Lũ Người Quỷ Ám - Chương 06

5

Chúng tôi đứng cả trên ngưỡng cửa. Đó là lúc chủ khách trao đổi những lời thân mật cuối cùng và rồi chia tay vui vẻ. Ra khỏi phòng, Liputin bỗng buông lời:

- Chẳng qua chỉ vì hôm nay ông Kirillov bị buồn bực trong người. Ông ấy mới có chuyện rầy rà với đại úy

Lebiadkin về cô em gái của ông ta. Ông đại úy đánh cái cô em gái khờ khạo chân chất đó bằng một cái roi

Cozac35 thứ thật. Ngày hai trận, cứ sáng một trận chiều một trận. Vì thế ông Kirillov đã dọn ra một cái lều

nhỏ ngoài vườn để tránh mặt. Thôi, xin

kiếu.

Ông Verkhovenxki bỗng nhảy nhổm như thế chính mình mới bị quất một roi.

-  Sao, em gái ông ấy hả? Đánh bằng roi hả? Có phải cái cô có bệnh đó không? Mà em gái nào? Lebiadkin nào?

Ông lại hoảng hốt trở lại.

- Lebiadkin, ông đại úy về hưu ấy mà - mặc dù có lần ông ấy chỉ nhận là trung úy hồi hưu...

- Tôi để ý đến cấp bậc của ông ta làm gì. Tôi hỏi em gái ai. Trời, có thật anh nói Lebiadkin không? Nhưng có

mỗi một Lebiadkin ở

đây...

- Đúng, ông ấy chứ ai. Ở nhà Virghinxki đó, ông nhớ không?

- Nhưng hắn đã bị bắt vì xài bạc giả rồi, đúng không?

- Đúng, nhưng ông ấy đã được về ba tuần nay rồi. Và sự xuất hiện trở lại của ông ấy có cái gì đặc biệt.

- Ồ, xá gì một kẻ vô lại như hắn!

Liputin bỗng nhếch mép cười nhìn ông Verkhovenxki, đảo điên cặp mắt ti hí nham hiểm cố hữu.

- Sao, ông tưởng trong đám chúng ta không có kẻ vô lại nào hay sao?

- À không, tôi không định nói vậy, tuy nhiên, tôi hoàn toàn đồng ý với anh. Nhưng anh định ám chỉ điều gì khi

mang chuyện đó ra nói? Tôi chắc anh định ám chỉ điều

gì.

- Không, cũng chẳng có gì. Tôi có thể nói cho ông biết rằng Lebiadkin đã biệt tích không phải vì vụ bạc giả như

chúng ta tưởng đâu. Thực ra hắn đi tìm cô em gái hình như lúc đó đang trốn tránh hắn. Thế rồi hắn tìm thấy

cô ta và mang trở về, đó là sự thực câu chuyện. Nhưng sao ông có vẻ kinh hãi thế, ông Verkhovenxki? Tôi chỉ

nhắc lại những gì hắn nói khi say rượu; lúc tỉnh táo chẳng đời nào hắn đả động tới những chuyện đó. Hắn là

một người dễ nổi giận và có thể nói có đầu óc thẩm mĩ của nhà binh - phải cái không ra gì mà thôi. Về em gái

hắn, không những đã điên điên mà còn khập khiễng nữa. Ngày xưa đã có lần cô ấy bị dụ dỗ đi, từ đó đại úy

Lebiadkin nhận được đều đều tiền bồi thường cái danh dự bị tổn thương của ông ta do kẻ dụ dỗ trả. Ít nhất đó

là những điều hắn rêu rao lúc say sưa, nhưng tôi tin rằng hắn chỉ khoác lác mà thôi. Theo tôi biết, một

chuyện loại đó thường được dàn xếp rẻ hơn nhiều. Nhưng đúng là hắn được một món tiền lớn bất ngờ. Vài tuần

trước hắn còn đi lang thang, quần áo tả tơi, mới đây tôi đã thấy hắn nắm một cọc giấy toàn tiền trăm trong

tay. Hiện ngày nào em gái hắn cũng như nổi cơn điên, la hét om sòm và hắn phải khép cô nàng vào khuôn phép

bằng ngọn roi ngựa. Hắn phân bua là phải dậy đàn bà vâng lời. Như thế mà không hiểu sao Satov vẫn ở ngay

tầng trên được. Ông Kirillov đây không thể chịu đựng được quá ba ngày. Dù quen biết họ từ khi ở Petersburg,

bây giờ ông ấy cũng phải dọn ra cái lều để xa

lánh:

Ông Verkhovenxki thắc mắc:

-  Tất cả những chuyện đó có thật không?

