Lũ Người Quỷ Ám - Chương 05

Chương Ba

TỘI LỖI KẺ KHÁC

1

Một tuần lễ sau, câu chuyện trở nên khá rắc rối.

Tuần lễ đó tôi cũng thật khốn khổ, bởi vì với tư cách là người bạn tâm giao thân thiết, tôi không lúc nào rời người bạn mới hứa hôn đáng thương của tôi. Ông nhìn đâu cũng thấy xấu hổ, và vì suốt tuần đó ông chẳng gặp ai ngoài tôi ra để mà xấu hổ, ông xấu hổ ngay cả với tôi. Và càng thú nhận những điều thầm kín, ông càng xấu hổ và càng cáu kỉnh với tôi. Trong cái tình trạng nghi ngờ bệnh hoạn đó, ông tưởng tượng mọi người trong tỉnh đã biết rõ mọi chuyện; ông không dám xuất hiện ở hội quán và sợ gặp ngay cả đám bạn bè của mình. Buổi bách bộ hàng ngày ra ngoài cũng bắt đầu được dời tới chiều tối.

Một tuần lễ nữa trôi qua, và ông vẫn không biết mình có phải cưới vợ hay không. Ông không tìm ra được tia sáng nào dù cố gắng rất nhiều. Ông vẫn không gặp được vị hôn thê - ông cũng không chắc nàng là vị hôn thê của ông hay không. Thật ra, ông không dám chắc có một tí sự thật nào trong toàn thể câu chuyện hay không. Đã thế, không hiểu tại sao bà Xtavroghina lại không chịu tiếp ông. Bà trả lời một trong số những bức thư đầu tiên của ông (sau đó ông còn gửi thêm nhiều bức khác), nói thẳng xin ông để bà yên vì hiện bà rất bận rộn. Bà cũng cho ông biết bà có nhiều chuyện quan trọng muốn nói với ông, đợi tới khi bà rảnh rang hãy hay. Ông chỉ còn có nước chờ đợi để tới khi ông được tới gặp, bà sẽ cho ông biết. Cuối cùng bà cảnh cáo nếu ông còn gửi thư nữa, bà sẽ gửi trả lại không thèm mở ra coi, bởi vì lời lẽ của ông thật “trẻ con, ngớ ngẩn”. Ông đã đưa mẩu giấy cho tôi đọc mấy lời đó.

Tuy nhiên, sự bực bội và bấp bênh này không thấm vào đâu so với mối quan tâm chính luôn luôn ám ảnh ông, làm cho ông trở nên tiều tụy hốc hác đi. Đó là một chuyện làm ông xấu hổ đến độ không thể nói ra, ngay cả với tôi, mặc dù ngày nào ông cũng cho mời tôi tới - ông không thể thiếu tôi quá hai giờ, vì sự có mặt của tôi đã trở nên cần thiết với ông như cá cần nước - khi tôi tự đưa vấn đề ra, ông đã nói dối tôi và cố đánh lạc sự chú ý của tôi một cách thật trẻ con.

Thái độ đó làm tôi hơi mất lòng. Cũng bởi tôi hiểu thấu bụng dạ ông nên tôi đã đoán được cái bí mật lớn của ông từ đầu. Khi đó điều bí mật này làm tôi nhìn ông với con mắt mất tin tưởng: ngày đó tôi còn trẻ nên hết sức bực bội trước những nghi hoặc tầm thường và xấu xa của ông. Trong lúc bồng bột - có lẽ vì đã chán vai trò bạn tri kỉ của mình thì đúng hơn - có thể tôi đã quá nghiêm khắc với ông. Tôi đã tàn nhẫn đòi ông phải thổ lộ mọi chuyện, mặc dù tôi cũng ý thức rằng có vài chuyện khó mà nói ra được, về phần ông, ông cũng nhìn thấu tâm trạng tôi và biết tôi hiểu rõ ông đến thế nào và đang bực tức ông. Thế rồi ông đâm ra tức giận với tôi vì tôi đã tức giận với ông và nhìn rõ tim đen của ông. Mối bực tức của tôi có thể coi như nhỏ mọn và ngớ ngẩn, nhưng bạn bè cứ gặp nhau hoài, đối diện suốt ngày cũng có hại. Trên một phương diện nào đó, ông cũng đánh giá vài khía cạnh về tình trạng của mình một cách phải lẽ và còn khá bén nhạy về một số điểm mà ông không cần giấu giếm. Có khi ông cũng nói về bà Xtavroghina đại khái như: “Anh đừng nghĩ lúc nào bà ấy cũng như vậy. Ngày xưa, khi chúng tôi thường nói chuyện với nhau, bà ấy đâu có thế... Anh biết không, khi đó bà ấy còn chịu nói chuyện! Nếu tôi nói có lần bà ấy đã đưa ra những tư tưởng riêng liệu anh có tin tôi không? Bây giờ bà ấy đã hoàn toàn thay đổi; bà ấy bảo những chuyện hồi đó toàn là chuyện phiếm lỗi thời. Bà ấy khinh rẻ quá khứ... Bây giờ bà ấy lúc nào cũng khó tính và chỉ để tâm tới mớ sổ sách, kế toán của mình, cho nên lúc nào cũng gắt gỏng...”

Tôi nói: “Thế nào bà ấy lại gắt gỏng với ông trong khi ông chiều theo ý bà ấy?”

Ông nhìn tôi một cách khó hiểu rồi đáp: “Bạn thân mến, nếu tôi không chiều thì bà ấy đã nổi cáu, thật là khủng khiếp! Nhưng cũng còn đỡ hơn như tôi đã nghe lời bà ấy bây giờ”.

Ông rất hài lòng với lối trả lời này, và tối hôm đó, chúng tôi uống cạn một chai rượu. Nhưng đó chỉ là một phút đẹp trời; ngày hôm sau ông lại sầu não và khốn khổ hơn bao giờ.

