Những Âm Mưu Từ Đảo Jekyll - Chương 22

Chương 22 ÂM MƯU NUỐT CHỬNG QUỐC HỘI Nỗ lực thứ hai trong việc thông qua luật pháp để hợp thức hóa tập đoàn kinh tế ngân hàng; Woodrow Wilson được các chủ ngân hàng nhắm vào chức vụ Tổng thống; chiến lược của họ trong việc đưa Wilson vào ghế Tổng thống Hoa Kỳ; vai trò của Wilson trong việc thúc đẩy nền lập pháp tư hữu; pháp lệnh Dự trữ Liên bang được thông qua lần cuối cùng. Cuộc bầu cử năm 1912 được xem như một cuốn giáo khoa điển hình cho quyền lực chính trị và mánh khóe bầu cử. Chủ tịch Đảng Cộng hòa, William Howard Taft, được dựng lên cho cuộc tái bầu cử. Giống như hầu hết những người theo Đảng Cộng hòa trong thời đó, quyền lực chính trị của Taft dựa trên sự hậu thuẫn từ nền tảng kinh doanh tầm cỡ và lợi tức ngân hàng ở các khu vực công nghiệp. Trong nhiệm kỳ thứ nhất, ông ta được dân chúng bầu chọn với mong muốn nhân vật này sẽ tiếp tục các chính sách bảo vệ của người tiền nhiệm Teddy Roosevelt, đặc biệt trong việc mở rộng thị trường của các tập đoàn kinh tế đối với các mặt hàng đường, cà phê và trái cây từ các khu vực Mỹ La tinh. Tuy nhiên, khi đã đắc cử, ông ta lại kìm hãm các phương pháp này và gây ra sự đối đầu với nhiều vị có thế lực của Đảng Cộng hòa. Phát súng cuối cùng đã được bắn ra khi Taft từ chối ủng hộ Kế hoạch Aldrich. Ông ta phản đối kế hoạch này không phải vì nó sẽ tạo ra một ngân hàng trung ương nắm quyền kiểm soát chính phủ đối với nền kinh tế mà vì nó không đưa ra đầy đủ quyền kiểm soát chính phủ. Ông ta nhận ra rằng, kế hoạch đảo Jekyll sẽ đặt các nhà tài phiệt ngân hàng vào ghế của người cầm lái và chính phủ thì chỉ được “ngồi ké” trên chiếc xe quyền lợi. Ông ta cũng không phản đối mối “giao hảo bền chặt” giữa tiền tệ với các nhà nghiên cứu chính trị mà đơn giản muốn có cổ phần lớn hơn về phương diện chính trị. Các nhà tài phiệt ngân hàng không gây bất lợi cho việc đàm phán cán cân quyền lực hay tỏ ra thiếu thiện ý thỏa hiệp, nhưng những gì mà họ thật sự cần vào lúc này - đó là nhân vật trong tòa Nhà Trắng kia, người thay vì thờ ơ với kế hoạch đó, lại có thể trở thành người đứng đầu và sử dụng tầm ảnh hưởng của một vị Tổng thống để lôi kéo sự ủng hộ từ những người theo quan điểm trung lập trong Quốc hội. Từ giây phút này trở đi, Taft được lựa chọn cho nhiệm vụ dập tắt “ngọn lửa” chính trị. Đây là giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ phồn thịnh chung, và Taft trở nên nổi tiếng với các cử tri cũng như với tổ chức Đảng có hệ thống bình thường. Ông ta dễ dàng được đề cử tại cuộc họp của Đảng Cộng hòa, và ít ai nghi ngờ rằng ông sẽ không chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống. Wilson cũng được đề cử làm ứng viên của Đảng Dân chủ, nhưng với tính cách khô khan lạnh lùng và hành vi kiểu cách, ông ta đã thất bại trong việc khuấy động lợi ích của các cử tri “có tiềm năng” nhằm biến ông ta thành một đối thủ quan trọng. ỨNG VIÊN ĐẢNG CẤP TIẾN(*) Tuy nhiên, khi trở về từ cuộc đi săn ở châu Phi, Teddy Roosevelt được George Perkins và Frank Munsey - đại diện của Tập đoàn Morgan - thuyết phục ra tranh cử tổng thống. Khi nỗ lực đó thất bại, họ quay lại thuyết phục ông ta chạy đua chống lại Taft như một ứng viên “cấp tiến” với tấm vé của Đảng cấp tiến. Điều khó hiểu ở đây là chuyện gì đã thúc đẩy ông ta chấp thuận nhiệm vụ này, nhưng chắc chắn nó có liên quan đến mục đích của người hậu thuẫn cho ông ta. Họ không trông đợi Roosevelt sẽ thắng, nhưng với tư cách là một cựu chủ tịch Đẳng Cộng hòa, họ biết rằng ông ta sẽ chia rẽ được Đảng và bằng cách kéo phiếu bầu của Taft sang mình, sẽ đưa được Wilson vào Nhà Trắng. Các chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống cần rất nhiều tiền. Đảng Cộng