Lũ Người Quỷ Ám - Chương 22

3

Phòng của Maria rộng gấp đôi phòng của ông anh, nhưng đồ đạc gần như cũng sơ sài và tầm thường như thế. Tuy nhiên, trên bàn có một cái khăn nhiều màu rất đẹp, ở giữa có để một ngọn đèn tháp sáng. Trên sàn nhà có phủ một tấm thảm, và một tấm màn xanh che cái giường đi. Cạnh cái bàn là một chiếc ghế bành lớn có đệm, mặc dù Maria chẳng bao giờ dùng tới. Cũng như căn phòng trước của nàng, trong một góc có treo một bức tranh Đức Mẹ với một ngọn đèn sáng ở phía trước. Trên bàn là những đồ vật cần thiết: một bộ bài, một tấm gương tay nhỏ, một tập nhạc, và có cả một ổ bánh mì sữa. Ngoài ra, còn có hai quyển sách hình màu, trích từ một truyện phiêu lưu nổi tiếng dành cho trẻ em; một tuyển tập những truyện răn đời phần lớn nói về thời hiệp sĩ, loại truyện thường để phát phần thưởng cho học trò hoặc để làm quà giáng sinh. Ngoài ra có một quyển lưu niệm hình ảnh. Đúng là Maria có mong khách tới, như lời Lebiadkin nói, nhưng khi Nicolai bước vào phòng, nàng đã ngủ, nửa nằm nửa ngồi trên ghế trường kỉ, đầu tựa trên một chiếc gối thêu. Nicolai lặng lẽ đóng cánh cửa sau lưng và đứng nguyên tại chỗ, quan sát người đàn bà đang ngủ.

Nàng cũng chẳng “sửa soạn sắc đẹp” gì như lời của Lebiadkin. Nàng vẫn mặc chiếc áo mầu sẫm như hôm chủ nhật ở nhà bà Xtavroghina; mái tóc cũng cột lại thành một cái búi nhỏ ở phía sau, chiếc cổ dài, gầy gò của nàng để trần, chiếc khăn đen đắt tiền mà bà Xtavroghina cho nàng được gấp lại cẩn thận và để ở bên cạnh, trên trường kỉ. Nàng có đánh phấn và đánh má hồng như mọi ngày. Nicolai đứng tại chỗ quan sát nàng có lẽ tới một phút thì nàng bỗng choàng dậy, như thể cảm thấy có ai nhìn. Nàng mở mắt và ngồi thẳng lên. Nhưng có lẽ người khách của nàng đang nghĩ hay cảm thấy một điều gì lạ lùng: anh vẫn đứng bất động ở cửa, nhìn chăm chú vào mặt nàng. Cái nhìn của anh có lẽ nghiêm khắc quá độ; có thể nó biểu lộ sự khinh ghét hay một thú vui độc ác vì đã làm cho nàng phải sợ hãi - hay có thể Maria đã tưởng tượng ra vì mới ngủ dậy. Nhưng sau một phút dài im lặng, người đàn bà đáng thương bây giờ mới biểu lộ vẻ khủng khiếp tột độ: mặt nàng bắt đầu co rút, nàng giơ hai bàn tay đan vào nhau về phía anh và bỗng bật khóc như một đứa nhỏ. Chỉ một giây nữa, có lẽ nàng sẽ thét lên. Nhưng Nicolai trấn tĩnh lại, mặt anh đổi sắc ngay và bước về chiếc bàn với một nụ cười thân thiện và ấm áp nhất. Anh đưa tay ra và nói:

-  Anh rất ân hận Maria ạ, nếu đã làm em sợ vì vào đây bất ngờ trong lúc em đang ngủ.

Giọng nói dịu dàng của anh có hiệu quả, nàng hết sợ ngay, mặc dù vẫn nhìn anh một cách e dè, như thể nàng đang cố tìm hiểu điều gì. Nàng đưa tay cho anh một cách ngại ngùng và cuối cùng một nụ cười ngập ngừng hiện ra trên môi nàng. Nàng thì thầm, vẫn giữ cặp mắt lạ lùng:

-  Ồ ông hoàng, chào anh.