Tôi rất bực tức về chuyện ông đã không thèm tới thăm gia đình Drozdov ở nước ngoài mới trở về, mặc dù họ rất mong muốn gặp gỡ lại như xưa và cứ nhắc nhở mời ông tới hoài. Ông nói tới Liza với một sự nồng nhiệt mà tôi không thể hiểu nổi. Chắc chắn ông rất quyến luyến nàng khi nàng còn bé, nhưng ngoài điều đó ra, có vẻ ông tin chắc rằng gần nàng ông sẽ tìm được sự trợ giúp tức khắc khỏi những đau khổ và giải quyết được cả mối bận tâm lớn của ông. Ông mong tìm thấy ở Liza một con người phi thường, vậy mà ông không thể quyết định tới gặp nàng, mặc dù ngày nào cũng suýt đi. Về phần tôi, chính tôi cũng mong muốn gặp nàng, và ông Verkhovenxki là người duy nhất có thể giới thiệu tôi với nàng. Tôi thường trông thấy nàng, mặc một bộ đồ kị mã sang trọng, cưỡi một con ngựa thật đẹp đi dọc trên phố, có một sĩ quan trẻ tuổi đẹp trai đi theo, đó là cháu người cha ghẻ quá cố của nàng. Nàng gây cho tôi những xúc cảm dạt dào. Mặc dù sự say đắm của tôi chóng tàn - tôi đã cảm thấy sự vô vọng sớm sủa kịp thời - nhưng cũng đủ giải thích được tại sao khi đó tôi lại mất kiên nhẫn như vậy với người bạn già trước sự cám cung ương ngạnh của ông.

Đầu tiên, tất cả đám bạn của chúng tôi được thông báo rằng ông Verkhovenxki muốn được yên tĩnh một thời gian và không thể tiếp ai được. Khởi thủy ông định gửi cho mỗi người một bức thư để thông báo như vậy, nhưng tôi khuyên can ông và cuối cùng tôi phải đi gặp từng người để nói với họ rằng bà Xtavroghina đã giao cho “ông già” - khi nói chuyện với nhau, chúng tôi thường gọi ông như vậy - công tác xếp đặt lại thư từ giao dịch từ nhiều năm nay và ông phải đóng cửa để hoàn tất công việc càng sớm càng tốt, còn tôi thì giúp ông làm. Chỉ có Liputin là người tôi không có thì giờ để gặp. Tôi cứ lần lữa mãi không tới hắn được. Thật ra, tôi sợ phải gặp hắn. Tôi biết hắn sẽ không tin một lời nào trong câu chuyện của tôi và hắn sẽ nghĩ rằng có một bí ẩn nào phải giấu riêng hắn. Tôi chắc chắn rằng ngay khi tôi đi khỏi, hắn sẽ chạy đi khắp tỉnh dò hỏi và ngồi lê mách lẻo. Nhưng trong khi hình dung những chuyện như vậy thì tôi đụng đầu với hắn ngoài đường. Thì ra hắn đã được những người bạn mà tôi đã thông báo cho biết tất cả rồi. Điều ngạc nhiên là hắn không hỏi gì về ông Verkhovenxki; hơn nữa, hắn còn ngắt lời tôi khi xin lỗi về việc không tới thăm, và đưa câu chuyện qua vấn đề khác. Thật sự, hắn chất chứa nhiều chuyện để nói với tôi. Hắn có vẻ rất khích động và hể hả khi tìm được người nghe. Hắn khởi sự nói mọi tin tức địa phương: tin bà vợ của vị tổng đốc tới, một người “nói nhiều về tư tưởng mới”; tin nhóm đối lập với bà ta đã được thành hình ở hội quán; người ta đang xôn xao như thế nào về những tư tưởng mới đó và bị chúng lôi cuốn ra sao, vân vân. Hắn nói không ngừng cả mười lăm phút và say sưa đến nỗi tôi không thể dứt ra được. Dù không bao giờ có thể ưa được hắn, tôi cũng phải công nhận rằng hắn có tài làm người ta phải nghe hắn nói, nhất là khi hắn giận dữ điều gì. Theo ý tôi, hắn là một gián điệp thiên bẩm. Hắn luôn luôn biết những gì đang xảy ra trong tỉnh, nhất là nếu có chuyện gì đáng bêu xấu, và tôi thật không hiểu được tại sao hắn lại có thể bẩn thỉu như vậy trước những chuyện chẳng chút đụng chạm gì tới hắn. Tôi luôn luôn cảm thấy rằng nét chính trong tính tình của hắn là sự đố kị. Tối hôm đó, khi kể lại cuộc gặp gỡ và nói chuyện của tôi với Liputin cho ông Verkhovenxki nghe, ông bỗng trở nên kích động và hỏi tôi một câu khờ khạo: “Liputin có biết không?”. Tôi cố giải thích với ông rằng hắn không thể biết được điều gì bởi vì không ai nói cho hắn biết. Nhưng ông Verkhovenxki vẫn ương ngạnh không tin.

Cuối cùng, ông bất ngờ kết luận: “Anh hãy nhớ lấy lời tôi nói, hắn không những biết mọi điều với những chi tiết nhỏ nhặt nhất về tình trạng của chúng tôi, hắn còn biết những điều cả tôi lẫn anh đều không biết, những điều có thể không bao giờ chúng ta tìm ra - hoặc, nếu biết cũng quá muộn!”.

Tôi không bàn gì thêm, nhưng những lời trên hàm chứa nhiều chuyện bên trong. Sau đó, trong suốt năm ngày chúng tôi không đả động tới tên Liputin. Tôi cảm thấy ông Verkhovenxki tự dằn vặt vì đã nói quá nhiều và phơi bầy những ngờ vực với tôi.

