Đại Dương Đen - Chương 29
29
LỜI TÁC GIẢ
Khi bước vào hành trình kéo dài hai năm với người trầm cảm mà điểm kết của nó là cuốn sách này, tôi đã cho rằng nó sẽ không quá khó khăn. Tôi đã từng đồng hành với người trẻ mười tám, đôi mươi, khoảng cách thế hệ giữa tôi và họ rất lớn, đã từng đi cùng người cận tử, sự đau đớn thể xác và cái chết luôn cận kề, còn những nhân vật này, họ “chỉ trầm cảm thôi mà”.
Tôi đã nhầm làm sao.
Quá trình chuyện trò của tôi với nhân vật có thể đứt quãng nhiều tháng, khi họ bị nhấn chìm trong một giai đoạn trầm cảm mới. Nhiều cuộc gặp bị hoãn vào phút cuối vì đêm trước họ thức trắng. Email của tôi có thể không được phản hồi nhiều tuần, bởi với họ, mở email ra vất vả giống như leo qua một quả núi. Có những địa điểm gặp bị thay đổi bởi họ bị ám ảnh bởi một nỗi bất an không gọi được tên. Có những ký ức chúng tôi không tiếp cận được bởi chúng vẫn còn khiến họ run rẩy sợ hãi. Đi cùng họ, tôi thấm thía rằng trầm cảm khó hiểu thế nào với người ngoài. Khi có thể ra ngoài để ngồi trước mặt tôi, họ là những con người sáng sủa, duyên dáng, nói năng khúc chiết. Thật khó để hình dung chỉ tuần trước đó, họ lê lết, sợ hãi, kiệt quệ, hoặc mấy tuần sau đó thôi, tay họ sẽ đầy các vết cắt.
Tôi đã trải qua những giây phút đau buồn, bất lực và cả giận dữ khi chứng kiến sự cản trở khổng lồ mà cộng đồng vứt vào cuộc đời của người trầm cảm. Trầm cảm gây khuyết tật, nhưng nó là một thứ thương tích vô hình. Nếu người đi xe lăn khiến người khác động lòng trắc ẩn và sẵn sàng giúp đỡ thì người mang khuyết tật vô hình không những không được hưởng một sự ưu tiên nào mà còn bị đánh giá, bởi họ bị so sánh với người lành lặn. Đồng nghiệp của một người đang điều trị ung thư sẽ tạo điều kiện để anh vừa đi làm vừa chạy hóa chất. Đồng nghiệp của người trầm cảm, do không biết anh bị bệnh hay khước từ coi đó là bệnh “thật” sẽ coi anh là vô kỷ luật và không đáng tin cậy khi anh muộn thời hạn vì trầm cảm khiến anh lê lết.
Căn bệnh này không chỉ vô hình vì người ta không dễ dàng nhìn thấy, nó vô hình bởi nó bị giấu kín. Trong số hàng trăm người mà tôi đã tiếp xúc, đa số tiết lộ rằng tôi là người duy nhất biết họ có trầm cảm. Nếu như nhiều người lẳng lặng đi khám ung thư một mình vì không muốn người nhà lo lắng thì cũng nhiều người lẳng lặng đi khám trầm cảm một mình, nhưng là vì sợ bị đánh giá. Đây là lý do khác dẫn tới việc chín mươi phần trăm người trầm cảm không được trị liệu. Đáng tiếc là họ có lý do để làm vậy. Bố Hằng nói rằng cô “cứ diễn”, bố Uyên nói rằng cô “làm trò”. Họ hàng của Thành cho rằng anh ở nhà vì lười nhác, họ hàng của Thanh cho rằng cậu ham game và được mẹ nuông chiều. Họ hàng của Hoa cho rằng cô “điên khùng kiểu Tây”. Con cái ông Thạch ngăn ông tới bệnh viện tâm thần, vì “bố có làm sao đâu”.
Theo một khảo sát cách đây vài năm, vẫn còn một phần ba người Nhật tin là “yếu đuối là nguyên nhân gây ra trầm cảm”. Ngay cả ở Mỹ, một trong bốn người cho rằng việc thừa nhận mình trầm cảm sẽ ảnh hưởng tới quan hệ bạn bè của họ. Chín trong mười người Anh tin rằng điều này sẽ ảnh hưởng tới sự nghiệp của họ. Thật khó hình dung điều này xảy ra với người bị hở van tim hay tiểu đường. Rõ ràng, định kiến trầm cảm là một dấu hiệu của hỏng hóc trong tính cách hay trong đạo đức còn rất nặng nề. Những năm qua, báo chí Việt Nam đã có tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều sạn. Các bài báo với nội dụng đúng đắn và cung cấp kiến thức cần thiết vẫn có thể được đặt những cái tít giật gân để câu view như, “Những cô nàng sống giữa đô hội suýt tìm đến cái chết vì điều gì?” hay “Du học nước ngoài về, nam thanh niên nhảy cầu tự tử”. Liệu chỉ người nghèo hay người ít học mới đáng được thông cảm khi họ tìm tới cái chết? Một bài báo khác viết về hiện tượng trầm cảm sau sinh, “‘Hổ dữ cũng không ăn thịt con’. Ấy vậy mà có những bà mẹ trầm cảm tội lỗi đã thẳng tay sát hại con mình. Chỉ một tích tắc thiếu kiểm soát mà tước đoạt quyền được sống của con, của mình và phá hoại tan nát cả một gia đình.” Sự độc ác và vô cảm trong cộng đồng rất phổ biến. Bạn cùng thuê nhà của Hiển muốn đánh cậu vì cậu tự tử trong khi “chưa làm được gì cho bố mẹ”. Các mạng xã hội đầy sự giễu cợt về người tự sát. “Hôm trước kêu tự tử thì hôm sau lại vào bình luận, cảm ơn mọi người, mình không sao. Thật sự đéo hiểu mục đích là gì,” hay “Có đứa đòi tự tử từ đầu tháng Tư mà đến tháng Mười vẫn thấy đăng bài.”
