Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Napoleon Bonaparte - Chương 18
Chương XVIII
Kết luận
Gắn liền với Na-po-lê-ông là một hiện tượng lịch sử đã được mang tên ”Chủ nghĩa Bô-na-pác“ mà các nhà mác-xít kinh điển đã rất chú ý nghiên cứu, và sự đánh giá của họ đều nhất trí và bổ sung hoàng chỉnh cho nhau. Trong khi trở lại nhiều lần và rất nhiền lần vấn đề chủ nghĩa Bô-na-pác, họ đã chú ý đến cả thời đaị Na-po-lê-ông đệ tam, và vạch ra một cách đúng đắn rằng nguồn gốc của cái hệ thống chính trị ấy bắt nguồn từ vụ hoàng đế Pháp đầu tiên. Nhưng trong khi Na-po-lê-ông đệ nhất, nhằm củng cố nền chuyên chính của giai cấp đại tư sản, không những đã đấu tranh chống bọn bảo hàng là những kẻ muốn chủ của ”chế độ cũ“, thì Na-po-lê-ông đệ tam lại đã xây dựng đế chế của ông ta như một thứ vũ khí đấu tranh của giai cấp tư sản (chủ yếu của giai cấp đại tư sản) chống lại giai cấp thợ thuyền và những xu hướng dân chủ của giai cấp tiểu tư sản.
Trong phạm vi cuốn sách này, trước khi đề cập chủ nghĩa Bô-na-pác trong thời kỳ Na-po-lê-ông đệ nhất trước hết cần phải làm sáng tỏ vai trò của Na-po-lê-ông đệ nhất đối với vận mệnh của cuộc cách mạng tư sản Pháp, vào cuối thế kỷ thứ XVIII.
Lối viết sử tư sản cũ và hiện đại khẳng định rằng Na-po-lê-ông đã hoàn thành tốt đẹp sự nghiệp của cuộc cách mạng.
Chắc chắn là không phải như vậy. Na-po-lê-ông đã nắm lấy và lợi dụng những thành quả của cách mạng về mặt phát triển sự hoạt động kinh tế của giai cấp tư sản Pháp, nhưng ông ta lại đã dập tắt cơn dông tố cách mạng. Vì vậy, trong bất cứ chừng mực nào người ta cũng không thể coi Na-po-lê-ông là người ”đã hoàn thành tốt đẹp cuộc cách mạng“, ngược lại Na-po-lê-ông chỉ có nhiệm vụ thủ tiêu cách mạng.
Bóp chết được cuộc cách mạng, nền chuyên chính Na-po-lê-ông, trước hết có ý nghĩa là giai cấp tư sản chiến thắng giai cấp vô sản thủ công nghiệp, chiến thắng quần chúng tiểu tư sản nghèo từ là chiến thắng thành phần quần chúng bình dân đã đóng vai trò cách mạng rất lớn lao từ năm 1789 đến năm 1794 cho tới ngày 9 tháng Nóng. Cùng lần ấy, tầng lớp nông dân hữu sản, mà Na-po-lê-ông đã bảo vệ quyền lợi của họ chống lại những âm mưu phục hưng chế độ phong kiến, đã ủng hộ triệt để nền chuyên chính của ông.
Na-po-lê-ông, kẻ đã bắn chết người Gia-cô-banh, trở thành vị đế vương độc tài và có biến những nước cộng hoà bao quanh nước Pháp thành những vương quốc rồi đem phân phát cho anh em ruột, anh em họ và thống chế của mình; nhân vật lịch sử ấy đã hiển nhiên là thế, chứ không hề liên quan gì đến con người đáng lẽ ra đã hoàn thành tốt đẹp cuộc cách mạng.
Và chỉ có lý tưởng hoá một cách dối trá mới có thể phủ nhận được điều đó. Thủ tiêu nền dân chủ, thiết lập uy quyền cá nhân tuyệt đối để trực tiếp bảo vệ cho các tầng lớp hữu sản và quyền bá chủ trên toàn cõi Châu Âu- đó là đặc điểm sự nghiệp của Bô-na-pác đệ nhất, và chỉ có thể chối cãi điều đó bằng cách bất chấp sự thật lịch sử nhằm duy trì vĩnh viễn và xác nhận ”thiên truyền kỳ Na-po-lê-ông“, cái đã gây nên bao nhiêu đau khổ trong quá khứ và thật ra đã được bịa đặt để nhằm tác động tinh thần của quần chúng còn kém giác ngộ và còn đang do dự. Chung quy, thiên truyền kỳ ấy đã luôn luôn phục vụ cho những âm mưu phản động về mặt xã hội và chính trị, đặc biệt là thời kỳ 1830 trở đi.
ở cuốn sách này, độc giả sẽ tìm thấy một số trong nhiều sự đánh giá cụ thể của Mác và đặc biệt là của ăng-ghen về thiên tài quân sự và về ảnh hưởng của những cuộc chinh phục của Na-po-lê-ông đối với Châu Âu pho phong kiến. Những ai quan tâm đến vấn đề này mà đọc một cách có hệ thống toàn bộ tác phẩm của Mác và ăng-ghen thì sẽ còn tìm thấy rát nhiều nhận xét cùng một loại như vậy. Hơn nữa, với một thái độ khách quan của Na-po-lê-ông trong lịch sử nhân loại, mà còn vạch rõ vai trò Na-po-lê-ông đã đóng: Vai trò người sáng lập ra cái Chủ nghĩa Bô-na-phác phản động đã xéo nát những mầm mống của quyền tự do chính trị ở Pháp.
Mác và ăng-ghen đã sống là hai thời kỳ đế chính thứ hai nhưng chắc chắn là hai ông đã chẳng cần đến cái kinh nghiệm sống phũ phàng đó mới thấu hiểu được chủ nghĩa Bô-na-pác- trong những điều kiện bắt nguồn từ sự bành trướng nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản vào thế kỷ thứ XIX- với tư cách là một chế độ chính trị đối nội và đối ngoại, chỉ có thể là phản động, bằng sự lừa bịp quần chúng một cách có hệ thống và, trong trường hợp cần thiết bằng những hành động quân sự phiêu lưu mạo hiểm.
Trong lĩnh vực đối thoại, những khát vọng xâm lược, đế quốc chủ nghĩa, do quyền lợi của giai cấp đại tư sản Pháp xui khiến đã thúc đẩy Na-po-lê-ông chống lại Châu Âu, các cái xã hội nửa phong kiến đang ran rã ấy đã không thể kháng cự được một cách có hiệu lực những trận tiến công đầu tiên của mình. Đồng thời, ách đô hộ của Na-po-lê-ông tròng vào cổ các dân tộc bị chinh phục đã khách đọng làm sóng giải phóng dân tộc, còn như những ngọn đòn mà Na-po-lê-ông giàng vào nền kinh tế nước Anh thì đã góp phần nhóm thổi ngọn lửa cách mạng bùng lên một cách vững bền ngay trong lòng giai cấp thợ thuyền Anh.
Lý luận và thực tiễn của Na-po-lê-ông về chiến tranh đã đóng vai trò lớn lao trong việc huỷ diệt chế độ phòng kiến chuyên chế xây dựng trên chế độ nông nô đang thống trị Châu Âu hồi đó. Lý luận và thực tiễn ấy đã tạo ra những phương tiện mà Na-po-lê-ông đã biết lợi dụng một cách tài tình. Không phải Na-po-lê-ông mà chính là cách mạng đã đem lại khả năng thực hiện và đã đẻ ra những cuộc chiến đấu cường tập, chiến thuật độ hình phân tán kết hợp với việc sử dụng những trung độ mật tập, quy mô tổ chức những đạo quân khổng lồ gồm những binh sĩ có ý thức, những nguyên tắc mới trong việc tuyển binh; nhưng cũng lại chính Na-po-lê-ông, chứ không phải người nào khácách mạng, đã chứng minh rằng người ta có thể sử dụng tất cả những cái đó như thế nào, với những kết quả như thế nào, và Ang-ghen từng nghiên cứu kỹ lưỡng các chiến dịch của Na-po-lê-ông đã xác nhận rằng Na-po-lê-ông đã là người đầu tiên dậy cách hiểu, cách nắm chắc, nói gọn lại là cách thấy triệt tất cả những sự biến hoá ấy. Trong lĩnh vực chiến tranh, thời đó, không ai sánh được với Na-po-lê-ông và ông đã vĩ đạo hơn hẳn so với các lĩnh vực hoạt động khác của ông.
Theo Ang-ghen, Na-po-lê-ông đã vượt xa vô cùng các vịi tiền bối của ông và các tưỡng lĩnh cận đại đã học cách dùng binh của ông, đã cố gắng bắt trước ông trong một nghệ thuật có như vậy: ”... công lao bất diệt của Na-po-lê-ông chủ yếu là ở chỗ đã tìm ra được cách sử dụng- những khối lớn quần chúng đã vũ trang mà những khối lớn ấy thì chỉ nhờ có cách mạng mời có thể xuất hiện được. Chiến lược và chiến thuật ấy đã được tướng lĩnh đương thời không có một ai có thể vượt nổi ông và họ chỉ có thể cố gắng bắt chước ông trong các cuộc hành binh rực rỡ nhất và may mắn nhất của họ mà thôi“.
Khi nghiên cứu những sự cải tiến trong nghệ thuật chiến tranh của Na-po-lê-ông, Ang-ghen đã coi hai yếu tố sau đây là hai ”cái trục“ trong phương pháp quân sự của Na-po-lê-ông: ”... Sự tập trung quy mô lớn những phương tiện tiến công: ngựa, pháo, và túnh cơ động của toàn bộ máy tiến công ấy“.