2

Một buổi sáng, chừng bảy, tám ngày sau khi ông Verkhovenxki đồng ý lấy, khoảng hai giờ, trên đường vội vã tới gặp người bạn ưu phiền của tôi, tôi bỗng dính líu vào một chuyện bực mình.

Tôi gặp Karmazinov, “nhà đại văn hào”, theo như lời của Liputin. Tôi đã đọc sách của ông khi còn nhỏ. Truyện ngắn và tiểu thuyết của ông được thế hệ trước rất ưa chuộng và vài cuốn ngày nay vẫn còn ăn khách, về phần tôi, tôi cũng mê truyện của ông, đó là cái thú thời trẻ con và thanh niên. Sau này, lòng hâm mộ của tôi có phần giảm đi. Tôi không thích những cuốn truyện luận đề mà ông viết sau này bằng những tác phẩm đầu tiên, trong đó có nhiều thi vị chân thực. Đối với những truyện ngắn mới nhất, tôi không ưa tí nào.

Nói một cách tổng quát - nếu tôi được phát biếu ý kiến về vấn đề tế nhị này - thì họ chỉ là những tài năng tầm thường nhưng lúc còn sống gần được coi như thiên tài còn khi qua đời sẽ bị xóa nhòa ngay trong trí mọi người; mà cả khi còn sống chắc chắn họ cũng bị lãng quên nhanh chóng khi một thế hệ mới thay chỗ thế hệ trong đó họ nảy nở. Giống như hậu cảnh trên sân khấu bị thay đổi đột ngột. Nhận định đó chắc chắn không đúng với những người như Puskin28, Gogol, Molier29, Volter30 cũng không áp dụng đối với những người nói lên được điều gì độc đáo. Những tài năng binh phàm lúc trở về già thường phơi bày sự cằn cỗi mà không tự biết. Và thường thường một nhà văn từng được coi là có tư tưởng sâu sắc và có hi vọng sẽ ảnh hưởng được những trào lưu tư tưởng của xã hội, sau một thời gian, chủ đề trở nên nông cạn và nghèo nàn đến độ sự suy tàn nhanh chóng không gây được sự thương tiếc của ai. Nhưng những ông già tóc bạc này không tự nhận thấy điều đó và rất tức giận. Sự nghiệp của họ càng về cuối, tính kiêu ngạo của họ càng lên tới một kích thước đáng kinh ngạc. Chỉ có Trời mới biết cuối cùng họ tưởng tượng họ là gì - ít nhất cũng là thánh! Karmazinov, theo lời đồn, coi trọng mối liên hệ với xã hội trưởng giả cùng thế lực của giới này hơn là linh hồn của mình. Cùng theo lời người ta, ông có thể thật dễ thương, cởi mở, và quyến rũ - nếu ông cần bàn về việc hoặc nếu bạn đã được một kẻ tai to mặt lớn giới thiệu. Nhưng nếu tình cờ một ông hoàng, một bà bá tước, hay bất cứ người nào mà ông kính sợ đi qua, ông rất có bổn phận thiêng liêng là quên phắt sự có mặt của bạn, trước khi bạn kịp rời căn phòng, như thể bạn là ruồi muỗi, rơm rác vậy. Đã vậy, ông còn tâm niệm như thế mới là phải phép. Mặc dù rất giỏi tự kiềm chế tính khí và hiểu rõ thế nào là phép lịch sự, ông kiêu ngạo đến độ như loạn thần kinh. Ông không dằn được sự khoe khoang về cái vốn văn chương của mình ngay cả giữa đám người chẳng có chút lưu ý gì về văn chương cả. Lỡ có người nào cả gan bày tỏ sự lãnh đạm trước những tác phẩm của ông, ông sẽ bất mãn một cách khó chịu và để tâm thù hằn.

Khoảng một năm trước, tôi đã được đọc một bài của ông đăng trên một tờ tạp chí. Viết với một giọng văn đầy kênh kiệu, ra vẻ thi vị và toàn những nhận xét tâm lí. Trong đó ông tả lại một vụ đắm tàu ở một nơi nào đó ngoài khơi bờ biển Anh quốc, cùng công việc tiếp cứu và vớt tử thi mà chính ông được chứng kiến. Bài khá dài và lời lẽ rườm rà, chỉ với một mục đích: nói về tác giả. Người ta có thể đọc ngầm thấy như: “Các bạn hãy nhìn tôi, nghĩa là xem tôi ra sao. Các bạn không cần gì phải mục kích biển cả, bão tố, núi đá hiểm trở, cùng những mảng tàu vỡ - với ngòi bút linh động của tôi, có sao tôi tả lại đúng y như vậy. Việc gì các bạn phải chú mục vào xác người đàn bà chết đuối còn ôm lấy xác đứa con kia. Hãy nhìn tôi đây này! Tôi phải quay mặt đi vì không thể cầm lòng nhìn cảnh đó. Khi thì nhìn tôi quay lưng đi, lúc thì thấy tôi xây mặt lại, nhưng đôi mắt nhắm nghiền trong kinh hoàng. Như vậy chẳng hấp dẫn các bạn kinh khủng hay sao?” Khi tôi nói với Verkhovenxki những điều tôi nghĩ về bài báo của Karmazinov, ông cũng đồng ý với tôi.

Khi nghe có người nói Karmazinov sắp tới thành phố chúng tôi, thật tình tôi nóng lòng muốn gặp ông, và nếu có thể, tìm cách làm quen. Tôi biết ông Verkhovenxki có thể giới thiệu cho tôi được, vì hai người có thời từng chơi với nhau. Nhưng rồi tôi đụng đầu với ông ở góc đường. Tôi nhận ra ông bởi vì mấy hôm trước có người chỉ cho tôi biết lúc ông ngồi trên xe với bà vợ ông tổng đốc đi qua.