Định kiến và kỳ thị không chỉ xảy ra ở mức độ cá nhân, mà còn ở mức độ hệ thống, khi chúng tới từ các thể chế như hệ thống y tế hay trường học. Giáo viên của Thanh nghi ngờ cậu thực ra “đang kiếm cớ để lười” khi xin được đi học muộn vì mất ngủ. Nhiều nhân viên y tế ác cảm với người tự hại và tự sát, cho rằng họ đang lấy đi nguồn lực từ các bệnh nhân khác xứng đáng được giúp đỡ hơn. Một bác sĩ chia sẻ: “Tự tử là vô trách nhiệm. Tất cả bác sĩ chúng tôi đều ghét người tự tử. Công việc của chúng tôi đã rất nhiều và căng thẳng, bao nhiều bệnh nhân trong tình trạng nặng hy vọng được bác sĩ cứu, thì lại có người tăng thêm việc cho chúng tôi bằng cách cố gắng tước đoạt mạng sống của chính họ.” Rồi anh chất vấn thêm, “Tôi muốn hỏi các bạn, các bạn đã làm điều gì cho gia đình, người thân, xã hội chưa mà mong muốn mọi người phải quan tâm tới mình?” Những miệt thị, mắng mỏ, “Chỉ vì một thằng con trai”, “Từng này tuổi rồi mà còn nghĩ tới chuyện tự tử”, từ nhân viên y tế cho thấy không chỉ một vấn đề về y đức mà còn một lỗ hổng chuyên môn khổng lồ. Định kiến và kỳ thị tạo nên rào cản khiến người ta không tìm tới sự giúp đỡ. Thậm chí, với nhiều người trầm cảm, trải nghiệm khám chữa bệnh mang tính tổn thương và ám ảnh tới mức họ sợ quay lại.
Sống trong một môi trường như vậy, chính người trầm cảm có thể quay ra kỳ thị người trầm cảm và khước từ thừa nhận mình bị bệnh. Sau ba lần tới bác sĩ và chuyên gia tâm lý, ba lần nhận chẩn đoán trầm cảm, Xuân Thủy vẫn không tin vào điều này và không muốn tìm hiểu về bệnh. “Không, mình không thể bị cái bệnh đó, nó không liên quan gì tới mình. Nó là cái thứ mà chỉ những người kém cỏi, thô thiển, thường xuyên khóc lóc vật vã, mới bị. Mình lịch lãm, sạch sẽ, đẹp đẽ, ăn nói gây gọn, IQ, EQ sáng láng, mình không bị trầm cảm được.”
Nhiều người có thể dễ dàng chấp nhận mình bị viêm ruột thừa, mỡ máu, hở van tim, những cái đó nằm ngoài sự kiểm soát của lý trí và ý chí của họ. Nhưng họ cho rằng thừa nhận bị trầm cảm cũng là thừa nhận không còn kiểm soát được đầu óc của mình nữa, điều họ không thể chấp nhận được. Điều này hay xảy ra ở những người vốn có lịch sử sống rất độc lập, rất lý trí, những người coi tư duy, quyết tâm, ý chí nỗ lực là một phần cơ bản của căn tính của mình. Những người này thường cảm thấy dễ chịu hơn khi họ lý giải những biểu hiện trầm cảm là do mình chưa đủ mạnh mẽ. “Không, tôi không bị trầm cảm, tôi không điên, tôi vẫn là tôi, vẫn kiểm soát được suy nghĩ của mình, chẳng qua lúc tự sát là lúc tôi yếu đuối mà thôi.” Những người này thường có xu hướng cố gắng “mạnh mẽ” tới phút cuối mà không cho phép mình tìm tới bất cứ sự trợ giúp nào, để không làm người xung quanh và chính mình thất vọng. Nguy hiểm không kém, họ sẽ gạt đi khả năng người thân của họ cũng bị trầm cảm, giống như họ đã gạt đi là chuyện đó có thể xảy ra với mình. Họ sẽ yêu cầu người kia cũng phải dùng nỗ lực, ý chí để vượt qua mọi trạng thái khủng hoảng tâm lý và rối loạn cảm xúc mà không được “đổ lỗi” cho bệnh.