Kirillov rít lên giận dữ, vừa quay sang Liputin:

-  Anh nói nhiều quá lắm.

Ông Verkhovenxki bật kêu lên:

-  Thật bí ẩn và bí mật! Sao đùng một cái lại lắm chuyện bí mật như vậy?

Kirillov cau mày, đỏ mặt, nhún vai và dợm bước đi.

Liputin nói thêm:

- Ông Kirillov còn giật chiếc roi khỏi tay ông đại úy, bẻ đi rồi ném ra ngoài cửa sổ. Và hai người cãi nhau một

trận kịch

liệt.

Kirillov quay ngoắt người lại:

- Sao anh cứ lắm điều thế hả Liputin? Thật là chuyện vớ vẩn.

- Việc gì phải khiêm nhưỡng vă giấu giếm một hành động cao thượng. Tôi muốn nói hành động cao thượng của anh,

dĩ nhiên, bởi vì không phải tôi đang nói về

tôi.

- Chuyện tào lao và không cần thiết. Lebiadkin ngu ngốc, đầu óc rỗng tuếch, và hoàn toàn vô dụng cho phong

trào, hắn còn tai hại là khác. Tại sao anh cứ bô bô mọi chuyện như vậy? Tôi đi

đây.

Liputin kêu lên kèm theo một nụ cười ra vẻ thánh thiện:

- Rõ khổ chưa! Thôi để tôi kể cho ông Verkhovenxki nghe một chuyện khác vậy, chắc sẽ làm ông bật cười. Thật ra, tôi tới đây mục đích để kể cho ông nghe chuyện đó, mặc dù tôi chắc ông cũng đã được nghe rồi. Mà thôi, để khi khác đi. Ông Kirillov có vẻ vội đi lắm rồi, thôi... xin từ giã. Chuyện về bà Xtavroghina ấy mà. Hôm kia bà ấy làm tôi cười quá. Chính bà ấy mời tôi tới. Chuyện thật buồn cười. Thôi, xin từ giã.

Nhưng nghe đến đây ông Verkhovenxki vồ lấy vai hắn đẩy trở vào phòng và ấn hắn xuống ghế. Liputin hơi hoảng. Hắn thủ thế ngước nhìn ông Verkhovenxki và lên tiếng:

- Sao, có gì đâu, bà ấy bất ngờ gọi tôi tới và hỏi riêng tôi xem theo ý tôi, con trai bà ấy là Nicolai có mất

trí không. Ông thấy có lạ

không?

Ông Verkhovenxki gằn giọng và rồi bỗng nổi khùng:

- Có anh mới mất trí thì có! Liputin, tôi biết lắm, tôi biết anh tới đây là để nói một chuyện đại loại bẩn thỉu

như vậy... thậm chí còn tồi tệ

hơn.

Tôi chợt lóe lên một điều là Liputin biết nhiều về công việc của chúng tôi và còn biết nhiều hơn chúng tôi nữa.

Liputin lẩm bẩm, trông có vẻ rất kinh hãi:

- Nhưng mà, ông Verkhovenxki, tôi, tôi có nói gì...

- Anh im đi! Và bây giờ anh bắt đầu nói đi. Anh Kirillov, xin anh, tôi xin anh trở lại và chứng kiến mọi

chuyện. Xin anh, tôi nhắc lại. Xin anh ngồi xuống đây. Còn anh, Liputin, tôi muốn anh cứ nói thẳng ra, đừng

có quanh

co.

