Một đời như kẻ tìm đường - Chương 06

Chương 6

Giữ thái độ đúng đắn, thay vì đơn thuần chọn hướng đi

“A career path is rarely a path at all. A more interesting life is usually a more crooked, winding path of missteps, luck and vigorous work”. Một lộ trình nghề nghiệp rất ít khi là một con đường thoai thoải. Một cuộc đời lý thú hơn thường chia ra nhiều khúc gãy, rải rác đầy hụt hẫng, may rủi và rất nhiều nỗ lực.

- TOM FRESTON

Ít ai trên đời có được con đường sự nghiệp bằng phẳng, cứ

thế mà thẳng tiến. Và tôi tự hỏi, cho dù được như thế liệu người ta có hạnh phúc hay không?

Mơ thì cứ mơ, dù muốn dù không, cuộc đời của các bạn, giống như những năm tháng tôi đã sống và trải nghiệm, sẽ không phải là con đường dễ đi. Lâu lâu, có một bước ngoặt. Chốc chốc, lại xuất hiện một vấn đề. Lên voi xuống chó là cảnh tượng của đời tôi và chắc chắn cũng là cảnh ngộ của khối người. Đó là lẽ đời, chẳng bao giờ chỉ có một chiều thuận lợi.

Thành thử, một cuộc đời thành công không phải là con đường thẳng, mà là phép cộng của nhiều khúc thành công rực rỡ

với cả những khúc thất bại ê chề. Cái nọ nối đuôi cái kia và làm cho nhau thêm phần nổi bật. Không thành công nào khiến chúng ta nhớ lâu hơn nếu nó tới sau một chuỗi ngày dài thất bại. Và không một thất bại nào khiến chúng ta “ngấm” hơn sau những phút giây say sưa trong ảo tưởng về sự thành công. Âm và dương, dương và âm sẽ thay phiên nhau trỗi dậy và chìm xuống. Các triết gia sẽ thấy thế là lý thú, sẽ rút tia ra từ đó những quy luật của tạo hóa. Nhưng người phàm cần được hướng dẫn để quy các bài học nhỏ vào một tuyển tập lớn, quy những thành công nhỏ vào một thành công lớn, giống như những dòng suối nhỏ dồn vào một dòng sông lớn.

Người biết nhận thức sẽ tiến nhanh hơn người vô tri và cứ

sau mỗi khúc quanh nhỏ thì người biết nhận thức sẽ nhanh chóng tiến sang một khúc quanh mới. Trong chương sách này, tôi chỉ

muốn giúp bạn đọc hấp thụ được một số nguyên tắc giúp mình có những bước tiến nhanh và tốt, bất chấp lựa chọn hướng đi nào.

VẬY BẠN HÃY GIỮ THÁI ĐỘ NÀO ĐỂ LUÔN TẠO

CHO MÌNH THẾ THUẬN LỢI?

1. Mỗi lúc, mỗi nơi, hãy tạo giá trị cho xã hội chung quanh, bất chấp giá trị đó to hay nhỏ

Đây là điểm cơ bản cho phép bạn xây dựng một chỗ đứng ngày càng cao do chính xã hội tặng lại bạn.

Không nhất thiết là những việc làm to tát, chỉ cần nhặt một tờ giấy bừa bãi nơi công cộng, bạn đã tạo ra một giá trị cho cộng đồng. Nếu khuyến khích người khác cùng làm việc đó, bạn đã thành công trong việc tạo giá trị cho cả bạn đồng hành. Còn nếu bạn khiến mọi người ý thức được không nên vứt rác một cách vô tội vạ thì trên cả việc tạo giá trị, bạn sẽ còn được công nhận là một người lãnh đạo.

Ở nơi nào có trẻ em, nếu sáng tạo ra một trò chơi cho chúng thì bạn đã tạo ra một giá trị. Nếu tham gia chơi cùng, bạn đã tạo ra một trải nghiệm vô cùng quý báu cho chúng. Còn nếu bạn lôi cuốn được tất cả đám đông cùng chơi, bạn sẽ được xem là một thủ lĩnh.

Mỗi giây mỗi phút, xã hội đều khao khát đón nhận những giá trị dù to hay nhỏ từ mỗi cá nhân. Và nếu chính bạn tạo ra những giá trị mới cho một tập thể hay một cộng đồng, bạn không cần vỗ ngực, đương nhiên được xem như một lãnh đạo.

2. Làm thật tốt việc của mình, đừng can thiệp vào việc của người khác

Trong xã hội Việt Nam, có một truyền thống rất đáng yêu là ai cũng muốn can thiệp vào việc của người khác. Tôi xem đó là một nghĩa cử, vì giúp đỡ người khác là một điều tốt. Nhưng đời sống xã hội ngày nay rất phức tạp, mỗi tình huống đều chứa đựng những uẩn khúc bên trong, mà người ngoài cuộc không thể biết, hiểu hết được. Vì vậy, khi can thiệp vào chuyện của một ai đó, rất có thể chúng ta làm cho chuyện của họ nặng nề hơn. Rồi khi giải

quyết xong vấn đề, họ sẽ chi nhớ tới bạn như một ân nhân bất đắc dĩ, hay một nhân chứng phiền phức của những lỗi lầm ngu xuẩn.

Nếu như vậy thì quả là “làm ơn mắc oán”!

