Atomic Habits Thay đổi tí hon hiệu quả bất ngờ - Chương 15
CHƯƠNG 15 - QUI LUẬT SỐ 4: KHIẾN VIỆC ĐÓ MANG TÍNH THỎA MÃN
QUI LUẬT CHÍNH TRONG THAY ĐỔI HÀNH VI
Vào cuối những năm 1990, một nhân viên chăm sóc sức khỏe cộng đồng tên là Stephen Luby đã rời quê nhà tại Omaha, bang Nebraska, và mua vé một chiều tới Karachi, Pakistan.Karachi là một trong những thành phố đông dân nhất thế giới. Tới năm 1998, thành phố có dân số hơn chín triệu người. Đây là trung tâm kinh tế của Pakistan và cũng là đầu mối giao thông với một vài sân bay hiện đại và cảng biển của khu vực. Tại các khu thương mại của thành phố, bạn có thể tìm thấy mọi tiện nghi cơ bản của cuộc sống đô thị và những con phố đông đúc nhộn nhịp. Nhưng Karachi cũng là một trong những thành phố có chất lượng cuộc sống tệ nhất trên thế giới. Hơn 60 phần trăm dân số của Karachi phải sống vô gia cư hoặc ở những khu ổ chuột.
Những khu dân cư đông đúc này bao gồm những căn nhà tạm bợ dựng từ những tấm ván cũ, xỉ than và những loại phế thải khác. Không có hệ thống xử lý rác, không có mạng lưới điện, không có nguồn cung cấp nước sạch. Khi trời khô ráo, các con phố là một tổ hợp của bụi bẩn và rác thải. Khi trời mưa ẩm ướt, chúng trở thầy những vũng lầy đầy rác thải. Muỗi dày đặc tại những vũng nước thải tù đọng, và trẻ con thì chơi giữa bãi rác.Tình trạng mất vệ sinh dẫn tới sự lan tràn của bệnh tật và dịch bệnh. Nguồn nước nhiễm bẩn là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy, nôn, và những bệnh liên quan đến đường ruột.
Gần một phần ba số trẻ em ở trong tình trạng bị suy dinh dưỡng. Với số lượng quá đông dân cư sinh sống trong một không gian chật hẹp như vậy, virus và vi khuẩn truyền bệnh lây lan nhanh chóng. Chính cuộc khủng hoảng về sức khỏe cộng đồng này đã mang Stephen Luby tới Pakistan.
Luby và các cộng sự đã phát hiện ra rằng trong một môi trường kém vệ sinh, thói quen đơn giản là rửa tay có khả năng đem lại sự khác biệt rõ ràng cho sức khỏe của người dân. Nhưng họ cũng sớm nhận ra rằng rất nhiều người cũng đã nhận thức được về tầm quan trọng của việc rửa tay. Nhưng dù biết là như vậy, rất nhiều người lại đang rửa tay sai cách. Một số người thì tráng tay qua nước nhanh chóng. Số khác thì lại chỉ rửa một tay. Nhiều người lại đơn giản là quên rửa tay trước khi chuẩn bị đồ ăn. Mọi người đều nói rửa tay rất là quan trọng nhưng lại rất ít người tạo thói quen rửa tay. Vấn đề không nằm ở nhận thức.
Vấn đề nằm ở tính nhất quán. Đó cũng là thời điểm Luby và nhóm của mình hợp tác với Procter & Gamble cung cấp cho những khu dân cư xà phòng rửa tay Safeguard. So với những bánh xà phòng thông dụng, việc sử dụng Safeguard đem lại thích thú hơn."Tại Pakistan Safeguard là một loại hàng xa xỉ," Luby kể lại với tôi như vậy. "Toàn bộ những đối tượng tham gia nghiên cứu đều nói họ rất thích chúng". Xà phòng dễ tạo bọt, và mọi người có thể xát xà phòng lên tay. Chúng còn có mùi thơm rất tuyệt.