Ang-ghen nhìn thấy ở Na-po-lê-ông môt người chỉ huy vĩ đại, ngay trong những chiến dịch mà Na-po-lê-ông đã bị thất bại. ”Trong số những cuộc hành binh phòng ngự và những trận tiến công trực tiếp tiến hành trong những chiến dịch hoàn toàn nhằm mục đích phòng ngự, phải kể đến hai bài học đặc sắc nhất trong chiến dịch kỳ lạ nhất của Na-po-lê-ông bằng việc Na-po-lê-ông bị đầy ra đảo En-bơ, và chiến dịch năm 1815 chấm dứt bằng trận thất bại Oa-téc-lô và Pa-ri đầu hàng. Trong quá trình hai chiến dịch đó, với những hành động nhằm mục đích hoàn toàn phòng ngự, viên tướng tổng chỉ huy ấy đã tiến công kẻ địch trên khắp các vị trí mỗi khi gặp thời cơ thuận lợi; tuy lực lương luôn luôn ít hơn kẻ địch một cách rõ rệt nhưng, mỗi lần xuất trận, Na-po-lê-ông đã thất bại trong hai chiến dịch năm 1814 và năm 1815 là do những nguyên nhân ”hoàn toàn độc lập“ với những kế hoạch tác chiến, với phương pháp thực hiện các kế hoạch đó của ông, nhưng nhất là vì quân số các lực lượng vũ trang đánh vào một quốc gia đã bị kiệt quệ bởi những cuộc chiến tranh liên tiếp trong suốt một phần tư thế kỷ“.
Ang-ghen nói: ”Trận Au-xtéc-lít được coi là một trong những chiến thắng lớn nhất của Na-po-lê-ông và là bằng chứng không thể bác bỏ được ”về thiên tài quân sự có một không hai của Na-po-lê-ông“; bởi vì nếu như những sai lầm của quân liên minh đã rõ ràng là nguyên nhân chủ yếu làm cho họ thất bại thì ”con mắt phát hiện ra được lầm lẫn đó“ (lầm lẫn của tướng lĩnh đối phương- N.D .Tiếng Nga), lòng kiên nhẫn chờ đợi cho lầm lẫm đó chín muồi để quyết tâm dáng đòn quyết định, sự mau lẹ cực kỳ chớp nhoáng đẻ đánh tan kẻ địch, tất cả những cái đó của Na-po-lê-ông đang cho ta phải hoàn toàn khâm phục và không đủ lời khen ngợi. Trận Au-xtéc-lít là một sự kỳ diệu về chiến lược mà người ta sẽ không bao giờ quên được chừng nào có chiến tranh“.
Na-po-lê-ông nói: ”ở Châu Âu có nhiều tướng giỏi, nhưng họ nhìn một lúc nhiều cái quái, đó là những khối người, tôi cố tiêu diệt chúng...“ Cũng không ai có thể bắt chước được Na-po-lê-ông trong việc khuyếch trương chiến quả, trong nghệ thuật dùng truy kích để đánh tan đối phương. Nhà sử học quân sự Phổ, bá tước Y-óc-phôn Mac-ten-bua, tác giả nổi tiếng của cuốn sách Na-po-lê-ông, người tổng chỉ huy, nói rằng mệnh lệnh Na-po-lê-ông gửi cho nguyên soái Sun, ngày 3/12/1805 (hôm sau trận Au-xtéc-lit) chứa đựng toàn bộ ”thuật truy kích do bộ chỉ huy trình bày trong một số ít chữ“. Trong thời kỳ đó, không ai vượt được Na-po-lê-ông về nghệ thuật nắm và điều động những khối quân lớn trong giai đoạn chuẩn bị cũng như khi ở chiến trường và tài chỉ huy đổi hình tác chiến một cách đột ngột nhất.
Các nhà sử học và các nhà chiến lược có tài nhất- các tác giả chuyên nghiên cứu về Na-po-lê-ông - và cả những người chỉ do ngẫu nhiên mà quan tâm đến Na-po-lê-ông đã sử dụng và tiếp thu những khả năng mới mà cuộc cách mạng Pháp vừa mới đẻ ra xong, và do lợi dụng một cách tài tình cái di sản ấy của cách mạng mà Na-po-lê-ông đã trở thành nhà lý luận lớn nhất về phương pháp chỉ đạo chiến tranh tiến hành với những lực lượng dự bị đông đảo mà chỉ riêng có quyền lực của một nhà nước tư sản lớn mới có khả năng huy động được, là cuộc chiến tranh sử dụng có hiệu quả những nguồn lực, vật lực, nhân lực khổng lồ do một hậu phương có tổ chức cung cấp; hình thức chiến tranh đó chỉ đã chỉ phát triển toàn vẹn dưới thời Na-po-lê-ông. Những đoàn quân đông đặc, chặt chẽ của đại quân đặt dưới quyền chỉ huy của ông tỏ ra, theo lời của ông ta, mạnh hơn đối phương ”vào lúc đã định và ở nơi đã định“.
Na-po-lê-ông thông thạo bản đồ và biết cách sử dụng bản đồ giỏi hơn ai hết, vượt cả tham mưu trưởng của nhà mình là nhà bản đồ nôỉ tiếng Béc-ti-ê, cũng vượt cả các bậc danh tướng trước trong lịch sử và, tuy vậy, Na-po-lê-ông không bao giờ bị nô lệ vào bản đồ; khi mắt ông ta rời khỏi bản đồ và khi ông ta ra chiến trường là ông ta kích thích bộ đội bằng những lời tung đội khổng lồ, hơn nữa ông ta còn đứng ở vị trí cuả mình, vị trí hàng đầu và đã không có một ai có thể so sánh với ông được. Cho đến tận ngày nay, những mệnh lệnh, thư từ, của Na-po-lê-ông gửi cho các thống chế và một vài câu châm ngôn của Na-po-lê-ông vẫn còn giá trị như nhữn bản khái luận cơ bản về nhữGr-nốp vấn đề về công sự, về pháo binh, về tổ chức hậu phương, về tiến quân đánh vào sườn, về hành binh bao vây trận địa quân địch và về nhiều vấn đề hết sức khác nhau của nghệ thuật quân sự.
Có lẽ ngoài A-lếch-xan Ma-xê-doan ra thì sự thật là không có một vị tướng nổi tiếng nào lại ở vào hoàn cảnh thuận lơị như Na-po-lê-ông: Không những Na-po-lê-ông đã hợp nhất vào trong tay ông quyền hành của một vị đế vương chuyên chế với quyền hành của một vị tổng tư lệnh, mà ông còn trị vì trên vùng trù phú nhất của thế giới. Trong những bước đầu tiên của mình, Xê-da đã tiến hành chiến tranh khá lâu dài dưới danh nghĩa là tổng tư lệnh, được Thượng nghị viện, cơ quan điều khiển nhà nước, cấp cho những phương tiện để chinh phục một tỉnh mới và trong những năm cuối cùng của đời ông, Xê-da lại đã tiến hành một cuộc chiến tranh dài và ác liệt chống lại quân đội của phe đối lập. Không bao giờ Xê-da lại đã tiến hành một cuộc chiến tranh. An-ni-ban là một tướng tổng tư lệnh phụ thuộc vào ý muốn của cái thượng nghị viện keo kiệt và xảo trá của một nước cộng hoà buôn bán. Tuy-ren và Công-đê thị bị lệ thuộc vào nhữn sở thích nhất thời của điều đình Pháp. Xu-vô-rốp thì thoạt đầu lệ thuộc vào hoàng hậu Ca-tơ-rin, con người chẳng ưa gì Xu-vô-rốp, sau đó thì lệ thuộc vào Pôn đệ nhất, một con người gàn dở, cuối cùng là lệ thuộc vào Pháp đình tối cao của đế quốc áo. Đúng là Guy-xta A-đon-phơ, Sác-lơ XII, Phri-drích đệ nhị đều là những vị đế vương chuyên chế nhưng họ trị vì những nước bé nhỏ, nghèo nàn nguồn nhân tài vật lực có hạn.
Còn như Na-po-lê-ông thì chỉ những chiến dịch đầu tiên (ở Tu-lông, ở ý, ở Ai-cập, ở Xi-ri) mới bị đặt dưới quyền một chính phủ mà ngay hồi đó ông đã không phục tùng; song từ năm 1799 trở đi, Na-po-lê-ông đã trở thành chúa tể chuyến chế của nước Pháp, cũng như của tất cả các nước đã bị ông trinh phục một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và trong số đó có một số nước đã có một nền kinh tế tiên tiến nhất lục địa, như ngoài bản thân nước Pháp ra, còn có nước Hà Lan và nước Đức Rên-nan. Sau ngày 18 tháng Sương mù, Na-po-lê-ông đã trị vì chuyên chế sau suốt 15 năm liền, còn Giun-xê-da, sau khi vượt sông Ru-bi-côn, đã chỉ nắm được quyền lực tối cao trong khoảng năm năm, nhưng đã mất hai năm đầu vào cuộc nội chiến và chính nó đã nghiến nát vụn lực lượng của đế quốc La Mã.
Để thực thành thiên tài quân sự của mình, Na-po-lê-ông có trong tay nhiều nguồn lực vật chất, nhiều thời gian, nhiều điều kiện hơn bất cứ một vị tiền bối nào về nghệ thuật chiến tranh của ông. Cũng không cần bàn cãi về vấn đề thiên tài của Na-po-lê-ông đã tỏ ra lỗi lạc hơn bất cứ một ai trong số những người ấy.