Ông hơi thấp người và trông như một ông già làm dáng, mặc dù khi đó thực sự tuổi mới năm lăm. Mặt hồng hào, và mớ tóc hoa râm rậm rạp chui khỏi chiếc mũ cao, lượn quanh đôi tai nhỏ hồng. Bộ mặt nhỏ thó sạch sẽ của ông không thể coi là đẹp trai được: môi mỏng, dài, và trề ra một cách xảo quyệt; chiếc mũ khá dầy; và cặp mắt nhỏ, sắc, lanh lợi. Ông ăn mặc kiểu hơi cổ. Chiếc áo khoác như thể đã được mặc từ thời còn lang bạt ở đâu như Italia, Thụy Sĩ gì đó. Nhưng ít ra mọi thứ lặt vặt trong trang phục của ông như khoen tay áo, cổ cồn, khuy, chiếc kính đồi mồi đeo dây băng đen, chiếc nhẫn mặt ẩn, cũng rất mực thời trang. Tôi dám cá bất cứ cái gì là mùa hè lão này phải đi giầy nhẹ gài nút xà cừ bên cạnh. Khi tôi đụng đầu ông, ông cũng vừa ngừng lại bên lề đường và đang nhìn trước nhìn sau cẩn thận trước khi mạo hiểm qua đường. Nhận thấy tôi đang chú mục nhìn, ông hỏi tôi với một giọng ngọt như đường, mặc dù hỏi chát tai:

- Ông làm ơn cho tôi hỏi đường Bưcova đi lối nào?

Tôi mau mắn kêu lên:

-  Đường Bưcova ư? Ồ, ngay kia kìa, cứ đi thẳng tới khúc quanh thứ nhì rồi rẽ về bên trái.

-  Cám ơn ông vô cùng!

Tôi chửi thề. Sự việc quá bất ngờ và tôi sợ mình có vẻ khúm núm quá đáng đối với ông. Ông nhận thấy ngay điều này và trong một thoáng ngắn ngủi biết mọi điều về tôi - nghĩa là, nào tôi biết ông là ai, đã đọc hết sách của ông; đã khâm phục ông từ nhỏ, nào tôi cảm thấy thấp kém trước ông và nhìn lên với sự hạ mình. Ông lại nhìn tôi cười, gật đầu, và bước đi theo hướng tôi chỉ. Đến bây giờ, tôi vẫn thực không hiểu được tại sao tôi lại quay trở lại đi theo ông, tại sao tôi lại rảo chân bắt kịp ông rồi đi song song với ông chừng chục bước tới khi ông đứng sựng lại và kêu tôi hỏi:

-  Ông có thể cho tôi hỏi thêm bến xe ngựa gần nhất ở đâu không?

Lần này tôi không ưa được cả giọng nói lẫn thanh âm của ông.

-  Bến xe ngựa hả? Xe ngựa hay đón khách ở tạnh nhà thờ.

Nói xong tôi gần như dợm chạy đi kêu cho ông ta một chiếc xe, điều tôi tin rằng ông đang chờ đợi tôi làm. Dĩ nhiên tôi tự kiềm chế được ngay và ngừng lại, nhưng ông đã nhận thấy và nhìn tôi đăm đăm với một cái nhếch mép thầm hiểm. Giữa lúc đó bỗng có một việc xảy ra làm tôi sẽ không bao giờ quên được.

Ông bỗng làm rơi chiếc túi da nâu nhỏ đang cầm bên tay trái. Thực ra gọi đó là một thứ hộp thì đúng hơn là túi, hay đúng hơn nữa, một cái giống như túi xách tay kiểu cổ của phụ nữ. Nhưng dù là cái gì đi nữa thì sự thật cũng là tôi định nhảy tới nhặt lên.

Tôi dám chắc không đời nào tôi nhặt lên, nhưng rõ ràng là tôi đã làm cử động khởi đầu. Tôi không làm sao giấu giếm được điều đó, và mặt tôi đỏ bừng như một thằng ngốc. Ông quả thật xảo quyệt, khai thác tức khắc tình trạng để chiếm trọn phần lợi.

- Khỏi phiền ông, để đó tôi.

Ông nói một cách hể hả khi thấy tôi thực sự không định làm công việc đó. Ông nhặt chiếc túi lên, như thể hốt trước tôi, rồi lại gật đầu chào lần nữa trước khi tiếp tục bước đi, để lại tôi đứng đó như một thằng khùng. Có thể nếu tôi có nhặt lên cũng không đến nỗi mất mặt như vậy. Trong khoảng năm phút tôi cảm thấy bị sỉ nhục suốt dời không quên. Nhưng rồi khi tới gần nhà ông Verkhovenxki, tôi bỗng phá lên cười. Cuộc gặp gỡ với con người vĩ đại bỗng làm tôi buồn cười, và tôi chắc ông Verkhovenxki cũng buồn cười khi nghe tôi kể lại câu chuyện. Hơn nữa, tôi còn định diễn lại tấn kịch cho ông vui.

3

Nhưng tôi vô cùng kinh ngạc trước vẻ khác lạ của ông so với mọi ngày. Sự thật, ông cũng vội chạy tới đón tôi một cách nhiệt thành và rồi lắng nghe câu chuyện, nhưng trông ông như mất hồn đến độ tôi không biết ông có nghe thấy tôi nói gì hay không. Tuy nhiên, ngay khi tôi nói tới tên Karmazinov, ông bỗng nổi giận hết lớn, gần sùi cả bọt mép:

- Đừng nhắc tên hắn với tôi! Tôi không muốn nghe một lời nào về hắn hết! Đây, xem này! Đọc đi, đọc đi!

