Atomic Habits Thay đổi tí hon hiệu quả bất ngờ - Chương 16

CHƯƠNG 16 - CÁCH THỨC THEO DÕI THÓI QUEN TỐT MỖI NGÀY

Năm 1993, một ngân hàng tại Abbotsford, Canada đã tuyển dụng một nhà môi giới chứng khoán hai mươi ba tuổi tên là Trent Dyrsmid. Abbotsford là một thị trấn nhỏ vùng ngoại ô, nằm dưới cái bóng của thành phố Vancouver phụ cận, nơi diễn ra hầu hết các giao dịch kinh doanh lớn. Trong bối cảnh như vậy, và thực tế Dyrsmid chỉ là một tân bình, nên không ai kỳ vọng quá lớn vào anh này. Nhưng anh đã đưa ra một tiến trình nhạy bén dựa trên những thói quen đơn giản hàng ngày.Dyrsmid bắt đầu mỗi sáng với hai chiếc lọ đặt trên bàn làm việc. Một lọ chứa đầy 120 chiếc kẹp giấy. Chiếc lọ còn lại trống không.

Mỗi ngày, ngay khi ổn định, anh sẽ gọi một cuộc điện thoại cho khách hàng. Ngay sau khi kết thúc cuộc gọi, ngay lập tức anh sẽ bỏ một chiếc kẹp giấy từ lọ này sang lọ trống kia và tiếp tục lặp lại như vậy. "Tôi bắt đầu một buổi sáng với 120 chiếc kẹp giấy trong một chiếc lọ và tôi sẽ tiếp tục gọi điện cho tới khi tôi chuyển toàn bộ chúng sang chiếc lọ thứ hai," anh cho biết.Chỉ trong vòng mười tám tháng, Dyrsmid đã mang về 5$ triệu cho công ty. Ở tuổi hai mươi tư, anh đã kiếm được 75,000$ mỗi năm - tương đương với khoảng 125,000$ ngày nay. Không lâu sau anh đã kiếm được công việc với mức thu nhập sáu chữ số tại một công ty khác.Tôi thích gọi kỹ thuật này bằng cái tên Chiến lược kẹp giấy và qua nhiều năm, tôi đã nghe được nhiều câu truyện từ người đọc, những người đã áp dụng chiến lược này theo nhiều cách thức đa dạng. Một người phụ nữ đã chuyển kẹp tóc từ hộp này sang hộp khác mỗi khi cô hoàn thành một trang trong cuốn sách của cô. Một người đàn ông khác đã chuyển một viên đá từ thùng này sang thùng khác sau mỗi lần chống đẩy.

Khiến quá trình mang tính thỏa mãn, và cách đo lường có thể quan sát được  - như việc chuyển kẹp giấy hay kẹp tóc hay viên đá - cung cấp bằng chứng rõ ràng về quá trình thực hiện của bạn. Kết quả là những việc này sẽ củng cố đặc tính của bạn và thêm vào mỗi hành động một chút sự thỏa mãn tức thời. Có rất nhiều cách đo lường có thể quan sát được như: các ghi chép đồ ăn, lịch tập luyện, thẻ thành viên, thanh tiến trình thực hiện trong mục ứng dụng tải về, thậm chí là cả số trang trong một cuốn sách. Nhưng có lẽ cách tốt nhất để đo lường tiến độ của bạn là bảng theo dõi thói quen (habit tracker).

      

CÁCH THỨC GIỮ THÓI QUEN THEO ĐÚNG LỘ TRÌNH

Bảng theo dõi thói quen là cách đơn giản để đánh dấu việc bạn thực hiện thói quen. Dạng thức cơ bản nhất là hãy lấy một cuốn lịch và khoanh tròn những ngày mà bạn sẽ thực hiện thói quen. Ví dụ, nếu bạn thiền vào ngày thứ hai, thứ tư, và thứ sáu, hãy đánh dấu X vào những ngày này. Theo thời gian, cuốn lịch sẽ trở thành một bản ghi chép lộ trình thói quen của bạn. Số lượng người ghi chép lộ trình thói quen nhiều không đếm xuể, nhưng có lẽ người nổi tiếng nhất là Benjamin Franklin.