Ở xã hội phương Tây, không ai mảy may có ý muốn can thiệp vào chuyện của người khác, kể cả giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Ngay cả khi bạn khẩn khoản yêu cầu họ cho lời khuyên, bạn sẽ chỉ nhận được một câu với ý nghĩa thật cô đọng:

“Làm thì có rủi ro đó!”. Chấm hết, họ sẽ không nói gì thêm và sau

“biến cố”, họ cũng không hỏi han thêm. Chuyện riêng là chuyện của mỗi cá nhân, không liên quan gì đến người khác.

Còn ở ta, tôi quan sát thấy mục “Tâm sự” của một tờ báo hay một diễn đàn trên mạng thu hút rất nhiều người tham gia. Họ

chia sẻ chuyện riêng tư của mình, khoe ra những chuyện chẳng có gì đáng khoe, mời toàn xã hội cho ý kiến như để có thêm sự hậu thuẫn từ đám đông, gom góp chút can đảm giải quyết dứt khoát vấn đề của gia đình. Dưới mỗi mẩu chia sẻ như vậy, lại cũng có rất đông người vào khuyên nhủ “khổ chủ” phải làm thế nọ, thế kia, hoặc kể lể mình cũng từng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Lại có rất đông bạn trẻ tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè xung quanh rằng mình có nên cưới anh A, hay cô B không.

Bạn ạ, nếu chính họ còn không biết có yêu người bạn gái, bạn trai của mình không thì đến thánh nhân cũng không tài nào đoán ra được mà khuyên. Rút cục, nếu bạn đứng ngoài mà can thiệp vào chuyện riêng của họ thì khi họ thành công, bạn sẽ chẳng rút tỉa được kinh nghiệm gì. Còn chẳng may chuyện của họ thất bại, bạn sẽ bị trách móc, đôi khi bị oán.

Người thức thời chớ bao giờ mất thời gian để can thiệp vào những sự việc không mang lại ích lợi cho ai. Lộ trình của bạn sẽ

chậm lại, chứ không nhanh lên nếu bạn đã trót để mất thời gian vào những chuyện không đâu. Hãy tập trung vào việc của bạn!

3. Ngay trong những tình huống bình thường nhất, cũng cần dựng tạo lòng tin

Lộ trình cuộc đời của bạn cần rất nhiều người ủng hộ. Do đó, ngay trong những lúc thư giãn, nói chuyện tào lao, bạn cũng nên chắt lọc những đề tài nào mình có thể nói chuyện hồn nhiên, và tránh những đề tài nhạy cảm mà mình không nắm vững. Hơn hết là tuy vẫn vui vẻ phát biểu, bạn hãy giữ mình, giữ lời để cuối cùng tạo dựng trong mọi đối tác lòng tin vào bạn. Chớ nên phát biểu khi chưa suy nghĩ chín chắn và đối tác chưa sẵn sàng nghe.

Chớ nên phát động công việc khi đồng nghiệp, đối tác của bạn chưa chuẩn bị tinh thần.

Khi cần thiết, bạn nên chọn im lặng, thay vì tham gia bàn bạc vô tội vạ. Bạn đừng bao giờ có những ý nghĩ tạm bợ, những giải pháp vá víu, những hành động qua ngày. Thái độ tạm bợ sẽ

làm cho bạn thấp giá, mất đi sự tín nhiệm của xã hội cho những việc lớn. Người đời vẫn thường kính trọng những ai cẩn mật trong tư duy và lời nói.

Nếu trong một cuộc làm việc nhóm, bạn có bổn phận phát biểu thì hãy chọn phát biểu sau chót, trước khi lãnh đạo cao cấp có lời kết luận. Lý do quá đơn giản: không có gì thoải mái hơn nói sau mọi người. Bạn không thể tạo mâu thuẫn với bất cứ ai, bởi bạn đã được nghe mọi người phát biểu.

Lộ trình thành công bắt buộc phải kiếm lời. Hãy xem lời nói như một viên đạn, phải biết dùng nó đúng thời điểm, đúng tình huống để bắn trúng đích.

4. Đừng bỏ lỡ cơ hội để tôn vinh người khác

Bất cứ tình huống nào cho phép, hãy nói lời chúc mừng và vinh danh những người đã thực hiện bất cứ việc gì, cho dù là việc to hay nhỏ. Được bạn tôn vinh, họ sẽ nhớ mãi và sẽ trả lễ nhiều lần như thế.

Ngược lại, khi đối tác phạm lỗi, bạn hãy tìm lời lẽ để mọi người dễ dàng chấp nhận một sự việc khó cho mọi người, được thực hiện trong những điều kiện không lý tưởng với ít phương tiện.

Đồ lời là biết sống với xã hội. Đỡ lời là hiểu được rằng không phải ai cũng là Lý Thường Kiệt hay Trần Hưng Đạo bách chiến bách

thắng, mà xã hội toàn những người như bạn và tôi, có rất nhiều khiếm khuyết. Mỗi cố gắng đều cần được tôn vinh, mỗi chiến công, cho dù nhỏ phải được khen thưởng. Còn nếu những chiến công đó là do thành viên trong gia đình tạo nên thì bạn hãy ăn mừng.

