Những Âm Mưu Từ Đảo Jekyll - Chương 19

Chương 19 ĐỒNG TIỀN XANH LINCOLN VÀ CÁC TỘI ÁC KHÁC Các nguyên nhân gây ra cuộc nội chiến Bắc-Nam cho thấy tính chất chính trị và kinh tế, không chỉ là vấn đề tự do và chiếm hữu nô lệ; cung cách mà theo đó, cả hai bên sử dụng đồng tiền pháp định nhằm tài trợ cho cuộc nội chiến; vai trò quan trọng của các thế lực nước ngoài. Trong chương trước, chúng ta đã thấy được cách thức châu Mỹ trở thành bàn cờ khổng lồ trong cuộc chơi chính trị thế giới. Các thế lực châu Âu nóng lòng muốn xem Hoa Kỳ bị cuốn vào cuộc nội chiến ra sao và rốt cuộc đã bị chia cắt thành hai miền nhỏ hơn và suy yếu hơn. Điều này đã mở đường cho việc thực dân hóa Mỹ Latin mà không sợ người Mỹ thực thi Học thuyết Monroe, và trong vòng vài tháng sau khi cuộc nội chiến Nam-Bắc bùng nổ, Pháp đã đưa quân vào Mexico và vào năm 1864, Maximilian đã trở thành ông vua bù nhìn do Pháp giật dây. Các cuộc thảo luận ngay lập tức được bắt đầu nhằm kéo Mê-hi-cô vào cuộc chiến tranh với tư cách là đồng minh của Phe miền Nam. Anh đưa quân đội đến biên giới Canada nhằm phô trương lực lượng. Mỹ đối mặt với khả năng bị chiếu tướng với các thế lực châu Âu. NGA ĐỨNG VỀ PHE MIỀN BẮC Đây là một nước cờ oai phong có thể thắng được trò chơi nếu không có sự kiện bất ngờ làm nghiêng lệch cán cân. Sa hoàng Alexander Đệ nhị - người không bao giờ cho phép ngân hàng trung ương được thành lập tại Nga[1] - thông báo cho Lincoln biết rằng ông ta đứng về phía liên minh quân sự với phe miền Bắc. Mặc dù Sa hoàng đã giải phóng nông nô trên đất nước mình song động cơ thúc đẩy chủ yếu của ông ta đối với việc hỗ trợ Liên bang chắc chắn là việc giải phóng chế độ nô lệ ở miền Nam. Anh và Pháp đang dùng thủ đoạn nhằm đập nát đế quốc Nga bằng việc chia cắt Phần Lan, Estonia, Latvia, Ba Lan, Crưm và Grudia. Napoleon III của Pháp đã đề xuất với Vương quốc Anh và Áo rằng ba quốc gia này phải ngay lập tức tuyên chiến với Nga nhằm thúc đẩy sự chia cắt này. Biết rằng cuộc chiến tranh đã được kẻ thù của mình tính đến, Nga hoàng Alexander quyết định chơi một ván cờ của riêng mình. Tháng Chín năm 1863, ông đã phái hạm đội châu Á của mình tới San Francisco. Ý nghĩa của nước cờ này được Carl Wrangell Eokassowsky - một công dân gốc Nga giải thích như sau: Không có một thỏa thuận nào được ký giữa Nga và Mỹ, nhưng mối quan tâm lẫn nhau của họ cũng như sự đe dọa chiến tranh đối với cả hai quốc gia đã hợp nhất hai dân tộc trong thời điểm nước sôi lửa bỏng này. Bằng việc cử hạm đội Baltic của mình tới các cảng Bắc Mỹ, Nga hoàng đã thay đổi được vị trí của mình từ thế phòng vệ sang thế tấn công. Mục 3 của bản hướng dẫn ngày 14/7/1863 do Đô đốc Krabbe - người giữ chức Bộ trưởng Bộ Hải quân lúc này - trao cho Đô đốc Lessovsky đã chỉ thị cho Hải quân Nga tấn công tàu vận tải thương mại của kẻ thù cũng như tàu của các thuộc địa trong trường hợp xảy ra chiến tranh nhằm gây cho đối thủ những thiệt hại nặng nề nhất. Những bản hướng dẫn tương tự như vậy cũng được trao cho Đô đốc Popov, sĩ quan hải quân của Hạm đội châu Á của Nga.[2] Sự hiện diện của Hải quân Nga đã giúp Liên bang tuân theo lệnh phong tỏa đường biển chống lại các bang miền Nam để ngăn chặn việc cung ứng hàng hóa từ châu Âu vào. Đó không phải là những con tàu biển đơn thượng độc mã lo giữ các con tàu của Anh và Pháp ngoài vịnh. Thực tế, không có tài liệu nào về những con tàu này. Sự kiện cho rằng vào lúc này, cả Anh và Pháp không muốn rủi ro để dính líu vào cuộc chiến với Mỹ và Nga đã khiến hai nước này trở nên vô cùng thận trọng với sự hỗ trợ quân sự công khai đối với phe miền Nam. Suốt cuộc xung đột này, họ nhận ra đó là thủ đoạn nhằm duy trì vị thế trung lập của mình. Nếu sự hiện diện của hải quân Nga không tạo ra tác động thì diễn biến chiến tranh có thể đã trở nên khác biệt đáng kể. Việc bắt đầu cuộc chiến đã không diễn ra suôn sẻ cho phe miền Bắc. Không chỉ quân đội Liên bang phải đối mặt với những thất bại liên tiếp trên chiến trường mà nhiệt huyết của những người ở hậu phương cũng đã chùng xuống. Như đã đề cập trước đó, ban đầu, đó không phải là một cuộc chiến tranh nhân dân dựa trên nguyên tắc nhân đạo mà là cuộc chiến về quyền lợi kinh doanh. Điều này đã bộc lộ hai vấn đề nghiêm trọng đối với phe miền Bắc. Thứ nhất, làm thế nào để khiến mọi người cầm súng chiến đấu và thứ hai là làm sao để buộc họ trả tiền, cả hai vấn đề đã được giải quyết bằng thủ đoạn đơn giản là vi phạm Hiến pháp. BẢN TUYÊN CÁO BÃI BỎ CHẾ ĐỘ CHIẾM HỮU NÔ LỆ Để buộc người dân cầm súng cần phải biến cuộc chiến tranh thành một chiến dịch chống chế độ chiếm hữu nô lệ. Việc tuyên bố bãi bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ chính là một nước cờ chủ chốt của Lincoln nhằm thổi bùng ngọn lửa đang tắt lịm trong lò than có tên “cuộc chiến của người giàu và trận đánh của người nghèo” theo như cách gọi phổ biến ở miền Bắc. Hơn nữa, đó không phải là sự bổ sung đối với Hiến pháp và cũng chẳng phải là dự luật của Quốc hội. Nó được ban hành mà không được Hiến pháp thông qua, như là một sắc lệnh đơn lẻ của Lincoln - vị Tổng tư lệnh của các lực lượng vũ trang. Sự duy trì Liên bang không đủ để thổi bùng nhiệt huyết của mọi người cho cuộc chiến, chỉ có vấn đề cấp cao hơn về tự do có thể làm được như vậy. Để biến động cơ của tự do trở nên đồng nghĩa với động cơ của quân miền Bắc, không còn giải pháp nào khác ngoài việc chính thức bãi bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ. Sau khi nhấn mạnh nhiều lần rằng chế độ chiếm hữu nô lệ không phải là nguyên nhân gây ra chiến tranh, Lincoln đã giải thích vì sao ông ta thay đổi cách tư duy và ban hành Tuyên cáo bãi bỏ chế độ chiếm hữu nộ lệ: Mọi việc đã tồi tệ càng trở nên tồi tệ hơn khi tôi cảm nhận được rằng chúng ta đã không còn lối thoát trong kế hoạch mà chúng ta theo đuổi; rằng chúng ta đã chơi đến con bài cuối cùng, và cần phải thay đổi các chiến thuật nếu không muốn thua cuộc. Giờ đây tôi quyết định thông qua chính sách bãi bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ.[3] Lối nói hoa mỹ của Bản tuyên cáo thật oai hùng, nhưng khái niệm lại có nhiều điều cần bàn. Trong cuốn Lịch sử Di sản Hoa Kỳ trong cuộc Nội chiến bằng tranh (American Heritage Pictorial History of the Civil War), Bruce Catton giải thích: Xét về khía cạnh kỹ thuật, bản tuyên cáo thật ngớ ngẩn. Nó tuyên bố tình trạng tự do cho tất cả nô lệ chính xác trong những vùng nơi Hoa Kỳ không thể khiến quyền lực của họ trở nên hiệu quả, và cho phép chế độ chiếm hữu nô lệ tiếp tục tồn tại ở các bang có nô lệ với sự giám sát của Liên bang… Nhưng cuối cùng thì Bản tuyên cáo này đã thay đổi đặc điểm của cuộc chiến và hạ lệnh cho phe miền Nam đánh bại.[4] Bản Tuyên cáo đã có tác động mạnh mẽ đối với các thế lực châu Âu. Chừng nào mà cuộc chiến tranh còn được xem xét như một nỗ lực của chính phủ nhằm dẹp yên nạn phiến loạn thì chẳng điều gì được coi là quan trọng và cũng chẳng có điều sỉ nhục nào được gán cho việc hỗ trợ phía bên kia. Nhưng giờ đây, sự tự do như vậy là một vấn đề hiển nhiên, và không một chính phủ nào ở châu Âu - ít nhất là ở Anh và Pháp - lại dám nổi giận đối với các thần dân của mình bằng việc chống lại cả dân tộc đang mong muốn loại bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ. Sau năm 1862, cơ hội mà châu Âu có thể can thiệp quân sự với tư cách là liên minh của Phe miền Nam đã nhanh chóng tan biến. Trên mặt trận tuyên truyền, miền Nam đã được vận động cho vị trí không thể phòng ngự trong thế giới hiện đại. Việc biến chiến tranh thành cuộc vận động chống chế độ chiếm hữu nô lệ chính là một nước cờ xuất sắc của Lincoln, và điều này đã làm dấy lên phong trào tuyển quân tình nguyện cho quân đội Hoa Kỳ. Nhưng điều này đã không thể tiếp tục kéo dài được. Phe miền Bắc có thể không tán thành chế độ chiếm hữu nô lệ ở miền Nam, nhưng một khi máu đã đổ thì mong muốn của họ cũng tiêu tan. Ngay từ thời khắc ban đầu của cuộc chiến, việc tuyển quân chỉ diễn ra trong ba tháng và khi giai đoạn này kết thúc, nhiều binh lính đã từ chối gia hạn ở lại quân ngũ. Lincoln đã phải đương đầu với một thực tế khó xử rằng sắp tới, có thể ông ta chẳng gây dựng được quân đội nhằm thực thi cuộc vận động chống chế độ chiếm hữu nô lệ này. CỦNG CỐ QUÂN ĐỘI Ở CẢ HAI PHÍA Xét về khía cạnh lịch sử, đàn ông thường mong muốn cầm súng chiến đấu để bảo vệ gia đình, họ tộc và quốc gia khi bị kẻ thù đe dọa. Nhưng chỉ có một cách để kéo họ vào cuộc chiến mà trong đó, họ không quan tâm nhu cầu cá nhân là bằng cách hoặc cho họ nhận khoản đãi ngộ/tiền thưởng nhập ngũ hấp dẫn hoặc buộc họ phải bị cưỡng bách tòng quân. Như vậy, không hề ngạc nhiên rằng cả hai phương pháp được sử dụng là nhằm giữ cho quân đội Hoa Kỳ hiện diện trên chiến trường. Hiến pháp định rõ rằng chỉ có Quốc hội mới có thể tuyên bố chiến tranh và củng cố quân đội, Lincoln thực hiện trọn vẹn quyền lực của riêng mình.[5] Các bang miền Bắc có được cơ hội đáp ứng chỉ tiêu với các binh lính tình nguyện trước khi đợt tuyển quân bắt đầu. Để đáp ứng được các chỉ tiêu này và nhằm tránh chế độ quân dịch, mỗi một bang bay thành phố nhỏ đều xây dựng hệ thống thưởng chi tiết cho các tân binh nhập ngũ. Vào năm 1864 đã có nhiều khu vực, nơi đàn ông có thể nhận khoản tiền trên $1000 - tương đương với $50.000 ngày nay - với điều kiện đồng ý nhập ngũ. Một người giàu có thể tránh được chế độ bắt lính đơn giản bằng việc trả một khoản phí để tìm kiếm người khác thay thế vị trí của anh ta. Tại miền Nam, chính phủ tỏ ra liều lĩnh hơn trong cách thức bắt lính. Bất chấp các quan điểm về quyền hạn của bang, phe miền Nam đã ngay lập tức triệu tập nhiều thế lực của chính phủ ở Richmond. Năm 1862, chính phủ đã phê duyệt luật cưỡng bách nghĩa vụ quân sự đối với bất cứ công dân nam giới nào từ 18-35 tuổi tham gia cầm súng. Còn ở miền Bắc luôn có những nhập nhằng. Ví dụ, người sở hữu khoảng 20 nô lệ có thể không bị gọi đi nghĩa vụ quân sự.[6] Tuy nhiên, nhiều người đã không biết tận dụng lợi thế này. Ngược lại với miền Bắc, binh lính nhận thức rằng họ cầm súng là để bảo vệ gia đình, quê hương và tài sản của mình hơn bất cứ một lý do trừu tượng nào khác hay lý do tiền thưởng. CUỘC NỔI DẬY Ở MIỀN BẮC Khi Lincoln lần đầu tiên nghỉ ra chế độ cưỡng bắt lính vào năm 1863, người dân miền Bắc cảm thấy bị xúc phạm. Tại Quảng trường Madison ở New York, hàng nghìn người chống đối đã tham gia vào cuộc tuần hành và mít tinh chống lại Lincoln. Nhà sử học James Horan mô tả đám đông này như sau: “Khi những bức biếm họa chân dung Tổng thống được chuyển đến bục của thuyết trình viên, những tiếng huýt gió vang lên cùng sự huyên náo của hàng triệu con người đang nổi giận.”[7] Binh lính Liên bang rốt cuộc cũng được triệu đến để đàn áp cuộc nổi loạn chống chế độ quân dịch tại Ohio và Illinois. Tại New York, khi những tên gọi đầu tiên của chế độ quân dịch được đưa lên báo vào ngày 12/7, đám đông đã bao vây và đốt cháy văn phòng tuyển quân. Cuộc nổi loạn kéo dài bốn ngày và bị ngăn cấm chỉ khi Quân đoàn Potomac được lệnh tấn công đám đông bằng hỏa lực. Hàng nghìn dân thường đã bị giết hoặc bị thương.