Ở tuổi hai mươi, Franklin đã bắt đầu mang theo người một cuốn ghi chép nhỏ và sử dụng cuốn sổ đó để ghi chép lộ trình thực hiện mười ba thói quen tốt của bản thân. Danh sách bao gồm những mục tiêu như "Không bỏ lỡ một giây phút nào.

Luôn luôn làm những việc gì đó có ích" và "Tránh những cuộc nói chuyện vô bổ". Vào cuối ngày, Franklin sẽ mở cuốn sổ và ghi nhận tiến trình của mình. Jerry Seinfeld cũng được biết đến là đã sử dụng sổ ghi chép để duy trì thói quen viết truyện hài. Trong cuốn phim tài liệu Comedian, ông giải thích rằng mục tiêu của ông đơn giản chỉ là "không bao giờ phá vỡ lịch trình thực hiện thói quen" viết truyện hài mỗi ngày. Nói cách khác, ông không tập trung vào việc viết ra câu truyện hài hay hay dở hay ông có cảm hứng hay không. Ông đơn giản chỉ tập trung vào việc thực hiện thói quen theo đúng lịch trình."Đừng phá vỡ lịch trình thực hiện thói quen" là một câu thần chú có uy lực mạnh mẽ. Đừng phá vỡ lịch gọi điện thoại bán hàng hàng ngày và bạn sẽ tạo dựng nên một cuốn sách kinh doanh thành công. Đừng phá vỡ lịch tập luyện và bạn sẽ có được hình thể cân đối nhanh hơn bạn mong đợi.

Đừng phá vỡ lịch sáng tạo mỗi ngày và bạn sẽ kết thúc với một danh mục ấn tượng. Việc theo dõi lịch trình thực hiện thói quen có ảnh hưởng mạnh mẽ bởi vì nó chính là đòn bẩy giúp tăng hiệu quả của các qui luật thay đổi hành vi lên nhiều lần. Đồng thời nó cũng khiến một hành vi trở thành hiển nhiên, hấp dẫn, và mang tính thỏa mãn.Hãy cùng nhau phân tích từng điều một.

Lợi ích #1: Việc tuân thủ thói quen là điều hiển nhiên. Ghi chép lại lần thực hiện cuối cùng tạo ra tiền đề để bạn thực hiện lần tiếp theo.

Tuân thủ thói quen xây dựng một cách tự nhiên một loạt những tác nhân có thể quan sát được như một chuỗi  các dấu X trên lịch hay danh sách các bữa ăn trong bảng ghi chép đồ ăn. Khi bạn nhìn vào cuốn lịch và thấy chuỗi dấu X của mình, bạn sẽ được nhắc nhở thực hiện hành động lại lần nữa. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người theo dõi quá trình đạt tới mục tiêu của mình như giảm cân, bỏ thuốc lá, và hạ huyết áp sẽ dễ đạt tiến bộ hơn những người không thực hiện. Một nghiên cứu thực hiện với hơn 16 triệu người đã phát hiện ra rằng những ai theo dõi việc ăn uống hàng ngày sẽ giảm cân gấp đôi so với những người không. Hành động tuân thủ một thói quen có thể nhen nhóm lên sự thôi thúc phải thay đổi. Việc tuân thủ thói quen cũng giữ cho bạn trung thực. Hầu hết chúng ta có một cái nhìn méo mó về hành vi của chính mình. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta hành động tốt hơn những gì chúng ta có thể. Sự đo lường mở ra một cách để vượt qua sự mù mờ về chính hành vi của mình và lưu ý tới những gì thực sự diễn ra hàng ngày. Chỉ cần nhìn thoáng qua số lượng kẹp giấy trong lọ và bạn sẽ biết được chính xác bạn đã đạt được (hoặc không đạt được) những gì. Khi chứng cớ hiển hiện ngay trước mắt, bạn sẽ không dễ dàng gì lừa dối chính mình.