Cũng là sự kỳ thị, nhưng ở cực đối ngược, nhiều người trầm cảm chua chát nhìn vào mắt tôi và hỏi, hay là họ bị điên? Chỉ có điên thì mới bật khóc vô cớ trong phòng tắm chứ? Điên thì mới sợ hãi điện thoại khi nó đổ chuông chứ? Điên thì mới muốn chết khi người yêu dọa bỏ chứ? Hay đúng họ là kẻ “giả vờ” như mọi người vẫn cáo buộc?
* * *
Hai năm qua, tôi đã nhìn thấy những cố gắng, những vật lộn khổng lồ của người trầm cảm để có thể đi tiếp qua từng ngày, để có thể mỗi ngày làm được những điều mà với người khác là hiển nhiên, bình thường, để có thể tạo dựng ý nghĩa cho sự tồn tại của mình, đi học, đi làm, yêu, dù căn bệnh oái ăm và kỳ lạ luôn rình rập để tước đi khả năng cảm nhận và niềm tin vào bản thân của họ. Tôi đã nhìn thấy ánh mắt buồn và cô đơn của những người mẹ biết rằng mình sẽ phải nuôi đứa con có tâm bệnh của mình suốt đời, thấy sự ngậm ngùi của những người biết rằng cộng đồng khước từ cho họ một chỗ đứng, cộng đồng cho rằng những người như họ không xứng đáng nhận được lòng trắc ẩn của mình. Tôi đã thấy những số phận bị bỏ quên, những con người đẹp đẽ không được nảy nở và không đóng góp được cho xã hội xứng đáng với khả năng của mình. Tôi đã thấy chúng ta đang đối xử với họ như thế nào, chúng ta đang làm gì với nhân phẩm của họ. “Bị đối xử như một con vật”, đó là cụm từ mà người trầm cảm hay nói với tôi khi kể về trải nghiệm bị ép nhập viện của mình. Nếu Bảo Anh sống ở nước ngoài, ví dụ bang New York, để cưỡng chế cô vào bệnh viện, mẹ cô sẽ cần tới hai bác sĩ khác, bất kể chuyên ngành, ký vào tờ đơn xác nhận cô là “nguy cơ cận kề” cho chính bản thân hay cho người khác. Kể cả như vậy rồi thì chậm nhất là trong vòng ba ngày sau, một phiên tòa, thường được lập ra ngay bên trong bệnh viện, sẽ quyết định bệnh viện có quyền giữ bệnh nhân ở lại không. Nhiều người sẽ cho rằng như thế thì thật là cầu kỳ, khi mà ta “chỉ muốn điều tốt” cho người thân của mình, rằng Việt Nam làm sao mà có các điều kiện như ở nước ngoài. Có thể còn rất lâu để các quy định pháp lý tương tự mới được áp dụng ở Việt Nam, nhưng cho tới khi đó, ta cần ý thức rằng ta đang vi phạm nhân quyền của người thân có tâm bệnh của mình, khi ta cho rằng đơn giản chỉ cần gọi người tới trói họ lại.
Tôi muốn khép lại cuốn sách này bằng những lời của Vũ, 31 tuổi, bác sĩ Đông y, có rối loạn lưỡng cực (tự chẩn đoán), để nói rằng, trầm cảm nói riêng và tâm bệnh nói chung không phải chỉ là một vấn đề của y học và tâm lý học, nó là một vấn đề của đạo đức và công lý.
"Nó tâm thần, biết cái gì đâu", người ta nói. Tất cả những gì người có tâm bệnh nói ra đều được nhìn qua cái lăng kính họ là tâm thần. Cô ruột tôi bị tâm thần phân liệt từ trẻ, bốn mươi năm qua sống như một cái bóng trong nhà. Có đợt cô bị sỏi thận, đau kinh khủng, từ trên gác xuống dưới nhà cũng không đi được, đau tới mức bà ấy đái cả ra giường. Người nhà bảo là bà ấy bị điên, giả vờ, làm trò. Tôi tới chơi, thấy vậy, hỏi chuyện, rồi thuyết phục mãi để cô ấy đi bệnh viện. Nếu không có tôi thì mọi người sẽ để cho cô ấy chết vì họ luôn miệng nói. "Nó chả làm sao cả, nó chỉ hoang tưởng thôi."
Không phải lúc nào người tâm thần cũng tâm thần. Đa phần là người ta tỉnh. Nhưng mọi người lại cho rằng đa phần người ta hoang tưởng.
Cho nên là họ yếu thế, họ không tự vệ được. Mỗi khi phải ra khỏi nhà thì cô tôi vẫn phải ăn mặc chỉnh tề, chải đầu gọn gàng. Người nhà đứng cạnh thì cứ. "Ôi giời, con này tâm thần, cần gì phải thế." Rồi người ta ngạc nhiên về cô tôi, "Ô, con này vẫn biết tiêu tiền!" Cứ như cô ấy bị bại não vậy. Người ta cướp đoạt toàn bộ quyền của người mắc bệnh tâm thần. Người tâm thần không được coi là con người nữa.