Ngay lập tức việc rửa tay trở nên dễ chịu, thoải mái hơn. Luby cho biết, "Tôi nhận thấy mục tiêu của các chương trình khuyến khích rửa tay không phải nhằm thay đổi hành vi mà là nhằm tạo thói quen". "Mọi người sẽ dễ dàng chấp nhận một sản phẩm khi nó đem lại cảm giác tích cực một cách mạnh mẽ, ví dụ vị bạc hà trong kem đánh răng, hơn là tạo thành thói quen mà nó không đem lại cảm giác dễ chịu, như dùng chỉ nha khoa. Đội ngũ marketing của Procter & Gamble cho biết họ đã nỗ lực tạo ra những trải nghiệm rửa tay tích cực. Chỉ trong vòng vài tháng, các nhà nghiên cứu đã thấy được sự thay đổi nhanh chóng về tình trạng sức khỏe của trẻ em tại những khu vực này. Tỉ lệ tiêu chảy giảm tới 52 phần trăm; viêm phổi giảm tới 48 phần trăm; và bệnh tróc lở truyền nhiễm, một loại nhiễm khuẩn trên da, giảm tới 35 phần trăm.Hiệu quả về lâu dài thậm chí còn tốt hơn rất nhiều. "Chúng tôi quay trở lại vài khu dân cư tại Karachi sau sáu năm," Luby kể lại. "Hơn 95 phần trăm các hộ dân cư được phát xà phòng miễn phí và khuyến khích rửa tay đã có bồn rửa tay cùng với xà phòng và họ cũng có nước sạch để dùng khi nhóm nghiên cứu của chúng tôi tới thăm... Chúng tôi đã không phát xà phòng cho nhóm đối tượng này trong suốt năm năm qua, nhưng trong thời gian tham gia chương trình nghiên cứu họ đã hình thành được thói quen rửa tay, và họ đã duy trì thói quen đó".
Đây là một ví dụ rõ rệt của qui luật số 4 và cũng là qui luật cuối cùng trong thay đổi hành vi: khiến việc đó mang tính thỏa mãn.
Chúng ta sẽ dễ nhắc lại một việc khi trải nghiệm đó đem lại cho ta cảm giác thỏa mãn. Điều này hoàn toàn hợp lý. Cảm giác thoải mái - thậm chí một việc nhỏ như rửa tay bằng xà phòng có mùi thơm dễ chịu và tạo bọt - là tín hiệu nói cho não bộ của chúng ta biết rằng: "Cảm giác này thật dễ chịu. Lần tới hãy làm tiếp đi". Cảm giác thoải mái dạy cho não bộ của bạn một hành động có đáng để ghi nhớ và lặp lại.Hãy cùng xem câu chuyện về kẹo cao su. Kẹo cao su được bán ra thị trường từ những năm 1800, nhưng phải tới khi nhãn hiệu Wrigley ra đời năm 1891 thì nó mới phổ biến trên toàn cầu. Những phiên bản ban đầu chủ yếu được làm từ những chất nhân tạo tổng hợp nhạt nhẽo - dai nhưng không ngon miệng.
Wrigley đã cách mạng hóa ngành công nghiệp bằng việc thêm vào vị bạc hà và vị trái cây, những hương vị này giúp sản phẩm có hương vị và tạo cảm giác vui miệng khi nhai. Tiếp theo họ lại tiến thêm một bước và bắt đầu tạo ra kẹo cao su giúp làm sạch miệng. Các mục quảng cáo bảo người xem hãy "Làm tươi mát vị giác". Hương vị thơm ngon và cảm giác tươi mát trong miệng đem lại cảm nhận ngay tức thì và giúp sản phẩm đem lại cảm giác thỏa mãn tới người sử dụng. Lượng tiêu thụ tăng chóng mặt, và Wrigley trở thành công ty sản xuất kẹo cao su lớn nhất thế giới.em đánh răng cũng theo cách tương tự.