Ông mở ngăn kéo và ném lên mặt bàn ba mảnh giấy viết nguệch ngoạc bằng bút chì, tất cả đều là nét chữ bà Xtavroghina. Tờ thứ nhất viết cách đó hai ngày, tờ thứ nhì mới viết hôm trước, và tờ thứ ba ngay ngày hôm đó, nhận được trước khi tôi tới có một giờ. Cả ba đều nói về một vấn đề không đâu liên quan tới Karmazinov và nỗi lo lắng hiếu danh của bà Xtavroghina sợ Karmazinov có thể quên không tới thăm. Đây là mảnh giấy thứ nhất đề ngày hôm kia, (Biết đâu chẳng còn một mảnh viết từ ba ngày trước, hay một cái nữa từ bốn ngày - ai biết được?):

Nếu cuối cùng hôm, nay hắn tới thăm ông, xin đừng nói gì về tôi cả. Cũng đừng nói bóng gió gì hết. Đừng đề cập tới bất cứ vấn đề gì có thể nhắc hắn nhớ tới tôi - V. S.

Mảnh giấy thứ hai:

Nếu cuối cùng sáng nay hắn quyết định tới thăm ông, tôi nghĩ tốt hơn hết là không tiếp hắn. Tôi nghĩ như vậy, không biết ông nghĩ sao. - V. S.

Và mảnh cuối cùng, đề ngày hôm nay.

Tôi chắc phòng ông hiện chứa cả xe rác và mù mịt khói thuốc lá. Tôi sẽ cho Maria và Fomusca tới dọn, chúng sẽ dọn dẹp phòng trong vòng nửa giờ. Đừng làm vướng chân chúng trong lúc chúng làm việc, hãy tới ngồi yên trong nhà bếp. Tôi sẽ đưa cho ông một tấm thảm Bokhara31 và một cặp bình Trung Hoa. Tôi đã định tặng cho ông từ lâu. Tôi cũng sẽ đưa cho ông bức tranh của Tenier32 (tạm thời thôi), mấy cái bình có thể đặt ở bực cửa sổ và tranh của Tenier nên treo dưới bức họa chân dung Goethe - để ở đó dễ thấy hơn và buổi sáng góc đó lúc nào cũng sáng sủa. Nếu hắn có tới, cứ tiếp hắn thật nhã nhặn, nhưng cố nói những chuyện không đâu hay về một đề tài bác học nào đó - và nên có thái độ như mới chỉ xa cách nhau một ngày. Đừng nói một lời nào về tôi. Có thể tôi sẽ ghé thăm ông chiều nay. - V. S.      

T. B. Nếu hôm nay hắn vẫn không tới, chẳng bao giờ hắn tới đâu.

Tôi đọc mấy mảnh giấy và hơi ngạc nhiên sao ông lại bận tâm về một chuyện vớ vẩn như vậy. Tôi ngước nhìn ông dò xét và nhận thấy, trong lúc tôi bận đọc thư, ông đã thay chiếc ca vát trắng thường ngày bằng một chiếc đỏ. Chiếc mũ và cây can nằm trên mặt bàn. Trông ông nhợt nhạt, tay run rẩy. Đổ đáp lại cái nhìn dò hỏi của tôi, ông bỗng la lớn, như người điên:

- Tôi không cần biết bà ấy lo lắng cái gì. Tôi cóc cần! Bà ấy lo đủ chuyện để lên mặt với Karmazinov, vậy mà

không có thì giờ trả lời mấy cái thư của tôi. Đây này, một cái gửi trả lại ngày hôm qua không buồn mở ra

xem. Trên bàn kia kìa, dưới quyển sách đó, quyển Thằng cười33 đó. Bà ấy còn lo cho cậu quí tử nữa hay không

đối với tôi không thành vấn đế. Tôi bất cần và tuyên bố tự do! Mặc xác lão Karmazinov. Mặc xác mụ Lembke!

Tôi đã cất mấy cái bình vào phòng ngoài, giấu tranh Tenier trong tủ, và yêu cầu bà ấy phải tiếp tôi. Anh

nghe tôi nói không, tôi đã yêu cầu. Tôi đã sai Naxtaxia mang đến cho bà ta cũng một mẩu giấy như vậy viết

bút chì. Bây giờ tôi đang đợi đây. Tôi muốn nghe chính miệng Dasa nói ra ý muốn của nàng, để cho trời làm

chứng - hay ít nhất có anh làm chứng cho tôi. Anh sẽ là người chứng của tôi, anh bạn, anh có chịu không? Tôi

không muốn phải xấu hổ về cái gì hết; tôi không muốn nói dối; tôi không muốn có gì mờ ám trong công việc này

cả. Tôi muốn được biết mọi chuyện - một cách cởi mở, một cách lương thiện, một cách thẳng thắn. Và tôi còn

có thể làm cho cả thế hệ này phải sửng sốt vì cách xử sự của tôi!... Nào, thưa ông, ông còn coi tôi như một

kẻ âm mưu xấu xa nữa hay thôi? - Ông vừa nói vừa nhìn tôi chăm chăm, như thể tôi đã nói điều gì như vậy

thật.

Tôi đưa cho ông uống một hớp nước. Tôi chưa bao giờ thấy ông trong một tình trạng như vậy. Trong lúc nói, ông vẫn rảo bước trong phòng hết đầu này tới đầu kia. Rồi bỗng ông ngừng lại trước mặt tôi với một thái độ thật kì lạ, nhìn tôi từ đầu tới chân với vẻ thật ngạo mạn rồi nói:

- Anh có thực nghĩ rằng tôi, Xtepan Verkhovenxki này, không thể thu đủ can đảm để khăn gói lên vai - dù khăn

gói ăn mày - để bước ra khỏi nơi đây không? Không bao giờ trở lại, nếu như danh dự và sự độc lập của tôi đòi

hỏi? Đây sẽ không phải là lần thứ nhất Xtepan Verkhovenxki này có quyết định cao cả chống lại sự độc đoán,

dù là sự độc đoán của một người đàn bà điên rồ, sự độc đoán tàn ác nhất, hạ cấp nhất. Tôi chắc anh đang cười

vào mũi tôi nhưng tôi vẫn nói. Anh cho tôi không đủ can đảm ra đi để tàn đời dậy dỗ con cái một anh lái

buôn, hay chết đói bên cống rãnh phải không? Anh trả lời đi, trả lời tôi ngay đi! Anh có tin tôi hay

không?

