Dám Bị Ghét - Chương 13
Bản chất của công việc là cống hiến cho người khác
Chàng thanh niên: Được rồi. Cứ coi như tôi đã có thể "chấp nhận bản thân", và cả "tin tưởng người khác" nữa. Vậy thì với tôi có gì khác nào?
Triết gia: Trước hết, ta chấp nhận một thứ ta không thể thay đổi là "cái tôi" như nó vốn có. Đó là chấp nhận bản thân. Tiếp đó, đặt niềm tin vô điều kiện vào người khác. Đó là tin tưởng người khác.
Khi vừa có thể chấp nhận bản thân, vừa tin tưởng vào người khác thì đối với cậu, người khác đó sẽ là gì?
Chàng thanh niên: ... Là bạn, phải không?
Triết gia: Đúng vậy. Đặt niềm tin vào người khác sẽ dẫn tới việc coi người đó là bạn. Vì là bạn nên ta mới tin. Nếu không phải là bạn thì khó mà tiến tới tin tưởng được. Và rồi, có người đó là bạn sẽ giúp ta tìm thấy chỗ đứng của chính mình trong cộng đồng. Nghĩa là ta có được cảm giác thuộc về một nơi nào đó, rằng "mình có thể ở đây".
Chàng thanh niên: Vậy là, để được cảm thấy "mình có thể ở đây" thì cần phải coi người khác là bạn. Mà để coi người khác là bạn thì cần cả chấp nhận bản thân lẫn tin tưởng người khác?
Triết gia: Đúng! Cậu hiểu nhanh hơn rồi đấy. Nói cách khác, coi người khác là kẻ thù nghĩa là chưa biết chấp nhận bản thân và thiếu tin tưởng người khác.
Chàng thanh niên: Đúng là con người ta cần cảm giác thuộc về một nơi nào đó, rằng "mình có thể ở đây". Bởi thế mà cần chấp nhận bản thân, tin tưởng người khác. Tôi không phủ nhận điều này. Nhưng, thế nào nhỉ... Liệu có phải chỉ cần coi người khác là bạn, tin tưởng ở người khác là đủ để cảm thấy mình thuộc về một nơi nào đó không?
Triết gia: Tất nhiên, không thể có được cảm thức cộng đồng chỉ bằng sự chấp nhận bản thân và tin tưởng người khác. Đến đây, ta cần đến từ khóa thứ ba là "cống hiến cho người khác".
Chàng thanh niên: Cống hiến cho người khác?
Triết gia: Tức là muốn có tác động gì đó, mong muốn cống hiến điều gì đó cho người mình đã coi là bạn. Đó chính là "cống hiến cho người khác".
Chàng thanh niên: Vậy thì, cống hiến có nghĩa là thể hiện tinh thần hy sinh, hết mình vì mọi người xung quanh ư?
Triết gia: Ý nghĩa của "cống hiến" cho người khác không phải là hy sinh bản thân. Thậm chí, Adler còn rung hồi chuông cảnh tỉnh, gọi kiểu người hy sinh cuộc đời mình vì người khác là "kẻ thích ứng quá mức với xã hội".
Và cậu cũng nhớ lại mà xem. Chỉ khi nào ta cảm thấy sự tồn tại và hành động của mình có ích cho cộng đồng, cũng tức là khi cảm thấy "mình có ích cho người khác" thì mới thực sự cảm nhận được giá trị của bản thân. Phải vậy không?
Tóm lại, cống hiến cho người khác không phải là vứt bỏ "cái tôi" để hết mình vì ai đó, mà là một cách để thực sự cảm thấy giá trị của “cái tôi".
Chàng thanh niên: Cống hiến cho người khác là vì bản thân mình sao?
Triết gia: Đúng thế. Không cần phải hy sinh bản thân.