Các nhà sản xuất đạt được lợi nhuận khổng lồ khi họ thêm vào kem đánh răng hương vị bạc hà the mát cùng hương quế. Những hương vị này không giúp cải thiện hiệu quả của kem đánh răng. Chúng chỉ đơn thuần tạo ra cảm giác "sạch miệng" và khiến trải nghiệm đánh răng của bạn dễ chịu hơn. Thực tế là vợ tôi đã ngừng sử dụng Sensodyne bởi vì cô ấy không thích hương vị lưu lại sau khi đánh răng. Cô ấy chuyển sang dùng một nhãn hiệu có vị bạc hà đậm hơn, việc này đã chứng minh cho việc mang tính thỏa mãn.Ngược lại nếu một trải nghiệm không mang tính thỏa mãn, chúng ta có rất ít lý do để làm lại việc đó.
Khi nghiên cứu, tôi đã gặp trường hợp một người phụ nữ phát điên vì có một người họ hàng chỉ nghĩ cho bản thân mình. Trong nỗ lực nhằm giảm bớt tính cực kỳ ích kỷ này, cô ấy đã thể hiện thái độ tẻ nhạt và buồn chán nhất có thể mỗi khi hai người gặp nhau. Sau vài lần gặp gỡ thì anh ta bắt đầu lảng tránh cô ấy bởi vì anh ấy thấy rằng cô ấy chẳng có gì thú vị. Những câu chuyện giống như này là minh chứng cho Qui luật chính trong thay đổi hành vi: Những hành động nào mang lại phần thưởng sẽ được lặp lại. Những hành động nào mang lại sự trừng phạt sẽ bị tránh đi. Bạn học cách nhận biết sẽ thực hiện tiếp những hành động nào trong tương lại dựa trên những gì bạn nhận được (hoặc tổn hại, trừng phạt) khi thực hiện. Cảm xúc tích cực nuôi dưỡng thói quen. Cảm xúc tiêu cực phá hủy chúng.
Ba qui luật đầu trong thay đổi hành vi - khiến việc đó trở nên hiển nhiên, khiến việc đó trở nên thu hút, và khiến việc đó trở nên dễ dàng - làm tăng khả năng một hành động sẽ được thực hiện lần này. Qui luật số bốn trong thay đổi hành vi - khiến việc đó mang tính thỏa mãn - làm tăng khả năng một hành động sẽ được thực hiện trong những lần tiếp theo. Điều này khép lại vòng tròn thói quen.Nhưng có một thủ đoạn đánh lừa tinh vi ở đây. Chúng ta không phải đang tìm kiếm bất kỳ hình thức thỏa mãn nào. Chúng ta đang tìm kiếm sự thỏa mãn tức thời.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA PHẦN THƯỞNG TỨC THỜI VÀ PHẦN THƯỞNG BỊ TRÌ HOÃN
Thử tưởng tượng bạn là con thú đang gầm vang trên vùng đồng cỏ Châu Phi - một con hươu cao cổ hoặc một con voi hay một con sư tử. Ngày nào cũng vậy, hầu hết mọi quyết định bạn đưa ra đều đem lại kết quả ngay lập tức. Bạn luôn phải suy nghĩ về việc ăn gì, hay ngủ nơi nào, hay làm sao để tránh kẻ săn mồi. Bạn liên tục phải chú tâm vào thời khắc hiện tại hoặc một tương lai rất gần. Bạn sống trong một môi trường có tên gọi khoa học là môi trường hồi đáp tức thời bởi vì những hành động của bạn sẽ đem lại kết quả ngay lập tức và rõ ràng. Bây giờ hãy trở lại con người chúng ta.