Na-po-lê-ông có tài làm cho những câu nói trở thành độc đáo; để xác định toàn bộ những đức tính cần thiết của một người tướng tài, Na-po-lê-ông nói rằng: ”Bề cao và bề nằm phải bằng nhau“: ông ta hiểu ”Bề nằm“ là phẩm chất của con người, là lòng quả cảm, lòng can đảm, tính quả quyết, và ”bề cao“ là tài trí, là những đức tính về trí tuệ. Nếu cốt cách mạng hơn tài trí, người tướng sẽ bị lôi cuốn ra ngoài mức cần thiết, nếu quân đội không đành tâm chịu thất bại trước: Na-po-lê-ông cho rằng một viên tổng tư lệnh tồi còn hơn là hai viên tổng tư lệnh giỏi. Và nếu trừ trận vây thành Tu-lông năm 1793 ra, thì chưa trận nào Na-po-lê-ông chia sẻ quyền chỉ huy và cũng không phải phục tùng một cấp trên nào.
Chúng ta sẽ chỉ dừng lại ở một vài đặc điểm.
Na-po-lê-ông phá bỏ tệ sùng bái bạch binh rất phổ biến thời Xu-vô-rốp, mặc dầu chính Xu-vô-rốp chẳng hề phủ nhận tầm quan trọng của pháo binh. ”Ngày nay, các trận đánh được quyết định bằng hoả lực, không phải bằng xung lực“ ông hoàng đế đã ciết dứt khoát như vậy ở một trong những cuốn sách của ông nói về công sự dã chiến. Là người kế tục chiến thuật quân đội cách mạng Pháp, trong những cuộc chiến tranh đầu, Na-po-lê-ông đã tung trước nhữGr-nốp tuyến tân binh cơ động: với sự yểm hộ của pháo binh bằng cách mở đường cho các tung đội xung kích. Na-po-lê-ông chăm lo chu đáo và chỉ thị nghiêm ngặt cho các thống chế của mình và cho phó vương nước ý là Ơ-gien-dơ Bô-héc-ne rằng không chỉ dạy cho binh lính biết bắn, mà phải chăm lo đến việc dậy họ bắn trúng đích. Nhưng từ ý kiến của Na-po-lê-ông, tuỵệt nhiên không thể nghĩ rằng nên để tân binh hoạt động trong một khoảng thời gian khá lâu hoặc có sự chi viện của pháo binh, bởi vì như vậy họ có thể dễ bị mất tinh thần dưới hoả pháo của địch và dễ bỏ chạy; mà Na-po-lê-ông căn dặn phải sử dụng pháo binh một cách kiên quyế nhất, bởi vì nó chỉ có dùng hoả lực khủng khiếp của pháo mới thu được kết quả khả quan.Trong các trận đánh của Na-po-lê-ông, pháo binh đóng vai trò to lớn và đôi khi quyết định, như ở Phrít-lan, 40 khâu pháo cỡ lớn của Xê-nác-mông, yểm hộ cho quân đoàn của Vích-to, đã gây cho hàng ngũ quân Nga rối loạn tơi bời ngày từ phút đầu của trận đánh, và đã buộc quân Nga phải rút lui vô trận tự qua Prit-lan và qua cầu An-le, và chính tình trạng vô trật tự ấy đã dẫn đến thất bại.
Đáng chú ý từ năm 1807, Na-po-lê-ông đã càng ngày càng tin vào một chiến thuật mới và những quy mô tác chiến mới, bao gồm việc sử dụng các đội hình quá dày đặc và vì vậy dễ bị sát thương, trái vơí phép dùng binh trước đây trong nửa giai đoạn đầu sự nghiệp của ông ta. Thực tế là những lỗ hổng, khoét dần hàng ngũ những người lính già của cách mạng và những cựu binh của Ai Cập, của Ma-ren-gô, của Au-xtech-lít, đã buộc ông ta phải cầu cứu đến cách dùng những khối người quá dày đặc ở chiến trường.
Nhiều ngươì cho rằng Na-po-lê-ông đã không chỉ coi trọng các cộng sự của đối phương. Thật là sai lầm. Na-po-lê-ông chỉ yêu cầu các thống chế và tướng lĩnh của ông ta phải hiểu rằng vấn đề quyết định chiến tranh không phải là việc đánh chiếm các công sự của kẻ địch mà là việc tiêu diệt sinh lực địch ở trên chiến trường. Nhưng ngay cả trong vấn đề ấy, Na-po-lê-ông cũng tỏ ra linh hoạt và thông minh kỳ diệu khi ông ta nhận định rằng những tình huống không bao giờ lập lại hoàn toàn đúng như nhau.
Vào năm 1805, khi Na-po-lê-ông nhận định là chỉ chiếm được thành Un-mơ thì mới tiêu diệt được chủ yếu của quân Aó, ông ta đã tập trung phần cố gắng chủ yếu vào việc đánh chiếm pháo đài ấy.
Sở dĩ Na-po-lê-ông đặt cộng sự xuống vị trí quan trọng thứ yếu đó là do cái lô gíc sau đây: Ông ta cho rằng quyền chủ động sáng tạo đóng vai trò chủ yếu. Na-po-lê-ông nói rằng chỉ nên tiến hành một chiến dịch sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng, nhưng một khi đã bắt đầu thì phải chiến đấu đến cùng để giữ lấy thế chủ động sáng tạo.
Khi cái ngày khủng khiếp ở Ai-lau kết thúc, ngày 8/2 năm 1807, quân đội của Na-po-lê-ông cũng như quân đội Nga đều bị thiệt hại nặng nề đến nỗi quân số của một vài trung đoàn lại còn ít hơn thế nữa. Ban đêm, chui vào lều, Na-po-lê-ông đã thừa nhận sự thất bại của ông ta bằng những lời lẻ mập mờ. Nhưng rồi chẳng bao lâu, buổi binh minh ảm đạm của một ngày mùa đông bắt đầu, và người ta thấy rằng không những Ben-nit-xen đã chỉ rút đi, mà Ben-nit-xen đã vừa đánh vừa chạy rất xa. Thế là quyền chủ động vẫn thuộc về Na-po-lê-ông, và như vậy là ngày hôm trước của Na-po-lê-ông đã là ngày thắng trận. Và Na-po-lê-ông đã liệt Ai-lau vào sổ chiến thắng của ông ta, mặc dầu ông ta hoàn toàn biết rằng quận Nga chưa phải bị baị trận. Ben-nit-xen đã thiếu bình tĩnh và bền bỉ, đã hốt hoảng và đã rời bỏ chiến trường trước, để lại quyền chủ động cho Na-po-lê-ông mặc dầu cứ ba xác lính Nga thì người ta lại cũng đã đếm được từ hai đến ba xác lính Pháp.
Quyền chủ động trong sự chỉ đạo chung chiến tranh, trong việc lựa chọn địa hình và thời cơ giao chiến, trong những hành động chiến thuật đầu tiên trước khi giao chiến phải thuộc về người tổng chỉ huy. Trước trận đánh trước khi hạ mệnh lệnh cho các thống chế một cách cụ thể, mà đến ngày nay vẫn còn có những chuyên viên quân sự phải khâm phục, Na-po-lê-ông không bao giờ hạn chế các thống chế của ông ta bằng những chỉ thị chi tiết vụn vặt. Thời đó, cách chỉ đạo vụn vặt thuộc môn phái quân sự cũ, người áo, Phổ, Anh và cả người Nga nữa, mặc dù Nga còn ở trình độ kém hơn nhiều.
Na-po-lê-ông chỉ thị cho tướng lĩnh của mình thừa hành một nhiệm vụ này hoặc một nhiệm vụ nọ ở một địa điển này hoặc một địa điểm khác bằng cách chỉ rõ mục đích chiến lược cuối cùng phải đạt được nhưng đạt được mục đích đó bằng cách nào là do các tướng lĩnh quyết định. Trong chiến đấu, Na-po-lê-ông là trung tâm và đầu não của quân đội. Trong khi làm nhiệm vụ của họ, các thống chế liên lạc thường xuyên với hoàng đế tình hình của các cuộc hành binh, xin viện binh và báo cho hoàng đế biết rõ những sự thay đổi luôn luôn diễn ra của tình huống.
Gần năm tháng sau trận Au-xtéc-líc, khi chỉ trích bản báo cáo của Cu-tu-dốp đệ lên A-lếch-xan về trận ấy, Na-po-lê-ông viết rằng số quân đội khổng lồ của Pháp đã hoàn toàn do hoàng đế chỉ huy và sẵn sàng chấp hành bất cứ một mệnh lệnh nào của hoàng đế, chẳng khác gì một tiểu đoàn đặt dưới quyền chỉ huy của một viên tiểu đoàn trưởng.
Điều khó khăn nhất cho những người sống trong những thời kỳ ấy cũng như đời sau là tìm hiều xem Na-po-lê-ông đã giữ vai trò chỉ huy đó như thế nào để không làm mất tính chủ động sáng tạo của cấp dưới. Đương nhiên rằng đây là tính sáng tạo cục bộ, còn như tất cả sự thực hiện đều hoàn toàn phụ thuộc vào cấp chỉ huy cấp tối cao, quyền chỉ đạo của hoàng đế và quyền chủ động chỉ đạo của hoàng đế có thói quen không tự quyết định khi gặp tình thế nguy hiểm qúa lớn và khi hoàng đế không có ở bên cạnh họ. Những tướng lĩnh của Na-po-lê-ông thật sự có năng lực hành động độc lập được thì có ít: năng lực của Đa-vu, Mát-xê-na, Ô-giơ-rô cũng chỉ có chừng mực nhất định, những tướng lĩnh khác thì chủ yếu là những người thực hiện xuất sắc, ưu tú, tính độc lập của họ chỉ là tương đối và tuỳ từng trường hợp vì nó chỉ phụ thuộc vào phạm vi thừa hành. Na-po-lê-ông đã chua chát nhận thấy điều đó vì đã có lúc ông ta phải kêu lên rằng ông ta không thể ở khắp mọi nơi trong một lúc được.
