Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Napoleon Bonaparte - Chương 17
Chương XVII
Trên đảo Thánh Bà Hê-len (1815-1821)
Đầu thế kỷ thứ XVI, sau Vát-xcô đơ Ga-ma, một trong những người Bồ Đào Nha thám hiểm vùng bờ biển phía nam Đại Tây Dương đã tìm thấy một hòn đảo nhỏ bé, hoang vu ở vĩ tuyến nam 15 độ rưỡi. Ngày ấy là ngày 21 tháng 5 năm 1501, theo lịch của nhà thờ Thiên chúa giáo là ngày Đức Thánh bà Hê-len. Do đó tên ấy đã được dùng để đặt tên cho đảo. Vào thế kỷ thứ XVII, đảo thuộc người Hà Lan, nhưng đến năm 1673 đã bị người Anh vĩnh viễn cướp đoạt. Công ty Phương Đông của Anh đã dùng đảo làm một chặng đường dừng tàu trên đường Anh-Ân.
Ngay sau khi được tin Na-po-lê-ông đã ở trên tàu Ben-lơ-rô-phơn, Chính Phủ Anh bèn quyết đày Na-po-lê-ông ra đảo. Bờ biển Châu Phi là nơi gần nhất cũng cách đảo ngót 2.000 ki-lô-mét; từ nước Anh đến đảo Thánh bà Hê-len, tàu buồm của thời đó phải đi từ hai tháng rưỡi tới ba tháng. Vị trí địa dư ấy của đảo đã ảnh hưởng quyết định đến nghị quyết của chính phủ Anh. Sau Một Trăm Ngày, hình như Na-po-lê-ông còn đáng sợ hơn cả trước khi diễn ra hành động cuối cùng của thiên hùng ca của ông. Nếu như lại xuất hiện trên đất Pháp thì lại một nữa đế chế có thể tái sinh và một cuộc chiến tranh mới ở Châu Âu lại có thể nổ ra.
Nằm chơi vơi giữa biển cả mênh mông, xa xôi với mọi khu vực đất liền, đảo thánh bà Hê-len đã là một đảm bảo để Na-po-lê-ông không trở về. Nhưng nhà thơ lãng mạn và khuynh hướng viết sử dân tộc chủ nghĩa của Pháp đã coi hòn đảo là nơi mà người Anh lựa chọn dành riêng vào việc đày đoạ cho người tù binh của họ chóng chết. Sự thật không phải thế. Khí hậu ở đảo Hê-len rất tốt lành. Vào tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình ban ngày khoảng 24 độ, tháng lạnh nhất là 18 độ rưỡi. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21 độ. Ngày nay, ở đó chỉ còn ít những cánh rừng lớn, nhưng trước đây một thế kỷ, đảo còn rất rậm rạp. Nước ăn trong lành thơm tho, mưa nhiều nên đất đai ẩm ướt, cây cỏ um tùm tươi tốt, chim muôn ríu rít. Đảo rộng 122 ki-lô-mét vuông, vách đá dựng đứng, xanh ngắt đường như trong lòng biển cả mọc ra.
Khi người ta báo Na-po-lê-ông rằng sẽ bị đưa ra tàu buồm Nớc-tum-blon, và sau hai tháng rưỡi lênh đênh trên mặt biển, ngày 15/10/1815, chiếc tàu đã đưa Na-po-lê-ông đến đảo và ông đã sống những ngày cuối cùng ở đó.
Số người theo Na-po-lê-ông đi đày rất ít, vì phần lớn những người xin đi theo Na-po-lê-ông ra đảo Hê-len đã bị Chính Phủ Anh từ chối. Cùng đi với ông chỉ có vợ chồng thống chế Béc-tơ-răng, vợ chồng tướng Mông-tô-lông, tướng Gua, Lát Ca-đơ và con trai. Ngoài ra còn có người hầu phòng Mác-săng và vài người hầu phòng khác, trong đó có Xăng-ti-ni, người đảo Coóc. Đầu tiên Na-po-lê-ông ở một ngôi nhà không tốt lắm., sau đó đến một ngôi rộng rãi hơn một chút thuộc quyền cai trị của đô đốc Coóc-bơ, từ tháng tư năm 1816 cho tới khi Na-po-lê-ông chết thì đặt dưới quyền cai trị của viên toàn quyền Hút-xơn Lao. Lao là một quân nhân cục cằn, đần độn và thiển cận. Hắn sợ mọi thứ trên đời và sợ nhất là người tù của hắn. Sợ trách nhiệm, chỉ lo Na-po-lê-ông trốn mất nên hắn sống trong khủng khiếp. Trong khi ấy, theo chỉ thị của Chính Phủ Anh thì Na-po-lê-ông lại được tự do, đi đâu, muốn đi bộ, hoặc cưỡi ngựa, muốn tiếp ai hay không là tuỳ Na-po-lê-ông. Ngay từ đầu, Na-po-lê-ông đã không ưa Hút-xơn Lao. Na-po-lê-ông thường không tiếp Lao, không dự tiệc do Lao mời ”tướng Bô-na-pác“ (nước Anh tuyên chiến với ngôi Hoàng Đế). Trên đảo cũng có đại diện của các cường quốc: Pháp, Nga, áo. Đôi khi Na-po-lê-ông tiếp các hành khách người Anh hay người nước khác, khi họ dừng lại ở Hê-len, trên đường đi ấn Độ, hay Châu Phi, hoặc khi họ quay trở về.