[8] Nhiều năm trôi qua, thật dễ dàng để quên rằng Lincoln đã từng kiểm soát cuộc nổi loạn cả ở miền Nam lẫn miền Bắc. Việc binh lính nã đạn vào dân thường - công dân của chính phủ mình - chính là một bi kịch của quy mô khổng lồ và nó cho ta thấy rõ về trạng thái kinh khủng của Liên bang vào lúc này. Để kiểm soát được cuộc khởi nghĩa này, Lincoln đã phớt lờ Hiến pháp một lần nữa bằng việc hoãn quyền giam giữ công dân, và hành động này đã khiến cho việc kiểm soát trở nên khả thi hơn đối với chính phủ nhằm bỏ tù những người chỉ trích, phê phán mà không cần phải có chỉ thị hoặc xét xử. Như vậy, dưới chiêu bài chống lại chế độ chiếm hữu nô lệ, các công dân Hoa Kỳ ở miền Bắc - không chỉ những người đã bị giết chết trên các con phố của quê hương mình - đã bị cưỡng bức ra trận và bị tống vào tù mà không cần các thủ tục pháp lý. Nói cách khác, những người đàn ông tự do đã bị bắt làm nô lệ và như vậy, nô lệ cũng cần được giải phóng, cho dù là xác thực đi nữa thì chiến dịch ngụy tạo này quả là một trò đổi chác quá tệ. Việc làm thế nào để bắt mọi người đóng tiền cho cuộc chiến đã được thực thi theo cách tương tự. Nếu đã bị gạt qua bên về vấn đề quyền hạn cá nhân và cuộc chiến tranh thì Hiến pháp sẽ không cản lối việc tài trợ đơn thuần. Người ta thường cho rằng sự thật chính là tổn thất đầu tiên trong chiến tranh. Và chúng ta nên bổ sung thêm rằng tiền bạc sẽ là tổn thất thứ hai. Kết thúc năm tài khóa 1861, chính phủ liên bang đã chi tới 67 triệu đô-la. Trong mục thu nhập của sổ cái, các khoản thuế thu được chỉ đủ trang trải khoảng 11% mức chi phí này, cho đến khi kết thúc chiến tranh, mức thâm hụt tài chính đã lên tới 2.61 tỉ đô-la. Và như vậy, chắc chắn đồng tiền phải được tạo ra từ đâu đó. THUẾ THU NHẬP VÀ TRÁI PHIẾU CHIẾN TRANH Thử nghiệm đầu tiên của quốc gia với việc đánh thuế thu nhập đã được tiến hành vào thời gian này và đó chính là một sự vi phạm Hiến pháp. Theo chuẩn mực ngày nay thì đó có vẻ chỉ là một việc nhỏ, nhưng vẫn là một cách thức không được lòng dân cho lắm, và Quốc hội biết rằng bất cứ khoản thuế bổ sung nào cũng sẽ làm bùng lên ngọn lửa của sự nổi loạn. Trước đó, nguồn tài chính truyền thống thời chiến chính là ngân hàng - đơn vị tạo ra tiền tệ dưới hình thức giả bộ cho vay. Nhưng cách thức này đã bị cản trở bởi sự khai tử của Ngân hàng Hoa Kỳ. Các ngân hàng bang nóng lòng muốn nhập cuộc với vai trò tạo ra tiền tệ, nhưng lúc này, phần lớn các ngân hàng đang lâm vào cảnh vỡ nợ vì không thể trả được các khoản vay bằng tiền kim loại và không có quyền tạo ra bất cứ loại tiền nào khác, ít nhất là loại tiền mà dân chúng mong muốn tiếp nhận. Các ngân hàng Hoa Kỳ không có khả năng cung ứng các khoản cho vay phù hợp, nhưng tổ hợp Rothschild ở Anh lại là tổ chức có khả năng này và mong muốn thực hiện điều này. Vào thời điểm này, gia tộc Rothschild đang củng cố cổ phần công nghiệp tại Mỹ thông qua đại diện của mình là August Belmont. Derek Wilson nói với chúng tôi: “Họ sở hữu và nắm giữ các cổ phần chủ chốt tại các xí nghiệp đúc gang, sắt vùng Trung Mỹ, các công ty xây dựng đường thủy Bắc Mỹ và nhiều lĩnh vực khác. Họ trở thành những nhà nhập khẩu chủ chốt trong lĩnh vực vàng nén từ các bãi khai thác vàng mới được phát hiện.”[9] Belmont đã đổ nhiều tiền bạc của Rothschild vào trái phiếu của các ngân hàng được chính quyền bang tài trợ ở miền Nam. Đương nhiên, các trái phiếu này đã mất giá và gần như không còn giá trị gì. Tuy nhiên, khi chiến tranh chuyển sang hướng có lợi cho phe miền Bắc, ông ta bắt đầu mua vào nhiều loại trái phiếu bổ sung với giá rẻ như bèo. Kế hoạch của Rothschild là sao cho Liên bang ép được các bang miền Nam thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ trước chiến tranh. Đương nhiên, điều này có thể là nguồn lợi nhuận đầu cơ khủng khiếp của gia tộc Rothschild. Đồng thời, bên lãnh thổ phía bắc bên kia vùng ranh giới Mason-Dixon, Belmont trở thành đại diện chính cho việc buôn bán trái phiếu Liên bang ở Anh và Pháp. Theo đồn đại thì khi ghé qua thăm Tổng thống Lincoln và đích thân đề xuất Rothschild khoản tiền với mức lãi suất 27,5%, Belmont đã bị đuổi ra khỏi cửa một cách sống sượng. Câu chuyện còn đáng hoài nghi nhưng lại thể hiện một sự thật đáng sợ. Việc thu lợi từ chiến tranh và đầu tư tiền bạc cho cả hai bên tham chiến chính là những mánh lới mà nhờ đó, gia tộc Rothschild trở nên nổi tiếng không chỉ khắp châu Âu mà còn khắp nước Mỹ. Ở miền Bắc, việc buôn bán trái phiếu chính phủ là một cách nhằm tăng nguồn tài chính. Tuy nhiên, ngay cả với sự hấp dẫn của lãi suất kép cần phải trả sau bằng vàng thì điều này cũng chỉ làm tăng nguồn tài chính lên một nửa so với nhu cầu. Vì thế, Liên bang đã phải đối mặt với một vấn đề nan giải, chỉ có hai phương án là: (1) chấm dứt chiến tranh hoặc (2) in tiền pháp định. Đối với Lincoln và các thành viên Đảng Cộng hòa - những người nắm quyền kiểm soát Quốc hội - sự lựa chọn bao giờ cũng rõ ràng. Tiền lệ này đã từng được đặt ra trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh 1812. Lúc đó, Albert Gallatin - Bộ trưởng tài chính - đã bãi bỏ lệnh cấm của Hiến pháp đối với “tiền tín dụng” bằng việc in tiền của Bộ Tài chính với mức lãi suất 5,4%. Tiền đã không bao giờ được công bố như pháp lệnh tiền tệ và có lẽ đó là nền tảng mà trên đó đồng tiền được bảo vệ một cách hợp hiến. ĐỒNG TIỀN XANH LINCOLN Tuy nhiên, trong khi diễn ra cuộc nội chiến Nam-Bắc, tất cả những điều vờ vịt nhân danh Hiến pháp đã bị loại bỏ. Năm 1862, Quốc hội đã ủy quyền cho Bộ Tài chính in 150 triệu đô-la Mỹ và đưa vào lưu thông như một loại tiền tệ nhằm trang trải các khoản chi phí của chính phủ. Những đồng tiền này được cồng bố là đồng tiền