Nguyễn Trãi - Quyển 1 - Oan Khuất - Chương 21

Chương 21

Ta lại chuẩn bị một chuyến đi kinh lý dài ngày lên Bắc đạo. Ta cũng dự tính sẽ ở lại đây một thời gian dài, nhân dịp này sẽ đi thăm một số nơi, nghiên cứu sần địa của đất này để soạn một cuốn sách địa dư dâng lên Vua. Nơi đây non sơn thủy tú, nếu chịu đi sâu tìm hiểu chắc sẽ phát hiện nhiều điều hay. Tuy nhiên chuyến đi phải chậm lại vì ta được tin nhà vua đi duyệt võ ở Chí Linh về sẽ ghé ngang qua Côn Sơn để thăm ta. Tin này làm cho ta kinh ngạc và vui mừng, vẫn biết dạo này nhà vua rất quý mình, nhưng không ngờ đến mức Vua muốn ghé qua thăm nhà. Ta rất phấn khởi, cho gia đinh chỉnh trang nơi ở, chuẩn bị để tiếp vua.

Nơi chọn ta ở khá là thanh bạch, không có xây dựng phủ đệ sang trọng như các quan khác. Nên ta rất băn khoăn áy náy trong lòng khi đón Vua, sợ ngài cho là mình không chu tất. Thế nhưng khi đến, nhà vua không lấy đó làm phiền lòng và còn tấm tắc ban lời khen: "Xưa nay trẫm vẫn thường nghe bá quan ca ngợi quan Hành khiển là người thanh liêm, chính trực. Nay đến tận nơi chứng kiến mới hiểu những lời nói kia là thật sự. Trẫm rất khâm phục."

Nhà vua yêu cầu ta dẫn ngài ra suối thác nước, nơi ta thường ngồi yên tĩnh để suy tư và làm thơ. Sau đó ta và ngài đi dạo chơi trong rừng thông lắng nghe tiếng gió đuổi nhau lào rào như mưa rơi trên lá. Cùng nhau đi qua các khóm trúc lớn hai bên đường, lên chùa trên núi ngắm mây trắng. Cuộc sống khép kín trong triều làm cho nhà vua ít có dịp ra ngoài như thế này. Cho nên mọi cảnh vật nơi đây đều làm cho ngài thích thú và thấy lạ lẫm.

Khi lên núi, tuy ta tuổi đã hơn sáu mươi nhưng bước đi vẫn khỏe mạnh, ngược lại nhà vua tuổi mới hai mươi, ngồi kiệu, đôi chỗ phải xuống di bộ vì đường khó đi, có lính dìu. Nhìn nhà vua thở hổn hển, mặt tái mét, ta thấy trong lòng lo lắng. Ngài ốm yếu quá, ta hiểu nguyên nhân đó, chính là những tháng ngày vùi đầu trác táng trong dục vọng đã làm hao hụt tinh lực của ngà

Nhìn ta, nhà vua cười gượng.

- Nguyễn khanh, khanh khỏe quá. Đã sáu mươi có hơn mà khanh vẫn có thể đi lên núi băng băng, còn trẫm... - Ngài lắc dầu - chỉ mới đi một chút như thế này mà đã thấy mệt, thật xấu hổ.

- Thưa Bệ hạ. Thần nghĩ, có lẽ sau chuyên này về, Bệ hạ nên dành một chút thời gian để tập luyện lấy sức khỏe.

- Khanh nói phải. Tuy nhiên... - Nhà vua ngẫm nghĩ - Không hiểu sao dạo này trẫm cảm thấy mình hình như đã kiệt sức. Đêm nằm hay ra mồ hôi trộm, thần trí có lúc không minh mẫn lắm, hay bị thảng thốt thức giấc nửa khuya. Dường như cuộc sống đang rời xa trẫm.

- Thần xin Bệ hạ đừng nói vậy. Thế thái y nói sao ạ?

- Hừm... bọn họ ngày nào chẳng cho trẫm uống hàng đống thuốc bổ, nhưng có ăn thua gì đâu.

- Thưa Bệ hạ, về y thuật thần không được tinh tường cho lắm. Tuy nhiên nhìn khí sắc của Bệ hạ thì thần thấy rất lo, vì có vẻ kém quá.

Và ta ngập ngừng:

- Thưa Bệ hạ, thần có đôi lời muốn nói thật, không hiểu Bệ hạ có cho không?

- Khanh cứ nói đi, dừng ngại.