Một đội quân được phái đến bảo vệ đảo, đóng ở Giơm-xtao, cái thị trấn nhỏ độc nhất ở Hê-len, cách Lơn-vút khá xa. Đáng chú ý là các sĩ quan và binh lính của đội quân bảo vệ này không những chỉ tỏ vẻ kính trọng Na-po-lê-ông, mà đôi khi còn bộc lộ chút tình cảm có tính chất sùng bái. Binh lính thường gửi hoa tặng Na-po-lê-ông và xin những người hầu cận cho họ được trộm xem mặt Na-po-lê-ông. Lâu về sau, khi nói đến người tù đã làm họ phải sống nhiều năm trên một hòn đảo hoang vu, cô quạnh, không phải các sĩ quan đã không tỏ ra có thiện cảm.
Những mối cảm tình ấy đã không thoát khỏi sự chú ý của các nhân viên những cường quốc có nhiệm vụ giám sát Na-po-lê-ông ở Hê-len. Bá tước Ban-manh, đại diện cho A-lếch-xan đệ nhất tuyên bố: ”Điều lạ lùng nhất là người tù binh bị mất ngôi, bị canh gác bốn bề vẫn đội ảnh hưởng đến tất cả những ai đến gần ông ta...Những người Pháp thì run lên trước con mắt ông ta và họ coi rằng được phục vụ ông ta là một niềm hạnh phúc thực sự... Những người Anh thì chỉ tỏ thái độ sùng kính phúc thực đến gần ông ta. Ngay cả những người canh gác ông ta cũng cầu mong được ông ta nhìn họ, tim cách để được ông ta nói với họ, dù chỉ là một đôi tiếng. Không một ai dám cư xử ngang hàng với ông ta“.
Cái triều đình bé nhỏ của Na-po-lê-ông, đã theo ông ta đảo Thánh bà Hê-len và đóng đo với ông ở Lơn-vút, cũng cãi cọ, đối phó với nhau đúng như khi còn ở Pa-le-xtin-ri, trong cung điện Tuy-lơ-ri. Lat-ca-dơ, Mông-tô-lông, và chỉ đến khi ông hoàng đế nổi giận can thiệp vào mới chấm dứt được cuộc cãi lộn. Ba năm sau, Na-po-lê-ông đã viện nhiều cớ để trả Gua-gô. Na-po-lê-ông cũng đã phải chia tay với Lát Ca-đơ, người mà Hút-xơn Lao đã bức phải rời đảo vào năm 1818. Lát-ca-đơ đang ghi lại những cuộc chuyện trò với Na-po-lê-ông, thường thường do chính Na-po-lê-ông đọc cho viết, và trong số những bút ký viết về Hê-len thì chắc hẳn những ghi chép ấy là một công trình đáng chú ý nhất. Khi Lat ca-đơ phải đi, Na-po-lê-ông đã không tìm được người thư ký nào làm tròn nhiệm vụ và có học thức như vậy để thay thế. Vì vậy, chúng ta được biết rất ít về những năm cuối cùng của ông hoàng đế.