Trong xã hội hiện đại rất nhiều lựa chọn bạn đưa ra lúc này sẽ không đem lại cho bạn kết quả ngay. Nếu bạn làm tốt công việc của mình, sau vài tuần bạn sẽ nhận được tiền lương. Nếu bạn tập thể thao hôm nay, có thể bạn sẽ không bị tăng cân trong năm tới. Nếu bạn tiết kiệm tiền lúc này, có thể bạn sẽ có đủ tiền hưu trí sau vài chục năm tới. Bạn sống trong một môi trường có tên gọi khoa học là môi trường hồi đáp chậm bởi vì bạn có thể làm việc trong nhiều năm trước khi bạn nhận được mức lương mong muốn. Não bộ của con người không tiến hóa ở trong một môi trường hồi đáp chậm.
Chủng người xuất hiện sớm nhất tương tự loài người hiện đại, thường được biết đến là chủng loài Homosapiens sapiens, đã xấp xỉ 2,000 năm tuổi. Đây cũng là chủng người có bộ não tương tự với bộ não chúng ta ngày nay. Cụ thể, phần tân vỏ não chịu trách nhiệm cho những chức năng cao cấp như ngôn ngữ - có cùng kích cỡ như của chủng loài 2,000 năm tuổi. Chúng ta đang sống với phần cứng giống như của tổ tiên Paleolithic của mình.
Nhưng cũng chỉ mấy năm gần đây - khoảng tầm năm năm về trước - xã hội mới chuyển đổi sang hình thái mà môi trường hồi đáp chậm chiếm ưu thế [*Sự chuyển đổi sang môi trường hồi đáp chậm giống như việc việc nền nông nghiệp được hình thành khoảng 10,000 năm về trước khi những người nông dân bắt đầu gieo trồng mùa vụ với sự dự đoán được trước về vụ thu hoạch vài tháng sau đó. Tuy nhiên phải tới mấy thế kỷ gần đây những lựa chọn hồi đáp chậm mới xuất hiện nhiều trong cuộc sống của chúng ta: kế hoạch sự nghiệp, kế hoạch nghỉ hưu, kế hoạch nghỉ dưỡng, và rất nhiều kế hoạch khác trong bảng lịch trình của chúng ta].
So về tuổi tác với bộ não của con người, xã hội hiện đại còn mới toanh. Trong chỉ trong vòng 100 năm về trước, chúng ta đã thấy sự xuất hiện của xe ô tô, máy bay, ti vi, máy tính cá nhân, mạng internet, điện thoại thông minh, và Beyoncé. Thế giới đã thay đổi rất nhiều trong vài năm trở lại đây, nhưng bản chất tự nhiên của loài người lại thay đổi rất ít. Tương tự những con thú trên đồng cỏ Châu Phi, tổ tiên chúng ta hàng ngày đều nghĩ tới việc tránh những mối đe dọa, bảo đảm bữa ăn kế tiếp, và tìm kiếm nơi trú ẩn khỏi một cơn bão. Họ thấy việc đáp ứng sự hài lòng tức thời có ý nghĩa hơn. Họ ít quan tâm tới tương lai xa xôi. Và sau hàng nghìn thế hệ sống trong môi trường hồi đáp tức thời, não bộ con người đã tiến hóa để thích nghi với kết quả ngay lập tức sang kết quả về lâu dài.
Các nhà kinh tế học hành vi đề cập tới xu hướng này dưới cái tên sự không đồng nhất về thời gian (time inconsistency). Đó chính là cách não bộ bạn đánh giá những phần thưởng không đồng nhất theo thời gian [*Sự không đồng nhất về thời gian còn có tên gọi khác là sự trừ hao theo hàm hyperbolic - hyperbolic discounting]. Bạn coi trọng thực tại hơn là tương lai. Thường thì xu hướng này giúp ích cho chúng ta. Một phần thưởng ngay lúc này thường có giá trị hơn cũng là nó nhưng ở thì tương lai. Nhưng đôi khi sự ưu ái dành cho các phần thưởng tức thời lại mang đến cho chúng ta nhiều vấn đề.
