Atomic Habits Thay đổi tí hon hiệu quả bất ngờ - Chương 08

CHƯƠNG 8 - QUY LUẬT SỐ 2: KHIẾN CHÚNG TRỞ NÊN HẤP DẪN

CÁCH KHIẾN MỘT THÓI QUEN TRỞ NÊN HẤP DẪN KHÔNG CƯỠNG LẠI ĐƯỢC

Những năm 1940, một nhà khoa học người Hà Lan tên là Niko Tinbergen đã thực hiện một loạt các thí nghiệm, nhờ các thí nghiệm này mà chúng ta biết được điều gì thúc đẩy chúng ta. Tinbergen, từng được trao giải Nobel cho công trình nghiên cứu của mình, đã tiến hành các thí nghiệm trên loài mòng biển, những con chim màu trắng và xám thường bay lượn dọc các bờ biển Bắc Mỹ. Những con mòng biển trưởng thành có một đốm đỏ trên mỏ và Tinbergen quan sát thấy rằng những con non mới nở thường mổ vào đốm đỏ đó mỗi khi chúng đòi ăn. Bắt đầu một thí nghiệm, ông đã tạo ra một bộ sưu tập những cái mỏ giả làm từ bìa các tông, chỉ mô phỏng đầu chim, không có thân mình.

Khi chim bố mẹ rời tổ, ông tới tổ chim và đặt những chiếc mỏ giả gần những con chim non. Những chiếc mỏ hoàn toàn là đồ giả, và ông cho rằng tất cả những con chim non sẽ từ chối chúng. Tuy nhiên khi những con mòng biển non nhìn thấy đốm đỏ trên chiếc mỏ bằng bìa các tông, chúng mổ vào những đốm đỏ đó như thể đó là chiếc mỏ gắn trên người chim mẹ vậy. Chúng dành sự ưu tiên rõ ràng cho những đốm đỏ đó - như thể chúng được lập trình từ trong gen từ lúc sinh ra. Tinbergen cũng nhanh chóng phát hiện ra rằng đốm đỏ càng lớn thì những con chim non mổ càng nhanh. Cuối cùng ông đã chế tạo ra một chiếc mỏ với ba đốm đỏ lớn trên đó. Và khi ông đặt cái mỏ này trên tổ chim, lũ chim non như phát điên vì phấn khích. Chúng mổ vào những điểm nhỏ màu đỏ như thể đó là những chiếc mỏ vĩ đại nhất mà chúng từng thấy. Tinbergen và cộng sự cũng phát hiện hành vi tương tự ở các loài động vật khác. Ví dụ, ngỗng xám là loài làm tổ dưới mặt đất. Thông thường khi ngỗng mẹ đi loanh quanh gần tổ, một trong những quả trứng sẽ lăn ra khỏi tổ và yên vị trên bãi cỏ gần đó. Mỗi lần việc này xảy ra, ngỗng mẹ sẽ nằm ấp lên quả trứng và sử dụng mỏ và cổ để đẩy nó lăn lại về tổ.

Tinbergen khám phá ra rằng ngỗng mẹ sẽ lăn bất kỳ vật thể tròn nào gần đó về tổ, như quả bóng billard hoặc cái bóng đèn chẳng hạn. Vật thể càng lớn, phản ứng của ngỗng mẹ càng rõ ràng. Một con ngỗng mẹ còn nỗ lực to lớn để lăn một quả bóng chuyền và ngồi trên quả bóng đó. Cũng giống như những con mòng non tự động mổ vào những đốm đỏ, những con ngỗng xám cũng tuân theo những qui luật bản năng: Khi tôi nhìn thấy một vật thể hình tròn ở gần, tôi sẽ lăn vật thể đó trở lại tổ. Vật thể tròn càng lớn, tôi càng nỗ lực để lăn nó về tổ.Có vẻ như não bộ của mỗi loài động vật đã được cài đặt trước những qui luật cụ thể trong hành vi, và khi chúng gặp phiên bản phóng đại/làm quá lên của những qui luật đó, chúng sẽ bật sáng lên như những cây thông Noel. Các nhà nghiên cứu gọi những tác nhân phóng đại này là những siêu tác nhân kích thích. Một siêu tác nhân kích thích là phiên bản làm quá lên của thực tế - giống như những con mòng biển với ba đốm đỏ hoặc quả trứng bằng kích cỡ của quả bóng chuyền - và những điều này gợi ra những phản ứng mạnh mẽ hơn bình thường.

