Những Âm Mưu Từ Đảo Jekyll - Chương 14

Chương 14 NHỮNG CON CÁO GIÀ PHÍA SAU CHIẾC MẶT NẠ Cuộc cách mạng tại Nga; vai trò của các nhà tài phiệt New York - những người giả trang thành các quan chức của Phái đoàn Chữ thập tại Nga; sự nổi lên của “kẻ thù đáng tin” trong mối tương quan với Kế hoạch Rothschild. Trong phần trước, chúng ta đã thấy rằng, Phái đoàn chữ thập đỏ tại Nga không phải là một tổ chức hay cơ quan nhân đạo gì cả mà là một “mặt nạ trá hình”. Điều này dẫn đến một câu hỏi mang tính logic: đâu là động cơ và mục tiêu thực sự ẩn giấu đằng sau chiếc mặt nạ đó? Trong những năm sau này, điều đó có thể được giải thích bởi những người đã từng tham gia vào Phái đoàn đó rằng họ chỉ đơn thuần thực hiện các sứ mệnh nhân đạo nhằm bảo vệ Nga khỏi nguy cơ chiến tranh với Đức đồng thời nhằm giúp sự nghiệp tự do của Anh và các đồng minh của mình. Đối với Jacob Schiff và các nhà tài phiệt ngân hàng gốc Do Thái khác ở New York, ở đây có một sự giải thích bổ sung rằng họ chống lại Sa Hoàng vì phong cách chống Xê-Mít của ông ta. Đương nhiên, những điều này đều là động cơ tuyệt vời và chúng được chấp nhận bởi các nhà sử học chủ đạo. Thật đáng tiếc, các giải thích chính thức lại không phù hợp với các sự kiện. NHỮNG LƯU Ý TỪ CUỐN NHẬT KÝ CỦA LINCOLN STEFFEN Động cơ thuyết phục của các nhà tài phiệt ngân hàng New York đã được thể hiện trong cuốn nhật ký của Lincoln Steffens, một trong những nhà văn cánh tả nổi tiếng của Hoa Kỳ thời bấy giờ. Steffens có mặt trên boong tàu S.S Kristianiafjord khi Trotsky bị bắt ở Halifax. Ông ta đã ghi lại nội dung câu chuyện của mình với các hành khách khác - những người đang phải đương đầu với một nước Nga xung đột. Một trong những người này là Charles Crane, phó chủ tịch của Crane Company. Crane là một trợ thủ đắc lực của Woodrow Wilson và cựu chủ tịch HĐQT của ủy ban tài chính Đảng dân chủ. Ông ta cũng đã thành lập Westinghouse Company tại Nga và đã thực hiện không dưới 23 cuộc viếng thăm. Con trai ông ta, Richard Crane là một trợ thủ ngầm cho Bộ trưởng ngoại giao - Robert Lansing. Thật thú vị khi đọc những dòng lưu ý của Steffens liên quan đến quan điểm của các hành khách du lịch. Ông ta viết: “… Tất cả đều nhất trí rằng cuộc cách mạng mới chỉ đang trong giai đoạn đầu tiên, và nó sẽ phải phát triển lớn mạnh. Crane và những người theo chủ nghĩa cấp tiến Nga trên con tàu này nghĩ rằng chúng ta sẽ phải có mặt tại Petrograd cho một cuộc cách mạng mới.”[1] Chính xác là như vậy. Cuộc cách mạng mới là mong đợi và là mục tiêu chứ không phải là sự loại trừ những kẻ chống lại chủ nghĩa Xê-Mít. Liên quan đến yêu sách của Thompson rằng ông ta muốn bảo vệ nước Nga trong cuộc chiến tranh chống Đức, ở đây có một lô-gíc của các sự kiện thực tế bác bỏ điều này. Kerensky và chính phủ lâm thời đã sẵn sàng cho các nỗ lực chiến tranh. Tổ chức chữ thập đỏ giả trang đã thể hiện sự hỗ trợ mạnh mẽ nhất của mình đối với những người Bôn-sê-vích. Lí do của họ là những người Bôn-sê-vích sẽ kiểm soát chính phủ mới và họ sẽ tìm kiếm cơ hội cho tương lai. Họ nói rằng họ không giống như những người Bôn-sê-vích, nhưng lại giao dịch với những người Bôn-sê-vích một cách thực dụng. Trên thực tế, ở đây có một nguyên nhân nhỏ - vượt ra ngoài sự hỗ trợ của các nhà tài phiệt New York - nhằm bảo đảm rằng họ có thể có tiếng nói ảnh hưởng tới nước Nga. Nhưng, nếu chúng ta đưa ra một giả thuyết rằng những người đàn ông này là những chính trị gia láu cá - những kẻ có khả năng nhìn thấy trước tương lai, chúng ta vẫn còn phải đương đầu với những rào cản nghiêm trọng. Ví dụ, tháng Hai năm 1918, Arthur Bullard có mặt ở Nga với tư cách là trưởng chi nhánh của ủy ban Thông tin công chúng, một tổ chức tuyên truyền chiến tranh của chính phủ Mỹ. Mullard được George Kennan - một sử gia - mô tả như “nhân vật của Đảng Tự do theo chủ nghĩa xã hội, một nhà văn tự do, tai mắt của Đại tá House.”