hợp pháp có thể dùng để chi trả tất cả các khoản nợ cá nhân nhưng không thể được sử dụng cho các khoản thuế của chính phủ. Những đồng tiền này được in bằng mực màu xanh và được lưu danh muôn thuở như những “đồng tiền xanh” (greenback). Các cử tri được đảm bảo rằng đây là phương pháp cấp bách nhất thời, một lời hứa hẹn sau đó đã không được thực hiện. Khi chiến tranh kết thúc, tổng cộng đã có tất cả 432 triệu đồng tiền xanh được đưa vào sử dụng. Lối thực dụng ở Washington được thể hiện ở chỗ: hiến pháp có vẻ ổn trong thời bình nhưng lại là một sự xa xỉ trong chiến tranh. Ví dụ, Salmon P. Chase - Bộ trưởng Tài chính - đã hết sức tán thành đồng tiền xanh được phát hành dưới sự chỉ đạo của bản thân ông. Theo cách nói của ông ta thì những đồng tiền này là “sự cần thiết không thể thiếu được.” Tám năm sau, với tư cách là Thẩm phán Tòa án tối cao, ông ta tuyên bố rằng những đồng tiền này là không hợp hiến. Ông ta đã thay đổi cách tư duy của mình chăng? Hoàn toàn không. Khi ông ta tán thành đồng tiền này thì cả dân tộc đang oằn mình trong cuộc chiến. Đặc điểm này được thể hiện trong phần trước bằng lời hứa của Kế hoạch Rothschild: “Sự linh thiêng của luật pháp quốc gia, sự thịnh vượng của các công dân và khả năng thanh toán của Bộ tài chính sẽ bị hy sinh bởi bất cứ chính phủ nào vì sự sinh tồn của chính bản thân họ.” Sự cấp bách của việc phát hành đồng tiền xanh được Quốc hội phát động, và Lincoln là một người ủng hộ nhiệt tình quá trình này. Quan điểm của ông ta được thể hiện như sau: Chính phủ - tổ chức có quyền lực tạo ra và phát hành tiền tệ/tín dụng như một loại tiền tệ và hưởng quyền rút tiền tệ/tín dụng ra khỏi dòng lưu thông bằng việc đánh thuế và ngược lại - không nên vay vốn với lãi suất… Đặc quyền của việc tạo ra và phát hành tiền tệ không chỉ là quyền tối thượng của chính phủ mà còn là thời cơ sáng tạo vĩ đại nhất của chính phủ.[10] Có vẻ như Lincoln phản đối việc chính phủ trả lãi suất cho các ngân hàng đối với khoản tiền mà họ tạo ra từ không khí trong khi chính phủ có thể tạo ra tiền từ không khí một cách dễ dàng và không phải trả lãi suất cho số tiền đó. Nếu một người bỏ qua sự thật rằng cả hai sơ đồ trên đều bị Hiến pháp cấm đoán và muốn dung thứ cho nạn cướp bóc thông qua lạm phát - hậu quả của cả hai sơ đồ trên, thì sẽ có một sự hợp lý hấp dẫn đối với luận cứ đó. Các chính trị gia tiếp tục có được tiền pháp định, nhưng các ngân hàng lại bị ngăn cản tự do hoạt động. QUAN ĐIỂM LẪN LỘN CỦA LINCOLN VỀ NGÂN HÀNG Rõ ràng là Lincoln đã trải qua một sự thay đổi trong thâm tâm về ngân hàng. Trong bước đường sự nghiệp của mình trước đây, ông ta đã từng là “bạn chí cốt” của nền công nghiệp ngân hàng và đồng thời là người ủng hộ chế độ tín dụng thoải mái. Là thành viên của Đảng Whig vào thập niên 1830 - trước khi trở thành đảng viên Đảng Cộng hòa trong chiến dịch tranh cử Tổng thống - ông ta từng là người cổ súy cho Ngân hàng thứ hai Hoa Kỳ của Biddle.[11] Trong các cuộc tranh luận của mình với Thượng nghị sĩ Stephen Douglas, một trong những luận điểm tranh cãi giữa hai người là Lincoln bảo vệ ngân hàng và ủng hộ việc tái thành lập ngân hàng. Hơn nữa, sau khi đắc cử Tổng thống, ông ta đưa ra ý tưởng yêu cầu Quốc hội tái thành lập hệ thống ngân hàng trung ương.[12] Hóa ra, Lincoln là người mâu thuẫn, và trong nỗ lực của ông ta nhằm tài trợ cho cuộc chiến tranh không được dân chúng ủng hộ, cũng giống Salmon Chase và các chính trị gia khác, đôi khi ông ta cũng thấy cần thiết phải gạt bỏ những suy nghĩ của cá nhân mình và làm bất cứ điều gì được yêu cầu để đáp ứng tình trạng cấp bách về sự sống còn của chính phủ. Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là bất chấp các quan điểm cá nhân của Lincoln về tiền tệ, đồng tiền xanh vẫn không làm vui lòng các ông chủ ngân hàng - những người đã từ chối quyền phủ quyết đã có từ trước của họ đối với khoản nợ của chính phủ. Họ nóng lòng muốn thay thế tiền pháp định liên bang bằng tiền pháp định ngân hàng. Cần thiết để tạo ra một hệ thống tiền tệ mới với trái phiếu chính phủ được sử dụng như một thứ bảo chứng cho việc phát hành tiền giấy ngân hàng hay nói cách khác là lợi nhuận của ngân hàng trung ương, và đó chính là những gì mà Bộ trưởng tài chính Chase dự tính thành lập. Năm 1862, vị trí cơ bản của các chủ ngân hàng được chỉ ra trong một bản ghi nhớ có tên gọi Thông tư nguy hiểm (The Hazard Circular) được soạn thảo bởi đại diện của các nhà tài phiệt Anh tại Mỹ và được lưu hành trong cộng đồng các doanh nhân giàu có của đất nước. Bản ghi nhớ ghi rõ: Món nợ lớn nhất mà các nhà tư bản sẽ thấy được tạo ra từ chiến tranh phải được sử dụng như một phương tiện nhằm kiểm soát số lượng tiền. Để đạt được điều này, trái phiếu phải được sử dụng như nền tảng của ngân hàng. Giờ đây, chúng ta chờ đợi Bộ trưởng Tài chính đưa ra kiến nghị cho Quốc hội. Nhưng Quôc hội sẽ không thực hiện điều này nhằm cho phép đồng tiền xanh được lưu hành như một loại tiền tệ vì chúng ta không thể kiểm soát được. Nhưng chúng ta có thể kiểm soát trái phiếu.