Nicolai cười tươi hơn và nồng ấm hơn:

-  Chắc em vừa bị một cơn ác mộng.

-  Sao anh biết tôi vừa nằm mơ về chuyện ấy?

Nàng bỗng bắt đầu run rẩy trở lại, thối lui và rút tay lại như để thủ thế, có vẻ như sẵn sàng kêu lên.

-  Em hãy bình tĩnh. Em thấy có gì phải sợ đâu. Tại sao vậy, em không nhận ra anh sao Maria?

Nicolai cố trấn tĩnh nàng, nhưng không còn dễ dàng nữa. Nàng vẫn ngó anh một cách lặng lẽ, với vẻ ngơ ngác đau khổ như trước, đầu óc bệnh hoạn đáng thương của nàng đầy những tư tưởng vò xé vì nàng cố gắng tìm hiểu điều gì. Cặp mắt nàng lúc hạ xuống, lúc ngước lên, ném cho anh những cái nhìn vội vã, chăm chú, như thể kiểm điểm mọi điều về anh. Cuối cùng, mặc dù vẫn chưa thực sự yên tâm, nàng như đã đi tới một kết luận và nói:

-  Anh làm ơn ngồi xuống đây, để lát nữa tôi có thể nhìn anh rõ hơn.

Giọng nàng có vẻ rắn rỏi và rõ ràng có điều gì mới lạ hiện ra trong trí nàng.

- Nhưng đừng lo, tôi sẽ không nhìn anh bây giờ đâu. Tôi sẽ nhìn xuống. Nhưng anh cũng không được nhìn tôi tới

khi nào tôi bảo anh nhìn. Nào, ngồi xuống đi! - Có một dấu hiệu nóng nảy trong giọng nói của

nàng.

Cái cảm nghĩ mới mẻ kia hình như càng lúc càng xâm chiếm nàng. Nicolai ngồi xuống và chờ đợi. Im lặng kéo dài một lúc. Cuối cùng nàng nói nhỏ với một giọng gần như khinh khỉnh:

- Hừ..., thật là lạ lùng, dĩ nhiên tôi bị những giấc mơ khủng khiếp kia làm cho bối rối, nhưng tại sao anh lại

hiện ra như thế kia trong giấc mơ của

tôi?

- Thôi, để qua một bên giấc mơ của em một lát đi.

Vừa nói, Nicolai vừa xoay người về phía nàng bất kể lời yêu cầu của nàng. Trong một giây ngắn ngủi, cặp mắt anh hình như lại thoáng biểu lộ như lúc mới vào. Anh nhận thấy rằng mặc dù rất muốn nhìn lên, nàng vẫn cố giữ cặp mắt nhìn xuống dưới. Bỗng nhiên Maria cất cao giọng:

-  Nghe đây, ông hoàng, bây giờ nghe đây!

Nicolai mất bình tĩnh.

-  Em diễn kịch gì đây? Tại sao em quay đi không nhìn anh? Như thế là thế nào?

Nhưng Maria có vẻ không nghe anh nói gì.

- Nghe đây ông hoàng, - nàng nhắc lại với một giọng cứng rắn, trên mặt lộ một vẻ bực tức, khó chịu. - Khi anh

nói với tôi ở trên xe hôm chủ nhật là lễ cưới của chúng ta sẽ được loan báo công khai, tôi đã sợ rằng sự bí

mật của chúng ta sẽ chấm dứt. Từ hôm đó, lúc nào tôi cũng nghĩ ngợi và bây giờ tôi thấy rằng tôi sẽ không

chịu đựng được chuyện đó. Cho rằng tôi cũng ăn mặc được một cách lịch sự, biết cách tiếp khách - bởi vì mời

người ta uống trà thì cũng chẳng cần khó nhọc nhiều gì, nhất là nếu anh có người làm - nhưng, người ta trông