Người tâm thần có lý do của họ, nhưng họ hay bị bảo là ngang, là không biết gì. Người bị ung thư từ chối hóa trị vì tác dụng phụ thì được thông cảm và thương cảm. Nhưng nếu người tâm thần từ chối thuốc vì tác dụng phụ thì họ bị coi là không có khả năng suy nghĩ. Cái gì cũng quy ra là do người ta tâm thần. Người bình thường ngồi đọc sách, ngắm bông hoa trên cành cây ngoài cửa sổ, rồi nhoài người ra ngắt, thì được coi là lãng mạn. Nhưng nếu người ta biết ban bị tâm thần thì bạn chỉ cần nhoài người ra là họ đã chặn ngay bạn rồi.
Với tôi thì người nhà bảo tôi là thần kinh vì có chỗ mời đi làm lương cao mà tôi từ chối, bởi ở chỗ đó tôi phải tham gia vào tham nhũng, đút lót. "Đi làm được bao tiền mà đéo nhận! Thằng điên!" Mình muốn trở thành người tốt thì bị coi là thằng tâm thần. Khi anh được xác định là có bệnh tâm thần thì mọi lời nói của anh không đáng tin nữa rồi.
Tôi nói với bố mẹ là ngày xưa bố mẹ đánh đập, chửi mắng tôi độc hại thế nào, họ bảo đấy là do tôi tưởng tượng, dựng chuyện ra.
Tức quá, tôi chửi đổng, thì bạn bè bố tôi bảo. "Vào tay tôi, tôi đập cho nó một trận, tôi xích mẹ nó lại xem thế nào."
Rồi họ lại hỏi, "Ơ, người ta bị áp lực thì mới trầm cảm. Mày thì có áp lực gì? Ai làm gì mày mà mày trầm cảm?"
Lúc tôi nói với bố là muốn tử tự, bố bảo. "Mày thích chết thì chết mẹ mày đi, việc gì phải dọa ai?"
Cho nên là mình buồn. Mình không có bạn bè. Mình nói gì người ta cũng không tin. Họ chặn hết đường sống của mình. Mình bị cô lập, dán nhãn. Hàng xóm bảo nhau, "Ui, con nhà này tâm thần đấy. Đừng có dây vào nó."
Một vòng tròn kỳ thị khép kín.
* * *
NGÀY MAI
096 306 1414
Hotline hỗ trợ người trầm cảm
* * *
Trong bối cảnh hạ tầng y tế của lĩnh vực sức khỏe tinh thần đang yếu kém và xã hội có nhiều định kiến, kỳ thị và hiểu lầm, tác giả Đặng Hoàng Giang và chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thành đồng khởi xướng Đường dây nóng Ngày Mai.
Là một sáng kiến cộng đồng, phi lợi nhuận, được triển khai bởi một nhóm tình nguyện viên tâm huyết, Ngày Mai cung cấp sơ cứu tâm lý, trợ giúp những cá nhân đang trong khủng hoảng, đặc biệt là người trẻ trầm cảm, và người thân của họ. Ngoài ra, đường dây nóng Ngày Mai cung cấp thông tin, kiến thức cơ bản, nhằm nâng cao nhận thức xã hội về sức khỏe tinh thần.
Đội ngũ tình nguyện viên trực điện thoại của Ngày Mai là sinh viên năm cuối hoặc người đã tốt nghiệp các ngành tâm lý học, y tế công cộng và công tác xã hội. Họ đã trải qua chương trình tập huấn và được các chuyên gia đồng hành, kèm cặp, trong hành trình lắng nghe không phán xét của mình.
Dự án hoạt động hoàn toàn bằng nguồn lực tài chính được đóng góp bởi cộng đồng. Ngoài cước viễn thông, người gọi điện không phải trả thêm bất cứ một chi phí nào.
Bắt đầu hoạt động từ tháng 5/2021, tới nay Ngày Mai đã tiếp nhận hàng ngàn cuộc điện thoại từ mọi miền của đất nước, là bờ vai để người cô đơn có thể ngả vào, là bàn tay để người khủng hoảng có thể nắm lấy. Các tình nguyện viên của Ngày Mai đã trò chuyện, chơi đàn, hát, đọc thơ cho người gọi điện, cho họ một nơi trú ẩn trước những giông bão của cuộc đời. Hoàn cảnh của ai cũng được quan tâm, câu chuyện của ai cũng được lắng nghe. Nhẹ nhàng, trắc ẩn và sẵn lòng giúp đỡ, những con người của Ngày Mai không bao giờ phán xét.
Để biết khung giờ hoạt động của Ngày Mai, tại sao lại có cái tên đó, để hiểu hơn và hỗ trợ Ngày Mai trong sứ mệnh của mình, mời bạn đọc tới địa chỉ sau:
www.facebook.com/duongdaynongngaymai
Hày kể cho chúng tôi nghe về nỗi buồn của bạn.