[13] ĐẠO LUẬT NGÂN HÀNG QUỐC GIA Ngày 25/2/I863, Quốc hội thông qua Đạo luật Ngân hàng Quốc gia (với sự sửa đổi cơ bản trong năm sau). Đạo luật này đã thiết lập một hệ thống ngân hàng mới theo hiến chương quốc gia. Cơ cấu của hệ thống này tương tự như Ngân hàng Hoa Kỳ với một ngoại lệ rằng, thay vì là ngân hàng trung ương có quyền ảnh hưởng tới các hoạt động của các ngân hàng thì giờ đây là nhiều ngân hàng quốc gia mà quyền kiểm soát tất cả các ngân hàng này tập trung ở Washington. Hầu hết hệ thống pháp chế ngân hàng được nhượng cho dân chúng dưới cái vỏ sửa đổi hấp dẫn. Đạo luật Ngân hàng Quốc gia là một trong những ngoại lệ hiếm hoi. Nó được xúc tiến khá trung thực như một kế hoạch cấp bách thời chiến nhằm tăng lượng tiền cho các chi phí quân sự bằng việc tạo ra thị trường cho trái phiếu chính phủ và sau đó chuyển đổi các trái phiếu này thành tiền lưu hành. Đây là cách mà quy trình này được thực hiện: Khi mua bán trái phiếu chính phủ, ngân hàng quốc gia không giữ chúng mà hoàn trả lại cho Bộ Tài chính - đơn vị trao đổi chúng để lấy một lượng “tiền giấy ngân hàng Hoa Kỳ” tương đương với tên ngân hàng được chạm trổ trên đó. Chính phủ công bố rằng số tiền này là hợp hiến và có thể được sử dụng cho mục đích đóng thuế hay các nghĩa vụ khác và tình trạng này đã khiến loại tiền đó được công chúng chấp nhận rộng rãi như một loại tiền tệ. Chi phí thuần của ngân hàng trong việc tạo ra những loại trái phiếu này là 0. Xét về khía cạnh kỹ thuật thì ngân hàng vẫn còn sở hữu trái phiếu và lãi suất dồn tích đối với chúng, nhưng ngân hàng cũng sử dụng lượng tiền tương đương với lượng tiền giấy mới được tạo ra và có thể được cho vay với mức lãi suất nào đó. Khi tất cả ảo ảnh đã qua đi, sẽ xuất hiện sự biến đổi trong kế hoạch. Các nhà nghiên cứu chính trị và tiền tệ đã chuyển đổi nợ chính phủ thành tiền tệ và các ông chủ ngân hàng chỉ việc ngồi rung đùi nhặt tiền lãi từ các dịch vụ của mình. Theo quan điểm của các nhân vật đứng ra vận động quá trình chuyển đổi nợ chính phủ thành tiền, khiếm khuyết của hệ thống nằm ở chỗ, ngay cả khi được lưu thông rộng rãi, tiền giấy ngân hàng vẫn không được coi là tiền “hợp pháp”. Nói cách khác, chúng không được sử dụng một cách hợp hiến cho việc thanh toán tất cả các khoản nợ mà chỉ được dùng để đóng thuế hoặc các nghĩa vụ khác. Những đồng tiền làm bằng kim loại quý và đồng tiền xanh vẫn được coi là đồng tiền chính thức của quốc gia. Không cần phải đợi đến khi có sự hiện diện của Cục Dự trữ Liên bang năm mươi năm sau thì nợ chính phủ dưới dạng tiền giấy mới được áp đặt như loại tiền tệ chính thức của quốc gia cho tất cả các giao dịch. Đạo luật Ngân hàng Quốc gia năm 1863 yêu cầu các ngân hàng giữ tỉ lệ phần trăm của đồng tiền giấy cũng như các khoản tiền ký quỹ dưới dạng tiền hợp pháp (đồng tiền vàng) như nguồn dự trữ nhằm che đậy khả năng sụp đổ. Tỉ lệ phần trăm này biến đổi tùy thuộc vào quy mô và vị trí của ngân hàng nhưng tính trung bình là 12%. Điều này có nghĩa là một ngân hàng với một triệu đô-la tiền kim loại sẽ có thể sử dụng khoảng 880.000 đô-la trong số tiền đó (1 triệu trừ đi 12%) nhằm mua bán trái phiếu chính phủ, trao đổi trái phiếu để lấy giấy bạc ngân hàng, cho vay giấy bạc ngân hàng và thu lãi suất trên cả hai thứ là trái phiếu và tiền cho vay. Ngân hàng giờ đây có thể kiếm được lãi suất từ khoản 880.000 đô-la cho chính phủ vay dưới dạng tiền kim loại công thêm lãi suất từ khoản 880.000 đô-la cho khách hàng của mình vay dưới dạng tiền giấy ngân hàng.[14] Điều này đã làm tăng gẩp đôi thu nhập của ngân hàng mà không có một phiền phức nào nhằm tăng nguồn vốn của mình. Khỏi cần phải nói, các trái phiếu được tiêu thụ nhanh chóng như khi chúng được in ra, và vấn đề tài trợ cho cuộc chiến đã được giải quyết. Hậu quả khác của hệ thống ngân hàng quốc gia là khiến cho nó trở nên bất khả thi trong vấn đề tránh được nợ nần kể từ nay trở đi đối với chính phủ liên bang. Hãy đọc những dòng sau. Đó không phải là sự cường điệu. Thậm chí những kẻ thân tín với hệ thống ngân hàng trung ương cũng buộc phải chấp nhận thực tế này. Galbraith nói: Hiếm khi nào mà tình hình kinh tế được quản lý thành công hơn thế nhằm làm xáo trộn dự báo kinh tế cẩn trọng nhất. Trong nhiều năm sau chiến tranh, chính phủ liên bang đã có nguồn thặng dư mạnh mẽ. Chính phủ không thể trả nợ, rút lại chứng khoán vì làm như vậy có nghĩa là sẽ không còn trái phiếu để hỗ trợ tiền giấy ngân hàng quốc gia. Để trả nợ, chính phủ phải phá hủy nguồn cung tiền tệ.[15] Như đã chỉ ra trong phần trước, những gì xảy ra lúc đó cũng y hệt như tình huống đang hiện diện ngày nay. Mỗi một đồng đô-la trong hệ thống tiền tệ của chúng ta và tiền séc được tạo ra bởi đạo luật cho vay. Nếu tất cả các khoản nợ đều được hoàn trả thì toàn bộ nguồn cung tiền tệ sẽ bị tiêu tan và quay trở về với lọ mực và bàn phím. Nợ quốc gia là nguồn quỹ tài trợ chủ yếu mà theo đó, tiền tệ được tạo ra cho các khoản nợ tư nhân.[16]Việc thanh toán và giảm nợ quốc gia sẽ làm tê liệt hệ thống tiền tệ. Không một chính trị gia nào dám ủng hộ điều này, ngay cả nếu các nguồn quỹ thặng dư luôn sẵn có cho Bộ tài chính. Như vậy, hệ thống dự trữ Liên bang đã ghì chặt quốc gia của chúng ta vào vòng tròn nợ nần vĩnh viễn. CHI PHÍ NGẦM CỦA CHIẾN TRANH Hậu quả thứ ba của Đạo luật Ngân hàng Quốc gia sẽ diễn ra vì không còn nghi ngờ gì đối với bất cứ ai - những người đã đọc qua những trang trước của cuốn sách này. Trong thời chiến, sức mua của đồng tiền xanh giảm xuống tới 65%. Nguồn cung tiền tệ tăng lên 138%. Giá cả tăng lên gấp hai lần trong khi tiền lương chỉ tăng có một nửa. Với cơ chế đó, người dân Mỹ đã cúng cho chính phủ và các ngân hàng hơn một nửa nguồn tiền tệ mà họ tích góp được hoặc giữ được trong giai đoạn đó.