5. Tránh tạo nên những phản ứng đối nghịch vô ích hoặc những sự ghen tuông, ganh tị không cần thiết

Ngày nay, chúng ta thường xuyên được chứng kiến những màn khoe khoang của nả. Thi thoảng chúng ta lại bắt gặp hình ảnh một đám cưới mà cô dâu chú rể ngập trong những vàng ròng, vàng miếng. Ít hôm lại thấy một đại gia nào đó khoe chiếc siêu xe mới sắm được trên mặt báo... Hết khoe của, lại thấy người ta khoe con, hay khoe anh bồ giàu mà họ may mắn “tám” được.

Người khoe ra những thứ đó sẽ nhận được những lời khen hời hợt, những lời chúc mừng qua quít cho những thứ rất phù phiếm, đã tốn tiền, mà tốn cả công, còn thì để lại cho xã hội là chút vị đắng của sự ganh tị, khó chịu.

Xã hội mà không yêu bạn thì bạn sẽ đi đâu xa?

6, Chở bao giờ tự khen mình

Tự đánh giá tốt về mình sẽ chỉ làm cho người khác đánh giá bạn thấp đi. Việc đánh giá sẽ chỉ có giá trị khi một nhân vật thứ ba làm việc này.

Ngoài việc bị đánh giá là trơ trẽn khi tự nhận là mình giỏi, dưới hình thức này hay hình thức khác, bạn nên học một nguyên tắc bất di bất dịch: Lời tự khen không thể khách quan. Chỉ những người thiếu vắng lời khen, khát khao được đánh giá cao mới phạm vào lỗi này. Thành thử, thay vì tưởng tượng rằng nếu nhắc nhở đối tác là bạn giỏi, họ sẽ tặng cho bạn cơ hội, thì bạn cần biết rằng mình vừa làm một việc phản cảm và phản lợi ích cho chính bản thân: Đối tác sẽ mất lòng tin và dần dần tránh xa bạn.

7. Hãy trung thành với những người trung thành với bạn, mà trước nhất là vợ hoặc chồng bạn

Người bạn đời sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trên lộ trình thành công của bạn, nếu bạn biết mời người mình tín nhiệm nhất vào cuộc. Đáng tiếc là còn rất đông đàn ông Việt vẫn hay nói xấu vợ, hạ thấp vai trò, giá trị của người vợ đối với những thành công trong cuộc đời mình. Có lẽ điều này xuất phát từ tính tự

ái quá cao của đàn ông xứ ta, và tư duy làm vua trong nhà quá lệch lạc.

Bạn có biết người vợ Việt Nam là người bạn đang đặt hết lòng tin vào, và có lẽ cũng là người duy nhất sẽ là đồng minh của bạn trong mọi tình huống, dù khó khăn đến mấy? “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”, ông bà ta đã đúc kết. Vậy nhưng một số anh cứ tưởng rằng việc sát phạt, chỉ trích vợ sẽ tạo cho mình tầm quan trọng hơn trong gia đình. Làm như thế chẳng khác gì việc của chính cái cành mà họ đang ngồi bên trên!

Lại cũng có nhiều phụ nữ Việt Nam tin bạn gái hơn tin chồng, đem hết mọi chuyện của hai vợ chồng ra kế. Kết quả kinh điển là cô nàng tự tạo nên những tình huống bất trắc với chồng, đẩy người bạn thân thành đối thủ cạnh tranh, tự tạo nên tình huống đi tới ly dị, để rồi sau đó thấy chính cô bạn tâm tình cướp mất người chồng đáng yêu của mình. Thật là vô tri!

Bạn có biết người nước ngoài đánh giá về những người đàn ông Việt Nam thành công thế nào không? Hàng trăm lần tôi được nghe những câu đại loại: Ông ấy thành công là phải, cứ trông người vợ phong cách quý phái sang trọng như thế thì làm sao không thành công!

“Giàu vì bạn, sang vì vợ”, tôi thấy câu nói ấy đúng quá và muốn nhắc nhở bạn: Chớ nên có những lời nói hoặc hành động vô tri với “một nửa của mình”. Lộ trình thành công nằm ở đó, chưa kể

tới lộ trình hạnh phúc, bạn nhé.

8. Cơ hội bao giờ cũng tới như một thách thức, thậm chí mình có thể tự tạo cơ hội

Khi tiếp xúc với các bạn trẻ, điều làm cho tôi băn khoăn nhất là một số em than thở gặp rất ít cơ hội. Có lẽ các bạn trẻ đó đã

không tinh mắt cho lắm, vì theo tôi, cơ hội luôn rất nhiều xung quanh chúng ta.

Tất nhiên, chẳng ai tự dưng tìm đến để mời bạn làm giám đốc công ty của họ, chẳng ai đột nhiên mang tặng bạn một làng vàng đặt sẵn trên khay bạc. Những cơ hội nhỏ tới mỗi ngày và theo kinh nghiệm bản thân tôi, những cơ hội trung bình hoặc lớn cũng rất nhiều và xuất hiện rất thường mỗi năm. Thậm chí, bạn có thể tự

tạo ra cơ hội cho chính mình.

Để tôi lấy một ví dụ. Vào năm 1964, một kỹ sư vô danh tiểu tốt ở bên Pháp đề nghị với chính quyền các đô thị của Pháp được chỉnh trang lại toàn bộ các bảng chỉ đường. Ông sẽ làm việc này miễn phí. Đổi lại, ông xin được độc quyền trưng bày các biển quảng cáo ở những vị trí phù hợp.