Chàng thanh niên: Thôi nào, lý luận thế này thì nguy hiểm nhỉ? Thầy lại gậy ông đập lưng ông mất rồi. Thú nhận thầy hết mình vì người khác chỉ để thỏa mãn "cái tôi", đấy chẳng phải là đạo đức giả sao? Cho nên tôi đã nói rồi, rằng lý luận của thầy toàn là đạo đức giả mà thôi, không thể tin vào lý luận của thầy được. Nghe này, tôi thà tin vào những kẻ xấu mà thành thật với lòng mình còn hơn tin vào người tốt nơi chót lưỡi đầu môi!
Triết gia: Cậu nóng vội quá. Vậy là cậu vẫn chưa hiểu về cảm thức cộng đồng.
Chàng thanh niên: Thế thầy thử cho tôi ví dụ cụ thể về cái kiểu cống hiến cho người khác mà thầy đang nói tới đi.
Triết gia: Sự cống hiến cho người khác dễ hiểu nhất có lẽ là làm việc. Lao động trong xã hội hoặc làm việc nhà. Lao động không phải là phương tiện để kiếm tiền. Qua lao động, chúng ta cống hiến cho người khác, thực hiện cam kết với cộng đồng, trải nghiệm cảm giác "có ích cho ai đó", tiến tới cảm nhận được giá trị tồn tại của chính mình.
Chàng thanh niên: Bản chất của cống việc là cống hiến cho người khác ư?
Triết gia: Tất nhiên, kiếm tiền cũng là một yếu tố quan trọng. Đúng như lời của Dostoyevsky mà cậu đã đọc được, rằng "Tiền bạc là tự do đúc thành khối". Nhưng có rất nhiều những người giàu có, tài sản dùng cả đời không hết mà vẫn tiếp tục làm việc. Tại sao nào? Vì lòng tham không đáy ư? Không phải vậy. Đó là nhằm cống hiến cho người khác, cũng chính là để đạt được cảm giác thuộc về một nơi nào đó rằng "mình có thể ở đây". Những người giàu tích cực làm từ thiện sau khi đã đạt đến tột đỉnh giàu sang cũng là để cảm nhận giá trị của mình, thực hiện bao nhiêu hoạt động chỉ nhằm xác nhận rằng "mình có thể ở đây".
Chàng thanh niên: Ừm... Có thể đó là một chân lý. Nhưng...
Triết gia: Nhưng?
❄❄❄❄❄❄❄❄❄
Chấp nhận bản thân là đón nhận "cái tôi" - vốn không thể thay đổi được - như nó vốn có. Tin tưởng người khác là không hoài nghi mà đặt niềm tin vô điều kiện vào người khác. Với Chàng thanh niên, hai điều này thì có thể chấp nhận. Nhưng chàng chưa hiểu rõ về cống hiến cho người khác. Nếu sự cống hiến đó là "vì người khác” thì chỉ là sự hy sinh bản thân đầy đau khổ. Còn nếu sự cống hiến đó là “vì bản thân” thì lại hoàn toàn là đạo đức giả. Nhất định phải làm cho rõ điều này. Chàng thanh niên bắt đầu nói, giọng quả quyết.
Lớp trẻ đi trước lớp già
Chàng thanh niên: Tôi thừa nhận trong công việc có một phần cống hiến cho người khác. Nhưng cái logic mà bề ngoài thì nói là cống hiến cho người khác song rốt cuộc lại là vì chính mình, nghĩ thế nào cũng thấy đạo đức giả. Thầy sẽ giải thích điều này ra sao!?