[17] Các điều kiện tài chính ở miền Nam còn tồi tệ hơn. Ngoại trừ sự chiếm đoạt 400 nghìn đô-la tính bằng vàng từ mỏ khai thác vàng liên bang ở New Orleans, hầu như tất cả mọi thứ của cuộc chiến đều được tài trợ bởi việc in tiền pháp định. Giấy bạc của các bang ly khai với chính phủ Hoa Kỳ trong cuộc nội chiến những năm 1860 tăng lên 214% mỗi năm, trong khi khối lượng của tất cả tiền tệ, bao gồm cả giấy bạc ngân hàng và tiền séc, tăng lên trên 300% mỗi năm. Ngoài giấy bạc của các bang ly khai, mỗi một bang miền Nam lại phát hành đồng tiền pháp định của riêng mình và đến khi chiến tranh kết thúc, tổng số tiền giấy đã là hàng tỷ đô-la. Trong vòng bốn năm, giá cả đã tăng lên 9.100%. Sau trận Appomattox, đương nhiên, đồng giấy bạc và trái phiếu của các bang ly khai cũng mất giá theo.[18] Như thường lệ, một công dân bình thường không hiểu được rằng tiền tệ mới được tạo ra đều đại diện cho khoản thuế ngầm mà sắp tới anh ta sẽ phải trả dưới hình thức giá cả tăng cao. Các cử tri của các bang miền Bắc đương nhiên là không dung thứ cho việc gia tăng thuế ở cường độ như vậy. Thậm chí ở miền Nam, nơi lý lẽ được nhận thức như một trong những hình thức tự vệ, có khả năng là họ đã không làm như vậy nếu biết trước được quy mô thực của số tiền ấn định phải trả. Nhưng đặc biệt ở phía Bắc, do không hiểu được khoa học bí mật của tiền tệ mà người dân Mỹ không chỉ trả khoản thuế ngầm mà còn tán thành việc phát hành tiền tệ của Quốc hội. Ngày 25/9/1863, chính xác là bốn tháng sau khi Đạo luật Ngân hàng Quốc gia được phê chuẩn thành luật, một bản thông cáo mật được gửi từ gia tộc Rothschild ở London tới Hiệp hội ngân hàng New York với phần tóm lược thẳng thắn và khoác lác sau: Chỉ một số những ai hiểu được hệ thống [lãi suất cho vay ngân hàng và được coi như tiền] sẽ quan tâm tới lợi nhuận hoặc phụ thuộc vào đặc ân rằng sẽ không có địch thủ nào từ giai cấp đó, trong khi mặt khác, nhiều người dân không có khả năng khác lại phải oằn lưng gánh nợ mà không một lời than van.[19] MỐI QUAN TÂM CỦA LINCOLN ĐỐI VỚI TƯƠNG LAI Lincoln e sợ về Đạo luật Ngân hàng, nhưng sự trung thành của ông ta đối với Đảng và nhu cầu duy trì sự thống nhất trong thời chiến đã buộc ông ta rút lại lời tuyên bố nghiêm cấm đạo luật này. Tuy nhiên, quan điểm cá nhân của ông ta là dứt khoát. Trong một bức thư gửi William Elkins trong năm sau đó, ông ta viết: Quyền lực đồng tiền giày vò cả dân tộc trong thời bình và hiệp lực chống lại dân tộc trong thời bất lợi. Nó chuyên chế hơn cả chế độ quân chủ, xấc láo hơn cả chế độ chuyên quyền, ích kỷ hơn cả chế độ quan liêu. Trong một tương lai gần, tôi nhận thấy sự xuất hiện khủng hoảng khiến cho tôi mất tự tin và khiến tôi lo sợ về sự an toàn của quốc gia. Các tập đoàn được tôn lên, và kỷ nguyên mục nát sẽ xuất hiện theo sau, và quyền lực đồng tiền của quốc gia sẽ cố gắng kéo dài thế lực bằng hoạt động chống lại thành kiến của con người, cho đến khi của cải được tập trung vào tay một số kẻ, và quốc gia thì bị phá hủy.[20] Trong việc xem xét vai trò của Lincoln trong suốt cả chương chán ngắt về lịch sử, quả là không thể nào không có cảm giác vừa yêu vừa ghét được. Một mặt, ông ta tuyên bố chiến tranh mà không thông qua Quốc hội, đình chỉ lệnh đình quyền giam giữ, và ban hành Tuyên cáo bãi bỏ chế độ nô lệ không phải với tư cách một nhân viên hành pháp của chính quyền thực thi mong muốn của Quốc hội mà là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Hơn thế nữa, bản tuyên bố không chỉ được ban hành do động cơ nhân đạo như lịch sử đã vẽ nên mà là thủ đoạn nhằm tích lũy sự hỗ trợ cho cuộc chiến. Bằng việc tham gia phát hành đồng tiền xanh, ông ta đã vi phạm một trong những phần quan trọng nhất của Hiến pháp. Và bằng sự thất bại trong việc nghiêm cấm Đạo luật Ngân hàng Quốc gia, ông ta đã mặc nhiên đẩy dân chúng vào tay Bè đảng quốc tế, một hành động tương tự như hình thức quay trở lại của nô lệ. Xét về mặt tích cực, ở đây không có thắc mắc nào về lòng yêu nước của Lincoln. Mối quan tâm của ông ta là phục vụ Liên minh chứ không phải phục vụ Hiến pháp và ông ta từ chối để cho các thế lực châu Âu tham gia chia cắt nước Mỹ thành các bang gây chiến với nhau chính là một sự khôn ngoan. Lincoln tin rằng ông ta buộc phải vi phạm một phần Hiến pháp là nhằm cứu cả tổng thể. Nhưng đó là một lí do nguy hiểm. Nó có thể được sử dụng trong hầu hết các tình huống khủng hoảng quốc gia như một nguyên cớ cho việc mở rộng thế lực chuyên chế. Cũng không có lí do gì để tin rằng cách duy nhất để cứu Liên minh là phá hủy Hiến pháp. Trên thực tế, nếu Hiến pháp được quan sát một cách tỉ mỉ, kỹ càng từ lúc bắt đầu thì thiểu số miền Nam có thể không bao giờ bị đa số miền Bắc cưỡng đoạt một cách hợp pháp và sẽ có thể xuất hiện cuộc vận động cho sự ly khai, và thậm chí nếu điều đó có xảy ra thì việc thấu hiểu Hiến pháp một cách nghiêm túc xét từ quan điểm này có thể dẫn chúng ta tới một sự dàn xếp hòa bình xứng đáng giữa các sự khác biệt. Kết quả xảy ra là, không những duy trì Liên minh mà không cần chiến tranh, mà người dân Mỹ còn thấy hài lòng với cách thức can thiệp của chính phủ vào cuộc sống hàng ngày của họ. ÁC Ý KHÔNG NHẰM VÀO AI Ở đây có một điểm rõ ràng về phía Lincoln. Trong khi đồng minh chính trị đang la ó dữ dội về sự dốc sức về mặt kinh tế trong nỗ lực chống lại miền Nam thì Tổng thống đứng lên phản đối mạnh mẽ. “Với ác ý không nhằm vào ai” chính là một điều gì đó hơn cả câu khẩu hiệu và ông ta mong muốn mạo hiểm sự tồn tại về chính trị của mình đối với một vấn đề này. Nguyên nhân mà ông ta phản bác đạo luật Wade-Davis là bởi đạo luật này cho phép chủ nợ nắm giữ vật thế chấp cho đến khi con nợ thanh toán hết nợ đối với mặt hàng vải cotton của miền Nam khi chiến tranh kết thúc để mang lại lợi nhuận cho các nhà máy dệt của Tân Anh Cát Lợi. Vải cotton cũng có thể được sử dụng để thanh toán nợ trước chiến tranh của miền Nam, và như vậy, tạo ra nguồn tài chính để mua lại tất cả trái phiếu theo mệnh