23. Ông Kỳ đà - Lũ câm

Ông Kỳ đà

Bối cảnh của câu chuyện này xảy ra cách đây chừng mười bốn năm. Xin lưu ý là từ đó đến nay nhân vật chính thay đổi rất nhiều, cả ngoại hình và tính cách.

Mà bớ thằng Hồ Sỹ! Mày đọc xong entry này, có cay cú ông thì cũng kệ mẹ mày! Có giỏi thì mở một blog mà bêu nhọ nhau cho máu, cho chuyên nghiệp! Đừng giở giói đêm hôm gọi điện chửi bới, làm ông mất ngủ!

Điều đầu tiên cần phải khẳng định: Hồ Sỹ có một ông bố, và duy nhất chỉ có một ông bố. Ông bố đó ở Hà Tĩnh. Làm cán bộ ngành thông tin. Y đã từng gặp ông tại Hà Nội. Đó là một người cương trực và đôn hậu, có gì đó giống hình ảnh ông đồ xứ Nghệ xưa.

Quan hệ huyết thống của bố con Hồ Sỹ là điều khỏi cần bàn cãi. Chỉ nhìn mặt là biết. Với sản phẩm để đời mang tên Hồ Sỹ, có thể gọi ông là thợ đúc bậc bảy.

Tại sao lại cần nhấn mạnh mối quan hệ huyết thống này? Xin thưa là để tránh cho ai đó suy nghĩ rằng Hồ Sỹ có nhiều bố khi đọc lý lịch tự khai của gã. (Xin lưu ý là mỗi câu này ứng với những thời điểm khác nhau, đối tượng nghe cũng là những nàng khác nhau!)

Hồ Sỹ bảo: Bố anh, tổng giám đốc một công ty xây dựng ở miền Trung...

Hồ Sỹ bảo: Bố anh, Chánh thanh tra bộ tài...

Hổ Sỹ bảo: Bố anh, Việt kiều ở Mỹ...

Hồ Sỹ bảo: Bố anh,...

Hồ Sỹ bảo: Bố anh,...

Đến đây hẳn mọi người sẽ đặt dấu hỏi: Phải chăng Hồ Sỹ là kẻ ba hoa?!

Vâng! Xin thưa, điều đó cực kỳ chính xác!

Hồ Sỹ sở hữu một nội công thượng thừa là Thiết Diện Bì (da mặt sắt). Nên ít biết ngượng khi khoác lác. Nếu ai đó phát hiện ra sự dối trá, môn nội công này càng phát huy hiệu quả.

Hồ Sỹ tỉnh bơ, lý luận: “Xét về nhân quyền thì bốc phét cũng là một quyền!”

Để ngụy trang thứ nội công đấy trước mắt người đời, Hồ Sỹ cắm vào cằm mình nhúm râu.

Từ lâu Hổ Sỹ nhận ra, với tem nhãn sinh viên Mỹ thuật, đi cưa gái không đến nỗi tồi. Nhưng ăn sâu trong tâm thức người đời, là giống đấy nghèo! Mỗi lấn chứng kiến cảnh chị em phân vân khi quyết định đổ, Hồ Sỹ hết sức khó chịu. Màn diễn này thường lại dai. Rất tốn kém.

Để tốc thắng, Hổ Sỹ sáng tạo một chiêu thức. Đó là nặn ra những ông bố có thương hiệu khác nhau. Tùy gu của từng nàng mà lắp “bố” cho hợp những nhân vật này có điểm chung là giàu, quyển chức; nhưng luôn ngăn cản con mình theo đuổi nghệ thuật. Đứa con (tức Hồ Sỹ) cứng đầu, bất chấp tất, chạy theo niềm đam mê, thậm chí không thèm nhận chu cấp của cha mẹ. Chi tiết này có ý nghĩa hết sức thiết thực. Nó giúp giải thích những hoàn cảnh mỏng túi. Nhưng cũng ngầm làm các nàng hiểu, rằng ở gã luôn tiềm tàng một nguồn tài chính hùng hậu.