Tại sao nhiều người vẫn hút thuốc trong khi họ biết rằng việc đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi? Tại sao nhiều người vẫn ăn quá nhiều khi họ biết rằng việc đó làm tăng nguy cơ béo phì? Tại sao nhiều người vẫn quan hệ tình dục không an toàn trong khi họ biết việc đó dẫn tới những căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục? Một khi bạn hiểu rõ cách thức mà bộ não ưu tiên những phần thưởng, câu trả lời trở nên hết sức rõ ràng: hậu quả từ những thói quen xấu đến sau trong khi phần thưởng lại đến ngay.
Hút thuốc có thể giết chết bạn trong mười năm tới, nhưng nó lại làm giảm căng thẳng và thỏa mãn cơn thèm nicotine của bạn ngay lập tức. Ăn uống quá độ gây hại về lâu dài nhưng lại rất ngon miệng lúc này. Quan hệ tình dục không an toàn mang lại cảm giác thoải mái ngay thời điểm đó. Các bệnh truyền nhiễm sẽ không phát ra trong vòng vài ngày, vài tuần, thậm chí vài năm.
Mỗi một thói quen tạo ra nhiều kết quả theo thời gian. Thật không may những kết quả này lại thường không được đánh giá đúng mức độ.
Với những thói quen xấu, những kết quả tức thời thường mang lại cảm giác dễ chịu, nhưng hậu quả sau cùng thường là xấu. Với những thói quen tốt thì ngược lại: những kết quả tức thời thường mang lại cảm giác không thoải mái, khó chịu, kết quả sau cùng thường là tốt. Nhà kinh tế học người Pháp Frédéric Bastiat đã giải thích vấn đề này một cách rõ ràng khi ông viết rằng, "Có một điều gần như luôn luôn xảy ra là những kết quả tức thì thường đem tới cảm giác dễ chịu, những kết quả sau đó lại rất tai hại, và ngược lại... Thường trái đầu của một thói quen càng ngọt, trái sau sẽ càng đắng." Nói theo cách khác bạn phải trả phí cho thói quen tốt trong hiện tại, còn phí cho thói quen xấu trong tương lai.
Xu hướng ưu tiên hiện tại của não bộ có nghĩa bạn không thể phụ thuộc vào những ý định tốt. Khi bạn lên một kế hoạch giảm cân, viết sách, hoặc học ngoại ngữ - bạn thực sự đang lên kế hoạch cho chính tương lai của bạn. Và khi bạn hình dung ra cuộc sống bạn mong muốn, sẽ dễ nhận thấy được giá trị của việc bắt tay vào hành động với những lợi ích về lâu dài. Tất cả chúng ta đều mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính tương lai của mình.
Tuy nhiên khi khoảnh khắc quyết định tới, sự thỏa mãn ở hiện tại lại thường chiến thắng. Bạn sẽ không còn đưa ra lựa chọn cho BẠN CỦA TƯƠNG LAI, người mơ ước trở nên thon thả hơn, hay giàu có hơn, hay hạnh phúc hơn. Bạn đang lựa chọn cho BẠN CỦA HIỆN TẠI, người muốn được ăn no, được cưng chiều, và được giải trí. Như thành một nguyên tắc chung, bạn càng cảm thấy dễ chịu ngay thời điểm bạn làm một việc gì đó nhiều bao nhiêu, bạn càng phải mạnh mẽ tự hỏi bản thân liệu nó có phù hợp với mục tiêu lâu dài của bạn hay không
[*Việc này còn có thể làm lệch hướng đưa ra quyết định. Bộ não đánh giá quá mức mức độ nguy hiểm của những việc có vẻ giống như một hiểm họa tức thời nhưng lại không có khả năng thực sự xảy ra: máy bay của bạn nổ tung khi đi qua một vùng nhiễu động không khí, một tên trộm đột nhập trong khi bạn ở nhà, một tên khủng bố thổi bay chiếc xe bus mà bạn đang ngồi trên đó. Trong khi đó, bộ não lại đánh giá thấp những gì sẽ xảy đến từ nguy cơ ở tương lai xa nhưng lại có khả năng thực sự xảy ra: sự tăng cân dần dần từ việc ăn những thức ăn không lành mạnh, sự suy yếu dần của cơ bắp từ việc ngồi lì tại bàn làm việc, sự lộn xộn kinh hoàng từ từ hình thành khi bạn không ngăn nắp]. Với sự hiểu biết đầy đủ về những gì khiến cho não bộ lặp lại và tránh một số việc, chúng ta hãy cùng cập nhật Qui luật chính trong thay đổi hành vi: Những việc đem lại phần thưởng ngay lập tức sẽ được lặp lại.