[2] Với tư cách chính thức của mình, ông ta có nhiều cơ hội để cố vấn cho Raymond Robins và trong một báo cáo mô tả một trong những cuộc trò chuyện này, Bulland viết: Ông ta [Robins] thể hiện sự e dè - một cách cụ thể là sự thừa nhận những người Bôn-sê-vích là hơi quá, và điều này nên tác động ngay lập tức, và Mỹ cũng đã thừa nhận những người Bôn-sê-vích. “Tôi tin rằng chúng ta có thể kiểm soát được các nguồn tài nguyên dư thừa của Nga cũng như kiểm soát được các sĩ quan tại tất cả các điểm của trận tuyến.”[3] NHỮNG CON CÁO GIÀ PHÍA SAU MẶT NẠ Một năm sau đó, Thượng nghị viện Hoa Kỳ thực thi một cuộc điều tra về vai trò của các công dân nổi bật của nước này trong việc hỗ trợ cuộc cách mạng của những người Bôn-sê-vích. Một trong những tài liệu lưu giữ được là bản thông cáo mà Robins gửi cho Bruce Lockhart, trong đó Robins viết: Ngài sẽ nghe nói rằng tôi chính là đại diện của Phố Wall, rằng tôi là đệ tử của William B. Thompson trong việc giành lấy mỏ đồng Altai ở Nga cho ông ta, rằng tôi có 500 nghìn ha rừng tại Nga, rằng tôi đã thoát khỏi trách nhiệm với Trans-Siberian Railway, rằng họ cho tôi độc quyền khai thác platin ở Nga, rằng điều này giải thích cho việc tôi làm việc cho chính quyền Xô-Viết… Ngài có thể nghe mọi chuyện. Bây giờ, tôi không cho rằng điều đó là đúng, thưa Ngài, nhưng hãy cho phép chúng ta giả định rằng điều đó là đúng. Hãy giả định rằng tôi có mặt ở đây là nhằm giành được nước Nga cho Phố Wall và các nhà tài phiệt Hoa Kỳ. Hãy giả định rằng Ngài là một con cáo già Anh và tôi là một con cáo già Mỹ, và khi cuộc chiến tranh này kết thúc, chúng ta sẽ xâu xé nhau để tranh giành thị trường Nga; hãy cho phép chúng ta làm như vậy một cách thẳng thắn nhưng đồng thời hãy thử giả định rằng chúng ta là những con cáo già thông minh và chúng ta biết rằng nếu mình không cùng nhau săn mồi thì ngay lập tức con cáo già Đức sẽ xực mất cả hai chúng ta.[4] Giáo sư Sutton đã đặt tất cả những điều này vào một viễn cảnh. Trong một đoạn sau đó, ông nói về William Thompson, nhưng những chỗ nhấn mạnh của ông lại có tác động đến Robins và tất cả các nhà tài phiệt khác - những thành viên đắc lực của Phái đoàn chữ thập đỏ tại Nga. Các động cơ của Thompson mang tính chất tài chính và thương mại. Đặc biệt, Thompson quan tâm đến thị trường Nga, và làm thế nào để các nhà tài phiệt Phố Wall có thể tác động đến thị trường này nhằm giành quyền khai phá nó thời hậu chiến. Thompson coi Đức như một kẻ thù - kẻ thù kinh tế và thương mại hơn là kẻ thù chính trị. Nền công nghiệp và ngành ngân hàng Đức chính là kẻ thù thực sự của Anh và Mỹ. Để gạt Đức ra khỏi cuộc chơi, Thompson muốn rót tiền vào bất cứ bộ máy thế lực chính trị nào giúp ông ta đạt được mục tiêu. Nói cách khác, Thompson là một người theo chủ nghĩa đế quốc Mỹ chiến đấu chống lại những kẻ theo chủ nghĩa đế quốc Đức… Thompson không phải là người theo chủ nghĩa Bôn-sê-vích và cũng chưa bao giờ là người ủng hộ Bôn-sê-vích đồng thời cũng không bao giờ là người ủng hộ Karensky hay Hoa Kỳ. Động cơ cao hơn của ông ta là chiếm giữ thị trường Nga thời hậu chiến. Điều này là mục tiêu thương mại. Hệ tư tưởng có thể thống trị các nhà thực thi cách mạng như Kerensky chứ không phải là các nhà tài phiệt.