- Tiên gia Quảng Thành Tử của Đạo giáo có nói "Con người lấy nguyên khí làm gốc, gốc đó hóa sinh ra tinh, tinh biến thành hình. Hình tuy hiếu sinh, nhưng nếu sinh hoạt tình dục quá độ có thể làm nó (hình) bị kiệt quệ. Vì vậy, sinh hoạt, tình dục không được phóng túng, phóng túng sẽ làm tổn hại đến sự sống, tiết chế nó thì sinh lực dồi dào. Sinh lực dồi dào thì tinh khí sung mãn, thần khí luôn dồi dào."

Nhà vua bật cười khi nghe ta đọc dài dòng lời nói của vị Tiên thời thượng cổ của Đạo giáo. Ta chắp tay.

- Thưa đây cũng là lời dẫn trong phép luyện đan kéo dài mạng sống để trở thành thần tiên của Đạo giáo. Tuy nhiên theo thần đây chẳng qua là y lý của các thầy thuốc cổ xưa mà thôi. Nhưng nó rất đáng để suy nghĩ, mong Bệ hạ hiểu.

- Trẫm biết. - Nhà vua gật đầu - Thực ra trẫm cũng đã tiết chế dần dần chuyện đó. Thế nhưng dạo này trẫm luôn thấy trong bụng nóng nảy, thảng thốt không yên. Có một điều gì đó rất mơ hồ ám ảnh như muốn báo trước cho trẫm một điềm xấu. Tự nhiên trẫm thấy lo quá. Này Nguyễn khanh...

- Dạ có thần...

- Nếu có chuyện gì thì ông cũng phải hết lòng trung thành với triều đình, với Vua đấy nhé.

- Bệ hạ...

Ta không ngờ đấy lại là những lời trăng trối cuối cùng của vua Lê Thái Tông nói với ta. Lúc ấy ta chỉ nghĩ rằng vì mệt trong người nên nhà vua mới có những lời nói u ám như vậy. Cho nên ta dã hết lời khuyên Vua và sau đó nhà vua có vẻ khuây khỏa quên đi.

Cái chết đột ngột tức tưởi của vị Vua trẻ đã để lại trong lòng ta biết bao dư vị cay đắng, xót xa và tiếc nuối. Lúc còn nhỏ bị các đ̐ần Phụ chính lấn lướt quyền nên Vua chẳng làm được việc gì. Khi vừa trưởng thành lại sa vào việc tranh giành quyền lực dẫn đến việc chém giết một số người, để lại nhiều điều tiếng trong thiên hạ. Thế nhưng vài năm gần đây ta nhận thấy nhà vua dần dần đã làm chủ được bản thân và đã biết chăm lo đến muôn dân, lắng nghe ý kiến đúng đắn của các đại thần, biết vì dân, vì nước, vì cơ đồ sự nghiệp của nhà Lê. Đó là điều đáng mừng. Từ những nghi ngại chán ngán ban đầu, nay ta lại thây bầu nhiệt huyết trong người sôi sục với biết bao nhiêu hy vọng. Biết mình đã già, sức cũng đã kiệt, nhưng một lần nữa ta lại hăm hở phò Vua. Cứ nhìn cuộc sống của muôn dân đang dần thanh bình là đủ thấy cuộc thịnh trị của đất nước đang hé mở. Thế nhưng tất cả đổ ụp gãy ngang khi Vua đột ngột băng hà.

Sau buổi bồi tiếp nhà vua, ta từ giã ngài để di kinh lý Bắc đạo như đã dự định, còn Lễ nghi Học sĩ Thị Lộ cùng Vua xa giá về triều.

*

- Thưa quan Hành khiển nguy rồi.

- Chuyện gì?

- Dạ thưa nhà vua đã đột ngột qua đời cách dây mấy ngày.

- Hả?

Ta chới với muốn khụy xuống khi nghe tin nhà vua đột ngột băng hà.

Trên đường từ Chí Linh về, nhà vua có ghé qua trại vải Lệ Chi để nghỉ ngơi. Nơi này có một hành cu từ đời nhà Trần. Đêm đó nhà vua ngồi uống rượu, hóng gió và nghe đàn hát đến khuya. Thốt nhiên nhà vua thấy trong người lạnh và hắt hơi mấy cái. Sau đó Lễ nghi Học sĩ dìu Vua vào nghỉ và ở lại hầu cả đêm. Gần sáng mọi người nghe Lễ nghi Học sĩ la hoảng nên chạy vào thì thấy nhà vua đã cấm khẩu, người lạnh ngắt. Thái y lúng túng cho cạy miệng đổ thuốc và bắt mạch, châm cứu, nhưng vô ích. Trời tảng sáng là nhà vua băng. Khi công sai tín cấp báo về triều, Hoàng hậu lập tức ra lệnh cho Nhập nội Tư mã, Quận thượng hầu Trịnh Khả đem quân đến trại vải bí mật đưa long thể nhà vua về kinh, sau đó triều đình mới phát tang. Và ngay ngày hôm sau các đại thần đã tôn xưng Thái tử Lê Bang Cơ lên ngôi Vua và tôn Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh làm Hoàng thái hậu. Theo lời tâu của các nội quan thái giám Tạ Thanh, Lương Dật, Đình Phúc... đi theo hầu Vua, thì trong đêm nhà vua qua đời chỉ có Lễ nghi Học sĩ bên cạnh chăm sóc, hầu hạ, do vậy Lễ nghi Học sĩ là người đáng nghi ngờ nhât. Hoàng thái hậu đã lập tức cho người bắt Lễ nghi Học sĩ lại tra khảo và Lễ nghi Học sĩ đã thú nhận là mình giết vua.