Năm 1814, chiến đấu ở vùng lân cận Pa-ri, không phải Na-po-lê-ông đã thiếu 30 vạn lính tinh nhuệ, trong đó một số đã phải phơi xương trên các bãi chiến trường từ năm 1808 và số còn lại cũng đã cùng chung số phận ở Tây Ban Nha, không phải ông ta chỉ thiếu những đoàn quân người Pháp đang bận tiếp tục chiếm đóng một vài thành phố của Đức và một vài vùng của nước ý; mà Na-po-lê-ông còn thiếu Mát-xê-na, viên tướng bị sức cùng lực kiệt vì cuộc chiến chinh dào đằng đẵng và vô hiệu ở Tây Ban Nha, thiếu Đa-vu đang bị vây hãm ở Hăm-bua, thiếu Muy-ram, vì Muy-ra đã không rời bỏ xứ Na-plơ để đến với ông ta. Những binh sĩ ưu tú của ông ta, ông ta đã ném họ đi trên 4 phương đế quốc mênh mông của ông ta, và đến lúc lâm nguy thì số đông trong bọn họp đã chẳng ở bên ông ta. Không phải chỉ vì điều đó nhưng điều đó cũng là một trong những nguyên nhân của cuộc thất bại cuối cùng của ông ra vào năm 1815.
Nhưng nếu như Na-po-lê-ông còn đủ các tướng lĩnh ở bên cạnh ông ta và nêu như đại quân đã không bị chia sẻ làm đôi - một thì chiến đấu diệt vong ở Tây Ban Nha- trong một khoảng thời gian nghiệt ngã thì ông vẫn tự thấy mình mãi mãi là người chủ tể tuyệt đối cà vững như đá của Châu Âu.
Việc lựa chọn những người thực hiện ưu tú đã góp phần vào thắng lợi của chiến thuật mời về hành binh bao vây tung thâm quân địch; và Giô-mi-ni đã xây dựng chiến thuật ấy thành lý luận dựa trên cơ sở nghiên cứu các cuộc chiến tranh của Na-po-lê-ông là người đã chứng minh rằng bao vây đối phương chỉ có nghĩa trong hai trường hợp: Thứ nhất là khi tiến vào hậu phương của địch và cắt đứt các tuyến đường giao thông thứ hai là khi cuộc hành binh đó dẫn đến một trận đánh, trong đó có những tung đội bao vây tham chiến.
Phôn Bu-lốp, một nhà luân lý khac thời Na-po-lê-ông, cho rằng chỉ cần uy hiếp các đường giao thông là đủ. Nhưng, dựa vào nghệ thuật quân sự của Na-po-lê-ông, Giô-mi-ni đã nhấn mạnh rằng trận đánh là kết cục cần thiết cảu một cuộc hành binh bao vây thành công và phù hợp với ý đồ của nhà chiến lược. Na-po-lê-ông cho rằng người tướng mở một cuộc hành binh bao vây sẽ có nguy cơ bị đối phương hành binh phản lại và tiến công nếu không hành động khẩn trương. Những thống chế được Na-po-lê-ông đào tạo tiến hành những cuộc hành binh ấy với một mức độ chuẩn xác và khẩn trương đôi khi lý tưởng và hầu như bao giờ cũng thu được kết quả mỹ mãn.
Nếu kẻ địch cùng quân chủ lực của họ trong pháo đài hoặc trong công sự thì Na-po-lê-ông bao vây lại và nếu quân địch không đầu hàng thì ông ta xung phong đánh vào. Khi đã bị buộc phải dùng đến biện pháp cực đoan đấy thì , nếu thắng lợi, Na-po-lê-ông đã tỏ ra rất quyết liệt. Năm 1806, Bluy-khe chống cự trong các đường thành phố thì Lu-bếch nên khi quân Pháp thắng lợi, vả lại họ vốn trung thành với truyền thống cũ, đã tàn phá tang hoang thành phố và tàn sát vô vàn nhân dân. Trong những cuộc chiến tranh của Na-po-lê-ông có đầy dấy những thí dụ tàn bạo như vậy. Tháng 7/1799, khi một đội quân Thổ gồm một vạn người được trang bị đầy đủ, đổ bộ lên Ai-cập và ẩn trang pháo đài A-bu-kia, sau còn 3 nghìn quân nữa hội sư ở đó, thì Na-po-lê-ông thấy một trở ngại đáng sợ trên con đường của ông: vâỵ là cuộc chinh phục Ai-cập vừa hoàn thành đã bị lâm nguy. Quân Thổ bằng đường biển. Bởi vậy Na-po-lê-ông đã hại pháo binh đánh chiếm pháo đài với bất cứ giá nào, bằng một cuộc tấn công chính diện. Ngày 25/7/1799, vào hồi 2 h sáng, Na-po-lê-ông nổi lệnh tiến công. Lan-nơ và Muy-ra là những người đầu tiên đột nhập pháo đài, ngay sau đó là quân chủ lực xung kích. Toàn thể quân đội Thổ đã bị chém giết và tàn sát ngay tại chỗ. ”Trận đánh ấy là một trong những trận đánh đẹp nhất mà tôi nhận thấy. Tất cả đạo quân ấy không thoát được một ai“, hai ngày sau chiến công đó, Na-po-lê-ông đã viết như vậy. Tuy nhiên, những trận công kích chính diện không phải chỉ làm cho đối phương bị thiệt mạng, mà cả quân Pháp nữa, nên Na-po-lê-ông chỉ dùng đến khi không còn cách nào khác.
Tuy Na-po-lê-ông đánh giá rất cao tinh thần dũng cảm cá nhân, tinh linh hoạt và biệt tài chiến đấu của một số cá nhân nào đó, nhưng ông ta tin rằng những kỵ binh tác chiến với đội hình phân tán thì dũng mãnh đến đương đầu được với những khôi quân hàng ngũ chặt chẽ của một quân đội Châu Âu có kỷ luật, và cứ cho rằng trong những trận đánh nhỏ lẻ, ưu thế cá nhân của họ có thể thật sự giúp cho họ thắng lợi sẽ quyết định hết thảy thuật của người tổng tư lệnh trước hết là biết tập trung, trang bị và huấn luyện nhanh chóng những tiểu đoàn lớn mạnh để thành lập những khối quân sự lớn; thứ hai là làm thế nào để khi đánh đòn quyết định thì tất cả những đơn vị ấy đều đã ở vị trí đã định; thứ hai là khi đã khai chiến thì, nếu cần thiết để chiến thắng, phải biết hy sinh những tiểu đoàn lớn mạnh ấy; thứ năm là, đây là điểm khó nhất, miễn là có cơ thắng lợi; thứ tư là, đã tập trung được khối lớn ấy rồi thì không bao giờ được lẩn tránh hoặc trì hoãn giao chiến, mà phải giao chiến sớm nhất, tìm thấy được trong trận thế của quân địch cái điểm để giáng đòn quyết định. Na-po-lê-ông nói rằng, trong chiến tranh, những sự ngẫu nhiên và may rủi giữ một vai trò đáng kể, nhưng dẫu sao thì những kế hoạch to tát bao giờ cũng tuỳ thuộc vào những đức tính cá nhân của người chỉ huy: tài trí, kiến thức, đầu óc phương pháp trong hành động và đầu óc phán đoán. ” Không phái có một vị thần thánh nào đó mách riêng cho tôi biết điều tôi phải nói hoặc phải làm trong một tình huống bất ngờ đối với những người khác, mà đó chỉ là sự suy nghĩ của tôi, sự nghiên cứu, nghiền ngẫm“, có lầm Na-po-lê-ông đã nói như vậy. A-lếch-xan Ma-xê-đoan, Xê-da, An-ni-ban, Guy-xta A-don-phơ trở thành vĩ đại không phải vì thời vận giúp họ, mà thời vận giúp họ vì họ là những bậc vĩ nhân và đã biết làm chủ thời vận. Na-po-lê-ông đã nói như vậy vào những năm cuối cùng của đời ông.
Không kể vài sai lầm ngẫu nhiên và dấu hiệu mệt mỏi thì nghệ thuật sử dụng tất cả mọi thủ đoạn để đạt tới mục đích của mình, tóm laị thiên tài quân sự của Na-po-lê-ông vào những năm 1813-1814 so với những năm rực rỡ nhất trong đời võ nghiệp của ông đã không hề bị giảm sút: đó là ý kiến nhất trí của những nhà chiến lược và chiến thuật nghiên cứu lịch sử của Na-po-lê-ông. Ngay cả năm 1815, với những lượng kém hẳn về quân số, trong hoàn cảnh chính trị tuyệt vọng và cơ thể bị đau yếu từ lâu, Na-po-lê-ông vẫn vạch ra một kế hoạch chiến lược nhằm tiêu diệt đến cùng quân đội đối phương; và nó cũng đã không kém phần tài tình như kế hoạch
đã mang lại thắng lợi rực rỡ cho Na-po-lê-ông trong chiến dịch nước ý lần đầu tiên của ông năm 1796. Thắng lợi rực rỡ mở đường cho kế hoạch đó (trận thất bại của Bluy-khe ở Li-nhi) và kết cục của chiến dịch (trận Ô-téc-lô, chỉ dio tình cờ mà Bluy-khe đến đúng lúc và đã cứu được Oen-linh-tơn khỏi một cuộc thất bại không thể tránh được) đã chứng minh rằng Na-po-lê-ông luôn luôn là người thầy xuất chúng trong nghệ thuật chiến tranh.
Tuy nhiên lúc ấy, Na-po-lê-ông còn thiếu một điều ngay chính ông ta cũng cho rằng điều đó đối với người tổng tư lệnh cần thiết hơn cả thiên tài: thiếu tiên tưởng vào thắng lợi cuối cùng. Ông ta thiếu lòng tin cần thiết nhất của ông ta, khi bàn về chiến dịch Oa-téc-lô, Na-po-lê-ông đã nói với Lát Ca-dơ như vậy.