Triết gia: Cậu hãy tưởng tượng một tình huống thế này. Ở một gia đình, sau bữa tối, bát đĩa vẫn còn ngổn ngang trên bàn ăn. Bọn trẻ đã về phòng mình, còn ông chồng đang ngồi xô pha xem tivi. Chỉ có mình bà vợ dọn dẹp. Không những thế, mọi người trong gia đình đều coi đó là chuyện đương nhiên và không ai định giúp đỡ cả. Theo suy nghĩ thông thường, ai cũng cảm thấy ấm ức "Tại sao không ai giúp đỡ tôi ?", "Tại sao mỗi mình tôi phải làm việc thế này?". Tuy nhiên, trong tình huống tôi muốn đưa ra, dù mọi người trong gia đình không nói lời "cảm ơn" đi chẳng nữa, bà vợ cũng vẫn vừa dọn dẹp vừa nghĩ rằng "Tôi có ích cho gia đình". Không nghĩ rằng người khác có thể làm gì cho mình, mà nghĩ xem có thể làm gì cho người khác và tích cực thực hiện. Khi có tinh thần cống hiến như thế, sẽ thấy mọi thứ xung quanh mang một màu sắc khác. Thực tế thì nếu rửa bát đĩa trong ấm ức, không chỉ bản thân khó chịu mà người nhà cũng không muốn lại gần. Ngược lại, nếu vừa làm vừa vui vẻ ngâm nga một bài hát thì có thể lũ trẻ cũng muốn giúp một tay. ít nhất thì cũng tạo ra được bầu không khí dễ nhận được sự giúp đỡ.
Chàng thanh niên: Ờ... Trong tình huống này thì có lẽ đúng là như vậy.
Triết gia: Vậy thì, tại sao trong tình huống này bà vợ lại có được tinh thần cống hiến? Đó là bởi, bà coi những thành viên trong gia đình là "bạn". Nếu không nhất định bà sẽ nghĩ, "Tại sao lại chỉ có mình tôi?", "Tại sao mọi người không giúp tôi?" Cống hiến trong khi vẫn coi mọi người là "kẻ thù" thì có thể coi là đạo đức giả. Nhưng nếu người khác là "bạn" thì mọi sự cống hiến nhiều đến mấy cũng không phải là đạo đức giả. Cậu cứ nói mãi từ "đạo đức giả" là vì cậu chưa thực sự hiểu về cảm thức cộng đồng.
Chàng thanh niên: Ừm...
Triết gia: Để cho tiện, tôi đã đề cập tới chấp nhận bản thân, tin tưởng người khác và cống hiến cho người khác theo thứ tự ấy. Nhưng, ba khái niệm này thực chất là các phần không thể thiếu của một cấu trúc vòng tròn, liên kết mật thiết với nhau.
Vì có thể đón nhận bản thân như vốn có - tức là "chấp nhận bản thân" - ta mới có thể "tin tưởng người khác" mà không sợ bị lợi dụng. Và rồi, vì có thể đặt niềm tin vô điều kiện vào người khác, coi người khác là bạn, ta mới có thể "cống hiến cho người khác". Tiếp đó, nhờ cống hiến cho người khác nên ta mới cảm thấy "mình có ích đối với ai đó" để từ đó đón nhận được bản thân như vốn có, nghĩa là "chấp nhận bản thân"... Cậu có mang theo bản ghi nhớ hôm trước không?
Chàng thanh niên: À, bản ghi nhớ về các mục tiêu mà tâm lý học Adler nêu ra phải không? Từ hôm đó, tôi luôn mang theo bên mình như vật bất ly thân. Nó đây.
Mục tiêu hành động của con người gồm có hai điểm như sau:
Tự lập.
Sống hài hòa với xã hội.
Và mục tiêu tâm lý chi phối hành động gồm hai điểm sau:
Ý thức rằng mình có năng lực.
Ý thức rằng mọi người đều là bạn mình.
Triết gia: Kết hợp nội dung ghi nhớ này với câu chuyện khi nãy, chắc chắn cậu sẽ hiểu rõ hơn.
Nghĩa là "Tự lập" và "Ý thức rằng mình có năng lực" ứng với "Chấp nhận bản thân". Còn "Sống hài hòa với xã hội" và "Ý thức rằng mọi người đều là bạn mình" ứng với "Tin tưởng người khác" và "Cống hiến cho người khác".
