Dàn nhạc đỏ - Phần II - Chương 19
Cuộc đời hai mặt của Trepper
Huyền thoại về tình báo thật là dai dẳng… Điệp viên coi như trải qua lớp học trong một ngôi trường để theo học những bí quyết của khoa học ít nhiều bí ẩn là khoa gián điệp. Trên ghế của những trường đại học đặc biệt này, điệp viên tương lai học khoa tình báo như những sinh viên khác học toán học vậy. Khi ra trường, anh điệp viên đó được phát văn bằng và chàng tiến sĩ mới tốt nghiệp đó sẽ đi khắp thế giới đem lí luận ra thử thách với thực tiễn. Người ta quên mất rằng quy luật của tình báo không phải là những định lí hoặc những tiền đề và nói chung chúng không viết trên sách.
Riêng cá nhân Leopold Trepper không hề qua một lớp tình báo nào. Trong lĩnh vực này anh chỉ là một điệp viên tự học. Trường tình báo của anh chính là cuộc đời chiến đấu của anh. Chẳng có cái gì trang bị cho anh tốt hơn là hai mươi năm sôi động, thường là bí mật, trước khi anh bước chân vào nghề tình háo. Để anh có thể chỉ huy một lưới như Dàn Nhạc Đỏ, anh đã học khoa hí mật ở Ba Lan và tại Palestine. Và những kinh nghiệm quý báu đó hơn bất cứ lớp tình báo nào trên trái đất này. Cũng trường đời đã trải qua giúp cho những hạn thân quen lâu năm của Leopold như Grossvogel hoặc Hillel Katz là hai người đã giữ những vai trò rất quyết định về việc tổ chức và phát triển lưới tình báo này. Là chiến sĩ cộng sản, ba người đã học hoạt động ở mọi nơi như cá trong nước. Nghề tình báo đòi hỏi sự thoải mái cũng như óc sáng tạo. Khi Kent, một người tốt nghiệp trường đại học tình báo, vào một sàn nhảy bình dân ở ngoại vi Paris và gọi một ấm trà, anh gây ra những lời chế nhạo và nhất là thu hút sự chú ý. Ở trường người ta quên dạy anh môn hòa mình vào môi trường.
Nguyên tắc quý báu là đừng gây chú ý, là sống bình thường. Trong giai đoạn đó, vỏ bọc là vô cùng quan trọng. Điệp viên phải nhập vai. Ở Brussels, Leopold không khoác vai Adam Mikler, mà anh đã trở thành đúng là Adam Mikler. Ai quan sát kĩ và lâu cũng không phát hiện được sự khác nhau nào giữa sinh hoạt của anh với sinh hoạt của một trong những nhà kinh doanh khác khi gặp anh tại sở Giao dịch hoặc tại hiệu ăn.
Lặng lẽ đi vào thế giới đòi hỏi phải hiểu rất cặn kẽ đất nước, môi trường mình đang hoạt động, nghề nghiệp mình đang đóng, với vai Adam từ Quebec tới Bỉ. Leopold có thể tán hàng giờ về những vẻ đẹp của thành phố Montreal. Ở Brussels, có Luba và các con bên cạnh, anh dễ hòa vào đời sống xã hội thủ đô này. Khi Đức gây chiến tranh và chiếm đóng, anh càng phải tăng cường cảnh giác.
Bề ngoài, cuộc sống của anh ở Paris không thay đổi. Ông Jean Gilbert, người hùn vốn của công ty Simex, cư trú tại phố Fortuny hoặc phố Prony. Hàng xóm và người bảo vệ chào ông kỹ nghệ gia Bỉ.