- Trời.

- Ta phải trở về kinh ngay.

- Thưa quan Hành khiển, lúc này ngài trở về là rất nguy hiểm. Tuyên từ Hoàng thái hậu đã triệu bá quan văn võ trong triều lại để thông báo cho bọn họ biết rằng là ngài thông qua người thiếp của mình đã giết Vua. Đây sẽ là tội tru di tam tộc.

Hà... hà... đau xót làm sao cho Nguyễn Trãi này. Cả cuộc đời cưng cúc tận tụy phục vụ cho Vua, cho nước. Để đến khi cuối đời lại phải chịu chém đầu, không những vậy lại còn làm liên quan đến con cháu dòng họ Nguyễn. Ông trời ơi, ông có thấu hiểu cho lòng ta không?

Ta quyết định lên đường trở về kinh. Trước đó ta ghé ngang qua thăm nhà. Về tới nơi ta ngẩn ngơ khiất cả vắng lặng, quạnh quẽ, điều này làm cho ta rùng mình kinh sợ. Không lẽ bọn họ đều bị quan quân triều đình bắt đi hết rồi ư?

- Phu nhân.

Có tiếng bước chân loẹt quẹt, và từ phía trong nhà vợ ta đang chống gậy bước ra. Tóc nàng bạc trắng, ta sững sờ giây lát và lao vào ôm nàng. Người vợ của ta nức nở.

- Thiếp cứ tưởng chàng đã bị bắt rồi chứ?

Dìu vợ ngồi xuống ghế, ta xót xa.

- Tóc nàng... sao lại...

- Chuyện tày đình của chàng, của dòng họ Nguyễn, thử hỏi tóc của thiếp làm sao mà không thể bạc được. Huống chi thường ngày nó cũng đã bạc sẵn rồi.

Ta nghẹn ngào không biết nói gì.

- Thế con cháu đâu hết cả rồi?

- Ngay sau khi nghe tin sét đánh bên tai, lập tức một vài đại thần bạn của chàng trong triều đã cho người về cấp báo. Bọn họ cho biết, Tuyên Từ Hoàng thái hậu xưa nay vẫn đố kỵ với chàng, nên đây là dịp bà ta sẽ không bỏ qua. Sự việc lúc đó thế nào cũng không rõ, nhưng e là họa lớn. Họ khuyên thiếp nên chuẩn bị thu xếp việc gia đình sẵn. Và chỉ sau đó một ngày, Á quận hầu Đinh Liệt lại cho người báo tin là Thị Lộ đã khai nhận việc mình giết Vua và toàn gia họ Nguyễn có thể sẽ bị khép vào tội tru di tam tộc, ông ấy khuyên thiếp nên cho mọi người trốn đi. Thiếp lập tức cho con cháu đi hết cả rồi. Chỉ còn vài đứa đang nấn ná đợi chàng về, rồi mới đ

- Thế còn nàng? - Ta rưng rưng lệ.

- Thiếp làm bạn với chàng có đến hơn 40 năm. Sinh tử, ngọt bùi đều chia sẻ với nhau nghĩa phu thê vợ chồng. Nay lẽ nào lại bỏ mặc chàng nơi pháp trường một mình...

- Phu nhân... - Ta chợt kêu lên đau đớn khi nghe nàng nói vậy và rồi chợt thảng thốt khi thấy con trai của mình từ trong nhà di ra - Nguyễn Cương, sao con còn lại ở đây?

- Thưa cha, - Con trai cả của ta quỳ xuống - con và mẹ đã thu xếp cho mọi người yên ổn cả rồi. Còn con, là con trai trưởng của cha, con không thể bỏ cha mẹ để trốn đi. Đây là chữ hiếu của đạo làm con. Xin cha đừng xua đuổi con.

- Dạ thưa cháu cũng vậy. - Đứa cháu nội đầu của ta từ trong cũng lên tiếng.

