Ngày xưa có một chuyện tình - Chương 26

26


Cậu bé và chú chuột trở thành bạn kể từ ngày đó.

Chuột thì bẩn lắm, tôi nghĩ bụng khi nghe cậu bé kể, nhưng trông vẻ mặt rạng ngời của nó rõ ràng đó không phải là điều khiến nó bận tâm.

Cậu bé khoe với tôi hằng ngày cứ đến giờ cơm là Kẻ Trộm lại từ gầm tủ

chạy ra tìm nó.

Sau một tuần, lông chú chuột nhắt đã dày lên và mượt ra.

Qua tuần lễ thứ haỉ, Kẻ Trộm không chỉ đi tìm cậu bé vào giờ ăn.

Có nhiều buổi trưa, nó nằm đọc truyện rồi ngủ quên, sách liệng một bên.

Lúc tỉnh dậy, nó thấy Kẻ Trộm đang nằm lim dim trên ngực mình.

Nó không rõ chú chuột chạy ra và leo lên người nó từ lúc nào. Khi nó nhìn thấy Kẻ Trộm thì chú đã nằm đó, bình yên và tin cậy như đang ngủ trong chiếc hang của mình.

RỒI CŨNG ĐẾN NGÀY TÔI TRỞ VỂ thị trấn, như chú chuột lang thang quay về thăm lại chiếc hang mà mình từng rời bỏ.

Thực ra đó là một quyết định bất ngờ và ba tôi chính là người chủ động đề

cập đến chuyện này.

Một lần tôi về Đức Trọng thăm ba tôi vào dịp cuối tuần như thông lệ, lúc hai cha con ngổi đối diện nhau bên bàn trà sau bữa tối, ông thình lình hỏi tôi:

- Chắc là con muốn biết tại sao hồi trước ba đột ngột bỏ quê ra đi?

Tôi ngớ ra mất một lúc, cảm giác vừa va phải tường. Từ lâu tôi đã không nghĩ đến chuyện này và tôi tưởng ba tôi cũng quên bẵng nó rổi. Những năm gân đây, cả tôi lẫn ba tôi không ai nhắc gì đến đề tài đó nữa.

Một thời gian dài, để tương lai không quay lưng lại với mình, tôi đã tiêu thụ

toàn bộ tâm trí vào chuyện làm lụng và học hành, cố gắng không để cho mình bị quấy nhiễu bởi những chuyện đã không còn quan trọng với tôi nữa.

Một khi trí nhớ tôi đã quyết nhổ neo khỏi quá khứ, thời gian lập tức đồng lõa bằng cách âm thầm làm nốt phần việc còn lại và bàn tay kỳ diệu của nó đã dần dần xóa sạch khỏi ký ức tôi dấu vết của những gì đã xảy ra tám năm về trước.

Trong khi tôi bằng lòng với cuộc sống hiện tại và nghĩ rằng câu chuyện cũ

đã ngủ yên bên kia cánh cừa thời gian thì ba tôi bất thần đánh thức nó dậy.

Mãi một lúc quả lắc trong tâm hồn tôi mới dừng lại. Và tôi đáp lời ba tôi, bằng giọng của người ngủ mê choàng tinh:

- Dạ, con muốn.

Hóa ra chiều hôm đó, khi những người thợ hồ khác đã ra về, ba tôi nán lại trong thời khắc cuối ngày để cố xây cho xong bức vách của ngôi nhà ở thôn Liễu Trì kế ngã tư thị trấn. Loay hoay thế nào, cũng có thể do trời đã bắt đầu sập tối, ông bất cần để rơi một viên gạch xuống đường. Ngay lúc đó ông nhìn thấy ông Đường đi ngang phía dưới.

Ba tôi tính hét lên cho ông Đường biết nhưng ông Đường đã gần như ở

ngay đà rơi của viên gạch, viên gạch lại rơi vùn vụt với tốc độ chóng mặt, nếu phát hiện ra ông Đường cũng không thể nào tránh kịp. Hơn nữa lúc đó sự sợ hãi đã chẹn ngang cổ họng ba tôi. Ông há miệng thật to nhưng chẳng có âm thanh nào phát ra, ngoài tiếng thở hổn hển.