Tuy không hê thổ lộ với cái triều đình bé nhỏ của ông, nhưng tất cả đều nhận thấy Na-po-lê-ông sầu muội u uất. Đâu phải vì những sự quấy nhiễu của Hút-xơn Lao, bởi chưng những sự quấy nhiễu ấy dù có ti tiện và khó chịu đến đâu cũng không thể làm Na-po-lê-ông bị tổn thương sâu sắc, và chăng với Na-po-lê-ông, có bao giờ ông thừa nhận Hút-xơn Lao là viên toàn quyền cai trị ông. Cũng không phải vì khí hậu ở đảo, một thứ khí hậu điều hoà và trong lành. Cũng không phải vì đời sống vật chất của ông, chẳng hề kém viên quan toàn quyền. Cái đã giết ông chính là sự ăn không ngồi rồi. Na-po-lê-ông đọc sách rất nhiều, đi chơi, bách bộ, cưỡi ngựa, đọc cho Lát ca-dơ viết. Nhưng lúc cuộc sống đã thu hẹp lại như vậy, sau khi sống cả cuộc đời sự nhàn rỗi ấy đối với Na-po-lê-ông là điều không sao chịu đựng nổi.
Na-po-lê-ông che giấu tâm trạng của mình, cố gắng trò chuyện và tỏ ra vẻ với mọi người xung quanh và hình như cũng có lúc làm ông khuây khoả đôi chút. Ông đã kiên trì chịu đựng hoàn cảnh của ông. Suốt cuộc đi biển trong con tàu ”Nớc-tum-blơn“, Na-po-lê-ông đã bắt đầu đọc cho Lat Ca-dơ, với Mông-tô-lô, với Gua-gô, những bức thư viết từ đảo cho tới khi người thư ký ấy ra đI-xra-en Những cuộc đàm luận với Lat Ca đơ, với Mông-tô-lô, Gua-gô, những ”Bức thư viết từ đảo“ do Na-po-lê-ông đọc và duyệt lại, mà sau này Lat-ca-đơ xuất bản theo chỉ thị của Na-po-lê-ông nhưng không ký tên Na-po-lê-ông, những nguồn tài liệu đó đã không nói lên được sự thật lịch sử của các sự kiện, mà chỉ nêu lên những hình ảnh bên ngoài của chúng như Na-po-lê-ông mong muốn để lại cho đời sau.
Trong tất cả những ghi chép về những cuộc gặp gỡ ấy với Na-po-lê-ông, trong tất cả những tập hồi ký đáng tin cậy đôi chút ấy (Hồi ký của Lat Ca-dơ, của Mông-tô-lô và của Gua-gô, của ăng-tô-mác-si và của Ô-mê-a-ra thì chẳng có giá trị gì), người ta có thể rút ra nhiều điều cho tấp ”truyền kỳ Na-po-lê-ông“, nhưng rút ra được chút ít chất liệu có giá trị và chân thật giúp cho sự xác định tính chất của chính con người Na-po-lê-ông và lịch sử triều đại của ông. Thiên ”triều kỳ Na-po-lê-ông“, sau này đã được dùng sáng tạo trước cả Vích-to Huy-gô và Hai-nơ, Gớt và Xét-lít, Pú-kin và Léc-man-tốp, Ban-dắc và Bê-răng-giê, Mích-ki-ê-vích và Tô-vi-an-xki; nó đã bắt đầu sự sáng tạo cùng đội ngũ của các nhà thơ, nhà báo, nhà chính trị và nhà sử học mà tư tưởng và tâm hồn họ, nhất là trí tưởng tượng của họ, đã gắn bó từ sâu sắc rất lâu với nhân vật vĩ đại đó, nhân vật mà sau trận I-ê-na, Hê-ghen cho là hiện thân của lịch sử nhân loạI-xra-en Thiên truyền kỳ ấy đã bắt đầu sự sáng tạo ở đảo Thái Bà Hê-len.
Nhưng trong cuốn sách này, chúng ta chỉ nói về Na-po-lê-ông và tuyệt nhiên không nói về truyện ”truyền kỳ Na-po-lê-ông“.
Do đó, những tài liệu viết trong thời gian ông hoàng đế ở đảo cung cấp cho chúng ta rất ít vấn đề. Ông ”Thượng đế“ đọc những lời lẽ khẳng định, và những tín đồ của ông đã ghi chép lại, Sự sùng bái, tin yêu, tôn thờ không phải là những tình cảm thuận lợi cho việc phân tích phê phán. Na-po-lê-ông nói với những người thân cận của ông không phải là cho họ nghe, mà cho hậu thế, cho lịch sử. Phải chẳng lúc đó Na-po-lê-ông vẫn tin chắc rằng triều đại của ông sẽ được triệu về để trị vì nước Pháp mỗi lần nữa? Chúng ta không biết điều đó, nhưng Na-po-lê-ông đã nói với các cận thần tựa hồ như ông đã đoán trước được việc ấy. Cũng đã có lần Na-po-lê-ông quyết đoán rằng con trai ông sẽ trị vì.