- Nếu biết ông phản ứng như vậy tôi đã chẳng nói. Mặc dù tôi đã tưởng ông được bà Xtavroghina nói cho biết hết

rồi.

- Không tưởng gì hết, tôi bảo anh nói thẳng vào vấn đề, nói đi.

- Được rồi, nhưng ông làm ơn ngồi xuống đi. Tôi cảm thấy ngượng khi ngồi đây mà ông cứ đi quanh phòng mãi thế

kia. Trông thật là không

phải.

Ông Verkhovenxki có vẻ muốn nổi khùng lần nữa, nhưng ông tự kiềm chế được và chậm chạp ngồi xuống một chiếc ghế bành. Kirillov nhìn chằm chằm xuống chân một cách buồn rầu. Liputin nhìn mọi người và có vẻ khoái chí ra mặt.

-  Được rồi, nào thì nói... nhưng ông làm tôi rối cả trí. Ông biết không...

6

Liputin bắt đầu kể:

- Bỗng nhiên, hai hôm trước bà ấy cho người làm tới nhà tôi báo tin bà ấy muốn gặp tôi vào 12 giờ ngày hôm sau. Thế là hôm sau - nghĩa là hôm qua, tôi bỏ hết công việc và đúng giữa trưa đến gõ cửa nhà bà ấy. Tôi được dẫn thẳng vào phòng khách và không đầy một phút sau bà ấy bước vào. Bà ấy ngồi xuống và mời tôi ngồi đối diện. Tôi ngồi đó mà không thể tin là sự thật, bởi vì như ông biết bà ấy thường ngày đối xử với tôi như thế nào và rồi bà ấy đi thẳng vào vấn đề, không cần quanh co như thường lệ.

“Anh hẳn nhớ rằng khoảng bốn năm trước, con tôi, lúc đó trong người bất an, đã làm vài chuyện kì quặc làm mọi người ngạc nhiên, cho tới khi lí do được giải thích. Một trong những hành động kì lạ của nó có liên quan đến anh. Sau đó, khi đã bình phục, do tôi thúc giục, con tôi đã tới gặp anh. Tôi cũng biết rằng nó đã nói chuyện với anh trước rồi. Bây giờ anh hãy nói cho tôi biết một cách thẳng thắn và thành thật, (tới đây bà ấy hơi ngập ngừng) khi đó anh... anh thấy nó thế nào? Và nói chung, anh nghĩ gì về nó?... Khi đó anh nghĩ về nó như thế nào, và bây giờ như thế nào?”

Bà ấy ngừng lại có lẽ tới một phút và bỗng đỏ mặt. Tôi thấy sợ. Và rồi bà ấy tiếp tục nói với một giọng xúc động, không, tiếng ấy không hợp với bà ấy chút nào - với một giọng trịnh trọng thì đúng hơn:

“Tôi muốn anh hãy nghe một cách rất cẩn thận. Tôi cho mời anh tới bởi vì tôi nghĩ anh là một người thông minh và có óc nhận xét, có thể nhận thức đúng đắn sự việc xảy ra. (Thật quá khen!) Dĩ nhiên anh phải nhớ rằng anh đang nói chuyện với một người mẹ. Con tôi đã phải trải qua nhiều biến cố trong đời và đã phải chịu vài vố nặng. Tất cả có thể đã ảnh hưởng tới tâm trí của nó. Dĩ nhiên tôi không ám chỉ là nó có thể bị mất trí, điều đó không thể có được! (Giọng bà ấy thật chắc nịch và kiêu hãnh). Nhưng có thể là một cái gì kì lạ, một biến chuyển dị thường về tư tưởng, một khuynh hướng về một số quan điểm nào đó... (Vâng, đó là nguyên văn những lời bà ấy nói, ông Verkhovenxki ạ, tôi khâm phục cách nói khôn ngoan của bà ấy. Thật là một người đàn bà thông minh!) Ngay tôi, tôi cũng nhận thấy lúc nào nó cũng căng thẳng tột độ và khí chất bất thường. Nhưng tôi là mẹ nó... Anh là người ngoài nên anh có thể có một nhận xét về nó khách quan hơn nhiều. Tôi khẩn cầu anh, (nguyên văn lời bà ấy), anh nói cho tôi biết tất cả sự thật, không cần phải giữ ý gì với tôi cả. Ngoài ra, nếu anh luôn luôn nhớ rằng cuộc nói chuyện hôm nay hoàn toàn bí mật, tôi sẽ mang ơn anh suốt đời và lúc nào tôi cũng mong có dịp tỏ lòng biết ơn của tôi”. Sao, ông thấy thế nào?

