Cãi Gì Cũng Thắng - Chương 17
Vọng tưởng
Trong khi rất nhiều người trong số chúng ta khá thích thú với vọng tưởng, chúng ta đã nâng tầm nó thành một ngụy biện khi sử dụng trong tranh luận. Nếu chúng ta chấp nhận một luận điểm vì chúng ta muốn nó thành hiện thực hơn là vì những lập luận hay bằng chứng ủng hộ nó, chúng ta đang đi vào ngụy biện. Tương tự, chúng ta cũng phạm phải ngụy biện vọng tưởng, nếu từ chối điều gì đó chỉ vì chúng ta không mong muốn nó thành hiện thực.
Làm việc trong thời tiết tệ hại thế này không tốt cho ai cả. Tôi cho rằng tôi sẽ xin nghỉ hôm nay và ngủ ở nhà.
(Bất kỳ ai chắc hẳn lúc nào đó cũng từng cảm nhận sức quyến rũ của lập luận này. Không may thay, trong khi có rất nhiều lý do ủng hộ hay phản đối việc đi làm, không muốn là một lý do thiếu tính thuyết phục với bất kỳ ai khác ngoại trừ bản thân chúng ta.)
Những vọng tưởng của chúng ta hiếm khi liên quan đến câu hỏi liệu một thứ là đúng hay sai. Chúng ta phạm phải một ngụy biện bằng cách bắt đem những vọng tưởng vào cuộc thảo luận lợi-hại. Cho rằng thế giới là cái chúng ta muốn và mang tính duy ngã là một suy nghĩ đúng đắn nhưng là một lý luận sai.
Tất nhiên những buổi thảo luận về môi trường sẽ thành công. Nếu không, điều đó có nghĩa là con người đang trên đường diệt vong.
(Sự thật rằng chúng ta muốn nó thành công không có nghĩa rằng nó sẽ thành công. Có thể là con người đang trên đường diệt vong; trong trường hợp đó bạn chỉ nên gói ghém đồ đạc cũng như hy vọng.)
Vọng tưởng thường xuất hiện để tô màu cho phán quyết về những kết quả mà chúng ta không có khả năng ảnh hưởng.
Anh ấy không thể chết được. Chúng ta không thể thiếu anh ấy.
(Anh ấy đã chết. Họ có thể thiếu anh ấy.)
Thực tế, cái chết là một chủ đề đặc biệt nghiêng về ngụy biện vọng tưởng. Bản chất vội vã và khinh suất của nó được làm mềm bằng ngụy biện này, để trở thành thứ gì đó chúng ta cảm thấy chấp nhận được, dù rằng những vọng tưởng khó có thể trở thành nền tảng căn cứ cho luận điểm của chúng ta. Boswell khi đến thăm Hume trong cơn hấp hối đã hỏi triết gia này về kiếp sau:
Liệu việc hy vọng gặp lại những người bạn có khó chịu hay không?
(Ông nhắc đến ba người bạn đã mất gần đây của Hume nhưng sau đó kiên quyết phản đối ngụy biện này. “Ông ấy nói rằng sẽ rất dễ chịu”, Boswell thuật lại, “nhưng nói thêm rằng không ai trong bọn họ thích thú với ý tưởng phi lý đó cả.)
Thời gian, cũng như cái chết, là một vùng đất trong đó những vọng tưởng thay thế khả năng ảnh hưởng của chúng ta.
Không thể là thứ Sáu được! Tôi chưa học đủ để có thể đỗ kỳ thi.
(Bạn nói sai về ngày và nói đúng về kỳ thi rồi đấy.)
Vấn đề của vọng tưởng là nếu bạn muốn một thứ và những quy luật của vũ trụ lại mô tả một thứ khác, sẽ xuất hiện một mâu thuẫn quyền lợi cái không thể được giải quyết theo ý của bạn. Nếu điều này xảy ra, bạn nên dành thời gian nghĩ ra cách làm thế nào đối phó với kết quả hơn là vọng tưởng rằng điều gì đó khác sẽ xảy ra.
Ngân hàng sẽ nới khoản khấu chi của chúng ta, nếu không chúng ta sẽ không thể tồn tại được.
(Giám đốc ngân hàng không hứng thú lắm đến sự tồn tại của bạn. Họ chỉ quan tâm hai thứ: kiếm tiền cho ngân hàng và đàn áp những người nghèo.)
Hầu hết chúng ta đều khá thành thạo trong việc sử dụng ngụy biện vọng tưởng để thuyết phục bản thân mình. Khi sử dụng nó để thuyết phục những người khác, hãy nhớ rằng bạn nên sử dụng vọng tưởng của họ, chứ không phải vọng tưởng của bản thân bạn.
Công việc kinh doanh này sẽ thành công. Bạn sẽ có được một khoản hoàn vốn tuyệt vời trên khoản đầu tư của mình.