Chính quyền một số đô thị hưởng ứng ngay, vì vào thời đó, các bảng chỉ đường trông rất cũ kỹ, xiêu vẹo và được đặt ở những vị trí không phù hợp, nhưng do nguồn ngân sách eo hẹp, họ không thể sửa chữa, thay mới. Vậy là kỹ sư Jean Claude Decaux đã vẽ ra những tấm bảng vô cùng đẹp mắt để thay thế những tấm bảng cũ.

Bộ mặt đô thị nhờ đó cũng thay đổi hẳn, đồng bộ, du khách cũng rất dễ tìm hướng đi trong đô thị.

Chỉ trong vòng vài năm, Jean Claude Decaux đã bao thầu việc chinh trang bảng chỉ đường hầu hết các đô thị ở nước Pháp.

Sau 30 năm, công ty ông đã thầu trọn công việc này tại châu Âu và ngày nay, Công ty JCDecaux hoạt động tại 75 quốc gia với hơn 14.000 nhân viên. Từ một kỹ sư nghèo, khởi nghiệp với một việc là trang trí các đô thị miễn phí, Jean Claude Decaux đã trở thành tỷ

phú.

Câu chuyện của JC Decaux rất gần gũi với chúng ta, không như chuyện của Bill Gates hay Warren Buffett. Bởi vì ông Decaux chẳng chế tạo ra cái gì ghê gớm, chỉ là một bảng hiệu chỉ đường!

Từ bàn tay trắng, ông đã tạo ra cơ hội cho chính mình! Cái tài của Decaux là ông hiểu được rằng chính quyền các đô thị của Pháp khi ấy không có tiền nhưng vẫn có nhiều nhu cầu thực tiễn

cấp bách. Và ông đã chọn một việc làm mới nghe thì tưởng rủi ro cao, nhưng thực ra lại rất dễ, vì tiền vốn ban đầu huy động từ ngân hàng, kỹ thuật sản xuất rất sơ sài và nguồn thu khá tốt từ khâu quảng cáo trong đô thị.

Có lẽ chính ông Decaux là người đầu tiên đã nghĩ tới việc đề xướng kỹ thuật tạo vốn và ngân sách bằng quỹ quảng cáo. Các công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin chưa ra đời có thể tìm được nguồn cảm hứng từ ông Decaux!

Bạn ạ, bạn có thể lập ra một công ty nhặt rác, hoặc một công ty trồng hoa ở đô thị. Tôi tin chắc bạn sẽ thành công kiểu này hay kiểu khác.

Tóm lại, cơ hội luôn có rất nhiều, nhưng bạn sẽ chỉ nhìn thấy nếu trong bạn có sẵn tố chất của người sẵn sàng phiêu lưu, chấp nhận rủi ro, không quản ngại công việc.

9. Hãy nới rộng các mối quan hệ, vòng bạn bè thân hữu Nối tiếp chủ đề cơ hội, chúng ta không thể chối cãi một điều rằng: Số đông cơ hội trong cuộc đời chúng ta sẽ tới từ bạn bè bằng hữu. “Giàu vì bạn...” mà! Nếu đúng như thế thì bạn còn chờ

đợi gì mà không xây dựng một hệ thống bạn bè?

Tôi đã từng gặp rất nhiều người trẻ tuổi làm việc này một cách quy củ và họ đã thành công. Điều chúng ta phải hiểu là không ai có thể biết trước được cơ hội sẽ tới qua kênh bạn nào. Do đó, khi xây dựng các mối quan hệ, bạn nên công khai những khát khao của mình, thậm chí những dự án bạn đang hoặc sẽ tiến hành nếu mong muốn đi tìm sự cảm thông, tâm đầu ý hợp từ đối tác.

Xây dựng được quan hệ bạn bè rồi, phải biết cách duy trì, vun đắp tình bạn. Việc giữ gìn tình bạn không nhất thiết phải đi nhậu với nhau mỗi chiều, mà có khi chỉ cần có những ý nghĩ đằm thắm tích cực cho nhau.

10. Chớ bao giờ nên đặt vấn đề của bạn cho ai đó giải quyết

Người Việt chúng ta thường thích có người chia sẻ những nỗi nhọc mệt của tâm hồn, những vướng mắc của bản thân. Trên phương diện tình cảm cá nhân, điều này sẽ không có gì đáng nói.

Tuy nhiên, khi phải lựa chọn hướng đi, việc nhận được nhiều ý kiến từ bên ngoài sẽ pha loãng sự tập trung của bạn, đôi khi còn đưa tới thối chí.

Vì vậy, bạn phải tự cân nhắc, lên kế hoạch, lộ trình cho mình rồi gồng mình tiến tới. Bởi đơn giản, không có lộ trình nào được dọn sẵn cho bạn đi, không một cuộc thử thách nào được sắp xếp để phù hợp với khả năng riêng tư của bất cứ ai. Và khi tiến lên thì bao giờ ta cũng chỉ có một mình, để cáng đáng mọi việc, để

chịu trận.

Vậy hãy tránh ngay từ đầu việc mở cửa cho ai đó tới chia sẻ

nỗi niềm, điều này chỉ khiến bạn thêm vướng chân và mất tập trung. Lôi kéo thành bè không giải quyết được việc gì mà chỉ thêm rối, cuối cùng có thể mang tới những bất lợi, nếu chẳng may những người bạn ngày hôm nay không hẳn còn là bạn trong ngày mai.