Những việc đem lại sự khó chịu ngay lập tức sẽ bị lảng tránh. Niềm yêu thích đối với những phần thưởng tức thời của chúng ta đã hé lộ một sự thật quan trọng của thành công: bởi vì cách kết nối, hầu hết chúng ta dành cả ngày để theo đuổi sự thỏa mãn nhanh chóng. Con đường ít được lựa chọn là con đường phần thưởng trì hoãn (delayed gratification). Nếu bạn kiên nhẫn chờ đợi phần thưởng, bạn sẽ ít gặp cạnh tranh hơn và thường nhận được phần thưởng lớn hơn. Như một câu thành ngữ là đoạn đường cuối cùng là đoạn đường thưa người nhất (the last miles is always the least crowed).
Đây là những thông tin quý giá từ cuộc nghiên cứu. Những người biết kiên nhẫn chờ đợi các phần thưởng trì hoãn thường có điểm SAT cao hơn, mức độ sử dụng các chất gây nghiện thấp hơn, nguy cơ béo phì thấp hơn, khả năng chịu áp lực tốt hơn, kỹ năng xã hội tốt. Tất cả chúng ta đều nhận thấy những điều này diễn ra trong cuộc sống của mỗi người. Nếu như bạn trì hoãn việc xem tivi và hoàn thành bài tập của mình, nói chung bạn sẽ học thêm và đạt điểm cao hơn. Nếu như bạn không mua các món tráng miệng và đồ ăn vặt tại cửa hàng, bạn sẽ thường xuyên ăn các đồ ăn lành mạnh hơn khi ở nhà.
Vào một thời điểm nào đấy, thành công trong hầu hết mọi lĩnh vực đòi hỏi bạn phải phớt lờ đi một phần thưởng tức thời vì lợi ích của một phần thưởng trì hoãn. Vấn đề nằm ở chỗ: hầu hết mọi người đều biết rằng phần thưởng trì hoãn là hướng đi thông minh. Họ mong muốn lợi ích từ những thói quen tốt: sống khỏe mạnh, làm việc hiệu quả, bình yên. Nhưng những mục tiêu này hiếm khi được cân nhắc đến đầu tiên vào những thời điểm đưa ra quyết định. May mắn là chúng ta có thể rèn luyện bản thân trì hoãn các phần thưởng - nhưng bạn cần làm việc với bản tính tự nhiên của con người chứ không phải là chống lại nó. Cách tốt nhất để làm được điều này là thêm một chút dễ chịu tức thời vào các thói quen đem lại kết quả tốt trong dài hạn và thêm một chút khó chịu vào các thói quen không đem lại kết quả tốt trong dài hạn.
CÁCH BIẾN PHẦN THƯỞNG TỨC THỜI THÀNH CÓ LỢI CHO BẠN
Điều quan trọng để duy trì một thói quen là cảm giác thành tựu - thậm chí là những thành tựu nhỏ nhất. Cảm giác thành tựu là một tín hiệu báo hiệu thói quen của bạn đã đem lại kết quả và rằng việc này xứng đáng để cố gắng. Trong một thế giới hoàn hảo, phần thưởng của một thói quen tốt chính là bản thân thói quen đó. Trong thực tế thói quen tốt thường có xu hướng chỉ được nhìn nhận giá trị sau khi chúng đem lại cho bạn điều gì đó.
