Những Âm Mưu Từ Đảo Jekyll - Chương 23

Chương 23 BỮA TỐI VỚI MÓN VỊT TUYỆT HẢO Các chính sách của Cục Dự trữ Liên bang dẫn đến cuộc sụp đổ năm 1929; việc mở rộng nguồn tiền cung ứng được xem như phương thức trợ giúp cho nền kinh tế Anh; làn sóng đầu cơ tích trữ bất động sản và cổ phiếu; bằng chứng cho thấy ủy ban Dự trữ Liên bang đã biết trước và thậm chí dẫn dắt các sự kiện được đặt ra hòng gây ra cuộc sụp đổ. Chuyện kể rằng, một nông dân thành phố New England có một cái ao nhỏ trong đồng cỏ của mình. Cứ vào dịp hè, một đàn vịt trời lại đến cư ngụ nơi cái ao nhỏ đó, và cho dù có bỏ ra công sức bao nhiêu thì anh ta cũng không tài nào bắt được dù chỉ là một con. Bất kể anh ta có thức dậy sớm đến thế nào, cố gắng không gây ra tiếng động ra sao hay loại vịt mà anh ta muốn bắt là loại nào, thì bằng cách nào đó, những con vịt láu cá này cũng thoát khỏi tầm tay anh dù đang cận kề nguy hiểm hay đã được chắc mẩm không thể nào thoát được. Tất nhiên, khi mùa thu đến và cũng là lúc đám vịt trời bay thẳng về phương Nam, sự thèm muốn món vịt của người nông dân lại càng thêm mãnh liệt. Sau đó, anh ta nảy ra một ý tưởng. Vào đầu xuân, anh ta bắt đầu rải bắp dọc theo bờ ao. Đám vịt thì lại thích bắp, và kể từ khi bắt đầu cư ngụ nơi đây, chúng đã nhanh chóng bỏ ngay ý định ngụp lặn và tự tìm kiếm thức ăn. Sau một thời gian, chúng bắt đầu quen với người nông dân và tin tưởng anh ta. Chúng nhận ra rằng anh ta là người hảo tâm và giờ thì chúng có thể đến gần anh ta mà không e sợ điều gì hết. Cuộc sống đối với chúng quá dễ dàng và chúng dần quên mất cách phải vỗ cánh bay ra sao. Nhưng điều đó đối với chúng đã không còn quan trọng, vì chúng đã được “vỗ béo” kỹ đến nỗi chúng không thể nào bước xuống nước cho dù đã hết sức cố gắng. Mùa thu lại đến, và những con vịt đã ở lại. Rồi đến mùa đông, khi cái ao đóng băng lạnh lẽo thì người nông dân đã xây một cái chòi cho chúng có nơi để trú ẩn và sưởi ấm. Những con vịt vô cùng thích thú vì chúng không phải mất công bay cả quãng đường dài di cư đến nơi khác. Người nông dân thì đặc biệt hạnh phúc, vì cứ mỗĩ tuần trong suốt mùa đông, anh ta đều được “chén” một bữa vịt ngon lành. Đó cũng chính là câu chuyện về cuộc Đại Suy thoái năm 1930 của Mỹ. CỦNG CỐ QUYỀN LỰC Khi Pháp lệnh Dự trữ Liên bang được Quốc hội chấp thuận, nhiều đặc điểm quan trọng của Pháp lệnh này được soạn ra với cách sử dụng ngôn ngữ khó hiểu và mơ hồ. Một vài chi tiết đã bị bỏ qua hoàn toàn. Đó là một bước chuyển “dậm chân tại chỗ” nhằm tránh xảy ra sự tranh cãi về các điểm khả quan và cho phép sự linh động đối với việc diễn giải trong tương lai. Mục đích là làm cách nào để dự luật được thông qua và hoàn thiện sau đó. Kể từ đó, Pháp lệnh được sửa đổi 195 lần, bành trướng quyền lực và là cơ hội khiến cho ngày nay nó không thể bị nhận diện trước các đại biểu Quốc hội và các Thượng nghị sĩ - những người đã bỏ phiếu cho nó. Vào năm 1913, vì chán ghét việc tập trung quyền lực tài chính vào tay của một số ngân hàng Phố Wall nên người dân đã đổ thêm dầu vào lửa để thông qua Pháp lệnh Dự trữ Liên bang. Để tạo ra được điều này, Hệ thống mới phải kết thúc “Tổ hợp Tiền tệ” New York như tên gọi của nó, dân chúng được mớm rằng Cục Dự trữ Liên bang không đại diện cho một nhóm hay bất cứ một khu vực nào. Thay vào đó, Pháp lệnh này có hiệu lực trong 12 ngân hàng thuộc Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang khu vực, và không một ngân hàng nào có khả năng chi phối nó. Tuy nhiên, Gailbraith đã chỉ ra rằng, bản thiết kế khu vực “thật sự đáng khâm phục cho niềm tự hào địa phương và tham vọng kiến trúc đồng thời là cách để xoa dịu sự ngờ vực về các vấn đề ruộng đất.”[1] Nhưng đó không phải là những gì mà những nhà hoạch định dự tính trong đầu cho một mê lưới lâu dài. Ban đầu, các chi nhánh khu vực đã tiếp nhận quyền tự trị của họ một cách nghiêm túc, và dẫn đến sự xung đột giữa các thành viên trong hội đồng quốc gia. Hội đồng các thống đốc ngân hàng bao gồm các chính trị gia được bổ nhiệm đại diện cho các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Họ đã bị các nhà lãnh đạo của những chi nhánh khu vực thuộc Cục Dự trữ Liên bang - những nhà tài phiệt ngân hàng đầy kinh nghiệm - khai trừ. SỰ TRỞ LẠI CỦA “TỔ HỢP TIỀN TỆ” NEW YORK Cuộc đấu tranh giành quyền lực lớn nhất nảy sinh trong Ngân hàng Dự trữ New York với người đứng đầu là Benjamin Strong. Strong là người đầy kinh nghiệm và có các mối quan hệ ngoại giao phong phú. Nên nhớ rằng, ông ta là một trong bảy người phác thảo nên cơ cấu tập đoàn kinh tế tại đảo Jekyll. Ông ta trở thành người đứng đầu của Banker Trust Company trực thuộc quyền sở hữu của J.P. Morgan và có quan hệ mật thiết với Đại tá Edward Mandell. Ông ta cũng là bạn chí cốt của Montagu Norman, chủ tịch Ngân hàng Anh và Charles Rist, chủ tịch Ngân hàng Pháp. Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, ông là chủ tịch chi nhánh New York thuộc Cục Dự trữ Liên bang - một trong những ngân hàng lớn nhất nước mà bản chất chính là một tổ hợp tiền tệ. Ban đầu, hội đồng quốc gia và các chi nhánh khu vực được cai quản bởi chi nhánh New York. Strong thường chỉ huy như một kẻ chuyên quyền, quyết định chính sách Liên bang mà không cần hội ý với Hội đồng Dự trữ Liên bang tại Washington. Việc tham gia của Hoa Kỳ vào Cuộc chiến tranh thế giới Thứ Nhất đã tạo ra sự thúc đẩy trong việc gia tăng quyền lực của Liên bang. Cục Dự trữ Liên Bang đã trở thành đại diện tài chính duy nhất của Bộ Tài chính, tiền giấy của Cục Dự trữ Liên bang được phát hành, hầu như tất cả nguồn vàng dự trữ của các ngân hàng thương mại quốc gia đã được tập hợp lại trong cái hầm vàng của Cục Dự trữ Liên bang, và một số sự gò bó mang tính pháp lý được đưa vào Pháp lệnh cũ đã bị hủy bỏ. Các cử tri cũng chẳng mấy thắc mắc khi đất nước rơi vào tình trạnh chiến tranh. Việc tập trung quyền lực vào tay “tổ hợp tiền tệ” mà Cục Dự trữ Liên bang có ý định đánh bại được Ferdinand Lundberg - tác giả của cuốn America’s Sixty Families: Trên thực tế, Cục Dự trữ Liên bang New York là nguồn gốc của hệ thống gồm 12 ngân hàng khu vực, và New York là thị trường tiền tệ của quốc gia. 11 ngân hàng khác trở thành những lăng tẩm xa xỉ được dựng nên nhằm giữ gìn cho niềm tự hào địa phương và dập tắt sự sợ hãi người da đen nội địa. Benjamin Strong, … chủ tịch của Bankers Trust Company [J.P. Morgan] được chọn làm Thống đốc đầu tiên của Ngân hàng Dự trữ New York. Là người tinh thông các vấn đề tài chính cấp cao, trong nhiều năm, Strong đã thao túng hệ thống tiền tệ quốc gia với sự thận trọng của các giám đốc đại diện cho các ngân hàng hàng đầu New York. Dưới bàn tay của Strong, Cục Dự trữ Liên bang đã được đưa vào các mối quan hệ mắt xích với Ngân hàng Anh và Ngân hàng Pháp.[2] CỨU TRỢ CHÂU ÂU Chương 12 và Chương 20 cho thấy rằng, trong suốt thời gian diễn ra Thế chiến I, việc sung công hàng tỷ đô-la từ những người đóng thuế vào các ngân hàng trung ương của Anh và Pháp đã diễn ra. Phần lớn số tiền đó được tìm thấy trong Tập đoàn của Morgan như là khoản thanh toán lãi suất đối với các trái phiếu chiến tranh và được xem như khoản phí cho việc cung cấp đạn dược và các thiết bị chiến tranh khác. 70% chi phí cho cuộc chiến tranh thế giới Thứ nhất được chi trả bởi nạn lạm phát chứ không phải tiền đóng thuế, một quy trình được sắp đặt bởi Cục Dự trữ Liên bang. Nó được những người ủng hộ Cục Dự trữ Liên bang xem như bài học thực tế đầu tiên, và được thông qua một cách mỹ mãn. Sự lạm phát của Mỹ trong suốt giai đoạn này chỉ là một phần không đáng kể so với lạm phát ở Anh, có liên quan mật thiết đến chiến tranh và trong một khoảng thời gian lâu dài hơn. Điều này cũng không đáng ngạc nhiên vì phần chia lớn chi phí chiến tranh của châu Âu đã chuyển sang cho những người đóng thuế Mỹ. Sau khi chiến tranh đi qua, việc chuyển đổi đồng đô-la Mỹ được tiếp tục thực hiện như một phần trong kế hoạch kéo nước Anh ra khỏi sự suy thoái. Các phương pháp chọn lọc cho sự chuyển đổi này là mức lãi suất thấp giả tạo và sự lạm phát tự do trong nguồn cung ứng tiền tệ của Mỹ. Nó được tính toán để làm suy yếu giá trị đồng đô-la tương ứng với đồng bảng Anh và gây ra việc dự trữ vàng để chuyển từ Mỹ sang Anh. Cả hai hoạt động này đều do Benjamin Strong hướng dẫn và được Cục Dự trữ Liên bang thực hiện. Thật không khoa trương khi Strong được chủ tịch Herbert Hoover mô tả như một “phần bổ sung tinh thần của châu Âu”.[3] Trước khi được Tổng thống Reegan bổ nhiệm làm Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang năm 1987, Alan Greenspan đã làm việc trong Ban Lãnh đạo của J.P. Morgan Company. Tuy nhiên, trước đó, ông ta là người thẳng thắn khi nói về bản vị vàng và phê bình sự phụ thuộc của Cục Dự trữ Liên bang đối với tập đoàn kinh tế ngân hàng. Vào năm 1966, ông đã bày tỏ quan điểm như sau: Khi các doanh nghiệp Hoa Kỳ trải qua đợt co hẹp nhẹ vào năm 1927, Cục Dự trữ Liên bang đã tạo ra nhiều nguồn dự trữ tiền giấy với hy vọng đầu cơ tích trữ nhằm đối phó với khả năng thiếu hụt nguồn dự trữ ngân hàng. Tuy nhiên, tai hại hơn là nỗ lực của Cục Dự trữ Liên bang nhằm hỗ trợ Anh - quốc gia đã để mất vàng vào tay chúng ta… Cục Dự trữ Liên bang đã thành công với việc chấm dứt sự thua lỗ vàng, nhưng quá trình này đã gần như đã phá hủy nền kinh tế thế giới. Khoản tín dụng vượt trội mà Cục Dự trữ Liên bang “bơm” vào nền kinh tế đã tràn ra thị trường chứng khoán và gây ra một cuộc bùng nổ đầu cơ tích trữ nằm ngoài sức tưởng tượng… Kết quả là, nền kinh tế Mỹ đã sụp đổ.