Ba tôi bảo ông không đù can đảm chứng kiến sự bi thảm sắp diễn ra. Ông nhắm nghiền mắt lại, và khi ông mở mắt ra đã thấy ông Đường nằm bất động dưới đất như một khúc cây. Như vậy viên gạch đã rơi trúng đầu và ông ấy đã chết! Ba tôi kinh hoàng nhủ bụng và trong cơn hoảng loạn, ba tôi lập tức nghĩ ngay đến tôi. Đó là lý do ông dập tắt ý định kêu cứu vừa chớm trong đầu. "Mình sẽ đi tù và tương lai của đứa con mười bảy tuồi không nơi nương tựa sẽ bị hủy hoại".

Đêm hôm đó hai cha con vội vã và lếch thếch kéo nhau đi.

- Ba cảm thấy xấu hổ với hành động của mình, mặc dù ba không cố ý trốn tránh trách nhiệm. - Ba tôi đưa mắt nhìn ra bóng tối đang thập thò trước hiên, chép miệng thở dài - Ba chỉ đợi con học thành tài, có công ăn việc làm ổn định, ba sẽ quay về thị trấn thú nhận tội lỗi mà ba đã gây ra.

Ông quay sang tôi, nói bằng giọng nghiêm trang:

- Hôm nay ba nghĩ thời khắc đó đã đến. Ba tin con đã có thể tự lo cho mình.

Tôi nhìn gương mặt khắc khổ cùa ba tôi, thấy ông đã già đi nhiều. Mái tóc ông, bây giờ tôi mới để ý, sương thời gian đã nhuộm trắng từ lâu. Và không chỉ thời gian, sự dằn vặt ray rứt mà ông âm thầm chịu đựng suốt tám năm qua có lẽ cũng góp phần khiến tuồi già của ông đến nhanh hơn bình thường.

Bây giờ tôi mới biết ba tôi chấp nhận làm con tin dài hạn của lương tâm chỉ

để tôi được thanh thàn học hành. Ông lặng lẽ nhận phần bóng tối vể mình để tôi được ung dung bước đi dưới ánh mặt trời sáng sủa.

Bất giác tôi thấy thương ba tôi vô hạn. Người cha vốn nghiêm khắc hơn người mẹ nên con cái ít khi cảm nhận được tình yêu cha dành cho minh. Ở

thị trấn quê tôi, gần như người mẹ lãnh nhiệm vụ âu yếm, nuông chiều con cái. Người cha phụ trách phần quát tháo và roi vọt. Trong trí não cùa trẻ thơ

non nớt, người cha và người mẹ giống như hai vị thần Ác và thần Thiện trong nhà. Đến lúc đứa trẻ lớn lên, đủ hiểu biết để nhận ra tấm lòng mênh mông của người cha thì lắm khi thời gian đã khóa sổ mất rồi.

- Ba à. - Lâu thật lâu, tôi mới chậm chạp mở miệng, không biết nên mếu hay nên cười - Ông Đường vẫn còn sống đó ba.

Nếu như trước đây, lúc mới lưu lạc phương Nam và lòng tôi còn ngập trong vô vàn hoài nghi và ấm ức, tôi đã hét lên câu đó ngay khi ba tôi vừa nói xong. Nhưng lúc nghe câu chuyện này, tôi đã qua tuổi mười bày từ lâu. Tôi đã chín chắn hơn, điềm tĩnh hơn và tôi hiểu rằng ông Đưòng bây giờ còn sống hay đã chết cũng không thay đổi được con đường mà số phận đã vạch ra cho tôi. Năm tháng một khi đã ra đi là ra đi mãi mãi. Không ai có thể làm vừa lòng hiện tại bằng cách tu sừa lại quá khứ. Tôi nói ra sự thật đó chỉ với một mục đích duy nhất là an úi ba tôi nhằm kéo ông ra khỏi căn hầm sám hối mà ông vẫn tự giam mình bấy lâu nay.

Ba tôi giật này người trên ghế:

- Con nói sao? Ông Đường vẫn còn sống? -Dạ.

- Làm sao con biết?

- Thằng Cu Em nói với con.

- Con gặp thằng Cu Em hổi nào? - Ba tôi hỏi dồn.

- Con gặp nó ở Sài Gòn sáu năm về trước, lúc nhà mình chuẩn bị lên Đức Trọng.