[5] Vậy những con cáo già của nhóm Bàn Tròn có thực sự thành công với mục tiêu của mình hay không? Trên thực tế họ có chiếm giữ được các nguồn tài nguyên dư thừa của nước Nga hay không? Câu trả lời cho câu hỏi này không hề hiện diện trong các cuốn sách lịch sử của chúng ta. Câu trả lời phải được lần theo dấu vết các sự kiện và những gì mà chúng ta cần tìm kiếm chính là câu trả lời đó. Nếu kế hoạch không thành công, chúng ta sẽ kỳ vọng vào việc tìm ra sự biến cách trong các mối quan tâm về tài chính, nếu không phải là một sự thù địch hoàn toàn. Mặt khác, nếu điều đó thành công, chúng ta sẽ chờ xem không chỉ sự ủng hộ tiếp tục mà còn một số chứng cớ về lợi nhuận được các nhà đầu tư mang đi, như một sự đền bù cho những nỗ lực và rủi ro của họ. Với những dấu vết này, hãy thử quay trở lại với cái nhìn tổng quan về những gì đã thực sự xảy ra kể từ khi những người theo chủ nghĩa Bôn-sê-vích được mạng lưới Bàn Tròn “hỗ trợ”. TIN TỨC: Sau Cách mạng Tháng Mười, tất cả các ngân hàng ở Nga đều đã bị tiếp quản và “quốc hữu hóa” - ngoại trừ một chi nhánh của ngân hàng National City Bank thuộc quyền kiểm soát của gia tộc Rockefeller tại Petrograd. TIN TỨC: Ngành công nghiệp nặng tại Nga cũng được quốc hữu hóa - ngoại trừ nhà máy Westinghouse - nhà máy được thành lập bởi Charles Crane, một trong những người đã có mặt trên boong con tàu S.S. Kristianiafjord trong chuyến hành trình đến nước Nga cùng Trotsky nhằm chứng kiến cuộc cách mạng. TIN TỨC: Năm 1922, Chính quyền Xô Viết thành lập ngân hàng quốc tế thứ nhất. Ngân hàng này không thuộc quyền sở hữu và vận hành của nhà nước như lý thuyết đưa ra mà được vận hành bởi các nhà tài phiệt ngân hàng. Những nhân vật này bao gồm không chỉ là các nhà tài phiệt ngân hàng của chế độ Sa Hoàng cũ mà còn có các đại diện của các ngân hàng Đức, Thụy Điển và Mỹ. Phần lớn nguồn vốn nước ngoài đến từ Anh, kể cả vốn của chính phủ Anh. Nhân vật được bổ nhiệm làm Giám đốc Bộ phận Đối ngoại của ngân hàng chính là Max May, Phó chủ tịch của Guaranty Trust Company của Morgan tại New York. TIN TỨC: Trong những năm sau Cách mạng Tháng Mười xuất hiện một loạt các hợp đồng béo bở được các công ty của Liên Xô, Anh hoặc Mỹ ký kết. Những hợp đồng này đều được mạng lưới Bàn Tròn thiết kế và đạo diễn, dù trực tiếp hay gián tiếp. Hợp đồng lớn nhất trong số các hợp đồng này trị giá 50 triệu bảng Anh với hàng thực phẩm cung cấp của Morris & Company, một công ty thực phẩm đóng hộp có trụ sở ở Chicago. Edward Morris cưới Helen Swift, người có anh trai là Harlord Swift. Halord Swift từng được coi là “ông trùm” trong Phái đoàn chữ thập đỏ tại Nga. TIN TỨC: Trong việc thanh toán cho các hợp đồng này và nhằm chuyển các khoản vay của các nhà tài phiệt, những người Bôn-sê-vích tham gia khai thác vàng - bao gồm cả nguồn dự trữ khá lớn của chính phủ Sa Hoàng - và chuyển về các ngân hàng Anh hoặc Mỹ. Chỉ riêng năm 1920, một chuyến tàu đến Mỹ qua ngả Stockholm trị giá 39 triệu cua-rôn Thụy Điển; ba chuyến tàu cập bến với 540 thùng vàng trị giá 97.200.000 rúp vàng; cộng thêm ít nhất là một chuyến tàu khác trị giá 20 triệu đô la Mỹ. (Hãy lưu ý rằng đây là giá trị của năm 1920!) Việc cập bến của các con tàu này được điều phối bởi Kuhn, Loeb & Company của Jacob Schiff với các khoản tiền do Guaranty Trust của gia tộc Morgan chi trả.[6] TIN TỨC: Lúc này, nội các của Tổng thống Wilson đã chuyển 700.000 tấn thực phẩm tới Liên Xô.