Atomic Habits Thay đổi tí hon hiệu quả bất ngờ - Chương 19

CHƯƠNG 19 - QUI LUẬT GOLDILOCKS

QUI LUẬT GOLDILOCKS: CÁCH THỨC ĐỂ DUY TRÌ ĐỘNG LỰC TRONG CUỘC SỐNG VÀ CÔNG VIỆC

Năm 1955 Disneyland vừa mới mở cửa tại Anaheim, California, khi đó một cậu bé mười tuổi đã bước vào và xin một công việc. Luật lao động thời đó rất lỏng lẻo và cậu bé cuối cùng đã xin được một chân bán sách hướng dẫn với mức lương 0.50$ một cuốn.Trong vòng một năm, cậu bé đã chuyển sang bán hàng tại quầy Disney's magic, tại đây cậu bé đã học được những mẹo vặt từ những đồng nghiệp lớn tuổi hơn. Cậu bé đã biết những câu chuyện hài hước và thử kể một vài câu chuyện đơn giản với khách hàng. Cậu bé sớm nhận ra rằng những gì cậu bé yêu thích không đem lại phép màu nhưng nói chung cũng có hiệu quả. Cậu bắt đầu quan tâm tới việc trở thành một diễn viên hài kịch.

Ở tuổi thiếu niên, cậu bắt đầu biểu diễn tại những câu lạc bộ nhỏ trên khắp Los Angeles. Rất ít khán giả và phần trình diễn của cậu cũng ngắn. Cậu hiếm khi được xuất hiện trên sân khấu quá năm phút. Hầu hết đám đông khán giả còn bận uống hoặc nói chuyện với bạn bè nên không chú ý xem. Một tối cậu đã nhận diễn hài theo đúng nghĩa đen tại một câu lạc bộ trống không. Đây không phải là một công việc đặc biệt hào hứng gì, nhưng không có gì phải nghi ngờ rằng cậu đã tiến bộ hơn. Những màn trình diễn hài đầu tiên của cậu chỉ diễn ra vỏn vẹn một hay hai phút. Đến năm cao trung, màn trình diễn của cậu đã mở rộng lên thành năm phút và một vài năm sau là một show diễn mười phút.

Ở tuổi 19, cậu đã biểu diễn hai mươi phút mỗi lần hàng tuần. Cậu phải đọc ba bài thơ trong cả show diễn chỉ để bảo đảm độ dài thời gian buổi diễn, nhưng kỹ năng của cậu tiếp tục được rèn dũa.Cậu dành thêm 10 năm để trải nghiệm, rèn dũa, và thực hành. Cậu làm công việc biên tập viên truyền hình, và dần dần cậu có khả năng đảm đương các chương trình talk show một mình. Đến giữa những năm 1970, cậu đã trở thành khách mời thường xuyên trong chương trình The Tonight Show và Saturday Night Live.

Cuối cùng sau gần 15 năm làm việc, chàng thanh niên trẻ đã đạt được danh tiếng. Anh đã đi biểu diễn vòng quanh 60 thành phố trong 63 ngày. Sau đó là 72 thành phố trong 80 ngày. Sau đó nữa là 85 thành phố trong 90 ngày. Anh đã có 18,695 khán giả tham gia một show tại Ohio. Một buổi biểu diễn trong ba ngày tại New York đã bán hết 45,000 vé. Anh đã đạt tới đỉnh cao trong lĩnh vực của mình và trở thành một trong những nghệ sĩ hài kịch thành công nhất thời kỳ đó.

Anh ấy là Steve Martin. Câu chuyện của Martin mang tới một viễn cảnh thú vị về những gì mà việc duy trì thói quen trong một thời gian dài có thể mang lại. Hài kịch không dành cho những người rụt rè nhút nhát. Thật là khó tưởng tượng ra cảnh là sẽ đánh thẳng vào nỗi sợ hãi bên trong trái tim của nhiều người hơn là biểu diễn một mình trên sân khấu và thất bại chỉ để nhận lấy một nụ cười đơn lẻ. Anh đã phát biểu, " 10 năm để việc học, 4 năm để trau chuốt các kỹ năng, và 4 năm giống như sự thành công hoang dại." Tại sao một số người như Martin lại gắn chặt với những thói quen của họ - đó có thể là việc tập luyện những câu chuyện hài hay vẽ hoạt hình hay chơi guitar - trong khi hầu hết chúng ta vật lộn với việc duy trì động lực?

