Có phải ngôi sao ấy mang anh đến bên em?_ Chương 01_Nhà mới
Chương 1
Nhà mới
Thanh xuân đến như một cơn gió, lướt qua mỗi người, khẽ lay nhẹ vào trái tim. Nó mang lại cho người ta những rung động đầu đời. Cho dù cơn gió có chuyển thành giống tố cuốn đi thứ bạn cho là quan trọng nhất cuộc đời, đem đến những mất mát cho tương lai thì bạn vẫn muốn được cảm nhận cơn gió ấy.
Tôi cũng từng có một thời thanh xuân có nụ cười có nước mắt có nỗi nhớ có xót xa và hối tiếc…
“Tiểu Ngọc! Tiểu An! Từ nay chúng ta sẽ ở đây. Vào thôi.” Tôi nhìn mẹ và anh hai xách những chiếc túi đồ cồng kềnh vào nơi mà mẹ tôi gọi là nhà mới. Đây là một căn hộ nằm trong một khu chung cư cũ ở ngoại ô Sài Gòn. Mọi thứ xung quanh nhìn rất xập xệ. Trên tường có vài chỗ bị nứt. Hành lang thì sơn đã bị bong tróc gần hết. Không khí nơi đây gợi lên mùi xưa cũ.
Tôi tự hỏi thầm “Mình sẽ phải bắt đầu cuộc sống mới ở đây sao? Làm sao mà mọi người ở đây có thể sống được?…” Một cô bé từng sống trong một biệt thự cao sang rộng lớn, đủ mọi tiện nghi, việc gì cũng có người đưa đến tận tay, giờ đây phải sống ở nơi như thế này. Những câu hỏi về cuộc sống tương lai của chúng tôi cứ liên tục tuôn ra mà chưa biết câu trả lời.
Lý do mà chúng tôi phải chuyển đến đây là vì việc kinh doanh của ba tôi đã bị phá sản. Công ty của ba tôi nghe nói bị thưa kiện vì lý do nào đó mà tôi không được biết. Ba tôi vì áp lực việc đó mà bị tai nạn khi đang lái xe. Ông ấy trở nên im lặng nằm trên gường bệnh hai năm nay. Mặc dù không nghe bác sĩ thông báo nhưng tôi có thể đoán ra việc ba tôi còn sống sau vụ tai nạn là một may mắn rất lớn. Nhưng ông chỉ nằm lặng im một chỗ mặc cho mọi sự vẫn tiếp tục diễn ra. Một người mới đây còn cười nói với chúng tôi bây giờ phải sống cuộc đời thực vật thì thật là một cú sốc lớn với tất cả mọi người. Điều mong chờ nhất bây giờ của chúng tôi là mong ông có thể tỉnh dậy.
Từ khi ba tôi bị tai nạn, mẹ tôi phải gánh hết tất thảy những gì mà ba tôi đang chịu trách nhiệm ở những hạng mục công việc. Bà ấy từng là một nữ doanh nhân như ba tôi, nhưng vì muốn chăm lo cho cuộc sống gia đình nên đã thoái lui. Hai năm nay, bà vừa phải giải quyết những vấn đề kiện tụng với những công ty đã từng hợp tác với mình, vừa vạch ra kế hoạch mới cho công ty. Nhưng sự việc ngày càng trầm trọng và mất kiểm soát.
Đến nổi mẹ tôi phải bán hết tất cả nhà cửa để chi trả cho vụ kiện và đóng viện phí cho ba tôi, còn một ít thì mua một căn hộ trong khu chung cư cũ này. Tôi có nhiều điều thắc mắc rất muốn hỏi bà ấy và anh hai. Nhưng mỗi lần hỏi đến cả hai đều tìm một chủ đề khác và nói tôi còn quá nhỏ để có thể hiểu được tất cả. Nhiều khi giật mình tỉnh giấc, trong ánh sáng đêm tôi thấy bà ấy cầm ly rượu trên tay, nước mắt cứ giàn giụa tuôn rơi. Tôi lúc đó rất muốn chạy đến hỏi tại sao thì anh hai lập tức ngăn lại "Cứ để mẹ khóc đi, như vậy sẽ cảm thấy dễ chịu hơn."