Ở hai nơi này, Leopold sống một mình và ít tiếp khách. Bà bạn Georgie de Winter không đến hai nơi này bao giờ. Bà đã rời Bỉ mùa thu năm 1941 và từ khi nước Hoa Kì tham gia chiến tranh, bà sống dưới tên là Thevenet. Bà sống ở Pigalle và sau này thuê một ngôi nhà ở Vesinet. Thông minh, kín đáo, bà chỉ biết rằng Leopold chiến đấu chống quốc xã. Đôi khi Leopold có đến ngôi nhà phố Prony. Có một đêm anh ở quá giờ giới nghiêm nên phải ngủ lại. Từ hôm đó, bà gác cổng vốn hòa nhã và ân cần nay trở nên giận dỗi với anh. Hai hoặc ba tuần lễ sau, một bà đến thăm anh. Hôm sau, bà gác cổng cười vui vẻ với anh. Thắc mắc, anh hỏi thì bà trả lòi: “Ông Gilbert ạ, tôi coi ông là một con người đáng tôn trọng. Rồi người đầu tiên đến ngủ tại nhà ông lại là một người đàn ông. Nhưng hôm qua tôi thấy có một khách là đàn bà, tôi mới hết thắc mắc vì trước đó tôi cho rằng ông là một con người bất bình thường…”
Jean Gilbert mỗi tuần đến Simex mấy lần tại phố Champs Elysees (sau này chuyển về phố Hosman). Trừ Leo Grossvogel, Alfred Corbin, Hillel Katz, và Suzanne Cointe, những người làm thuê cho công ty đều không biết vai trò thực sự của Leopold. Mọi người thấy anh chỉ là một nhà công nghiệp giải quyết các công việc. Tất nhiên không được mang những cái gì có thể làm phương hại đến Simex và nhất là không bàn đến công việc của lưới, vỏ bọc phải bảo vệ thật kín đáo. Khi kí những hợp đồng quan trọng với bọn Đức, Grossvogel tổ chức những bữa cơm tối thân mật. Những tay buôn của hãng Todt rất khoái ăn tại một hiệu Nga, hiệu Kornilov, và thậm chí một hiệu ăn Do Thái do quân đội chiếm đóng giành riêng cho chúng. Trước khi tới ăn tối như thế các đồng chí này đều phải chuẩn bị chu đáo, cẩn thận vì rất căng thẳng, cho nên đều phải tợp một ngụm dầu ôliu hoặc một thìa bơ đề phòng say xỉn… Đồ béo dã ruợu và giúp cho điệp viên ta sáng suốt và giữ được tư cách đến cùng; có thế mới đương đầu được với những đối tác nguy hiểm. Anh thợ may, thợ cắt tóc, chủ quán rượu, chủ khách sạn quen Leopold đều coi trọng ông Gilbert, con người đàng hoàng, hút thuốc xì gà và phân phát tiền thưởng.
Đằng sau đó là một con người khác, bao giờ cũng có mặt, đó là trưởng lưới Dàn Nhạc Đỏ Otto. Giữa Gilbert và Otto, vách ngăn hoàn toàn kín mít; chính sự nhập nhằng giữa hai vai trò mới nguy hiểm. Bỏi vì không ai có thể theo ông Gilbert khi ông đi vào bóng tối.
Mỗi tuần hai lần Leopold Trepper, tức Otto, tới một trong hai chục hoặc hai mươi nhăm “nơi ẩn”, thường là một biệt thự ở ngoại ô mà Grossvogel đã lựa chọn, Katz và Grossvogel đã thu thập các tin tức và tài liệu trong những ngày trước, mang đến cho Leopold sắp xếp lựa chọn và làm báo cáo ngắn gọn, xúc tích, chia thành bốn hoặc năm bức điện. Phải mất cả một ngày lao động. Một giao liên mang những bức điện đó đến một mật mã viên; thường là Vera Ackermann, mã xong, Vera chuyển đến Sokol phát lên không trung. Mỗi công đoạn đều bị ngăn cách cẩn thận. Thành viên của lưới chỉ được biết cái gì cần biết mà thôi. Trong loại tổ chức này, liên lạc là sinh tử; vì thế ngay từ đầu lưới tình báo đã rất quan tâm đến kỹ thuật hẹn nhau, gặp gỡ.
An toàn nhất là hai người gặp nhau trong môi trường tụ nhiên: như liên hệ giữa Luba và Kent vào năm 1939 khi hai người còn cùng học đại học tự do ở Brussels. Hình thức liên lạc ở trường học như thế thật là đặc biệt. Hai điệp viên hẹn gặp nhau sẽ dời nơi cư trú trước giờ hẹn. Họ không la cà trên đường phố, mà đi thẳng vào nhiệm vụ nhưng phải đi thật xa điểm hẹn. Về nguyên tắc họ dùng xe điện ngầm, bao giờ cũng lên toa cuối và xuống trong số khách xuống cuối cùng để có thể quan sát hành khách đi xuống. Hai người phải đổi xe và đùng thủ đoạn như trước, cho đến khi nào thấy tuyệt đối không bị theo dõi. Hai giao liên sẽ vào một trạm điện thoại đã quy ước để kiểm tra trong danh hạ có chữ quy ước đã gạch dưới chưa; ví dụ, tên người thứ mười ở cột hai, đó là dấu hiệu đường thông. Cuộc gặp chính cống có vẻ tình cờ, diễn ra không qúa vài giây ở hành lang xe điện ngầm. Cũng có khi Leopold hẹn gặp nhau tại bể bơi, chỉ thuê hai cabin sát nhau, rèm che không qúa cao. Rất dễ trao cho nhau tài liệu. Cũng có thể dùng cách này tại những nhà vệ sinh trong quán cà phê hoặc hiệu ăn ít khách. Hai thành viên của Dàn Nhạc Đỏ có thể gặp nhau tại rạp hát. Tất nhiên phải làm như không biết nhau, nhưng tình cờ lại phải ngồi cạnh nhau (do một người thứ ba mua vé cho).