hòa có nguồn tài chính dồi dào, phần lớn được quyên góp từ các cá nhân có cùng nguyện vọng chứng kiến sự thất bại của đối thủ mình. Không thể cắt đứt nguồn quỹ này mà lại không gây ra quá nhiều nghi vấn, do đó, giải pháp của họ là cung cấp một nguồn tài chính cho cả ba ứng viên tranh cử, nhưng đặc biệt chú trọng đến nhu cầu của Wilson và Roosevelt. Trong khi tiếp nhận các sự kiện, một vài sử gia đã kết luận một cách phỉ báng rằng trò bịp bợm này là có mục đích. Ron Chernow nói rằng: “Vào năm 1924, Tập đoàn Morgan đã có được tầm ảnh hưởng rất lớn đến nền chính trị Mỹ, vì thế, những kẻ đầy mưu mô đó không thể nói lên được rằng ứng viên nào là người chịu ơn ngân hàng nhiều hơn”.[1] Nhưng người ta không cần phải là người thủ đoạn để nhận ra chứng cứ của lối chơi gian lận này. Ferdinand Lundberg kể lại rằng: J.P. Morgan & Co. đã đóng vai trò dẫn đường trong cuộc bầu cử năm 1912… Người lót đường cho Roosevelt chính là George W. Perkins và Frank Munsey. Thật ra thì cả hai người này đều khuyến khích Roosevelt tranh cử chức vị Tổng thống với Taft… Munsey hoạt động trong lĩnh vực báo chí cho J.P. Morgan & Co - mua, bán, tạo dựng và ngăn cản việc phát hành các tờ báo theo các yêu cầu đầy mưu mô tính toán của Morgan… Perkin rời J.P. Morgan & Co. vào ngày 1/1/1911 để đảm đương một vai trò chính trị lớn hơn… Sự ngờ vực dường như được biện minh rằng cả hai người không quá nóng lòng trong việc Roosevelt thắng cử. Ý kiến cho rằng Perkin và Munsey có thể có mong muốn Wilson sẽ thắng… đã phần nào chứng minh bằng quan điểm rằng Perkins đã đặt cược một số tiền lớn đằng sau chiến dịch tranh cử của Wilson thông qua Cleveland H. Dodge. Dodge và Perkins đã tài trợ $35,500 cho tờ True American của thành phố Trenton, một tờ báo lưu hành trên phạm vi toàn quốc với chiến dịch tuyên truyền của Wilson … Xuyên suốt cuộc tranh cử, Roosevelt luôn được George Perkins thường xuyên theo sát gót, cung cấp tiền bạc, xem xét từng chi tiết bài diễn văn của ông ta, tập hợp các doanh nhân Phố Wall để giúp đỡ, và nói chung, gánh chịu toàn bộ trách nhiệm của cuộc vận động tranh cử đối đầu với Taft… Perkins và J.P. Morgan & Co. mới là cốt lõi của Đảng cấp tiến, mọi thứ khác chỉ là vật trang sức bề ngoài… Năm 1912, việc đóng góp tiền mặt của Munsey cho các khoản chi mang tính chính trị đối với Đảng Cấp tiến đã ngốn của ông ta $229,255.72. Pekins đã đóng góp hơn $500,000 cho nguồn quỹ và Munsey đã chi hết $1000,000 tiền mặt cho việc giành được tờ Press từ Henry Einstein để Roosevelt có được tờ báo buổi sáng của thành phố New York. Với tư cách là ủy ban Vận động [Đặc quyền của Thượng viên và Tuyển cử] học từ chính Roosevelt, Perkins và Munsey cũng đã cam kết tài trợ một khoản kinh phí “nặng ký” cho cuộc tranh cử của Roosevelt. Nói tóm lại, hầu hết nguồn quỹ tranh cử đều được cung ứng từ hai “tay đao phủ” của gia tộc Morgan - những kẻ đang tìm kiếm mảnh da đầu của Taft làm chiến tích.[2] Morgan & Co. không chỉ là công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng duy nhất ở Phố Wall xác nhận cuộc bầu cử này như một phương thức nhằm đánh bại Taft. Trong nội bộ Kuhn, Loeb & Co, Felix Warburg và Jacob Schiff đang hậu thuẫn cho Wilson, trong khi Otto Kahn - một đối tác khác của công ty - lại âm thầm ủng hộ Roosevelt. Những người theo Đảng Cộng hòa xuất chúng khác với những đóng góp cho cuộc vận động tranh cử của Đảng Dân chủ năm đó là Bernard Baruch, Hery Morgenthau và Thomas Fortune Ryan.[3] Và phần hùn của Roosevelt trong tập đoàn kinh tế được xem là có liên quan sâu sắc. William McAdoo, phó chủ tịch phụ trách cuộc vận động tranh cử quốc gia của Wilson đã nói rằng Cleveland Dodge từ Ngân hàng Đô thị Quốc gia trực thuộc gia tộc Rockefeller đã đóng góp $51,300 - nghĩa là hơn ¼ tổng số tiền huy động được từ tất cả các nguồn quỹ khác. Theo cách nói của McAdoo, “Ông ta là món quà Chúa ban.”