Còn trước đó thì toàn bộ đều là sự hi sinh. Bạn phải năng tới phòng tập gym, nhưng bạn không thấy khỏe hơn hay cân đối hơn hay nhanh nhẹn hơn - tối thiểu là không nhận thấy điều gì khác biệt đáng lưu ý. Chỉ một vài tháng sau đó, khi bạn đã giảm được vài pound hoặc bạn đã đạt được một thành tựu nào đó rõ ràng, thì lúc đó bạn mới thấy dễ dàng hơn trong việc thực hiện thói quen vì chính những thói quen đó. Lúc ban đầu thì bạn cần một lí do để tiếp tục. Đây chính là lí do giải thích tại sao phần thưởng tức thời rất là cần thiết. Chúng giúp bạn giữ được sự hào hứng trong khi phần thưởng trì hoãn đang dần tích lũy. Điều mà chúng ta đang thực sự nói đến ở đây là - khi chúng ta đang thảo luận về những phần thưởng tức thời - đó chính là điểm kết của một hành vi. Sự kết thúc của một trải nghiệm là rất quan trọng bởi vì chúng ta thường có xu hướng nhớ về nó hơn các phần khác.
Bạn mong muốn kết thúc của thói quen là sự thỏa mãn/hài lòng. Cách tiếp cận tốt nhất là sử dụng phương pháp nhấn mạnh (reinforcement), phương pháp này là quá trình sử dụng một phần thưởng tức thời làm gia tăng tỉ lệ của hành vi. Phương pháp xếp chồng thói quen mà chúng ta đã đề cập trong Chương 5 giúp gắn chặt thói quen vào một tác nhân tức thời, việc này giúp cho thói quen được bắt đầu thực hiện một cách hiển nhiên, dễ dàng. Phương pháp nhấn mạnh giúp gắn chặt thói quen vào một phần thưởng tức thời, việc này giúp cho bạn có được sự hài lòng khi hoàn thành nó.Việc nhấn mạnh ngay lập tức có đặc biệt hữu ích khi bạn phải đương đầu với thói quen lảng tránh (habits of avoidance), đây là thói quen xuất hiện khi bạn muốn dừng làm việc gì đó. Đó là cả một thách thức khi theo đuổi các thói quen như "không mua sắm những thứ phù phiếm" hay "không uống rượu trong tháng này" bởi vì chẳng có gì xảy ra khi bạn bỏ qua những giờ phút uống rượu vui vẻ hay không mua một đôi giày.
Rất khó để cảm thấy hài lòng khi ban đầu bạn không thực hiện một hành động nào cả. Tất cả những gì bạn đang làm là trạng thái kháng cự, và không mấy hài lòng về việc đó. Một giải pháp là lèo lái tình huống ngay từ ban đầu. Bạn muốn biến việc lảng tránh thành rõ ràng. Hãy mở một tài khoản tiết kiệm và dán nhãn tên cho nó theo ý bạn - có thể là "Áo khoác da". Bất cứ khi nào bạn bỏ qua được một khoản mua sắm, hãy bỏ vào tài khoản bằng đúng số tiền đó. Bỏ qua được cốc latte trong bữa sáng? Hãy bỏ vào 5 đô. Bỏ qua được một tháng phí xem Netflix? Hãy bỏ vào 10 đô. Việc này giống như một chương trình trung thành dành cho chính bản thân bạn. Phần thưởng tức thời của việc nhận thấy mình đang tiết kiệm tiền để mua áo khoác da tốt hơn rất nhiều lần so với việc cảm thấy mình bị tước đoạt. Bạn đang biến nó mang tính thỏa mãn mà không cần phải làm gì hết.