Tất cả những nhận xét và những lời bình luận, do Na-po-lê-ông đọc ra, nói về các cuộc chiến tranh của ông, về tài thao lược của các danh tướng khác và về nghệ thuật chiến tranh nói chung, điều đặc biệt bổ ích. Trong mỗi lời, người ta đều cảm thấy Na-po-lê-ông nói: ”Nghệ thuật chiến tranh thật là lạ lùng: tôi đã chiến đấu trong 60 trận, và tôi cam đoan rằng tôi chẳng học được gì cả ngoài những điều mà tôi đã học được từ những trận đầu tiên“. Na-po-lê-ông đánh gía cao tướng Tuy-ren và tướng Công-đê. Rõ ràng Na-po-lê-ông đã coi mình là một viên tướng tài nhất cảu các thời đại, mặc dầu chưa bao giờ người ta nghe đặc biệt về trận Au-xtéc-lít, trận sông Mát-xco-va, trận chiến dịch nước Pháp năm 1796-1797, và trận thất bại trước quân áo của ông về mặt ở Va-gram thì ắt hẳn họ đã thấy ngay nơi hiểm yếu của trận địa cũng như ông và ông nói thêm rằng, ”nhưng còn Xê-da và An-ni-ban thì không thể thấy được“. Na-po-lê-ông khẳng định rằng: ”Nếu có Tuy-ren bên tôi để giúp đỡ tôi tác chiến, hẳn tôi đã làm bá chủ thế giới“. Theo Na-po-lê-ông, một quân đội giỏi phải có những sĩ quan biết xử trí với tình huống.
Có lần, Na-po-lê-ông đã tỏ ý tiếc rằng ông đã không chết ở bên sông Mat-xco-va hay ở điện Crem-li. Nhưng cũng có lúc, khi trở về với ý nghĩ trên. Na-po-lê-ông lại muốn chết ở Dre-xden hay tốt hơn nữa, ở Oa-téc-lô;Na-po-lê-ông tự hào nhắc lại giai đoạn Một Trăm Ngày và lòng tin yêu của nhân dân đối với cá nhân ông khi ông đổ bộ lên vịnh Giu-ăng và sau trận Oa-tec-lô.
Na-po-lê-ông tiếc mãi việc bỏ Ai-cập và việc lui quân từ Xi-ri về, sau khi không vây Xanh Giang -crơ, vào năm 1799. Theo ý Na-po-lê-ông đáng lẽ phải ở lại Phương Đông, chinh phục nước A-rập, ấn Độ, làm hoàng đế Phương Đông chứ không phải là phương Tây. ”Nếu tôi hạ thành A-crơ thì tôi đã tới vùng Công-xtăng-ti-nốp và nước ấn Độ“. Na-po-lê-ông nhắc lại rằng ai chiếm được Ai-cập sẽ làm chủ được ấn Độ (ta nên chú ý là điều này hoàn toàn nhất trí với chiến lược hiện đại). Về việc người Anh thống trị nước ấn Độ, Na-po-lê-ông nói rằng ông chỉ cần đưa đến đó một dúm người là đã có thể tống cổ được người Anh. Na-po-lê-ông thường nói nhiều đến trận Oa-tec-lô, và cho răng nếu không xảy ra những sự bất ngờ không thể như Béc-xi-e, Lan-nơ ( đã chết trong những chiến dịch trước), nếu có Muy-ra thì trận đánh đã kết thúc khác. Mỗi khi nghĩ đến thắng lợi của trận đánh cuối cùng ấy lại thuộc về người Anh, Na-po-lê-ông lấy làm vô cùng buồn bực.