Nhưng tôi không nói gì. Dù không định làm ông buồn bằng cách trả lời tôi không tin nhưng tôi vẫn không thể cất lời nói tin ông được. Có điều gì trong cơn giận dữ của ông đã làm tôi bất mãn - ồ, không phải vì tính cách cá nhân, không phải! Sau này tôi sẽ giải thích.

Trông mặt ông tái nhợt hơn nữa. Ông bảo tôi, bằng một giọng như bình tĩnh, nhưng là dấu hiệu thường đi trước một cơn bột phát dữ dội:

- Có lẽ ông chán tôi lắm rồi, phải không ông Govorov (đó là họ của tôi). Chắc ông chẳng còn muốn đặt chân tới

đây tí nào nữa phải

không?

Tôi nhảy dựng lên vì bị chạm nọc. Đúng lúc đó chị Naxtaxia bước vào và trao cho ông Verkhovenxki một mảnh giấy. Ông liếc qua rồi quăng cho tôi. Chỉ có vẻn vẹn hai chữ của bà Xtavroghina bằng bút chì: “Ở nhà”.

Chẳng thốt một lời, ông Verkhovenxki với chiếc mũ và cái can bước ra khỏi phòng. Không suy nghĩ, tôi cũng đi theo. Bỗng có tiếng nói và tiếng bước chân vội vã vang từ hành lang. Ông đứng khựng lại như bị điện giật. Nắm lấy tay tôi, ông thì thầm:

-  Liputin,... chết tôi rồi!

Ngay lúc đó Liputin bước vào phòng.

4

Tôi không hiểu sao khi thấy Liputin tới ông lại thất thần như vậy. Thực ra, không quá quan trọng hóa những lời của ông, tôi cho là vì thần kinh ông bị suy nhược. Tuy nhiên, sự kinh hãi của ông thật đáng chú ý và tôi định tâm coi chừng ông cẩn thận.

Sự xuất hiện bất ngờ của Liputin cho thấy hắn có nắm một đặc quyền gì để bước vào nhà, không biết có được tiếp đón hay không. Hắn dẫn theo một người đàn ông lạ mặt, chắc chắn là người mới tới thành phố này. Đáp lại cái nhìn chòng chọc mất hồn của ông Verkhovenxki, hắn lập tức kêu lớn:

- Tôi mang theo một người khách - một người rất đặc biệt - vì thế tôi đánh bạo quấy rầy sự yên tĩnh của ông.

Đây là ông Alecxei Kirillov, một kĩ sư xây cất tài ba. Ngoài ra, ông ấy có quen rất thân với anh Piot’r con

trai ông, và có mang theo thư của anh ấy gửi cho ông. Ông ấy cũng vừa tới

xong.

Người khách lạ xen vào một cách bất nhã:

- Thư từ gì, anh chỉ thêm thắt thôi. Có thư gì đâu. Nhưng sự thật là tôi có quen anh Piot’r Verkhovenxki và mới

gặp anh ấy đúng mười ngày trước đây ở gần

Kharkov34.

Ông Verkhovenxki bắt tay họ một cách máy móc và ra dấu cho họ ngồi xuống. Sau đó ông đảo mắt nhìn tôi, rồi nhìn Liputin, và rồi như bỗng hoàn hồn, ông vội ngồi xuống, không để ý tay vẫn còn cầm can và cầm mũ. Liputin lên tiếng:

-  Tôi thấy ông sửa soạn đi đâu mà sao nghe nói ông bận việc đến phát ốm cơ mà.

Ông Verkhovenxki quăng chiếc mũ và cái can lên ghế, đỏ mặt trả lời:

-  Đúng, tôi bị ốm, tôi định ra ngoài một lúc cho khỏe.

Trong lúc đó, tôi để ý nhìn người khách. Anh ta còn trẻ lắm, khoảng hăm bảy gì đó, ăn mặc lịch sự, gầy và rắn rỏi. Tóc đen, nước da nhợt, trông như sỉn sỉn, cặp mắt đen không có vẻ tinh anh. Anh ta như nghĩ đâu đâu và đãng trí, ăn nói nhát gừng và có vẻ bất chấp văn phạm chữ xếp đặt một cách quái dị và hỗn độn khi phải nói những câu dài.

Liputin đã nhận thấy sự sợ sệt gây ra cho ông Verkhovenxki và vui vẻ ra mặt. Hắn kéo chiếc ghế mây ra tận giữa phòng để ngồi giữa ông Verkhovenxki và viên kĩ sư, đang ngồi trên hai chiếc ghế dài người đầu người cuối phòng.

Ông Verkhovenxki lầm thầm một cách lúng túng:

-  Đã lâu tôi không được gặp Piot’r, chắc anh gặp ở nước ngoài?

-  Tôi biết anh ấy ở đây và cả ở nước ngoài nữa.

Liputin xen vào:

- Ông Kirillov đây ở nước ngoài bốn năm vừa mới về. Ông ấy đi du học thêm về chuyên môn và hi vọng giữ một chức

vụ ở đây để xây cất cầu xe lửa, hiện đang đợi trả lời đơn xin việc. Ông ấy có biết bà Drozdova và cô con gái

Elizaveta qua sự giới thiệu của anh

Piot’r.

Viên kĩ sư cứng người ngồi nghe với vẻ bồn chồn khó chịu. Hình như anh ta có điều gì giận dữ.

Liputin nói thêm:

-  Ông ấy cũng quen Nicolai Xtavroghin nữa.

Ông Verkhovenxki hỏi lại:

- Thế ra anh cũng quen Xtavroghin à?