Một trong những độc giả của tôi và vợ của anh ấy đã sử dụng cách thức tương tự. Họ mong muốn ngừng việc ăn uống quá nhiều và bắt đầu nấu nướng cùng với nhau nhiều hơn. Họ đã dán nhãn tên cho tài khoản tiết kiệm của họ là "Chuyến du lịch Châu Âu". Bắt cứ khi nào họ bỏ qua được việc ra ngoài ăn, họ chuyển 50 đô vào trong tài khoản. Vào cuối năm, họ chi khoản tiền đó cho một chuyến du lịch. Điều đáng lưu ý ở đây là việc lựa chọn những phần thưởng ngắn hạn giúp nhấn mạnh thêm đặc tính của bạn chứ không phải là xung đột với nó là rất quan trọng. Mua một cái áo khoác mới là tốt nếu bạn đang cố gắng giảm cân hoặc đọc nhiều hơn, nhưng nó sẽ không có tác dụng gì nếu bạn đang cố gắng tiết kiệm tiền. Thay vào đó, tắm bồn với xà phòng hay đi dạo là một ví dụ tốt cho việc tự thưởng bản thân vào những lúc rảnh, việc này đồng thuận với mục tiêu chính của bạn là có thêm tự do và độc lập tài chính.
Tương tự như vậy, nếu bạn tự thưởng bản thân sau khi tập thể thao bằng việc ăn một cốc kem, bạn đang bỏ một phiếu xung đột với những đặc tính của mình, và kết thúc là đi tắm. Thay vào đó, bạn có thể tự thưởng cho mình một buổi massage, vừa đem lại cảm giác thoải mái vừa bỏ một phiếu bầu cho việc chăm sóc cơ thể. Giờ thì phần thưởng ngắn hạn sẽ nhất quán với mục tiêu dài hạn của bạn là trở thành một người khỏe mạnh.Cuối cùng, bản chất của phần thưởng giống như tâm trạng tốt, nhiều năng lượng hơn và giảm căng thẳng, bạn sẽ không còn quá tập trung vào việc theo đuổi những phần thưởng thứ yếu khác. Bản thân nó trở thành vật liệu gia cố. Bạn thực hiện thói quen đó bởi vì đó chính là bạn và bạn cảm thấy thoải mái vì được là chính mình. Một thói quen càng gắn bó trở thành một phần trong cuộc sống của bạn, bạn càng ít cần đến sự khích lệ từ bên ngoài để duy trì nó.
Sự khích lệ có thể bắt đầu một thói quen. Đặc tính duy trì một thói quen.Điều này cũng cho ta biết rằng cần thời gian cho những điều hiển nhiên trở nên rõ ràng và đặc tính mới xuất hiện. Sự tăng cường, bổ trợ tức thời giúp duy trì động lực trong ngắn hạn trong thời gian bạn đang chờ đợi những phần thưởng trong dài hạn xuất hiện.Tóm tắt lại, một thói quen cần mang lại niềm vui thích khi thực hiện xong. Một số điều bổ trợ đơn giản như xà phòng có mùi rất thơm hay kem đánh răng có mùi bạc hà sảng khoái, hay ngắm 50 đô được chuyển vào tài khoản của bạn - có thể mang lại niềm thoải mái tức thời mà bạn cần để yêu thích một thói quen. Và sự thay đổi sẽ trở nên dễ dàng khi nó mang lại niềm vui thích.
Tóm tắt chương
- Qui luật số 4 trong thay đổi hành vi là khiến việc đó mang tính thỏa mãn.
- Sẽ dễ dàng hơn cho chúng ta làm đi làm lại một việc khi việc đó mang lại trải nghiệm dễ chịu.
- Bộ não con người tiến hóa theo hướng ưu tiên những phần thưởng tức thời hơn là những phần thưởng đến sau.
- Nguyên tắc Cardinal trong thay đổi hành vi là: Phần thưởng tức thời sẽ được lặp lại. Khó chịu tức thời sẽ bị lảng tránh