- Trời ơi - Ta thét lên thất thanh - cả đời Nguyễn Trãi này sông thanh bạch, hết lòng vì dân vì nước, vì Vua, mà nay lẽ nào ông trời lại trừng phạt ta tàn nhẫn đến như vậy. Không những vậy mà còn làm liên lụy đến vợ con, dòng họ của ta. Ông trời ơi.

Ta thấy choáng váng, tối sầm mặt mày và khụy xuống ngất đi.

"Tướng công, thiếp hại chàng rồi".

Nguyễn Thị Lộ lết đến nhìn ta nức nở: "Tha lỗi cho thiếp. Thiếp đâu ngờ cơ sự lại xẩy ra như thế này. Thân xác của thiếp đâu có đáng là gì, nhưng nay thiếp làm hại chàng và cả dòng họ Nguyễn. Có lẽ tội này dù cho thiếp có chết xuống đến chín tầng địa ngục cũng không rửa hế

Toàn thân Thị Lộ đẫm máu, mặt mày rách nát, sưng vù vì bị đánh đập, ta thấy nghẹn trong lòng. Ta lặng lẽ ôm nàng vào lòng và ấp ủ đôi bàn tay sưng vù, bầm dập của nàng vào trong ngực mình.

"Chàng không nói gì ư, chàng không trách, không nguyền rủa thiếp ư? Tại sao, hay vì chàng đã qua khinh ghét thiếp mất rồi?" Nàng gục đầu vào ta thổn thức.

Ta lặng lẽ vuốt ve đôi vai gầy đang run lên bần bật của nàng. Ta vuốt mái tóc mới ngày nào còn óng mượt như tơ mà nay đã xơ xác và dính bết lại vì máu. Ta ôm chặt nàng vào lòng và muốn được giang cánh che chở cho con chim oanh nhỏ tội nghiệp của mình đang đứng trước những thử thách nghiệt ngã nhất của cuộc đời một con người. Thị Lộ ơi, nàng đáng thương mà thôi.

Trách nàng ư? Không, có trách là trách ta đây này, trách cho phận làm đàn ông mà không che chở được cho nàng. Trách cho một kẻ đi hơn hai phần ba cuộc đời, vẫn tự xưng là từng trải, am hiểu hết việc đời thế mà vẫn không lường hết được lòng dạ hiểm nguy của con người. Tiếc cho nàng, thân phận một người con gái quê thông minh, đẹp đẽ, chỉ vì gắn cuộc đời vào với ta để rồi phải chịu một kết cục bi thảm. Giá như ngày đó nàng đừng gặp ta, đừng vì mến mộ ta thì ngày nay biết đâu nàng lại chẳng vui vầy bên một người chồng trẻ, khỏe mạnh và vui bên đàn con thơ. Nàng đến với ta để rồi phải cùng ta gánh vác giông gió của cuộc đời, ta thấy mình chưa mang lại được một điều gì gọi là hạnh phúc cho nàng cả. Sống với ta, nàng chịu khổ nhiều hơn vui. Ta già, nàng trẻ, bổn phận làm chồng của ta đối với nàng cũng luôn xao nhãng, khi được Vua ban chức thì nàng lại chịu sự nghi kỵ dằn vặt của chồng. Sống trong cung đình thì bị triều thần, Hoàng hậu ganh ghét. Và nay lại chịu họa sát thân.

Bọn họ nhất định buộc thiếp phải nhận là có ý giết Vua. Dù cho thiếịu, nhưng một hai bọn họ vẫn ghi bản cung như vậy và dí tay buộc thiếp phải điểm chỉ vào. Đau đớn thân xác quá, lúc đầu thiếp buộc phải đồng ý nhận tội giết Vua với ý nghĩ chỉ mong được chết cho khỏi bị hành hạ. Nhưng đâu ngờ họ thâm hiểm lừa thiếp, sau khi thiếp nhận tội giết Vua rồi thì bọn họ lại xoay qua việc buộc thiếp phải cung khai rằng vì chàng xúi giục mà làm vậy. Bấy giờ thiếp mới nhận ra âm mưu của họ, muốn cãi cũng đã trễ rồi. - Nàng run rẩy - Đích thân Tuyên Từ Hoàng thái hậu đến ngồi nghe bọn nội quan tra xét thiếp. Và bà ta đã cho thiếp biết rằng, không những thiếp mà chàng và toàn gia họ Nguyễn phải chết vì tội giết Vua. Tất cả tội lỗi này đều là do thiếp mà ra. Tại sao vậy hở tướng công? Thiếp đâu có làm gì nên tội, Hoàng thái hậu nỡ lòng nào lại làm như vậy? Huống gì chàng là một trung thần của triều Lê bao nhiêu năm nay ai mà không biết?