Sự mất tin tưởng đó là hậu quả của những cái sai lầm của Na-po-lê-ông, trước hết là những sai lầm về chính trị. Những mục tiêu chính trị to lớn, không thể thực hiện được của ông ta, thúc đẩy ông ta đến chỗ đi chinh phục thế giới, đã đưa ông ta xa rời chính những nguyên tắc chiến lược của ông ta.
Ta chỉ cần xem xét mặt chuyên môn của sự xâm lược: làm thế nào vừa có lực lượng quân sự chiếm đóng cả cái đế quốc khổng lồ đã rơi vào tay Na-po-lê-ông, vừa chiếm đóng cả lãnh thổ mới ở Nga lại vừa bảo vệ các tuyến đường giao thông với Mát-xcơ-va? Trong điều kiện như vậy thì lấy đâu ra đủ cho các trận đánh cần thiết để chinh phục nước Nga? Làm thế nào cho phù hợp với những nguyên tắc chính ông ta đã đề ra: bao giờ cũng phải mạnh hơn quân địch vào lúc và nơi đã định? Xoay xoả ra sao để đồng thời vừa chiến thắng ở Ma-drít lại vừa ở cả từ Xmôn-len đến Mát-xcơ-va?.
Trong những chiến dịch lớn lao, ông ta đã cố giữ vững nguyên tắc cơ bản sau đây của mình: để hết sức tăng cường lực lượng để bảo vệ các đường giao thông liên lạc. Mà cũng chính vì để thực hiện điều đó nên trong quá trình chiến dịch nước Nga, ông ta làm cho lực lượng của mình bị suy yếu rất nhiều ngay từ trước khi rút lui. Tháng 6/1812, ở sống Ni-ê-men, khi vượt qua biên giới để bắt đầu cuộc xâm lược, Na-po-lê-ông có 42 vạn quân, nhưng khi tiến sâu vào nội địa nước Nga thì ông chỉ dẫn theo có 36 vạn 3 nghìn quân, vì số còn lại kia pahỉ bảo vệ sườn phía bắc và phía nam trân tuyến. Khi tới Vi-tép thì quân đã không còn 36 vạn 3 nghìn nữa, mà là 22 vạn 9 nghìn, và khi tới vùng phụ cận Xmô-len thì giảm xuống 18 vạn rưởi. Sau khi đánh trận Xmô-len và để lại quân bảo vệ thành phố ấy, Na-po-lê-ông đã tiến về Gơ-giát với 15 vạn 6 nghìn quân và khi tới Bô-rô-đi-nô thì còn 13 vạn 5 nghìn. Rồi ông ta tiến vào Mat-xcơ-va với 9 vạn 5 nghìn chiến binh. Na-po-lê-ông bị tổn thương nhiều như vậy không phải vì bên địch đánh, vì bệnh tật, vì khí hậu, mà là còn vì tuyết đường giao thông dài rộng mênh mông đã tiếu ngốn người của đại quân, đó là chưa kể số 22 vạn quân mà Na-po-lê-ông không đưa được đến cả sông Ni-ê-men vì đã phải để lại trên đế quốc Châu âu bao la của ông cũng không tính số 22 vạn quân và còn hơn thế nữa đang chiến đấu ở Tây Ban Nha.
Đồng thời, Na-po-lê-ông đã nói với Lát Ca-dơ, có những lúc phải nói đến lúc quyết liều, tập trung hết thảy lực lượng để đánh một đòn quyết định và tiêu diệt quân địch bằng một thắng lợi khủng khiếp; để làm như vậy, cũng phải tạm thời giảm bớt lực lượng bảo vệ đường giao thông liên lạc. ”Trong chiến dịch năm 1805, khi tôi đang chiến đấu ở Mo-ra-vi thì nước Thổ đã sẵn sàng tiến công tôi và như vậy là không thể rút quân ra khỏi nước Đức được. Nhưng tôi đã chiến thắng Au-xtéc-lít. Năm 1806... tôi đã thấy rõ nước áo sắp sửa đánh vào các đường giao thông của tôi và nước Tây Ban Nha đang đe doạ xâm chiếm nước Pháp bằng cách vượt qua rặng núi Pi-rê-nê. Nhưng tôi đã chiến thắng ở I-ê-na“ Trong chiến dịch năm 1809, tình thế còn nguy hiểm hơn thế. ”Nhưng tôi đã chiến thắng ởVa-gram“. Na-po-lê-ông kiên quyết, nghĩa là được nghiên cứu sâu sắc, và chỉ có như vậy mới có cơ thắng lợi. Na-po-lê-ông kiên quyết bác bỏ cái thành kiến cho rằng các cuộc xâm lược của Thành Cát Tư Hãn và của Ta-méc-lan chỉ là những hoạt động tự phát và rối loạn. ”Những cuộc chiến tranh của Thành cát Tư Hãn, của Ta-méc-lan là có tính phương Pháp vài chúng ta đã tiến hành đúng quy tắc và có lý luận, vì chiến dịch họ tiến hành đã tương xứng với lực lượng quân đội của họ; Na-po-lê-ông nói như vậy với Mông-tô-lông. Về vấn đề này, ta nên chú ý rằng các nhà sử học cận đại nghiên cứu về á Đông hoàn toàn xác nhận quan điểm của Na-po-lê-ông về các cuộc chinh phục của người Mông Cổ.
Na-po-lê-ông đã nói rất nhiều lần và trong nhiều trường hợp khác nhau rằng nghệ thuật chiến tranh quy chỉ là biết tập trung vào nơi và lúc cần thiết một lực lượng lớn hơn lực lượng của quân đội địch lúc ấy. Khi nói về cuộc chiến tranh năm 1796- 1797, viên đốc chính Gô-hi-ê khen ngợi Na-po-lê-ông nói rằng thật ra không phải thế, mà chỉ là do ông đã cố gắng tiến công chớp nhoáng vào những lực lượng ấy của địch, cho nên sở dĩ ông thu được thắng lợi thì đúng chỉ vì một trận tiến công cục bộ ấy, ông đều tạm thời mạnh hơn kẻ địch, mặc dầu tổng số lực lượng quân đội bên địch hơn quân đội của ông.
Na-po-lê-ông rất quan tâm đến ”tinh thần“ của quân đội. Na-po-lê-ông đã hoàn toàn thừa nhận việc thủ tiêu nhục hình trong quân đội do cách mạng đề xướng và ông nói với người Anh rằng ông không thể hiểu được tại sao người Anh lại đã không lấy làm ghê tởm về việc dùng roi vọt ở trong quân đội của họ: ”Khi một người lính bị làm nhục và mất danh dự vì roi vọt thì họ còn thiết gì đến vinh quang của chiến thắng. Đối với mọi người đã bị đánh đòn trước mặt bạn bè của họ thì liệu họ có còn cảm thấy cái gì là danh dự nữa không?... Tôi những muốn dậy bảo họ bằng tinh thần danh dự chứ không bằng roi vọt... Sau một trận chiến đấu, tôi tập hợp các sĩ quan và binh lĩnh lại và tôi hỏi: Những ai là người xuất sắc nhất?“. Na-po-lê-ông khen thưởng bằng cấp bậc cho người mù chữ phải học ”năm giờ mỗi ngày“, sau đó thì học được người ta bổ nhiệm làm hạ sĩ quan, rồi sau nữa là sĩ quan. Đối với những tội nặng Na-po-lê-ông nghiêm khắc xử bắn, nhưng nói chung Na-po-lê-ông khen thường nhiều hơn là kỷ luật: khen thưởng bằng tiền bạc, bằng cấp bậc, bằng huân chương, bằng biểu dương trước toàn đơn vị, ông biết khen thưởng một cách rộng rãi chưa từng thấy. Ngày 14 Tháng Hoa năm 1801, ở phiên họp về việc ban hành huân chương Bắc đẩu thì Na-po-lê-ông là lên rằng: ”Các ngài tưởng rằng các ngài đưa người ta đi chiến đấu bằng phân tích chăng? Đừng hòng. Phân tích chỉ tốt với nhà bác học ở trong văn phòng của họ mà thôi. Với binh sĩ thì phải có vinh quang, ưu đãi, khen thưởng cho họ. Quân đội cộng hoà đã làm được nhiều điều to lớn, bởi vì quân đội đó gồm những con cái của dân cầy và những người nông dân tốt, chứ không phải là một bầy hạ lưu đê tiện, bởi vì những sĩ quan mới đã thay thế những sĩ quan của chế độ cũ, và họ có danh dự“.
Như vậy là những chất liệu do cách mạng đẻ ra, Na-po-lê-ông đã sáng tạo một cái có ý thức và đầy kết quả rực rỡ một công cụ hiệu nghiệm và hùng mạnh, và nằm trong tay một người như Na-po-lê-ông, công cụ ấy tất phải đem lại những kết quả chưa từng thấy trong lịch sử quân sự.
Ông ta đánh giá một đức tính mà ông ta cho là chủ yếu, có ngay ở con người mình; ông ta khẳng định ý chí sắt đá, tinh thần kiên quyết và lòng dũng cảm khác thường là đức tính quan trọng bậc nhất và không thể có đức tính nào khác thay thế được. Lòng dũng cảm khác thường ấy không phải là ở chỗ ông ta lao lên cầu ác-Côn với lá cờ trong tay hay ở chỗ phơi mình trong hàng bao nhiêu giờ liền dưới làn pháo đại của quân Nga ở bãi nghĩa địa Ai-lau, mà ở chỗ đó mình hoàn toàn gánh lấy trách nhiệm nào quan trọng nhất và nặng nề nhất, đó là trách nhiệm hạ quyết tâm. Người thắng lợi không phải là người đã vạch ra kế hoạch tác chiến hoặc đã tìm thấy giải pháp cần thiết, mà là người nhận lấy về phần mình trách nhiệm thi hành.