[4] Ferdinand Lundberg mô tả Dodge như một “thiên tài tài chính đứng sau Woodrow Wilson”. Ông ta còn tiếp tục: Sự đề cử Wilson cho vị trí Tổng thống thể hiện thành tựu cá nhân của Cleveland H. Dodge, giám đốc Ngân hàng Đô thị Quốc gia, con dòng cháu giống của Dodge trong việc thừa hưởng đế chế đạn dược và đồng của dòng tộc này…. Sự đề cử này cũng chính là thành tựu của Ryan, Harvey và J.P. Morgan & Co. Cùng điều hành Ngân hàng Đô thị Quốc gia với Dodge vào lúc đó là J.P. Morgan-con, giờ đã trở thành chủ tịch công ty [Morgan] cùng Jacob Schiff, William Rockefeller, J.Ogden Armour và James Stilman. Tóm lại, ngoài George Baker, tất cả những người mà ủy ban Pujo gọi là những nhân vật thống trị của “Tổ hợp Tiền tệ” đều hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng.[5] Và vì thế mà các chuyên gia nghiên cứu tiền tệ đã tuyển chọn cẩn thận ứng viên của mình và dọn đường cho chiến thắng của anh ta. Mánh lới này thật xuất sắc. Ai có thể nghi ngờ rằng chính Phố Wall lại ủng hộ cho phe Dân chủ, đặc biệt khi đảng này diễn thuyết về chính sách của mình: “Chúng tôi không tán thành dự luật Aldrich và phản đối sự thành lập ngân hàng trung ương tư hữu; và… những gì chúng ta biết đến chính là Tổ hợp tiền tệ.” Thật là trơ trẽn. Đảng của người lao động, đảng của Thomas Jefferson - tổ chức được hình thành chỉ sớm hơn một vài thế hệ trước đây cho một mục đích đặc trưng là đối lập với chế độ ngân hàng trung ương - giờ lại cổ vũ cho vị thủ lĩnh mới, một con rối chính trị trong tay các chủ ngân hàng Phố Wall và là người đã tán thành ủng hộ chương trình nghị sự bí mật bàn về việc thành lập Cục Dự trữ Liên bang. Như George Harvey sau đó đã khoe khoang, các nhà tài phiệt “không hề cảm thấy thù hận Wilson vì những lời phát biểu này được xem là cực đoan và đe dọa lợi ích của họ. Đơn giản là ông ta đang chơi một ván cờ chính trị.”[6] William McAdoo, phó chủ tịch phụ trách cuộc vận động tranh cử quốc gia của Wilson, được nhắm trước cho vị trí Bộ trưởng Tài chính, đã nhận thấy được điều gì đang xảy ra: Các đóng góp cơ bản cho bất cứ nguồn quỹ nào dành cho chiến dịch tranh cử đều được thực hiện bởi những kẻ mục tiêu cá nhân cần phải đạt được - vào khoản tiền quyên được cho chiến dịch tranh cử chính là mục tiêu của họ… Sự thật là sẽ xuất hiện một mối nguy hiểm trầm trọng khi đất nước chuyển sang chế độ tài phiệt giả trang dân chủ (pluto-democracy); đó là một nền cộng hòa gian dối với chính phủ thực tế hiện hữu trong tay một nhóm người giàu có, những kẻ mua quan bán tước nhờ tiền, những kẻ mà tầm ảnh hưởng của họ lan tỏa tới mọi ngóc ngách của Hoa Kỳ, thậm chí ngay cả đến ngày hôm nay. Kinh nghiệm đã cho thấy rằng, cách thức thông thường nhất trong việc nắm giữ một đảng phái chính trị là bơm cho nó thật nhiều tiền của. Điều này giúp những kẻ đóng góp tiền bạc tiếp cận với các vị thủ lĩnh đảng. Các mối quan hệ và tầm ảnh hưởng sẽ thực thi phần còn lại.[7] TỔ HỢP TIỀN TỆ MÀ HỌ CÓ THÀNH KIẾN Roosevelt thật ra có rất ít lợi ích từ việc phát hành tiền tệ của ngân hàng, có lẽ là bởi ông ta không hiểu gì về hệ thống này. Hơn nữa, trong một sự kiện không chắc đã xảy ra, các viên chức cương quyết của chính phủ có trách nhiệm phá bỏ độc quyền của các tổ hợp tiền tệ có thể sẽ là những người chiến thắng trong cuộc bầu cử, nhưng các nhà tài phiệt vẫn có một chút e sợ. Mặc dù tỏ rõ lập trường công khai chống lại các doanh nghiệp lớn, song ông ta vẫn có sức thuyết phục và được Phố Wall hoàn toàn chấp nhận. Theo như Chernow quan sát: Mặc dù mối quan hệ Roosevelt - Morgan đôi khi bị