[7] Bộ Thực phẩm Hoa Kỳ - đơn vị phụ trách phi vụ tầm cỡ này - cũng đã thu được một khoản lợi nhuận béo bở. TIN TỨC: Những con cáo già Mỹ, Anh và Đức cũng đã gặt hái được nhiều lợi nhuận từ việc buôn bán với chế độ Xô Viết mới thành lập. Standard Oil và General Eletric cung cấp cho nước này một khoản máy móc trị giá tương đương 37 triệu đô-la từ năm 1921-1925, và điều này cũng chỉ mới là bắt đầu. Đám địa chủ Aircraft ở Đức đã dựng nên một thể chế hàng không Xô Viết. W. Averell Harriman - một đại gia trong ngành vận tải đường sắt và ngân hàng tại Mỹ - người sau này trở thành Đại sứ tại Nga - đã giành được độc quyền khai thác tất cả măng-gan của Nga trong vòng hai mươi năm. Armand Hammer - một đại gia khác - cũng đã kiếm được một khối tài sản khổng lồ nhất thế giới bằng việc khai thác mỏ amiăng tại Nga. HẬU CẢNH BỔ SUNG: NHÂN VẬT MÙ VỪA CÂM VỪA ĐIẾC Trong những năm trước đó, những người Bôn-sê-vích không được tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ và vốn đầu tư nước ngoài. Họ biết rằng mình có thể bị lừa bởi cái mác hợp tác “tư bản”, nhưng đó là hợp tác như thế nào? Đó không phải là tiền bạc của họ. Trong một dịp, Lê Nin đã giải thích nhân tố căn bản cho việc chấp nhận các điều khoản của Phố Wall. Ông nói: Trong hành trình chinh phục thị trường Nga, tư bản chủ nghĩa trên thế giới và chính phủ của họ sẽ nhắm mắt ra dấu và biến thành một kẻ vừa câm vừa điếc. Họ sẽ gia hạn tín dụng - điều sẽ củng cố thế mạnh của Đảng Cộng sản tại đất nước họ và cung cấp vật liệu cùng công nghệ cho chúng ta - những thứ mà chúng ta đang thiếu. Họ sẽ khôi phục lại ngành công nghiệp quân sự của chúng ta, ngành công nghiệp trọng yếu đối với sự tấn công các nhà cung cấp của chúng ta trong tương lai. Nói cách khác, họ sẽ làm việc để chuẩn bị cho sự tự sát của chính họ.[8] Arthur Bullard, người được nhắc đến trước đây như một đại diện của ủy ban Thông tin công chúng tại Nga đã hiểu rõ chiến lược của Đảng Bôn-sê-vích. Thậm chí vào đầu tháng 3 năm 1918, ông ta đã gửi một bức điện tín tới Washington với lời cảnh báo rằng, chúng ta đã làm đúng khi sẵn sàng giúp đỡ bất cứ chính phủ tử tế nào có nhu cầu, tuy nhiên, ông nói, “các nhân vật và tiền bạc được chuyển tới những nhà lãnh đạo hiện hành tại Nga sẽ được sử dụng để chống lại người Nga và người Đức… Tôi đã khăng khăng khuyên họ phản đối lại sự giúp đỡ chính phủ Nga hiện hành. Những yếu tố mang điềm xấu ở nước Nga Xô Viết có vẻ đã được kiểm soát.”[9] Thật đáng tiếc, Bullard chỉ là một con tốt nhỏ trong cuộc chơi này, và ý kiến của ông ta đã được chọn lọc bởi những kẻ khác. Bức điện này được gửi cho cấp trên của ông ta, và đó chính là Đại tá Edward Mandell House với hi vọng rằng nó sẽ có tác động tới Tổng thống. Vậy nhưng, thông điệp đó đã không được chuyển đi. CHUYẾN HÀNH TRÌNH BÊN LỀ CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ HAI Quay trở lại với dấu vết của các sự kiện kể từ thời gian này, chúng ta hãy thử làm một chuyến hành trình ngắn đến với Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ Hai. Việc tài trợ và thu lợi nhuận từ cả hai phía tham chiến luôn được giữ kín. TIN TỨC: Kể từ khi Hitler trỗi dậy nắm quyền, ngành công nghiệp Đức được tài trợ chủ yếu bởi các nhà tài phiệt Mỹ và Anh. Đa số công ty, tập đoàn lớn của Mỹ được biết đến như những đơn vị đầu tư vào ngành công nghiệp chiến tranh. I.G. Farben là tập đoàn công nghiệp lớn nhất và là nguồn tài trợ chủ lực về chính trị cho Hitler, chính Farben đã tuyển dụng và đào tạo bộ phận tình báo của Hitler và vận hành các trại lao động khổ sai của Đức Quốc xã như một nguồn nhân lực bổ sung cho các nhà máy Đức. Thậm chí Farben còn thuê hãng cung cấp dịch vụ PR tại New York của Ivy Lee, người đã từng đảm nhiệm trọng trách chuyên gia PR cho John D. Rockefeller, nhằm làm tăng hình ảnh của Hitler đối với công chúng tại Mỹ. Ngẫu nhiên mà Lee được sử dụng nhằm giúp “bán” chế độ Xô Viết cho công chúng Hoa Kỳ trong cuối thập niên 20.