Ông Verkhovenxki nói nhỏ:

-  Tôi hả, tôi ngạc nhiên đến nỗi... đến nỗi tôi không tin nổi những lời anh nói.

Liputin tiếp tục, như không nghe ông Verkhovenxki nói gì:

- Ông có thể tưởng tượng một người như tôi cảm thấy xúc động như thế nào khi được một người cao trọng quyền thế

hỏi như vậy. Ngoài ra còn được yêu cầu giữ bí mật nữa. Phải chăng có gì bất thường xảy ra cho Nicolai

Xtavroghin?

Ông Verkhovenxki nói nhỏ, rõ ràng là không kiểm soát được tư tưởng:

- Tôi không biết gì cả... Tôi không được gặp bà Xtavroghina từ mấy ngày nay rồi, nhưng tôi muốn nói với anh một

điều, Liputin ạ, anh đã được kể một chuyện bí mật và nay anh lại nói ra trước mọi

người.

- Tuyệt đối bí mật! Trời đánh tôi chết nếu..., nhưng dĩ nhiên nới chuyện giữa chúng ta thì không sao. Ở đây

không có ai là người lạ cả. Ngay ông Kirillov cũng không phải là người lạ. Ông

ấy...

-Ồ, tôi chắc ba người ở đây rất kín đáo. Nhưng tôi sợ người thứ tư là anh, tôi không tin nổi anh điều gì.

 

-Ông nói thế là làm sao? Tôi rất mong muốn giữ bí mật bởi vì sự biết ơn của bà ấy tùy thuộc vào sự kín đáo của tôi. Nhưng tôi sắp nói

  tới một ngẫu nhiên kì lạ liên hệ với chuyện đó, nói là khác thường về tâm lí thì đúng hơn là kì lạ. Tối hôm qua, lúc còn bị ám ảnh

vì cuộc nói chuyện với bà Xtavroghina, chắc ông cũng nghĩ là tôi bị ám ảnh thực sự, tôi hỏi ông Kirillov như

sau:

“Anh từng quen Nicolai Xtavroghin ở đây và ở cả nước ngoài, anh nghĩ gì về hắn? Nghĩa là đầu óc và khả năng của hắn?” Vâng, ông Kirillov đây trả lời bằng một giọng vắn tắt thường lệ và nói Xtavroghin rất thông minh và sáng suốt. Rồi tôi hỏi ông ta là có khi nào ông ta nhận thấy Xtavroghin hơi khùng hay nhìn đời bằng một con mắt lạ thường không - nghĩa là có thể là thác loạn được không. Ông thấy đó, tôi chỉ lập lại câu hỏi mà bà Xtavroghina đã hỏi tôi. Vâng, ông Kirillov đã cau mày, đúng như ông ấy đang cau mày bây giờ, suy nghĩ một giây rồi trả lời có, có những chuyện về Xtavroghin làm ông ấy thấy kì dị. Xin ông chú ý một điểm là nếu ông Kirillov thấy điều gì kì dị, điều đó ắt phải kì dị thật.

Ông Verkhovenxki quay sang Kirillov hỏi:

-  Điều đó có thật không?

Kirillov bỗng ngẩng đầu lên trả lồi, cặp mắt sáng rực:

- Tôi không ưa nói về chuyện đó. Liputin, tôi nghĩ anh không có quyền, anh không có quyền đưa tôi vào câu

chuyện. Tôi không bao giờ bày tỏ hoàn toàn quan điểm của tôi. Tôi có quen anh ta ở Petersburg nhưng đã lâu

lắm rồi, và bây giờ, mặc dù tôi có gặp lại anh ta nhưng tôi biết rất ít về anh ta. Anh làm ơn để tôi ra

ngoài. Tôi không ưa chuyện ngồi lê đôi

mách.