Tôi từ đó trở nên trầm tư, ít nói hơn và cố gắng làm tất cả những gì có thể làm để phụ giúp gia đình, suy nghĩ có chững chạc thêm một chút. Còn anh hai dù chỉ lớn hơn một tuổi nhưng lại rất hiểu chuyện. Và nhờ có anh hai luôn lạc quan nên gia đình tôi cũng có tiếng cười nói. Anh hai từng nói muốn là người gánh vác gia đình thay ba, nên đã quáng xuyến hết việc ở nhà khi mẹ không có ở nhà.
Những ngày gia đình mình gặp biến cố, tôi thấy được sự thay đổi nhanh chóng của mọi người mà tôi luôn nghĩ họ tốt, tận lòng với chúng tôi. Bọn họ cười nhạo, chê bai, còn có người nói chúng tôi bị như vậy là xứng đáng lắm. Tôi nhận ra thế giới mà tôi từng sống tất cả đều là sự giả tạo. Tôi cũng đã tự nhủ mình phải trở nên mạnh mẽ hơn lúc trước, không đặt sự tin tưởng của mình vào người khác một cách mù quáng.
Hôm nay là ngày đầu tiên chúng tôi chuyển đến đây, mọi thứ vẫn còn bừa bộn. Dịch vụ chuyển đồ đã đem tất cả những gì ở nhà cũ đến đây nhưng vẫn chưa sắp xếp thứ tự như chúng tôi mong muốn. Mọi người nhìn nhau rồi sắn tay áo bắt tay vào việc quét dọn lau chùi.
Anh hai và mẹ tôi xé cái khăn đã cũ ra làm hai nửa, mỗi người cầm một nửa giẻ lau, vào nhà tắm xách nước bắt đầu quét tước. Ngay cả tôi cũng không có quyền lợi mà đứng ra đó, tôi bị anh hai bắt đi lau cửa sổ. Chúng tôi thử xem mấy giang phòng khác, nhìn thấy đồ còn xót lại của mấy người ở đây trước kia, phải gom tất cả chúng lại bỏ bao đem đổ rác.
Nhìn quanh một hồi tôi chọn cho mình căn phòng có cửa chính đối diện cửa sổ, trên đó có vài dây mười giờ của tầng trên xà xuống, trông rất rậm rạp tươi tốt. Từ cửa sổ này tôi có thể nhìn thấy cả một cánh đồng, gió thổi vào trong phòng rất thích.
Giường ngủ đã được mấy người chuyển nhà đem vào giùm, nhưng tôi không thích giường ở vị trí dưới cửa sổ này. Tôi, mẹ và anh hai cùng nhau cố gắng đẩy nó đến góc phòng, cứ thế chúng tôi đẩy ba chiếc giường ở ba căn phòng đặt vị trí mà mọi người cảm thấy ưng ý nhất.
Sau đó ai cũng phải tự dọn dẹp lại phòng ốc, đồ đạc của mình. Tôi lấy giấy dán tường mà đã chọn trước đó dán lên khắp căn phòng sau khi đã bôi keo. Nửa tiếng sau, căn phòng trở nên ấm áp ngập tràn màu nắng vì tôi chọn cho mình phòng nền màu vàng. Màu vàng là màu tôi thích nhất. Tôi không biết là do ba tôi thích màu vàng nên tôi thích theo hay là tôi tự cảm nhận màu vàng rất đẹp. Tôi nhận ra mình có nhiều sở thích rất giống ba.
Anh hai nói sẽ phụ giúp tôi nhưng tôi nói khỏi, tôi muốn tự mình trang trí căn phòng này, dù mọi việc có khó đến đâu cũng không thể làm khó được tôi. Cũng như khi ở phương diện phải đối mặt với thử thách gam go đến đâu đi chăng nữa nhưng tôi sẽ không bỏ cuộc mà đối mặt trực tiếp với nó.
Mọi thứ cuối cùng cũng đã đặt vào đúng vị trí của nó, căn phòng nhỏ đã trở nên rộng rãi hơn. Tôi vương người rồi ngã lưng trên chiếc giường.