Con người cũng dễ rơi vào cái bẫy phóng đại hiện thực. Ví dụ, đồ ăn nhanh đẩy hệ thống phần thưởng của chúng ta vào trạng thái điên cuồng. Sau hàng trăm năm săn bắt và hái lượm thức ăn trong tự nhiên, não bộ con người đã tiến hóa đề cao giá trị của muối, đường và chất béo. Những loại đồ ăn này thường chứa đầy calo và chúng là những món đồ khan hiếm vào cái thời tổ tiên của chúng ta còn đang lang thang trên những đồng cỏ. Khi bạn không biết bữa ăn kế tiếp sẽ kiếm được ở đâu thì việc ăn nhiều nhất có thể là một chiến lược tuyệt diệu nhất để sinh tồn.Tuy vậy thì ngày nay chúng ta đang sống trong một môi trường giàu calo. Thức ăn rất là phong phú, dư dả, nhưng não bộ của bạn vẫn tiếp tục thèm muốn thức ăn như thể chúng vẫn còn khan hiếm.

Đề cao giá trị của muối, đường, và chất béo không còn có lợi cho sức khỏe của chúng ta nữa, nhưng chúng ta vẫn còn thèm thuồng chúng bởi vì trung tâm phần thưởng của bộ não không hề thay đổi sau gần 50.000 năm. Ngành công nghiệp thực phẩm hiện đại sống nhờ vào việc tiếp tục khơi gợi những bản năng từ thời kỳ đồ đá của chúng ta nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng của họ.Một trong những mục tiêu trọng yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là tạo ra những sản phẩm hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng. Hầu hết các đồ ăn được đóng trong túi, hộp hoặc hũ nhìn bắt mắt, chứ không chỉ có hương vị không.

Các công ty đầu tư hàng tỉ đô la để tạo ra độ giòn tan ở mức ngon nhất cho miếng khoai tây chip hoặc lượng ga hoàn hảo trong một chai soda. Toàn bộ các khâu vận hành chỉ để tối ưu hóa hương vị của sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng - thứ mà chúng ta thường gọi là vị giác [*orosensation]. Khoai tây chiên là một ví dụ, đó là sự kết hợp đầy hiệu quả giữa màu nâu vàng và vị giòn tan bên ngoài, thanh và mềm trong miệng. Những loại đồ ăn được chế biến sẵn cũng thúc đẩy sự tương phản đối lập [*dynamic contrast], phản lực dùng để chỉ những loại đồ ăn là sự kết hợp giữa những loại vị giác như giòn tan và mềm mịn như kem. Hãy thử tưởng tượng tới vị dẻo quánh của phô mai tan chảy trên bề mặt lớp vỏ pizza giòn tan, hay vị giòn xốp của bánh qui Oreo hòa lẫn với nhân kem bên trong.

Với những thực phẩm tự nhiên, chúng ta thường chỉ cảm nhận được duy nhất một hương vị hết lần này tới lần khác - hương vị của cải kale khi ăn miếng thứ 17 sẽ như thế nào nhỉ? Sau một vài phút, bạn sẽ không còn thấy hào hứng với món ăn và thấy no. Nhưng những thực phẩm có sự tương phản đối lập cao sẽ giữ được hương vị và hứng thú, khuyến khích bạn ăn nhiều hơn. Cuối cùng thì những chiến lược kiểu đó đã giúp các nhà nghiên cứu thực phẩm tìm ra được "điểm hạnh phúc" [*bliss point] cho từng loại sản phẩm - sự kết hợp hoàn hảo của muối, đường, và chất béo sẽ làm bạn cảm thấy hào hứng và bạn sẽ tiếp tục ăn trong những lần tiếp theo.