vào thì sao? Hôm chủ nhật ở trong nhà đó, tôi đã để ý nhiều thứ. Cái cô gái trẻ đẹp đó cứ nhìn tôi mãi, nhất

là sau khi anh bước vào. Bởi vì khi đó đúng là anh đã bước vào, phải không? Mẹ cô ta chỉ là một bà già lịch

thiệp buồn cười. Và Lebiadkin của tôi, ông ấy cũng đóng được một màn! Tôi cứ phải nín cười bằng cách nhìn

lên trần nhà: có nhiều hình vẽ đẹp trên đó. Mẹ của chàng phải là một bà mẹ bề trên mới phải; mặc dù bà ấy đã

cho tôi chiếc khăn này, tôi vẫn thấy sợ bà ấy. Tôi tin chắc tất cả mọi người đã có một cảm tưởng lạ lùng về

tôi, nhưng tôi không trách họ: làm thế nào mà họ có thể chấp nhận tôi ngang với họ được. Dĩ nhiên, một bà bá

tước chỉ cần có đức tính, không cần phải là một nội trợ giỏi dưới con mắt những người làm dưới quyền mình. À

phải rồi, bà ta cũng cần một ít sành sỏi để tiếp dón khách du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, chủ nhật hôm đó,

họ đã thấy tôi hầu như vô vọng. Trừ Dasa. Nàng là một thiên thần. Nhưng tôi sợ một cách khủng khiếp là họ có

thể làm thương tổn đến chàng qua một nhận xét vô tình nào đó về

tôi.

Nicolai nói, miệng nhăn nhó:

- Đừng sợ và thôi đừng lo nữa.

- Nhưng lúc đó, tôi đã chẳng phải lo quá đáng nếu chàng có một chút xấu hổ về tôi, bởi vì tính chàng luôn luôn

thương người hơn là xấu hổ. Chàng có thể xét đoán người khác không sai tí nào và chàng biết rằng chính họ

mới đáng thương hại hơn là

tôi.

- Em nói như thể em căm thù họ vô cùng, Maria ạ

- Ai? Tôi ấy à? Không! - nàng cười một cách thẳng thắn. - Tôi đã không bất mãn tí nào. Tôi đã nhìn tất cả mọi

người và thấy người nọ nổi giận cùng cãi cọ với người kia, rồi tôi tự nhủ “người ta họp nhau lại mà không

biết cách hòa thuận và vui vẻ với nhau. Của cải thì nhiều mà hạnh phúc chẳng bao nhiêu!” Tôi đã kinh ngạc

rất nhiều vì chuyện đó. Nhưng bây giờ, tôi nghĩ tôi không buồn người nào mà chỉ buồn tôi

thôi.

- Anh hiểu em đã có lúc khổ sở vì ông anh trong lúc anh không có mặt ở đây.

- Ai bảo anh thế? Chỉ bịa đặt! Bây giờ còn tệ hơn: bây giờ tôi cứ bị những giấc mơ khủng khiếp, và khủng khiếp

vì anh đã tới. Dù sao tôi cũng mong được biết tại sao anh lại tới. Anh có thể làm ơn nói cho tôi biết được

không?

- Em nói đi, em có muốn trở lại tu viện, không?

Tôi đã có cảm tưởng rằng họ sẽ cho tôi trở lại tu viện mà! Đâu có gì lạ lùng cho lắm trong cái tu viện của anh đâu, anh cũng biết đấy. Tại sao tôi phải trở lại đấy? Tôi tới đó để làm gì? Bây giờ tôi hoàn toàn cô đơn và quá muộn cho tôi để bắt đầu một cuộc sống thứ ba.

-  Em hình như rất tức giận về chuyện gì. Có lẽ tại em sợ anh không yêu em nữa phải không?.

-  Anh chẳng làm tôi bận tâm tí nào. Điều làm tôi lo lắng là chính tôi có thể không còn yêu một người như xưa.

Nàng cười một cách khinh rẻ.