[4] Sau khi được bổ nhiệm vào Cục Dự trữ Liên bang, Greenspan trở nên im hơi lặng tiếng đối với các vấn đề này và không tỏ ra giận dữ đối với Âm Mưu mà bản thân đang thừa lệnh. NHỮNG ĐẠI DIỆN VỚI QUYỀN LỰC LỚN HƠN Khi ôn lại các khía cạnh trong lịch sử Cục Dự trữ Liên bang, các câu hỏi được đặt ra về lòng trung thành yêu nước của những người như Benjamin Strong. Làm thế nào một người được hưởng tất cả những điều tốt nhất mà đất nước dành cho bản thân ông ta - sự an toàn, của cải, uy thế - lại âm mưu cướp bóc những người anh em của mình nhằm hỗ trợ cho các chính trị gia của dân tộc khác tiếp tục tước đoạt của cải của họ? Phần đầu tiên trong câu trả lời được minh họa trong những phần đầu của cuốn sách. Các nhà quản lý tiền tệ quốc tế có thể là công dân của một quốc gia nào đó, nhưng đối với nhiều người trong số họ, đó là một sự ra đời rủi ro vô lý. Họ là những người tự xem mình trước hết là những công dân của thế giới. Họ lên tiếng yêu mến toàn thể nhân loại, nhưng lòng trung thành tuyệt đối của họ được dành cho chính bản thân họ và cho sự nghiệp của cá nhân mình. Đó chỉ là phân nửa câu trả lời. Cần nhớ lại rằng, những kẻ đã cố ghìm các đòn bẩy tài chính trên cỗ máy tận thế này - các thống đốc Ngân hàng Anh và Cục Dự trữ Liên bang - đã tự trói mình vào những chiếc dây và để mặc cho người khác giật kéo mình. Tư duy của họ không bị ám ảnh bởi các khái niệm chủ nghĩa dân tộc hay thậm chí là chủ nghĩa quốc tế. Lòng trung thành của họ hướng đến cá nhân con người. Giáo sư Quigley nhắc lại: Không cần phải cảm thấy rằng những người đứng đầu các ngân hàng trung ương tên tuổi trên thế giới chính là những thế lực trọng yếu của nền tài chính thế giới. Không phải vậy. Hơn nữa, họ chính là những nhà chuyên môn và là đại diện của các nhà tài phiệt ngân hàng đầu tư chi phối quốc gia của riêng họ - những nhân vật tai to mặt lớn đã nuôi dưỡng họ và hoàn toàn có khả năng ném họ ra ngoài lề xã hội. Các thế lực tài chính trọng yếu của thế giới đang nằm trong tay các chủ ngân hàng đầu tư (còn được gọi là các chủ ngân hàng “quốc tế” hay “thương gia”), những người duy trì một hậu trường rộng lớn tại các ngân hàng tư nhân không liên kết. Những điều này đã tạo nên một hệ thống hợp tác quốc tế và thống trị quốc gia mang tính tư nhân với nhiều quyền lực và bí mật hơn so với hệ thống hợp tác của các đại diện trực thuộc họ trong các ngân hàng trung ương.[5] Vì thế, chúng ta không chấp nhận hành vi của những người tự ý phản bội lại đất nước, ngoại trừ những nhà chuyên môn trung thành với các chuyên gia tiền tệ và các chính trị gia đã nuôi dưỡng họ. Các nhà tài phiệt đều có ảnh hưởng lớn đối với cả hai nhóm này. Các chính trị gia đến và đi, nhưng những người thi hành quyền lực tiền bạc vẫn còn tiếp tục chọn lựa người kế vị. NÔNG DÂN BIẾN THÀNH MÓN VỊT CHO BỮA TỐI Trong suốt chiến tranh, giá cả các mặt hàng nông sản tăng đột biến và lợi nhuận cũng vì thế mà tăng lên. Những người nông dân đã cúng một phần tiền vào trái phiếu chiến tranh, nhưng phần lớn số tiền đó đã được cho vào tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng trong cộng đồng những người bán lưng cho trời, bán mặt cho đất ở miền Trung tây và miền Nam. Đối với các ngân hàng New York thì khó mà chấp nhận được điều này khi họ thấy cổ phần từ các khoản tiền gửi quốc gia của mình bắt đầu suy yếu. Cần phải có cách nào đó để giành lại số tiền này. Sau khi trở thành tù nhân của các ngân hàng New York, Cục Dự trữ Liên bang đã bị trưng dụng để hoàn tất việc làm này. Rất ít ngân hàng nông nghiệp trong số đó chọn con đường làm thành viên của Cục Dự trữ Liên bang. Điều này đã gây thêm chấn thương đồng thời cũng tạo ra cái cớ để Cục Dự trữ tiến hành một cuộc chiến tranh kinh tế chống lại họ. Kế hoạch này không phức tạp nhưng cũng không độc đáo và đã được các ngân hàng trung ương sử dụng nhiều lần trước đó. Nó chính là (1) việc gia hạn tín dụng một cách dễ dàng đối với người nông dân để nhử họ đến với các khoản nợ lớn hơn, và sau đó (2) tạo ra cuộc suy thoái làm giảm mức thu nhập xuống mức mà họ không thể nào hoàn trả nổi. Sau đó, ngân hàng nông nghiệp sẽ tự nhận ra rằng mình đang nắm giữ các khoản vay không có khả năng chi trả và tịch thu phần tài sản mà họ có thể bán mà không gặp những rủi ro thua lỗ lớn. Cuối cùng, cả người nông dân lẫn ngân hàng đều phải bị xóa sổ. Các ngân hàng là mục tiêu, còn người nông dân thấp cổ bé họng thì khỏi phải nói. Đại biểu Quốc hội Charles Lindberg - cha, thân phụ của nhân vật dám một mình vượt biển Đại Tây Dương, giải thích theo cách này: “Với Pháp lệnh Dự trữ Liên bang, các cuộc khủng hoảng được tạo ra một cách khoa học và được vạch ra tỉ mỉ như chúng ta đang suy nghĩ một vấn đề toán học vậy.”[6] Các chi tiết gây ra cuộc khủng hoảng này được Thượng nghị sĩ Robert Owen, chủ tịch của ủy ban Tiền tệ và Ngân hàng thuộc Thượng viện giải thích vào năm 1939. Robert Owen là một nhà tài phiệt ngân hàng, đồng tác giả của Pháp lệnh Dự trữ Liên bang, một vai trò mà sau đó ông ta đã hối tiếc khi đảm nhận nó. Owen nói rằng: Vào tháng 5/1920… những người nông dân thời kỳ này cực kỳ giàu có… Họ chi trả tiền thế chấp và mua nhiều đất đai mới, và theo gợi ý của chính phủ - đã vay tiền để thực hiện việc này - nhưng sau đó đã bị phá sản bởi một cuộc thu hẹp tín dụng và tiền tệ đột ngột diễn ra vào năm 1920… Hội đồng Dự trữ Liên bang đã tổ chức một cuộc họp kín vào ngày 18/5/1920. Đây là cuộc họp kín diễn ra cả ngày; biên bản cuộc họp gồm 60 trang giấy in và được đưa vào Tài liệu số 310 của Thượng viện ngày 10/2/1923… Hành động mà Hội đồng Dự trữ Liên bang đưa ra vào ngày 18/5/1920 đã dẫn đến một cuộc thu hẹp tín dụng ở mức độ nghiêm trọng… Việc thu hẹp tín dụng và tiền tệ đã làm giảm sản lượng quốc gia trị giá $15,000,000,000 khiến hàng triệu người lâm vào cảnh thất nghiệp; làm giảm $20,000,000,000 giá trị đất và trại chăn nuôi gia súc.[7] Việc thu hẹp tín dụng đã gây tác động kinh hoàng đối với toàn bộ quốc gia chứ không riêng gì người nông dân. Nhưng nông dân là những người bị ảnh hưởng sâu sắc, vì Hội đồng cho vay Nông trại Liên bang được lập ra gần đây đã thu hút họ bằng những khoản vay tín dụng dễ dàng - giống như vịt trong ao - với tỷ suất nợ cao nhất. Ngoài ra, các ngân hàng thành phố lớn là thành viên của Cục Dự trữ được Cục Dự trữ ủng hộ trong suốt mùa hè năm 1920 nhằm cho phép họ gia hạn tín dụng cho các nhà máy sản xuất và thương nhân. Điều đó cho phép phần lớn họ vượt qua thời kỳ khủng hoảng. Không có bất cứ sự ủng hộ nào cho người nông dân hay các ngân hàng nông thôn - những tổ chức đã rơi vào cảnh tán gia bại sản theo hiệu ứng đô-mi-nô vào năm 1921. Những cuốn sách lịch sử đã ám chỉ sự kiện này như Cuộc Suy thoái Nông nghiệp năm 1920-1921. Một cái tên hay hơn cho cuốn sách này nên được thể hiện như sau: Bữa tối với Vịt Quê ở New York. GÂY DỰNG CƠ CHẾ MANDRAKE Trong Chương 10, chúng ta đã tìm hiểu ba phương thức mà theo đó, Cục Dự trữ Liên bang có khả năng tạo ra hay tiêu hủy đồng tiền. Một trong ba phương thức này - phương thức mua bán cổ phiếu liên quan đến nợ trên thị trường tự do là phương thức tạo ra hiệu quả lớn nhất trong việc cung ứng tiền tệ. Việc Cục Dự trữ Liên bang thu mua cổ phiếu chứng khoán (với những tờ séc không được đảm bảo bằng tiền) đã tạo ra tiền tệ; việc bán các cổ phiếu chứng khoán này lại có tác dụng tiêu hủy đồng tiền. Mặc dù được ủy quyền mua bán hầu hết mọi loại cổ phiếu hiện hữu trên thế giới, nhưng Cục Dự trữ Liên bang cũng có trách nhiệm thể hiện sự ưu tiên đối với trái phiếu và tiền giấy của chính phủ liên bang. Đó là cách mà các chuyên gia tiền tệ hoàn thành lời cam kết tạo ra tiền tệ cho các đối tác của họ - các chính trị gia. Nếu không có việc làm này, mối quan hệ hợp tác sẽ tan rã, và Quốc hội sẽ thủ tiêu Cục Dự trữ Liên bang. Khi Hệ thống Cục Dự trữ này được thành lập vào năm 1913, người ta tiên đoán rằng cách thức chủ yếu để thao túng nguồn cung ứng tiền tệ là việc kiểm soát “tỷ suất dự trữ” và “chính sách cho vay khẩn cấp”. Đó là ngôn ngữ mà các chủ ngân hàng đặt ra để thiết lập cấp bậc cho ngân hàng dự trữ bắt buộc (như phần trăm các khoản ký gửi) và cũng lập nên tỉ lệ lãi suất trên các khoản cho vay do Cục Dự trữ Liên bang thực hiện đối với chính các ngân hàng của họ. Tỷ lệ dự trữ theo Đạo luật Ngân hàng Quốc gia cũ là 25%. Theo Đạo luật Ngân hàng năm 1913, tỷ lệ này đã giảm xuống mức 18% đối với các ngân hàng lớn ở New York, một “cú rớt giá” từ 28%. Vào năm 1917, nghĩa là chỉ bốn năm sau đó, các yêu cầu dự trữ cho các ngân hàng dự trữ trung ương đã rớt từ 18% xuống 13% (mức rớt giá sẽ thấp hơn đối với các ngân hàng nhỏ hơn). Đó là một sự cắt giảm bổ sung 28%.[8] Cũng không quá lâu để nhận thấy rõ ràng rằng việc lập ra các tỷ suất dự trữ là một công cụ không hiệu quả. Phạm vi kiểm soát lại quá nhỏ trong khi lượng quan tâm của công chúng lại quá lớn. Phương thức thứ hai gây ảnh hưởng cho lãi suất đối với các khoản vay thương mại lại tỏ ra hữu ích hơn. Đây là cách làm của các ngân hàng: Với hệ thống ngân hàng dự trữ cục bộ, một ngân hàng có thể tạo ra đồng tiền mới bằng cách tung ra các khoản vay. Số lượng khoản vay ngân hàng tạo ra bị giới hạn bởi tỷ suất dự trữ hay “cục bộ” mà ngân hàng yêu cầu duy trì để trang trải các nhu cầu về tiền mặt. Nếu tỷ suất dự trữ là 10%, sau đó cứ mỗi 10 đô-la mà ngân hàng cho vay sẽ bao gồm 9 đô-la không hề tồn tại trước đó. Do vậy, một ngân hàng thương mại có thể tạo ra lượng tiền khá lớn chỉ đơn giản bằng cách tạo ra các khoản vay. Nhưng một khi đã cho vay 9 đô-la trên mỗi một đô-la dự trữ, ngân hàng phải ngừng ngay các hoạt động cho vay và chờ cho đến khi các khoản vay cũ được hoàn trả trước khi phát hành các khoản vay mới. Cách duy nhất để mở rộng quá trình này là tạo ra mức dự trữ lớn hơn. Nó có thể được thực hiện theo một trong bốn cách sau: (1) lôi cuốn thêm nhiều người gửi tiền (2) sử dụng một số lợi nhuận ngân hàng (3) bán các cố phiếu bổ sung cho các nhà đầu tư (4) vay tiền từ Cục Dự trữ Liên bang. KHI NGÂN HÀNG VAY T1ỀN TỪ CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG Giải pháp thứ tư là giải pháp phổ biến nhất và được gọi là “chính sách cho vay khẩn cấp”. Khi tiếp cận chính sách cho vay khẩn cấp của Cục Dự trữ Liên bang để vay tiền, ngân hàng được mong đợi sẽ đóng tiền ký quỹ. Đó có thể là các hợp đồng nợ do ngân hàng nắm giữ, kể cả trái phiếu chính phủ, nhưng thông thường thì gồm các khoản vay thương mại. Cục Dự trữ Liên bang sau đó chuyển khoản tín dụng đó sang ngân hàng với một số tiền tương ứng với số nợ ghi trên hợp đồng. Với cách này, nó cho phép ngân hàng chuyển đổi các khoản vay cũ sang “nguồn dự trữ” mới. Mỗi một đồng đô-la của nguồn “dự trữ” mới này sau đó được dùng làm cơ sở cho việc vay thêm chín đồng nữa trong nguồn tiền séc. Quy trình không dừng lại ở đó. Một khi được thành hình, các khoản vay mới cũng được sử dụng như tài khoản ký quỹ tại Cục Dự trữ Liên bang cho nhiều khoản dự trữ hơn. Bản nhạc này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, với mỗi một mức độ mới của khoản nợ sẽ trở thành “nguồn dự trữ” cho một mức vay còn cao hơn, cho đến khi bản nhạc cho vay ấy lặp đi lặp lại khoảng 28 lần cho đến phút cuối cùng.