Việc xâm chiếm Tây Ban Nha dã là sai lầm đầu tiên của ông (”cái ung thư Tây Ban Nha“) và khi nói đến ”sự hiểu lầm“ đã đưa ông tiến vào Mát-xcơ-va thì, hồi ấy chưa thật nghiêm khắc với mình, song ông cũng nhận ra chiến dịch nước Nga là sao lầm thứ hai, nặng nề, tạo hoạ hơn cả chiến dịch Tây Ban Nha. Nhưng không phải Na-po-lê-ông chỉ nhận trách nhiệm của mình đến như vậy mà thôi, ông còn cho rằng năm 1812, đến Đre-xđen, khi nhận được Béc-na-đốt -lúc đó đã trở thành thái tử nước Thuỵ Điển- không có ý giúp mình đánh bại nước Nga, và nhà vua Thổ Nhĩ Kỳ và ký hoà ước với Nga, thì đáng lẽ ông phải bỏ cuộc xâm lăng. Khi vào Mát-xcơ-va đáng lẽ phải rút ngay khỏi và dượt theo Cu-tu-dốp để tiêu diệt quân Nga. ”Cuộc chiến tranh đau đớn ấy với nước Nga đã đến với tôi do sự sai lầm; cái thuỷ thổ ác nghiệt ấy đã tàn phá cả một đạo quân...Rồi thì, cả thế giới chống lại tôi...Tôi đã chống cự lâu dài được như vậy, đã nhiều lần tôi tức khắc ấy một cách oai hùng hơn bao giờ hết, phải chăng đó là một điều kỳ diệu?“.
Na-po-lê-ông còn cho rằng khi ở Tin-dít ông đã không xoá bỏ nước Phổ trên bản đồ thế giới cũng là một sai lầm. Na-po-lê-ông cũng thú nhận rằng năm 1809 ông đã muốn thủ tiêu nước áo, nhưng trận thất vì thế sau trận Va-gram, mặc dầu nước áo đã bị tổn thất vô cùng nặng nề, nó vẫn tiếp tục tồn tại.
Na-po-lê-ông nhiều lần nhắc đến cái chết của công tước ăng-ghen, tỏ ra không mảy may hối hận về việc đó nếu phải làm lại. Cũng không phải là không bổ ích khi nhận xét rằng cuộc tàn sát khủng khiếp- đã diễn ra trên chiến trường Châu Âu ròng rã hai mươi năm mà chính Na-po-lê-ông cho rằng ông đã đóng vai trò quyết định- đã không hề bao giờ gợi cho Na-po-lê-ông một chút u sầu, một cảm giác nặng nề và tâm hồn buồn bã, dù rằng đã thoáng qua chốc lát. Rõ ràng Na-po-lê-ông thèm khát xâm chiếm, song trước hết là ”lòng quá say mê chiến tranh“ đã chiếm lĩnh con người Na-po-lê-ông.
Cô bé Bét-xi Ban-cơm, con một nhà thầu khoáng người Anh sinh cơ lập nghiệp ở đảo, được Na-po-lê-ông đặc biệt chú ý- muốn dậy cô bé tiếng Pháp, cô bé được ra vào nơi hoàng đế ở, được phép trò chuyện với Hoàng đế. Và sau khi đã quen dạn, có lần Bét-xi và Lết-gy, bạn của cô bé đã hỏi rằng có thật Na-po-lê-ông ăn thịt người không- chả vì lũ trẻ được nghe người ta nói vậy ở Anh- hoàng đế phá lên cười, nói rằng có ăn thịt người thật và vẫn sống bằng cách ấy ...Na-po-lê-ông khuây khoả khi các cô bé hoàn toàn nghĩ theo nghĩa đen của cái danh từ mà người lớn dùng để gọi mình: Con quỷ sứ đảo Coóc. Những tiếng đó với nghĩa bóng của chúng, đã đến tai Na-po-lê-ông từ lâu trước kho quen cô bé Ban-cơm và chỉ làm cho Na-po-lê-ông nhún vai khinh bỉ.
Au khi li dị Giô-dê-phin, sau cái chết của Lan-nơ ở ét-xlin và Đuy-rốc ở Gớơc-lít, ở đời chỉ còn một người được Na-po-lê-ông yêu dấu, đứa con trai ông, vua thành Rôm, từ năm 1814 sống với mẹ là Ma-ri Lu-i-dơ, với những thời gian đầu ở đảo Hê-len, Na-po-lê-ông tỏ ra tin tưởng rằng con mình sẽ trị vì, bởi từ này trở đi, ở Pháp người ta chỉ có thể dựa vào ”quần chúng“ ”bình dân“. Và triều đại bình dân đó chỉ có thể là triều đại của dòng họ Bô-na-phác, do nhân dân bầu cử.
Chính sự không nhất trí giữa tư tưởng và hành động ấy của Na-po-lê-ông đã không cho phép ông, vào năm 1815, cầm đầu một phong trào quần chúng rộng rãi chông lại bọn Buốc-bông, bọn quý tộc và thầy tu, nhưng ngay ở đảo Hê-len, Na-po-lê-ông vẫn không còn cho rằng năm 1815 ông đã hành động đúng.