Và hãy đồng hành cùng chúng tôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chương 13. Toàn cảnh
“Major depressive disorder”, Christian Otte, Stefan M. Gold, Brenda W. Penninx, Carmine M. Pariante, Amit Etkin, Maurizio Fava, David C. Mohr and Alan F. Schatzberg, Nature Reviews, Disease Primers, 2016. “Mental health in Vietnam”, Harry Minas et al, in Mental Health in Asia and the Pacific, H. Minas and M. Lewis (eds), Springer New York, 2017. “The prevalence of depression and associated risk factors among medical students: An untold story in Vietnam” Tung Pham, Linh Bui, Anh Nguyen, Binh Nguyen, Phung Tran, Phuong Vu, Linh Dang, PLOS ONE, 2019. Depression, Raymond W. Lam, Oxford University Press, 2018. Abnormal Psychology, Jill M. Hooley, James N. Butcher, Matthew K. Nock, Susan Mineka, Pearson Education Limited, 2017. Behavioral Activation with Adolescents: A Clinician’s Guide, Elizabeth McCauley, Kelly A. Schloredt, Gretchen R. Gudmundsen, Christopher R. Martell, Sona Dimidjian, The Guilford Press, 2016. Therapie der Depression: Praxisbuch der Behandlungsmethoden, Carsten Konrad, Springer, Berlin, 2017. “What is depression”, Oxford University Podcasts, 2011, https:// podcasts.ox.ac.uk/what-depression. “Natural mood regulation low or even absent in people with depression”, Oxford University, 22 Apr 2020, https://www.ox.ac. uk/news/2020-04-22-natural-mood-regulation-low-or-even-absentpeople-depression. “Cancer costs the UK economy £15.8bn a year, Oxford University, 07 Nov 2012, https://www.ox.ac.uk/news/2012-11-07-cancer-costsuk-economy-%C2%A3158bn-.... Depression - A Very Short Introduction, Mary Jane Tacchi and Jan Scott, Oxford University Press, 2017. “Economic Burden Among Patients With Major Depressive Disorder: An Analysis of Healthcare Resource Use, Work Productivity, and Direce and Indirect Costs by Depression Severity”. Wing Chow, PharmD, MPH, Michael J. Doane, PhD, Jack Sheehan PhD, MBA, RPh, Larry Alphs, MD, PhD, Hoa Le, PhD, AJMC, February 15, 2019. “Financial Burden of Cancer Care”, National Cancer Institute, July 2021, https://progressreport.cancer.gov/after/economic_burden. “Disability weights for discases in the Netherlands, Stouhard. Met al., Rotterdam: Dept of Public Health University, 1977. Massachusetts General Hospital Guide to Depression: New Treatment Insights and Options, Benjamin G. Shapero, David Mischoulon, Cristina Cusin, Humana Press, 2019.
Chương 14. Hiện tượng Depression - Causes and Treatment, Aaron T. Beck, M.D., and Brad A. Alford, Ph.D., University of Pennsylvania Press, 2009. Experiences of Depression · A Study in Phenomenology, Matthew Ratcliffe, Oxford University Press, 2015. Bipolar Disorder: A Guide for Patients and Families, Francis Mark Mondiniore, Johns Hopkins University Press, 2014. Darkness Visible: A Memoir of Madness, William Styron, Random House, 1990. The Noonday Demon: An dilas of Depression, Andrew Solomon, Scribner, 2001.
Chương 15. Phân loại và chẩn đoán Diagnostic and statistical manual of mental disorders: DSM-5, American Psychiatric Association, 2013.
“The Bereavement Exclusion Debate in thc DSM-5: A History”, Pecer Zachar, Michael B. First, and Kenneth S. Kendler, Clinical Psychological Science, 2017. Depression, Raymond W. Lam, Oxford University Press, 2018. “The Phenomenology of Major Depression and the Representativeness and Nature of DSM Criteria”, Kennech S. Kendler, The American Journal of Psychiatry, 2016. Abnormal Psychology, Jill M. Hooley, James N. Butcher, Matthew K. Nock, Susan Mineka, Pearson Education Limited 2017. National Institute of Aging, US Department of Health and Human Services, https://www.nia.nih.gov/health/depression-and-olderadults. “Depression in Older Adults”, Amy Fiske, Julie Loebach Wetherell and Margaret Gatz, Annual Review of Clinical Psychology, 2009. “Depression in Older Adults”, Claire Pocklington, British Journal of Medical Practitioners, March 2017. “Depression in Older Adults: Screening and Referral”, Vieira, Edgar Ramos; Brown, Ellen; Raue, Patrick; Journal of Geriatric Physical Therapy, January/March 2014. “Mechanisms and treatment of late-life depression”, George S. Alexopoulos, Translational Psychiatry, Volume 9, 2019. “When Postpartum Depression Doesn’t Go Away”, Erin Heger, The Atlantic, 4 Sep 2018. Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh tại huyện Đông Anh, Hà Nội, Trần Thơ Nhị, Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội 2018. Therapie der Depression: Praxisbuch der Behandlungsmethoden, Carsten Konrad, Springer Berlin, 2017.