- Chắc chắn tôi đã làm chàng buồn vô cùng. - Nàng bỗng nói thêm, như thể nói một mình. - Có điều tôi không thể

hiểu tôi đã làm gì lầm lỗi, và suốt đời tôi sẽ ám ảnh vì chuyện đó. Suốt năm năm nay tôi cứ sợ rằng tôi đã

phạm một tội lỗi gì với chàng. Tôi cứ cầu nguyện rồi lại cầu nguyện và nghĩ mãi về cái tội to lớn mà tôi đã

phạm với chàng. Và rồi mới vỡ lẽ rằng đó là sự

thật.

- Cái gì thật?

Nàng lại tiếp tục, không biết vì không nghe hay vì không thèm trả lời.

- Tôi sợ rằng có lẽ cũng tại chàng một phần, vả lại, làm sao mà chàng lại dính líu với cái đám người hạ cấp như

thế được? Bà bá tước có lẽ cũng muốn ăn tươi nuốt sống tôi, mặc dầu bà ấy đã mời tôi ngồi cạnh trên xe ngựa.

Bọn họ cũng không ưa tôi. Có thể cả chàng cũng vậy chăng? Có thể chàng đã phản bội tôi không? - Đôi môi và

cằm nàng lại run rẩy. - Này, anh đã đọc chuyện về Griska Otrepiev chưa? - Người giả mạo hoàng đế Nga và đã

bị bảy nhà thờ rút phép thông công

đó.

Nicolai không trả lời. Maria bỗng có vẻ quyết định.

-  Bây giờ tôi sẽ quay lại để nhìn anh. Anh cũng nhìn tôi và nhìn cho kĩ nhé. Tôi muốn chắc chắn một lần chót.

-  Anh vẫn nhìn em đấy chứ.

-  Hừ... - Maria quan sát một cách chăm chú. - Anh đã mập hơn nhiều.

Nàng như sắp nói điều gì khác, nhưng đột nhiên sự khủng khiếp lại làm vẻ mặt của nàng rúm lại, nàng lại thối lui, giơ tay lên như để đỡ một cái tật.

Nicolai kêu lên, gần như không dằn được phẫn nộ:

-  Em làm sao thế hả?

Cơn sợ của nàng chỉ kéo dài một vài giây, rồi gương mặt nàng biến đối với một nụ cười lạ lùng, ngờ vực, và không hài lòng. Nàng bỗng nói, giọng cứng rắn và quả quyết:

- Ông hoàng, làm ơn đứng dậy và đi vào!

- Vào đâu? Anh đi vào đâu bây giờ?

- Trong năm năm trời, tôi chỉ có mỗi một việc là tưởng tượng điệu bộ chàng bước vào. Anh đứng dậy và đi sang

phòng bên kia đi. Để tôi ngồi đây như thể không chờ đón chuyện gì. Tôi sẽ cầm một quyển sách. Lúc đó anh hãy

bước vào như trở về sau năm năm đi xa. Tôi muốn biết sẽ cảm thấy ra

sao.

Nicolai nghiến răng và lẩm bẩm điều gì trong cổ họng.

- Thôi đủ rồi! - Bàn tay anh đập xuống bàn. - Anh xin em hãy lắng nghe những gì anh nói bây giờ, Maria, và anh

sẽ cám ơn em nếu em chịu khó chú ý nghe lời anh nói. - Nicolai kêu lên trong sự nóng nảy: - Cuối cùng, không

phải em hoàn toàn điên khùng! Ngày mai, anh sẽ loan báo rằng chúng ta đã thành hôn. Nhưng em cứ yên tâm, em

sẽ chẳng bao giờ phải sống trong các túp lều. Em có muốn sống với anh suốt đời không? Nhưng sẽ rất xa nơi

này, trong vùng rừng núi ở Thụy Sĩ. Có chỗ ở đó rồi... Bây giờ, anh hứa với em anh sẽ không bao giờ bỏ em và

sẽ không bao giờ để em bị giam ở dưỡng trí viện nữa. Anh có đủ tiền để vẫn sống được mà không phải phụ thuộc

vào ai. Em sẽ có một người làm và em sẽ không phải làm công việc gì trong nhà. Em sẽ được mọi điều em muốn

nếu anh còn có thể cung cấp được cho em. Em sẽ được tự do theo đạo, tự do đi lại theo ý em, tự do làm bất cứ