Lợi ích #2: Việc tuân thủ thói quen mang tính thú vị. Dạng thức hiệu quả nhất của động cơ thúc đẩy là tiến trình. Khi bạn nhận được tín hiệu rằng bạn đang tiến lên phía trước, bạn có động lực hơn để tiếp tục đi theo lộ trình. Theo cách này, việc tuân thủ thói quen có thể có một ảnh hưởng gây nghiện tới động cơ thúc đẩy. Mỗi một thành tựu nhỏ bé sẽ làm thỏa mãn khát vọng của bạn.Điều này đặc biệt có hiệu quả cho một ngày tồi tệ. Khi bạn cảm thấy chán nản, rất dễ quên mất toàn bộ những tiến trình mà bạn đã làm tới thời điểm này. Việc tuân thủ thói quen đem tới minh chứng rõ ràng cho việc chăm chỉ của bạn - một sự nhắc nhở tinh tế về việc bạn đã tiến bao xa. Hơn nữa một cái hộp trống không bạn nhìn thấy môĩ sáng có thể thúc đẩy bạn bắt đầu bởi vì bạn không muốn bỏ lỡ quá trình của mình bằng việc phá vỡ chuỗi đánh dấu.

Lợi ích #3: Việc tuân thủ thói quen mang tính thỏamãn .Đây là lợi ích nổi bật hơn hết. Việc duy trì bản thân nó có thể trở thành một phần thưởng. Bạn sẽ cảm thấy thỏa mãn khi làm xong một việc trong danh sách việc cần làm, hoàn thành việc đầu tiên trong bản ghi chép tập luyện, hay đánh dấu X lên cuốn lịch. Thật là thoải mái, dễ chịu khi nhìn thấy kết quả của mình tăng dần - kích cỡ của danh mục đầu tư, độ dài của bản thảo viết tay - và nếu như bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu, bạn sẽ dễ dàng chịu đựng hơn.Việc tuân thủ thói quen cũng giúp bạn tập trung vào trọng điểm: bạn chú tâm và tiến trình hơn là kết quả.

Bạn không bị gắn chặt vào việc đạt được sáu múi, bạn chỉ đang nỗ lực để duy trì thói quen của mình và trở thành kiểu người không muốn bỏ lỡ một buổi tập nào.Tóm tắt lại, việc duy trì thói quen (1) tạo ra một tác nhân rõ ràng nhắc nhở bạn hành động, (2) vốn đã là động lực thúc đẩy bởi vì bạn quan sát được tiến trình bạn đang thực hiện và không muốn phá lỡ nó, và (3) cảm thấy thỏa mãn mỗi khi bạn đạt được một thành công tức thời từ thói quen của mình. Hơn thế nữa, duy trì thói quen cung cấp minh chứng rõ ràng cho việc bạn đang bỏ những lá phiêú cho mẫu người mà bạn mong muốn trở thành, việc này là một hình thức tươi vui của những phần thưởng thực chất và tức thời [*Độc giả quan tâm có thể tìm một mẫu theo dõi thói quen tại website atomichabits.com/tracker]. Có thể bạn đang tự hỏi nếu việc duy trí thói quen là rất có ích, vậy tại sao tôi phải đợi lâu như vậy mới đề cập tới?

Bên cạnh các lợi ích trên, tôi đã để chủ đề này tới tận bây giờ mới viết ra vì một lí do đơn giản: rất nhiều người phản đối ý kiến theo dõi và đo lường. Nó dường như có thể trở thành một gánh nặng bởi vì nó bắt buộc bạn phải theo đuổi hai thói quen: thói quen trong việc bạn đang cố gắng xây dựng  và thói quen theo dõi nó. Đo lượng ca lo dường như là một việc phức tạp khi bạn còn đang phải vật lộn với việc tuân thủ chế độ ăn kiêng. Viết ra từng cuộc điện thoại bán hàng dường như là một việc chán ngắt khi bạn còn phải làm việc. Sẽ dễ dàng hơn khi nói, "Tôi chỉ cần ăn ít đi".