11. Đừng bao giờ sống với chữ “nếu”

Tôi biết nhiều người lúc phải cụ thể hóa một việc thì không làm đến nơi đến chốn, nhưng đến khi thất bại lại than vãn, đồ lỗi cho khách quan, hoàn cảnh, rồi lôi người này người kia ra làm nhân chứng, rằng mình xui xẻo, mình không được hỗ trợ, suýt nữa mình đã thành công...

Bạn phải thành công ngay lúc cần cụ thể hóa kết quả của công việc. Bạn không phải là bình luận viên về chính mình!

Trong một cuốn sách tôi từng đọc, hình như có tựa đề là The loser (Người luôn luôn thất bại), tác giả đã có nhận xét vô cùng đích đáng: Người thất bại chưa vào cuộc chơi đã tìm sẵn những lý do để giải thích cho chính mình và cho người chung quanh tại sao mình thua hay thất bại. Chỉ một ý nghĩ “tìm lý do” đã có thể giải thích tại sao cuối cùng họ phải thất bại. Tâm thần một người thất bại luôn luôn sợ hãi, tâm lý lung lay trước địch thủ. Tư

duy của những người thất bại là không thực sự quan tâm đến kết

quả, mà chỉ muốn vài người nghĩ mình tuy thua nhưng vẫn giỏi, thất bại chỉ là do không gặp vận may.

Trong mọi bộ môn thể thao, người mang sản ADN của kẻ

chiến thắng thường cắn răng nỗ lực đến giây cuối cùng. Có biết bao nhiêu trận bóng đá mà bàn thắng được ghi trong những phút bù giờ.

Björn Borg, nhà vô địch thế giới môn quần vợt người Thụy Điển từng chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn: Đoạt ngôi vô địch thế

giới chưa phải là một thành tích. Bạn chỉ cần thật giỏi và thêm một chút may mắn là bạn có thể lên tới đỉnh cao. Cái thực sự khó là giữ

chức vô địch, vì lúc đó bạn phải tập luyện luôn cả ý chí và tâm thần cho đủ mạnh để chống đỡ lại tất cả những đối thủ đã thể quyết tâm triệt hạ bạn sau khi họ đã phân tích lối chơi của bạn. Và với cách nghĩ đó, ông đã giữ được vị trí số 1 thế giới trong hơn 10

năm. Điều này thật đáng trân trọng.

Người thành công không bao giờ nuối tiếc kết quả, vì họ đã thực sự “cho hết đi những nỗ lực có thể cho”. Vậy hãy là winner, bạn nhé! Hãy nhìn nhận kết quả, không mang chút nuối tiếc, phân tích khuyết điểm và tiến lên. Bản chất của người hùng chân chính là thế.

12. Hãy để sự tự ái của bạn chôn sâu trong túi Tự ái cá nhân là một thứ khó nuốt nhất cho những người chung quanh, nhất là khi bạn chưa có thành tích gì đáng kể. Thực ra, chính những người đạt được nhiều thành công lại hiểu rất rõ rằng: Chỗ tốt nhất để đặt tự ái của họ chính là lúc họ đang đứng trước một công việc khổng lồ. Tự ái đúng chỗ là khả năng tập trung mọi nghị lực để vượt qua chướng ngại vật.

Bạn hãy luôn nhớ đến hình ảnh một đàn kiến âm thầm nỗ

lực tiếp tay cho cộng đồng. Bạn và tôi đều không khác gì một con kiến đang khoác trên vai một công việc mà cộng đồng đã giao cho.

Mỗi chúng ta không to lớn như mình tưởng đâu.

13. Luôn luôn giữ thái độ tích cực với mọi người, trước mọi vấn đề

Bạn hãy tìm ra phương án giải quyết trước khi phát biểu, bằng không bạn nên giữ chút im lặng khiêm tốn. Lời nói cần được tiết kiệm nhất là vào đúng lúc một người bạn đang lâm vào tình huống khó khăn. Bàn vào mà không đóng góp là một thái độ vô tri.

Ở đây, tôi xin lưu ý bạn một điều quan trọng: Trong ADN

con người, có một tố chất mà súc vật không có hoặc có ít, đó là óc sáng tạo. Chính óc sáng tạo đã làm cho loài người bứt phá so với thế giới động vật. Chỉ có loài người mới có được một bộ máy vô hình để tạo ra sự mới mẻ, sự đột phá, những thứ chưa từng có, những nhu cầu chưa ai nghĩ tới.

Khi bạn có thái độ tích cực thì đâu đó trong cơ thể bạn, các hóa chất cấu tụ lại để cho phép trí tưởng tượng của bạn vượt ra khỏi biên giới của sự tầm thường, trái tim của bạn sẽ đập thình thình để thúc đẩy bạn tìm ra cái mới. Thái độ tích cực không chỉ là một phản ứng tâm lý, mà còn là động lực của sự thay đổi, của sự

phát minh. Bạn càng suy nghĩ tích cực thì bạn sẽ càng phong phú trong suy diễn. Tinh túy của bạn sẽ mang lại tinh hoa cho người chung quanh.