Liputin dang hai tay như chứng tỏ sự vô tội của mình.

Thế tôi là kẻ ngồi lê đôi mách à? Sao anh không nói hẳn ra tôi là một tên do thám luôn? Anh chỉ trích tôi thì dễ lắm Kirillov ạ, bởi vì lúc nào anh cũng đứng ngoài mọi chuyện. Ông có thể không tin tôi, thưa ông Verkhovenxki, cả đại úy Lebiadkin cũng vậy. Con người có vẻ ngu ngốc chưa từng có như ông ta, thế mà ông ta cũng tự coi là một nạn nhân của Xtavroghin, mặc dù ông ta rất khâm phục trí thông minh của con người quí phái đó. Ông ta đã nói với tôi: “Sự khôn ngoan của anh ta làm tôi sửng sốt. Anh ta là một con rắn tinh khôn”. Đó chính là những lời của Lebiadkin. Cho nên hôm qua, lúc vẫn còn âm hưởng của cuộc đối thoại, tôi tới gặp hắn để hỏi quan điểm của hắn (sau khi đã nói chuyện với ông Kirillov). Tôi hỏi: “Thưa đại úy, đại úy nghĩ gì về con rắn tinh khôn đó, nó sáng suốt hay điên khùng?” Hắn như bị ai quất cho một roi vào lưng, hắn nhảy dựng lên và tuyên bố: “Đúng, đúng..., nhưng có điều không ảnh hưởng...” Hắn không nói ảnh hưởng ra sao hay giải thích rõ hơn. Rồi hắn trầm ngâm suy nghĩ, đúng vậy, hắn suy nghĩ đến độ tỉnh cả rượu. Lúc đó chúng tôi đang ngồi ở quán của Filippov. Phải mất chừng nửa giờ hắn mới sực tỉnh, hắn nắm tay đập lên bàn và kêu lên: “Đúng, chắc chắn nó khùng! Nhưng điều đó không thể ảnh hưởng...” - và lại không nói là ảnh hưởng tới cái gì. Tất nhiên tôi chỉ truyền đạt lại tinh thần của câu chuyện, ý tứ của nó thì rõ rồi. Bây giờ có hỏi ai, mọi người đều có một ý nghĩ, mặc dù trước đó chẳng ai nghĩ như vậy cả: “Vâng, nghe nói hắn điên, rất thông minh, nhưng theo tôi hắn hơi điên”.

Ông Verkhoyenxki hình như đang cố hình dung điều gì.

- Thế sao Lebiadkin lại biết?

- Có lẽ ông Kirillov, người đã gọi tôi là tên do thám, có thể nói cho ông biết. Không biết tôi có phải là một

kẻ do thám hay không, nhưng tôi chắc ông Kirillov biết tất cả về chuyện đó, có điều ông ấy không nói ra mà

thôi.

Kirillov giận dữ nói:

- Tôi không biết gì cả, nếu có thì cũng rất ít. Anh cứ chuốc rượu cho Lebiadkin mà hỏi việc gì. Anh phải lôi

kéo tôi tới đây để dò hỏi, để làm tôi phải nói. Anh là một kẻ do thám chứ còn gì

nữa.

- Tôi không hề trả tiền rượu cho hắn. Hắn không đáng đồng tiền tôi bỏ ra, dù tôi cho những bí mật đó đáng giá

tới đâu đi nữa. Bây giờ chính hắn mới là kẻ vung tiền ra; mới chỉ mười hai ngày trước hắn còn phải vay của

tôi mười lăm copec36, bây giờ hắn có tiền trả sâm banh. Anh biết không, hắn chứ không phải tôi! Nhưng anh đã

giúp tôi một ý kiến hay, có dịp tôi sẽ làm hắn say và moi được vô khối bí mật, cả những bí mật nho nhỏ của

anh nữa ấy, - Liputin giận dữ trả

đũa.