Sắp xếp đồ đạc đâu vào đấy cũng mất hết nữa ngày. Sau khi hai anh em tôi dọn dẹp lại phòng ốc, sắp xếp lại hành lý thì mẹ tôi cũng đã nấu xong bữa trưa. Bà ấy còn có làm bánh bảo tôi và anh mang sang biếu hàng xóm và chào mọi người. Còn về phần mẹ tôi, bà ấy phải đến bệnh viện xem ba tôi có thể tiến triển thêm bước nào không.
Ăn cơm xong, hai anh em chúng tôi người dọn dẹp lau bàn, người rửa chén. Mọi việc xong xuôi thì chúng tôi bắt đầu đi chào hỏi từng nhà trong khu. Đây là một khu chung cư hình vuông có năm tầng lầu, mỗi dãy lầu có khoảng ba nhà. Chúng tôi chỉ cần chào hỏi những người chung tầng và nhà của bác bảo vệ là được.
Kế bên nhà tôi là nhà của một ông bà lão ngoài sáu mươi, có lẽ con cháu của họ không sống ở đây. Họ đang ăn cơm thì thấy chúng tôi đứng trước cửa, bà lão đặt chén cơm xuống, nở nụ cười phúc hậu vẩy tay gọi chúng tôi vào: “Đừng ngại, vào đây với ta.” Anh hai tôi cuối đầu xin phép rồi cố níu tay tôi bước vào.
Hít một hơi thật sâu anh hai nói: “Chúng cháu chào ông bà. Đây là chút bánh mẹ cháu làm biếu ông bà ăn lấy thảo. Bọn cháu mới chuyển tới đây, ở nhà kế bên. Mong ông bà có gì chỉ bảo ạ.” Tôi nhìn thấy anh hai đang rất cẩn trọng từng lời nói, vần trán lấm tấm mồ hôi.
Bà lão đưa tay nhận lấy đĩa bánh đặt xuống bà rồi xoa đầu hai bọn tôi: “Cảm ơn các cháu! Cứ gọi bọn ta là ông Lý bà Lý. Sau này tắt lửa tối đèn giúp đỡ lẫn nhau. Còn nhỏ mà biết phụ giúp cha mẹ vậy là ngoan.”
Anh hai ngẩng đầu lên, gương mặt hơi đượm buồn nhìn tôi. Tôi hiểu được suy nghĩ phía sau biểu cảm đó. Sau đó nhìn về phía ông bà Lý anh hai lại kính cẩn: “Vậy chúng cháu xin phép về ạ. Ông bà cứ tiếp tục dùng cơm. Chúc ông bà ăn ngon miệng.” rồi khoan tay cúi chào bước ra khỏi cửa.
Cứ vậy chúng tôi chào hỏi tất cả mọi người trong khu. Cũng mất cả tiếng mới xong, hai anh em cả người lờ đờ bước về nhà. Tôi bước mệt mỏi qua từng dãy phòng, từ đằng sau có một cô bé va vào người tôi. Tôi loạng choạng mất thăng bằng rồi cả hai ngã nhào xuống nền gạch. Đầu hình như đập vào vật gì đó. Tôi thấy vài bóng người nhưng không thể nhìn rõ là ai, từ từ chỉ còn là màu đen.
Tôi cố mở mắt ra, tôi cảm nhận ai đó đang bế mình chạy, người bị sốc lên từng hồi. Hơi thở của người đó càng lúc càng dồn dập, một lần nữa tôi chìm vào cơn mê.
Khi mở mắt lần nửa thì tôi đang ở trong một căn phòng trang trí rất bắt mắt dễ thương “Đây là phòng con gái.” Chớp mắt thêm vài lần tôi nhận ra có vài người đang đứng xung quanh mình: một người đàn ông và một phụ nữ hơi đứng tuổi, một cậu con trai và một bé gái nét mặt lo lắng sợ sệt.