Hoặc "Tôi sẽ cố gắng chăm chỉ hơn". Hoặc "Tôi sẽ nhớ làm việc đó". Mọi người chắc hẳn sẽ bảo với tôi kiểu như, "Tôi có một bảng ghi chép hàng ngày những quyết định, nhưng tôi ước rằng tôi sử dụng tới nó nhiều hơn". Hay "Tôi đã từng ghi chép lại những lần tập trong một tuần, nhưng sau đó đã ngừng rồi". Tôi đã tự tới được đây. Tôi đã từng làm một bản ghi chép để theo dõi lượng calori. Tôi đã xoay sở để làm điều đó trong một bữa ăn và sau đó thì từ bỏ.Việc theo dõi không phải dành cho tất cả mọi người, và không cần thiết phải đo trong suốt cuộc đời bạn. Nhưng gần như ai cũng có thể hưởng lợi từ nó dưới một vài hình thức - ngay cả khi chỉ mang tính chất tạm thời.

Chúng ta có thể làm gì để khiến việc duy trì thói quen dễ dàng hơn? Đầu tiên, bất cứ khi nào có thể, việc đo đạc nên được tự động hóa. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên bởi cái cách mà bạn duy trì mà không hề nhận biết gì về nó. Bảng sao kê thẻ tín dụng giúp theo dõi tần suất bạn ra ngoài ăn. Vòng đeo sức khỏe đếm số bước đi và thời gian giấc ngủ của bạn. Lịch ghi chép lại số lượng những địa điểm mới mà bạn du lịch tới mỗi năm. Một khi bạn biết nơi bạn có thể lấy được thông tin, bổ sung một ghi chép vào lịch của bạn để xem lại nó hàng tuần và hàng tháng, việc này có tính thực tiễn cao hơn việc theo dõi hàng ngày.

Thứ hai, bạn nên hạn chế việc theo dõi thủ công chỉ dành cho các thói quen quan trọng. Tốt hơn hết là theo dõi một thói quen một cách nhất quán hơn là theo dõi mười thói quen một cách rời rạc.Cuối cùng, hãy ghi nhận sự đo lường ngay sau khi thói quen diễn ra. Sự hoàn thành một hành động là sự gợi ý để ghi chép lại. Cách tiếp cận này cho phép bạn kết nối phương pháp xếp chồng thói quen được nhắc tới ở Chương 5 việc phương pháp theo dõi thói quen. Công thức xếp chồng thói quen + theo dõi thói quen như sau: Sau khi thực hiện [THÓI QUEN HIỆN TẠI], tôi sẽ thực hiện việc [GHI CHÉP THEO DÕI THÓI QUEN].

- Sau khi tôi hoàn thành một cuộc gọi bán hàng, tôi sẽ chuyển một chiếc kẹp giấy sang hộp trống.

- Sau khi tôi hoàn thành một bài tập gym, tôi sẽ ghi nó vào bản ghi chép hàng ngày.

- Sau khi tôi cho đĩa vào máy rửa bát đĩa, tôi sẽ ngồi viết ra những gì tôi đã ăn.

Những cách này có thể giúp việc theo dõi thói quen của bạn dễ dàng hơn. Cho dù bạn không phải kiểu người yêu thích việc ghi chép lại các việc mình đã làm, tôi nghĩ bạn sẽ có một vài tuần thực hiện việc ghi chép này một cách sáng suốt. Nhìn lại mình đã thực sự dành thời gian theo những cách thức nào luôn luôn là một việc thú vị.Điều này cũng thể hiện mỗi một chuỗi theo dõi thói quen sẽ kết thúc tại một lúc nào đó. Và quan trọng hơn bất kỳ sự đo đạc đơn lẻ nào, chính là việc có một kế hoạch tốt cho những lần mà thói quen của bạn lệch khỏi quỹ đạo.