Ông Verkhovenxki lấy làm lạ lùng nhìn hai người. Họ có vẻ không nề hà tố cáo lẫn nhau trước mặt chứng tôi. Tôi đoán Liputin đã đưa Kirillov tới bởi vì hắn muốn kéo anh ta vào một cuộc đối thoại với người thứ ba. Đó là một mánh khóe sở trường của hắn.

Hắn lại tiếp tục một cách khiêu khích:

- Ông Kirillov biết Nicolai Xtavroghin rất rõ. Nhưng ông ấy muốn giấu sự thật. Còn đối với đại úy Lebiadkin,

ông ấy còn gặp Xtavroghin sớm hơn, khoảng năm hay sáu năm về trước, trong thời gian chúng ta có thể gọi là

thời kì mờ ám trong đời Xtavroghin, trước khi anh ta dành cho chúng ta cái vinh dự là tới đây. Ông hoàng của

chúng ta hình như có một mớ bạn bè khá kì lạ ở Petersburg. Tôi tin rằng anh ta gặp ông Kirillov cũng ở

đó.

- Anh hãy thân trọng Liputin ạ. Xtavroghin cũng sắp về đây, và anh ta biết cách thủ thân lắm.

-Việc gì tôi phải lơ. Tôi sẽ là người đầu tiên nói anh ta là một người thông minh lỗi lạc nhất, bén nhạy nhất. Đó là những điều hôm qua tôi đã nói với mẹ anh ta để cho bà ta yên tâm. Tôi đã nói thêm: “Nhưng dĩ nhiên, tôi không thể bảo đảm về tính tình của anh ấy”. Hôm qua Lebiadkin cũng nói với tôi là hắn đã khổ vì tính nết của Xtavroghin. Mà này, ông Verkhovenxki, sao ông có thể buộc tội tôi là thóc mách và dò xét khi chính ông chủ tâm tìm mọi cách khai thác tin tức của tôi và tò mò quá như vậy? Bà Xtavroghina còn đi ngay vào vấn đề và nói với tôi: “Tôi hỏi anh, bởi vì anh liên quan trực tiếp với một vụ đáng tiếc”. Ông nỡ nào nghi ngờ tôi âm mưu trong khi tôi phải ngậm bồ hòn làm ngọt trước mặt bạn bè của tôi vì thái độ kẻ cả của anh ta? Sau chuyện đó, tôi cho là tôi có quyền lưu tâm đến anh ta chứ không hẳn tôi là một kẻ thóc mách. Hôm nay anh ta bắt tay ông và hôm sau, trong lúc ông bày tỏ sự thân thiện, anh ta vả vào mặt ông trước mặt mọi người, chỉ vì anh ta bốc đồng cảm thấy thích như vậy. Nguyên do chỉ vì no cơm ấm cật mà vô công rồi nghề! Thế mà khi có mặt một người đẹp, những kẻ quyến rũ đàn bà ma quái này, những địa chủ giầu này, họ như ong bướm, rập rìu. Ông Verkhovenxki ạ, ông là người độc thân chai đá rồi, ông gọi tôi là một kẻ thóc mách thì dễ lắm, bởi vì tôi động chạm đến sự tôn quí của anh ta. Nhưng nếu ông lấy một người vợ trẻ đẹp - như ông biết rõ, ông còn đẹp trai lắm - ông sẽ khóa cửa suốt ngày và còn xây tường quanh nhà để ông hoàng của chúng ta không vào được. Tôi dám chắc nếu nàng Lebiadkina, người hàng ngày bị ông anh dùng roi quật, không điên khùng và đi khập khiễng, cũng đã được ông tướng chú ý và sẽ giải thích được tại sao “danh dự gia đình” của Lebiadkin lại bị tổn thương, như vị đại úy thường rêu rao. Chỉ có điều khẩu vị của họ khác nhau mà đối với họ điều đó cũng chẳng phải tai họa gì. Anh ta coi như một việc bẻ đào hái mận, tùy vào giây phút bốc đồng. Làm sao ông có thể buộc tội tôi là ngồi lê đối mách! Cả thành phố đang xôn xao không cần đợi tôi phải tung lời đồn đại. Tôi chỉ đồng ý với những gì họ đang nói về anh ta, đồng ý thì có lỗi gì không?