Anh trai tôi từ ngoài cửa bước vào, đến bên giường: “Em có sao không? Có cả thấy đau ở đâu không?” Ánh mắt anh ấy cố chút hốt hoảng, có thể nhìn thấy cơ mặt đang run run lên.
Một cơn nhói từ phía sau bả vai kéo lên tận đầu, tôi co chân mày quay sang nhìn vai mình. Một vết bầm đang chuyển thành đen và có chút máu trên đó: “Ở vai, đau!” rồi đưa tay sờ vào vết thương.
Anh hai nhìn vào vết thương tối sầm mặt lại, tôi biết anh đang rất sót xa. Một giọng nói con gái vang lên: “Chúng ta đến bệnh viện kiểm tra thử đi.” Gương mặt cậu ấy trở nên trắng bệch.
Từ khi ba nằm bệnh viện, tôi chỉ đến thăm ông được vài lần. Tôi sợ phải đối mặt với ông, đối mặt với sự im lặng đáng sợ. Nên khi nghe hai từ “bệnh viện” thì tôi phản ứng mạnh mẻ: “Không cần đâu!” Mọi ánh mắt nhìn tôi có chút ngạc nhiên, tôi liếc nhìn rồi cố kìm hãm nỗi sợ ấy và nói: “Chỉ cần bôi thuốc vài ngày là khỏi.” Tôi cố gắng nở một nụ cười gượng gạo để che giấu nỗi đau của mình.
“Nếu vậy thì ta sẽ nhờ ông Từ xem thử, dù sao ông ấy từng là bác sĩ. Cháu chờ ta một chút.” Người phụ nữ hơi lớn tuổi ấy lên tiếng. Đây chắc là mẹ hai anh em này và là vợ của người đàn ông đang đứng chăm thuốc hút đằng cửa sổ ngoài kia. Bà ấy tỏ ra trách nhiệm với những việc mà con bà gây ra, thật la biết đối nhân xử thế.
Tôi nghĩ những người trong nhà chắc không giống với những người mà tôi từng quen khi trước, nhưng du sao cũng phải có chút cảnh giác, mọi thứ đã xảy ra làm tôi hiểu thêm vào đạo lý từ khi còn nhỏ và điều thiết yếu là không nên quá tin tưởng vào ai đó.
Cô bé lại đứng trước mặt tôi chắp tay: “Xin lỗi cậu, cũng tại tớ mà cậu thành ra thế này. Trăm ngàn lần xin lỗi cậu!” Tôi nhìn lên, ánh mắt ấy có chút ươn ướt.
Một người con trai đứng phía sau cậu ấy nói, giọng hơi trầm, chắc đang bị vỡ giọng: “Ông Từ rất giỏi, có thể sẽ làm em đỡ đau nhanh thôi. Anh cũng thay Kỳ Hân xin lỗi em.”
Dù sao tôi cũng không muốn đến bệnh viện: “Tớ không sao đâu, cái này vẫn có thể chịu được. Chỉ điều phải mất vài ngày mới khỏi hẳn.” rồi nỡ nụ cười “phì” coi như xí xóa. Nhưng vừa trở mình thì cơn đau lại chạy khắp cơ thể.
Thấy gương mặt vừa cười vừa nhăn nhó của tôi, anh trầm tư hồi lâu thì lên tiếng: “Có chắc là em không cần đến bệnh viện chứ? Anh thấy vết bầm này rất lớn không biết có bị trật không?” rồi nhìn lại nhìn vết thương trên người tôi, miệng thì cứ súy xoa.
Từ phía sau vọng đến tiếng nói: “Mời ông vào đây, ông xem giùm cho cháu nó.” Một ông lão khoảng sáu mươi, tóc và rêu tia mép đã bạc phơi, mặc một bộ đồ lam màu nâu đã cũ, trên tay cầm một hộp gỗ rộng khoảng hai gang tay, giống như cái thứ mấy ông thầy lang cầm hồi xưa đi chữa bệnh cho mọi người mà tôi hay coi trên phim.
Ông bước từ từ lại tôi, anh hai tôi kéo chiếc ghế bên hông cho ông lão. Giọng nói trầm một cách đặc biệt, trên người có mùi thuốc bắc đặt trưng: “Cho ta xem chỗ cháu bị thương.”