CÁCH THỨC KHÔI PHỤC NHANH CHÓNG KHI THÓI QUEN CỦA BẠN BỊ PHÁ VỠ

Cho dù bạn thực hiện thói quen một cách nhất quán như thế nào, có một điều không thể tránh khỏi là đôi khi cuộc sống sẽ cản trở bạn. Hoàn hảo là điều không thể. Một lúc nào đó một việc gấp sẽ đột ngột nhảy ra - bạn bị ốm hay bạn phải đi công tác, hay gia đình bạn cần bạn dành sự quan tâm nhiều hơn một chút. Mỗi khi chuyện này xảy ra với tôi, tôi sẽ cố gắng tự nhắc nhở bản thân một qui tắc đơn giản: không bao giờ bỏ lỡ hai lần. Nếu tôi đã lỡ mất một ngày, tôi cố gắng quay trở lại nhanh nhất có thể. Khi tôi bỏ lỡ một buổi tập, tôi sẽ không bỏ lỡ lần thứ hai nữa. Có lẽ tôi sẽ ăn hết cả cái pizza, nhưng bữa tiếp theo sẽ là một bữa ăn lành mạnh. Tôi không hoàn hảo nhưng tôi có thể tránh lặp lại lần hai. Ngay khi một chuỗi ghi chép thói quen này kết thúc, tôi sẽ sớm bắt đầu lại chuỗi theo dõi khác.lỗi ban đầu không bao giờ phá hủy bạn, mà đó là vòng xoáy của việc lặp lại những lỗi sai.

Bỏ lỡ một lần là vô tình. Bỏ lỡ hai lần chính là khởi đầu cho một thói quen mới. Đây cũng chính là điểm khác biệt nổi bật giữa một người chiến thắng và một kẻ thua cuộc. Bất kỳ ai đều có thể có một màn biểu diễn không được tốt, một buổi tập luyện tồi tệ, hay một ngày tệ hại ở nơi làm việc. Nhưng khi một người thành công gặp thất bại, họ vùng lên nhanh chóng. Việc phá vỡ một thói quen không thành vấn đề nếu như việc phục hồi là nhanh chóng.Theo ý kiến của tôi, nguyên tắc này rất quan trọng tới nỗi tôi gắn liền với nó ngay cả khi tôi không thực hiện một thói quen hay tôi đã hoàn thành như mình muốn.

Quá thường xuyên chúng ta bị sa vào vòng tròn tất cả-hoặc-không có gì với những thói quen của chính mình. Vấn đề không phải nằm ở việc thất bại; vấn đề nằm ở suy nghĩ rằng nếu bạn không thể thực hiện việc gì đó một cách hoàn hảo, thì sau đó bạn không nên làm gì nữa hết. Bạn không nhận ra giá trị của những ngày tồi tệ (hay bận rộn). Những ngày thất bại làm bạn tổn thương nhiều hơn là những ngày thành công giúp bạn vui vẻ. Nếu bạn bắt đầu với 100$, sau đó lợi nhuận 50% sẽ đem lại cho bạn 150$. Nhưng bạn chỉ cần thua lỗ 33 cent là sẽ trở lại điểm bắt đầu 100$. Nói cách khác, việc tránh thua lỗ 33$ có giá trị ngang với việc đạt được lợi nhuận 50%. Như Charlie Munger đã nói, "Qui luật đầu tiên của việc pha trộn: Không ngắt quãng nếu không cần thiết". Đây cũng là lí do tại sao những bài tập "tệ" thường là những bài tập quan trọng nhất. Những ngày uể oải và những bài tập tồi tệ duy trì sự tổng hòa với những ngày vui vẻ tốt đẹp trước đó. Đơn giản là làm một việc gì đó - squat mười lần, chạy nước rút năm lần, chống đẩy một lần, bất cứ cái gì - cũng thực sự là điều lớn lao.