ở đây, chỉ có một mâu thuẫn hiển nhiên, băt đầu tự sự hiểu vấn đề không chính sác: nền quân chủ của Na-po-lê-ông không phải là nền quân chủ bình dân mà là ”tư sản“ và Na-po-lê-ông vẫn mơ ước cho con ông một chính quyền không dựa vào ý chí và quyền lợi của đông đảo quần chúng nhân dân và của các giai cấp lao động, nhưng dựa vào ý chí và quyền lợi của giai cấp tư sản. Sau trận Oa téc-lô khi quần chúng ngành kiến trúc vây quanh lâu dài của Na-po-lê-ông yêu cầu Na-po-lê-ông tiếp tục ở ngôi vua, Na-po-lê-ông nói: ”Họ chịu ơn gì tôi? Tôi đã gặp gỡ họ, nhưng tôi đã để họ nghèo khổ“.
Và hồi đó ở Pa-ri, cũng như sau này ở đảo Thánh Bà Hê-len, Na-po-lê-ông nhắc lại với bá tước Mông-tô-lông rằng năm 1815, sau khi đổ bộ ông đã gặp ở Pháp lòng căm thù cách mạng chống lại giai cấp quý tộc và tầng lớp tăng lữ, nếu ông muốn lợi dụng nó thì ông đã về Pa-ri với ”hai triệu nông dân“ đi theo; nhưng ông lại không muốn đứng đầu ”đám dân chúng ấy“ vì ”chỉ nghĩ đến việc đó cũng không chịu nổi“.
Rất rõ ràng là Na-po-lê-ông vẫn giữ những khuynh hướng mà nhiều lần chúng nói tới. Nhưng bất thình lình, cuối cùng, do ảnh hưởng cụ thể của những tin tức trên báo chí và truyền miệng từ Châu Âu dội đến đảo Hê-len báo tin phong trào cách mạng sôi sục ở Đức.v.v... Ông Hoàng đế bỗng nhiên thay đổi trận tuyến, và năm 1819, đã tuyên bố, cũng với Mông-tô-lông, nhưng điều ngược hẳn lại những lời từ trước tới nay; ”Đáng lẽ tôi phải xây dựng đế chế với sự ủng hộ của những người Gia-cô-banh“. Cuộc cách mạng Gia-cô-banh thực tế là một núi lửa, nhờ nó người ta có thể dễ dàng đánh đổ nước Phổ. Và trong tư tưởng của Na-po-lê-ông, nếu cách mạng thắng lợi ở Phổ, thì Phổ sẽ hoàn toàn thuộc về quyền ông ngay, và toàn Châu Âu sẽ rơi vào tay ông ta bằng ”vũ khí của tôi là lực lượng Gia-cô-banh“. Thực tế là khi nói đến một cuộc cách mạng tương lai hay có thể xẩy ra, tư tưởng của Na-po-lê-ông không vượt quá phạm vi ”chủ nghĩa“ Gia-cô-banh“ tiểu sản và không tính đến một sự đảo lộn hẳn lại xã hội. Đối với Na-po-lê-ông đã có lúc cuộc cách mạng Gia-cô-banh bắt đầu hiện ra như mọt bạn đồng minh mà ông đã lầm lẫn cự tuyệt.
Cuộc nói chuyện cuối cùng và quan trọng ấy với Mông-tô-lông về những người Gia-cô-banh và cách mạng là vào ngày 10/3/1819, và đã là một trong những cuộc gặp gỡ cuối cùng của Na-po-lê-ông với những người thân cận của ông.
Sau đóm những tin tức về ông ở đấy nữa, vì đã bị Hút-xơn Lao đuổi đi, cả Gua-gô cũng không, người mà chính hoàng đế đã cho về. Việc bác sĩ người Iừc-lăng là Ô-mi-ra còn laị với Na-po-lê-ông một thời gian, lợi dụng công việc để do thám và báo cáo với viên toàn quyền tình hình ở Lơn-vút. Trong số những người khác, có bác sĩ ăng-tô-mác-si, do gia đình Na-po-lê-ông đã khong cho giáp mặt. Chỉ còn Béc-tơ-răng, Mông-tô-lông và người hầu hạ là những người đã hiểu biết về Na-po-lê-ông nhiều nhất trong hai năm cuối cùng của đời ông.