Tôi tình cờ gặp Cu Em trong một quán cà phê vỉa hè ở Chợ Lớn. Năm đó, Cu Em thi rớt đại học hai kỳ liên tiếp, phẫn chí bỏ nhà vào Cà Mau ở với ông chú họ. Nó bảo với tôi nó theo ông chú học nghề nuôi tôm, quyết tâm làm giàu. Cu Em nói như thề thốt "Không thành triệu phú tao không thèm dẫn xác về quê".

Lúc giáp mặt Cu Em, tôi hơi lo lắng. Tôi nhớ lời dặn dò của ba tôi và tôi sợ

Cu Em về quê rêu rao lung tung. Nhưng khi nghe tuyên bố khẳng khái của Cu Em, tôi cảm thấy yên tâm, Tôi không tin nó sớm trở thành triệu phú.

Trong buổi gặp gỡ đó, sau khi giải thích nguyên nhân hai cha con tôi bất thần rời khỏi thị trấn bằng những lý do bịa đặt, tôi đã hỏi thăm Cu Em về

mọi ngưòi. Tôi biết Miền vào Phú Yên ở gần một năm với chị Lụa, bây giờ

quay về phụ bà Sáu Thôi trông coi cửa hàng và nghi học hẳn. Tôi cũng biết hôm cha con tôi dắt nhau bỏ trốn, thằng Hướng lái xe tài ghé về thị trấn, nấp trong căn nhà đang xây dùng đá ba lát ném ông Đường ngất xiu, chỉ vì trước đó một ngày ông này xô ông Sáu Thôi lăn xuống ruộng trẹo giò. (Như

vậy, hôm đó viên gạch của ba tôi chẳng may rơi xuống cùng lúc với hòn đá do Hướng ném ra và do đầu óc ba tôi quá bấn loạn, lại nhắm tịt mắt nên ông không nhận ra viên gạch không hề rơi trúng ông Đường). Theo lời thằng Cu Em, sáng hôm sau ông Đường đi đâu cũng oang oang tố cáo thằng Hướng nhưng chả khuấy động nổi một cơn bão dư luận nào, dẫu chi là cơn bão trong tách trà, một phần do ông không trưng ra được bằng chứng, phần khác sau khi sự việc xảy ra Hướng đã lái xe vọt tuốt ra Huế, có muốn cũng không tóm được nó. Nhưng lý do chính khiến câu chuyện của ông Đường

nhanh chóng chìm lỉm là sự mất tích đột ngột cùa hai cha con tôi, một sự

kiện kinh khùng, đáng quan tâm hơn nhiều so với màn bất tỉnh cùa ông Đường.

Ba tôi chết điếng trên chỗ ngồi, lặng thinh nghe tôi thuật lại những gì thằng Cu Em kể với tôi. Trông dáng ngổi bất động của ông, có cảm tưởng ông bị

câu chuyện của tôi dán chặt xuống ghế.

Thời gian như ngừng trôi mất mấy phút sau khi tôi dứt lời. Nó chỉ bắt đầu chuyển động trở lại khi ba tôi run run đưa tay vuốt tóc, lúc này đã đẫm ướt mồ hôi dù bên ngoài trời rất lạnh và thở hắt ra, như thể ông đang tống những phiền não tích tụ lâu nay ra khòi tâm trí:

- Ra là vậy.

*

Tôi xin nghi phép thường niên ở công ty rồi cùng ba tôi đón xe xuống Sài Gòn, ngủ lại một đêm ở nhà nghỉ bình dân cạnh bến xe Bình Triệu để sáng hôm sau mua vé tàu về quê.

Tàu chạy suốt đêm nhưng tôi không sao dỗ giấc được. Như có cái gì đó chắn ngang giữa tôi và giấc ngủ. Trong đầu tôi mọc lên vô số những ý nghĩ

lộn xộn và trong lòng tôi những càm xúc trái ngược đang chen lấn nhau, và tôi nhận ra mình hoàn toàn bất lực khi cố sắp xếp mớ bòng bong đó.

Chưa bao giờ lòng tôi ngổn ngang đến vậy. Lẽ ra khi sự hiểu lầm về cái chết của ông Đường được giải tòa và tôi đang trên đường trở lại quê nhà, tôi phải thấy nhẹ lòng thì trái lại, ngực tôi mỗi lúc một nặng trĩu.