14. Trong đà tích cực nói trên, bạn hãy luôn luôn ý thức được rằng ngày nay, không việc gì có thể thực hiện một mình Ngày nay, không còn một dự án nào trên thế giới, cho dù đơn giản đến đâu, được thực hiện bởi một đơn vị. Làm việc nhóm, tạo không khí làm việc tập thể, khởi động những hợp tác vượt biên giới đã trở thành việc rất đỗi bình thường.

Bạn ạ, chúng ta sinh ra giữa một biển người đồng loại. Chỉ

một ý nghĩ bất hợp tác thôi cũng đủ chứng tỏ thái độ cô lập, thô thiển.

Hợp tác còn là một thái độ nhân văn, người với người.

Chúng ta hãy ý thức rằng mình sinh ra để cùng nhau xây dựng.

Hợp tác làm sao thì đó là một ván bài tâm lý, cũng như là một cuộc chơi có quy có luật. Thậm chí, hợp tác còn là một nghệ

thuật tạo sự gắn kết để phóng thích những gì tốt nhất, đẹp nhất từ

trí óc và bàn tay con người. Nghệ thuật gắn kết cũng phải học, cần lãnh đạo, chuyên gia, nhưng trên hết, cần mọi người ý thức được tầm quan trọng của nó.

Viết đến đây, tôi không thể nào quên trường hợp của những quốc gia “ăn gian”. “Ăn gian” hay “ăn người” hoàn toàn là một thái độ thiếu nhân văn, thiếu ý thức. Ăn gian, trên bản chất là một thái độ mâu thuẫn với tinh thần hợp tác.

Thỉnh thoảng tôi tự hỏi, nếu thế giới của chúng ta gặp mối đe dọa chung cho nhân loại, ví dụ một hành tinh khác tấn công địa cầu... Có lẽ phải đối mặt với một mối đe dọa ở quy mô toàn cầu mới kéo loài người lại gần nhau hơn, bắt đầu bằng việc nói thật với nhau.

Bạn ạ, đừng bao giờ từ chối một kế hoạch làm việc nhóm!

15. Hãy luôn luôn chủ động

Chủ động về thời gian. Chớ bao giờ tạo ra những tình huống mà bạn phải đợi ai, cho dù người bạn đợi quan trọng đến đâu. Lịch của bạn là trên hết, đừng để ai đó làm cho bạn không kiểm soát được thời gian của mình.

Chủ động về những lựa chọn. Dù là ai chăng nữa, cha mẹ

hay anh em, bạn cũng không nên để họ chi phối những lựa chọn trong cuộc đời của bạn. Hãy lắng nghe những lời khuyên của người thân, hỏi đi hỏi lại để hiểu thấu suy nghĩ của những người muốn giúp mình, nhưng bạn nên làm cho mọi người hiểu rằng cuối cùng chính bạn, một mình bạn vẫn sẽ là người định đoạt.

Người Việt nói chung từ lâu đã quen can thiệp sâu vào cuộc sống của người thân trong gia đình. Đã có bao tấn thảm kịch hôn nhân xuất phát từ sự áp đặt của cha mẹ lên con cái. Và cũng có bao người không hài lòng với công việc mà mình không yêu thích, không do mình lựa chọn.

Đức Phật đã dạy rằng không ai có thể cứu giải người khác, cho dù là người thân nhất. Nghiệp chướng hoàn toàn thuộc về

người đã gieo nghiệp. Chẳng gì có thể thay đổi được dòng đi của một sinh mạng, trừ khi chính bản thân tự cứu giải.

Chủ động về địa điểm. Nơi cư ngụ, nơi làm việc, nơi đi chơi, ăn tiệc là những địa điểm thuộc lựa chọn của mỗi cá nhân.

Bạn ạ, không phải cứ được mời là bạn phải đi. Có những nơi bạn không nên đi, bất chấp sự ràng buộc phải tới nơi đó nặng hay nhẹ.

Người thức thời bao giờ cũng bỏ chút thời gian để cân nhắc mình có nên mang thân tới một nơi nào đó.

Chủ động chọn đối tác. Đây là việc tối quan trọng. Một kế

hoạch có thành công hay không phụ thuộc vào cá tính, khả năng và thiện chí hợp tác của những nhân sự tham gia. Có những sự hợp tác không bao giờ đi tới thành công do các nhân sự không hợp tính, không có tinh thần hợp tác với nhau. Chỉ cần xem một đội bóng đá với 11 cầu thủ sẽ thấy, kết quả có thể thay đổi nhanh chóng nếu có sự thay đổi trong đội hình thi đấu.

Bạn phải thấu triệt điều cơ bản này: Ai cũng có quyền chọn người cùng đội, chọn người để hợp tác. Nếu bạn không thoải mái với đội hình, bạn phải nói lên mong muốn của mình về việc cần có sự điều chỉnh cho tốt hơn. Nếu bạn đưa ra đề xuất rồi mà vẫn chưa được thỏa mãn thì khi ấy, bạn nên chọn cách rút lui.

Chủ động về lộ trình và chiến lược. Bạn chớ bao giờ để cho ai đó lối đi mà không biết mình sẽ đi đâu, vì sao phải đi và để làm gì. Hãy ghi nhớ, làm bất cứ việc gì cũng phải có lý do, lộ trình và chiến lược. Đó là chưa nói tới những liên hệ pháp lý mà bạn có thể

chưa cân nhắc!