Làm cách nào chúng ta có thể thiết kế những thói quen thúc đẩy chúng ta thay vì những thói quen biến mất sau một thời gian? Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu câu hỏi này trong nhiều năm. Trong khi còn rất nhiều điều cần nghiên cứu, một trong những phát hiện chắc chắn nhất là cách thức duy trì động lực và đạt được kết quả mong đợi ở mức cao nhất là thực hiện nhiệm vụ "thử thách có thể quản lý/kiểm soát được". Não bộ con người yêu thích thử thách, nhưng chỉ khi đang ở trong vùng tối ưu của thử thách.

Nếu bạn yêu thích chơi tennis và thử chơi một trận đấu nghiêm túc với một đứa trẻ bốn tuổi, bạn sẽ nhanh chán. Việc đó quá dễ dàng. Bạn sẽ thắng mọi ván chơi. Ngược lại, nếu bạn chơi với một vận động viên tennis chuyên nghiệp như Roger Federer hay Serena Williams, bạn sẽ nhanh chóng mất hết động lực bởi vì cuộc chơi quá khó. Bây giờ hãy xem xét việc chơi tennis với một ai đó ngang tầm với bạn. Khi trận đấu diễn ra, bạn thắng một vài ván và thua một vài ván. Bạn có cơ hội tốt để chiến thắng, nhưng chỉ trong trường hợp bạn thật sự nỗ lực. Bạn rất tập trung, không có sự sao nhãng, và bạn thấy bản thân bạn hoàn toàn tập trung vào việc chơi.

Đây là một thử thách có thể quản lý/kiểm soát được và nó là một ví dụ điển hình cho qui luật Goldilocks.Theo qui luật Goldilocks, con người có động lực cao nhất khi thực hiện những công việc đạt tới ngưỡng của khả năng hiện tại của họ. Không quá khó khăn. Không quá dễ dàng. Chỉ vừa đủ.Sự nghiệp diễn hài kịch của Martin là một ví dụ tuyệt vời cho việc thực hành qui luật Goldilocks. Mỗi năm anh lại tăng thêm thời gian biểu diễn trên sân khấu của mình - dù chỉ là thêm một phút hoặc hai. Anh cũng luôn luôn thêm vào những chất liệu biểu diễn mới, đồng thời anh cũng vẫn giữ lại một vài chuyện cười để bảo đảm tính gây cười. Đủ thành tựu để giúp anh tiếp tục giữ động lực và cũng đủ sai lầm để giúp anh tiếp tục làm việc chăm chỉ.Khi bạn bắt đầu một thói quen mới, việc giữ cho hành động đó dễ thực hiện nhất có thể là rất quan trọng để bạn có thể gắn bó với nó ngay cả khi các điều kiện không hoàn toàn thuận lợi. Việc này chúng ta đã đề cập chi tiết trong phần Qui luật số 3 trong thay đổi hành vi.

Một khi thói quen đã được hình thành, việc tiếp tục bước tiếp từng bước nhỏ có vai trò quan trọng. Những tiến bộ nhỏ này và những thách thức mới sẽ giữ bạn tiếp tục. Và nếu bạn đạt tới vùng Goldilocks, bạn có thể đạt được trạng thái dòng chảy (flow state) [*Tôi có một giả thuyết đáng lưu ý về những gì xảy ra khi chúng ta đạt tới trạng thái flow state. Điều này chưa được xác nhận. Nó chỉ là suy đoán của tôi. Các chuyên gia tâm lý thường nói về việc bộ não hoạt động ở hai trạng thái: Hệ thống 1 và hệ thống 2. Hệ thống 1 mang tính nhanh và bản năng. Nói một cách khái quát, những tiến trình mà bạn có thể thực hiện một cách nhanh chóng (giống như các thói quen) do hệ thống 1 kiểm soát. Trong khi đó, hệ thống 2 kiểm soát tiến trình suy nghĩ thường là chậm và hiệu quả hơn - giống như việc tính toán câu trả lời cho một bài toán khó. Theo dòng chảy, thử tưởng tượng hệ thống 1 và hệ thống 2 tập trung vào kết quả đối lập của dòng suy nghĩ. Tiến trình nhận thức càng mang tính tự động, thì nó sẽ càng tiến nhiều về hướng hệ thống 1. Hành động càng cần nhiều nỗ lực, nó lại càng tiến nhiều về phía hệ thống 2. Tôi tin rằng dòng chảy nằm ở lằn ranh giữa hệ thống 1 và hệ thống 2. Bạn đang sử dụng toàn bộ các kiến thức tự động và kiến thức ẩn tàng liên quan tới hành động đó trong khi vẫn đang làm việc chăm chỉ để theo đuổi một thử thách trong giới hạn khả năng của bạn. Cả hai trạng thái của não bộ đều tham gia toàn bộ. Cả phần não bộ vô thức và có nhận thức đều hoạt động hoàn hảo và hòa hợp].