Chàng thanh niên: ... Quả đúng thế thật. Vậy mục tiêu của cuộc đời là cảm thức cộng đồng, nhưng có vẻ phải tốn khá nhiều thời gian thì mới hiểu cho ra nhẽ được.
Triết gia: Có lẽ đúng vậy. Đến chính Adler còn phải nói rằng "Thật không dễ hiểu con người. Trong tất cả các bộ môn tâm lý học, có lẽ tâm lý học cá nhân là khó học và khó thực hành nhất".
Chàng thanh niên: Đúng thế đấy! Có hiểu lý thuyết thì vẫn khó thực hành!
Triết gia: Thậm chí, người ta còn nói rằng, để thực sự hiểu tâm lý học Adler đến mức thay đổi được cách sống thì phải mất một thời gian tương đương với "nửa quãng đời đã sống”. Nghĩa là, nếu 40 tuổi mới bắt đầu học thì phải mất 20 năm, tức là phải đến 60 tuổi. Còn nếu bắt đầu học từ 20 tuổi thì phải mất 10 năm, tức là phải đến 30 tuổi.
Cậu vẫn còn trẻ. Học sớm như vậy, cậu có cơ hội để sớm thay đổi. Sớm thay đổi có nghĩa là cậu đang đi trước so với những người lớn tuổi. Thay đổi bản thân, tự mình tạo ra một thế giới mới tức là theo một nghĩa nào đó, cậu đang đi trước cả tôi. Dù có lúc lầm đường hay lạc lối cũng không sao. Không câu nệ quan hệ trên dưới, đừng sợ bị ghét bỏ, cứ tự do mà tiến lên phía trước. Giá mà mọi người lớn tuổi đều nghĩ được rằng "Lớp trẻ đang đi trước mình" thì có lẽ thế giới sẽ thay đổi rất nhiều.
Chàng thanh niên: Tôi đang đi trước thầy ư?
Triết gia: Chắc chắn rồi! Trên cùng một con đường, cậu đang đi trước tôi.
Chàng thanh niên: Ố... Trước nay, tôi chưa từng gặp ai lại đi nói với người chỉ đáng tuổi con mình một điều như thế đấy!
Triết gia: Tôi chỉ : mong có thêm nhiều người trẻ tuổi hiểu về tư tưởng của Adler, nhưng đồng thời, cũng mong có thêm nhiều người lớn tuổi biết về nó. Bởi vì, con người ta có thể thay đổi, bất kể ở độ tuổi nào.
Nghiện công việc là lời nói dối cuộc đời
Chàng thanh niên: Được rồi! Tôi thành thực thừa nhận rằng mình thiếu "can đảm" để tiến tới chấp nhận bản thân và tin tuởng người khác. Nhưng, có phải tất cả đều do lỗi của "tôi" không? Không phải! Những kẻ không ngừng nhiếc móc tôi, công kích tôi cũng có lỗi chứ?
Được rồi! Tôi thành thực thừa nhận rằng mình thiếu "can đảm" để tiến tới chấp nhận bản thân và tin tuởng người khác. Nhưng, có phải tất cả đều do lỗi của "tôi" không? Không phải! Những kẻ không ngừng nhiếc móc tôi, công kích tôi cũng có lỗi chứ?
Triết gia: Đúng là trên đời không phải toàn người tốt. Trong mối quan hệ giữa người với người, có không ít những chuyện làm ta phiền lòng. Nhưng ở đây, có một sự thật không được nhầm lẫn: Trong bất kỳ tình huống nào, vấn đề luôn chỉ nằm ở "kẻ kia" - người đã gây sự với ta, chứ tuyệt đối không phải là lỗi của “tất cả".
Người có sự bất ổn về tâm thần thường dùng những từ "mọi người", "lúc nào cũng" hoặc "tất cả", theo kiểu "Mọi người đều ghét tôi", "Lúc nào cũng chỉ mình tôi chịu thiệt", hay "Tất cả đều sai hết". Nếu cậu quen miệng dùng những từ này thì cần phải lưu ý.