Nhiều năm nay, tôi được khá nhiều bạn trẻ tham khảo ý kiến về những chuyện riêng của họ, từ việc chọn môn học, chọn trường, chọn nơi ở cho tới chọn chỗ làm. Có bạn còn hỏi ý kiến tôi về chuyện hôn nhân và những tình huống đôi khi khá éo le trong gia đình. Nói chung, tôi có một cảm nhận rất buồn bã về ý thức chủ động rất kém của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.

Văn hóa cố hữu của dân tộc đã dần dần biến các em thành nạn nhân, chứ không phải người hưởng lộc của văn hóa. Những chuyện cha chọn môn học cho con, mẹ cấm con trai lấy cô con gái mình yêu, cm từ anh ruột vì anh chọn cô X. làm vợ là những thảm cảnh thực thụ, tuy rất khôi hài. Toàn những người đã từng thất bại, thậm chí nhiều lần, trong việc quản lý chính bản thân nhưng lại không ngần ngại lăn xả vào chuyện người khác, cho dù là người thân, để dạy đời, để ảnh hưởng, thậm chí phủ quyết!

Bạn ạ, xin hãy khắc ghi 10 chữ tôi tặng: “Bạn không thể

thành công, nếu bạn không chủ động”. Nếu không nghe tôi, bạn sẽ

đi từ bi hài kịch này sang bi hài kịch nọ, sẽ tốn rất nhiều thời gian một cách vô bồ, và nhất là bạn sẽ bỏ qua bao nhiêu cơ hội khi không còn tâm trí để giữ bình tĩnh và tỉnh táo.

Tôi khuyên bạn nên đọc thật nhiều sách do người có trải nghiệm thực sự viết ra. Những cuốn sách đó sẽ không cướp đi quyền chủ động của bạn, mà ngược lại, trang bị cho bạn nhiều kiến thức, giúp bạn thêm hiểu biết, từ đó chủ động hơn trong cuộc sống.

Bạn hãy ngẫm nghĩ về những tình huống ngoài đời, rồi nhờ những người có kinh nghiệm giảng giải. Không có gì tốt hơn là được nghe những người này trao cho bạn một cái chìa khóa để hiểu đời, hiểu người sau khi hiểu chính mình. Và bạn hãy tránh nhất việc chia sẻ

vô tội và những chuyện riêng tư, vì chính khi làm việc này, bạn đã

“mở van” cho sự can thiệp của người ngoài vào cuộc đời mình.

Người Pháp thường hay mắng khẽ khi thấy ai đó can thiệp vào chuyện của mình: “De quoi tu te meles?” (Đại ý rằng Có phải là việc của bạn đâu? Vui lòng đừng nhảy vào phá rối!). Nói chung, người châu Âu âm thầm hơn chúng ta và đôi khi, họ cắn răng chịu đựng, chứ nhất định không cho ai can thiệp vào chuyện riêng, cho dù cảnh ngộ tuyệt vọng đến đâu.

16. Mỗi ngày tiến một tí

Chắc bạn vẫn đang chờ đợi từ tôi những lời khuyên để chọn lựa một lĩnh vực “có tương lai”. Bạn ạ, tôi cho rằng lĩnh vực nào cũng có tương lai, vì trong một thế giới hơn 7 tỷ người thì nhu cầu

rộng như đại dương cho mọi loại sản phẩm. Vì thế, thay vì tặng bạn một ý kiến về hướng đi, tôi lại có lời khuyên bạn hãy “mỗi ngày tiến một tí”, để rồi một ngày kia, công ty của bạn, hay chính bạn sẽ tiến lên vị trí số 1 của huyện, của tỉnh, của đất nước, thậm chí của hoàn cầu. Thành công không nằm ở một lĩnh vực, mà nằm ở vị trí của bạn trên bản đồ hoàn cầu.

Nếu mỗi ngày sản phẩm của bạn tốt hơn lên, đẹp hơn lên với mức giá hợp lý thì tôi sẽ không ngần ngại khẳng định, bạn đã chọn đúng lộ trình. Nhưng đây là lộ trình leo núi, chứ không phải lộ trình chọn lĩnh vực hoạt động.

Bạn ạ, “mỗi ngày tiến một tí” đã là châm ngôn của tôi trong nhiều năm. Không ai có thể xây thành Rome trong một ngày.

Không ai mới sinh ra đã biết hết, hiểu hết, giải lý được hết, thực hiện được hết. Chúng ta có cả một cuộc đời để học thêm và trau dồi khối kiến thức và kỹ năng.

Chúng ta chỉ hơn nhau ở sự học tập miệt mài và tiến bộ

không ngừng. Đành rằng có rất nhiều người thành công sau một đêm, nhưng sự thành công không phải là một lý do để ngưng việc học hỏi.

* * *

Hồi 40 tuổi, tôi vẫn hay tự hỏi: Nếu trở lại tuổi 30, liệu mình có hành xử như thế không? Hẳn là không. Giờ đây, ở tuổi ngoài 70, đôi khi tôi mỉm cười khi nghĩ tới những việc mình đã thực hiện ở tuổi 50. “Hồi đó sao mình non nớt quá!”, tôi tự đánh giá.

“Kính chiếu hậu” là một dụng cụ thật thuyết phục để

khuyến khích mình tiếp tục thu thập kiến thức, kinh nghiệm và nhất là tiếp tục hiểu chính bản thân. Riêng chuyện hiểu mình là ai không phải việc có thể làm được trong một giờ, hay một năm.