- Tôi có quen anh ta.

- Tôi..., đã lâu lắm tôi không được gặp con trai tôi..., tôi cảm thấy không xứng đáng làm cha nó tí nào...

phải, đúng như vậy. Anh làm ơn cho tôi biết bây giờ nó ra sao? Sao anh về mà nó còn ở

lại?

Kirillov một lần nữa lại trả lời sống sượng. Anh ta có vẻ giận dữ thật sự:

-  Phải, tôi về còn thì không biết gì cả. Anh ấy sẽ thu xếp về đây một mình.

-  Thì ra nó sắp về đây! Cuối cùng tôi..., anh biết không, tôi không được gặp nó từ lâu lắm rồi. Thật là lâu

quá.

Tới đây ông Verkhovenxki càng sa lầy trong lời lẽ của mình:

- Vậy là bây giờ tôi đang chờ đứa con yêu quí của tôi đây, đứa con mà trước mặt nó cảm thấy thật có tội! Nghĩa

là, tôi muốn nói, khi bỏ mặc nó ở Petersburg, tôi..., nói tóm lại, tôi chẳng nghĩ gì đến nó cả, hay cũng gần

như vậy. Anh biết không, khi còn nhỏ nó là một đứa rất nhạy cảm và rất... nhút nhát. Khi đi ngủ nó quì đọc

kinh và làm dấu thánh giá trên gối. Nó tin nếu không làm vậy đến đêm có thể chết. Tôi còn nhớ chuyện đó. Sau

hết, nó là người không có một quan niệm thẩm mĩ nào, không có một cảm nghĩ nào về những điều cao siêu, về

bất cứ cái gì phổ quát; không có một mầm mống về một tư tưởng vĩ đại nào cho tương lai..., nó như một đứa

trẻ đần độn. Nhưng thôi, tôi nói lôi thôi quá. Anh thứ lỗi cho..., anh đã thấy tâm thần tôi

đang...

Viên kĩ sư bất ngờ chú ý câu chuyện và hỏi:

-  Ông, có thật là anh ấy làm dấu thánh giá trên gối không?

-  Thật chứ, nó đã làm như vậy.

-  Lạ nhỉ. Ông cứ nói tiếp đi. Tôi hỏi thế thôi.

Ông Verkhovenxki nhìn Liputin dò xét:

- Tôi rất cảm ơn các anh đã đến thăm tôi, nhưng tôi phải thú thật, lúc này tôi không thể... Tuy nhiên, xin anh

cho tôi biết hiện nay anh đang ở

đâu?

- Ở nhà Filippov, đường Chúa Giáng sinh.

Tôi buột miệng lên tiếng:

-  Ủa, Satov cũng ở đó.

Liputin reo lên:

- Đúng, cùng một nhà, nhưng Satov ở gác xép trên lầu, còn ông Kirillov ở phòng đại úy Lebiadkin duới nhà. Nhưng

ông ấy biết Satov và cả vợ hắn nữa. Hồi ở nước ngoài, ông ấy rất thân với bà vợ

hắn.

Ông Verkhovenxki có vẻ bị lôi cuốn:

- Thật à? Thế anh có biết gì về cuộc hôn nhân không may của người bạn xấu số này với người đàn bà đó không? Anh

là người đầu tiên tôi gặp có quen riêng với bà ta, và

nếu...

Kirillov mặt đỏ bừng ngắt lời:

- Tầm bậy! Sao cái gì anh cũng xuyên tạc thế hả Liputin? Tôi gặp vợ Satov bao giờ mà nhiều. Sự thật tôi chỉ gặp

có một lần. Mà có trông gần gì cho cam. Satov thì tôi biết. Sao cái gì anh cũng thêm thắt như vậy

hả?

Anh ta quay ngoắt người lại trên chiếc ghế dài, chộp lấy mũ, rồi lại ném xuống và ngồi ngay lại như cũ, chiếu đôi mắt đen một cách thách thức về phía ông Verkhovenxki. Tôi không hiểu nổi điều gì làm cho anh ta giận dữ đến như vậy.

Ông Verkhovenxki nói một cách long trọng.

- Xin lỗi anh. Tôi hiểu đó là một vấn đề tế nhị.

- Không có gì tế nhị cả, đây chỉ là một sự bẩn thỉu đáng xấu hổ. Và khi tôi nói “tầm bậy” không phải tôi nói

ông mà là nói Liputin vì hắn cứ bịa chuyện. Tôi xin lỗi nếu ông tưởng tôi nói ông. Tôi biết Satov nhưng tôi

không quen vợ anh ta. Tôi không biết gì về bà ta

hết!

- Tôi hiểu. Tôi hiểu. Nhưng ông bạn nóng tính của tôi ơi nếu tôi nhấn mạnh, chỉ vì tôi quá thương người bạn xấu

số của tôi, và lúc nào cũng lưu tâm đến anh ta. Tôi có cảm tưởng hắn đã thay đổi những quan niệm xưa, những

quan niệm có thể chưa được chín chắn nhưng xác đáng, tuy hơi quá cấp tiến. Và cái cách hắn luôn miệng nói

tới nước Nga thiêng liêng như bây giờ - một sự có thể gọi là đảo lộn căn cốt như vậy tất phải do một biến

chuyển dữ dội trong đời sống bản thân của hắn, nghĩa là do cuộc hôn nhân không may của hắn. Tôi, kẻ đã

nghiên cứu cái nước Nga khôn khổ thân yêu của tôi và hiểu rõ như lòng bàn tay, kẻ đã dành cả cuộc đời để

phụng sự cho dân tộc Nga, tôi quả quyết rằng hắn không biết gì về quần chúng Nga. Hơn

nữa...

Kirillov nóng nẩy ngắt ngang và lại vặn mình ồn ào trên ghế, làm ông Verkhovenxki phải ngừng giữa câu, miệng còn đang há hốc.