châm biếm như mối quan hệ giữa các viên chức chính phủ chống lại sự độc quyền của các tổ hợp tiền tệ và các vị hoàng đế của các tổ hợp tiền tệ đó, nhưng trên thực tế nó phức tạp hơn nhiều. Việc tranh luận của công chúng đã che mờ sự hấp dẫn mang tính ý thức hệ … Roosevelt xem các tổ hợp như một kết quả tự nhiên mang tính hệ thống của sự phát triển kinh tế. Ông ta nói, việc ngăn cản nó giống như ta đang cố thử ngăn nước trên dòng sông Mississippi vậy. Cả TR lẫn Morgan đều không thích nền kinh tế cá thể và hỗn độn của thế kỷ 19 và ưa chuộng những hình thức kinh doanh lớn… Trong cuộc tranh luận giữa Roosevelt và Morgan luôn có một tấm màn vô hình nào đó, một sự giả vờ thù địch lớn hơn cái mà nó thật sự hiện hữu… Roosevelt và Morgan là hai anh em cùng huyết thống.[8] Vì thế không có gì lạ khi Warburg lưu ý vào tháng Giêng năm 1912 - tức là 10 tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử - rằng Teddy đã “lôi kéo được sự xem xét chấp thuận kế hoạch Aldrich.”[9] Mặc dù có sự thuyết phục tinh thần đối với các vấn đề này, nhưng cả Wilson và Roosevelt đều đã hoàn thành xuất sắc vai trò của mình. Có được nguồn trợ vốn riêng từ các nhà tài phiệt ngân hàng máu mặt của Phố Wall, họ đã công khai tiến hành một chiến dịch sôi nổi chống lại “Tổ hợp Tiền tệ” xuyên suốt khắp mọi miền nước Mỹ. Roosevelt đã rống lên rằng “việc phát hành tiền tệ nên được trao về tay chính phủ và phải được bảo vệ khỏi sự chi phối và lôi kéo của Phố Wall”.[10] Và ông ta đã trích dẫn đi trích dẫn lại cương lĩnh của Đảng cấp tiến: “Chúng tôi phản đối cái gọi là Dự luật Tiền tệ Aldrich vì các điều khoản trong đó sẽ đặt hệ thống tiền tệ và tín dụng của chúng ta vào tay tư nhân”. Trong khi đó, ở tại một thành phố khác, Wilson tuyên bố: Có một sự tập trung khác thường đầy nham hiểm trong quyền kiểm soát kinh doanh tại đất nước chúng ta… Do đó, sự phát triển của đất nước chúng ta và mọi hoạt động đều nằm trong tay của một số người… Tổ hợp tiền tệ này, hay còn được gọi một cách chính xác hơn là, tổ hợp tín dụng này … không phải là một chuyện hoang đường.” Trong suốt cuộc vận động tranh cử, Taft được mô tả như một người đứng đầu các doanh nghiệp tầm cỡ và các ngân hàng Phố Wall - và trên thực tế cũng đúng như vậy. Roosevelt và Wilson cũng vậy. Sự khác biệt cơ bản ở đây chính là Taft - người được đánh giá qua các kết quả thực thụ của ông ta trong công việc - đã được biết đến là người như vậy, trong khi đối thủ của ông ta lại chỉ được đánh giá qua lời nói của mình. Kết quả của cuộc bầu cử chính xác như những gì mà các nhà hoạch định chiến lược dự đoán. Wilson chỉ nhận được 42% số phiếu bầu và tất nhiên có 58% số phiếu đánh bại ông ta. Roosevelt không tham gia vào cuộc đua quyền lực này, và chắc chắn rằng toàn bộ số phiếu bầu của ông ta được chuyển sang cho Taft, và Wilson sẽ chỉ còn là một vết chấm mờ nhạt. Như những gì mà Đại tá House tiết lộ một cho tác giả George Viericks nhiều năm sau đó thì “Wilson đã được chính Teddy Roosevelt bầu chọn.”[11] Và giờ đây, âm mưu này đã len lỏi vào Nhà Trắng, việc thông qua kế hoạch đảo Jekyll đã đi đến chặng cuối cùng. Thành lũy đối lập cuối cùng trong Quốc hội bao gồm những người theo chủ nghĩa dân kiểm trong Đảng Dân chủ dưới sự dẫn dắt của William Jennings Bryan, vấn đề của nhóm này chính là họ đã thực hiện kế hoạch tranh cử một cách nghiêm túc. Họ thật sự đối nghịch với Tổ hợp Tiền tệ. Trong khi thật dễ dàng để qua mắt các cử tri, nhưng nó lại không quá dễ dàng để lừa gạt những chính trị gia lão luyện. Những điều cần thiết bây giờ là toàn bộ dự luật mới sẽ có đầy đủ các thay đổi mang tầm quan trọng cho phép Bryan thay đổi vị trí. Tuy nhiên, đặc điểm cơ bản của kế hoạch này không nên bị bác