Đừng dựng lên số 0. Đừng để những thất bại ăn lẹm vào sự tổng hòa của bạn. Hơn nữa đó không bao giờ là những gì xảy ra trong quá trình luyện tập. Đó là về kiểu người không bao giờ bỏ lỡ việc luyện tập. Bạn dễ dàng tập luyện khi đang cảm thấy ổn, nhưng việc luyện tập rất quan trọng khi bạn không thấy có hứng thú - cho dù bạn có tập ít hơn mong đợi. Tới phòng tập gym trong vòng năm phút có thể sẽ không cải thiện được gì nhưng việc đó lại giúp tái xác nhận đặc tính của bạn.Vòng tròn tất cả-hoặc-không có gì trong thay đổi hành vi chỉ là một cái bẫy có thể khiến thói quen của bạn lệch khỏi đường ray. Một mối đe dọa tiềm tàng khác - đặc biệt trong trường hợp bạn đang sử dụng một hình thức theo dõi thói quen - chính là đo nhầm thứ.

CÁCH NHẬN BIẾT KHI NÀO NÊN (VÀ KHÔNG NÊN) THEO DÕI MỘT THÓI QUEN

Nói thế này bạn đang điều hành một nhà hàng và bạn muốn biết liệu người đầu bếp có đang làm tốt công việc hay không. Một cách để đo được mức độ thành công là theo dõi số lượng khách hàng tới nhà hàng dùng bữa mỗi ngày. Nếu nhiều khách hàng tới ăn thì thức ăn chắc chắn là ngon. Nếu ít khách hàng tới thì chắc chắn là có điều gì đó không ổn.Tuy nhiên cách đo lường này - doanh thu theo ngày - chỉ thể hiện bức tranh hạn chế về những gì thực sự diễn ra. Chỉ bởi việc khách hàng chi trả cho một bữa ăn không có nghĩa là họ thích bữa ăn đó. Ngay cả những khách hàng không hài lòng cũng không tới dùng bữa và bỏ về mà không trả tiền. Thực tế nếu bạn chỉ đánh gía dựa trên doanh thu, chất lượng món ăn có thể sẽ ngày càng tệ nhưng bạn sẽ bù đắp bằng việc marketing, hay giảm giá, hay bằng một vài cách thức nào đó. Thay vì như vậy, cách thức hiệu quả hơn là theo dõi số lượng khách hàng dùng hết bữa ăn hoặc có thể là theo dõi phần trăm số lượng khách hàng cho tiền tip.

Mặt tối của việc thoi dõi một thói quen cụ thể là chúng ta bị quá tập trung vào con số mà quên mất mục đích ẩn phía sau. Nếu thành công của bạn được đo bởi doanh thu theo quý, bạn sẽ lạc quan hóa việc kinh doanh, doanh thu, và tính toán lãi lỗ theo quý. Nếu thành công của bạn được đo bởi doanh thu theo tỷ lệ thấp hơn, bạn sẽ lạc quan hóa những con số thấp hơn theo tỉ lệ, cho dù điều này đồng nghĩa với kiểu giống như đi theo đường lối ăn kiêng, chế độ ăn toàn thực vật, và viên uống giảm béo. Tâm trí con người mong muốn "chiến thắng" trong mọi trò chơi.Cạm bẫy này đầy rẫy trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Chúng ta tập trung vào làm việc nhiều tiếng đồng hồ dài đằng đẵng thay vì hoàn thành những việc có ý nghĩa. Chúng ta quan tâm nhiều hơn đến việc đạt được 10,000 bước hơn là việc chúng ta làm điều đó để khỏe mạnh. Chúng ta dạy những bài kiểm tra được chuẩn hóa thay vì nhấn mạnh vào việc học, vào tính tò mò, và lối tư duy phản biện. Nói một cách ngắn gọn, chúng ta lạc quan hóa những gì mà chúng ta đánh giá. Khi chúng ta lựa chọn sai phương thức đánh giá, đo đạc, chúng ta sẽ có hành động sai lầm. Điều này đôi khi được nhắc đến với cái tên Qui luật của Goodhart. Nó được lấy theo tên của nhà kinh tế học Charles Goodhart, nguyên tắc của qui luật này là, "Khi thước đo trở thành mục tiêu, nó sẽ không còn là một thước đo tốt nữa". Thước đo chỉ hữu ích khi nó chỉ dẫn được cho bạn và thêm bối cảnh vào một bức tranh rộng lớn hơn, chứ không phải nhấn chìm bạn. Mỗi con số chỉ đơn giản là một mảnh ghép thông tin phản hồi trong hệ thống toàn thể. Trong thế giới mà thông tin bị định hướng như bây giờ, chúng ta thường có khuynh hướng đánh giá cao những con số và đánh giá thấp những thứ phù du, nhẹ nhàng và khó xác định được số lượng. Chúng ta suy nghĩ sai lầm rằng những yếu tố chúng ta có thể đo đếm được là những yếu tố duy nhất tồn tại. Nhưng đâu chỉ bởi vì bạn có thể đo đếm được cái gì đó không có nghĩa rằng đó là thứ quan trọng nhất.