[9] Quy trình đó thường được gọi là “chiết khấu thương phiếu”. Nó là một trong các phương thức mà Cục Dự trữ Liên bang có thể nhấn chìm đất nước trong cơn lũ đồng tiền mới trước khi diễn ra Cuộc Vỡ Đê Vĩ Đại năm 1929. Nhưng lại có một vấn đề với phương thức đó, ít nhất cho đến khi Cục Dự trữ Liên bang được để ý đến. Mặc dù mức lãi suất của chính sách cho vay khẩn cấp có thể được tạo ra thấp hơn, theo đó, hầu hết các chủ ngân hàng đều xếp hàng ngỏng cổ chờ chực hệt như đàn vịt đói đang tìm những hạt bắp miễn phí, nhưng vẫn có một vài người trong số họ - đặc biệt là đám “vĩ nhân tỉnh lẻ” của các ngân hàng nông thôn - muốn chống cự lại cám dỗ này. Không có cách nào để ép buộc các ngân hàng tham gia vào chương trình này. Ngoài ra, chính các ngân hàng đều bị lệ thuộc vào tính thất thường của khách hàng, mà vì một lý do cá nhân nào đó không muốn vay đúng số tiền mà ngân hàng muốn cho vay. Nếu khách hàng ngừng vay thì ngân hàng không có các khoản vay mới nào để chuyển đổi thành nguồn dự trữ trong tương lai. Điều đó lại làm cho cơ chế thứ ba trở thành giải pháp tốt hơn: việc mua bán trái phiếu và các trái phiếu nợ khác trên thị trường tự do. Với chính sách cho vay khẩn cấp, các ngân hàng phải nhử được người vay tiền đến vay và khoản vay đó phải được hoàn trả, và đôi khi họ miễn cưỡng làm điều đó. Nhưng đối với thị trường tự do, tất cả những gì mà Cục Dự trữ Liên bang cần làm là viết một tờ séc pháp định để chi trả cho các cổ phiếu chứng khoán. Khi tờ séc này được trả bằng tiền mặt thì đồng tiền mới mà ngân hàng vừa tạo ra sẽ được đưa thẳng vào nền kinh tế mà không cần có sự đồng tình của các ngân hàng cứng đầu. Nhưng, cũng có một vấn đề xảy ra với phương thức này. Trước Thế Chiến I xuất hiện một số trái phiếu chính phủ có sẵn trên thị trường tự do. Thậm chí là sau chiến tranh, việc cung ứng cũng trở nên hạn chế. Điều đó có nghĩa là nạn lạm phát lớn xảy ra trước Cuộc suy thoái kinh tế năm 1929 không phải là kết quả của việc chi tiêu thâm hụt. Trong mỗi năm từ 1920 đến 1930 nguồn doanh thu của chính phủ cao hơn nguồn chi tiêu. Điều ngạc nhiên là, trong thời gian trước khi diễn ra cuộc suy thoái, Mỹ đã nhanh chóng trả hết nợ.[10] Như một hệ quả tất yếu, Cục Dự trữ Liên bang mua một số trái phiếu chính phủ. Nếu không có trái phiếu chính phủ thì động cơ của thị trường tự do sẽ chạy hệt như đang trong tình trạng hết xăng. Giải pháp cho tất cả các vấn đề này là tạo ra một thị trường mới được “đo ni đóng giày” cho nhu cầu của Cục Dự trữ Liên bang, một kiểu “trạm dừng chân” giữa chính sách cho vay khẩn cấp và thị trường tự do. Nó còn được gọi là “chính sách thanh toán”, và nó được hiểu rằng, Hệ thống mua bán một loại chứng khoán độc đáo liên quan đến nợ được gọi là chấp phiếu ngân hàng. CHẤP PHIÊU NGÂN HÀNG Chấp phiếu ngân hàng là các hợp đồng cam kết thanh toán cho các mặt hàng thương mại được lên lịch cho việc giao sau. Các chấp phiếu này thường liên quan đến thương mại quốc tế, theo đó, sự chậm trễ từ ba đến sáu tháng được coi là chuyện thường. Đó là phương thức mà bên bán của một quốc gia có thể vận chuyển hàng hóa cho một bên mua nào đó ở một quốc gia khác với niềm tin rằng anh ta sẽ hoàn trả vào đúng ngày giao hàng. Giao dịch đó được thực hiện thông qua sự bảo đảm của ngân hàng cả bên bán lẫn bên mua. Đầu tiên, ngân hàng bên mua sẽ đưa ra tín dụng thư bảo đảm việc thanh toán cho hàng hóa, thậm chí cả khi xảy ra trường hợp bên mua phá sản. Khi nhận được tín dụng thư này, một trong các đại diện của ngân hàng bên bán sẽ viết dòng chữ “chấp thuận” trên hợp đồng và trả cho bên bán số tiền đã thỏa thuận giao dịch trước đó. Do đó, ngân hàng bảo đảm chấp thuận sẽ trả trước tiền cho bên bán với hy vọng nhận lại tiền thanh toán trong tương lai từ ngân hàng bên mua. Với dịch vụ này, cả hai ngân hàng đều tính phí dịch vụ được trình bày như tỉ lệ phần trăm trên hợp đồng. Do đó, bên mua trả ít hơn số tiền đã ghi trên hợp đồng buôn bán, và bên bán nhận được ít tiền hơn. Về phương diện lịch sử, những hợp đồng này đều an toàn, vì các ngân hàng rất thận trọng nhằm đảm bảo việc thanh toán cho các công ty thương mại lớn. Nhưng trong thời kỳ khủng hoảng, cho dù lớn đến mấy thì các công ty này cũng khó có khả năng hoàn thành được hợp đồng. Nó bảo hiểm cho loại hình kinh doanh này - loại hình gần như đẩy George Peabody và J.P. Morgan vào tình cảnh phá sản trong cuộc suy thoái năm 1857, và lẽ ra đã phá sản nếu họ không được Ngân hàng Anh cứu ra khỏi cơn túng quẫn. Giống như các hợp đồng cho vay thương mại, các chấp phiếu ngân hàng đều là những công cụ đàm phán có thể được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Các ngân hàng phát hành chấp phiếu có quyền chọn lựa đối với việc giữ các chấp phiếu này cho đến khi đáo hạn hoặc bán chúng. Nếu họ đồng ý giữ chúng, lợi nhuận của họ sẽ được thực hiện khi hợp đồng cơ bản cuối cùng được hoàn trả và nó sẽ trở nên tương đương với số tiền “chiết khấu”, thứ mà theo ngôn ngữ ngân hàng là phí. Các chấp phiếu còn được “chiết khấu lại” khi được bán bởi người đưa ra mức chiết khấu ban đầu - hãng bảo hiểm. Ưu điểm của hoạt động này là họ không phải chờ lợi nhuận trong vòng ba đến sáu tháng mà có thể yêu cầu tiền vốn ngay lập tức để đầu tư kiếm lợi. Giá bán chấp phiếu luôn luôn thấp hơn giá trị của các hợp đồng cơ bản; nếu không sẽ không có ai muốn mua chúng. Sự chênh lệch này là lợi nhuận tiềm năng của bên mua. Nó được thể hiện dưới dạng phần trăm và được gọi là “lãi suất” chiết khấu - hoặc, trong trường hợp này, là chiết khấu lại. Nhưng lãi suất được bên bán đưa ra phải thấp hơn mức lãi suất mà anh ta muốn có từ số tiền nhận được, mặt khác, có thể anh ta khấm khá hơn nếu không bán chúng. Mặc dù thường được giao dịch ở châu Âu nhưng chấp phiếu của ngân hàng lại không phổ biến ở Mỹ. Trước khi Pháp lệnh Dự trữ Liên bang được thông qua, các ngân hàng quốc gia bị cấm không được mua bán chúng. Do đó, thị trường này phải được tạo lập. Cục Dự trữ Liên bang thực hiện điều này bằng cách tạo ra mức chiết khấu đối với các chấp phiếu thấp đến mức hãng bảo hiểm sẽ trở nên dại dột nếu không tận dụng ưu thế này. Với mức chiết khấu “sát đất”, họ có thể có được nguồn tài chính ngắn hạn và sau đó đầu tư vào với mức lãi suất doanh thu cao hơn. Vì thế, các chấp phiếu nhanh chóng nở rộ trên thị trường tự do Hoa Kỳ. Nhưng ai là người muốn mua chúng với giá “rẻ mạt”? Tất nhiên chẳng có ai cả. Vì vậy, để tạo ra được thị trường này, Cục Dự trữ Liên bang không chỉ thiết lập nên mức chiết khấu thấp giả tạo mà còn cam kết sẽ mua hết tất cả chấp phiếu được đưa ra thị trường. Do đó, Cục Dự trữ Liên bang trở thành khách hàng chính trong việc mua bán các loại cổ phiếu chứng khoán này. Các ngân hàng cũng gia nhập thị trường này với tư cách là bên mua, không chỉ vì biết rằng, Cục Dự trữ Liên bang sẽ cam kết mua lại bất cứ lúc nào các ngân hàng muốn bán. Khi đồng tiền được tạo ra từ không khí thì chi phí đã không còn là một vấn đề nữa, tiềm năng lợi nhuận thấp cũng vậy. Mục tiêu của Cục Dự trữ Liên bang không phải là tạo ra lợi nhuận qua đầu tư mà là làm tăng thêm nguồn cung ứng tiền tệ của quốc gia. WARBURG VÀ CỘNG SỰ TẠO RA ÍT LỢI NHUẬN Người được hưởng lợi nhiều nhất từ thị trường thiết lập giả tạo này không ai khác hơn chính là Paul Warburg, một đối tác của Kuhn, Loeb & Co. Warburg đã tham dự vào cuộc họp tại đảo Jekyll - nơi mà ý tưởng về Cục Dự trữ Liên bang được thành hình. Ông ta được mọi người biết đến như một học giả bậc thầy trong việc dẫn dắt những người khác trong sự cân nhắc của mình. Ông ta là một trong những thế lực có ảnh hưởng nhất trong các tranh luận công khai đã diễn ra sau đó. Ông ta được bổ nhiệm với tư cách một trong các thành viên đầu tiên của Hội đồng Dự trữ Liên bang và sau đó trở thành Phó chủ tịch Hội đồng cho đến khi bị giải thể do chiến tranh, thời điểm ông ta từ chức do áp lực công chúng về mối quan hệ của ông ta với Ngân hàng Đức. Ông ta là giám đốc của I.G. Chemical Corp của Mỹ và Agfa Ansco, Inc. - những công ty hoạt động trong tầm kiểm soát của LG. Farben, một tập đoàn kinh tế vô danh của Đức mà chỉ một vài năm sau đó đã tài trợ cho sự bành trướng quyền lực của Adolph Hitler.[11] Ông ta cũng là giám đốc của CFR (Hội đồng Quan hệ Quốc tế). Vì thế, cũng không mấy ngạc nhiên khi biết rằng ông ta có thể đặt mình vào vị trí trung tâm của dòng tiền khổng lồ kiếm được từ các vụ mua bán chấp phiếu của Cục Dự trữ Liên bang. Warburg là người sáng lập và là chủ tịch của International Acceptance-Bank tại New York - ngân hàng nhận trả lớn nhất thế giới. Ông ta cũng là giám đốc của nhiều công ty “đối thủ” nhỏ hơn, kể cả Westinghouse Acceptance Bank danh tiếng. Là người sáng lập và Chủ tịch của Hội đồng Nhận trả Mỹ (American Acceptance Council), Warburg chính là thị trường bảo đảm của Mỹ. Nhưng ông ta không chỉ một mình bơi lội trên dòng sông tiền của đó. Những người kiểm soát các công ty tài chính lớn nhất nước Mỹ đều trở thành giám đốc hay quan chức của các ngân hàng chấp thuận nhận trả khác nhau. Danh sách các công ty này trở thành một bộ phận trong ban quản trị phối hợp bao gồm Kuhn, Loeb & Co.; New York Trust Co.; Bank of Mahattan Trust Co.; American Trust Co; New York Title & Mortage Co.; Chase National Bank; Metropolitan Life Insurance; American Express Co.; The Carnegie Corp.; Guaranty Trust Co.; Mutual Life Insurance Co.; Equitable Life Assurance Society New York; First National Banks of Boston; St. Louis & Los Angeles… Thế giới của các ngân hàng chấp thuận nhận trả chính là phạm vi lĩnh vực tư nhân của giới tinh anh tài chính Phố Wall. Tuy nhiên, đằng sau hình ảnh của Mỹ là mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nhà đầu tư châu Âu. Tổng số vốn của các cổ đông Mỹ trong IAB là 276 triệu đô-la so với 271 triệu đô-la đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Phần quan trọng trong số tiền đó được phân chia giữa gia tộc Warburg ở Đức và gia tộc Rothchild ở Anh.[12] Vậy dòng chảy mà con sông của nguồn tiền thu từ chấp phiếu đó tự do và rộng lớn tới mức nào? Năm 1929, dòng sông đó có chiều rộng đo bằng 1.7 nghìn tỷ đô-la. Trong suốt thập niên 20 đã có trên một nửa lượng tiền mới do Cục Dự trữ Liên bang tạo ra - lớn hơn tất cả các vụ mua bán khác trên thị trường tự do cộng với tất cả các khoản vay cho tất cả các ngân hàng trong hàng tham gia chính sách cho vay khẩn cấp.[13] Các chuyên gia tiền tệ tạo ra Cục Dự trữ Liên bang và các cộng sự kinh doanh mật thiết của họ đã được đền bù xứng đáng cho những nỗ lực của bản thân. Tuy nhiên, việc nắm giữ lợi nhuận của những người trong cuộc không phải là vấn đề mà điều quan trọng hơn là sự thật về hậu quả của cơ chế tự phục vụ là sự mở rộng ở qui mô lớn nguồn cung ứng tiền tệ - điều đã tạo nên cuộc Đại Suy Thoái không thể tránh được, và đó chính là vấn đề đã thúc đẩy chúng ta nhìn nhận chấp phiếu như một giải pháp hàng đầu. QUỐC HỘI HOÀI NGHI NHƯNG E NGẠI PHẢI CHẮP VÁ Vào năm 1920, sự ngờ vực và oán giận đã dần dần tăng lên trong nội bộ Quốc hội. Các chính trị gia không được chia lợi lộc. Có nhiều khả năng là nhiều người không nhận ra được rằng, với tư cách là các đối tác trong hệ thống, họ được quyền hưởng lợi lộc. Tuy nhiên, họ đã bị lóa mắt trước những lời hoa mỹ của đám tài phiệt ngân hàng cùng các trò gian lận kế toán và e ngại phải chắp vá lại Hệ thống vì sợ ấn nhầm nút một cách bất thình lình. John Maynard Keynes, một thành viên theo chủ nghĩa xã hội thuộc nhóm Pha-Biên của Anh, đã quan sát từng bước đi của Quốc hội với vẻ thích thú. Nói về trò thao túng giá trị đồng đô-la của Cục Dự trữ Liên bang, ông ta viết: Đây là cách mà các quốc gia vững mạnh về tài chính có thể kết hợp sự suy xét đúng đắn mới lạ với các định kiến cũ. Nó có thể có được các cải tiến khoa học mới nhất, được “luyện” trong lò luyện kinh tế của Harvard, trong khi để Quốc hội tin rằng không có sự chuyển hướng đột ngột nào được chấp thuận… Nhưng trong tất cả những điều hư cấu này đã xuất hiện một sự bất ổn… Sự hoài nghi của các đại biểu Quốc hội có thể sẽ bị đánh thức. Người ta không thể chắc chắn rằng có một vài Thượng nghị sĩ không thể đọc và hiểu cuốn sách này.