bỏ. Và, để điều phối chiến lược cuối cùng này, dịch vụ của ai đó với kỹ năng chính trị hoàn hảo là điều cần thiết. May mắn cho những nhà hoạch định là hiện có một nhân vật mà họ cần đang ngồi trong Nhà Trắng. Đó không phải là Tổng thống Hoa Kỳ mà là Đại tá Edward Mandell House. VAI TRÒ CỦA ĐẠI TÁ HOUSE Đại tá House - người được hưởng nền giáo dục tại Anh và có cha là đại diện cho lợi ích của thương nhân Anh tại miền Nam Hoa Kỳ - đã bước vào đời sống xã hội thông qua cầu nối Luân Đôn. Hãy nhớ lại câu chuyện của những chương trước đây, rằng có lẽ hơn bất cứ người nào khác tại Mỹ, trên phương diện của một nước Anh đang bị cô lập, ông ta đã thiết kế thủ đoạn nhằm kéo Hoa Kỳ tham gia vào Thế Chiến và với việc làm đổ, ông ta đã giải thoát cho hàng loạt khoản vay của Anh và Pháp nhờ các khoản lãi suất của gia tộc Morgan. Không chỉ có trách nhiệm đề cử Wilson tại cuộc họp của Đảng Dân chủ, ông ta còn trở thành người bạn tri kỷ, quân sư của Tổng thống và ở một khía cạnh nào đó, House còn là sư phụ về chính trị của Tổng thống. Thông qua Đại tá House, Wilson có được nhận thức đối với mong muốn về một Tổ hợp Tiền tệ, và cũng chính House là người hướng dẫn cho Tổng thống nhiều khía cạnh của các chính sách đối ngoại và kinh tế. Năm 1918, Arthur Smith - một nhà viết tiểu sử đáng nể - đã nói rằng Đại tá House “nắm giữ quyền lực chưa bao giờ được sử dụng trước đây bởi bất cứ một người nào không đứng trong hàng ngũ ở quốc gia này, một quyền lực lớn hơn bất cứ quyền lực nào của các ông trùm chính trị hay của một thành viên nội các.”[12] George Vierick - một chuyên gia viết tiểu sử gần đây - đã không phóng đại khi miêu tả House như một “Vị quan tòa của đảng Cộng hòa.”, “Một siêu đại sứ”, “Một hoa tiêu dẫn dắt con tàu.”[13] Ông ta tiếp tục: Trong vòng sáu năm, ông ta đã tùy ý sử dụng hai phòng ở hướng Bắc trong Nhà Trắng. Họ đều chung quan điểm ngay cả trong khi làm việc lẫn vui chơi. Đại tá House được xem là bản sao của Wilson. House là người lập ra bảng danh sách ứng cử viên tranh cử cho Nội các chính phủ, trình bày rõ ràng các chính sách đầu tiên của chính phủ và trên thực tế hướng đến các vụ việc đối ngoại của Hoa Kỳ. Thật ra, chúng ta có hai Tổng thống cho một vị trí! Gia tộc Schiffs, Warburg, Kahn, Rockefeller và Morgan đã đặt niềm tin vào Đại tá House. Khi pháp chế Cục Dự trữ Liên bang cuối cùng được công nhận là đã thành hình, House chính là trung gian giữa Nhà Trắng và các nhà tài phiệt.[14] Các bút toán hàng ngày trong nhật ký cá nhân của Đại tá House đã cho thấy quy mô vì sao văn phòng của ông ta trở thành trạm điều hành đội ngũ thực thi kế hoạch đảo Jekyll. Các ghi chú mẫu sau đây được xem là tiêu biểu: 19/12/1912. Nói chuyện qua điện thoại với Paul Warburg về vấn đề cải cách tiền tệ. Tôi kể về chuyến đi Washington của mình và những gì tôi đã thực hiện để đưa công việc vào guồng máy kiểm soát. 24/3/1913. Tôi có một cuộc hẹn với Carter Glass vào lúc 5 giờ. Chúng tôi lái xe để không bị cắt ngang buổi nói chuyện… Đã nói chuyện với Tổng thống về điều này sau bữa tối và khuyên rằng McAdoo và tôi sẽ đánh bại phương thức của Glass đến phút cuối cùng, điều mà anh ta có thể xác nhận và đưa cho Owen [Chủ tịch ủy ban Ngân hàng tại Thượng Viện] như là kế hoạch của chính ông ta. 27/3/1913. J.P. Morgan-con và Denny thuộc công ty Morgan đã có mặt đúng 5 giờ. Sau đó khoảng 10 phút, McAdoo đến. Morgan có một bản kế hoạch tiền tệ đã được trình bày rõ ràng và được in ra thành văn bản. Chúng tôi đã thảo luận bản kế hoạch đó trong một lúc. Tôi đề nghị nên có một bản viết tay [để việc này trông không giống như một vụ sắp đặt] và gửi cho chúng tôi ngày hôm nay. 19/10/1913. Tôi gặp Thượng nghị sĩ Reed của bang Missouri vào cuối buổi chiều và thảo luận về một số thắc mắc tiền tệ với ông ta. 19/10/1913. Paul Warburg là người gọi cho tôi đầu tiên, và ông ta đã đến để thảo luận về phương thức tiền tệ… Thượng nghị sĩ Murray Crane đi cùng Warburg. Ông ta đang có mối quan hệ với Thượng nghị sĩ Weeks và Nelson trong ủy ban Tiền tệ. 17/11/1913. Paul Warburg đã gọi để biết về chuyến đi của mình đến Washington. Ông ta lo lắng về tình hình tiền tệ và yêu cầu phỏng vấn cùng với Jacob Schiffs và Cleveland Dodge. 