Tôi nằm nghe tiếng bánh sắt nghiên trên đường ray, cố hình dung nhũng gì tôi sẽ đối diện khi về tới thị trấn nhưng chẳng mường tượng được gì ngoài càm giác rưng rưng, vui buồn lẫn lộn.

Có lúc tôi bắt gặp mình lo âu mà không rõ tại sao. Có lẽ đó là tâm trạng của người đi xa quá lâu khi quay về chốn cũ cứ thắc thỏm sợ rằng mọi thứ đã khác xưa.

Giữa bao nhiêu hình bóng thân quen lần lượt kéo ngang qua đầu tôi, gương mặt bầu bĩnh của Miền hiện ra mờ nhòe như thể tôi nhìn thấy em trong một cuộn phim đã cũ. Ngay cả chuyện xảy ra giữa hai đứa tôi trong căn chòi giữa cánh đồng dưa đêm nào không hiểu sao cũng chập chờn, như có như

không. Tôi gắng hết sức nhưng không làm sao nhớ được tâm trạng của tôi trong lúc đó, ngay cả cảm giác chung đụng thân xác giữa hai đứa, tôi cũng không thể nào phục hổi lại được, cứ như thể lịch sử tinh ái của tôi được viết bằng thứ mực vô hình và nhanh chóng bốc hơi ngay sau khi viết.

Thực ra thì trong hai năm đầu xa quê, tôi thường nhớ tới Miền. Em thường xuyên xuất hiện trong những giấc mơ thấm đẫm nhớ nhung của tôi. Nhưng từ năm thứ ba trở đi, Miền vắng bóng dần. Nếu giấc mơ cùa tôi là lớp học thì Miển giống như một học sinh lười, ngày càng ít đến lớp, những năm gần đây thì bỏ học hẳn.

Phải chăng những mối tình học trò cũng giống như cơn mưa rào, chưa kịp thấm vào ký ức thì đã tạnh? Hay trái tim tuổi mười bảy khồng còn đập trong lồng ngực tôi chỉ vì tôi không còn kỳ vọng gì vào sự tái hợp đẹp đẽ

giũa tôi và Miền khi đã có quãng thời gian tám năm xa cách chen vào giữa hai đứa? Ở một thị trấn mà con gái hai mươi tuổi chưa có chồng coi như đã ế, Miền chắc chắn đã có gia đình sau ngần ấy năm đằng đẵng. Ý nghĩ đó bám rễ trong đầu tôi cho đến khi hai cha con tôi xuống ga Tam Kỳ vào sáng sớm, loanh quanh vất vưởng ỏ đó gần một ngày để đợi chiều xuống.

Lúc trời tối hẳn, hai cha con mới thuê xe ôm chở về thị trấn.

Tôi ngạc nhiên khi thấy ba tôi không dẫn tôi về Gò Rùa mà đến thẳng nhà ông Năm Khoa ở xóm Trong.

- Sao không về nhà ngoại hà ba?

- Từ từ rồi ghé ngoại. Mình biệt tích lâu quá, phài ghé nhà bác Năm thăm dò và hỏi han trước đã.

Ông Năm Khoa là bạn thân của ba tôi. Hồi tôi còn bé, chiều chiều ba tôi thường đạp xe qua chơi nhà ông Năm Khoa. Hình ảnh hai ông ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu cói trài dưới gốc ổi lai rai đến tối mịt đến bây giờ vẫn còn in đậm ưong trí não tôi. Những lúc tôi được ba tôi cho đi theo, tôi và

thằng Vinh còm, con ông Nãm Khoa, thĩnh thoảng được phép ngồi chầu bên chiếu rượu, sung sướng cạp ổi chín trong khi chờ sai vặt. Tự nhiên tôi nhớ

đến Vinh và tự hỏi không biết bây giờ nó làm gì, sống như thế nào, đã có vợ

con chưa. Tôi cũng tò mò không biết nếu cưới vợ, Vinh cưới Miền hay cưới đứa con gái nào khác trong thị trấn. Những năm đại học và sau này ra đi làm, tôi cũng có nhiều bạn bè nhưng quá thật tôi ít thấy đứa nào tốt tính như

Vinh và lòng tôi luôn cảm thấy êm đềm khi nghĩ về nó.

Nhưng tôi không gặp Vinh ngay như tôi tưởng. Vườn ổi của ông Năm Khoa vẫn thế, không dày lên cũng không thưa hơn, những gốc ổi chi già đi vì tuổi tác. Cây cối cũng như con người, không thể chống lại thời gian! Đó là ý nghĩ của tôi khi sáng hôm sau ra vườn, tay rờ rẫm từng thân cây, bất chợt thấy lòng buồn man mác.