Từ 1819, Na-po-lê-ông càng ngày càng đau luôn. Đến năm 1820, bệnh càng nặng thêm, và đến đầu năm 1821, viên thầy thuốc người Anh là ác-nốt, được Na-po-lê-ông cho phép đến thăm bệnh, anh đã thấy bệnh tình khá nghiêm trọng. Tuy vậy, người ta nói cũng có lúc bệnh tình thuyên giảm trong một thời gian dài mà hoàng đế đi dạo chơi ở ngoài được. Đến cuối năm 1820 những ý kiến và những ký ức của Na-po-lê-ông về triều đại của mình - do ông ta kể lại cho hai người thần tín là Lát ca-dơ và bá tước Mông-tô-lông chép; Lát ca-dơ chép về những năm trước cho đến năm 1818, còn Mông-tô-lông chép một phần về những năm ấy và một phần từ năm 1818 đến hết năm 1820- chiếm hai cuốn đồ sộ trong văn tập của Lát ca-dơ (những lần xuất bản cuối cùng) và 8 cuốn trong văn tập Mông-tô-lông (lần xuất bản năm 1847), đó là chưa kể đến hai tập hồi ký do Mông-tô-lông viết dành riêng về thời gian hoàng đế ở đảo Thánh Bà Hê-len. Cuối năm 1820, Na-po-lê-ông thôi không đi dạo chơi trên xe nữa. Còn cưỡi ngựa thì ông đã thôi từ lâu.
Tháng 3/1821, những cơn đau ghê gớm, mà Na-po-lê-ông đã âm thầm chịu đựng, luôn luôn diễn ra. Từ lâu, Hoàng đế đã đoán chắc rằng mình bị bệnh ung thư, một bệnh gia truyền đã làm cho ông là Sác Bon-na-phác chết năm 40 tuổi.
Vấn đề này, cũng nên nhắc lại rằng khaỏng mười lăm hay hai mươi năm gần đây, trong các tập san y tế Pháp và Đức, đã nhiều lần người ta đưa giả thuyết là căn bệnh đã giết Na-po-lê-ông không phải là ung thư, mà là một bệnh đặc biệt ở vùng nhiệt đới. Họ cho rằng Na-po-lê-ông đã nhiễm bệnh này từ hồi còn trẻ, trong chiến dịch Ai-cập và Xi-ri và khi ông trở laị vùng nhiệt đới thì bệnh lại đã phát triển.
Ngày 5/4, bác sĩ ác-nốt đã thông báo cho những người bạn đồng hành của Na-po-lê-ông, thống chế Béc-tơ-răng và bá tước Mông-tô-lông, rằng bệnh tình của Na-po-lê-ông cố giữ tinh thần cho những người chung quanh mình. Hoàng đế pha trò về bệnh của mình: ”Ung thư này chính là Oa-téc-lô đã nhiễm vào bên trong phủ tạng“.
Ngày 13/4, Na-po-lê-ông đọc cho bá tước Mông-tô-lông viết chúc thư, sau đó ông ta tự tay viết và ký vào, ngày ấy là 15/4. Trong chúc thư ấy người ta đã đọc được những dòng chữ hiện khắc vào tấm đá cẩm thạch đặt trên mộ Na-po-lê-ông trong điện Anh-va-lít: ”Tôi muốn hài cốt của tôi sẽ được đặt bên bờ sông Xen, giữa lòng nhân dân Pháp mà tôi xiết bao yêu mến“. Trong chúc thư, Na-po-lê-ông đã liệt Mác-mông, Ô-giơ-rô, Tan-lây-răng đã to tiếng cãi lộn với Na-po-lê-ông vào hồi tháng 4/1814, La-phay-ét thì vì đã phản đối hoàng đế ở Hạ nghị viện vào tháng 6 năm 1815. Sau này, hai nhận xét khắc nghiệt đó không được ai thừa nhận, ngay cả những người ở phe với hoàng đế, nhưng hoàng đế đã xác nhận sự nhơ nhuốc xấu xa của Tan-lây-răng và Mác-mông. Trong trúc thư Na-po-lê-ông còn định đoạt cả việc chia tài sản của mình: Cho Béc-tơ-răng 50 vạn, hầu phòng Mác-săng 40 vạn phrăng, cho mỗi người hầu hạ ông ở đảo 10 vạn phrăng, cũng như cho Lát ca-dơ và các tướng lĩnh, quan chức khác hiện còn trên đất Pháp mà riêng ông biết là họ vẫn trung thành ,v.v. Với ông, tới 200 triệu phrăng vàng, một nửa cho những binh lính, sĩ quan đã từng chiến đấu dưới quyền ông, một nửa cho các địa phương ở Pháp đã bị tổn thất vì cuộc xâm lăng năm 1814 và 1815. Trong chúc thư, người ta cũng tìm được một câu dành cho người Anh và Hút-xơn Lao: ”Tôi chết sớm về bọn tài phiệt Anh và kẻ thích khách của chúng ám sát tôi. Sớm muộn nhân dân anh sẽ trả thù cho tôi“. Na-po-lê-ông căn dặn con trai ông không bao giờ chống lạo nước Pháp và phải nhớ rằng: ”Con sinh ra đã là hoàng tử của nước Pháp“.