Trạng thái dòng chảy là trải nghiệm của việc "ở trong vùng" và hoàn toàn đắm chìm vào một việc. Các nhà khoa học đã cố gắng định lượng cảm giác này. Họ phát hiện ra rằng để đạt tới được trạng thái dòng chảy, một hành động phải vượt khoảng 4 phần trăm giới hạn khả năng hiện tại của bạn. Trong thực tế, gần như không thể định lượng được những khó khăn thử thách theo cách này, nhưng ý tưởng chính theo qui luật Goldilocks là: chỉ đối diện những thử thách có độ khó có thể kiểm soát/quản lý được - việc nằm trong phạm vi khả năng của bạn - việc này dường như là điều cốt lõi trong việc duy trì động lực.Việc tiến bộ đòi hỏi sự cân bằng chính xác. Bạn cần thường xuyên tìm kiếm những thách thức để thúc đẩy bạn tiến gần tới những giới hạn trong khi không ngừng thực hiện những tiến trình đủ để giữ động lực. Các thói quen cần duy trì sự mới lạ để chúng luôn có sức thu hút và mang tính thỏa mãn. Thiếu sự đa dạng chúng ta sẽ cảm thấy chán. Và sự buồn chán có lẽ là kẻ thù lớn nhất trong công cuộc cải thiện bản thân.

CÁCH THỨC ĐỂ GIỮ SỰ TẬP TRUNG KHI BẠN CẢM THẤY CHÁN NẢN TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN TỚI MỤC TIÊU

Sau khi sự nghiệp bóng chày của tôi kết thúc, tôi đã tìm một bộ môn thể thao mới. Tôi tham gia một đội cử tạ và một ngày một huấn luyện viên ưu tú đã tới thăm phòng tập của chúng tôi. Anh này có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với hàng nghìn vận động viên, trong đó có cả những vận động viên Olympic. Tôi đã tự giới thiệu bản thân và chúng tôi bắt đầu nói chuyện về tiến trình tiến bộ."Sự khác biệt giữa những vận động viên hàng đầu và những người bình thường là gì?", tôi đặt câu hỏi. "Những người thật sự thành công không nên làm điều gì nhất?".Anh ấy đã đề cập tới những yếu tố mà bạn có thể kỳ vọng: bộ mã gene di truyền, may mắn, tài năng. Nhưng sau đó anh đã nhắc tới điều mà tôi không ngờ tới: "Đến một thời điểm nào đó, thành công sẽ tới với những người có thể vượt qua được sự tẻ nhạt của việc tập luyện hàng ngày, luyện tập không ngừng nghỉ".

Câu trả lời của anh đã khiến tôi bất ngờ bởi vì đây là một lối suy nghĩ khác lạ về cách thức tập luyện. Mọi người nói rằng họ cảm thấy "phù phiếm" khi hành động để theo đuổi mục tiêu. Cho dù đó là trong việc kinh doanh, hay thể thao, hay nghệ thuật, bạn sẽ nghe mọi người nói những câu kiểu như, "Tất cả là nhờ đam mê", hay "Bạn phải thực sự mong muốn điều đó cơ". Kết quả là rất nhiều người trong số chúng ta cảm thấy mệt mỏi khi chúng ta mất tập trung hoặc mất đi động lực bởi vì chúng ta cho rằng những người thành công là những người có nguồn đam mê vô tận. Nhưng vị huấn luyện viên này lại đang nói với tôi rằng những người thành công thật sự cũng cảm thấy thiếu động lực như tất cả những người khác thôi. Sự khác biệt là họ vẫn tiếp tục tìm kiếm con đường để tiếp tục bất chấp cảm giác nhàm chán. Sự thành thục yêu cầu phải rèn luyện. Nhưng bạn càng làm việc nào đó nhiều, bạn càng cảm thấy chán và mang tính lặp lại. Một khi những kết quả ban đầu xuất hiện và chúng ta đạt được những gì ta kỳ vọng, sự thích thú sẽ bắt đầu nhạt nhòa. Đôi khi việc này diễn ra rất nhanh chóng.

Tất cả những gì bạn cần phải làm là tới phòng tập gym vài ngày trong tuần hoặc viết đôi bài trên blog đúng hạn, và để một ngày trôi qua mà không có nhiều sự vui thích. Mọi thứ vẫn ổn. Thật dễ dàng để hợp lý hóa việc có một ngày bỏ bê bởi vì bạn đang ở vị trí rất phù hợp.Mối đe dọa lớn nhất với thành công không phải là thất bại mà là sự buồn chán. Chúng ta thấy những thói quen thật nhàm chán bởi vì chúng đã không còn khiến chúng ta vui thích nữa. Kết quả trở thành kỳ vọng. Và khi chúng ta thường xuyên thực hiện các thói quen, chúng ta bắt đầu bị chệnh khỏi lộ trình tìm kiếm sự mới lạ.