điều gì em thích. Anh sẽ không động chạm đến em. Nếu em muốn, anh sẽ không nói với em một lời cho tới ngày

anh chết; nếu em muốn, mỗi tối em có thể kể chuyện cho anh nghe, như những ngày ở Petersburg. Nhưng khi đó,

em phải sẵn sàng sống suốt đời ở mãi một chỗ, một nơi đèo heo hút gió, anh nói cho em biết trước. Nào, em có

muốn như vậy không? Quyết định là ở em. Em hãy nghĩ kĩ để một ngày nào đó khỏi ân hận rồi nguyền rủa và lấy

nước mắt ra để dằn vặt

anh.

Nàng nghe với vẻ chú ý, và sau khi Nicolai nói xong, nàng vẫn lặng thinh một lúc lâu. Cuối cùng nàng nói, giọng vừa châm biếm vừa khinh khỉnh:

- Tôi nghe như chuyện khó tin. Tôi mà sống tiếp bốn chục năm như thế trên những quả núi của anh được à? - Nàng

cười.

Nicolai cau mày nói:

- Ừ, ví thử chúng ta phải sống ở đó trong bốn chục năm thì sao?

- Hừ, không có gì trên đời này có thể làm tôi đồng ý tới đó được.

- Em sẽ không đi, dù đi với anh?

- Chứ sao. Anh cho anh là vương tướng gì mà mơ tưởng rằng tôi sẽ đi với anh? Ngồi với anh bốn mươi năm trên một

ngọn núi? Cứ tưởng tượng không cũng đủ ớn! Tôi thấy ngày nay sao người ta kiên nhẫn thế! Không, tôi không

thể tin được rằng con phượng hoàng của tôi đã biến thành chim cú già nua... Ông hoàng của tôi không có vậy!

- Nàng kết luận, vênh mặt lên một cách hãnh

diện.

Nicolai bỗng lóe lên một ý tưởng. Anh hỏi nhanh:

- Tại sao em gọi anh là “ông hoàng”? Em cho anh là ai?

- Anh không phải là một ông hoàng à?

- Không bao giờ anh là một thứ như vậy.

- Anh công nhận trước mặt tôi, chính anh công nhận anh không phải là một ông hoàng phải không?

- Anh nói rồi, anh không bao giờ là một “ông hoàng” gì cả.

- Trời ơi! - Nàng kêu lên, hai tay đan vào nhau. - Tôi đã chờ đợi kẻ thù của chàng làm bất cứ điều gì, nhưng

không bao giờ chúng lại xấc xược đến nỗi vậy, không bao giờ! - Nàng bỗng chồm tới Nicolai và hỏi một cách đe

dọa: - Chàng còn sống không? Hay anh đã giết mất rồi? Thú nhận

đi!

- Em cho anh là ai?

Nicolai nhảy khỏi ghế, gương mặt nhăn nhó, nhưng bây giờ nàng không còn sợ gì nữa. Nàng có vẻ thắng thế.

- Ai mà biết anh là ai hay anh ở đâu tới! Nhưng trong thâm tâm, năm năm tôi đã linh cảm như đang có một âm mưu

gì! Và tôi chỉ còn chờ xem cái mụ cú già đui mù kia sẽ làm gì tôi. Không, ông bạn quí của tôi, ông là một kẻ

đóng kịch dở vô cùng, dở hơn cả ông anh Lebiadkin của tôi nữa. Cho tôi gửi lời hỏi thăm bà bá tước và bảo bà

ấy lần sau hãy tìm một người nào khá hơn mà gửi tới tôi. Anh cho tôi biết, bà ấy đã mướn anh phải không? Bà

ấy đã cho anh một công việc trong bếp để thưởng anh chưa? Anh thấy không, tôi biết thừa tim đen của mấy

người và thủ đoạn của mấy người

rồi!