Và đâu chỉ bởi vì bạn không thể đo đếm được cái gì đó không có nghĩa rằng thứ đó chẳng có chút gì quan trọng. Tất cả những điều trên thể hiện rằng việc theo dõi thói quen đúng chỗ rất quan trọng. Việc ghi chép một thói quen và theo dõi tiến trình của bạn thường đem lại cảm giác thỏa mãn, thành tựu nhưng việc đo đạc không phải là thứ đáng lưu tâm duy nhất. Hơn nữa có rất nhiều cách để đánh giá đo đạc một tiến trình, và đôi khi nó còn giúp bạn chuyển hướng sự chú ý sang một điều gì đó hoàn toàn khác.

Đây cũng chính là lí do giải thích tại sao những chiến thắng không thể đong đếm được có hiệu quả trong việc giảm cân. Những con số rõ ràng rất là cứng nhắc, vì vậy nếu bạn chỉ tập trung vào con số, sự hăng hái của bạn sẽ chùng xuống. Có thể bạn nhận thấy rằng da của bạn trông đẹp hơn, hay bạn thức dậy sớm hơn, hay đời sống tình dục của bạn mạnh mẽ hơn. Tất cả những điều này đều là cách đúng đắn để theo dõi sự tiến bộ của bạn. Nếu bạn thấy những con số rõ ràng không truyền động lực cho bạn, có lẽ đã tới lúc bạn chuyển hướng sự chú ý sang một hình thức đo lường khác - một hình thức đem tới cho bạn nhiều tín hiệu tích cực hơn về tiến trình thực hiện.

Không quan trọng bạn đánh giá đo đạc sự tiến bộ của mình theo cách thức nào, việc theo dõi thói quen là một cách đơn giản giúp biến thói quen của bạn mang tính thỏa mãn hơn. Mỗi một cách thức đo lường cung cấp một chút bằng chứng rằng bạn đang đi đúng hướng và sự thoải mái tức thì ngắn ngủi thoáng qua khi bạn hoàn thành một công việc.

Tóm tắt chương

- Một trong những cảm giác thỏa mãn nhất là cảm giác trong quá trình làm việc gì đó.

- Theo dõi thói quen là cách đơn giản để đo tần suất bạn thực hiện thói quen - như việc đánh dấu X lên  lịch.

- Việc theo dõi thói quen và những hình thức khác có thể đánh giá bằng mắt nhìn có thể khiến thói quen của bạn mang tính thỏa mãn bằng cách cung cấp bằng chứng rõ ràng về tiến trình bạn đang thực hiện.

- Đừng phá vỡ thói quen. Hãy nỗ lực giữ chuỗi nhịp độ thực hiện thói quen.-

- Đừng bao giờ bỏ lỡ hai lần. Nếu bạn bỏ lỡ một ngày, hãy cố gắng tiếp tục thực hiện lại thói quen nhanh nhất có thể.

- Chỉ vì bạn có thể đo đếm được việc gì đó không có nghĩa việc đó là thứ quan trọng nhất.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3