[14] Điều đó cũng không đến nỗi đáng sợ như vậy! Từ lúc đó, các chính trị gia Mỹ đã nếm được hương vị của loại rượu mạnh của nguồn quỹ chiến tranh và ngừng mọi thắc mắc. Thế chiến I đã tạo ra một nhu cầu tiền của khổng lồ, và Cục Dự trữ Liên bang chính là nguồn cung cấp đó. Và đến khi chiến tranh kết thúc thì thái độ thù địch của Quốc hội đối với Cục Dự trữ Liên bang đã trở thành câu chuyện lịch sử. CHI TRẢ CHO THẾ CHIẾN I Phần lớn nợ chiến tranh được hấp thu bởi công chúng như là sự hưởng ứng tinh thần yêu nước bằng hành động mua bán các trái phiếu chiến tranh. Bộ Tài chính đã tiến hành hàng loạt chiến dịch công khai cho các “Khoản vay Tự do” nhằm củng cố thêm quan điểm đó. Những loại trái phiếu nhỏ này không mở rộng thêm nguồn cung ứng tiền tệ và không gây ra lạm phát vì đồng tiền là do tiết kiệm mà có. Điều đó đã từng tồn tại. Tuy nhiên, nhiều người - những kẻ nghĩ rằng đó là nghĩa vụ yêu nước của họ đối với việc ủng hộ chiến tranh - đã gõ cửa các ngân hàng và vay mượn tiền để mua trái phiếu. Ngân hàng tạo ra phần lớn tiền từ không khí, rút tín dụng và các bút toán kế toán từ Cục Dự trữ Liên bang, vì thế, các vụ mua bán đó đã bơm phồng nguồn cung ứng tiền. Kết quả tương tự có thể đạt được một cách đơn giản hơn và ít tốn kém hơn bằng cách lấy tiền trực tiếp từ Cục Dự trữ Liên bang, nhưng chính phủ cũng đã khuyến khích xu hướng này do giá trị tâm lý của nó trong việc tạo ra sự ủng hộ rộng rãi cho cuộc chiến. Khi mọi người hy sinh cho sự gắng sức này, điều đó củng cố thêm niềm tin của họ rằng nó phải có giá trị. Mặc dù chiến tranh được hỗ trợ một phần bằng các khoản thuế và một phần bằng các Trái Phiếu Tự Do được công chúng mua bán song một lượng đáng kể được trang trải bởi việc bán các trái phiếu Tài chính cho Cục Dự trữ Liên bang trên thị trường tự do. Lester Chandler, chuyên gia viết tiểu sử của Benjamin Strong đã giải thích: Hệ thống Dự trữ Liên bang trở thành phần tổng thể cho bộ máy viện trợ tài chính cho chiến tranh. Với tư cách là tổ chức tạo ra tiền tệ và đại diện tài chính, Hệ thống hoạt động với mục tiêu nhằm đảm bảo rằng Bộ Tài chính được cung cấp tất cả các nguồn tiền tệ mà nó cần đến, theo các điều khoản được ấn định bởi Bộ Tài chính và Quốc hội… Một quốc gia biết ơn giờ đây có thể chào đón Hệ thống này với tư cách là đơn vị đóng góp chính cho sự vẻ vang trong cuộc chiến, một đại diện công khố có năng lực của Bộ Tài chính, một nguồn tiền tệ và quỹ dự trữ lớn đồng thời là một phần không thể thiếu được và thường trực của hệ thống ngân hàng.[15] NỢ CHÍNH PHỦ XUẤT HIỆN Những năm chiến tranh chủ yếu là giai đoạn thử nghiệm chiến lược mới và củng cố quyền lực. Trớ trêu thay, điều đó không tồn tại cho đến thời hậu chiến - khi không còn sự điều chỉnh nào cho việc chi tiêu thâm hụt - vì thế mà các khoản nợ của chính phủ đã chất đống. Cho đến Thế chiến I, các chi phí thường niên của liên bang đã lên đến khoảng 750 triệu đô-la. Khi chiến tranh kết thúc, khoản chiến phí đó cũng lên đến 18 tỷ rưỡi đô-la - một mức gia tăng 2,466%. Khoảng 70% chiến phí đã được viện trợ bằng các khoản nợ. Murray Rothbard đã nhắc nhở chúng ta rằng, vào thời gian trước khi diễn ra cuộc suy thoái năm 1928 - tức là 10 năm sau khi chiến tranh kết thúc - hệ thống ngân hàng đã nắm giữ nhiều trái phiếu chính phủ hơn so với thời kỳ chiến tranh.[16] Điều đó có nghĩa là chính phủ không chi trả cho các trái phiếu khi đáo hạn. Thay vào đó, nó quay vòng bằng cách đưa ra các loại trái phiếu mới để thay thế cho các loại cũ. Tại sao? Có phải vì Quốc hội đang rất cần tiền? Không phải như vậy. Các trái phiếu trở thành nền tảng của đồng tiền trong vòng quay tài chính và, nếu chúng được trả hết thì nguồn cung ứng tiền tệ sẽ giảm xuống. Việc sút giảm nguồn cung ứng tiền tệ được các chính trị gia và các chủ ngân hàng trung ương xem là mối đe dọa đối với sự ổn định kinh tế. Do đó, chính phủ nhận ra rằng, bản thân họ không có khả năng thoát khỏi nợ nần thậm chí khi có đủ tiền để trang trải - một tình trạng tiến thoái lưỡng nan kéo dài cho đến tận ngày nay. Có một mâu thuẫn rõ ràng ở đây. Trong cuốn sách The Great Boom and Panic (Cuộc Đại Bùng Nổ và Khủng Hoảng), Robert Patterson đã viết rằng, vào giai đoạn trước khi cuộc suy thoái diễn ra, Hoa Kỳ đã trả hết nợ.[17] Tuy nhiên, Robarth kể lại rằng, hệ thống ngân hàng đã nắm giữ một lượng lớn trái phiếu chính phủ và con số này lớn hơn rất nhiều so với thời kỳ diễn ra chiến tranh! Cách duy nhất mà cả hai lời nhận định này đều có thể được coi là xác thực là liệu trên thực tế lượng trái phiếu có tồn tại nhiều như vậy trong suốt thời kỳ chiến tranh hay không và chúng được nắm giữ bởi dân chúng chứ không phải là hệ thống ngân hàng. Điều đó có thể xảy ra nếu tổng số trái phiếu của năm 1928 là ít hơn và cho đến lúc đó, Cục Dự trữ Liên bang có thể vẫn còn giữ nhiều trái phiếu hơn trước đây. Đó có thể là kết quả mong đợi đối với vai trò phát triển của Cục Dự trữ Liên bang trên thị trường tự do. Khi lượng trái phiếu do dân chúng nắm giữ ngày càng lớn mạnh, Bộ Tài chính sẽ quay vòng các loại trái phiếu này và Cục Dự trữ Liên bang sẽ tiếp quản toàn bộ trái phiếu đó. Các trái phiếu do dân chúng thu mua không làm gia tăng nguồn cung ứng tiền tệ, ngược lại với các loại trái phiếu do các ngân hàng thu mua. Do đó, năm 1928 mức lạm phát cao hơn rất nhiều so với thời kỳ chiến tranh - mặc dù chính phủ vừa thoát khỏi tình trạng nợ nần. Trước năm 1922, Cục Dự trữ Liên bang đã mua các trái phiếu kho bạc chủ yếu nhằm ba mục đích: (1) có được thu nhập để điều hành hệ thống, (2) chi trả cho các loại tiền giấy mới được Cục Dự trữ Liên bang phát hành thay thế cho các chứng chỉ bạc, và (3) làm giảm mức lãi suất. Động cơ cho việc thao túng mức lãi suất là nhằm khuyến khích việc vay tiền nước ngoài ở Mỹ (nơi có mức lãi suất thấp). Cục Dự trữ Liên bang cũng khuyến khích Hoa Kỳ đầu tư vào châu Âu (nơi có mức lãi suất cao hơn).[18] Bằng cách làm cho kế hoạch trở nên khả thi nhằm vay đô-la Mỹ ở mức lãi suất này và đầu tư vào đâu đó có mức lãi suất cao hơn, Cục Dự trữ Liên bang đã tự do chuyển tiền ra khỏi Hoa Kỳ và như vậy, các khoản dự trữ vàng cũng hiển nhiên theo đó mà “xuất ngoại”. Vào năm 1963, trong bài diễn văn của mình tại IMF, Tổng thống Kenedy nói rằng, dòng chảy ra của nguồn vàng Mỹ “đã không đến một cách tình cờ.”[19] SỰ “KHÁM PHÁ” THỊ TRƯỜNG TỰ DO Điều này thông thường được các nhà văn quả quyết khi nói rằng thế lực của cơ chế thị trường tự do - thế lực thao túng nguồn cung ứng tiền tệ - được Cục Dự trữ Liên bang “khám phá” ra vào những năm đầu của thập kỷ 20. Ví dụ, trong cuốn sách của mình có tên The Bankers (Các ông chủ ngân hàng), Martin Mayer đã viết: Ngày nay, nhờ sự tình cờ mà đã có người khám phá ra tia Rơ-gen hay thuốc Penicillin, các ngân hàng trung ương đã nhận ra rằng “các hoạt động của thị trường tự do” có tác động đáng kể trên các hành vi của các ngân hàng.[20] Điều này làm cho câu chuyện trở nên thú vị, nhưng thật khó mà tin rằng Benjamin Strong, Paul Warburg, Montagu Norman và các chuyên gia tiền tệ khác - những kẻ đang kéo chiếc đòn bẩy vào lúc này - đã tỏ ra ngạc nhiên thực sự. Những nhân vật này không thể không biết tác động của việc tạo ra tiền tệ từ không khí và đưa chúng vào lưu thông trong nền kinh tế. Thị trường tự do đơn thuần chỉ là một cái phễu khác. Nếu có bất cứ yếu tố bất ngờ nào xảy đến thì nó chỉ giống như tình trạng mà theo đó, cơ chế hoạt động có thể được kích hoạt. Phần câu chuyện đó là sự thật hay hoang đường cũng không quan trọng ngoại trừ việc điều đó duy trì quan điểm “ngẫu nhiên” của lịch sử, một câu chuyện tưởng tượng rằng không ai chịu trách nhiệm về sự hỗn độn chính trị hay kinh tế: Mọi việc ngẫu nhiên xảy ra. Không có bất kỳ một kế hoạch tổng thể nào. Chẳng ai có lỗi. Mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát. Hãy cứ thư giãn đi, hãy trả các khoản thuế của bạn đi và trở về giường an tâm ngủ một giấc đẫy vào! Trong bất kỳ trường hợp nào, khi chiến tranh kết thúc, Quốc hội đã tỉnh thức với một sự thật là cơ quan này có thể sử dụng Hệ thống Dự trữ Liên bang để đạt được lợi nhuận mà không cần các khoản thuế. Từ điểm này, các khoản chi tiêu thâm hụt đã được thể chế hóa. Chiều hướng gia tăng trong việc phát hành các trái phiếu tài chính đã khuyến khích Cục Dự trữ Liên bang vì nó vẫn đưa ra thêm một nguồn nợ để chuyển đổi thành tiền, một nguồn nợ mà cuối cùng cũng chắc chắn hơn so với các khoản vay ngân hàng hay các chấp phiếu ngân hàng. Giờ đây, Quốc hội đang trở nên phụ thuộc vào những hạt bắp trên bờ ao, và giống như chú vịt thỏa thuê với món bắp miễn phí, nó có rất ít cơ hội tìm lại đôi cánh của mình và bay đi. Quốc hội càng phụ thuộc bao nhiêu, bản thân Cục Dự trữ Liên bang càng được bảo đảm bấy nhiêu. Vào năm 1921, 12 ngân hàng khu vực trong hệ thống Cục Dự trữ Liên bang đã thực hiện việc buôn bán độc lập trong thị trường tự do, nhưng động cơ của từng ngân hàng lại hoàn toàn khác nhau. Một vài ngân hàng chỉ đơn thuần cần thêm doanh thu nhằm trang trải cho các hoạt động trước mắt, trong khi những ngân hàng khác - đặc biệt là chi nhánh New York dưới quyền điều hành của Benjamin Strong - lại quan tâm nhiều hơn đến việc gửi vàng từ Mỹ đến Anh. Strong ngay lập tức bắt đầu tập hợp quyền kiểm soát tất cả các hoạt động của thị trường tự do vào tay ngân hàng của cá nhân mình. Vào tháng Sáu năm 1922, “ủy ban Thị trường Tự do” được hình thành để điều phối các hoạt động giữa Thống đốc các bang trong khu vực. Tuy nhiên, vào tháng Tư năm sau đó, ủy ban quốc gia tại Washing ton đã được thay thế bằng một nhóm bao gồm các Thống đốc với một tổ chức do nhóm này thành lập có tên gọi “ủy ban Đầu tư Thị trường Tự do” - một tổ chức hoạt động dưới sự lãnh đạo của Benjamin Strong. Quyền lực của nhóm tài phiệt này ngày càng được tăng cường qua 10 năm sau đó bằng hệ thống pháp chế được lập ra chủ yếu cho các chi nhánh ngân hàng khu vực tuân theo sự