Chương 16. Những mô hình lý giải Depression - A Very Short Introduction, Mary Jane Tacchi and Jan Scott, Oxford University Press, 2017. Depression, Raymond W. Lam, Oxford University Press, 2018.
Abnormal Psychology, Jill M. Hooley, James N. Butcher, Matthew K. Nock, Susan Mineka, Pearson Education Limited, 2017. Massachusetts General Hospital Guide to Depression: New Treatment Insights and Options, Benjamin G. Shapero, David Mischoulon, Cristina Cusin, Humana Press, 2019. Depression - Causes and Treatment, Aaron T. Beck, M.D., and Brad A. Alford, Ph.D., University of Pennsylvania Press, 2009.
Chương 17. Tổng quan về trị liệu “Châu Á: Bác sĩ chuyên khoa tâm thần chưa đủ đáp ứng Bệnh viện Tâm thần TP. Hồ Chí Minh, 15/08/2017, https://bot-tphcm.org. vn/chau-a-bac-si-chuyen-khoa-tam-than-chua-du-dap-ung. “Adlas - Mental health resources in the world”, WHO, 2001, https:// www.who.int/mental_health/media/en/244.pdf. “6.000 người bệnh tâm thần, chỉ có 3 bác sĩ”, Tuổi trẻ, 25/08/2015, https://tuoitre.vn/6000-nguoi-benh-tam-than-chi-co-3-bacsi-957894.htm “Thu hút bác sĩ chuyên khoa Lao, Tâm thần: Mò kim đáy bể”, BinhDinh Online, 2/12/2019, http://www.baobinhdinh.vn/viewer. aspx?macm=6&macmp=8&mabb=135788. Depression - A Very Short Introduction, Mary Jane Tacchi and Jan Scott, Oxford University Press, 2017. Depression, Raymond W. Lam, Oxford University Press, 2018. Abnormal Psychology, Jill M. Hooley, James N. Butcher, Matthew K. Nock, Susan Mineka, Pearson Education Limited, 2017. Therapie der Depression: Praxisbuch der Behandlungsmethoden, Carsten Konrad, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, 2017.
Chương 18. Liệu pháp dược Depression - A Very Short Introduction, Mary Jane Tacchi and Jan Scott, Oxford University Pres, 2017. Depression, Raymond W. Lam, Oxford University Press, 2018.
“Major depressive disorder”, Christian Orte, Stefan M. Gold, Brenda W. Penninx, Carmine M. Pariante, Amit Etkin, Maurizio Fava, David C. Mohr and Alan F. Schatzberg, Nature Reviews Chương 19. Dẫn nhập về trị liệu tâm lý The Handbook of Person-Centred Psychotherapy & Counselling, Edited by Mick Cooper, Maureen O’Hara, Peter F. Schmid, Arthur C. Bohart, Second Edition, Published by Palgrave Macmillan, 2013. “Cognitive Behavior Therapy for Depressed Adolescents: A Practical Guide to Management and Treatment”, Randy P. Auerbach, Christian A. Webb, Jeremy G. Stewart, Routledge, 2016. Psychotherapy and Counselling for Depression, Paul Gilbert, SAGE Publications Ltd, 2007. Upheavals of thought - The intelligence of emotions, Martha C. Nussbaum, Cambridge University Press, 2001.
Chương 20. Liệu pháp nhận thực hành vi Cognitive Behavior Therapy for Depressed Adolescents: A Practical Guide to Management and Treatment, Randy P. Auerbach, Christian A. Webb, Jeremy G. Stewart, Routledge, 2016. CBT made simple - A Clinician’s Guide to Practicing Cognitive Behavioral Therapy, Nina Josefowitz, David Myran, New Harbinger Publications, 2017. Behavioral activation for depression: a clinician’s guide, Christopher R. Martell, Sona Dimidjian, and Ruth Herman-Dunn, The Guilford Press, 2010. Behavioral Activation with Adolescents: A Clinician’s Guide, Elizabeth McCauley, Kelly A. Schloredt, Gretchen R. Gudmundsen, Christopher R. Martell, Sona Dimidjian, The Guilford Press, 2016. “How To Use Behavioral Activation (BA) To Overcome Depression”, Psychology Tools, https://www.psychologytools.com/self-help/ behavioral-activation/. Abnormal Psychology, Jill M. Hooley, James N. Butcher, Matthew K. Nock, Susan Mineka, Pearson Education Limited, 2017.
Chương 21. Liệu pháp tiên cá nhân The Guide to Interpersonal Psychotherapy, Myrna Weissman, John Markowitz, Gerald Klerman, Oxford University Press, 2018. Interpersonal Psychotherapy - A Clinician’s Guide, Scott Stuart, Michael Robertson, Taylor & Francis Group, 2012. Therapie der Depression: Praxisbuch der Behandlungsmethoden, Carsten Konrad, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, 2017, Chương 22. Liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm Tri kỷ của Bụt, Thích Nhất Hạnh, Phương Đông, 2015. Treating Depression: MCT, CBT, and Third-Wave Therapies, Adrian Wells, PhD and Peter L. Fisher, PhD, Wiley Blackwell, 2016. Mindfulness-based cognitive therapy for depression, Zindel V. Segal, J.