Đương nhiên kết quả là bạn sẽ ăn quá nhiều bởi vì não bộ của chúng ta thường bị hấp dẫn hơn bởi những đồ ăn ngon. Như Stephan Guyenet, một nhà thần kinh học, một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi ăn uống và bệnh béo phì, đã phát biểu, "We've gotten too good at pushing our own buttons".

Ngành công nghiệp thực phẩm hiện đại và thói quen ăn uống quá độ mà nó tạo ra là một trong những ví dụ của Qui luật thứ 2 trong thay đổi hành vi: Khiến chúng trở nên hấp dẫn. Một cơ hội càng hấp dẫn, thói quen càng dễ được hình thành. Hãy quan sát xung quanh ta. Xã hội ngày nay tràn ngập những phiên bản cơ khí hóa của thực tại hấp dẫn hơn rất nhiều so với thế giới mà tổ tiên chúng ta đã từng sống. Những cửa hàng trưng bày những ma nơ canh với hông và ngực nở nang để bán quần áo. Những bài viết đăng trên các mạng xã hội chỉ trong một vài phút nhận được nhiều "Likes" và lời khen nhiều hơn hẳn khi ở văn phòng hay ở nhà. Web đen có những tư thế, màn kích thích ở mức độ bất khả thi trong đời thực. Các hình ảnh quảng cáo là sự kết hợp của ánh sáng lý tưởng, trang điểm chuyên nghiệp và công nghệ chỉnh sửa ảnh - người mẫu thật thậm chí còn không giống như trong những bức ảnh đã qua chỉnh sửa cuối cùng.

Đây là những tác nhân kích thích siêu bình thường trong thế giới hiện đại của chúng ta ngày nay. Họ cường điệu những hình ảnh có sự hấp dẫn tự nhiên đối với chúng ta, và kết quả là bản năng của chúng ta đi hoang, chúng ta bị cuốn theo vào thói quen mua sắm điên cuồng, nghiện mạng xã, nghiện web đen, nghiện ăn uống và rất nhiều thói quen xấu khác. Theo dòng lịch sử, những cơ hội của tương lai sẽ hấp dẫn hơn bây giờ. Trào lưu chạy theo phần thưởng ngày càng được tập trung hướng tới và các tác nhân trở nên ngày càng hấp dẫn. Đồ ăn nhanh ngày tập trung hướng tới calo hơn thực phẩm tự nhiên. Đồ uống nồng độ mạnh tập trung hướng tới rượu hơn là bia. Video game tập trung vào tính tương tác hơn những trò chơi truyền thống. So sánh với những thứ tự nhiên thì những trải nghiệm thú vị từ những thứ trọn gói kia thật khó cưỡng lại. Chúng ta có bộ não của tổ tiên xa xưa nhưng lại có những cám dỗ mà họ không bao giờ phải đối mặt.Vì vậy nếu bạn muốn tăng cơ hội cho một hành vi có thể xảy ra, bạn cần phải khiến chúng trở nên hấp dẫn.

Qua những điều mà chúng ta đã thảo luận về Qui luật số 2, mục tiêu của chúng ta là học cách khiến cho những thói quen trở nên hấp dẫn không thể cưỡng lại. Cho dù không có khả năng chuyển hóa mỗi một thói quen thành một tác nhân siêu bình thường, chúng ta có thể biến chúng trở nên hấp dẫn hơn. Để làm được điều này, chúng ta phải bắt đầu bằng việc hiểu sự khao khát là gì và cách thức chúng hoạt động. Chúng ta bắt đầu với việc nghiên cứu dấu hiệu sinh học chung của tất cả thói quen - sự tăng vọt chất dopamine.