- Thần Nguyễn Trãi, kính chúc Hoàng thái hậu trường thọ, vạn tường, vạn an, vạn cát, vạn vạn tuế.

- Sao, quan Hành khiển, ông cũng dám về đây gặp ta cơ à? Ta cứ tưởng ông đã cao chạy xa bay rồi chứ?

- Thưa Thái hậu, tội thần không thể trốn dâu được cả. Nay thần về kinh là để xin chịu tội và mong được Thái hậu cho minh tỏ.

- Minh tỏ - Hoàng thái hậu rít lên - Ông gan lì lắm. Ta cứ tưởng ông đã trốn chạy rồi, chứ không ngờ ông lại dám đàng hoàng trở về triều. Tốt lắm, nếu ông muốn vậy thì cứ vậy mà xử theo luật lệ.

- Thưa Thái hậu...

- Thôi ông đừng nói nữa quan Hành khiển. Đây là bản cung của Lễ nghi Học sĩ Thị Lộ thừa nhận tội giết Vua và cho biết làm điều này theo sự xúi gi của ông. Do vậy tội trạng của ông đã rõ ràng, ông không cần thiết phải kêu oan nữa. Ông nên nhớ long thể của Tiên đế vẫn còn đang nằm kia, chưa tẩm và tội lỗi của ông đã quá rành rành, đừng chối cãi nữa. Vô ích.

- Thái hậu, thần nghĩ trong chuyện này còn có uẩn khúc gì đấy.

- Uẩn khúc? - Tuyên từ Hoàng thái hậu nhìn ta cười to

- Nguyễn Trãi, ông đã sống đến bấy nhiêu tuổi rồi, há ông không hiểu thế nào là uẩn khúc của cuộc đời này sao?

- Thái hậu, không lẽ nào Thái hậu nhất định phải giết thần thì mới hả giận được ư?

- Không hẳn. - Hoàng thái hậu lắc đầu - Giận ông thì có thể ta giận ông thật, nhưng giết ông thì quả là ta cũng không nỡ. Dù sao ông cũng là bậc trung thần lương đống của triều đình, có nhiều công lao. Là một con người liêm chính mà bản thân ta rất kính trọng. Nhưng cũng chính vì điều này mà ta lại buộc phải giết ông, ông đã cản con đường đi của mẹ con ta. Cho nên đáng lẽ ông không phải chết mà nay phải chết là vậy?

- Thần cản con đường đi của mẹ con Thái hậu? - Ta kinh ngạc thốt lên vì ngỡ mình nghe lầm - Thái hậu, thần bao giờ cũng kính trọng Thái hậu, chưa từng làm điều gì lầm lỗi, sao Thái hậu có thể nói rằng thần cản đường đi của mẹ con Thái hậu.

- Đó là chuyện của Tiệp dư Ngọc Dao.

- À - Ta gật đầu - Thưa Thái hậu, chuyện thần có lời xin với Vua để cứu tính mạng của mẹ con Tiệp dư vì chẳng qua thấy ép vào tội chết là quá nứ đâu có ngờ lại làm cho Thái hậu phật ý.

- Ta không thèm quan tâm đến tính mạng của Tiệp dư. - Hoàng thái hậu nói thẳng toạc vào mặt ta - Nguyễn Trãi, ông phải nhớ rằng ngai vàng và ngôi Vua chỉ có một mà kẻ thèm muốn dòm ngó thì có hàng trăm. Cho nên đối với nhà vua chỉ có ta là Hoàng hậu và Bang Cơ là Thái tử là đủ rồi, không có ai xen vào cả. Ông phải thấy, ta đã phải tốn rất nhiều công sức mới loại bỏ được Nguyên phi Ngọc Dao và Huệ phi Nhật Lệ, thì há gì Tiệp dư Ngọc Dao. Đáng lẽ mọi việc đều chu tất nếu như không có ông và người thiếp của ông xen vào. Hừ, ngày nào Tiệp dư còn sống, đứa bé kia còn sống thì ngày đó ta còn phập phồng lo sợ. May làm sao trời giúp ta, trời giúp ta... -Hoàng thái hậu đứng dậy đi quanh phòng nói lảm nhảm như một kẻ loạn trí - Này Nguyễn Trãi, ta sẽ kể cho ông chuyện của cuộc đời ta. Ta vốn chỉ là một cô gái nghèo quê ở Bố Vệ, Đông Sơn, sinh ra trong một gia đình nghèo hèn. Năm 13 tuổi tí nữa ta đã bị một tên huyện hào hãm hiếp, may mà thoát được. Ta bỏ nhà sang ở nhờ một ông chú làm quan cấm vệ để lánh nạn. Rồi cũng một lần, tí nữa ta lại bị hai người anh con chú đè ra làm nhục. Cũng may nhờ trời mà thoát nạn, nhưng từ đó ta vô cùng căm thù những tên đàn ông. Ta thề với lòng mình rằng bằng mọi giá phải vươn lên đỉnh cao của quyền lực, bởi vì ta hiểu rằng chỉ có quyền lực thì mới giải quyết được tất cả. Ta thèm khát quyền lực.