[11] TIN TỨC: Phần lớn nguồn vốn cho việc mở rộng công ty hóa chất I.G. Farben được cung cấp bởi Phố Wall; chủ yếu là Ngân hàng National City của Rockefeller; Dillon, Read & Company - cũng là một công ty của Rockefeller; Equitable Trust Company của Morgan; Harris Forbes & Company và Kuhn, Loeb & Company.[12] TIN TỨC: Trong thời gian quân Đồng minh tấn công dội bom vào nước Đức, dưới sự hướng dẫn của Bộ chiến tranh Hoa Kỳ, các nhà máy và khu nhà hành chính của Công ty hóa chất LG. Farben đã thực hiện chính sách tiết kiệm dự phòng. Bộ chiến tranh được tự do tuyển chọn nhân viên - những người không phải là quân nhân nhưng có hợp tác với các công ty đầu tư được nhắc đến trước đó. Ví dụ, Bộ trưởng Bộ chiến tranh lúc này là Robert P. Patterson. James Forrestal là Bộ trưởng Bộ Hải quân và sau này trở thành Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cả hai người đều đến từ Dillon Read and Company và trên thực tế, Forrestal đã trở thành chủ tịch của hãng này. TIN TỨC: Trong chiến tranh thế giới thứ hai, với chương trình cho vay (Lend-Lease Program), Hoa Kỳ đã chuyển cho Liên Xô hơn 11 tỉ đô la tiền tài trợ, kể cả 14.000 máy bay, gần nửa triệu chiếc xe tăng và các xe quân sự khác, hơn 400 tàu chiến và thậm chí là một nửa nguồn cung uranium - thứ cần thiết cho việc phát triển bom hạt nhân. Nhưng 1/3 các chuyến tàu cho vay trong giai đoạn này bao gồm thiết bị công nghiệp và nguồn cung lại được sử dụng cho việc phát triển nền kinh tế Nga sau chiến tranh. Và khi cuộc chiến tranh kết thúc, chương trình cho vay này tiếp tục được thực hiện hơn một năm trời. Cuối năm 1946, Nga đã nhận được điều khoản cho vay tín dụng có thời hạn 20 năm với mức lãi suất 2[3]/[8], một mức khá thấp. CƠ CẤU CHUYỂN TIỀN Khi chương trình cho vay hết hiệu lực, người ta nghĩ ra một cơ chế mới nhằm “hậu thuẫn” nước Nga Xô Viết cùng hệ thống các nước vệ tinh. Một trong những cơ chế mới này là bán các hàng nhu yếu phẩm với giá thấp hơn giá thị trường và trên thực tế là thấp hơn giá mà người Mỹ phải trả cho những món hàng đó. Những người dân Xô Viết thậm chí không cần phải có tiền để mua những mặt hàng đó. Các thể chế tài chính Mỹ, chính phủ liên bang và các đại diện quốc tế - những tổ chức được tài trợ bởi chính phủ liên bang như Quỹ tiền tệ và Ngân hàng Thế giới - đã cho họ vay tiền. Hơn nữa, tỉ suất cho vay cũng thấp hơn mức lãi suất thị trường, và gần như tất cả các khoản vay này đều được bảo đảm bởi chính phủ Hoa Kỳ. Nói cách khác, cơ chế mới - cơ chế mà người ta thường nhầm lẫn với “thương mại” - cũng chỉ là những phương cách giả trang mà theo đó, các thành viên Bàn Tròn - những kẻ trực tiếp điều hành chính sách quốc gia - đã chi hàng tỉ đô-la cho việc chuyển tiền bạc và các nguồn lực khác cho Nga. Điều này buộc các thể chế bước vào hợp tác với các doanh nhân Hoa Kỳ phải cung cấp các dịch vụ cơ bản. Và chu kỳ được hoàn tất: Người dân Mỹ -> chính phủ Mỹ -> các quốc gia khác -> các doanh nhân Mỹ -> các nhà tài phiệt Mỹ - những người tài trợ cho dự án và tạo ra tầm ảnh hưởng để khiến cho quy trình này trở nên khả thi. TIN TỨC: Liên hợp công nghiệp của chính phủ Mỹ đã cung cấp cho chính phủ Xô-Viết tiền tệ, công nghệ và giúp nước này xây dựng hai nhà máy hiện đại nhất thế giới - Kama River và Zil. Cả hai nhà máy này sản xuất trên 150.000 xe tải hạng nặng mỗi năm cộng thêm 250.000 động cơ diesel. 