Chàng thanh niên: À... Cũng có phần đúng đấy.
Triết gia: Tâm lý học Adler coi đó là lối sống thiếu "hài hòa với cuộc đời", chỉ nhìn phiến diện mà suy diễn ra toàn bộ.
Chàng thanh niên: Hài hòa với cuộc đời ư?
Triết gia: Do Thái giáo có dạy thế này: "Trong số mười người sẽ luôn có một người phê phán anh về mọi việc. Người đó ghét anh và anh cũng không thể ưa được người đó. Đồng thời, trong số đó cũng sẽ có hai người có thể trở thành bạn, chấp nhận mọi thứ ở anh. Bảy người còn lại chẳng thuộc về loại nào cả.
Khi đó, cậu sẽ để ý đến một kẻ ghét cậu? Hay tập trung vào hai người ưa cậu? Hoặc quan tâm đến bảy người là số đông còn lại? Người thiếu hài hòa với cuộc đời sẽ chỉ nhìn vào một người ghét mình mà suy diễn ra cả "thế giới".
Chàng thanh niên: Ừm…
Triết gia: Chẳng : hạn, trước đây, : tôi đã có lần tham gia một hội thảo chuyên đề dành cho những người nói lắp và gia đình họ. Cậu có quen ai nói lắp không?
Chàng thanh niên: À, ở trường cấp hai của tôi trước đây có một học sinh nói lắp đấy. Chắc bản thân người đó và gia đình cũng khổ sở lắm.
Triết gia: Tại sao người nói lắp lại thấy khổ sở?
Trong tâm lý học Adler, ông cho rằng những người mắc phải tật nói lắp là những người chỉ quan tâm tới cách nói của bản thân, từ đó cảm thấy tự ti và khổ sở. Bởi thế, họ trở nên ý thức quá mức về bản thân và càng nói lắp nặng hơn.
Chàng thanh niên: Chỉ quan tâm tới cách nói của bản thân ư?
Triết gia: Đúng vậy! Thực sự chỉ có rất ít người vừa mới thấy người khác lắp bắp một chút đã lấy đó làm trò cười hay chế nhạo người ta. Nói như lúc nãy, nhiều lắm cũng chỉ khoảng "một trong số mười người" thôi. Hơn nữa, với những kẻ ngu ngốc có thái độ như vậy, ta chỉ cần chủ động cắt đứt quan hệ với họ là xong. Thế nhưng, nếu thiếu hài hòa với cuộc đời, ta sẽ chỉ để ý đến một kẻ duy nhất ấy và quy kết rằng "Mọi người đều cười nhạo tôi".
Chàng thanh niên: Nhưng, nghĩ như vậy cũng là lẽ thường tình của con người mà!
Triết gia: Tôi thường tổ chức định kỳ các bTriếtuổi đọc sách. Trong số những người tham gia cũng có người nói lắp. Khi người đó đọc thành tiếng, cũng có lúc bị ngắc ngứ. Nhưng không một ai cười nhạo chuyện đó. Mọi người đều yên lặng đợi nói tiếp như một điều hết sức tự nhiên. Chắc chắn rằng, đây không phải là chuyện chỉ xảy ra trong buổi đọc sách của tôi. Mối quan hệ với những người khác không được tốt, hoàn toàn không phải vì tật nói lắp hay chứng đỏ mặt.
Nguyên nhân thực sự là do không biết chấp nhận bản thân, tin tưởng người khác hoặc cống hiến cho người khác, nhưng lại chỉ chú tâm vào một phương diện rất nhỏ vốn chẳng quan trọng gì rồi từ đó đánh giá cả thế giới. Đó chính là lối sống lệch lạc thiếu hài hòa với cuộc sống.
Chàng thanh niên: Thật sự thầy nói thẳng điều đó với những người nói lắp ư?
Triết gia: Tất nhiên rồi. Lúc đầu họ khăng khăng phản đối, nhưng đến cuối hội thảo ba ngày thì mọi người đều hoàn toàn bị thuyết phục.