Nhờ có chút sắc đẹp, lại biết múa hát, chiều chuộng, nên nhân dịp triều đình tuyển người hầu, chú ta đưa ta vào thử và không ngờ được chấm đậu. Tuy nhiên khi vào cung, gái đẹp muôn ngàn, một kẻ xuất thân hèn hạ như ta làm sao mà được nhà vua đoái hoài đến. Trong 9 bậc cung tần, ta đứng hàng thấp nhất. Đêm đêm nằm tủi thân, ta hay khóc một mình và nghiến răng tự nhủ với lòng mình phải bằng mọi cách để Vua chú ý đến. Và ta đã phải nịnh bợ, luồn lọt từng tên thái giám bẩn thỉu, nén ghê tởm để qụy lụy chúng mà hòng mong chúng nói tốt với Vua cho mình. Tìm dịp thuận lợi để cho ta ra mắt Vua, mong ngài được sủng ái. Đó là lúc hai Nguyên phi Ngọc Dao và Huệ phi Nhật Lệ đang dựa vào thế lực của cha ruột làm quan Phụ chính mà coi tất cả các phi, tần khác chẳng ra gì và thường chèn ép họ. May sao khi hai quan Phụ chính bị Vua giết chết, trong nội cung, ta đã bắt tay với Hoàng hậu Dương Thị Bí tìm cách vu oan, giá họa cho hai bà phi này và mượn tay Vua để tống họ về dân. Khi Hoàng hậu sinh Thái tử, lợi dụng vào tính dốt nát và hợm hĩnh của Hoàng hậu, ta đã khích bác để cho tính kiêu ngạo của Hoàng hậu ngày càng lên cao làm nhiều điều sai quấy. Rốt cuộc bà ta bị Vua phế bỏ. Khi ta lên làm Hoàng hậu và sinh Thái tử Bang Cơ, ta tưởng rằng như vậy là từ nay có thể sổng yên ổn, thế nhưng lại nảy sinh chuyện Tiệp dư Ngọc Dao hoài thai sinh con và việc xía vào chuyện nội cung của Thị Lộ. Khi ta tưởng rằng mình có thể loại trừ được mối họa Tiệp dư thì vợ chồng ông đã làm hỏng mọi chuyện của ta. Nếu lúc đó ta không nhanh tay hơn thì chắc nay chiếc ghế ta đang ngồi đây là của Tiệp dư, thậm chí là của người thiếp yêu của ông chẳng hạn. Sao, bây giờ ông đã hiểu hết chưa quan Hành khiển?

Ta toát mồ hôi hột khi nghe những lời bất ngờ của Tuyên Từ Hoàng thái hậu.

- Ra vậy, chuyện Hoàng hậu Dương Thị Bí hợm mình, lẫn chuyện tượng Phật trong phòng Tiệp dư đều là mưu của Thái hậu ư?

Trước câu hỏi của ta, Hoàng thái hậu gật đầu, nói thẳng:

- Đúng, tất cả đều do ta làm ra.

- Không lẽ chỉ vì quyền lực mà Thái hậu lại có thể bất chấp tất cả nhân tình?

- Này quan Hành khiển, ông hãy nghe cho kỹ đây. - Tuyên từ Hoàng thái hậu nói khẽ khàng nhưng giọng lạnh tanh - Trong việc tranh giành quyền lực thì không bao giờ có tình cảm và nhân từ. Nếu có thì hoặc là giả dối che đậy hoặc là một ngu ẩn. Quyền lực, đối với con người thì chỉ có máu và nước mắt, chỉ có thủ đoạn và âm mưu. Đấy là bài học cho bất kỳ kẻ nào muốn vươn tới quyền lực, ông hiểu không?

- Thái hậu, vậy thì tàn nhẫn quá...

- Hừm... Ngay từ khi Cao Tổ Hoàng đế nhà Lê mở nước, sau đó đã giết hàng loạt trung thần, mà ông cũng đã từng là nạn nhân trong cuộc, ông còn lạ gì. Đó là vì củng cố quyền lực cho dòng họ Lê của Thái Tổ hay sao? Cho đến Tiên đế mới băng hà kia, bản thân Tiên đế cũng đã từng buộc hai quan Phụ chính là bố vợ của mình phải tự vẫn, chưa kể một số quan đại thần khác cũng bị vạ lây, ngoài ra ngài còn theo đuổi và tí nữa là giết chết cả anh ruột của mình. Há tất cả đều chẳng phải vì củng cố quyền lực của mình hay sao? Đôi lúc chính ta cũng tự hỏi phải chăng mỗi một lần có một ông vua mới lên ngai vàng là một lần phải có trung thần bị giết như là một hình thức tế ngôi?