giá - những trái phiếu được mua bán với giá chiết khấu của August Belmont - đại diện gia tộc Rothschild. Sự công khai kháng cự của các nhà tài phiệt và đám đầu cơ tích trữ đương nhiên đòi hỏi một dũng khí can trường. Nhưng vấn đề đã tiến sâu hơn như vậy. Lincoln ban lệnh ân xá cho bất cứ công dân nào ở miền Nam nếu anh ta đồng ý tuyên thệ trung thành với Liên minh. Khi 10% số cử tri đồng ý tuyên thệ, Lincoln đề xuất rằng họ có thể chọn lựa ra các đại biểu Quốc hội, thượng nghị sĩ và chính phủ bang - những thành phần của Liên minh. Mặt khác, các đảng viên Đảng Cộng hòa cũng đã đưa các điều khoản khác vào đạo luật Wade-Davis, theo đó, mỗi bang ly khai được đối xử như những quốc gia chế ngự. Tính đại diện về chính trị sẽ bị phủ quyết cho đến khi 51% chứ không phải 10% thành viên tuyên thệ. Những người từng là nô lệ trước đó cũng có quyền bầu cử - mặc dù ở miền Bắc, phụ nữ không có quyền bầu cử - nhưng, vì thất học và không có hiểu biết về chính trị nên chẳng một ai mong đợi họ đóng vai trò ý nghĩa trong chính phủ. Hơn nữa, những ai tuyên thệ cũng buộc phải thề rằng họ không bao giờ cầm súng chống lại Liên minh. Vì gần như mỗi một nam nhi da trắng tráng kiện đều thề như vậy, nên hiệu ứng phủ nhận tính đại diện về chính trị của miền Nam sẽ kéo dài ít nhất là hai thế hệ. Với chính sách ân xá của Lincoln, chẳng bao lâu các thành viên Đảng Cộng hòa đã bị đa số các thành viên Đảng Dân chủ áp đảo tại Quốc hội. Các đảng viên Đảng Dân chủ ở miền Bắc đã lấy lại sức mạnh của mình và một khi nhóm hùng hậu các đảng viên Đảng Dân chủ tham gia vào từ miền Nam hòa hợp, sức mạnh chính trị và kinh tế của các đảng viên Đảng Cộng hòa sẽ bị mất. Như vậy, khi Lincoln nghiêm cấm đạo luật, Đảng của ông ta đã gần như quay lưng lại chống đối ông ta. Có hai nhóm tìm cách hất cẳng Lincoln ra khỏi cuộc chơi. Một nhóm bao gồm các nhà tài phiệt, các nhà công nghiệp miền Bắc và các đảng viên Đảng cộng hòa cấp tiến - những kẻ muốn cưỡng đoạt miền Nam một cách hợp pháp khi chiến tranh kết thúc. Các chính trị gia trong nhóm này cũng tìm cách củng cố thế lực của mình và thiết lập chế độ độc tài quân sự chuyên chính.[21] Nhóm khác nhỏ hơn về quy mô nhưng lại nguy hiểm không kém, bao gồm những kẻ ủng hộ chế độ ly khai - từ cả miền Nam và miền Bắc - nói chung là những kẻ tìm kiếm sự trả thù. Các sự kiện sau đó cho thấy cả hai nhóm đều có dính dáng đến sự liên lạc bí ẩn với tổ chức có tên gọi Những Hiệp sĩ của Vành đai Vàng. (The Knights of Golden Circle). NHỮNG HIỆP SĨ CỦA VÀNH ĐAI VÀNG Nhóm những Hiệp sĩ của Vành đai Vàng là một tổ chức bí mật chuyên thực hiện các cuộc cách mạng và xâm chiếm. Hai thành viên nổi tiếng của nhóm này là Jesse James và John Wilker Booth. Tổ chức này được sáng lập bởi George W.L. Bickley - người đã từng dựng nên “thành trì” đầu tiên ở Cincinnati vào năm 1854, thu hút các thành viên chủ yếu từ Hội Tam điểm. Nó có mối quan hệ mật thiết với The Seasons - một hội kín ở Pháp đồng thời là chi nhánh của Illuminati.[22] Sau khi chiến tranh nổ ra, Bickley được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc cơ quan tình báo của quân đội ly khai, và tổ chức của ông ta nhanh chóng được mở rộng tới biên giới cũng như các bang miền Nam. Tại miền Bắc, những kẻ âm mưu tìm kiếm cách thức nhằm “gia tăng thế lực chính trị và lật đổ chính phủ Lincoln.[23]Trên thực tế, cuộc nổi dậy của những người chống đối dự luật ở miền Bắc được nhắc đến trước đó chính là kết quả của việc lập kế hoạch và lãnh đạo nhóm này.[24] Ở miền Nam, “họ định xúc tiến sự mở rộng tình trạng chiếm hữu nô lệ bằng cuộc chinh phục Mê-hi-cô.”[25] Với sự hợp tác của Maximilian, nhóm Những hiệp sĩ này hy vọng xây dựng một đế chế Mê-hi-cô/Hoa Kỳ nhằm liên minh chống lại miền Bắc. Trên thực tế, tên gọi của tổ chức này được xây dựng trên mục tiêu thiết lập một đế chế ngoài Bắc Mỹ với biên giới địa lý để tạo ra một vòng tròn với trung tâm tại Cu ba, và chu vi của vòng tròn này kéo từ hướng Bắc tới Pennsylvania, phía Nam tới Panama. Năm 1863, nhóm này được tái tổ chức thành Nhóm các hiệp sĩ Hoa Kỳ và một lần nữa, vào năm sau đó, đổi tên thành Nhóm Những người con của Tự do (the Order of the Sons of Liberty). Thành viên của tổ chức này dự tính khoảng 200.000 đến 300.000 người. Sau chiến tranh, tổ chức này đi vào hoạt động ngầm và dấu vết cuối cùng còn sót lại chính là Ku Klux Klan. JOHN WILKES BOOTH Một trong những huyền thoại dai dẳng nhất của giai đoạn này cho rằng, John Wilkes Booth đã không bị giết ở trạm xe điện Garrett như người đời vẫn nghĩ mà đã được phép trốn thoát; rằng xác chết trên thực tế là của một kẻ đồng lõa chứ không phải xác ông ta; rằng dưới sự kiểm soát kiên quyết của Edwin M. Stanton - Bộ trưởng Chiến tranh - chính phủ đã xoay xở đủ trò để che đậy sự thật, về danh nghĩa, đó chỉ là một câu chuyện ngớ ngẩn. Nhưng khi các hồ sơ đồ sộ của Cục chiến tranh rốt cuộc được tiết lộ và được công bố rộng rãi giữa thập niên 30 thì các nhà sử học thực sự sốc khi khám phá ra rằng có nhiều sự kiện trong những hồ sơ này tạo ra lòng tin cho dân chúng đối với huyền thoại đó. Sự kiện đầu tiên trong việc khảo sát kỹ lưỡng các tài liệu gây sửng sốt đó chính là Otto Eisenschiml với tác phẩm Vì sao Lincoln bị giết? (Why Was Lincoln Murdered?) được Nhà xuất bản Little, Brown and Company phát hành năm 1937. Tuy nhiên, việc biên soạn một cách xuất sắc các sự kiện được Theodore Roscoe thực hiện hai mươi năm sau đó. Trong lời tựa của cuốn sách này, Theodore Roscoe đã chỉ ra các kết luận nổi lên từ các hồ sơ mật: Từ một lượng tài liệu đồ sộ của thế kỷ 19 viết về vụ ám sát Lincoln, có nhiều tài liệu viết rằng Lincoln bị ám sát tại Nhà hát Ford… Chỉ một số nhân chứng coi việc này như một vụ án mạng: Lincoln chết bởi một kẻ giết người đần độn có họ là Booth - một tay bắn lén đồng thời là thủ lĩnh của một băng đảng tay sai, cốt truyện của vụ án chứa đựng nhiều chi tiết cho thấy động cơ là vì lợi nhuận. Bảy mươi năm sau khi vụ ám sát diễn ra, các văn sĩ đã bóp méo sự thật với phẩm giá không xứng đáng: Lincoln, một hình ảnh khuôn mẫu của kẻ chết vì nghĩa, Booth - một hình mẫu nhân vật hung ác; vụ ám sát được rửa hận bằng công lý kinh điển; âm mưu bị bóp nghẹt; phẩm chất đã chiến thắng, và Lincoln trở nên “bất tử”. Nhưng các sự kiện của vụ án không thuyết phục được và cũng chẳng làm công chúng hài lòng.