điều hành của ủy ban Thị trường Tự do, nhưng đó chỉ là thủ tục, cái chết của nó đã được dự đoán sớm hơn rất nhiều. Từ năm 1923 trở đi, các hoạt động thị trường tự do của Cục Dự trữ Liên bang đều được tiến hành bởi Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York. Tổ hợp tiền tệ luôn luôn nằm trong tầm kiểm soát. NGẬP TRONG NỢ NẦN Mọi hoạt động đều có hậu quả của nó, và một trong những hậu quả của việc thu mua các loại trái phiếu Tài chính và các loại chứng chỉ khác có liên quan đến nợ trên thị trường tự do chính là: đồng tiền được tạo ra để thu mua các loại trái phiếu này cuối cùng sẽ kết thúc trong các ngân hàng thương mại - nơi các loại trái phiếu này được sử dụng cho việc mở rộng các khoản nợ tín dụng. “Tín dụng” là một từ ngữ khác trong số các từ ngữ cố ý làm giảm đi cái ý nghĩa đích thực với các nghĩa khác nhau áp dụng cho từng người khác nhau. Theo ngôn ngữ ngân hàng, việc mở rộng các khoản tín dụng đồng nghĩa với việc các ngân hàng có “nguồn dự trữ vượt mức” (các bút toán kế toán) có thể được nhân lên với 9 và thu được lợi nhuận cho mình - nếu chỉ có một người nào đó đủ tốt bụng để vay mượn. Người ta gọi đó là đồng tiền chờ đợi để được tạo ra. Thông điệp ở đây là: “Hãy đến với ngân hàng đi nào, các bạn! Đừng e ngại hay rụt rè. Chúng tôi có rất nhiều tiền cho các bạn vay. Bạn hiện có các khoản tín dụng mà bạn thậm chí không biết đến đấy thôi!” Vào những năm 20, một lượng cổ phần lớn hơn của các khoản tín dụng ngân hàng được dành cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư giàu có và các nhà tài phiệt khác, nhưng cũng không ngoại trừ những người đầu tư nhỏ. Vào năm 1910, các khoản tín dụng dành cho người tiêu dùng được tính chỉ ở mức 10% doanh thu bán lẻ của quốc gia. Vào năm 1929, các giao dịch tín dụng đạt chỉ tiêu 30 tỷ đô-la trên thị trường bán lẻ. Trong cuốn sách Money and Man (Tạm dịch: Tiền bạc và Con người) của mình, Elgin Grosecllose đã nói: “Năm 1929, Hoa Kỳ đã bị chôn vùi bởi một cơn lũ tín dụng. Nó bao trùm lên cả một vùng đất. Nó được rót vào mọi ngóc ngách và xó xỉnh của nền kinh tế quốc gia.”[21] Sự tác động của việc mở rộng tín dụng được ghép với các mức lãi suất thấp giả tạo - mặt khác của cùng một đồng xu - với mục đích giúp đỡ chính phủ châu Âu. Nhưng họ cũng kích thích việc vay mượn tiền tại quê nhà. Vì hình thức vay mượn là nguyên nhân dẫn đến việc đồng tiền được tạo ra dưới hệ thống ngân hàng dự trữ cục bộ, nguồn tiền cung ứng ở Mỹ lại bắt đầu được mở rộng. Từ năm 1921 đến tháng 6 năm 1929, lượng đô-la tăng lên 61,8%, về thực chất còn tăng hơn trong sản phẩm quốc gia. Cùng thời điểm đó, lượng tiền tệ trong vòng quay tài chính vẫn không thay đổi. Điều đó có nghĩa là việc mở rộng bao gồm toàn bộ các phương thức thay thế tiền như trái phiếu hay các hợp đồng cho vay. THỜI KỲ BÙNG NỔ VÀ SUY THOÁI KHIẾN NỀN KINH TẾ TRỞ NÊN TỒI TỆ Tác động của thị trường tự do linh hoạt đến không ngờ. Giống như “chợ đen”, sự tác động đó tự áp dụng theo những cách thức không mong đợi bất chấp nghị định chính trị. Tình trạng này kéo dài xuyên suốt trong lịch sử Mỹ. Trước khi thành lập Cục Dự trữ Liên bang, ngành ngân hàng chỉ đang tập tễnh từng bước và nằm trong vòng tay nâng niu của chính phủ. Các ngân hàng được chính phủ ban đặc quyền, bảo vệ, và tất nhiên là do chính phủ ban hành các quy định. Họ buộc phải phục vụ cho những người nằm trong hệ thống chính trị có thế lực. Bởi vậy, trên một vùng đất tươi đẹp đã mọc lên những ngôi mộ của những xác chết ngân hàng - những xác chết đã mang theo vào quan tài cả một lượng các khoản tiết kiệm của những chủ nợ/khách hàng xấu số của họ. Nhưng những thảm kịch của lĩnh vực này đã trở nên bi đát khi được bù đắp bởi sự tăng trưởng và sung túc của các khu vực khác. Thậm chí, trong những cộng đồng bị ảnh hưởng dữ dội nhất, việc khôi phục lại cũng diễn ra nhanh chóng. Hiện nay, tập đoàn kinh tế ngân hàng có được sự kiểm soát vững chắc đối với nguồn cung ứng tiền tệ của quốc gia, mô hình đã bắt đầu thay đổi. Các nguồn lực sửa đổi thị trường tự do đang trở nên kìm hãm hơn bao giờ hết. Tất cả các ngân hàng trên toàn quốc đều đóng cửa quay lưng lại với nhau. Điều gì xảy ra cho một khu vực thì cũng xảy ra cho toàn bộ tổng thể các khu vực còn lại. Các ngân hàng không có quyền khai tử, vì thế cũng không có các điều chỉnh sau khi nó “qua đời”. Tình trạng bệnh hoạn của nó vẫn tiếp tục kéo dài và truyền vi-rút gây chết người cho các thực thể khác. Việc mở rộng nguồn cung ứng tiền tệ vào những năm 20 đã cho thấy rõ ràng hiệu quả của nó. Nó không phải là một bước tiến vững chắc nhưng lại gây ra hàng loạt các cơn chấn động. Mỗi một guồng quay tiếp nối của nó đều ở mức độ cao hơn những guồng quay cũ. Đó là do sự suy thoái diễn ra sau sự bùng nổ không được phép dạo lên điệu nhạc đưa tiễn họ ra khỏi cuộc chơi này. Các chuyên gia tiền tệ hiện có quá nhiều cơ chế trong quyền điều khiển của mình và họ khả năng khởi động cho các đợt mở rộng nguồn cung tiền tệ nhằm hủy bỏ những điều chỉnh đã không còn thích hợp. Nó giống như việc ra lệnh gia tăng những liều thuốc gây mê để trì hoãn sự hoạt động/tỉnh thức của một mầm bệnh đang phát triển. Nó cũng làm gia tăng uy tín của bác sĩ điều trị, nhưng lại không báo trước điều may mắn cho bệnh nhân. TÀU LƯỢN SIÊU TỐC Giai đoạn giữa năm 1920 và 1929 xuất hiện ba chu kỳ kinh doanh riêng biệt với nhiều vòng quay nhỏ trong đó. Đối với tầng lớp trung lưu Mỹ, nó gây ra sự hoang mang và hủy diệt. Đối với các nhà đầu tư, nó là một cú lượn tàu siêu tốc đưa họ thẳng đến sự lãng quên: LÊN! Cục Dự trữ Liên bang đã gây lạm phát nguồn cung ứng tiền tệ nhằm chi trả các khoản chiến phí trong Thế chiến I. Sự bùng nổ là nguyên nhân gây ra việc giá cả tăng nhanh. XUỐNG! Vào năm 1920, Cục Dự trữ Liên bang đẩy mức lãi suất lên cao để làm dịu đi cơn sốt lạm phát. Điều này gây ra tình trạng suy thoái và bất ổn về giá cả. Người nông dân phải đối mặt với tình trạng khó khăn nhất, và hàng trăm ngân hàng quốc gia đã buộc phải đóng cửa. LÊN! Vào năm 1921, Cục Dự trữ Liên bang hạ mức lãi suất xuống thấp để chấm dứt tình trạng suy thoái và nhằm giúp đỡ chính phủ châu Âu. Kết quả là nạn lạm phát cùng các khoản nợ tăng lên. XUỐNG! Vào năm 1923, Cục Dự trữ Liên bang thắt chặt các khoản tín dụng nhằm chấm dứt tình trạng lạm phát. LÊN! Nhưng điều đó đã được bù đắp bằng chính sách hạ mức lãi suất vay khẩn cấp diễn ra đồng thời và như vậy khuyến khích các ngân hàng vay mượn thêm các nguồn dự trữ mới để mở rộng thêm nguồn cung ứng tiền tệ. XUỐNG! Vào năm 1924, Cục Dự trữ Liên bang bất ngờ tạo ra 500 triệu đô-la trong đồng tiền mới. Trong vòng một năm, các ngân hàng thương mại đã đánh cược vào đó hơn 4 tỷ đô-la. Sự bùng nổ tiếp sau đó mang tính chất đầu cơ tích trữ hơn là đầu tư. Giá cả trên thị trường cổ phiếu đã tăng lên mạnh mẽ. XUỐNG! Vào năm 1926, sự bùng nổ về đất đai tại miền Florida xẹp xuống, và nền kinh tế một lần nữa lại bắt đầu co hẹp lại. LÊN! Vào năm 1927, Montagu Norman của Ngân hàng Anh đã đến Hoa Kỳ để hội ý với Benjamin Strong, chỉ một thời gian ngắn sau chuyến viếng thăm của Montagu Norman, Cục Dự trữ Liên bang đã bơm tiền vào hệ thống và thời kỳ phát đạt lại quay trở lại. XUỐNG! Vào mùa xuân năm 1928, Cục Dự trữ Liên bang đã co hẹp lại các khoản tín dụng nhằm tạm thời ngăn chặn thời kỳ bùng nổ này. LÊN! Nhưng các ngân hàng đã chuyển nguồn dự trữ của họ vào các khoản tiền gửi có kỳ hạn của mình (nơi các khách hàng đồng ý chờ đợi một khoảng thời gian trước khi rút tiền). Khi các khoản tiền gửi có kỳ hạn đòi hỏi một tỷ lệ dự trữ nhỏ hơn so với nhu cầu ký gửi, các ngân hàng có khả năng phát hành ra nhiều khoản cho vay hơn trước đây. Điều đó đã bù đắp cho việc thu hẹp các khoản tín dụng của Cục Dự trữ. XUỐNG! Cùng lúc đó, chính phủ Anh đã dùng khoản tiền trợ cấp trước đây của mình với mục đích sử dụng để duy trì phúc lợi xã hội của bang. Vào mùa xuân năm 1928, đồng bảng Anh một lần nữa sụt giá trên thị trường quốc tế, và vàng bắt đầu chảy ngược vào Hoa Kỳ. Một lần nữa, Âm Mưu non nớt ấy lại xuất hiện để cứu Ngân hàng Anh - vị phụ huynh ốm yếu của nó. Cục Dự trữ Liên bang đã mua một lượng lớn chấp phiếu ngân hàng nhằm hạ mức lãi suất xuống và tạm thời ngăn chặn dòng chảy của vàng. Nguồn cung ứng tiền tệ đột ngột tăng lên đến gần 2 tỷ đô-la. LÊN! Vào tháng Tám, Cục Dự trữ Liên bang duy trì chính sách mở rộng nguồn cung tiền tệ của mình bằng cách bán các trái phiếu Tài chính ra thị trường tự do và làm tăng mức lãi suất. Nguồn cung ứng tiền tệ bắt đầu co hẹp lại. Đây là bong bóng ảo tưởng cuối cùng. LÝ DO THỨ SÁU ĐỂ XÓA BỎ CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG Một trong những câu chuyện hoang đường về Cục Dự trữ Liên bang là tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định nền kinh tế. Dù thế nào đi nữa thì nó cũng chỉ thể hiện điều ngược lại. Việc làm mất ổn định đột ngột trở nên rõ ràng trong những năm trước khi xảy ra Cuộc Suy Thoái, nhưng nguyên nhân và hậu quả tương tự đã tiếp diễn cho đến tận ngày hôm nay. Chừng nào được trao quyền để “chắp vá” với nguồn cung ứng tiền tệ thì con người sẽ còn gắng sức dùng mưu để phá hủy luật tự nhiên về cung cầu. Bất kể mục đích của họ có cao thượng đến đâu hay động cơ của họ có trong sáng đến thế nào, thì họ cũng sẽ gây ra tình trạng “chia năm xẻ bảy” trong luồng chảy tự nhiên. Khi sự xâu xé này bị mọi người phát hiện, họ sẽ cố gắng bồi thường thiệt hại bằng cách tạo ra tình trạng chia rẽ ngược lại. Nhưng, trong một thời gian dài trước khi họ hành động đã xuất hiện những nguồn lực mới ở những khâu hoạt động mà họ không thể nhận thức được cho đến khi họ có thể chứng minh được. Đó là đỉnh cao nhất của suy nghĩ điên rồ tự cao tự đại đặc trưng của các “chuyên gia” khi họ nghĩ rằng họ quá thông minh hay có thể tự mình làm tốt hơn so với những quyết định được bàn bạc của hàng trăm triệu con người hành động chỉ với mục đích đáp trả lại ý kiến tốt nhất của riêng họ. Do đó, Cục Dự trữ Liên bang đã bị thất bại về bản chất và nhiệm vụ của nó. Đó là lý do thứ sáu mà tổ chức này cần phải bị loại bỏ: Nó làm cho nền kinh tế trở nên mất ổn định. HỘI CHỨNG TULIP Các khoản tín dụng dễ dàng cho vay không chỉ là vấn đề duy nhất trong giai đoạn này. Điều quan trọng tương tự là tác động đối với các kiểu hành vi của công chúng. Hưởng ứng lại bản năng “bầy đàn” và niềm tin trong khả năng có thể đạt được điều gì đó không vì một lý do gì cả, con người đã bị hướng đến hình thức kỳ quái nhất của sự đầu cơ tích trữ đầu tư. Đây không phải lần đầu tiên chứng kích động này lại chộp lấy đối tượng là dân chúng. Một trong những ví dụ sinh động nhất đã xảy ra tại Hà Lan vào giữa những năm từ 1634 đến 1636. Một loại hoa hiếm