45% chi phí của dự án này đều được trích từ Ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ, một đại diện của chính phủ liên bang, 45% khác - từ Chase Manhattan Bank của gia tộc Rockefeller, chính phủ Xô-Viết chỉ đóng góp 10%. TIN TỨC: Khi Boris Ensin nắm quyền lãnh đạo đất nước, một trong những hành động chính thức của vị Tổng thống này là cho phép các doanh nghiệp nước ngoài chuyển lợi nhuận về nước. Từ quan điểm kinh doanh, điều này là tốt vì nó thúc đẩy đầu tư nước ngoài. Jane Igraham cung cấp một số thông tin như sau: Trong năm 1992, chính quyền Ensin đã có các vụ thương thảo với các hãng dầu khí như Shell, BP, Amoco, Texaco và Exxon. Chevron mở liên doanh để khai thác và phát triển mỏ dầu Tengiz. McDermott International, Marathon Oil và Mitsui đã ký hợp đồng với chính phủ Nga để khai thác khí đốt tự nhiên ngoài khơi Sakhalin. Chevron và Oman lập ra một tổ hợp nhằm xây dựng đường ống dẫn dầu từ Kazastan tới Biển Đen, Địa Trung Hâi và Vịnh Ba Tư. Occidental Petroleum ký hợp đồng với Nga nhàm hiện đại hóa hai mỏ dẩu ở Siberia… Newmont ký hợp đồng khai thác vàng ở Uzbekistan. Chủ tịch HĐQT của Merrill Lynch đã ký hợp đồng với tư cách là nhà tư vấn trong việc hỗ trợ quá trình tư hữu hóa Quỹ Bất động sản Nhà nước Ucraina. Giám đốc điều hành của AT&T đã ký hợp đồng nhằm cung ứng các hệ thống mạch điện cho Kazastan… Miền Tây Hoa Kỳ ký một loạt hợp đồng làm ăn với chính phủ Hungary nhằm khai thác hệ thống viễn thông quốc gia; Phó Chủ tịch của GM tham gia dự án sản xuất xe hơi cho Hungary và Nam Tư, còn Giám đốc điều hành của GE mua lại phần lớn cổ phần của ngành công nghiệp chiếu sáng của Hungary. Một loạt tên tuổi khác của Mỹ trong nhiều ngành công nghiệp như Dow Chemical, Eastman Kodak, SC Johnson & Son, Xerox, American Express, Procter & Gamble, Philip Morris, Ford, Compaq Computer… cũng đều có mặt.[13] TIN TỨC: Tháng Hai năm 1996, chính quyền Clinton đã cho hãng Aeroflot vay 1 tỷ đô-la để hãng hàng không này có thể cạnh tranh với các hãng khác của Mỹ như Boeing trong việc sẵn xuất máy bay chở khách hạng nặng. Cuối năm, các quốc gia thuộc Liên Xô cũ đã nhận được khoản tiền 3 tỉ đô-la từ Ngân hàng Thế giới. Giữa năm 2000, các quan chức Nga lại nhận thêm 7 tỉ đô-la từ IMF thông qua Ngân hàng New York. TIN TỨC: Ngoài cả thập kỷ của việc đảm bảo thương mại, tín dụng toàn cầu, Hoa Kỳ đã chuyển mười tỉ đô-la tiền viện trợ không hoàn lại. Tháng Sáu năm 2000, Tổng thống Clinton phát biểu trước Quốc hội Nga rằng: “Hoa Kỳ muốn nhìn thấy một nước Nga hùng mạnh”. Ngày hôm sau, ông ta tuyên bố rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ cấp 78 tỉ đô-la nhằm hoàn thiện nhà máy nguyên tử hạt nhân Chernobyl của Ucraina. Mạng lưới Bàn Tròn đã thành công trong việc khai thác thị trường Đông Âu và sẽ còn tiếp tục sự nghiệp của họ. Vẫn là trò bình củ, rượu mới. Ban đầu, J.P. Morgan chi phối Hội đồng Quốc tê, đương nhiên, các nhà tài phiệt quốc tế cũng chính là những người giữ vai trò kiểm soát đối với Hội đồng này. Nhóm Morgan dần dần được thay thế bằng tổ hợp Rockefeller. Và sứ mệnh của nó đã không còn mang hình bóng của Tổ chức chữ thập đỏ Quốc tế nữa mà là của tổ chức “Thương mại Đông-Tây”. Các chính trị gia thích thú với những bài thuyết giảng về sự cần thiết của hòa bình thế giới. Trên thực tế, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên tơi tả chiến tranh. Không một lục địa nào, kể cả Nam Cực, có thể thoát khỏi vòng kiềm tỏa của chiến tranh. Hàng ngày, có từ 25-40 cuộc chiến vũ trang đang diễn ra đâu đó trên thế giới. Kể từ chiến tranh thế giới thứ hai đã có 150 cuộc xung đột vũ trang với hơn 20 triệu người thiệt mạng.