Cuộc phiêu lưu để tự khám phá bản thân không những lâu dài, mà phải lâu dài, vì không bao giờ ta hiểu hết được chính mình. Mỗi

con người là một thế giới phong phú, phức tạp, chẳng có ai giống ai, phiên bản nào cũng là duy nhất.

Thành thử, góc cạnh thú vị nhất của cuộc đời bạn không nên bị bỏ qua. Mình sẽ không bao giờ tới được, không bao giờ đạt được, bạn ạ. Có lẽ phải nghĩ rằng mình không bao giờ đạt được thì cuộc đời mới thực sự có ý nghĩa. Hãy đi tới và đi tới mãi, hãy tiến lên và tiến lên mãi, hãy học hỏi và học hỏi mãi. Và hãy cố tìm hiểu giới hạn của chính mình.

Bạn chớ mơ ước được xem một trận bóng mà mới phút 30, đội bạn yêu thích đã dẫn trước với tỷ số 6 - 0. Nếu diễn ra đúng như vậy, 60 phút còn lại sẽ chán lắm. Cuộc đời cũng thế. Đến phút chót của cuộc đời, nhà bác học Albert Einstein vẫn than thở thiếu thời gian để học hỏi. Khi Steve Jobs biết mình chỉ còn vài tuần để

sống, ông càng nghiên cứu các dự án của Apple ráo riết hơn nữa.

Ông không quan tâm đến mấy chục tỷ đôla mình sở hữu đông cũng chẳng biết là bao nhiêu) mà ông không bao giờ đụng tới để tiêu.

Chính vào lúc đó, ý nghĩa của cuộc đời mới hiện ra. Mình sinh ra để làm gì? Để phá hoại hành tinh địa cầu chăng, để vơ vét tài sản hay là xây dựng một thế giới đẹp và tiện nghi hơn cho các thế hệ

sau?

Trở lại với truyền thuyết Từ Thức, con đường mà Từ Thức đã chọn là lên cõi tiên, nhưng rồi lên tới nơi chàng phải vội vã quay về cảnh cũ để bắt tay giải quyết bao công việc của xã hội trần tục. Trên cõi tiên, chẳng còn dân huyện để quản lý, chẳng còn đình chùa để xây cất, chẳng còn lễ hội để tổ chức, chẳng còn xã hội của người có kiểu tó, chàng cầu Còn việc gì khác ngoài nắm và ăn, tiểu nữ bên cạnh từ sáng đến tối. Chẳng phải đi làm mệt sức, lo thu nệt thi. Cùng chẳng nhug gì tới tương lai, vì ở trên cõi tiên thì cuộc sống vĩnh cửu. Lúc nào cũng được bảo đảm cây đủ thì tương lai có còn là mối quan tâm?

Một triệu năm ăn và năng với tiêu nữ chung quanh là một thiên đàng hay địa ngục? Xin bạn đừng cười, giấc mơ của một ít

đại gia đấy! Còn giấc mơ trường thọ thì từ thời cổ đại đến giờ, người ta vẫn mải mê đi tìm thuốc trường sinh.

Giấc mơ trở thành hiện thực giúp Từ Thức khám phá ra rằng thế giới của sự “ăn sẵn” không có chút ý nghĩa, vì không những không tạo thêm giá trị, mà còn dẫn tới sự ỷ lại và cảm nhận mình vô dụng. Chỉ có thế giới của sự xây dựng chuyên cần mới hiện thực và mới đem lại cảm giác thú vị cho sự sống. “Mỗi ngày tiến một tí” phải là nguyên lý, chứ không được xem như một cách để “sớm tới nơi”, vì trên lộ trình tạo chính mình và tạo giá trị cho xã hội, cái đích của cuộc đời sẽ lùi lại mãi mỗi khi mình muốn tiến thêm một bước. Nguyên lý “mỗi ngày tiến một tí” là một động thái tích cực, chứ không biểu tượng cho tư duy “tới đích là xong”.

Để giữ nguyên đà tiến, bạn hãy tập trung vào việc hoàn thiện bản thân và cách tân kỹ nghệ, xây dựng thêm giá trị cho nhân loại. Người thành công là người làm cho người khác cùng thành công, chứ không phải một người đã đạt được một số tiện nghi vật chất rồi đứng đó vênh váo nhìn người khác, nói chi đến những tài sản đạt được là bất minh.

Trong chương sách này, tôi muốn nhấn mạnh rằng thay vì chọn hướng đi, chọn một nghề, chọn đích để tới, bạn hãy chọn một thái độ có khả năng giúp bạn tận dụng được mọi khả năng bẩm sinh, mọi nội lực. Làm được như vậy, bạn sẽ giúp cho con người của bạn bung nở như một đóa hoa thật đẹp và cho bạn cảm nhận được sự viên mãn của người đã khai thác được tận cùng các khả

năng của mình.

Thi sĩ Văn Liêm có câu:

Cuộc đời người chị cháy một lần Đừng leo lét, lụi tàn khi đông đến, Ta muốn đốt tim ta thành ngọn nến, Cháy đến kiệt cùng giọt sáp long lanh!

Một trong những con đường duy nhất để đạt hạnh phúc trường cửu đấy, bạn ạ!

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3