Ông xoay lưng lại, kéo chiếc áo qua khỏi vai, lộ ra vết bầm kia, nhưng bây giờ tôi thấy nó sưng lên. Ông rờ rờ chỗ ấy, hỏi tôi một câu: “Cháu mới chuyển đến đây à? Ở đây nhiều mà lắm đấy.”
“Dạ?” Tôi không nghĩ đang lúc này mà ông ấy lại nói như vậy. Bỗng nhiên cảm thấy ông ấy dùng sức, tôi la lên “Ui” rồi nghe thêm một tiếng “Rắc” của xương cọ vào nhau, cơn đau thốn đến nỗi nước mắt cũng ứa ra. Sau đó ông ấy nắn thêm vài lần chỗ đau ấy. Tôi dùi đầu vào anh hai cố kiềm nén tiếng nấc của mình nhưng nước mắt thì đã giàn giụa.
Anh hai xoa xoa nhẹ đầu tôi: “Xong rồi, xong rồi!” Anh nhìn ông ta một hồi không chịu nổi buộc miệng hỏi: “Là thuật nói xương trong truyền thuyết hả ông”.”
Nghe vậy, tôi uể oải quay đầu nhưng chỉ thấy ông ấy cười, tay lấy ra một chai thuốc: “Lấy cái này xoa vào chỗ bầm, vài ngày sẽ khỏi nhưng đừng thoa nhiều quá sẽ bị bỏng.” Anh hai tôi đưa hai tay bắt lấy: “Dạ! Cảm ơn ông đã chữa giúp em cháu!” tôi cũng cố nói cảm ơn nhưng tiếng phát ra rất nhỏ. Tôi ngẩng đầu nhìn anh hai, khuôn mặt ấy vẫn nhìn ông lão với nhiều nghi hoặc.
Ông Từ chống gậy đứng lên, một tay cầm hộp gỗ, chậm rãi bước ra ngoài. Tôi nghe loáng thoáng bọn họ nói gì đó với nhau nhưng cơn đau làm tôi chẳng còn tâm trí đâu mà để ý.
Hai anh em kia bây giờ đứng sát lại bên tôi, người con gái lên tiếng: “Cậu yên tâm đi, ông ấy là người chữa bệnh giỏi nhất mà tớ biết, ông ấy chữa bệnh cho tất cả mọi người ở đây. Ai cũng kính trọng ông ấy. Còn có vài người từ nơi khác thường đến đây nhờ ông ấy chữa trị.”
Tôi nhìn cậu ấy cười khổ.
Cô ấy lo lắng nói: “Sau này việc nào không tiện cậu cứ bảo, tớ sẽ làm hết sức.” Tôi thì nghĩ mình bị thương đâu tới mức phải bắt cậu ta làm như vậy. Haizz! Dù sao cũng là cậu ta làm mình ra nông nỗi thế này. Cảm giác đau đã giảm bớt đi nhiều, trong đầu nãy ra một suy nghĩ: “Vậy nhờ cậu tắm cho tớ luôn được không? Tớ nghĩ mình sẽ không tự tắm được.” tôi thầm cười trong bụng.
“Hả?” Nghe xong câu nói ấy, ba cặp mắt nhìn tôi như trời tròng. Cảnh tượng này làm tôi cười đến chảy nước mắt mặc cho cơn đau: “Tớ chỉ đùa thôi.” Ngưng một hồi, bầu không khí trở nên ngượng nghịu, tôi nói tiếp: “Vậy chúng ta làm bạn với nhau đi. Tớ mới chuyển về đây, chẳng quen ai, có bọn cậu chơi chung thì hay quá!” Đây là suy nghĩ thật của tôi. Nếu ở đây, mặc cho căn hộ có nhỏ hơn bao nhiêu so với nhà cũ tôi vẫn chịu được, nhưng không có ai để chơi cùng thì thực sự là bức bách.