và mới lạ, được gọi là uất kim hương (tulip), được phát hiện trong vườn nhà của một vài cư dân giàu có vùng Constantinople, hiện nay được biết đến với tên gọi Istanbul. Khi du nhập vào Hà Lan, những thân cây của loại hoa lai này nhanh chóng trở thành một biểu tượng thể hiện địa vị thân thế của những tầng lớp giàu có và tầng lớp rủng rỉnh tiền bạc này đã phát hiện rằng việc đầu tư vào loại hoa tulip sẽ mang lại cho họ sự công nhận quan trọng trong xã hội. Giá cả của những cây tulip đã tăng lên một cách đều đặn cho đến khi nó trở thành một việc đầu tư mang tính tích trữ chứ không còn là biểu tượng địa vị đơn thuần nữa. Giá loại cây này đã tăng lên từng ngày, và những kẻ đầu cơ xuất hiện nhan nhản trong nỗ lực hốt bạc mà không cần tốn công sức lao động. Tuy nhiên, có nhiều người thận trọng đã tự nhận thấy bản thân mình đang chịu sự chi phối của sự kích động này. Họ vay tiền bằng cách thế chấp nhà cửa và đầu tư khoản tiết kiệm sinh hoạt của mình để đi tìm vận may bất ngờ. Chính điều này đã nâng giá hoa lên thậm chí cao hơn và có ý định tạo ra sự hưởng ứng cho lời tiên đoán của riêng họ. Các hợp đồng cho việc giao nhận hoa tulip trong tương lai - là hình thức của thị trường sản phẩm thương mại ngày nay - trở thành một đặc trưng chi phối thị trường cổ phiếu của Hà Lan. Những cây hoa tulip cuối cùng trở nên quý giá hơn cả đá quý. Khi các chủng loại hoa mới ra đời và tăng trưởng, thị trường trở nên phức tạp, đòi hỏi các chuyên gia phải chứng nhận được nguồn gốc và chủng loại hoa. Giá cả tăng vọt, và dân chúng trở nên điên cuồng. Một cây hoa chủng loại Admiral Liefken có giá 4,400 florin; chủng loại Semper Augustus có giá 5,500 florin - số tiền như vậy có thể mua được một chiếc xe ngựa, hai con ngựa xám và một bộ yên cương đầy đủ. Sử sách ghi lại rằng, trong một vụ buôn bán, một cây hoa chủng loại Viceroy đơn có giá trị tương đương hai tấn bột mì, bốn tấn lúa mạch đen, bốn con bò mập, tám con lợn béo, mười hai con cừu to, hai thùng rượu lớn, bốn thùng bơ, 1000 pao phô-mai, một cái giường và một cái nệm, một bộ quần áo, và một chiếc ly uống rượu bằng bạc. Sau đó, vào một ngày đẹp trời, hiện thực đã quay trở lại sau hai năm vắng bóng. Tại thời điểm đó, sâu thẳm trong cõi lòng, mọi người đều biết rằng giá cả theo vòng xoắn ốc này đã khoan vào giá trị của hoa tulip một mối quan hệ sâu sắc và không sớm thì muộn, một ai đó rồi cũng sẽ bị đau đớn. Nhưng họ vẫn cứ tiếp tục tích trữ với nỗi sợ hãi là thời gian không còn nhiều và có thể họ sẽ đánh mất luôn cả khoản lợi nhuận chưa thu hồi lại được. Mọi người đều tin rằng họ sẽ bán ra vào đúng thời điểm mà giá thị trường đạt mức cao nhất. Tuy nhiên, trong mỗi nhóm người luôn có một vài người đóng vai trò dẫn đầu và vào năm 1636, tất cả những gì xảy ra là có một hoặc hai thương nhân nổi tiếng đã bán ra cổ phiếu của mình. Qua một đêm, không một ai mua bán với bất cứ một giá nào cả. Thị trường hoa tulip đã tiêu tan, và hàng ngàn nhà đầu cơ đã nhìn giấc mơ làm giàu dễ dàng của mình - và trong nhiều trường hợp là cả khoản tiết kiệm sinh hoạt của bản thân - cũng đã tan biến như bọt xà phòng. Hội chứng tulip, đúng như tên gọi của nó vào thời điểm đó, đã đến hồi kết thúc.[22] Có có thật như thế không? Như chúng ta đã thấy, Cục Dự trữ Liên bang có thể tạo ra số lượng tiền lớn một cách đơn giản bằng cách bước vào thị trường tự do và mua các hợp đồng nợ. Nhưng, từ khi nó nằm trong dòng chảy chính của nền kinh tế thì các ngân hàng thương mại có thể nhân đồng tiền đó lên đến hệ số 9, và đó là chính là nơi trú ngụ thực sự của hành vi lạm phát. Bảo vệ đặc quyền là một trong nhiều lý do quan trọng để các ngân hàng tạo nên tập đoàn kinh tế của mình. Tuy nhiên, dân chúng vẫn có được tiếng nói cuối cùng. Nếu không ai muốn vay tiền của họ, thì trò chơi được coi là kết thúc. Khả năng này mang đậm tính lý thuyết hơn là thực tế. Mặc dù có thể do dự không muốn bị mắc nợ vì các khoản kinh doanh mạo hiểm hợp pháp trong giai đoạn kinh tế bất ổn định, song mọi người có thể bị cám dỗ bởi các khoản tín dụng cho vay dễ dàng để có được một bước kinh doanh lâu dài. Giấc mơ làm giàu nhanh chóng là động cơ mạnh mẽ. Những tay cá cược trong sòng bài, sòng bạc xì phé tại nhà, những đường đua, những ô cửa xổ số và các hình thức hội chứng tulip khác là những bằng chứng thuyết phục rằng lòng tham trong các vụ cá cược đã được đóng mã số di truyền. Dân chúng chỉ luôn quan tâm đến những hạt bắp miễn phí. TULIP TRONG THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU Trong suốt giai đoạn cuối cùng của việc mở rộng các khoản vay tín dụng của Mỹ vào những năm 20, việc tăng giá trên thị trường cổ phiếu hoàn toàn mang tính chất đầu cơ. Những người mua không quan tâm rằng phiếu của họ có giá quá cao so với những cổ tức mà họ trả hay không. Các cổ phiếu buôn bán thông thường được bán ra với giá gấp 20 đến 50 lần lợi nhuận của họ; một vài cổ phiếu còn được bán với mức giá gấp 100. Những nhà đầu cơ tích trữ chỉ đơn thuần đòi hỏi cổ phiếu của mình sẽ giữ được giá trong một lúc và sau đó sẽ bán ra khi có lợi nhuận. Đây được gọi là chiến lược “Thằng Khờ”. Bất chấp ngày hôm nay giá cổ phiếu tăng cao bao nhiêu, thì ngày mai luôn có một gã khờ thậm chí sẽ mua vào với mức giá cao hơn. Trong một khoảng thời gian, chiến lược đó có vẻ hữu dụng. Để khiến cho trò chơi thêm phần thú vị, các nhà đầu tư sẽ thu mua cổ phiếu bằng việc ký quỹ. Điều đó có nghĩa người mua sẽ đặt một khoản tiền nhỏ như một khoản ký gửi (khoản dự trữ) và vay phần còn lại từ các trung gian môi giới cổ phiếu - những người lấy cổ phiếu từ ngân hàng, và các ngân hàng lấy từ Cục Dự trữ Liên bang. Vào những năm 20, mức lãi gộp cho các nhà đầu tư nhỏ chỉ ở mức thấp 10%. Mặc dù cổ phiếu trung bình sẽ cho một mức cổ tức thường niên vừa phải là 3%, các nhà đầu cơ sẵn sàng trả hơn 12% lãi suất trên các khoản vay của họ, đồng nghĩa với việc cổ tức của họ phải được đánh giá cao ở mức 9% mỗi năm thậm chí chỉ để hòa vốn. Các tài khoản dự trữ này đôi khi ám chỉ đến cái mà người ta gọi là các “khoản vay nóng” vì người môi giới có quyền “đòi về” trong một khoảng thời gian ngắn, thường thì chỉ trong vòng 24 giờ. Nếu người môi giới đòi chúng thì những nhà đầu tư phải tạo ra đồng tiền ngay lập tức. Nếu anh ta không làm được, nhà môi giới sẽ lấy tiền từ việc bán cổ phiếu. Trên lý thuyết, việc buôn bán cổ phiếu sẽ đủ cho việc trang trải khoản vay. Nhưng trên thực tế, chỉ khi người môi giới đòi vốn về thì thị trường mới hỗn loạn. Trước những tình hình đó, cổ phiếu không thể bán ra ngoại trừ đã bị lỗ: toàn bộ thua lỗ trong lợi nhuận thu được của nhà đầu tư; và các thua lỗ khác nhau đối với người môi giới tùy thuộc vào sự khốc liệt của việc rớt giá. Để có được nhiều tác dụng đòn bẩy, đôi khi các nhà đầu tư phải sử dụng các loại cổ phiếu mà họ có như một tài khoản ký gửi cho khoản vay của người môi giới đối với nhà đầu tư cho các giao dịch chứng khoán mới. Do đó, nếu không thể trang trải khoản vay này, họ sẽ mất hết số cổ phiếu cũ. Trong bất kỳ trường hợp nào, những mối quan tâm ngớ ngẩn này đều không được hoan nghênh vào những năm 20. Từ tháng Tám năm 1921 đến tháng chín năm 1929, chỉ số cổ phiếu công nghiệp Dow-Jones đã tăng từ 63.9 lên 381.17, tăng đến 597%. Các khoản tín dụng dồi dào, các khoản vay thì thấp và lợi nhuận thì lại lớn. CÁC NGÂN HÀNG TRỞ THÀNH NHỮNG KẺ ĐẦU CƠ Các ngân hàng thương mại là những tổ chức trung gian trong trò chơi phù phiếm này. Vào cuối thập niên, chức năng của họ giống như những kẻ đầu cơ hơn là ngân hàng. Thay vì cung cấp dịch vụ như một ngân hàng hối đoái tiền có uy tín, họ đã trở thành những tay chơi trong thị trường. Các khoản vay đối với các công ty thương mại cho sản lượng hàng hóa và dịch vụ - thường được xem là xương sống của thực tế ngân hàng vững mạnh - là cơ sở thua cuộc đối với các khoản vay đầu cơ tích trữ trong thị trường cổ phiếu và trong hệ thống bất động sản ngoại ô. Giữa năm 1921 và 1929, trong khi các khoản vay thương mại vẫn duy trì không thay đổi, toàn bộ các khoản vay ngân hàng tăng từ 24,121 triệu đô-la đến 35,711 triệu đô-la. Các khoản vay chứng khoán và bất động sản tăng lên gần 8 tỷ đô-la. Do đó, khoảng 70% lượng gia tăng trong suốt giai đoạn nằm trong các vụ đầu tư có tính đầu cơ tích trữ. Và đó là đồng tiền do ngân hàng tạo ra. Các ngân hàng New York và các công ty ủy thác có hơn 7 tỷ đô-la trên khoản vay đối với những người môi giới tại Sở Chứng khoán New York cho việc sử dụng trong các tài khoản thế chấp. Trước chiến tranh, có 250 nhà môi giới chứng khoán, nhưng vào năm 1929, con số đó đã bắt đầu lên đến 6,500. Các ngân hàng không chỉ tạo ra tiền cho việc đầu cơ tích trữ mà còn trở thành các nhà đầu cơ tích trữ bằng cách thu mua phần lớn trái phiếu lãi suất cao, trong đó có nhiều trái phiếu đáng ngờ. Đó là những loại chứng khoán khó thanh lý trên thị trường đang xuống dốc. Với việc vay tiền ngắn hạn và đầu tư dài hạn, các ngân hàng đã tự đưa mình vào vị trí bấp bênh. Có phải Cục Dự trữ Liên bang gây ra nạn đầu cơ trên thị trường cổ phiếu? Tất nhiên là không. Những kẻ đầu cơ đã làm điều đó. Cục Dự trữ Liên bang chắc chắn có các mục đích khác trong đầu, nhưng điều đó không bỏ qua trách nhiệm của nó. Đó là sự nhận thức sâu sắc về tác động tâm lý của các khoản tín dụng có được dễ dàng và có ý thức sử dụng kiến thức đó để lôi kéo hành vi quần chúng trong nhiều trường hợp. Tâm lý hành vi là công cụ cần thiết cho việc buôn bán. Vì thế, có thể quả quyết rằng đó không phải là sự ngu dốt hay sự ngây thơ. Khi tấn bi kịch này được bộc lộ, nó ngây thơ như một con nhện tình cờ “vớ” phải một con ruồi trong mạng của mình. BONG BÓNG CUỐI CÙNG Vào mùa xuân năm 1928, Cục Dự trữ Liên bang đã bày tỏ mối quan tâm đối với nạn đầu cơ trên thị trường cổ phiếu và quyết định tăng lãi suất đối với việc hạn chế sự mở rộng tín dụng. Việc tăng trưởng nguồn cung ứng tiền tệ bắt đầu giảm xuống, đồng thời giá cổ phiếu cũng tăng lên. Có thể hiểu được rằng, nền kinh tế nhảy vọt có thể có được cho việc “hạ cánh nhẹ nhàng” - ngoại trừ khi các vấn đề khác đã được cân nhắc kỹ. Giáo sư Quigley cho rằng, tự bản thân các chủ ngân hàng trung ương không phải là những thế lực trọng yếu mà là những con rối được giật dây bởi kẻ khác. Chỉ khi nạn đầu cơ tích trữ hiện diện dưới sự kiểm soát thì những sợi dây đó mới bị giật mạnh, và Cục Dự trữ Liên bang một lần nữa lại đổi ý. Những sợi dây đó bắt nguồn từ Luân Đôn. Thậm chí sau bảy năm, khi Cục Dự trữ Liên bang chi tiền trợ cấp, nền kinh tế Anh đã tụt dốc, và nguồn vàng đã được chuyển ngược về Hoa Kỳ. Mặc dù bị dân chúng chỉ trích về nạn đầu cơ tích trữ quá mức song Cục Dự trữ Liên bang cũng đã hủy bỏ được nạn này và thu mua trên 300 triệu chấp phiếu ngân hàng trong nửa cuối năm 1928, tạo nên sự gia tăng nguồn cung ứng tiền tệ gần 2 tỷ đô-la. Giáo sư Rothbard nói: Như chúng ta đã thấy, châu Âu đã tìm được ích lợi từ cuộc lạm phát năm 1927, và châu Âu giờ đây cương quyết phản đối bất cứ đồng tiền khan hiếm nào ở Mỹ. Sự lắng dịu vào cuối năm 1928 đã ngăn chặn được nạn “chảy máu” vàng vào Mỹ với số lượng lớn. Nước Anh một lần nữa bị mất vàng, và đồng bảng Anh một lần nữa bị suy yếu. Hoa Kỳ một lần nữa lại gồng mình với mong muốn nhìn thấy châu Âu tránh được hậu quả do các chính sách chống lạm phát của mình gây nên.