Tất cả các nhà bình luận quân sự đều cho rằng Na-po-lê-ông là một nhà chiến thuật đại tài- nghĩa là trong nghệ thuật chiến thắng- và một nhà ngoại giao đại tài- nghĩa là trong nghệ thuật buộc kẻ địch bại trận phải hoàn toàn phục tùng ý muốn của ông ta, nghĩa là không phải chỉ ông ta đè bẹp tinh thần và khả năng để kháng của bên địch, mà còn bức bách bên địch phải thừa nhận như vậy khi hạ bút ký nhằm tiêu diệt những kẻ trốn chạy. Khi Muy-ra ã hoàn thành nhiệm vụ, thì để chuyển biến trận đánh bằng thắng lợi của toàn bộ cuộc chiến tranh, lúc đó vấn đề là tiếp tục và hoàn toàn thành cuộc truy kích quân sự ”trên bàn cờ“ mà quân cờ là những công thức và những yêu sách ngoại giao.
Mỗi khi bắt đầu một cuộc chiến tranh, Na-po-lê-ông luôn luôn cố gắng quỵ kẻ địch một cách mau chóng nhất bằng một đòn khủng khiếp và nhanh như chớp, rồi bức kẻ địch phải cầu hoà.
Điều đó đã cho phép Clau-dơ-vít định nghĩa quan niệm chỉ đạp chiến tranh của Na-po-lê-ông là một hiện tượng hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử và đã đưa chiến tranh tới gần ”mức hoàn chỉnh của nó“. Clau-dơ-vít viết: ”.... Kể từ thời Bô-na-pác thì chiến tranh, trước hết hãy đứng về một pháo mà xét- phía người Pháp trong quá trình chống ngoại xâm- rồi đứng về phía khác- phía các dân tộc chống Na-po-lê-ông, đã trở thành công việc của toàn dân. Nó đã mang một tính chất khác hẳn, hoặc nói một cách khác hơn, chiến tranh đã tiến lại rất gần thực chất của nó, sự hoàn chỉnh tuyệt đối của nó. Do sự phát triển của các phương tiện chiến tranh, của những viễn cảnh rộng lớn mở rộng ra một khi chiến thắng và của sự thức tỉnh tinh thần mạnh mẽ của con người, nên trí lực dành vào việc chỉ đạo chiến tranh đã tiến triển đến cao độ. Tiêu diệt kẻ địch đã trở thành mục đích của các cuộc hành binh; ngừng lại và đi vào đàm phán chỉ có thể tiến hành được khi kẻ địch đã bị đánh bại và không còn đủ sức chiến đấu“. Khi nghiên cứu vấn đề ”tầm cỡ những mục đích chính trị của chiến tranh và cường độ của chiến tranh“, Clau-dơ-vít đã có dự đánh giá sâu sắc, tuy nhiên cần phải bổ sung bằng cách lưu ý rằng chính Na-po-lê-ông đã phân biệt thành hai loại chiến tranh (tiến công và phòng ngự), nhưng ông vạch cho nó một ranh giới rõ rệt, mà tuỷ theo tính chất của mỗi cuộc chiến tranh xâm lược... Mọi cuộc chiến tranh tiến hành theo quy tắc của nghệ thuật đều là những cuộc chiến tranh tiến hành theo đúng phương pháp. Chiến tranh phòng ngự không loại trừ tiến công khong loại trừ phòng ngự, dẫu rằng mục đích của nó là chọc thủng biên giới để xâm lược đất nước của kẻ địch“.
Sau khi đã nhận xét vắn tắt những chiến dịch của các bậc tưỡng lĩnh lỗi lạc nhất, Na-po-lê-ông thấy ông cần thiết phải nói bất kỳ điều gì về những cái thường được mệnh danh là một ngôn phái của nghệ thuật chiến tranh. Tuy nhiên, cũng như tất cả các nhà quân sự lớn, ông ta cũng đã ra sức đánh bại và tiêu diệt đối phương.
Quan điểm của Clau-dơ-vít mà chúng tôi vừa dẫn là đặc biệt của riêng ông: người ta không hề tìm thấy quan điểm đó ở Giô-mi-ni chẳng hạn. Về vấn đề này mặc dầu ăng-ghen thừa nhận nhữGr-nốp ưu điểm lớn của các tác phẩm của Clau-dơ-vít, nhưng người ta lại thích nghiên cứu về Na-po-lê-ông của Giô-dép Vai-dơ-mai-e (ngày 12/4/1853): ”Chung qui, Giô-mi-ni vẫn là nhà sử học khá nhất của chúng (cảu các chiến dịch của Na-po-lê-ông), và tuy rằng có đôi điểm đặc sắc, nhưng cái thiên tài tự nhiên ấy của Clau-dơ-vít vẫn không làm tôi thoả mãn chút nào“!.
Na-po-lê-ông hiềm ghét những người Gia-cô-banh, đối xử tàn tệ với họ, còn họ chỉ muốn khuyếch trương thành quả của cách mạng.
Sự bảo vệ tài sản, tất cả mọi tài sản, trong đó có cả tài sản của nông dân lớp trung sản và tiểu sản- tầng lớp phát triển rộng rãi dưới thời cách mạng- đã trở thành một trong những viên đá nền tảng trong chính sách đối nội của Na-po-lê-ông, mặc dầu, như Mác đã nhận định trong cuốn Gia đình thần thánh, Na-po-lê-ông đã làm cho quyền lợi của mọi tầng lớp trong giai cấp tư sản phải phục tùng quyền lợi của đế chế. Đối với Na-po-lê-ông những người dân ”không tài sản“, thí dụ như: thợ thuyền ở Pari, ở Ly-ông, ở A-miêng và ở Ru-ăng đều là những thành phần phá rối, nhưng ông đã quá thông minh cho rằng biện pháp duy nhất để chống lại họ là bọn lính tuần tiễu, hiến binh và cảnh binh và mạng lưới mật thám vô cùng khôn khéo và đắc lực do Phu-sê đẻ ra. Na-po-lê-ông đã cố chống lại làn sóng thất nghiệp năm 1811 đã đẩ hàng nghìn thợ thuyền đói khát, lang thang, cùng khổ, Na-po-lê-ông cũng tìm cách rút ra khỏi tình trạng ấy một sự bào chữa cho cuộc phong toả lục địa cũn như việc bóc lột tàn nhẫn về kinh tế và làm việc chiếm độc quyền tất cả các nước bị xâm chiếm để bảo đạm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm Pháp và để cung cấp nguyên liệu rẻ mạt cho nền công nghiệp Pháp.
Những động cơ chính của chính sách kinh tế của Na-po-lê-ông là: ước vọng đảm bảo ưu thế cho công nghiệp Pháp ở trên thế giới và điều này không tách khỏi những điều trên, ước vọng đuổi người Anh ra khỏi thị trường Châu Âu. Nhưng trong phạm vi quan hệ giữa chủ và thợ, Na-po-lê-ông đã giữ nguyên vẹn bộ luật Lơ Sa-pơ-li-ê trong bộ pháp chế của ông. Bộ luật Lơ Sa-pơ-li-ê trong bộ pháp mọi biểu hiện đình công, dù rằng rất nhỏ: nhưng đặt ra ”tiểu bạ công nhân“, Na-po-lê-ông lại đi xa hơn nữa trên con đường áp bức bóc lột thợ thuyền.
Tại sao ngay cả trong những phút gay go nhất, thợ thuyền cũng không nổi dậy chống ông hoàng đế? Tại sao vào những năm 1816, 1817, 1818,1919, 1820, 1821, các toà án của dòng họ Buốc-bông phục hưng lại kết án tù những ”tiếng hô phản nghịch“: ”Hoàng đế muôn năm“?.
Trong các trang sách này, tôi xin cố gắng giải đáp về vấn đề đó. Sự giải đáp nằm trong cái thực tế là thợ thuyền đã hiểu một cách bản năng rằng trật tự tư sản xuất xứ từ cách mạng, mà hoàng đế là người đaị diện, đối với họ dẫu sao cũng còn có lơị hơn là cái giẻ rách phong kiến mục nát mà những xe vật tải của quân Liên minh đã tha về.
Những ngày quang vinh của cách mạng còn chưa phai mờ trong trí nhớ của quân chúng lao động. Họ là dân chúng của các vùng ngoại ô Xanh Ang-toa và Xanh Xác-xen, khu phố Tăng-phơ và phố Múp-phơ-ta. Trong giai đoạn Một trăng ngày, những người trung thành nhất với truyền thống cách mạng đều đã nhìn thấy rằng dầu sao ở Na-po-lê-ông cũng không có chút tai hoạ gì, đối với họ cái nguy hại là chế độ phong kiến quay trở lại.
Nếu trong cuộc đấu tranh ở nứơc Pháp chống lại sự đe doạ phục hưng ở chế độ cũ, Na-po-lê-ông là người đại diện cho một kỷ nguyên mới, công nghiệp và tiến bộ trong lĩnh vực kinh tế thì đương nhiên rằng những cuộc chinh phục của Na-po-lê-ông đã đóng vai trò cách mạng khi ông đánh đổ sập những nền tảng phong kiến của Châu Âu.