Na-po-lê-ông rất bình tâm đọc những ý muốn cuối cùng của mình rồi tự tay viết laị. Ba ngày sau Na-po-lê-ông còn đọc cho Mông-tô-lông viết một bức thư gửi cho viên toàn quyền đòi người Anh phải cho tất cả những người tuỳ tùng và phục vụ ông hồi hương về Châu Âu sau khi ông chết đi.
Trong đêm 21/4, vào hồi 4 giờ sáng, bất thần Na-po-lê-ông nghĩ đến việc đọc cho Mông-tô-lông viết một dự án cải tổ quân đội quốc gai Pháp để có thể sử dụng hợp lý quân đội trong công cuộc bảo vệ đất nước chống lại ngoại xâm.
Ngày 2/5, các bác sĩ ác-nốt, Sớơc và Mi-sen báo cho mọi người biết là hoàng đế sắp mất. Cơn đau kịch liệt đến nỗi trong đêm ngày 5/5, Na-po-lê-ông như mê sảng, lăn xuống đất, ghì chặt Mông-tô-lông với sức mạnh phi thường và cả hai đều lăn lộn trên nền nhà. Người ta đặt lại Na-po-lê-ông lên giường, ông mê man nằm im trong mấy giờ liền. Mắt mở mà không hề kêu rên. Vả chăng, trong suốt những cơn những cơn đau ghê gớm nhất, Na-po-lê-ông hầu như không hề kêu rên, tuy cựu quậy rất nhiều. Kẻ đứng đầu giường, người đứng trên ngưỡng cửa, những người thân cận và những người hầu hạ Na-po-lê-ông tề tựu bên cạnh người sắp từ trần, Na-po-lê-ông mấp máy đôi môi, nhưng hầu như không ai nghe rõ được điều gì, vì hôm ấy một trận bão khủng khiếp bốc trên đại dương, lay tung cây cối, cuốn mất một số nhà cửa ở đảo và làm chấn động cả vùng Lơn-vút.
Ngay khi được tin báo rằng Na-po-lê-ông hấp hối, Hút-xơn Lao và các sĩ quan quân đội Anh đồn trú ở đảo vội vàng tới nơi và trú ở những phòng bên. Những người đứng ở đầu giường Na-po-lê-ông nghe được lời cuối cùng sau đây: ”Nước Pháp ... đứng đầu quân đội...“.
6 giờ chiều ngày 5/5/1821, Na-po-lê-ông thở hơi cuối cùng.
Mác-săng vừa khóc vừa đắp lên thi hài Na-po-lê-ông tấm áo choàng mà ông mặc ngày 14/7/1800 ở Ma-ren-gô. Viên toàn quyền và các sĩ quan vào, kính cẩn nghiêng mình chào người quá cố. Lúc này Béc-tơ-răng mới để cho đại diện các cường quốc vào phòng Na-po-lê-ông lần đầu tiên, kể từ khi họ đến đây, vì trước đây, Na-po-lê-ông không bao giờ cho phép họ đến gần ông.
Bốn ngày sau, linh cữu rời khỏi khu Lơn-vút. Ngoài đoàn tuỳ tùng và nhữn người hầu của Na-po-lê-ông ra, toàn thể đơn vị canh gác đảo, tât cả lính thuỷ và sĩ quan hải quân có mặt trên đảo, tất cả những viên chức hành chính, do viên toàn quyền dẫn đầu, và hầu hết nhân dân đảo thánh bà Hê-len đều đi đưa đám. Khi hạ huyệt, một loại đại bác vang rền: Người Anh dùng nghi lễ quân đội để vĩnh biệt ông hoàng đế quá cố.