[15] Chúng ta không thể không nhận thấy rằng đây cũng chính là giai đoạn mà nợ chính phủ tăng lên và tiền pháp định được tạo ra. THUẬT GIẢ KIM MỚI Các nhà giả kim thời cổ đại kiếm tìm một cách vô vọng hòn đá phù thủy mà họ tin là sẽ biến thành vàng. Có tồn tại một loại đá như vậy hay không? Có thể tồn tại điều này chẳng: các nhà giả kim của thời đại chúng ta đã nghiên cứu cách chuyển đổi chiến tranh thành nợ, nợ thành chiến tranh cũng như cả nợ cả chiến tranh lẫn nợ thành vàng cho chính họ? Trong phần trước, chúng ta tạo ra các lý thuyết về chiến lược, đặt tên cho kế hoạch của Rothschild, theo đó, âm mưu trong lĩnh vực tiền tệ thế giới đã cố ý kích động chiến tranh như một phương tiện khuyên khích nền công nghiệp sản xuất vũ khí siêu lợi nhuận và giữ cho các quốc gia vận hành trong vòng tròn nợ nần. Đó không phải là việc kiếm tìm lợi nhuận mà là tội diệt chủng. Đó không phải là một chuyện tầm thường để tìm hiểu khả năng rằng trên thực tế, các nhà lãnh đạo được chọn lựa và không được chọn lựa của chúng ta đang thực thi kế hoạch Rothschild. TIN TỨC: Chúng ta hãy quay trở lại với những cuộc chiến tranh tại Trung Đông và sự trỗi dậy của “Trào lưu Đạo Hồi chính thống”. Iran, Iraq, Syria, Algeria, Tổ chức giải phóng Palestine và các nhóm chống Mỹ tương tự đều nhận vũ khí, tiền bạc và sự hỗ trợ bí mật từ chính phủ Mỹ. Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh, mỗi một nỗ lực được đưa ra là nhằm bảo đảm rằng chế độ Hussein phải được duy trì nhưng không được sụp đổ. Cơ sở quân sự và phần lớn vũ khí của nước này đều được để dành. Sau lệnh ngừng bắn, quân đội nước này được phép giữ gìn và bảo vệ các tàu quân sự chở súng ống đạn dược mà họ đã sử dụng nhằm dẹp yên cuộc nổi loạn trong nước ở quy mô lớn. Điều sỉ nhục lớn nhất mà nước này phải cố nuốt là trong nhiều năm trời, Hussein được coi là tài sản đối với các nhà hoạch định toàn cầu ở phương Tây, và họ thực hiện tất cả những gì có thể để giữ vững chiếc ghế của ông ta. Chỉ đến khi từ chối cho phép các công ty Mỹ chi phối ngành sản xuất dầu của Iraq thì ông ta mới trở thành một mục tiêu nghiêm trọng. Trước đó, ông ta hoàn toàn vô sự, chính xác là bởi được coi là một kẻ thù ti tiện. Như đã đề cập trước đó, nhóm người tài năng để thực thi chiến lược này chính là Hội đồng Quan hệ Quốc tế. Năm 1996, Tổng biên tập của tờ Foreign Affairs là Fareed Zakaria, người đưa ra cách giải thích duy lý hóa như sau: Đúng, thật là liều lĩnh để tống cổ Saddam. Nhưng hành vi tồi tệ của ông ta thực sự phục vụ cho các mục tiêu của Mỹ trong khu vực… Nếu Saddam Hussein không tồn tại, chúng ta sẽ tạo ra một nhân vật như vậy… Sự kết liễu số phận của Saddam Hussein sẽ là sự kết liễu của liên minh chống lại Saddam. Không có gì phá hủy được liên minh bằng sự biến mất của kẻ thù… Việc duy trì sự hiện diện dài hạn của lính Mỹ tại vùng vịnh sẽ trở nên khó khăn khi có sự đe dọa trong khu vực.[16] Đó là tuyên bố rõ ràng của Kế hoạch Rothschild. Nhiều người không thể tin rằng đó là điều nghiêm túc, thậm chí cả các nghị sĩ. Ví dụ, khi phát biểu trước hạ Nghị viện, James Traficant từ Ohio đã kêu lên: Hoa Kỳ đã chuyển cho Nga hàng tỉ đô-la. Với nguồn tài chính của Mỹ, Nga đã sản xuất ra tên lửa và bán chúng cho Trung Quốc. Và Trung Quốc - quốc gia kiếm được 45 tỉ đô-la từ việc xuất khẩu hàng hóa rẻ như bèo sang Mỹ - lại “đẩy” số tên lửa được sản xuất tại Nga sang Iran. Và giờ đây, với số vũ khí Nga được ông bạn Trung Quốc chuyển sang, Iran bắt đầu đe dọa Trung Đông. Như vậy, chú Sam… lại điều thêm nhiều binh lính củng như đổ thêm nhiều tiền bạc cho khu vực này… Thưa Chủ tịch Hạ nghị viện, đầy không phải là chính sách đối ngoại mà là sự ngớ ngẩn.