Chàng thanh niên: Ừm... Công nhận, đây là một câu chuyện thú vị. Nhưng người nói lắp có thể coi là một ví dụ quá đặc thù. Thầy có ví dụ nào khác không?
Triết gia: Ví dụ như, người nghiện công việc. Đây cũng là những người rõ ràng thiếu sự hài hòa với cuộc sống.
Chàng thanh niên: Người nghiện công việc ư? Tại sao chứ?
Triết gia: Người nói lắp chỉ nhìn phiến diện mà suy diễn ra tổng thể sự vật. Còn người nghiện công việc thì chỉ chú tâm vào một mặt nào đó của cuộc đời.
Có thể, họ sẽ bao biện rằng “Do công việc quá bận nên không còn thời gian lo cho gia đình". Nhưng đó là lời nói dối cuộc đời. Họ chỉ đang lấy công việc làm cái cớ để thoái thác các trách nhiệm khác mà thôi. Đúng ra ai cũng cần quan tâm tới tất cả, từ việc nội trợ, nuôi dạy con, đến giao lưu với bạn bè, sở thích cá nhân... Chứ Adler không thừa nhận cách sống quá thiên lệch theo một hướng nào đó.
Chàng thanh niên: Ôi... Đúng kiểu của bố tôi. Ông nghiện công việc, chỉ lao vào việc, cố tạo ra kết quả, rồi vin vào việc mình kiếm ra tiền để áp chế cả nhà. Một kiểu người cực kỳ phong kiến.
Triết gia: Xét về mặt nào đó, đó là kiểu sống cố tình lảng tránh nhiệm vụ cuộc đời. "Công việc" không phải để chỉ riêng công việc ở công ty mà còn bao hàm mọi thứ như việc nhà, nuôi dạy con cái, đóng góp cho cộng đồng địa phương, sở thích cá nhân... Trong đó, công ty chẳng qua chỉ là một phần nhỏ. Nếu chỉ nghĩ đến công việc ở công ty thì đó là lối sống thiếu hài hòa với cuộc sống.
Chàng thanh niên: Ôi, đúng là như vậy đó! Không những thế, những người được nuôi dưỡng còn không thể nào phản bác được. Bản thân tôi cũng không thể cãi lại những lời mạt sát của bố tôi kiểu nha "Mày có cơm ăn là nhờ ai vậy?".
Triết gia: Có lẽ, cha cậu là người chỉ có thể nhận thấy giá trị của mình ở "cấp độ hành vi", rằng mình làm việc từng này thời gian, kiếm tiền nuôi cả gia đình, được xã hội thừa nhận, cho nên giá trị của mình trong gia đình phải là cao nhất.
Tuy nhiên, ai rồi cũng có lúc không còn ở vị trí người tạo ra của cải. Chẳng hạn như già đi, về hưu rồi phải sống bằng lương hưu và sự hỗ trợ của con cái. Hoặc là dù còn trẻ, nhưng không thể lao động do tai nạn hay bệnh tật. Những lúc như vậy, người chỉ có thể chấp nhận bản thân ở cấp độ hành vi sẽ bị tổn thương nặng nề.
Chàng thanh niên: Đó là những người có lối sống coi công việc là tất cả phải không?
Triết gia: Đúng vậy. Những người thiếu hài hòa với cuộc sống.
Chàng thanh niên: ... Nói chuyện này tôi mới thấm ý nghĩa của "cấp độ tồn tại" mà lần trước thầy nhắc tới. Đúng là tôi đã không suy nghĩ nghiêm túc rằng một ngày nào đó chính bản thân mình cũng không làm việc được nữa và không thể làm được gì ở "cấp độ hành vi".
Triết gia: Chấp nhận bản thân ở "cấp độ hành vi" hay "cấp độ tồn tại" có lẽ là vấn đề liên quan tới "can đảm dám được hạnh phúc".