Có kẻ bảo Hồ Sỹ mắc bệnh ba hoa. Nhưng theo y bảo thế là sai. Vì xét ở khía cạnh y học, những kẻ mang bệnh thường bị thôi thúc bởi ham muốn bất khả tri. Lý trí không kiểm soát nổi. Nhưng Hồ Sỹ khác hẳn. Gã có chủ đích rõ ràng, kỹ năng lại khéo léo. Hồ sơ tiểu sử những ông bố được tiết lộ bài bản, úp úp mở mở, làm người nghe mặc nhiên tin. Đôi khi còn khiến các nàng nghĩ, rằng cái ông bố giàu có đấy gã cố tình giấu. Lộ là chẳng qua do lỡ lời.

Ông bố giả tưởng của Hồ Sỹ có lý lịch luôn biến màu. Nên được mệnh danh là “Ông kỳ đà!”

Với tiểu sử trang nam nhi từ chối đời sung túc để nghệ thuật dấn thân, gã hiện ra như một lãng nhân đậm màu sắc truyền kỳ.

Cũng chả nên dại dột mà kết luận chị em nhẹ dạ và nông nghĩ!...

Có một lần, y và Hổ Sỹ đi chơi cùng một nhóm các nàng. Mới quen. Chuyện rất rôm rả. Khi Hồ Sỹ vào nhà vệ sinh, thập thò nháy mắt y, ý gọi đi cùng.

Vào nhà vệ sinh, Hồ Sỹ nói:

“Tao quên mẹ nó mất là lúc trước bảo với các em bố tao là ai! Thế mày có còn nhớ không?...”

Lũ câm

Hồi 1994, mình học năm thứ hai Mỹ thuật Công nghiệp. Mình có lão bạn già nhờ trang trí đám cưới. Nhà lão này ở ngõ Xã Đàn, cạnh trường dạy học sinh câm điếc. Mình liền kéo mấy thằng cùng lớp đi làm cùng.

Lão bạn già của mình là dân văn nghệ, tính đại gàn đại dở, ba mươi bảy tuổi lấy vợ. Lão không thích dùng đồ trang trí đám cưới bán đại trà ở Hàng Mã, mà thích phải là đồ tự làm, sao cho nhắng cho độc.

Bọn mình mua giấy màu, vải vụn về xé, dán lên tường rất vui mắt. Rồi treo mấy cái khẩu hiệu: “Phong-Hương vạn tuế” (tên cô dâu chú rể), “Một đám cưới - Trọn kiếp người”. Ở phần phông nền chính, mình nói với chú rể: “Hôn nhân vốn là cuộc chiến, hạnh phúc trong hôn nhân chính là những lúc đình chiến, anh nên làm biểu tượng hai khẩu thần công chụm đầu dưới chữ Song Hỷ”. Mình nói thế là đùa, ai dè lão bảo: “Có lý! Cứ làm thế cho tao.” Mình đâm áy náy, gàn lại, lão nhất quyết không chịu.

Cắt xong hình hai khẩu pháo thì gắn thêm bông hoa hồng ở nòng, vẫn đang đà nhảm nhí, mấy thằng mình dán chi chít lên phông những viên đạn hình chai, để “Rượu tình yêu 1.000 độ".

Dân tình đi ngang lắm người thấy lạ, ngó vào xem. Chú rể sướng, mặt mũi cực kỳ vênh vác.

Địa điểm đám cưới ở cạnh Trường Câm điếc Xã Đàn. Có mấy đứa học sinh trường này cũng ra xem, chúng nó khoái, mồm ú ớ, tay chân vung vẩy.

T học một lớp của người câm kéo dài từ năm rưỡi đến hai năm, mấy đứa này tuy học cấp hai, nhưng tuổi cũng lớn, chừng mười sáu mười bảy. Chúng nó chỉ ảnh cô dâu chú rể, bóp bàn tay này vào cổ tay kia, thụt thụt cổ tay, nói: “pịt”. Thấy thằng Châu Điên học cùng mình úp bàn tay vào đít rồi vỗ mồm Sỹ Phò, mấy đứa ấy nhìn Sỹ Phò, nói: “ăn k... í... t". Bọn bạn mình cũng huơ huơ tay nói chuyện với chúng nó, cả lũ vỗ mồm vỗ dái, thỉnh thoảng lấy tay này bóp vào cổ tay kia thụt thụt, kêu “pịt tẹ”, cười nhăn nhở. Xem chừng hiểu nhau.