[17] Tấm bia mà Traficant nhắm đến là nhận diện vấn đề, nhưng ông ta đã bỏ qua điểm đen của bia tập bắn. Các nhà hoạch định chính sách của Hội đồng Quan hệ ; Quốc tế không phải là những kẻ khờ. Họ đang thực thi Kế hoạch Rothschild. Để bào chữa cho chính phủ thế giới, cần phải có chiến tranh, chiến tranh đòi hỏi phải có kẻ thù và vũ khí ghê sợ. Iran chính là một trong những kẻ thù tốt nhất mà tiền bạc có thể mua được. TIN TỨC: Hành động mới nhất trong màn kịch này là việc tạo ra vấn đề Bắc Triều Tiên. Trong khi Tổng thống Bush nói rằng Bắc Triều Tiên là một phần của “Trục Ma quỷ” mà nội các của ông ta đang phái các chuyến tàu có tên cứu trợ nhân đạo tới đó và với việc sử dụng sự hỗ trợ này, chế độ sẽ củng cố quyền kiểm soát của mình. NGUYÊN NHÂN THỨ NĂM NHẰM BÃI BỎ HỆ THỐNG CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG Có một số nhà sử học không thừa nhận rằng việc tài trợ cho cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ hai, chiến tranh Triều Tiên đã được thực hiên bởi Cơ chế Mandrake thông qua hệ thống Dự trữ Liên bang. Cái nhìn tổng quan về các cuộc chiến tranh kể từ khi Ngân hàng Anh được thành lập vào năm 1694 cho thấy rằng hầu hết những cuộc chiến tranh này đều đã được giảm bớt độ khốc liệt hoặc không diễn ra nếu thiếu tiền pháp định. Đó là khả năng của các chính phủ nhằm giành được tiền mà không cần đóng thuế trực tiếp - điều khiến cho cuộc chiến hiện đại trở nên khả thi và ngân hàng trung ương trở thành phương pháp được ưa chuông trong việc thực thi điều này. Chúng ta có thể tranh cãi về sự cần thiết hoặc ít nhất là tính chắc chắn của tiền pháp định trong thời chiến như là một phương tiện của sự sinh tồn. Đó là bản năng cơ bản của cả cá nhân lẫn chính phủ. Chúng ta sẽ nhường lại sự phán xét này cho các triết gia. Nhưng ở đây có thể không có cuộc tranh luận nào liên quan đến sự kiện rằng trong thời bình, tiền pháp định không có sự biện hộ nào như vậy. Hơn nữa, khả năng của chính phủ và các thể chế ngân hàng trong việc sử dụng tiền pháp định nhằm tài trợ cho các cuộc chiến tranh và các quốc gia khác là sự cám dỗ ghê gớm đối với họ để trở nên bị lôi kéo vào các cuộc chiến này vì lợi ích tài chính hoặc chính trị hoặc vì các lí do khác. Hệ thống Dự trữ Liên bang luôn phục vụ chức năng này. Chiến lược liên tục xây dựng năng lực quân sự của các quốc gia đối đầu với Hoa Kỳ không tạo ra lý do để chúng ta tin rằng mình đã chứng kiến cuộc chiến tranh cuối cùng. Như vậy, không quá cường điệu khi nói rằng hệ thống Dự trữ Liên bang chính là thể chế khuyến khích chiến tranh. TỔNG KẾT Sau khi cuộc cách mạng tháng Mười diễn ra thành công, Phái đoàn Chữ thập đỏ của các nhà tài phiệt New York đã ủng hộ những người Bôn-sê-vích và đổi lại, họ đã nhận được các quyền lợi khai thác nguồn tài nguyên từ nước này cũng như các hợp đồng xây dựng và cung ứng. Sự tham gia vào quá trình phát triển kinh tế của Nga và Đông Âu kề từ thời gian này cho thấy rằng mối quan hệ đã tồn tại cho đến ngày nay. Các nhà tài phiệt không phải là những người ủng hộ chế độ xã hội chủ nghĩa, mối quan tâm duy nhất của họ là lợi nhuận và quyền lực. Và họ đang làm việc để đưa cả Nga và Mỹ tham gia vào chính phủ thế giới mà họ sẽ là những kẻ cầm cương kiểm soát, chiến tranh và các mối đe dọa chiến tranh chính là các công cụ kích động dân chúng chấp nhận mục đích này. Như vậy, điều cơ bản là Hoa Kỳ và các quốc gia công nghiệp hóa trên thế giới đã có những kẻ thù xác thực.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3

Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/ujciw7voi7k để nhận gói giảm giá 1.500.000đ!! 
Một bất ngờ khác cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/uh1qtggbvfr để kiếm tiền cùng tôi!