Nicolai nắm lấy cánh tay nàng, ngay phía trên khuỷu tay, nhưng nàng vẫn cười ngay vào mặt anh.

- Anh trông quả có giống chàng. Trông như anh em là đàng khác. À, mấy người cũng quỉ quái lắm! Sự khác biệt duy

nhất ở chỗ chàng là một con phượng hoàng, một ông hoàng, trong khi anh là một con cú, một tên bán hàng!

Chàng của tôi, nếu chàng thích, chàng sẽ cúi đầu trước mặt Thượng đế; nếu chàng không thích thì thôi. Còn

anh, anh là kẻ đã lãnh một tát của Satov. Ôi Satov, người bạn thân mến dễ thương của tôi. Anh Lebiadkin của

tôi đã kể cho tôi nghe hết rồi. Thế lúc đó anh sợ gì mà đến nỗi vậy? Cái lúc tôi sảy chân và anh đỡ tôi dậy,

như có con sâu bò vào tim tôi. Tôi tự nhủ: “Không phải là chàng! Không thể nào là chàng được! Con phượng

hoàng của ta không bao giờ xấu hổ về ta trước một người con gái ăn diện!” Trời ơi, nguồn hạnh phúc duy nhất

của tôi trong năm năm trời nay là tưởng tượng con phượng hoàng của tôi sống ở một nơi nào tít trên ngọn cao,

bay bổng và nhìn thẳng vào mặt trời... Hãy nói đi: đồ lường gạt, mày đã được bao nhiêu để mạo nhận chàng?

Mày có được trả nhiều tiền không? Tao thì tao không trả mày một xu,

ha-ha-ha!

- Ôi, điên khùng ơi! - Nicolai rên rỉ, vẫn giữ lấy tay nàng.

Maria la lên một cách hách dịch:

- Bỏ tao ra, đồ lường gạt! Tao là vợ của ông hoàng, tao không sợ con dao của mày đâu!

- Dao!

- Phải, con dao! Mày có con dao trong túi. Mày tưởng lúc mày vào tao đang ngủ, nhưng tao thấy mày lấy con dao

ra!

- Em đang nói gì thế hả, kẻ bất hạnh này? Em đã nằm mơ thấy nhăng thấy cuội gì! - Nicolai vừa nói vừa đẩy mạnh

nàng ra, đầu và vai nàng đập mạnh vào chiếc trường

kỉ.

Chàng quay đi và lao ra cửa, nhưng Maria nhảy lên và chạy theo, vừa cà nhắc vừa lò cò. Nàng vừa ra khỏi nhà thì Lebiadkin ngăn lại, và nàng cố kêu vọng theo Nicolai trong đêm tối:

-  Đồ giả mạo! Griska Ot’repiev! Rút phép thông công mày đi!