Cậu ấy thở phào như có thể yên tâm phần nào, cong miệng cười nói: “Tất nhiên rồi! Mình là Đường Kỳ Hân, năm nay hai tuổi. Còn đây là anh tớ Đường Kì Lam, mười ba tuổi. Rất vui được gặp hai cậu.”
Nụ cười ấy trông thật đáng yêu, nó làm cho anh hai cởi bỏ khuôn mặt trầm tư lo lắng của mình xuống, hớn hở lên tiếng: “Chào hai người! Anh là Hứa Nhất Bảo, bằng tuổi anh của em, còn đây là em gái anh Hứa Tử Ngọc, nó bằng tuổi với em. Sau này nhờ cả hai giúp đỡ nhiều.” Anh đưa tay chờ người con trai kia bắt lấy.
Người con trai nhanh chóng bắt lấy tay anh tôi, trên môi nở nụ cười dịu dàng. Hai người ấy bắt tay nhau, tôi cảm thấy hành động đó như việc “cắt máu ăn thề, kết bái huynh đệ” trong mấy bộ phim kiếm hiệp mà mình từng coi. Nụ cười của người con trai thật đẹp có thể diễn tả theo cách của con gái là “nụ cười tỏa nắng”. Nó nhẹ nhàng như có thể sưởi ấm cho bao con tim thêm niềm tin với cuộc đời. Và nó làm cho tôi không biết diễn tả cảm giác của mình lúc này thế nào. Có lẽ đây là sự ấm áp. Tôi thấy sự chân thành từ hai anh em nhà này.
Ngày hôm sau, cả hai anh em Kỳ Lam, Kỳ Hân đến nhà thăm tôi. Tôi và anh bị bất ngờ mà xém tí nữa là hồn phách thăng thiên. Còn vì sao như thế là chẳng qua hôm nay có mẹ bọn tôi ở nhà, mà chuyện tôi bị thương ở vai thì bọn tôi giấu nhẹm không cho bà ấy biết. Dù sao cũng đã có nhiều chuyện để lo lắng rồi, nói ra chỉ làm cho bà ấy thêm mệt mỏi mà thôi.
Chúng tôi hồi hộp nghe từng lời từng chữ mà Kỳ Hân đang nói ra. Nhưng khi chuần bị nói: “Vai của cậu…” thì bị anh tôi chặn ngang: “Sao tụi em không vào phòng Tử Ngọc xem phòng của nó.” Rồi cả hai bị anh hai kéo vào phòng tôi.
Bước qua gian bếp, nhìn thấy mẹ chầm trồ: “Nhanh như vậy đã có bạn rồi sao?” bà ấy nhìn sang Kỳ Lam và Kỳ Hân nói: “Các cháu giúp cô chơi với tụi nó. Ở đây chưa quen ai, tội nghiệp tụi nó.” Cả hai bọn họ cười cúi đầu chào rồi bước vào phòng tôi.
Kỳ Hân nhìn bao quát một vòng rồi tấm tắc khen: “Phòng cậu đẹp thế!” rồi bước lên nhìn vài bức hình tôi dán trên tường: “Đây là cậu làm sao?” quay sang nhìn tôi, tôi chỉ gật đầu xoa xoa cái vai.
Tôi bước đến gần nói: “Sau này tớ muốn đi tới hết những chỗ này, muốn thưởng ngoại, nhìn ngắm phong hoa tuyết nguyệt.” Kỳ Hân gật đầu: “Công nhận cậu lãng mạn dữ!” rồi không nói gì nữa mà chỉ nhìn chăm chăm vào mấy bức tranh.
Tôi quay sang nhìn hai người con trai đang nói chuyện với nhau, cỏ vẻ như Kỳ Lam rất hợp ý với anh hai tôi, họ nói chuyện gì gì đó về mô hình, môn thể thao… Tôi nghe sơ quá thì biết Kỳ Lam rất thích bóng rổ, rất thích lắp ráp lego nhưng lại bị quáng gà.
Tôi nhìn tất cả mọi người cười nói với nhau, thầm nghĩ “Có lẽ cuộc sống sau này của mình không quá tẻ nhạt buồn chán, tôi sẽ không suy nghĩ nhiều nữa về chuyện của ba mà đau lòng.”