21/1/1914. Sau bữa tối, chúng tôi [Wilson và Đại tá House] đã xem xét bản nghiên cứu của Tổng thống như thường lệ và bắt đầu bàn về những sự bổ nhiệm của Hội đồng Dự trữ Liên bang.[15] Về vấn đề hoạt động ngành ngân hàng, Đại tá House chính là Tổng thống Hoa Kỳ và tất cả bên liên quan đều biết điều đó. Wilson đã không hề giả bộ về kiến thức học thuyết ngân hàng của mình khi nói: “Điều ngượng nhất mà tôi từng gặp trong sự nghiệp chính trị của mình chính là sự mất thời gian vào bản điều tra tỉ mỉ thận trọng của những trách nhiệm tích cực. Tôi dường như đã phải đưa ra hầu hết kết luận theo cảm tính thay cho bản nghiên cứu… Tôi ước rằng mình đã có kiến thức, hiểu biết thấu đáo nhiều hơn nữa về các vấn đề liên quan.”[16] Charles Seymour bổ sung: “Đại tá House đã không biết mệt mỏi trong việc cung cấp cho Tổng thống kiến thức mà ông đã theo đuổi.. Đại tá House chính là thiên thần bảo vệ bí mật của dự luật này.”[17] SỰ KHAI TỬ CỦA KẾ HOẠCH ALDRICH Nhiệm vụ đầu tiên của nhóm tiến hành kế hoạch đảo Jekyll là “tổ chức tang lễ” cho Kế hoạch Aldrich mà không cần phải “chôn cất” nó. Giáo sư Laughlin đã nhất trí với Warburg về sự không phù hợp khi gắn cái tên Aldrich vào bất cứ dự luật ngân hàng nào, đặc biệt vào lúc này khi Đảng Dân chủ đang chịu sự kiểm soát của cả Quốc hội lẫn Nhà Trắng, và ông ta nóng lòng mang lại cho tổ chức này một hình hài mới. Trong ấn bản định kỳ Banking Reform của Liên đoàn Công dân Quốc gia, Laughlin đã nói: “Nó là một quá trình mà kế hoạch Aldrich đã trải qua. Nó cũng là một quá trình mà mọi người đã bị khuấy động và quan tâm.” Theo ông ta thì hiện nay, Liên đoàn hoạt động tự do nhằm “cố giúp đạt được một dự luật thỏa đáng do Đảng Dân Chủ thông qua”, một dự luật “không cần thiết… có thể tạo nên khác biệt so với kế hoạch cũ.”[18] Không phải chờ đợi lâu, Đảng Dân chủ đã đưa ra đề xuất của riêng mình. Thật ra, tiến trình này thậm chí đã được bắt đầu trước khi diễn ra cuộc bầu cử năm 1912. Một trong những nhà phê bình công khai Kế hoạch Aldrich là Carter Glass - chủ tịch Tập đoàn Ngân hàng và ủy ban Tiền tệ của Đảng Dân chủ đồng thời là Đại biểu Quốc hội đến từ bang Virginia. Và Glass cũng chính là người được giao trọng trách triển khai kế hoạch mới này. Tuy nhiên, theo như thú nhận của bản thân, ông ta hầu như không có bất cứ một kiến thức chuyên môn nào về ngân hàng. Để đáp ứng được điều này và thảo ra dự luật, ông ta đã thuê Henry Parker Willis - một giáo viên kinh tế từ Trường Đại học Washington & Lee. Cũng không nên ngạc nhiên khi biết rằng Willis trước đây là cựu học viên và là người được giáo sư Laughlin bảo trợ đồng thời được Liên đoàn Công dân Quốc gia giữ lại làm chuyên gia viết sách chuyên môn. Giải thích ý nghĩa của mối quan hệ này, Kolko nói: Trong suốt mùa xuân 1912, Willis đã viết thư cho Laughlin kể về công việc tại ủy ban của Glass, mối quan hệ của ông ta với cấp trên của mình, và những chuyện tầm phào tại Washington. Lời khuyên của vị giáo sư già luôn được ông kính trọng… “Khi thầy đến, em sẽ cho thầy xem những lời bình phẩm về thầy” - ông ta viết cho Laughlin về bản ghi nhớ mà mình đã soạn thảo. Mối quan hệ thầy trò giữa hai người đàn ông lỗi lạc Laughlin, Đại tá House và Glass thường xuyên