Đây có lẽ là lý do giải thích tại sao chúng ta mắc vào cái vòng luẩn quẩn không có điểm kết, nhảy từ một bài tập này sang một bài tập khác, từ một chế độ ăn kiêng này sang một chế độ ăn kiêng khác, từ một ý tưởng kinh doanh này sang một ý tưởng khác. Ngay khi chúng ta đạt được một chút xíu động lực, chúng ta lại bắt đầu tìm kiếm một cách thức mới - cho dù các thức cũ vẫn còn hiệu quả. Như Machiavelli đã từng viết, "Con người khao khát sự mới lạ cho dù đó là những người mong ước sự thay đổi và đang làm rất tốt hay đang làm rất tệ".

Có lẽ đây là lý do tại sao hầu hết các sản phẩm hình thành nên thói quen đều cung cấp không ngừng những loại hình mới mẻ. Những trò chơi video games đem lại sự mới mẻ về thị giác. Phim tranh ảnh đen mang lại sự mới mẻ về tình dục. Đồ ăn nhanh, đóng hộp đem lại cảm giác mới mẻ về vị giác. Mỗi một trải nghiệm khi sử dụng những loại hình trên đều liên tục mamg lại những yếu tố gây bất ngờ. Trong tâm lý học, việc này có tên gọi là phần thưởng đa dạng (variable reward) [*Việc phát hiện ra khái niêm phần thưởng đa dạng diễn ra một cách tình cờ. Một ngày khi đang trong phòng thí nghiệm, nhà tâm lý học nổi tiếng của đại học Havard B.F.Skinner đang thực hiện nghiên cứu trên các mẫu thức ăn và đang thực hiện thêm về qui trình thời gian tiêu hóa thức ăn bởi vì ông phải dùng tay ấn từng mẫu thức ăn vào một cái máy. Tình huống này đưa ông tới với việc 'tự hỏi bản thân tại sao mỗi lần ấn thức ăn thì lại cần chỉnh lại đòn bẩy cho chắc'. Ông quyết định chỉ thí nghiệm trên chuột và thi thoảng cho chúng ăn và dưới sự kinh ngạc của ông, khi thay đổi việc cho ăn không làm giảm hành vi, mà còn thật sự làm gia tăng chúng]. Máy đánh bạc là một ví dụ điển hình trong đời sống. A gambler hits the jackpot every now and then but not at any predictable interval.

Các mức giải thưởng rất phong phú. Sự đa dạng về giải thưởng này đem tới sự tăng tối đa lượng dopamine giúp tăng cường sự gợi nhắc ký ức, và tăng tốc việc hình thành thói quen. Giải thưởng đa dạng sẽ không tạo ra một sự khao khát - điều này có nghĩa là, bạn không thể khiến cho một người khao khát giải thưởng hết hào hứng với chúng, hãy cho họ những khoảng giãn linh hoạt, đa dạng, và hi vọng điều này sẽ thay đổi cách suy nghĩ của họ - nhưng đây cũng là cách phóng đại một cách mạnh mẽ sự khao khát những gì chúng ta đã từng tận hưởng bởi vì chúng làm giảm đi sự buồn chán.Điểm ngọt ngào của ham muốn xảy ra tại giao điểm 50/50 giữa thành công và thất bại. Một nửa thời gian bạn có được những gì bạn muốn. Một nửa thời gian bạn không có được những thứ bạn muốn. Bạn cần chỉ vừa đủ "thành tựu" để cảm thấy thỏa mãn và chỉ vừa đủ "ham muốn" để cảm nhận được sự khao khát.

Đây là một trong những ích lợi từ việc tuân thủ qui luật Goldilocks. Nếu bạn đã cảm thấy thích một thói quen, việc đương đầu với những thách thức từ những khó khăn trong tầm kiểm soát là một cách tốt để giữ cho mọi việc luôn có tính hấp dẫn, thú vị. Dĩ nhiên không phải mọi thói quen đều có yếu tố phần thưởng đa dạng, và bạn sẽ không mong muốn chúng. Nếu Google chỉ đưa ra một kết quả hữu ích cho mỗi lần tìm kiếm thì tôi sẽ nhanh chóng chuyển sang sử dụng công cụ tìm kiếm đối thủ. Nếu Uber chỉ nhận một nửa những chuyến đi của tôi, tôi ngờ rằng tôi sẽ tiếp tục sử dụng ứng dụng này. Và nếu tôi đánh răng mỗi tối và chỉ thi thoảng khi đánh răng xong tôi cảm thấy miệng mình sạch sẽ, tôi nghĩ tôi sẽ bỏ qua việc này. Dù phần thưởng đa dạng hay không, không thói quen nào có thể duy trì sự hấp dẫn mãi được.