Trang trí xong lúc xâm xẩm tối, mình và mấy thằng bạn chuẩn bị về trường, mới nhờ lão chú rể đi gọi hai chiếc xích lô. Hai gã xích lô vào, nhìn bọn mình với mấy thằng cu câm huơ tay huơ chân, ú ớ vẫy nhau, mới hỏi chú rể:

- Bọn này bị sao hả bác?

Lão chú rể chỉ cái biển Trường Câm điếc Xã Đàn, nói:

- Biển đề rõ thế này mà còn phải hỏi à?

- Thế giờ đưa chúng nó về đâu hả bác?

- Cứ chở chúng nó về Đê La Thành, lúc nào dừng thì chúng nó ra hiệu.

Thấy trò bị nhầm thế hay hay, mình và mấy thằng bạn lúc ngồi xích lô tuyệt nhiên không cất lời, chỉ huơ tay huơ chân, ú ớ...

Hai gã xích lô vừa đi vừa nó một gã rụt rè:

- Cái bọn câm này là cả điếc hả ông?

- Thì có điếc mới câm chứ!

- Chắc không?

- Tôi đùa ông chắc?

- Thế mình chửi nó nghe không?

- Đã điếc mà lại còn nghe? Ông chửi đi, tôi cá...!

- Đ... mẹ mày!

Hai gã xích lô cười phành phạch.

- Ông nhà ở đâu?

- Tôi ở Phú Thọ. Thế ông?

- Tôi ở đây, vừa tù về, kiếm cái xích lô chạy.

- Mà bọn này trông khôn.

- Thì nó chỉ mỗi điếc với câm, chứ mọi cái nó khác gì mình!

- Đấy, tay chúng nó kìa... đang nói chuyện ấy đấy, tay thụt lên thụt xuống... là ấy đấy, thấy chưa!

- Hay chúng nó chửi nhau?

- Chửi nhau mà mặt thằng nào cũng cười hơn hớn thế à?

- Hóa từ nãy đến giờ chúng nó toàn nói chuyện ấy ông ạ!

- Ừ, bọn này ăn gì mà dâm thế!

- Mà chúng nó tán gái kiểu gì ông nhỉ?

- Ờ, ờ... thì nó cưa mấy con cũng câm, không nói được thì nó dùng tay...

- Tán kiểu bọn này đâm hay, chứ biết nói như mình, lại chả sướng nhanh bằng chúng nó!

- Ừ, sao chúng mày sướng thế!

Đến trước cổng Trường Mỹ thuật Công nghiệp, bọn mình ra hiệu dừng, lúc xuống xe, mình giơ ngón tay, ú ớ...

Gã người Phú Thọ hỏi gã đi tù về:

- Lấy chúng nó bao nhiêu?

- Mỗi xe mười nghìn.

- Có đắt không

- Kệ!

Gã xích lô vừa tù về giơ mười ngón tay.

Mình giơ năm ngón tay.

Gã giơ lại mười ngón tay.

Mình vẫn giơ năm ngón tay.

Gã chửi:

- Đ... mẹ thằng câm này, mười nghìn, đéo kỳ kèo!

Lúc ấy mình nói, rất rành rọt:

- Chúng mày đéo biết thương người tàn tật à?

Bọn mình có bốn thằng. Nặng nhất là Sỹ Phò bảy tư kilogram. Ngoài Châu Điên có phần nhẹ cân thì mình và thằng còn lại cũng nặng trên sáu chục.

Đến lượt gã xích lô này ú ớ, chắc gã nhớ đến việc vừa chửi sa sả mấy thằng bọn mình, gã thọt thẹt:

- Dạ vâng, bọn anh tàn tật thì đưa em bao nhiêu cũng được!