4

“Con dao, con dao!” Nicolai nhắc lại với sự phẫn nộ, chân bước những bước dài qua những vũng bùn, vũng nước, không để ý gì đến đường sá. Thỉnh thoảng chàng cảm thấy muốn cười, cười to và cười như điên, nhưng không hiểu tại sao chàng ngăn được tiếng cười của mình. Mải khi tới cầu, đúng ở nơi chàng đã gặp Fedca, tên tù lưu đầy vượt ngục, trên đường tới nhà Maria, chàng mới tỉnh trí lại. Fedca vẫn ở đó, khi thấy Nicolai đi tới, hắn bỏ mũ ra, nhăn răng ra cười và lại bắt đầu nói lảm nhảm. Trong một lúc, Nicolai vẫn bước đi, hoàn toàn không để ý gì đến kẻ cầu bơ cầu bất lại lẽo đẽo theo sau. Nhưng bỗng nhiên, chàng nhận ra rằng chàng đã hoàn toàn quên bẵng mất Fedca, mặc dù chàng vẫn lẩm bẩm nhắc đi nhắc lại “con dao”. Chàng nắm lấy gáy hắn và, với sức mạnh của tất cả sự phẫn nộ bị dồn ép, nhấc bổng hắn lên dọng mạnh vào thành cầu. Trong một lúc, Fedca có vẻ sẵn sàng đánh lại, nhưng hắn biết rằng, đương đầu với một địch thủ như vậy, nhất là khi hắn đã bị nắm cổ bất ngờ, hắn chẳng hơn gì một cọng rơm, cho nên hắn xuôi tay và từ bỏ mọi ý định kháng cự. Bị đẩy quì xuống, hai tay bị bẻ ra đằng sau, tên du thủ du thực quỉ quyệt vẫn bình thản chờ đợi những gì sẽ tới, hình như không mảy may lo lắng. Và hắn nghĩ đúng. Nicolai, dùng tay trái gỡ chiếc khăn quàng bằng len ra để định trói tay tên tù quặt ra đằng sau, bỗng đổi ý và đẩy hắn ra. Fedca lập tức đứng dậy và một con dao to bản mà hắn mang trong giầy lóe lên trong tay hắn.

-  Vứt con dao đó đi lập tức! - Nicolai ra lệnh, và con dao biến mất nhanh chóng như lúc nó xuất hiện.

Nicolai không nói thêm một lời và lại tiếp tục ung dung bước đi. Kẻ côn đồ cứng đầu vẫn theo sau, nhưng thay vì nói năng lảm nhảm, bây giờ hắn nể nang đi sau một bước. Hai người đi qua cầu và tới bờ sông bên kia thì rẽ bên trái. Họ đi vào một con đường hẻm dài vắng vẻ, theo đường này mà vào trung tâm thành phố thì gần hơn là theo đường Chúa giáng sinh, con đường Nicolai đã dừng lúc ở nhà đi.

Nicolai bất ngờ lên tiếng:

- Người ta nói rằng mấy hôm trước anh đã vào nhà thờ để ăn cắp, có thật không?

- Lúc đầu tôi đã định vào để cầu nguyện. - Tên côn đồ trả lời một cách bình thản và lễ phép, như thể vài phút

trước đây đã không có gì xảy ra. Nhưng có một vẻ đường hoàng trong giọng nói của hắn chứ không thân mật

buông tuồng như trước. Hắn có vẻ như là một con người đứng đắn bị khinh rẻ, nhưng biết cách bỏ qua. Hắn tiếp

tục: - Và khi trời run rủi khiến tôi vào, tôi thấy ở đó thật sung túc, cho nên tôi đã quyết định tự giúp lấy

mình, bởi vì những kẻ không nhà không cửa nghèo khổ như tôi không thể sống mà không có ai giúp đỡ. Và xin

ngài hãy tin tôi, đó là một vụ thua lỗ hoàn toàn do tôi bởi vì trời đã trừng phạt tội lỗi của tôi - Tôi chỉ

được có mười hai rúp tiền bán chiếc lư trầm, chiếc bình đựng bánh thánh, và sợi đai da của người trợ lễ. Còn

miếng cằm của tượng Thánh Nicolai thì tôi cho không lấy tiền: tôi đã nghĩ nó bằng bạc khối nhưng họ cứ nhất

định rằng chỉ là mạ

bạc.

- Và trong lúc hành sự, anh đã cắt cổ người gác cửa, phải không?

- Ngài biết không, thực ra tôi và người gác cổng là đồng lõa trong vụ đó. Nhưng rồi sáng hôm sau, chúng tôi cãi

nhau bên bờ sông về chuyện người nào phải mang cái túi. Tôi đã phạm tội ở đó, tôi công nhận, nhưng như thế

cũng dễ cho hắn

hơn.

- Thôi được, cứ đi cắt cổ người ta đi, cứ đi ăn cắp đi.