Chương 23. Lo âu và trầm cảm International Encyclopedia of the Social & Behavioral Sciences, Neil J. Smelser, Paul B. Baltes, Elsevier, 2001. “Schizophrenia and depression co-morbidity: what we have learned from animal models”, James N. Samsom and Albert H. C. Wong, Frontiers in Psychiatry, 18 February 2015. “Comorbid generalized anxiety disorder and its association with quality of life in patients with major depressive disorder”, Yongjic Zhou, Zhongqiang Cao, Mei Yang, Xiaoyan Xi, Yiyang Guo, Maosheng Fang, Lijuan Cheng & Yukai Du, Nature, Volume 7(2017). Abnormal Psychology, Jill M. Hoolcy, James N. Butcher, Matthew K. Nock, Susan Mincka, Pearson Education Limited, 2017. “Anxiety Disorder”, Michelle G. Craske, Murray B. Stein, Thalia C. Eley, Mohammed R. Milad, Andrew Holmes, Ronald M. Rapee and Hans-Ulrich Witcchen, Naturc Reviews, Descase Primers, 2017. Imagery-enhanced CBT for social anxiety disorder, Peter M. McEvoy, Lisa M. Saulsman, Ronald M. Rapee, The Guilford Press, 2018. CBT made simple · A Clinician’s Guide to Practicing Cognitive Behavioral Therapy, Nina Josefowitz, David Myran, New Harbinger Publications, 2017.
Chương 24. Chấn thương tâm lý và trầm cảm “Mindfulness-based treatments for posttraumatic stress disorder: a review of the treatment literature and neurobiological evidence”. Jenna E. Boyd, MSc, Ruth A. Lanius, MD, PhD, and Margaret C. McKinnon, PhD, CPsych, Journal of Psychiatry Neuroscience, Jan 2018, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC57475391. “Post-Traumatic Stress Disorder (PTSD)”, National Institute of Mencal Health (NIMH), 2017, https://www.nimh.nih.gov/health/ statistics/post-traumatic-stress-disorder-ptsd. “Effects of PTSD and MDD Comorbidity on Psychological Changes during Surf Therapy Sessions for Active Duty Service Members”, Nicholas P. Oris, Kristen H. Walter, Lisa H. Glassman, Travis N. Ray, Betty Michalewicz-Kragh, & Cynthia J. Thomsen, Global Journal of Community Psychology Practice, Apr 2020. “Biological studies of post-traumatic stress disorder”, Pitman, R., Rasmusson, A., Koenen, K. et al, Nat Rev Neurosci 13, 769-787 (2012), https://doi.org/10.1038/nrn3339. “Risk Factors for Post-traumatic Stress Disorder (PTSD)”, Winchester Hospital, https://www.winchesterhospital.org/health-library/ article?id=20074 “Comorbid mood and anxiety disorders and severity of posttraumatic stress disorder symptoms in treatment-seeking veterans, Knowles KA, Sripada RK, Defever M, Rauch, Psychological Trauma. 2019. *The Comorbidity of PTSD and MDD: Implications for Clinical Practice and Furure Research”, Samantha Angelakis and Reginald D.V. Nixon, Behaviour Change, Volume 32, Number 1, 2015. “Comorbidity between post-traumatic stress disorder and major depressive disorder: alternative explanations and treatment considerations”, Flory, Janine D and Rachel Yehuda, Dialogues in clinical neuroscience, Vol. 17,2 (2015). “Pharmacotherapy for post-traumatic stress disorder: systematic review and meta-analysis”, Hoskins M, Pearce J, Bethell A, Dankova L, Barbui C, Tol WA, van Ommeren M, de Jong J, Seedat S, Chen H, Bisson JI, Britisch Journal of Psychiatry, Feb 2015. “First-line therapy for post-traumatic stress disorder: A systematic review of cognitive behavioural therapy and psychodynamic approaches”, Paintain, Emma, and Simon Cassidy, Counselling and psychotherapy research, Vol. 18,3 (2018). “Post-traumatic stress disorder”, Rachel Yehuda et al, Nature Reviews Disease Primer, 2015. Abnormal Psychology, Jill M. Hoolcy, James N. Butcher, Matthew K. Nock, Susan Mineka, Pearson Education Limited, 2017.
Chương 25. Đơn cực và lưỡng cực Abnormal Psychology, Jill M. Hooley, James N. Butcher, Marchew K. Nock, Susan Mineka, Pearson Education Limited, 2017. “Bipolar disorders”, Eduard Vieta, Michael Berk, Thomas G. Schulze, André F. Carvalho, Trisha Suppes, Joseph R. Calabrese, Keming Gao, Kamilla W. Miskowiak and Iria Grande, Nature Reviews, Desease Primer, 2018. Bipolar Disorder: A Guide for Patients and Families, Francis Mark Mondiniore, Johns Hopkins University Press, 2014. Clinician’s guide to bipolar disorder: integrating pharmacology and psychotherapy, David J. Miklowitz, Michael J. Gitlin, The Guilford Press, 2014. Night falls fast: understanding suicide, Kay Redfield Jamison, Alfred A. Knopf, 1999.