VÒNG TRÒN HỒI ĐÁP ĐIỀU CHỈNH SỰ SẢN SINH CHẤT DOPAMINE

Các nhà khoa học có thể theo dõi và biết chính xác khoảnh khắc một sự ham muốn xuất hiện bằng cách đo sự trao đổi chất gọi là dopamine [*Dopamine không phải là chất hóa học duy nhất ảnh hưởng lên thói quen. Mỗi một hành vi liên quan tới nhiều khu vực trong não bộ và các chất khác nhau trong cơ thể, và ai mà phát biểu rằng "Thói quen chỉ là sự trao đổi dopamine" là họ đã bỏ qua mất phần chính của tiến trình. Nó chỉ là một trong nhiều thành phần quan trọng hình thành nên thói quen. Tuy nhiên, tôi sẽ trình bày riêng về sự trao đổi chất dopamine trong chương này bởi vì nó cung cấp một cửa sổ để quan sát và biết được về những nền tảng sinh học của những mong muốn, khát vọng trong ta và động lực đằng sau mỗi thoí quen].

Tầm quan trọng của dopamine được nhìn nhận rõ ràng vào năm 1954 khi nhà thần kinh học James Olds và Peter Milner tiến hành một thí nghiệm làm sáng tỏ tiến trình trong hệ thần kinh đằng sau mỗi mong muốn, khát khao. Các nhà khoa học đã ngăn chặn sự  giải phóng chất dopamine bằng cách cấy những điện cực vào trong não của những con chuột. Và kết quả đã khiến các nhà khoa học kinh ngạc, những con chuột mất hết ham muốn sống. Chúng bỏ ăn. Chúng bỏ sex. Chúng không ham muốn bất kỳ thứ gì. Trong vòng vài ngày những con vật chết vì đói khát.Trong những thí nghiệm khác, các nhà khoa học cũng ức chế việc giải phóng dopamine trong nhiều khu vực của não bộ, nhưng lần này họ bơm một lượng nước đường nhỏ vào miệng những con chuột bị ức chế dopamine.

Những con chuột này đã nhấm nháp một cách thỏa mãn chất ngon lành này. Mặc dù dopamine bị ức chế, chúng vẫn thích đường giống như trước; chúng chỉ không muốn ăn thêm nữa mà thôi. Khả năng trải nghiệm sự thoải mái vẫn tồn tại, nhưng không có dopamine, ham muốn biến mất hoàn toàn. Và khi không còn ham muốn, hành động cũng sẽ dừng lại. Khi những nhà nghiên cứu khác thực hiện thí nghiệm đảo ngược lại và bơm chất dopamine vào hệ thống phần thưởng của não bộ, những con chuột thực hiện những thói quen với tốc độ chóng mặt. Trong một nghiên cứu, những con chuột nhận được một lượng rất lớn chất dopamine mỗi lần chúng chạm mũi vào chiếc hộp.

Trong vòng vài phút, những con chuột tăng ham muốn mạnh mẽ lên tới độ chúng dúi mũi vào cái hộp 800 lần một giờ. (Con người cũng không có gì khác biệt: một người chơi máy đánh bạc trung bình quay vòng xoay 600 lần một giờ.) Thói quen là một vòng tròn phản hồi điều chỉnh lượng dopamine. Mỗi một hành vi mang tính xây dựng thói quen cao như dùng thuốc, ăn đồ ăn nhanh, chơi video games, lướt mạng xã hội đều liên quan tới lượng dopamine tăng cao hơn bình thường. Điều này đúng cho hầu hết những những hành vi cơ bản mang tính thói quen của chúng ta như ăn đồ ăn, uống nước, làm tình, và giao tiếp xã hội.