[23] Trước các chính sách hủy bỏ của Cục Dự trữ Liên bang, giá cổ phiếu thực sự đã giảm xuống 5%. Giờ đây, chúng đã vượt qua giá trần, tăng lên 20% từ tháng Sáu đến tháng Mười Hai. Thời kỳ bùng nổ lại quay về con át bích. Sau đó, vào tháng Hai năm 1929, một sự kiện đáng chú ý đã xảy ra. Montagu Norman một lần nữa đã đến Hoa Kỳ để hội ý riêng với các quan chức trong Cục Dự trữ Liên bang. Ông ta cũng tiếp xúc với Andrew Mellon, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ. Không có bất kỳ bản ghi nhận chi tiết công khai nào được tiết lộ tại những cuộc họp kín này, nhưng chúng ta có thể chắc chắn ba điều: nó quan trọng; nó liên quan đến nền kinh tế Mỹ và Anh; và tốt nhất là không nên nói cho dân chúng điều gì đang xảy ra. Thật vô lý để giả định rằng kết luận mà các chủ ngân hàng trung ương đưa ra là bong bóng ảo tưởng - không chỉ ở Mỹ, mà còn ở châu Âu - gần như sắp nổ trong thời gian sớm nhất. Hơn là đấu tranh với nó như trong quá khứ, đây là lúc mà họ phải lùi lại và để cho mọi chuyện diễn ra, dọn sạch những kẻ đầu cơ, và đem thị trường quay trở lại hiện trạng thực tế ban đầu. Như Galbraith đã nói: “Như những gì nhìn nhận được về Cục Dự trữ Liên bang, sẽ tốt hơn nhiều nếu cho phép tạo hóa đi theo con đường của nó và chịu trách nhiệm trên lộ trình đó.”[24] Mellon thậm chí còn nhấn mạnh hơn. Herbert Hoover đã mô tả quan điểm của Mellon như sau: Ngài Mellon chỉ có một công thức duy nhất: “Thanh lý lao động, thanh lý cổ phiếu, thanh lý nông dân, thanh lý bất động sản.” Ông ta khăng khăng rằng, khi tâm trí mọi người rối bời với tình trạng lạm phát thì cách duy nhất để gạt nó ra khỏi đầu óc họ là làm cho nó sụp đổ. Ông ta giữ vững quan điểm sự sụp đổ không hoàn toàn là một điều xấu. Ông ta nói rằng: “Nó sẽ gột rửa sự thối nát ra khỏi hệ thống. Giá sinh hoạt cao, và mức sinh hoạt cao sẽ giảm xuống. Mọi người sẽ làm việc chăm chỉ hơn và sống đạo đức hơn. Các giá trị được điều chỉnh, và mọi người sẽ nhặt nhạnh đống hoang tàn từ những kẻ ít cạnh tranh hơn”.[25] Nếu đó là hệ tư tưởng giữa Mellon và Norman cùng Hội đồng Dự trữ Liên bang, thì mục đích cuộc họp của họ phải được bảo đảm rằng, khi sự tự hủy xảy ra thì các ngân hàng trung ương có thể điều phối các chính sách của mình. Thay vì bị hệ tư tưởng đó áp đảo, họ nên chỉ huy nó theo cách tốt nhất và cuối cùng biến nó thành lợi thế của mình. Có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết được rằng khi viễn cảnh đó là chính xác thì các sự kiện đi theo sẽ cổ vũ mạnh mẽ cho quan điểm trên. LỜI CẢNH BÁO TRƯỚC CHỈ DÀNH CHO CÁC THÀNH VIÊN Ngay sau cuộc họp, các chuyên gia tiền tệ bắt đầu đưa ra cảnh báo cho các đồng nghiệp của mình trong nhóm tài chính nhằm thoát ra khỏi thị trường. Vào ngày 6/2, Cục Dự trữ Liên bang đã tư vấn cho các ngân hàng thành viên trong việc thanh lý các cổ phiếu đang nắm giữ trên thị trường cổ phiếu. Một tháng sau đó, Paul Warburg đã đưa ra lời khuyên tương tự trong báo cáo thường niên của mình cho các cổ đông trong Ngân hàng Bảo đảm Quốc tế của mình. Ông ta giải thích lý do khi đưa ra lời khuyên là: Nếu sự điên cuồng của nạn đầu cơ tích trữ tràn lan được phép lan rộng ra thì cuộc sụp đổ cuối cùng không chỉ ảnh hưởng đến chính các nhà đầu cơ mà còn tạo ra một cuộc tổng suy thoái trên toàn quốc.[26] Paul Warburg là đối tác của Kuhn, Loeb & Co - đơn vị giữ bản danh sách khách hàng ưu tiên. Những người này đều là các chủ ngân hàng thân thiết, những nhà công nghiệp giàu có, các chính trị gia lỗi lạc và các quan chức cấp cao trong chính phủ nước ngoài. Một bản danh sách tương tự được lưu giữ tại công ty J.P. Morgan. Điều này là thông lệ nhằm thông báo cho các nhân vật tai to mặt lớn này về việc phát hành các cổ phiếu quan trọng và một cơ hội thu mua chúng tại mức từ hai đến mười lăm điểm - nghĩa là dưới mức dành cho mọi người. Đây là một trong những cách thức mà các chủ ngân hàng đầu tư duy trì sức ảnh hưởng đối với các thương vụ làm ăn trên thế giới. Những người trong bản danh sách này được thông báo về cuộc sụp đổ sắp tới. John D. Rockefeller, J.P. Morgan, Joseph Kenedy, Barnard Baruch, Henry Mongathau, Doughlas Dillon - những nhà viết tiểu sử của tất cả các ông trùm Phố Wall vào thời điểm đó đã khoác lác rằng những nhân vật này có đủ “sự uyên thâm” để thoát khỏi thị trường cổ phiếu trước khi Cuộc Suy thoái xảy ra. Và điều đó đúng. Hầu như tất cả các câu lạc bộ trong nước đều được cứu thoát, và điều ngạc nhiên là không có bất cứ ghi chép nào về các thành viên trong ban quản trị phối hợp giữa Cục Dự trữ Liên bang, các ngân hàng lớn ở New York và các khách hàng hàng đầu của họ - những người bị vướng vào sự sụp đổ này. Sự khôn ngoan hình như bị tác động mạnh mẽ bởi những kẻ có trong tay bản danh sách đó. THÔNG ĐIỆP AN ỦI DÀNH CHO DÂN CHÚNG Trong khi các thủy thủ đang cố bỏ rơi con tàu thì các hành khách trên đoàn tàu đó được thông báo rằng đây là một cuộc du ngoạn biển tuyệt vời. Chủ tịch Coollidge và Bộ trưởng Tài chính Mellon đã một mực khăng khăng nói trước dân chúng rằng nền kinh tế đang ở trong tình trạng tốt hơn bao giờ hết. Với địa vị đảng viên xã hội tại Luân Đôn, John Maynard Keynes đã kêu lên rằng việc quản lý đồng đô-la của Hội đồng Dự trữ Liên bang là một “thắng lợi” của loài người đối với tiền tệ. Và, từ những văn phòng sang trọng của ông ta tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, Benjamin Strong đã huênh hoang rằng: Sự tồn tại vững chắc của Hệ thống Dự trữ Liên bang là thành trì bảo vệ nhằm chống lại bất cứ thứ gì được xem như tại họa phát sinh bên ngoài tỉ suất tiền tệ… Trong quá khứ, tâm lý diễn ra hoàn toàn khác hẳn, vì các sự việc trong tình huống của các ngân hàng đều khác nhau. Sự sụp đổ ồ ạt kéo theo các thảm họa khác, có vẻ như không mấy xảy ra.[27] Dân chúng được trấn an, và quả bong bóng lại tiếp tục phình to ra. Đây là lúc để mài lại đinh ghim. Vào ngày 19/4, Cục Dự trữ Liên bang đã tổ chức một cuộc họp tối mật. Ngày hôm sau, tờ New York Times đã báo cáo lại như sau: HỘI ĐỒNG DỰ TRỮ HỘI Ý TRONG VỘI VÀNG Bầu Không Khí Bí Mật Bao Trùm Cuộc Họp Tại Washington Bầu không khí bí mật được cả hội đồng lẫn ban điều hành tạo ra cho cuộc họp. Không có sự báo trước nào được thực hiện về phiên họp bất thường của hội đồng theo dự tính, và sự thật là các thành viên chỉ được biết đến khi phóng viên báo chí nhìn thấy một vài người trong số họ bước vào tòa nhà của Bộ Tài chính. Thậm chí, những câu trả lời sau đó đều là tránh né… Trong khi cuộc họp chung đang diễn ra tại Bộ Tài chính, mọi nỗ lực đều được thực hiện để bảo vệ biên bản lưu, và một nhóm các phóng viên báo chí bị yêu cầu phải rời khỏi hành lang tòa nhà.[28] Chúng ta hãy quay lại một chút với Montagu Norman. Người viết tiểu sử cho ông ta kể rằng, sau khi trở thành người đứng đầu Ngân hàng Anh, ông ta có thói quen du lịch đến Hoa Kỳ nhiều lần trong năm, mặc dù những chuyến đi của ông ta ít khi được báo chí nhắc đến. Trong những chuyến đi đó, ông ta cải trang với chiếc áo choàng đen dài cùng một chiếc mũ rộng vành lớn, và ông ta sử dụng biệt hiệu giáo sư Skinner.[29] Một trong những chuyến đi bí mật của ông ta là chuyến đi dưới cái tên của một thanh niên Úc W.C. Wentworth. Sáu mươi năm sau đó, Wentworth đã viết một lá thư đến tờ The Australian, một tờ báo được phát hành tại Sydney, và kể về việc “chạm trán” của mình: Vào năm 1929, tôi là một thành viên trong nhóm vận động viên điền kinh Oxford và Cambridge, đến Mỹ để tham gia vào một cuộc thi đấu với trường đại học Mỹ. Vào cuối tháng Bảy, chúng tôi chia nhau thành nhóm để trở về nhà, và tôi cùng với một số các vận động viên khác lên một con tàu chở khách loại nhỏ tại New York (tất nhiên, vào thời đó không có máy bay). Một vị hành khách đi cùng là “Ngài Skinner”, và một thành viên trong nhóm của chúng tôi nhận ra ông ta. Ông ta chính là Montagu Norman và đang quay trở về Luân Đôn sau chuyến đi bí mật đến Ngân hàng Trung ương Mỹ mà không để lộ lai lịch của mình. Khi vỡ lẽ ra rằng chúng tôi biết ông ta là ai, ông ta yêu cầu chúng tôi không đồn thổi về vỏ bọc của ông ta, vì nếu như các chi tiết về chuyến đi của ông ta bị tiết lộ công khai, hậu quả tài chính nghiêm trọng chắc chắn sẽ xảy ra. Đương nhiên, chúng tôi đã đồng ý, và vào những ngày sau đó khi chúng tôi vượt biển Đại Tây Dương, ông ta đã nói chuyện với chúng tôi một cách thẳng thắn. Ông ta nói: “Một vài tháng tới sẽ diễn ra một sự cải tổ. Nhưng đừng lo - nó sẽ không kéo dài lâu đâu.”[30] Vào ngày 9/8, chỉ một vài tuần sau cuộc “chạm trán” trên tàu diễn ra, ủy ban Dự trữ Liên bang đã đảo ngược chính sách tín dụng vay dễ dàng của mình và tăng mức chiết khấu lên đến 6%. Một vài ngày sau đó, Ngân hàng Anh cũng tăng mức lãi suất lên. Hệ thống dự trữ ngân hàng ở cả hai quốc gia bắt đầu co hẹp lại, và tương tự, nguồn cung ứng tiền tệ cũng nằm trong tình trạng đó. Đồng thời, hệ thống này bắt đầu bán các loại chứng khoán ra thị trường tự do, một thủ đoạn đã khiến cho nguồn cung ứng tiền tệ co hẹp lại. Mức lãi suất vay nóng đối với các khoản vay thế chấp nhảy lên mức 15%, sau đó là 20%. Mọi việc đã được an bài. BỮA TIỆC TỐI VỚI MÓN VỊT ĐƯỢC DỌN LÊN Thị trường chứng khoán đã đạt được mức điểm cao nhất vào ngày 19/9 - sau đó nó bắt đầu trượt dốc. Dân chúng vẫn chưa nhận ra rằng đã đến hồi kết thúc. Trò lượn cao tốc đã bị hạ xuống trước đó. Chắc chắn rằng nó sẽ chao lên một lần nữa. Trong năm tuần kế tiếp, dân chúng phải trả giá đắt trên chặng đường tuột dốc. Có hơn một triệu cổ phiếu được giao dịch trong giai đoạn này. Sau đó, vào thứ Năm, 24/10, giống như một đàn cá khổng lồ đột ngột rẽ hướng bơi về phía tín hiệu mịt mờ, hàng ngàn nhà đầu tư tán loạn bán đổ bán tháo cổ phiếu. Cuộn băng giấy của máy điện báo đã quá tải một cách vô vọng. Giá cả rơi vào tình trạng mất ổn định. Ba mươi triệu cổ phiếu đã được sang tay. Mọi người cho rằng thị trường đã thủng đáy. Họ đã sai. Năm ngày sau, điều đó mới thực sự xảy ra. Vào thứ Ba ngày 29/10, các giao dịch đã bị gián đoạn bởi một loạt vụ bán ra ồ ạt. Vào thời điểm đó, không có bất cứ người mua nào. Vào cuối phiên giao dịch, hơn 