[26] Izola Forrester là cháu gái của John Wilkes Booth. Trong cuốn sách của mình có tên gọi Hành động điên rồ (This One Mad Act), bà nói rằng các tài liệu mật của Nhóm những Hiệp sĩ Vành đai vàng đã được cất giấu cẩn mật trong hầm lưu trữ của chính phủ từ nhiều thập kỷ trước và được coi là những tài liệu mật. Kể từ khi vụ ám sát Lincoln xảy ra, không một ai được phép điều tra đống tài liệu này. Vì là cháu chắt dòng dõi của Botth và đồng thời là một nhà văn uy tín nên rốt cuộc Izola là người đầu tiên được phép điều tra nội dung mớ tài liệu này. Bà đã kể lại những trải nghiệm của mình: Lúc đó là 5 năm trước khi tôi được phép điều tra nội dung mớ tài liệu bí ẩn giấu trong tủ căn phòng - nơi lưu giữ những di vật được sử dụng trong Phiên tòa xét xử những kẻ âm mưu… Tôi không bao giờ nhìn thấy chúng, cũng không từng quỳ gối dưới sàn nhà năm năm trước để ngó lại chiếc tủ cũ kỹ chứa đống tài liệu mật này. Đó là tất cả mọi phần của điều bí ẩn kỳ cục - hành động che giấu các tài liệu này và giấu nhẹm hai mảnh xương với viên đạn súng lục. Ý nghĩ nào nhóm họp những di vật không phù hợp và kinh khủng như thế này?… Rốt cuộc, ở đây cũng có mối liên hệ với ông tôi. Tôi biết rằng ông là thành viên của một nhóm hội kín do Bickley sáng lập, nhóm Các hiệp sĩ của Vành đai vàng. Tôi có một tấm ảnh cũ chụp ông ngoại cùng với nhóm huynh đệ của ông trong bộ đồng phục, một tấm ảnh mà con gái của Harry đã phát hiện ra từ cuốn Kinh thánh của bà ngoại. Tôi biết rằng, sau vụ ám sát Tổng thông Lincoln, báo chí đã lên án kịch liệt nhóm hội kín này và cho rằng họ chính là thủ phạm gây ra cái chết của Tổng thống đồng thời chỉ ra rằng Booth chính là thành viên và là công cụ thực hiện mưu đồ này. và tôi không thể quên những lời mà tôi đã nghe từ miệng bà ngoại, rằng chồng bà chính là “công cụ của kẻ khác.”[27] Một lời bình phẩm thú vị. Nhưng vấn đề đặt ra là: công cụ của những kẻ nào? Liệu bà ngoại của Forrester có quy các nhân vật chủ chốt của nhóm Các Hiệp sĩ của Vòng tròn vàng? Hay đại diện của các nhà tài phiệt châu Âu? Hay là những kẻ âm mưu trong chính Đảng của Lincoln? Có lẽ chúng ta không bao giờ biết chính xác quy mô mà bất cứ ai trong nhóm này có thể có dính dáng đến vụ ám sát Lincoln, nhưng chúng ta biết rằng có những thế lực hùng mạnh nằm trong bộ máy chính phủ liên bang mà hạt nhân chính là Bộ trưởng chiến tranh Stanton, kẻ đã tích cực che giấu bằng chứng và vội vàng hủy bỏ cuộc điều tra và rốt cuộc sẽ có một ai đó bị bắt. TỔNG KẾT Cuộc chiến tranh đẫm máu nhất và hủy diệt nhất của Mỹ chính là cuộc chiến tranh giành quyền lợi kinh tế chứ không phải để giải quyết vấn đề giải phóng nô lệ. Trung tâm của cuộc chiến là các vấn đề cưỡng đoạt hợp pháp, độc quyền ngân hàng và mở rộng lãnh thổ châu Âu sang tận châu Mỹ La tinh. Tại miền Bắc, đồng tiền xanh, thuế má, trái phiếu chẳng đủ để tài trợ cho chiến tranh. Vì thế, hệ thống ngân hàng được tạo ra để biến trái phiếu chính phủ thành tiền pháp định, và người dân đã mất hơn một nửa tài sản dưới dạng tiền tệ của mình cho các khoản thuế ngầm dưới hình thức lạm phát. Tại miền Nam, các nhà máy in tiền hoạt động hết công suất, dẫn đến việc mất giá của tiền tệ. Việc ban hành Tuyên cáo Giải phóng chế độ nô lệ của Lincoln và sự hỗ trợ về hải quân của Sa hoàng Alexander Đệ nhị đã giữ cho Anh và Pháp khỏi can thiệp vào cuộc chiến tranh về phía quân Ly khai. Lincoln đã bị ám sát bởi một thành viên của Nhóm các Hiệp sĩ của Vòng tròn vàng, một hội kín có mối quan hệ chặt chẽ với các chính trị gia Hoa Kỳ và các nhà tài phiệt Anh. Sa hoàng Alexander Đệ Nhị cũng đã bị ám sát vài năm sau đó bởi một thành viên của nhóm Mong ước của người dân (People’s Will), một hội kín của những người theo chủ nghĩa vô chính phủ tại Nga nhưng có mối quan hệ mật thiết với các nhà tài phiệt của New York, đặc biệt là Jacob Schiff và hang Kuhn, Loeb & Company. Về âm mưu của hệ thống ngân hàng trung ương cũng có nhiều vinh nhục. Đồng tiền xanh đã tước đi một phần nhỏ nợ chính phủ từ các chủ ngân hàng, nhưng Đạo luật Ngân hàng Quốc gia đã nhanh chóng đặt dấu chấm hết cho vấn đề đó. Hơn nữa, bằng việc sử dụng trái phiếu chính phủ như một thứ bảo đảm cho nguồn cung tiền tệ, đạo luật này đã trói chặt quốc gia với vòng tròn nợ nần vĩnh viễn. Nền móng thật vững chãi, nhưng cấu trúc cơ bản thì phải cần được điều chỉnh. Hệ thống tiền tệ được tập trung vào một cơ cấu ngân hàng trung ương, sự kiểm soát được tách ra khỏi các chính trị gia và được đặt vào tay các nhà tài phiệt ngân hàng. Đó chính là thời gian mà Âm mưu len lỏi vào Quốc hội.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3

Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/ujciw7voi7k để nhận gói giảm giá 1.500.000đ!! 
Một bất ngờ khác cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/uh1qtggbvfr để kiếm tiền cùng tôi!