Trong nhiều năm các nhà khoa học đã từng cho rằng dopamine chỉ liên quan tới sự thoải mái, nhưng giờ chúng ta biết rằng chúng đóng một vai trò quan trọng trong nhiều quá trình của hệ thần kinh, bao gồm thúc đẩy, học hỏi và ghi nhớ, trừng phạt và ghét bỏ, và những động thái mang tính tiên phong.Đối với thói quen, điểm chính là: dopamine không chỉ được sản sinh khi bạn trải nghiệm sự dễ chịu, mà còn được sản sinh khi bạn tham gia vào việc đó. Những con nghiện cờ bạc sản sinh dopamine ngay trước thời điểm họ đặt cược, chứ không phải sau khi họ thắng bài. Những con nghiện cocaine sản sinh dopamine khi họ nhìn thấy bột cocaine, chứ không phải sau khi họ sử dụng chúng. Bất kỳ lúc nào bạn dự đoán sẽ nhận được phần thưởng, lượng dopamine sẽ tăng lên. Và bất kỳ lúc nào lượng dopamine tăng, động lực hành động cũng sẽ tăng theo.

Đây là sự dự đoán trước về phần thưởng chứ không phải là sự thỏa mãn chúng thúc đẩy chúng ta hành động.Thú vị ở chỗ hệ thống phần thưởng được kích hoạt trong não bộ khi bạn nhận được phần thưởng chính là hệ thống được kích hoạt khi bạn đoán trước được phần thưởng. Đây là lí do tại sao sự dự đoán một trải nghiệm thường đem lại cảm giác khá hơn việc đạt được chúng. Đối với một đứa trẻ, suy nghĩ về buổi sáng Giáng sinh có thể thú vị hơn việc mở những gói quà. Đối với một người trưởng thành, mơ mộng về một kỳ nghỉ đang đến gần có thể thú vị hơn chuyến đi nghỉ thực. Các nhà khoa học nhắc tới hiện tượng này là sự khác biệt giữa "mong muốn" và "thích". Não bộ của bạn sở hữu nhiều những tế bào thần kinh dành cho việc mong muốn giải thưởng hơn là thích nó. Những trung tâm ham muốn trong nỗi bộ rất lớn: vùng thân não (Brain Stem), vùng nhân vòng (Nucleus Accumbens), một bó các tế bào thần kinh VTA (Ventral Tegmental Area), Vùng "dorsal striatum", khu vực tham gia vào việc học hỏi những thói quen, hạch hạnh nhân (Amygdala), các phân thuộc vùng thùy trán (Prefrontal cortex).

Đem so sánh thì những trung tâm thích trong não bộ nhỏ hơn rất nhiều. Chúng thường được biết dưới tên gọi "hedonic hot spots" và được phân bổ như những hòn đảo tí hon trải khắp não bộ. Ví dụ các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 100% vùng nhân vòng được kích hoạt trong suốt quá trình ham muốn xảy ra. Trong khi đó chỉ 10% vùng nhân vòng được kích hoạt trong suốt quá trình thích. Thực tế là não bộ phân phát rất nhiều không gian quí giá cho những vùng chịu trách nhiệm cho những ham muốn và khao khát, điều này đã cung cấp thêm bằng chứng về vai trò chủ chốt của những tiến trình này.

Ham muốn là bộ máy điều khiển hành vi. Mỗi một hành động được thực thi nhờ có sự dự đoán về phần thưởng trước đó. Đây chính là khao khát dẫn tới phản ứng.những quá trình diễn ra bên trong này đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của Qui luật số 2 trong Thay đổi hành vi. Chúng ta cần phải biến thói quen trở nên hấp dẫn bởi vì chính mong đợi được trải nghiệm phần thưởng sẽ thúc đẩy chúng ta đặt hành động lên hàng đầu. Đây cũng chính là chỗ để ta áp dụng chiến lược Temptation Bundling (Liên kết cám dỗ).