16 triệu cổ phiếu đã bị bán tống bán tháo với bất kỳ giá nào. Trong vòng một ngày, hàng triệu nhà đầu tư đã lâm vào cảnh phá sản. Trong vòng một vài tuần sau khi sụt giá, 3 tỷ đô-la tài sản đã bốc hơi nhanh chóng. Trong vòng 12 tháng, 40 tỷ đô-la đã biến mất. Những kẻ ngồi “đếm cua trong hang” với mộng tưởng sẽ hốt tiền thiên hạ nhanh chóng nhận ra rằng, giờ đây họ đang lâm vào cảnh không xu dính túi. Mặt kia của đồng xu chính là, cứ có người bán thì sẽ ắt có người mua. Người trong cuộc đã chuyển các khoản đầu tư của mình thành tiền mặt và vàng chính là người mua. Phải nhớ rằng cổ phiếu rớt giá không nhất thiết đồng nghĩa với việc có một điều gì đó thiếu minh bạch trong các cổ phiếu này. Những công ty “hoành tráng” này vẫn chi trả cho các khoản cổ tức và là những nhà đầu tư tốt - với mức giá thực tế. Trong cuộc sụp đổ, giá cả đã rơi xuống dưới mức tự nhiên. Những kẻ nắm tiền mặt trong tay đã nhanh chóng ôm vào. Các công ty khổng lồ được thành lập cho nhiệm vụ này, ví dụ như Tập đoàn Marine Midland, Lehman Corporation và Equity Corporation. J.P. Morgan đã dọn sẵn “tổ hợp thực phẩm” với tên gọi Standard Brands. Cũng giống như con cá mập đang nuốt một con cá thu, các nhà đầu cơ tầm cỡ đang ngấu nghiến những con mồi - nhà đầu tư nhỏ. Không có bằng chứng cho thấy Cuộc Suy thoái được hoạch định cho mục đích kiếm lợi nhuận. Thật ra, có nhiều chứng cứ cho thấy các chuyên gia tiền tệ cố gắng hết sức để ngăn chặn nó và có thể đã làm được điều đó, nếu các chương trình nghị sự với tính ưu tiên cao hơn của họ đã không chen chân vào giữa đường. Tuy nhiên, một khi nhận ra rằng thị trường chắc chắn sẽ sụp đổ thì họ không rụt rè trong việc sử dụng vị trí ưu tiên của mình để giành phần hơn. Với ý nghĩa đó, Curtis Dall - con rể của Franklin Delano Roosevelt - đã đúng khi viết rằng: “Đó là hiện tượng ‘xén lông cừu’ dân chúng một cách chủ tâm của các Thế lực Tiền tệ Thế giới.”[31] ĐIỀU LUẬT TỰ NHIÊN SỐ 5 Đây là một điều luật khác trong “bộ luật tự nhiên” của nền kinh tế cần được bổ sung vào danh sách của chúng ta. BÀI HỌC: Bản chất của con người là đặt quyền ưu tiên cá nhân lên trên hết tất cả mọi thứ. Thậm chí phần tốt đẹp nhất của con người cũng không thể cưỡng lại được sự cám dỗ lâu dài nhằm trục lợi với khoản chi phí của hàng xóm nếu dịp may trực tiếp “hiện ra” trước mắt họ. Điều này đặc biệt đúng khi các cách thức mà họ kiếm lợi trở nên mơ hồ và không giống như những gì đã nhận thức được. Có thể có những trường hợp ngoại lệ cưỡng lại được cám dỗ đó nhưng con số đó lại quá ít ỏi. Quy luật chung sẽ chiếm ưu thế trong một cuộc chạy đua dài. Nền kinh tế sai khiến đã mang lại cho con người cơ hội đó một cách chính xác. Sức mạnh thiết lập và tiêu hủy nguồn cung ứng tiền tệ quốc gia đã tạo ra khả năng không giới hạn của con người trong việc đạt được lợi ích cá nhân. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, việc cho phép sức mạnh đó hiện diện đã được biện minh là cần thiết trong việc bảo vệ lợi ích dân chúng, nhưng kết quả thì hoàn toàn ngược lại. Nó được sử dụng nhằm chống lại họ và phục vụ cho lợi ích cá nhân của những kẻ nắm trong tay quyền điều hành. Do đó, LUẬT: Khi được giao phó quyền kiểm soát nguồn cung ứng tiền tệ thì cuối cùng người ta cũng sẽ sử dụng quyền hạn đó để sung công tài sản của những người hàng xóm của mình. Không có sự minh họa nào sống động và cụ thể hơn về điều luật này bằng Cuộc Sụp Đổ năm 1929 và cuộc suy thoái kéo dài tiếp sau đó. TỪ SỤP ĐỔ ĐẾN SUY THOÁI Cuộc suy thoái kéo dài là một phần quan trọng của câu chuyện. Những kẻ đầu cơ tích trữ đã bị hủy diệt, nhưng những gì mà họ đánh mất là những đồng tiền được kiếm ra không mất một chút công sức nào. Có một vài linh hồn thiếu may mắn cũng mất cả các khoản tiết kiệm sinh hoạt của mình, nhưng chỉ vì họ đã đặt cược các khoản tiết kiệm đó vào các khoản vay nóng. Những người mua cổ phiếu bằng tiền thực sự của mình không phải bán ra, và họ đã chơi thật sự tốt trong cuộc đua dài này. Hơn hết, hội chứng “không thành có” lại được biến đổi thành không. Giá cổ phiếu đã rớt xuống đáy, nhưng các công ty hậu thuẫn phía sau lại vẫn tiếp tục cho ra sản phẩm, vẫn tiếp tục thuê nhân công, vẫn tiếp tục chi trả cổ tức. Không một ai mất việc làm chỉ thị trường bị rớt giá thảm hại. Thời kỳ những bông hoa tulip đã qua rồi, nhưng vụ mùa lúa mì thì vẫn còn đó. Vậy thì, vấn đề nằm ở đâu? Sự thật thì không có vấn đề nào cả - hay nói đúng hơn là chưa có. Cuộc sụp đổ đã phá hủy gia sản của những kẻ đầu cơ nhưng lại ít tác động đến tầng lớp trung lưu Mỹ. Nạn thất nghiệp không diễn ra lan tràn cho đến khi diễn ra tình trạng suy thoái - tình trạng diễn ra ngay sau đó do chính phủ tiếp tục kìm hãm thị trường tự do. Việc rớt giá trong thị trường cổ phiếu quả thực là một sự điều chỉnh đúng đắn và đã quá hạn đối với nền kinh tế. Vũ đài giờ đây được dựng lên nhằm khôi phục và tăng trưởng kinh tế vững mạnh, như nó đã từng xảy ra trong quá khứ. Điều đó không xảy ra đúng lúc này. Các chuyên gia chính trị và tiền tệ - những kẻ gây nên mọi chuyện hiện đang gánh vác toàn bộ trách nhiệm khôi phục. Họ xem cuộc sụp đổ diễn ra như một cơ hội vàng đế biện minh cho sự thắt chặt kiểm soát còn hơn cả trước đây. Herbert Hoover đã ban bố nhiều chương trình mang tầm vóc chính phủ nhằm ủng hộ mức lương, ngăn sự sụt giảm giá, hỗ trợ các công ty thua lỗ, kích thích xây dựng, bảo đảm các khoản vay gia đình, bảo vệ khách hàng gửi tiền, cứu vớt ngân hàng, viện trợ cho nông dân, đưa ra các công trình công cộng. Franklin Delano Roosevelt đã bị triệu đến văn phòng với những cam kết mới. và Cục Dự trữ Liên bang đã đưa ra hàng loạt chính sách “cải cách ngân hàng” - những phương pháp cần thiết để mở rộng quyền lực của mình đối với nguồn cung ứng tiền tệ. Vào năm 1931, nguồn tiền tươi được bơm vào nền kinh tế nhằm bắt đầu chu kỳ, nhưng thời gian này, quả tên lửa đã không được bắn lên. Trọng lượng tê liệt của chế độ quan liêu mới và các quy định của chính phủ cũng như các khoản viện trợ, thuế và phúc lợi xã hội, các chi phí trượt giá và việc “chắp vá” lại giá cả đã giữ nó lại trên bệ phóng. Cuối cùng, nền tảng sản xuất của một quốc gia cũng bắt đầu tan thành mây khói dưới trọng lượng này. Các cơ quan thuế và điều chỉnh luật đã buộc các công ty phải ngừng kinh doanh. Những thứ còn tồn đọng đó đã cướp đi sản lượng của quốc gia. Nạn thất nghiệp bắt đầu tràn lan. Bằng mọi phương thức kinh tế, nền kinh tế năm 1939 cũng hơn không kém gì năm 1930 khi các hành động cứu vớt nền kinh tế bắt đầu được áp dụng. Đến khi Thế chiến II bùng nổ, và việc trang bị công cụ cho nền sản xuất thời chiến diễn ra sau đó, cuộc suy thoái cuối cùng đạt được dấu chấm hết. Đây là một hành động cứu trợ đầy hoài nghi. Hầu hết trong mọi cách, nó là sự lặp lại vở kịch đã được công diễn cùng Thế Chiến I, thậm chí đối với hai diễn viên quan trọng nhất là Franklin Delano Roosevelt và Churchill - những nhân vật đứng sau hậu trường để đưa Mỹ vào cuộc xung đột. Churchill muốn có sự giúp đỡ của Mỹ trong cuộc chiến, nước Anh thua cuộc và không đủ sức, còn Franklin Delano Roosevelt lại muốn bật ra khỏi nền kinh tế chạy theo các mục đích chính trị, trong khi các nhà tài phiệt tập hợp lại sau lưng J.P. Morgan muốn có lợi nhuận từ chiến tranh. Nhưng điều đó thuộc về chương sau, và cuốn sách này cũng đủ dài để kể tiếp câu chuyện này. Điều xảy ra sau Thế chiến II là trọng tâm của sáu chương đầu. Nó sẽ đưa chúng ta đến phần kết của các bản văn lịch sử. Giờ là thời điểm khởi động lại sự phối hợp trong cỗ máy thời gian của chúng ta và quay trở về hiện tại. TÓM TẮT Quốc hội bảo đảm rằng Pháp lệnh Dự trữ Liên bang đã phân quyền hạn của hệ thống ngân hàng ra khỏi Phố Wall. Tuy nhiên, trong vòng một vài năm đầu, Hệ thống này chịu sự kiểm soát của Ngân hàng Dự trữ New York dưới sự điều hành của Benjamin Strong - người có tên trùng nghĩa với tổ hợp tiền tệ ở Phố Wall. Trong suốt chín năm trước khi xảy ra cuộc sụp đổ năm 1929, Cục Dự trữ Liên bang có trách nhiệm trong việc mở rộng hàng loạt nguồn cung ứng tiền tệ. Động cơ chính cho chính sách này là viện trợ chính phủ Anh chi trả cho các chương trình xã hội mà sau đó đã bòn rút tiền trong ngân khố. Bằng cách làm giảm giá trị đồng đô-la và hạ mức lãi suất tại Mỹ xuống, các nhà đầu tư đã chuyển tiền đến Anh - nơi có lãi suất và giá trị cao hơn. Sách lược đó đã thành công trong việc giúp đỡ Anh trong một khoảng thời gian, nhưng nó được thiết lập trong sự vận động các nguồn lực dẫn đến sự sụp đổ không thể tránh khỏi của thị trường cổ phiếu. Nguồn cung ứng tiền tệ được mở rộng trong suốt giai đoạn này, nhưng khuynh hướng thì được thể hiện rải rác với các cơn bộc phát co hẹp được xem là kết quả của nỗ lực kìm hãm sự mở rộng nguồn cung. Mỗi một quyết tâm sử dụng sự câu thúc đều bị phá vỡ bởi các chương trình nghị sự chính trị cấp cao trong việc giúp đỡ chính phủ châu Âu. Với tầm nhìn xa, kết quả của nguồn tiền sung sức và các khoản vay tín dụng dễ dàng chính là làn sóng đầu cơ tích trữ trong thị trường cổ phiếu và bất động sản - làn sóng đang càng ngày càng cuồn cuộn thêm. Có một bằng chứng chi tiết cho thấy rằng, tại một buổi họp kín vào tháng Hai năm 1929, Ngân hàng Anh và Cục Dự trữ Liên bang đã đưa ra kết luận rằng việc thị trường sụp đổ chắc chắn phải xảy ra và đó chính là hành động tốt nhất để mọi chuyện diễn ra theo đúng tự nhiên. Ngay lập tức sau buổi họp đó, các nhà tài phiệt đã gửi lời cảnh báo đến các khách hàng ưu tiên - các nhà công nghiệp giàu có, các chính trị gia lỗi lạc và các quan chức cấp cao trong chính phủ nước ngoài - nhằm giúp họ rút chân ra khỏi thị trường đang trên bờ vực thẳm. Trong khi đó, người dân Mỹ vẫn còn đang được bảo đảm rằng nền kinh tế đang ở trong tình trạng tốt đẹp. Vào ngày 9/8, Cục Dự trữ Liên bang đã dí đinh ghim vào “bong bóng” ảo tưởng này. Tổ chức này làm tăng lãi suất cho vay của ngân hàng và bắt đầu bán ra các cổ phiếu chứng khoán - trên thị trường tự do. Cả hai hành động này đều có tác dụng làm giảm sự chi phối của nguồn cung ứng tiền tệ. Lãi suất đối với các khoản vay của nhân viên môi giới nhảy lên mức 20%. Vào ngày 29/10, thị trường cổ phiếu sụp đổ. Hàng nghìn nhà đầu tư bị xóa sổ chỉ trong vòng một ngày. Những người trong cuộc được báo trước đã chuyển cổ phiếu của mình thành tiền mặt trong khi giá cả vẫn tăng cao. Hiện giờ họ trở thành những người mua. Một số nguồn tài sản lớn nhất nước Mỹ đã ra đời theo cách này.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3

Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/ujciw7voi7k để nhận gói giảm giá 1.500.000đ!! 
Một bất ngờ khác cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/uh1qtggbvfr để kiếm tiền cùng tôi!