hội ý với các nhà tài phiệt ngân hàng lớn về vấn đề cải cách và tạo ra một cầu nối quan trọng và liên tục cho các ý tưởng của mình trong khi dự luật được phác thảo… Hơn nữa, vào tháng Hai, Đại tá House đã bàn bạc với Frick, Otto và những người khác đồng thời gặp gỡ Vanderlip, J.P. Morgan-con và các chủ ngân hàng khác để thảo luận về việc cải cách tiền tệ… Để đảm bảo việc cải cách đạt được sự đồng thuận hơn từ phía các chủ ngân hàng, một rào cản vững chắc cho các mối giao thiệp kín đáo và riêng tư với Glass, Đại tá House và Wilson tiếp tục được duy trì trong suốt tháng Hai và Ba… Liên Đoàn [Công dân] nhận được lời khen ngợi của Glass và các chủ ngân hàng càng thêm tin tưởng hơn khi Đại tá House bắt đầu gặp gỡ Glass và tỏ rõ mối quan tâm đối với phương thức tiền tệ của mình… Vị tân Tổng thống thừa nhận rằng “ông ta chẳng biết tí gì” về học thuyết hay thực tiễn ngân hàng. Vào tháng 11, Glass đã thú nhận điều đó với Đại tá House, và điều vô nghĩa này đã tạo được một ý nghĩa tối đa. Với tất cả các màn trình diễn quyết định, toàn bộ phong trào cải cách ngân hàng đã được quy tụ trong tay một số kẻ có quan hệ mật thiết với nhau về tư tưởng và cá nhân trong nhiều năm.[19] SỰ XUẤT HIỆN CỦA DỰ LUẬT GLASS - OWEN Trong bản báo cáo của ủy ban Quốc hội năm 1913, Glass đã phản đối dự luật Aldrich theo các cơ sở sau đây: thiếu sự kiểm soát của chính phủ; tập trung quyền lực vào tay của những nhà tài phiệt ngân hàng lớn hơn; khơi mào cho nạn lạm phát; thiếu trung thực trong dự toán chi phí cho người đóng thuế; và thiết lập một hệ thống ngân hàng độc quyền. Tất cả những điều này đều đúng. Theo Glass, những gì đất nước cần là một cách tiếp cận mới, một dự luật cải cách thiên tài không được soạn thảo bởi các đại diện của Tổ hợp Tiền tệ và phải thật sự đáp ứng được nhu cầu của con người. Và điều đó cũng hoàn toàn đúng. Sau đó, ông ta lập ra một dự luật của riêng mình, được Willis phác thảo, còn Laughlin là người truyền cảm hứng, một dự luật mà từng chi tiết quan trọng đơn giản chỉ là “cái xác” cũ của dự luật Aldrich và được lôi ra từ quan tài của nó, được xịt thêm chút nước hoa tươi mát và khoác lên nó một bộ đồ mới. Dự luật Glass nhanh chóng được phù phép cho tương thích với một phương thức tương tự được Thượng nghị sĩ Robert L. Owen tài trợ và nó xuất hiện với tên gọi dự luật Glass-Owen. Mặc dù trước đó có một chút khác biệt nhỏ giữa Glass và Owen về mức độ kiểm soát thích hợp của chính phủ đối với các ngân hàng, song về cơ bản, Owen có tư tưởng giống hệt với tư tưởng của Willis và Laughlin. Khi đang làm việc trong Thượng viện, ông ta cũng vừa là chủ tịch ngân hàng ở Oklahoma. Giống như Aldrich, ông ta cũng thực hiện nhiều chuyến đi đến châu Âu để tìm hiểu hệ thống các ngân hàng trung ương tại Anh và Đức, và những ngân hàng này là kiểu mẫu cho nền pháp chế của ông ta. Các thành viên ít chuyên môn của tập đoàn kinh tế trở nên lo lắng trước lối nói hùng biện của các nhà bảo trợ dự luật trong nỗ lực chống lại Phố Wall. Cùng lúc đó, với nỗ lực chế ngự nỗi sợ hãi của họ, Warburg cố khoe khoang rằng ông ta mới là tác giả thật sự và công bố bản đối chiếu so sánh giữa đề xuất của Aldrich và Glass. Phân tích cho thấy, không chỉ hai dự luật này thống nhất với nhau trên mọi điều khoản cần thiết mà thậm chí còn giống hệt nhau từng chữ một.[20] Ông ta viết: “Gạt những khác biệt khách quan ảnh hưởng đến ‘vỏ bọc’ sang một bên, chúng ta nhận ra rằng ‘phần nhân’ của hai hệ thống này rất giống và có liên hệ gần gũi với nhau.”