- Và nay là thần?

Hoàng thái hậu quay lại ghế ngồi, bệ vệ nhìn ta. Ánh mắt của bà ta sáng long lanh, loé lên những tia lửa. Ta rùng mình cúi đầu, người đàn bà này chưa bước qua tuổi đôi mươi nhưng quả thật âm mưu và thủ đoạn có thừa.

- Ta không muốn giết ông - Hoàng thái hậu thở dài - Kẻ đáng chết là Thị Lộ, người thiếp của ông kìa. Kẻ đã không biết thân phận của mình lại dám xía vào chuyện của ta, đấy mới là kẻ đáng tội chết. Tuy nhiên vì bà ta là thiếp của ông và nay sự việc đã đi quá đà mất rồi, ta không giết ông cũng không được. Ông có hiểu không?

- Thái hậu, thế nhưng còn toàn gia họ Nguyễn, họ có tội gì sao Thái hậu nỡ xuống tay?

- Hừ... tội giết Vua, tru di tam tộc là đúng. Đấy là luật lệ, ông tưởng ta không nương tay với ông ư? Ngay sau khi Thị Lộ thú nhận tội giết Vua, đáng lẽ ta đã cho lính bắt ngay toàn gia họ Nguyễn của ông rồi, nhưng mà ta vẫn cứ ngần ngừ. - Hoàng thái hậu nhln ta chằm chặp - Tại sao... tại vì ta muốn cho bọn họ có thời gian mà chạy trốn, và thậm chí lúc đó ta còn mong cả ông cũng nên trốn đi, ta chỉ cần xử Thị Lộ là đủ. Nhưng ta cũng hiểu rằng, ông sẽ không trốn. Trước sau gì ông cũng sẽ về triều. Làm gì ta không biết việc có vài mệnh quan trong triều lén báo cho gia đình ông, làm gì ta không biết việc mấy người thiếp của ông dẫn con cháu bỏ trốn... Ta làm lơ vì ta chỉ cần ông và Thị Lộ để xét xử. Nay những kẻ con cháu còn lại của ông tình nguyện theo ông lên kinh thì dĩ nhiên bọn họ phải chịu xử tội chết, đừng trách ta. Bản thân ta đã cố tình mở lượng hải hà, nhưng các ngươi không biết thì nay làm sao trách ta được.

Ta phải thừa nhận những điều Tuyên Từ Hoàng thái hậu nói là có. Chính ta cũng lấy làm ngạc nhiên về việc khá nhiều con cháu họ Nguyễn trốn thoát một cách dễ dàng và triều đình lệnh truy bắt rất muộn màng. Nay qua lời nói của Thái hậu ta hiểu rằng dù sao bà ta cũng không muốn truy cùng bắt tận con cháu họ Nguyễn.

- Thần tạ ơn Thái hậu. Tuy nhiên thưa Thái hậu, nhân danh quyền lực, và vì quyền lực của bản thân mình mà Thái hậu để cho máu rơi nhiều như vậy, liệu Thái hậu ngủ có được ngon không?

- Cái gì?

Tuyên Từ Hoàng thái hậu giật nảy người khi nghe ta hỏi, bà ta mở to mắt trừng trừng nhìn vào hai bàn tay của mình và hốt nhiên cười the thé.

- Hay lắm Nguyễn Trãi, ông hỏi hay lắm.

Và Hoàng thái hậu đột nhiên thở dài mệt mỏi.

- Đừng oán trách ta... quan Hành khiển, còn có rất nhiều việc mà ông chưa bao giờ biết đâu. Nếu có trách thì phải trách chính bản thân của ông và người thiếp nhiều mưu mô của ông nữa kìa. Có những việc đi ngoài ý muốn của ta, có những việc ta buộc phải làm vì chính mạng sống của chính mẹ con ta. Ông đâu có hiểu hết. Phải đối xử với ông hay toàn gia họ Nguyễn như thế này ta cũng thây hối hận. Nhưng như ta đã nói rồi, những sự việc này không thể dừng được nữa, ông nên hiểu.

- Không thần không thể hiểu nổi thưa Thái hậu.