Những báo cáo có thể trao cho nhau kín đáo đều viết trên giấy rất mỏng. Khi báo cáo quan trọng lắm thì dùng mực bí mật viết xen vào bức thư bình thường. Khi chuyển giao vật dụng thì dùng hộp thư chết, như gốc cây, chân tượng, một người đặt vật dụng vào đó rồi đi, người khác đến cứ nhặt mang về. Về nguyên tắc không bao giờ dùng điện thoại.
Tại Brussels, Leopold có cho Kent một số điện thoại của anh và dặn chỉ dùng khi có nguy cơ đặc biệt. Có một lần khi trở về nhà anh thấy Luba đang nói chuyện điện thoại, thì ra Kent gọi về một chuyện vặt. Việc đó đã làm cho Leopold vô cùng tức giận. Đối với anh, điện thoại trước hết chỉ là một phương tiện để kiểm tra. Sau buổi phát sóng, Leopold thường gọi điện đến chỗ phát sóng, chỉ nghe tiếng người quen trả lời là biết vẫn được an toàn. Leopold còn dùng một quy ước khác là hỏi “Alô, có phải ông X ở đây không?” “Không, ông gọi nhầm rồi”. Có nghĩa rằng: không có sự cố. Nếu quá cần thì Leopold dùng cách nói ngược ý mình, ví dụ “Tôi đi xa Paris” nghĩa là “Tôi ở lại Paris”; “Tôi sẽ trở lại thứ hai”, nghĩa là “Tôi sẽ về thứ bảy”. Không khi nào dùng ngày giờ chính xác. Dần dần kỹ thuật liên lạc được cải tiến và đến năm 1941 đạt được trình độ tự động hoàn hảo. Bộ máy chạy rất đều. Tuy nhiên tình báo viên cũng có những điểm yếu như những con người khác, đôi khi khó hoặc rất tế nhị khi phải khắc phục. Như Alamo rất khoái xe hơi. Về nguyên tắc DNĐ không mua xe hơi vì phải đăng kí, tránh tai nạn hoặc bị chú ý. Leopold rất quí Alamo nên chiều lòng cho anh ta mua một xe. Alamo lái xe thích chạy nhanh. Rượu cũng không đưọc uống, trừ khi công việc đòi hỏi. Cờ bạc cũng vậy. Còn gì hại bằng một điệp viên suốt ngày đêm mê bài bạc. Tuy nhiên, khó nhất vẫn là vấn đề đàn bà. Lại Alamo có hôm tâm sự với Leopold:
- Anh Otto ơi, anh hãy nghe tôi nói này: tôi rất tuân lệnh anh, nhưng dù sao tôi không phải là thầy tu.
- Thế ở Moscow cấp trên dặn chú như thế nào?
- Người ta cấm em quan hệ với phụ nữ.
- Vậy là người ta đã thiến chú trước khi chú ra đi rồi. Làm theo gì chú muốn. Anh chỉ dặn chú ba điều: tránh nhà thổ, đừng cuống cuồng lên, và không được léng phéng với vợ bạn của chú!
Alamo đã (gần như) giữ lời hứa.
Với một người hoạt động bí mật, quan hệ với đàn bà là một nguồn phiền phức không lường trước được. Ban ngày ta có thể kiềm chế được hành vi và lời nói, nhưng khi ngủ làm sao tránh được nói mê bằng tiếng mẹ đẻ của mình? Đối với Leopold, tiếng nói không có gì trở ngại. Khi nói tiếng Pháp, anh có một giọng nặng và chưa nắm được hết những tinh tế của cú pháp, nhưng anh đóng vai một người Bỉ, những chi tiết đó không khác thường. Nhưng với điệp viên khác, không hoàn toàn tránh khỏi những bất ngờ. Có lần ở Brussels, Kent hớt hải đến gặp Leopold:
- Anh ơi, em bị lộ rồi. Em điện thoại thuê nhà thì bị tay chủ nhà chất vấn em có phải là người Nga không?
- Chú hãy nhắc lại đúng như chú đã nói xem sao nào.
- Thưa ông, chào ông….
- Thôi, đủ rồi, - Leopold ngắt lời Kent. - Tay chủ nhà đó thường giao dịch với người Nga nên biết người Nga rất khó phát đúng âm của từ “ông”.
Những sự cố nhỏ như thế tuy không đáng lo ngại nhưng Leopold không thể yên tâm, vì chỉ một sự cố nhỏ cũng có thể khiến mật thám Đức theo dõi.