- Cậu Piot’r Verkhovenxki cũng bảo tôi y như vậy, bởi vì cậu ấy bủn xỉn và cứng rắn một cách quá đáng khi phải

giúp đỡ một đồng bào. Hơn nữa, cậu ấy nói rằng cậu ấy không tin Tạo hóa đã nặn ra tất cả mọi người chúng ta

bằng một nắm đất. Cậu ấy bảo chính thiên nhiên đã tạo ra chúng ta từ người cho chí súc vật, và cậu ấy không

thể hiểu tại sao người ta lại phải giúp đỡ lẫn nhau mới sống được. Khi cố gắng giảng cho cậu ấy hiểu, cậu ấy

chỉ biết trố mắt ra nhìn giống như một con bò ở nhà máy - lạ lắm! Bây giờ, xin ngài tin tôi, Đại úy

Lebiadkin, người mà ngài mới tới thăm đó, khi còn ở nhà Filippov, hắn thường để cửa mở suốt đêm trong lúc

nằm say như chết trên sàn nhà, tiền bạc trong túi vương vãi ra. Chính mắt tôi đã trông thấy chuyện đó, bởi

vì, như ngài cũng hiểu, những người như tôi không thể sống trên đời mà không có sự giúp

đỡ.

- Chính mắt anh đã trông thấy chuyện đó? Nghĩa là anh đã vào nhà hắn ban đêm?

- Có lẽ tôi đã vào, nhưng không ai biết chuyện đó.

- Sao anh không cắt cổ hắn đi?

- Thưa ngài, tôi đã cân nhắc và tôi đã dằn được. Tôi đã tính toán rằng lúc nào tôi cũng có thể lột được hắn

chừng một trăm rưỡi rúp. Tại sao tôi lại đi làm một việc như thế trong khi tôi biết khá chắc chắn là có thể

được tới những một ngàn rưỡi rúp nếu tôi chịu khổ chờ thêm. Bởi vì đại úy Lebiadkin - chính tai tôi nghe hắn

nói trong lúc say sưa - đang phần lớn trông cậy vào sự trợ giúp của ngài. Thực ra, không có một quán rượu,

quán cóc nào ở đây mà hắn không la cà giải thích mọi chuyện với bất cứ ai có mặt khi hắn đang ở trong tình

trạng như tôi nói. Cho nên, vì được nghe điều đó nhắc lại từ nhiều nguồn tin khác nhau, tôi đã quyết định

đặt tất cả hi vọng của tôi vào ngài. Thưa ngài, tình cảm của tôi đối với ngài cũng chẳng khác gì đối với cha

ruột tôi hay anh tôi, và tôi sẽ không bao giờ nói bất cứ điều gì về ngài cho Piot’r Verkhovenxki hay bất cứ

một người sống nào. Vậy ngài nghĩ sao, thưa ngài, ngài có thể ra ơn cho tôi ba rúp kia không? Xin ngài giúp

tôi được yên tâm bằng cách cho tôi một câu trả lời, bởi vì ở địa vị của tôi, như tôi đã nói với ngài, không

ai có thể sống mà không có một bàn tay giúp

đỡ.

Nicolai cười lớn. Chàng móc chiếc ví ra, trong đó chàng có khoảng năm mươi rúp tiền lẻ, chàng ném cho Fedca một tờ. Rồi chàng ném cho hắn một tờ nữa, một tờ nữa, rồi một tờ thứ tư. Fedca nhẩy ngang dọc, cố bắt những tờ giấy bạc lúc chúng rơi xuống. Tiền rớt cả lên bùn. Fedca vừa chụp lấy vừa la lên “A, a, a!”. Cuối cùng Nicolai lại tung trọn xấp bạc vào hắn và bước đi, miệng vẫn cười. Lần này Fedca không đi theo. Hắn rớt lại phía sau, quì mãi trên bùn và mò mẫm những tờ giấy bạc vương vãi chìm trong những vũng nước hay bị gió thổi đi. Suốt một giờ đồng hồ, tiếng la lạc giọng “A, a, a!” của hắn vang lên trong đêm tối.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3