anh lái xe (xe chở Bôrisôp đến điện Sưmônnưi) may mắn kỳ diệu còn sống lại cung cấp cho, còn Yacôta và Bơrannốp thư ký riêng của ông chỉ là đã thừa nhận những sự thực ấy mà thôi".
Dù sao cũng không thể coi thường những sự thật là sự cố xe hơi, Bôrisốp bị giết hoặc tự sát (cũng có giả thiết này) cũng như sự thật là Bộ Nội vụ có tham dự vào sự kiện này. Kilirinna cho rằng cần thiết phải đồng thời thăm dò tìm hiểu ở các lĩnh vực khác, hãy bỏ qua luồng suy nghĩ quen thuộc được các nhân viên nghiên cứu sao đi chép lại. Ban điều tra đầu tiên với nhiệt tình sôi nổi theo lời kêu gọi của Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô. Rõ ràng Ban điều tra này có khuynh hướng chống Stalin. Điều đó người bình thường cũng nhận ra. Nhưng các nhà sử học không nên trông gió bẻ buồm, gió chiều nào theo chiều ấy, không chịu nổi sự cám dỗ cũng không nên tuân theo những quy tắc của các nhà xã hội học Xô Viết nhồi nhét từ thế hệ này đến thế hệ khác. Lịch sử biến thành chính trị của quá khứ. Kilirinna là một trong những người ít ỏi có biểu lộ sự quan tâm đối với từng cá nhân của bọn khủng bố.
Ngày 3 tháng 12 năm 1934, Bộ Nội vụ công bố trên báo chí. Hung thủ giết hại Kirốp là Lêôrút Vasihêvích Nicôlaiép, nguyên viên chức Viện kiểm sát công nông Lêningrát sinh năm 1904. Mấy ngày đầu, dù tại cuộc mít tinh quần chúng hay trên báo chí hễ nhắc đến tên anh thì người ta chửi rủa mắng nhiếc. Cùng với ngày tháng trôi qua, tên của anh cũng dần dần bị người ta lãng quên. Nicôlaiép bị xử bắn, vợ, mẹ, em trai và hai người chị gái của anh, cùng chị gái và anh rể vợ anh, cũng vì đã tham gia vào vụ mưu sát Kirốp, nên phải chịu cùng số phận. Mẹ và hai người chị của Nicôlaiép gần đây đã được sửa lại án.