Còn tối hôm tôi đến, nhà ông Năm Khoa không có ai.

- Chắc cha con bác Năm này đi chơi chưa về!

Ba tôi khịt mũi nói trong khi không ngừng đi lòng vòng, láo liên nghiêng ngó. Ở gian trên, bàn ghế giường tù vẫn còn nguyên, chỉ có chiếc giường và chiếc tủ nhỏ đổi chỗ cho nhau. Trong gian bếp, nồi niêu xoong chảo treo thẳng hàng trên vách, gạo trong sạp vẫn còn đầy, mì gói, mớ cá khô, dăm quả trứng và các lọ đựng mắm muối nằm cạnh nhau trong chạn thức ăn chứng tò nhà vẫn có người ở.

Nhưng đêm đó hai cha con tôi thức đến khuya lơ khuya lắc vẫn không thấy bóng ai về.

Buổi sáng tiếp theo nhà vẫn vắng ngắt.

Đến trưa, khi ba tôi đã bắt đầu bồn chồn, ông Năm Khoa thình lình xuất hiện. Nhác thấy ba tôi, ông khựng lại che tay lên trán như để nhìn cho rõ, miệng há hốc như thể thấy ma:

- Úy, phải Bảy Chước đó không?

- Dạ tôi đây, anh Năm.

- Trời đất, chú đi đâu mà mất tăm mất tích cả chục năm nay vậy?

- Dạ, đi làm ăn, anh Năm.

- Đi làm ăn gì mà đi bất tử vậy? Lại đi đêm đi hôm!

- Dạ, tối đó ông anh họ rủ vô Nam trồng mía cho nhà máy đường. Xe đợi dưới đường quốc lộ, ảnh chạy lên kêu đi gấp nên tôi không kịp báo với ai.

Câu chuyện này chắc ba tôi đã nghĩ ra từ lâu nên ông trà lòi không hề vấp váp.

Khi ngổi khề khà bên chén rượu với đĩa ổi xanh chấm muối ớt, ông Năm Khoa tiếp tục trách ba tôi về chuyện suốt tám năm qua không một lần về

thăm quê, cũng không thư từ tin tức gì. Ba tôi phân bua do làm ăn thất bại nên không mặt mũi nào gặp gỡ hay liên lạc với ai.

- Gần đây nhờ trời làm ãn khấm khá, thằng con cũng học hành thành tài nên tôi mới dám về quê xin lỗi mọi người.

Tôi ngồi bên cạnh, vừa phục tài bịa chuyện của ba tôi vừa buồn cười thấy ông nêu ra lý do giống hệt lời thề của thằng Cu Em dạo nọ.

Ông Năm Khoa cho biết từ khỉ Vinh lập gia đình, cất nhà ở riêng, ông không còn sống trong vườn ổi. Chuyện chăm sóc vườn cây, ông thuê hàng xóm. Ông sống với vợ chồng Vinh, mỗi tuần chỉ ghé thăm vườn ổi một lần, lúc bận công chuyện hoặc đi chơi xa, cả tháng ông mới tạt qua vườn.

Kể từ bữa đó, trưa nào ông Năm Khoa cũng ghé qua vườn ổi dẫn ba tôi đi thăm viếng người quen trong thị trấn. Trở về quê sau nhiều năm biền biệt, ba tôi ngại xuất hiện một mình. Có ông Năm Khoa bên cạnh đỡ lời, ông cảm thấy yên tâm hơn.

Chỉ mình ba tôi đi đi về về mỗi ngày. Ông chưa cho phép tôi tự do đi lại.

- Con ở lại coi nhà, thư thả rổi đi thăm bạn bè.

Dù đã dặn dò tôi năm lần bảy lượt, ông vẫn sợ tôi nói năng sơ sầy. Ông muốn dọn dẹp dư luận kỹ lưỡng trước khi cho phép tôi ra khỏi nhà.

Trừ một buổi tối theo ba tôi bí mật về thăm ông ngoại ở Gò Rùa, thời gian còn lại tôi chi quanh quần trong vườn ổi.

Tới ngày thứ ba thì tôi gặp cậu bé.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3