Mác và Ang-ghen đã không ngừng nhấn mạnh tầm quan trọng của Na-po-lê-ông trong việc thúc đẩy lịch sử tiến lên. ”Na-po-lê-ông đã tiêu diệt được Đế quốc Thần thành La Mã Giéc-man và đã giảm bớt số lượng các quốc gia nhỏ ở Đức, lập nên những quốc gia lớn hơn. Na-po-lê-ông đã mang vào các nước bị chinh phục bộ luật của ông cực kỳ tiến bộ so với tất cả các bộ luật hiện hành thời ấy, và bộ luật ấy về nguyên tắc, đã thừa nhận quyền bình đẳng“ (1) Theo ý Ang-ghen, Na-po-lê-ông, họ bực bội về giá cà phê, đường, thuốc lá, v.v. lên cao, trong khi đó thì chính cuộc phong toả lục địa lại là nguyên nhân của động lực khởi thuỷ của nền công nghiệp của họ“... Ngoài ra, họ không phải là những kẻ hiểu được tầm lớn lao của các kế hoạch của Na-po-lê-ông. Họ nguyền rủa ông bắt con cái họ đi chống lại cuộc kháng chiến tranh do bọn quí tộc và do tầng lớp trung sản Anh xuất vốn và đã tán tụng những người Anh ấy, những kẻ đã thực sự gây ra chiến tranh, là bạn hữu...“
(2) ”Chính sách khủng bố đã thuộc về dĩ vãng ở nước Pháp, đã được Na-po-lê-ông áp dụng ở những nước khác dưới hình thức chiến tranh và ”chính sách khủng bố ấy“ là tuyệt đối cần thiết ở nước Đức“. (3).
Trong một báo cáo chống Ba-cu-nin (ngày 14/2/1849), chúng ta được đọc: ”Trong lịch sử không có gì phát sinh, phát triển mà không cần đến bạo lực và một ý chí sắt đá, và nếu như A-lếc-xan, Xê-da và Na-po-lê-ông mà lại đã là những người nổi tiếng về lòng trắc ẩn- cái thứ trắc ẩn mà những người bênh vực dân tộc Xla-vơ dùng để bảo chữa cho khách hàng suy yếu của họ- thì lịch sử đã ra sao?. (4).
Mác và An-ghen còn cho rằng (khi nói về sự bất lực) chung của cả hai bên đối phương trong cuộc chiến tranh Phương Đông năm 1853-1854) quyết tâm của Na-po-lê-ông còn ”nhân đạo hơn“ thói quen hành động cũ kỹ của những kẻ hậu sinh bất tài.
Về cuộc vây thành Xê-va-xtô-pôn, Mác và Angen đã viết: ”Thật ra, Na-po-lê-ông đại đế, người ”đồ tể“ dã sát hại bao nhiêu triệu người, với phương pháp lãnh đạo chiến tranh khẩn trương, quả quyết và mạnh như vũ bão, đã là một chuẩn mực về lòng nhân đạo, nếu đem so sánh với những ”chính khách“ đợi thời cơ và do dự đang chỉ dạo cuộc chiến tranh ấy ở Nga...“ (1).
Không hạ thấp vai trò cách mạng của các cuộc chinh phục của Na-po-lê-ông ở Châu âu, Ang-ghen không hề lẩn tránh cái thực tế là vào cuối thời đại của Na-po-lê-ông, Na-po-lê-ông ngày càng biến thành một ”ông đế vương do Chúa trời chỉ định“. Sai lầm lớn nhất của Na-po-lê-ông là đã liên kết với các triều đại phản cách mạng già cổi, khi ông ta kết hôn với con gái hoàng đế nước áo, và đáng lẻ phải xoá bỏ mọi vết tích cảu cái Châu Âu già cỗi đó đi Na-po-lê-ông lại đã tìm cách thoả hiệp với nó ( tôi viết nghiêng - chú thích tác giả), đã muốn là người đứng đầu hàng đế vương Châu Âu, vì vậy mà Na-po-lê-ông đã tìm mọi cách để cấu tạo triều đình của Ang-ghen thì cái đã làm cho Na-po-lê-ông cuối cùng bị thất bại là ông đã đầu hàng ”nguyên tắc triều đại chính thống“.
Sự thất bại của tất cả các nước quân chủ ở lục địa Châu Âu đã bị Na-po-lê-ông chinh phục là kết quả của một cuộc chiến tranh khổng lồ; Chính cuộc chiến tranh ấy cuối cùng đã làm cho Na-po-lê-ông bị kiệt sức, bởi vì bên cạnh Châu Âu lạc hậu về nền kinh tế so với nước Pháp về mặt kinh tế và về phương tiện chiến lược thì Na-po-lê-ông đã không thể giáng những trực tiếp tới được, bởi lẽ nước Anh làm bá chủ mặt biển.
Na-po-lê-ông đã nhìn thấy ngay rằng kẻ thù đó là đáng sợ nhất. Na-po-lê-ông muốn đánh bại nói ở Phương Đông bằng Ai Cập và Xi-ri; trừ trại lính Bu-lô-nhơ, Na-po-lê-ông đã chuẩn bị để đánh bại nó ở Luân Đôn. Cả hai ý đồ đó đã không không đạt kết quả, Na-po-lê-ông đã liền tìm cách tống cổ hàng hoá. Anh ra khỏi lục địa, song không phải bằng số lượng nhiều, chất lượng tốt và gía hạ của hàng hoá Pháp- điều này không thể làm được- mà bằng lưỡi lê và súng đạn, bằng binh lính và thuế quan. Để tàn phá nước Anh, chỉ tiêu diệt nền công nghiệp Anh chưa đủ, còn phải phá hoại nền thương nghiệp, cũng như công nghiệp vận tải đường biển của nó, và làm cho thuộc địa Anh mất hết tác dụng. Na-po-lê-ông đã tiến hành công việc ấy bằng cách cấm nhập khẩu chè, bông, chàm, chè In-dô-ne-xi-a, cà phê, gia vị. Tất yếu là sự thực hiện cuộc phong toả lục địa đòi hỏi toàn thể Châu Âu và nước Nga phải tuyệt đối phục tùng ý chí của Na-po-lê-ông nghĩa là thiết lập nền quân chủ thế giới; Sau trận Au-xtéc-lít, rõ ràng là Na-po-lê-ông đã có ý đồ ấy, nhưng ông che đậy nguyện vọng ấy một cách lộ liễu bằng cái danh hiệu ”hoàng đế phương Đông“. Sau trận Tin-dít, những nguyện vọng ấy ngày càng bộ lộ rõ. Lao trên con đường ấy ngày càng bộ lộ rõ. Lao trên con đường ấy, Na-po-lê-ông không thể không thất bại và đã thất bại.
Tất cả những mưu toan nhằm mục đích miêu tả Na-po-lê-ông là một nhân vật không thể phạm sai lầm, là một vị thần giáng thế duy nhất chỉ đem lại hạnh phúc cho loài người; mọi cố gắng nhằm giải thích những con sông máu lênh láng chảy suotó trong hau chục năm trời vì sự cần thiết để ”tự vệ“, để biện bạch cho một số hành động đen tối nhất gắn liền với tên tuổi Na-po-lê-ông, không bao giờ ông ta để lại những kỷ niệm u uất ấy. Với vẻ thành thật nhất, đến nỗi đối với bất kỳ hành động nào của mình, ông ta cũng đều sẵn sàng bào chữa rằng đó là vì lợi ích của Pháp, vì quang vinh của nước Pháp, vì an ninh của nước Pháp; đối với Na-po-lê-ông những lý do ấy đã bào chữa cho tất cả những việc ông ta đã làm.
Tôi đã nói ở phần trên rằng khi nói đến nước Pháp thì Na-po-lê-ông quan niệm đó là giai cấp nào: giai cấp đại tư sản và một bộ phận nông dân hữu sản.
Nhưng gác bỏ sang một bên mặt ”đức hạnh“, hay đúng hơn, mặt ”đạo đức“ của vấn đề, đứng về phương diện trí tuệ của nó thì người ta có thể hiểu câu nói sau đây của thượng nghị sĩ Rô-dơ-be-rai: ”Na-po-lê-ông đã đẩy lùi vào cõi chết cái mà, trước ông đã được coi là những giới hạn tột cùng của trí tuệ và nặng lực của con người“. Một người Anh khác, giáo sư Hôn-lơn Rô-dơ, tuy hoàn toàn không phải là người sùng tín Na-po-lê-ông, và trên nhiều điểm còn nhận xét Na-po-lê-ông một cách khắt khe, cũng đã liệt ông đứng vào ”hàng đầu những người bất diệt“, vì thiên tài kiệt xuất vè mọi mặt mà tạo hoá đã ban cho Na-po-lê-ông một cách quá đầy đủ và vị trí của ông trong lịch sử thế giới. ”Na-po-lê-ông đã quyết định số phận của toàn bộ địa trong khoảnh khắc, trong những quyết định ấy của ông ta, ông ta đã thống nhất được thiên tài thật sự với ý chí kiên quyết đạt tới mục đích của ông ta“.
Na-po-lê-ông không say mê sự tàn bạo, nhưng ông ta thờ ơ trước con người, ông ta chỉ coi họ như là phương tiện và công cụ. Và khi thấy cần thiết phải tàn bạo, phải mưu mẹo, phải nham hiểm thì ông ta đã dùng đến không mọt chút do dự. Tinh thần tỉnh táo cuả ông ta đã cho ông ta biết rằng, trong bất kỳ việc gì, nếu cố đạt được mục đích không bằng tàn bạo vẫn là phương pháp hơn cả. Na-po-lê-ông đã hành động phù hợp với nguyên tắc đó, miễn là khi cân nhắc ông thấy rằng hoàn cảnh cho phép. Những mục tiêu chủ yếu nhất mà Na-po-lê-ông đặt ra sau trận Tin-tít và nhất là sau trận Va-gram thường là ảo tưởng và không thực hiện được, nhưng để đạt được, tài năng của ông đã đem lại cho ông những kiến giải rất khác nhau, tìm được những phương pháp mới lại nhất, luôn luôn phân biệt với cái chủ yếu và am hiểu mọi chi tiết nhưng không bị chìm ngập vào đó. Bất chấp câu phương ngôn cũ, Na-po-lê-ông đã nhìn cả cánh rừng lẫn từng khóm cây, không những thế, ông ta còn nhìn cả cành, lá trong mỗi cái cây.