(Câu nói này còn hay hơn câu “Công việc kinh doanh này sẽ thành công. Bạn sẽ giàu có suốt đời!”)
Phân loại các ngụy biện
Có năm loại ngụy biện chung. Sự phân chia quan trọng nhất là giữa ngụy biện chính thống và ngụy biện phi chính thống, dù rằng có rất nhiều sự phân biệt quan trọng giữa những dạng ngụy biện phi chính thống khác nhau.
Ngụy biện chính thống mắc phải lỗi nào đó trong cấu trúc lý luận. Dù chúng thường giống với những hình thái lập luận có căn cứ, cái cầu thang đó chỉ mang chúng ta từ A đến B trên con đường có những rạn nứt, hay thiếu những nhịp cầu thang. Nói ngắn gọn, ngụy biện này xuất hiện vì bản thân chuỗi lý luận có khuyết điểm.
Mặt khác, ngụy biện phi chính thống thường sử dụng lý luận có căn cứ dựa trên những điều kiện không đủ cho phương pháp lý luận kia. Chúng có thể mang tính ngôn ngữ, cho phép tồn tại sự tối nghĩa để thừa nhận lỗi; hoặc chúng có thể là ngụy biện tính xác đáng cái đã loại bỏ những gì cần thiết để duy trì giá trị của lập luận, cho phép những yếu tố không liên quan tham gia vào kết luận, hoặc cho phép những giả định không xác đáng thay đổi kết luận được đưa ra.
Năm loại ngụy biện là:
1. Chính thống
2. Phi chính thống (ngôn ngữ)
3. Phi chính thống (xác đáng – lược bỏ)
4. Phi chính thống (xác đáng – xúc phạm)
5. Phi chính thống (xác đáng – giả định)
Ngụy biện chính thống
Khẳng định hậu thức
Kết luận chối bỏ tiên đề
Tiên đề mâu thuẫn
Phủ định tiền kiện
Tiền đề loại trừ
Ngụy biện khẳng định sự tồn tại
Hoán vị dối
Sai cách thứ yếu
Sai cách chủ yếu
Kết luận khẳng định/tiền đề phủ định
Ngụy biện bốn điều kiện
Ngụy biện phi chính thống ngôn ngữ
Ngụy biện trọng âm
Chơi chữ
Ngụy biện tổng thể
Ngụy biện phân hóa
Ngụy biện lối nói lập lờ
Đồ vật hóa
Ngụy biện xác đáng phi chính thống (lược bỏ)
Song đề dối trá
Lập luận luẩn quẩn
Lượng hóa che đậy
Chê bai các lựa chọn khác
Ngụy biện rút lui định nghĩa
Cắt xén ngoại diên
Rào trước
Ngụy biện bất khả tri
Ngụy biện cứng đầu
Lập luận điệp khúc
Nhìn phiến diện
Bác bỏ ví dụ
Dịch chuyển căn cứ
Dịch chuyển gánh nặng bằng chứng
Biện hộ đặc biệt
Người rơm
Ngoại lệ chứng minh quy luật
Phản bác vụn vặt
Tam đoạn luận giản ước không chấp nhận
Sự hoàn hảo bất khả thi
Ngụy biện xác đáng phi chính thống (xúc phạm)
Che đậy bằng khoa học
Ngụy biện kẻ giàu
Ngụy biện cảm tính
(Gợi lên lòng đố kỵ)
(Gợi lên sự sợ hãi)
(Gợi lên sự cân bằng)
(Gợi lên sự ghen ghét)
(Gợi lên lòng kiêu hãnh)
(Gợi lên sự mê tín)
(Cảm xúc tốt hơn lý trí)
Ngụy biện học sinh nào cũng biết
Ngụy biện di truyền
Ngụy biện công kích cá nhân
Ngụy biện hoàn cảnh
Thiếu xác đáng
Hài hước thiếu xác đáng
Lợi dụng nghèo khó
Ngôn ngữ xúc cảm
Lòng trắc ẩn
Bỏ độc giếng nước
Kêu gọi công luận
Ngụy biện cá trích đỏ
Chuyến tàu chạy trốn
Lý luận tuột dốc
Anh cũng thế
Lợi dụng quyền lực
Vọng tưởng
Ngụy biện xác đáng phi chính thống (giả định)
Suy luận gièm pha
Ngụy biện ngẫu nhiên
Ngụy biện loại suy
Ngụy biện lối mòn
Chủ nghĩa tiên nghiệm
Ngụy biện rẽ đôi
Lập luận luẩn quẩn
Ngụy biện câu hỏi phức
Ngụy biện sai nguyên nhân
Thủ tiêu ngoại lệ
Thống kê sau sự việc
Ngụy biện kẻ cờ bạc
Thiếu xét đoán
Lập luận cái mới
Điệp nguyên luận
Ngụy biện nhân quả
Khái quát hóa vội vã
Ngụy biện ôn hòa
Đổ lỗi kiểu Thatcher