- Cả thành phố đang xôn xao? Xôn xao cái gì?

- Phải, tôi muốn nói lúc say sưa, đại úy Lebiadkin la lên cho cả thành phố nghe: Tôi thấy cũng không khác gì

mấy. Vậy thì tôi đã làm gì hại không? Tôi chỉ nói chuyện đó giữa bạn bè, bởi vì, dù ông nói sao chăng nữa,

tôi cũng tự coi như giữa bạn bè ở

đây.

Liputin nhìn từng người chúng tôi ra vẻ thật thà rồi nói tiếp:

- Và bây giờ, xin quí vị hãy nghe chuyện này: tôi đã nghe nói từ Thụy Sĩ, quí ngài ấy đã gửi cho Lebiadkin ba

trăm rúp qua tay một thiếu nữ rất trẻ và đáng kính - hơn nữa, tình cờ tôi biết đó là một thiếu nữ mồ côi.

Tuy nhiên, sau đó, Lebiadkin được một người khả kính, xin phép tôi không nói tên, cho biết món tiền gửi

không phải ba trăm mà là một ngàn rúp. Cho nên bây giờ Lebiadkin đi đâu cũng rêu rao thiếu nữ nọ đã ăn bớt

của hắn bảy trăm rúp. Hắn dọa đưa ra cảnh sát. Dù sao hắn cũng đang dọa sẽ làm rùm beng về chuyện

đó.

Kirillov bỗng nhổm khỏi ghế la lên:

- Sao anh có thể hạ cấp thế, hạ cấp một cách đê tiện như thế!

- Còn anh - anh có thể nói vậy hả? Bởi vì con người đáng tin tưởng tôi vừa nói không ai khác hơn là anh. Chính

anh là kẻ bảo Lebiadkin rằng Nicolai Xtavroghin đã gửi cho hắn một ngàn chứ không phải ba trăm rúp. Ông đại

úy đã tự ý cho tôi biết như thế lúc hắn

say.

- Đó... đó là một sự hiểu lầm đáng tiếc. Chắc phải có một cái gì lầm lẫn. Chuyện không đâu vào đâu, còn anh

thật đáng ghê tởm.

- Tôi cũng cố tin rằng đó là chuyện không đâu vào đâu và tôi rất buồn, bởi vì, dù anh nói sao chăng nữa, một

thiếu nữ đáng kính cũng đang bị ngờ vực - thứ nhất là nhận vơ bảy trăm rúp, và thứ nhì là đã giao du thân

mật với Nicolai Xtavroghin. Chúng ta thảy đều biết rằng quí ngài ấy dễ dàng hạ nhục một thiếu nữ trẻ hay vợ

một người khác, như quí ngài ấy đã gây ra vụ bê bối khi ở nhà tôi. Và nếu quí ngài tìm thấy một người tốt

bụng, quí ngài sẽ ép ông ta cho mượn cái tên đáng kính của ông ta để che giấu tội lỗi của mình. Đó là những

gì xảy ra cho tôi, bởi vì dĩ nhiên tôi đang nói về

tôi.

Ông Verkhovenxki bật khỏi ghế. Mặt ông nhợt nhạt một cách dễ sợ.

- Coi chừng Liputin, tôi cảnh cáo anh đó!

- Đừng tin hắn, đừng tin hắn! Phải có điều gì lầm lẫn bởi vì Lebiadkin lúc nào cũng say. Tất cả sẽ sáng tỏ,

nhưng tôi không thể chịu đựng được nữa; thật hạ cấp và ghê tởm, thôi đủ rồi, đủ rồi! - Kirillov kêu lên

trong sự xúc động rồi bước nhanh ra khỏi

phòng.

Liputin bật dậy phóng theo Kirillov và la lên:

- Anh đi đâu đấy? Đợi... đợi tôi theo với!

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3