Chương 26. Tự hại “Mental health: self-harming in older adults has distinct characteristics”, Elizabeth England, Nadia Llanwarne, Royal College of General Practitioners, May 2019, https://www.rcgp.org. uk/clinical-and-research/about/clinical-news/2019/may/mentalhealth-self-harming-in-older-adults-has-distinct-characteristics. aspx. Treating self-injury - A practical guide, Barent Walsh, The Guilford Press, 2012. Self-injury in youth: The Essential Guide to Assessment and Intervention, Mary K. Nixon, Nancy L. Heath, Routledge, 2009. Adolescent self-injury - A Comprehensive Guide for Counselors and Health Care Professionals, Amelio A. D’Onofrio, Springer Publishing Company, 2007.
Chương 27. Tự sát Columbia-Suicide Severity Rating Scale (C-SSRS), National Suicide Prevention Lifeline, https://suicidepreventionlifeline.org/ wp-content/uploads/2016/09/Suicide-Risk-Assessment-C-SSRSLifeline-Version-2014.pdf. Understanding Suicide - From Diagnosis to Personalized Treatment, Philippe Cortet, Springer, 2016. International handbook of suicide prevention, Rory C. O’Connor and Jane Pirkis, Wiley Blackwell, 2016. Phenomenology of Suicide: Unlocking the Suicidal Mind, Maurizio Pompili, Springer, 2018. Abnormal Psychology, Jill M. Hooley, James N. Butcher, Matthew K. Nock, Susan Mineka, Pearson Education Limited, 2017. Why Suicide: Q&A About Suicide, Prevention, and Coping, Eric Marcus, HarperOne, 2013. Cognitive Behavior Therapy for Depressed Adolescents: A Practical Guide to Management and Treatment, Randy P. Auerbach, Christian A. Webb, Jeremy G. Stewart, Routledge, 2016. “Duration of Suicidal Crisis”, School of Public Health, Harvard University, https://www.hsph.harvard.cdu/means-matter/mcansmatter/duration/. “Tackling the deadliest day for Japanese teenagers, Mariko Oi, BBC News, 31 August 2015, https://www.bbc.com/news/worldasia-34105044. “Jason Flare Ace”, The Jason Foundation, https://jasonfoundation. com/about-us/jason-fact-act/.
Chương 28. Phòng ngừa “Screening for depression: theglobal mental health context”, Reynolds, Charles F Rd, and Vikram Patel, World psychiatry: official journal of the World Psychiatric Association (WPA) Vol. 16,3 (2017). “The PHQ-9: validity of a brief depression severity measure”, Kroenke, K et al., Journal of general internal medicine Vol. 16,9 (2001). “Depression: Screening and Diagnosis”, Douglas M. Maurer, DO, MPH; Tyler J. Raymond and Bethany N. Davis, American Family Physician, 15 Oct 2018.
“Unexamined assumptions and unintended consequences of routine screening for depression”, Lisa Cosgrove, Justin M. Karter, Akansha Vaswani, Brett D. Thombs, Journal of Psychosomatic Research, 14 Mar 2018. “Universal Depression Screening to Improve Depression Outcomes in Primary Care: Sounds Good, but Where Is the Evidence?” Ramin Mojtabai, M.D., Ph.D., Psychiatry Online, 15 Mar 2017, https:// ps.psychiatryonline.org/doi/10.1176/appi.ps.201600320 “The World’s Biggest Consumers Of Antidepressants”, Niall McCarthy, Statista, Aug 20, 2019, https://www.statista.com/ chart/4019/the-worlds biggest-consumers-of-antidepressant/. “Why do general practitioners prescribe antidepressants to their patients? A pilot study”, Mercier, Alain et al., BioPsychoSocial medicine, Vol. 8 17,30 Jul. 2014. *Inappropriare prescribing”. Brendan L. Smith, American Psychological Asociation, June 2012, Vol 43, No. 6, https://www.apa. org/monitor/2012/06/prescribing. Abnormal Psychology, Jill M. Hooley, James N. Butcher, Matthew K. Nock, Susan Mineka, Pearson Education Limited, 2017.
Chương 29. Lời tác giả “A Brief Survey of Public Knowledge and Stigma Towards Depression”, Yokoya, Shoji et al., Journal of Clinical Medicine Research, Vol. 10,3 (2018). Bipolar Disorder: A Guide for Patients and Families, Francis Mark Mondiniore, Johns Hopkins University Press, 2014. Depression - A Very Short Introduction, Mary Jane Tacchi and Jan Scott, Oxford University Pres, 2017..
* * *
Gửi Thần Chết, Anna Akhmatova, bản dịch của Hồng Thanh Quang.
“Bereavement-Related Depression”, Paula L. Hensley, MD. Paula J. Clayton, MD. Psychiatric Times, July 1, 2008.