Quyền lực và quang vinh, đó là những khát vọng thống trị con người Na-po-lê-ông, và khát vọng quyền lực còn mạnh hơn quang vinh. Suy nghĩ không ngừng, thông minh sắc sảo và luôn tỉnh táo, hay nghi ngờ và dễ nổi nóng, đó là đặc điểm nổi bật nhất ở Na-po-lê-ông. Được xung quanh sùng tín đến tôn thờ quá lâu ngày, Na-po-lê-ông đã làm quen với nó, coi như là một sự tôn kính thường lệ và tất nhiên phải thế đối với ông ta. Nhưng Na-po-lê-ông thường chú ý nhiều nhất đến những lợi ích thực tế mà ông ta có thể thu hoạch được trong sự tôn thờ ấy. Những động lực chủ yếu kích thích con người hành động là sự sợ hãi và quyền lợi, chứ không phải là tình thương yêu, Na-po-lê-ông tin tưởng sâu săc như vậy, có ngoại lệ chi là đối với binh sĩ của ông ta, nhưng cũng chỉ đối với một bộ phận mà thôi. Khi Na-po-lê-ông còn đang thống trị Châu Âu, có hôm ông ta đặt ra câu hỏi: Nếu nhận được tin ông ta chết thì thiên hạ sẽ nghĩ thế nào? Triều thận vội vã đoán trước rằng thiên hạ sẽ đau buồn, nhưng Na-po-lê-ông đã ngắt lời họ bằng những lời chua chát sau đây: theo ý kiến ông ta thì Châu Âu ắt sẽ thở dài khoan khoái.
Na-po-lê-ông sẽ tự biết rằng binh lính tôn sùng ông ta và mặc dầu ông ta yêu mến binh lính còn xa mới bằng họ yêu mến ông ta, nhưng ông ta đã luôn luôn tin tưởng ở họ.
Na-po-lê-ông không sợ chết. Khi Na-po-lê-ông mất đi, tắm rửa thi hài cho ông, người ta tìm thấy trên người ông có nhiều vết thương mà từ trước tới nay chưa hề ai hay biết (trừ vết sẹo bị lưỡi lê đâm ở trận xung phong thành Tu-lông và một vết đạn ở chân trong trận Ra-ti-xbon năm 1809). Rõ ràng Na-po-lê-ông đã dấu các vết thương ấy của ông ta để binh lính khỏi dao động trong khi đang chiến đấu, và đã nhờ những người thân cận nhất băng bó, đồng thời cũng hạ lệnh cho họ không được tiết lộ. Na-po-lê-ông không chút ngờ vực gì về quang vinh sẽ đến với ông ta sau khi ông ta trước hết bằng cái vận hội mà người ta chỉ có thể ngàn năm mới gặp một lần. ”Nhưng đời ta là một cuốn tiểu thuyết như thế nào nhỉ“, có lần, Na-po-lê-ông đã nói như vậy với Lát Ca-dơ, ở đảo Thánh bà Hê-len.
Sự vắng mặt của Na-po-lê-ông trên vũ trụ đài lịch sử đã gây cho những con người đương thời một ấn tượng giống như một cơn giông tố tột nhiên biến đi sau sau một thời gian dài hoành hành ác liệt. Từ trước thời Na-po-lê-ông, sự tiến triển xã hội và kinh tế đã làm suy yếu nhiều chính thể cổ hủ ở Châu Âu thời ấy- những chính thể đó đã duy trì chế độ phong kiến trong hàng bao nhiêu thế kỷ, sự tiến triển ấy đã phá vỡ cơ sở của nhiều thượng tầng kiến trúc- về pháp chế và hiến pháp- vẫn tồn tại bởi sức ỳ của chúng và đã đục khoét vô số lâu dài trông mãu ngoài cổ kính, lộng lẫy. Cơn lốc xoáy bốc ở Châu Âu mà Na-po-lê-ông đứng ở trung tâm đã quật đổ và lôi cuốn đi số lớn những toà lâu đài mọt rỗng ấy; đương nhiên không có Na-po-lê-ông, chúng sẽ sụp đổ tất yếu đó sớm diễn ra. Nghệ thuật giết người mà Na-po-lê-ông đã sử dụng với tài năng không thể bắt chước được đã giúp ông ta dễ dàng hoàn thành sứ mạng lịch sử ấy.
Sau Na-po-lê-ông, một vài quốc gia phong kiến sống sót đã tồn tại được một thời gian ở Tây Âu, nhưng trừ, một vài ngoại lệ thì chúng giống như một xác chết tráng men. Cuộc cách mạng năm 1830 ở Pháp, cuộc cách mạng năm 1848 ở Đức và ở áo đã đẩy mạnh công cuộc quyết dọn những thây ma lịch sử. Nước Nga, đến năm 1861, mới cất bước đầu tiên quan trọng trên con đường ấy (con đường thủ tiêu chế độ nông nô); bị miễn cưỡng và căm giận; đa số trong giai cấp quý tộc Nga đã công khai nuôi hy vọng đoạt lại những cái mà hoàn cảnh đã buộc chúng phải nhượng bộ, hoặc ít ra trong khi chờ đợi tuyệt vọng, chúng cố gắng giảm bớt sự nhượng bộ, và trong mọi việc này, bọn chúng đã thành công mỹ mãn.
Tuy nhiên, nên nhận thấy rằng Na-po-lê-ông đã tạo điều kiện to lớn cho Châu Âu phong kiến dễ dàng chống lại ông và chiến thắng ông. Hình ảnh viên tướng cũ của cách mạng càng chìm biến trong hình ảnh của vị hoàng đế Pháp, và hình ảnh của vị hoàng đế Pháp càng chìm đắm trong hoàn cảnh của vị chúa tể toàn cầu thì Na-po-lê-ông càng tỏ ra do dự trong việc giải phóng các dân tộc thoát khỏi ách phong kiến (như ở Ba Lan 1807- 1812, Na-po-lê-ông đã giải phóng cho nông dân song không chia ruộng đất cho họ, như vậy thực tế là vẫn để cho chế độ nông nô tồn tại; ở Nga vào năm 1812), và Na-po-lê-ông càng tỏ ra ngang ngạnh, kiên quyết bao nhiêu trong việc buộc các dân tộc và các Chính Phủ phải tuyệt đối phục tùng quyền lực vũ đoán của ông ta thì Châu Âu càng kiên quyết nổi dậy chống lại kẻ áp bức toàn thế giới.
Bởi vậy, năm 1818-1814, không phải chỉ có bọn quý tộc cặn bã của giai cấp phong kiến mới thấy rằng con đường thoát duy nhất là vùng ra khỏi ách Na-po-lê-ông. Giai cấp tư sản ở các nước bị chinh phục cũng khao khát san phẳng những chướng ngại do Na-po-lê-ông đã đặt ra, kìm hãm sự phát triển của nó. Giai cấp tư sản thấy rõ và không chịu nổi phương thức bóc lột thậm tệ mà Na-po-lê-ông đã dùng ở những nước ấy để phục vụ quyền lợi độc quyền của giai cấp tư sản Pháp. Đúng là khu cuộc khởi nghĩa giải phóng dân tộc đã cho phép các dân tộc vứt bỏ ách thống trị của Na-po-lê-ông thì thành quả trực tiếp của thắng lợi ấy đã không rơi vào tau giai cấp tư sản, mà lại rơi vào tay bọn phản động phong kiến chuyên chế, như vậy là do sự yếu hèn và tình trạng thiếu tổ chức của giai cấp tư sản ở Châu Âu hồi đó.
Chính vì vậy mà vào những năm 1813, 1814, 1815, người ta đã thấy trong hàng ngũ chống lại Na-po-lê-ông có cả các giai cấp của xã hội Châu Âu trước kia đã từng hết lời ca ngợi Na-po-lê-ông là ”vị tổng tài công dân số một“ hoặc ít ra thì cũng là ”người bảo vệ những tư tưởng tự do của cách mạng“ như một số đông người vẫn còn lầm tưởng trong khoảng thời gian từ ngày 18 tháng Sương mù đến ngày tuyên bố thành lập Đế chế.
Chính sách kinh tế của Na-po-lê-ông ở các nước bị chinh phục không thể đem lại một kết quả cuối cùng nào khác. Cho đến khi chết, Na-po-lê-ông cũng không muốn hiểu điều đó và thực chất cũng không thể hiểu được. Tượng thượng đế bằng đồng đen, đầu đội vòng hoa chiến thắng, một tay cầm gươm báu, một tay cầm quả địa cầu, đứng sừng sững ở trung tâm Pa-ri, trên đỉnh cột Văng-đom, đúc bằng đại bác chiến lợi phẩm, dường như làm sống lại một phần con người Na-po-lê-ông lúc sinh thời đang miệt mài trong giấc mơ cuồng nhiệt: thâu tóm Châu Âu và, nếu có thể, cả Châu á và, với bàn tay cũng cương nghị như trong pho tượng, ông ta nắm chặt quả địa cầu. Nhưng nền đế chính toàn cầu đã xụp đổ, và trong sự nghiệp của Na-po-lê-ông, chỉ còn một số vĩnh viễn những phần nào do sức tác động quyết định của những nguyên nhân sâu xa về kinh tế và xã hội đẻ ra ngay từ trước khi ông lên ngôi. Hình ảnh Na-po-lê-ông mãi mãi in sâu trong tâm trí loài người; nó gợi cho người này thì bóng của At-ti-la, ta-méc-lan, Thành Cát tư Hãn, người khác thì lại A-lếch-xan Ma-xê-đoan và Giuyn-Xê-da; nhưng với sự tiến bộ của khoa nghiên cứu lịch sử, hình ảnh ấy luôn luôn hiện ra ngày một rõ nét trong tính độc đáo có một không hai và trong sự phức tạp kỳ lạ của cá nhân con người ấy.
Hết