-  Còn tôi, tôi không biết gì về dân tộc Nga hay quần chúng cả, và tôi cũng không có thì giờ để nghiên cứu.

Liputin xen vào:

- Có, ông ấy có nghiên cứu! Ông Kirillov hiện đang thực hiện một cuộc nghiên cứu lí thú về nguyên nhân gia tăng

những vụ tự tử ở Nga và, nói một cách tổng quát, nguyên nhân tăng giảm những vụ tự tử trong một xã hội. Theo

chỗ tôi biết, ông ấy đã đi tới những kết luận đáng chú

ý.

Kirillov có vẻ tức giận kinh khủng và phẫn nộ gằn giọng:

- Anh không có quyền... Đó có phải nghiên cứu gì đâu. Tôi không thèm lo chuyện không đâu. Trong lúc tâm sự tôi

đã hỏi anh hoàn toàn do tình cờ. Đó không phải là một cuộc nghiên cứu để viết sách. Anh không có

quyền.

Liputin trông vui thích ra mặt.

- Xin lỗi. Như vậy là tôi nhầm khi gọi công trình văn học của anh là cuộc nghiên cứu. Ông Kirillov chỉ thu nhặt

những nhận xét, còn bản chất của vấn đề, hay ta có thể nói, khía cạnh luân lí của nó, ông không mó tới. Thực

vậy, ông phủ nhận những cái gọi là luân lí và bênh vực nguyên tắc mới nhất - nguyên tắc hủy diệt toàn diện,

nhân danh lợi ích tối hậu. Ông Kirillov đòi hỏi hi sinh trên một trăm triệu cái đầu để mang lại lương tri

cho Âu châu, vượt xa con số đề nghị tại Hội nghị hòa bình mới đây. Như vậy Alecxei Kirillov đi trước tất cả

mọi

người.

Kirillov nghe với một nụ cười thoáng khinh miệt. Sau lời bình phẩm của Liputin, mọi người rơi vào sự im lặng trong vòng nửa phút.

Cuối cùng Kirillov nói với một vẻ trang nghiêm:

- Những gì anh vừa nói đều ngu xuẩn. Anh vớ được vài điều tôi đã vô tình nói ra khi có anh ở đó và bóp méo theo

ý anh. Nhưng anh không có quyền, bởi vì tôi không bao giờ nói những điều như vậy. Tôi không ưa nói nhiều.

Nếu tôi thấy những lí do xác đáng, tôi chấp nhận ngay... Anh xử sự thật xuẩn động. Tôi không muốn cãi lí về

những điểm đó, chúng đã được giải quyết xong rồi. Tôi ghét lí luận. Tôi không bao giờ muốn lí

luận...

Ông Verkhovenxki không dằn được xen vào:

- Có thể như thế anh mới thật khôn ngoan.

- Tôi xin lỗi ông. Tôi không cãi cọ với bất cứ ai có mặt ở đây. Bốn năm nay tôi ít gặp ai. Bốn năm nay tôi nói

rất ít và tránh tất cả mọi người vì một chủ đích riêng không liên quan đến ai. Bây giờ Liputin khám phá chủ

đích đó và lấy làm lí thú. Tôi hiểu nhưng tôi không cần. Tôi không bất mãn. Tôi chỉ khó chịu trước sự đùa

giỡn của hắn mà thôi. Bây giờ, nếu tôi không tự giải thích, tôi cũng không muốn ông cớ ý nghĩ rằng bởi vì

tôi sợ ông có thể báo cáo với nhà cầm quyền. Không, ông làm ơn đừng nghĩ vậy, nghĩ vậy là

bậy.

Không thấy ai trả lời. Chúng tôi chỉ đưa mắt nhìn nhau. Cả Liputin cũng quên cười cợt.

Ông Verkhovenxki dứt khoát đứng dậy khỏi ghế. Ông nói:

-  Thưa quí vị, tôi rất lấy làm tiếc. Nhưng tôi không được khỏe và hơi khó chịu. Xin quí vị tha lỗi cho.

Kirillov với lấy chiếc mũ và nói:

-  Vâng, ông muốn chúng tôi đi. Cám ơn ông đã nhắc nhở, tôi thật vô ý quá.

Anh ta đứng dậy và với một nét mặt vui vẻ, đi tới ông Verkhovenxki đưa thẳng tay ra bắt.

-  Rất tiếc ông không được khỏe, và tôi đã tới đây.

Ông Verkhovenxki bắt tay anh ta một cách thân mật và không có vẻ gì vội vàng.

- Chúc anh mọi thành công khi trở về đây. Tôi thông cảm, theo như lời anh nói, vì đã ở nước ngoài trong bốn năm

và tránh mọi người vì lí do riêng, cho nên anh đã quên nước Nga. Anh không khỏi nhìn những người Nga ở nước

nhà như chúng tôi với một chút ngạc nhiên - cũng như chúng tôi không khỏi nhìn anh như vậy. Nhưng rồi cũng

qua đi. Có một điểm tôi vẫn thắc mắc: anh định xây cầu xe lửa cho chúng tôi, nhưng đồng thời anh lại chủ

trương nguyên tắc hủy diệt toàn diện. Họ sẽ không để cho anh xây cầu

đâu.

- Sao? Ông nói sao? À, như thế mới là hay nhất trần đời chứ!

Kirillov có vẻ sửng sốt và bỗng phá lên cười ròn vui vẻ. Trong một lúc, vẻ mặt anh ta hoàn toàn trẻ con, và tôi nghĩ đó mới thật thích hợp với anh. Liputin xoa tay khoái chí trước nhận xét hóm hỉnh của ông Verkhovenxki. Về phần tôi, tôi vẫn không hiểu tại sao ông Verkhovenxki lại kinh sợ như vậy khi gặp Liputin và tại sao ông lại than “chết rồi”.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3