CÁCH THỨC ÁP DỤNG TEMPTATION BUNDLING ĐỂ BIẾN THÓI QUEN HẤP DẪN HƠN

Ronan Byrne, một sinh viên khoa cơ điện Đại học Dublin, Ireland, rất thích xem kênh Netflix, nhưng cậu cũng đồng thời nhận thức được rằng cậu cần phải tập thể thao nhiều hơn. Vận dụng kỹ năng cơ điện của bản thân, Byrne đã chế chiếc xe đạp tập luyện của mình kết nối với laptop và ti vi. Sau đó cậu lập trình một chương trình vi tính cho phép chiếu kênh Netflix chỉ khi cậu đạp xe với một tốc độ nhất định. Nếu cậu đạp tốc độ chậm một lúc lâu, máy tính sẽ dừng chiếu Netflix cho đến khi cậu đạp tốc độ nhanh trở lại.

Theo từ ngữ của một người hâm mộ thì cậu này đã "loại trừ nguy cơ béo phì trong khi vẫn chè chén Netflix cùng một lúc". Cậu này đã áp dụng temptation bundling để biến thói quen tập thể thao của mình trở nên hấp dẫn hơn. Temptation bundling hoạt động dựa trên cơ chế liên kết một hành động bạn muốn thực hiện với một hành động bạn cần phải làm. Trong trường hợp của Byrne, cậu đã gắn liền việc xem Netflix (việc cậu muốn làm) với việc đạp xe tập (việc cậu cần phải làm). Các hãng kinh doanh là chuyên gia trong việc temptaiton bundling. Ví dụ khi Công ty Truyền thông Hoa Kỳ, tên thường gọi là ABC, phát sóng một chuỗi chương trình tối thứ năm hàng tuần mùa năm 2014-2015, họ đã thúc đẩy việc gắn kết các cám dỗ trên phạm vi rộng lớn. Thứ năm hàng tuần, công ty này sẽ phát sóng ba chương trình do nhà biên kịch Shonda Rhimes biên soạn là Grey's Anatomy, Scandal, và How to Get away with Murder. Họ đặt tên cho chương trình là "TGIT on ABC" (TGIT là chữ cái viết tắt của cụm từ Thank God It's Thursay).

Để đẩy mạnh việc quảng bá cho các show này, ABC còn khuyến khích người xem vừa xem vừa ăn bỏng ngô, uống rượu vang và tận hưởng buổi tối. Andrew Kubitz, người chịu trách nhiệm việc phát sóng thường kỳ cho ABC, đã tiết lộ ý tưởng đằng sau chiến dịch này là: "Chúng ta coi tối thứ năm như là một cơ hội để tạo ra những chương trình định kỳ cho những cặp đôi hoặc phái nữ, những người muốn ngồi xem ti vi và thư giãn và giải trí và uống rượu vang và ăn bỏng ngô". Theo thời gian mọi người bắt đầu liên hệ việc xem kênh ABC với cảm giác thư giãn và giải trí. Nếu bạn uống rượu vang và ăn bỏng ngô lúc 8 giờ tối mỗi tối thứ năm hàng tuần, và dần dần sau đó "8 giờ tối thứ năm" đồng nghĩa với việc thư giãn và giải trí.

Khi phần thưởng được kết nối với tác nhân, thói quen bật tivi sẽ trở nên thu hút hơn. Bạn sẽ dễ dàng biến một thói quen trở nên hấp dẫn hơn nếu bạn làm nó cùng với một việc mà bạn yêu thích. Có thể bạn muốn nghe được những tin tức mới nhất về người nổi tiếng, nhưng bạn cũng cần tập luyện để giữ dáng. Hãy sử dụng temptation bundling, bạn có thể cùng lúc đọc tạp chí khổ nhỏ (tabloids) hay xem show thực tế tại tại phòng tập. Có thể bạn cần phải thực hiện một liệu trình trị liệu, nhưng bạn cũng cần phải dọn dẹp hòm mail.