Vào một lúc nào đó, mỗi người sẽ đối diện với cùng một thử thách trên hành trình cải thiện bản thân: bạn phải yêu thích sự nhàm chán.

Tất cả chúng ta đều có các mục tiêu mà chúng ta mong muốn đạt tới và các mơ ước mà chúng ta mong muốn thực hiện nhưng cho dù bạn đang nỗ lực trở nên tốt hơn trong lĩnh vực nào, nếu bạn chỉ làm một việc khi việc đó thuận tiện hoặc thú vị thì sau đó bạn sẽ không bao giờ đủ kiên định để đạt được kết quả gì đáng kể. Tôi có thể đảm bảo rằng nếu bạn nỗ lực thành công bắt đầu một thói quen và duy trì thực hiện nó, sẽ có những ngày bạn cảm thấy chỉ muốn từ bỏ. Khi bạn bắt đầu một công việc kinh doanh, sẽ có những ngày bạn cảm thấy không muốn làm việc. Khi bạn tới phòng tập gym, sẽ có những bài tập mà bạn cảm thấy không muốn hoàn thành.

Khi tới thời gian dành cho việc viết lách, sẽ có những ngày bạn cảm thấy không muốn gõ bất kỳ chữ nào. Nhưng hãy bước từng bước một khi cảm thấy khó chịu, hay bực bội, hay kiệt sức để làm những việc như vậy, chính việc này tạo ra sự khác biệt giữa một người chuyên nghiệp và một dân nghiệp dư. Những người chuyên nghiệp gắn liền với lịch trình; dân nghiệp dư thả trôi theo cuộc đời. Những người chuyên nghiệp biết cái gì là quan trọng đối với họ và làm việc hướng tới điều đó có mục đích; dân nghiệp dư bị cuốn vào guồng xoáy của những việc cấp thiết trong cuộc sống. David Cain, một nhà văn và một giáo viên dạy thiền, thường khuyến khích học trò của mình tránh trạng thái thiền khi mọi việc dễ dàng, tốt đẹp (fair-weather meditators).

Tương tự, bạn không muốn là một vận động viên, là một nhà văn, hay là bất cứ cái gì  chỉ thực hiện những việc dễ dàng, thuận lợi. Khi một thói quen thật sự quan trọng đối với bạn, bạn phải sẵn sàng kiên trì thực hiện nó với bất kỳ tâm trạng nào. Những người chuyên nghiệp hành động ngay cả khi tâm trạng không tốt. Có thể họ không thích thú gì việc đó, nhưng họ tìm ra cách để thực hiện việc đó theo đúng lộ trình. Có rất nhiều bài tập mà tôi cảm thấy không muốn thực hiện nhưng tôi không bao giờ hối tiếc vì đã tập luyện. Có rất nhiều đề tài mà tôi cảm thấy không muốn viết về nhưng tôi không bao giờ hối tiếc vì đã đăng bài theo một lịch trình định trước. Có nhiều ngày tôi cảm thấy thoải mái, thư giãn, nhưng tôi không bao giờ hối tiếc vì đã nỗ lực và thực hiện việc quan trọng đối với tôi.Cách duy nhất để trở nên tuyệt vời là hãy có niềm yêu thích vô tận với việc thực hiện đi thực hiện lại cùng một việc. Bạn phải yêu thích sự nhàm chán.

Tóm tắt chương

- Qui luật Goldilocks cho rằng những trải nghiệm của con người sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ nhất khi chúng ta làm những việc đạt tới ngưỡng trong khả năng hiện tại.

- Mối đe dọa lớn nhất đối với thành công không phải là thất bại mà là sự nhàm chán.

- Khi thói quen đã thành thông lệ, chúng sẽ trở nên kém hấp dẫn và ít mang lại tính thỏa mãn. Chúng ta thấy chán khi thực hiện chúng.

- Ai cũng có thể làm việc chăm chỉ khi họ có động lực. Chính khả năng tiếp tục thực hiện công việc khi công việc đó không còn thú vị tạo ra điều khác biệt.

- Những người chuyên nghiệp gắn chặt với lịch trình; Những người không chuyên thả trôi mọi việc.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3