Tuyên Từ Hoàng thái hậu uể oải nói nhẹ:

- Nguyễn Trãi, nếu có xuống tuyền đài gặp Tiên đế, ông hãy thưa với ngài giùm ta rằng, tất cả những điều ta đang làm chỉ vì quyền lực ngai vàng của dòng họ Lê mà thôi. Mong người hãy hiểu và đừng trách ta. Và cả ông nữa, ông cũng đừng trách ta làm gì. Quyền lực, nó vốn là vậy.

Lời nói úp mở kỳ lạ của Hoàng thái hậu làm ta ngạc nhiên, ta tính hỏi, nhưng bà ta đã khoát tay lệnh cho nội quan lôi ta ra ngoài.

- Tướng công - Thị Lộ thổn thức - Tội này tất cả do thiếp mà ra. Có những điều thiếp đã làm và giấu không cho chàng biết. Nay chàng có trách thiếp không?

Thật kỳ lạ, trong một thời gian ngắn, cả Tuyên Từ Hoàng thái hậu lẫn Nguyễn Thị Lộ đều mong ta không nên trách họ vì những điều họ đã làm. Những người đàn bà này thật bí hiểm.

Trách móc, ta nhếch mép lẩm thưa, biết trách ai và biết trách gì bây giờ khi tất cả đã là số phận của con người. Ta chợt nhớ đến lời nói của Nho gia Trình Minh Đạo. Bá Thuần có nói, chuyện sống chết là chuyện phải xảy ra trong đời, chỉ có điều đến với kẻ này nhanh và đến với kẻ kia chậm. Là bậc quân tử không cần sợ, không nên sợ, không nên bàn đến chuyện sống chết và cũng chẳng cần quan tâm đến để làm gì. Chỉ có Phật gia còn nặng nợ chuyện sống chết nên mới phải nói đi nói lại chuyện này hàng ngàn năm nay. Cho nên ta hiểu rằng, sự oan nghiệt nhất của số phận cuối cùng cũng đã đến với ta. Ta không sợ chết, bởi sống hay chết cuối cùng cũng chỉ vậy thôi. Lúc này đây lòng ta thanh thản và chỉ muốn nói lại những lời cuối cùng, gửi đến hậu thế mai sau những tâm tư nặng trĩu của một con người hết lòng sống vì dân Nam nước Việt. Đến chết làm một hồn ma ta cũng nguyện vì dân Nam nước Việt.

Bệ hạ ôi, cuối cùng lão thần sắp đến hầu ngài đây. Hai mươi năm nằm gai nếm mật, ngài dựng lên cơ đồ nhà hậu Lê đầy vinh quang hiển hách với một nền độc lập tực chủ đáng tự hào so với phương Bắc. Chỉ tiếc thay, ngai vàng quyền lực nhà Lê của ngài đẫm máu quá. Bắt đầu từ ngài với cái chết của hai công thần Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo, đến Nguyên Long, con trai ngài là cái chết cũng của hai đại công thần Lê Ngân, Lê Sát và nay là cháu trai ngài bằng chính thảm án của cả dòng họ Nguyễn của thần. Đau đớn thay Bệ hạ, ngày xưa khi khoác long cổn ngồi trên ngai vàng, ngài có nghĩ đến điều này chăng?

Ta nhìn cả hai người đàn bà sắp đi vào cõi vĩnh hằng với mình và ngân nga "Giai nhân tự cổ như danh tướng, bất hứa nhân gian kiến bạc đầu - Người đẹp xưa nay như danh tướng, chẳng để người ta thấy bạc đầu."

Thế là hết, gà đã gáy sang canh năm rồi. Chỉ còn một khắc nữa thôi là đầu ta sẽ lìa khỏi cổ. Cuộc sống đi qua mới nhanh làm sao. Cuộc đời ta, hơn 60 năm sống làm người với biết bao nhiêu thăng trầm cay đắng. Ta tự hào vì mình đã làm được nhiều điều và cũng nuối tiếc vì còn nhiều điều dang dở chưa làm xong. Hậu thế ơi, ta xin gửi lại cho con cháu mai sau những lời tâm sự này để mong mọi người hãy hiểu giùm cho tâm lòng trung trinh của ta. Ta đã sống và đã chết như thế đấy.

Cuộc đời chìm nổi mấy muơi năm

Núi cũ, khe xưa ước đã lầm.

Danh giá bỗng mang vòng họa thực

Lòng ngay khôn gỡ miệng quân phàm.

Tự văn chưa mất lòng còn đoái

Định mệnh thôi đành chết cũng cam.

Khó gửi nửa lời lên bệ ngọc

Tỏ lòng oan tủi buổi tù giam.

Ta, Nguyễn Trãi, hiệu Ức Trai. Ta chào đời năm Canh Thân, 1380, tại kinh thành Thăng Long, ngày 19 tháng 9 năm 1442, ta bị chết cũng tại kinh thành Thăng Long.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3