Giải pháp là hãy thực hiện liệu trình trị liệutrong khi dọn dẹp hòm mail. Temptation bundling là một phương pháp để áp dụng học thuyết tâm lý tên là Nguyên tắc Premack. Học thuyết này được đặt theo tên của giáo sư David Premack, theo học thuyết này thì "hành vi càng có khả năng xảy ra sẽ củng cố hành vi ít có khả năng xảy ra hơn". Nói cách khác, cho dù bạn không muốn xử lý những email công việc quá hạn, bạn sẽ điều kiện hóa làm việc đó như thể nó có ý nghĩa bạn phải làm việc gì đó bạn thực sự mong muốn làm.  thậm chí bạn có thể kết hợp phương pháp temptation bundling với habit stacking (sắp xếp thói quen) mà chúng ta đã đề cập ở Chương 5 để tạo ra một bộ các nguyên tắc để hướng dẫn các hành vi của bạn.

Công thức kết hợp phương pháp temptation bundling với habit stacking như sau:

1. Sau khi làm [THÓI QUEN HIỆN TẠI], tôi sẽ làm [THÓI QUEN TÔI CẦN].

2. Sau khi làm [THÓI QUEN TÔI CẦN], tôi sẽ làm [THÓI QUEN TÔI MONG MUỐN]. Giả sử bạn muốn đọc tin tức, nhưng bạn cần thực hành lòng biết ơn:

1. Sau khi uống cafe sáng, tôi sẽ nói một điều mà thôi cảm thấy biết ơn xảy ra ngày hôm qua (cần làm).

2. Sau khi đã nói ra một điều tôi cảm thấy biết ơn, tôi sẽ đọc tin tức (muốn làm).

Nếu bạn muốn xem kênh thể thao, nhưng bạn cần gọi một vài cuộc điện thoại cho đối tác:

1. Sau khi tôi dùng xong bữa trưa, tôi sẽ gọi điện cho 3 khách hàng tiềm năng (cần làm).

2. Sau khi đã gọi điện cho 3 khách hàng tiềm năng, tôi sẽ xem kênh ESPN (muốn làm).

Nếu bạn muốn lướt Facebook, nhưng bạn cần tập thể thao nhiều hơn nữa:

1. Sau khi đặt điện thoại xuống, tôi sẽ chống đẩy 10 cái (cần làm).

2. Sau khi chống đẩy 10 cái, tôi sẽ lướt facebook (muốn làm).

Hi vọng rằng là cuối cùng bạn sẽ mong chờ việc gọi điện cho 3 khách hàng hoặc chống đẩy 10 cái bởi vì việc này có nghĩa rằng là bạn sẽ phải đọc những tin tức thể thao mới nhất hoặc lướt Facebook.

Làm điều bạn cần phải làm đồng nghĩa với việc bạn phải làm điều mình muốn. Chúng ta đã bắt đầu chương này với việc thảo luận những tác nhân siêu bình thường, chúng là những phiên bản cường điệu hóa hiện thực làm tăng khao khát của chúng ta để hành động. Temptation bundling là một cách để tạo ra một phiên bản cường điệu hóa bất kỳ thói quen nào bằng cách kết nối thói quen đó với một việc bạn muốn làm. Việc sắp đặt một thói quen thực sự không thể cưỡng lại được là một công việc khó khăn, nhưng chiến lược đơn giản này có thể được áp dụng để biến hầu hết mọi thói quen trở nên hấp dẫn hơn.

TÓM TẮT CHƯƠNG

- Qui luật số 2 trong thay đổi hành vi là khiến chúng trở nên hấp dẫn.

- Cơ hội càng hấp dẫn, càng dễ dàng hơn trong việc hình thành thói quen.

- Thói quen là một vòng tròn phản hồi kiểm soát việc sản sinh dopamine. Khi chất dopamine tăng lên, động lực để hành động của chúng ta cũng tăng lên.

- Ham muốn có được giải thưởng chứ không phải việc có được nó làm chúng ta phải hành động. Ham muốn càng lớn, dopamine sản xuất càng nhiều.

- Temptation dumbling là một cách để biến thói quen của bạn trở nên hấp dẫn hơn. Chiến lược là gắn kết một hành động mà bạn muốn làm với một hành động mà bạn cần phải làm.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3