[21] Điều quan trọng đối với thành công của dự luật Bill nhằm tạo ấn tượng nằm ở chỗ nó chính là câu trả lời cho việc săm soi từng xăng-ti-mét một trên diện rộng trong dự luật của cộng đồng tài chính. Cuối cùng, Glass và ủy ban của mình tổ chức một buổi điều trần để công bố mục đích tạo cơ hội cho mọi người tham gia vào tiến trình của dự luật. Tất nhiên, đó chính là một chiêu bài giả tạo. Phác thảo đầu tiên của dự luật đã được bí mật hoàn thành trong nhiều tháng trước khi diễn ra buổi điều trần. Và, theo lệ thường, đại biểu Quốc hội Lindbergh và các nhân chứng khác phản đối kế hoạch đảo Jekyll không được quyền lên tiếng.[22] Buổi điều trần này được công bố rộng rãi tại cuộc họp báo, và dân chúng có cảm giác rằng sự chứng thực triển vọng là ý kiến đại diện của các chuyên gia. Kolko tóm tắt: Mặc dù họ đã cẩn thận giữ kín nội dung công trình của mình để hỗ trợ cho việc phê chuẩn bất cứ dự luật nào - điều phải được thống nhất, Glass cho rằng cần tổ chức buổi điều trần về chủ đề này nhằm chắc chắn rằng tiến trình của buổi điều trần này không để lại bất cứ một cơ hội nào… Giả định của công chúng về vụ điều trần này là không có dự luật nào được phác thảo, và dự luật của Willis không bao giờ được đề cập tới hoặc được tiết lộ rất ít… Buổi điều trần thuộc phân ban của Glass diễn ra vào tháng Giêng và Hai năm 1913 chẳng qua chỉ là một bữa tiệc của những kẻ “đồng hội đồng thuyền”.[23] CÁC CHỦ NGÂN HÀNG BẮT ĐẦU CHIA RẼ Không chỉ có dân chúng mới là nạn nhân của mánh khóe lừa bịp này. Chính các chủ ngân hàng cũng bị nhắm tới - ít nhất là những kẻ “thấp bé nhẹ cân” hơn không trực thuộc trung tâm quyền lực của Phố Wall. Vào đầu tháng Hai năm 1911, một nhóm các nhà tài phiệt ngân hàng có máu mặt nhất của 22 quốc gia đã bí mật gặp nhau trong ba ngày tại thành phố Atlantic để tìm ra sách lược nhằm thu hút sự ủng hộ của các ngân hàng nhỏ hơn đối với khái niệm dùng chính quyền làm bàn đạp để duy trì chế độ tập đoàn kinh tế của họ. Mục tiêu được thảo luận một cách thẳng thắn, nhưng phải làm sao cho nó trở nên khó hiểu khi đưa ra cho mọi người xác nhận.[24] Cuộc họp thường niên của Liên minh các nhà tài phiệt ngân hàng Mỹ được tổ chức một vài tháng sau đó, và nghị quyết tán thành dự luật Aldrich đã bắt đầu vang lên trong tất cả các phiên họp, làm mất hết tinh thần của những ai tham dự cuộc họp này. Andrew Frame là một trong số đó. Đại diện cho nhóm các ngân hàng miền Tây nước Mỹ, ông ta đã chứng thực tại phiên điều trần của phân ban Glass và mô tả trò gian lận này như sau: Dự luật tiền tệ được trao cho quốc gia một vài ngày trước khi diễn ra cuộc họp của Liên minh/Hiệp hội các nhà tài phiệt ngân hàng Mỹ của bang New Orlean vào năm 1911. Không hề có một ai trong số hàng trăm chủ ngân hàng được đọc dự luật này trong khi chúng ta có tới 12 địa chỉ để gửi dự luật đó. General Hamby thuộc thành phố Austin, Texas, đã viết một lá thư gửi Chủ tịch Watts yêu cầu tổ chức một phiên tòa chống lại dự luật nhưng đã không nhận được một câu trả lời lịch sự. Tôi từ chối bỏ phiếu cho dự luật này, và phần lớn các chủ ngân hàng khác cũng đồng quan điểm như vậy… Họ loại thẳng thừng những kẻ không tán thành dự luật ra khỏi cuộc chơi.[25] Có một điều thú vị là, trong cuộc điều trần của Frame, thượng nghị sĩ Glass đã cố nhẫn nhịn không bình luận gì về sự bất công trong việc cho phép dân chúng tiếp nhận thông tin một chiều về dự luật. Ông ta khó có thể chấp nhận điều này. Đó chính xác là những gì ông ta sắp sửa thực hiện theo lộ trình của riêng mình. Khi Pháp lệnh Dự trữ Liên bang sắp sửa ra đời dưới dạng thức của Dự luật Glass - Owen (Owen là nhà đồng tài trợ trong Thượng viện), cả Aldrich và Vanderlip đã tự đối đầu với phần đông dân chúng. Không một cơ hội nào bị bỏ sót nhằm tạo ấn tượng đối với báo chí - hay một ai khác đại diện cho sự lỗi lạc của dân chúng - biểu lộ thái độ thù nghịch công khai đối với nền pháp chế ghê tởm này. Vanderlip đã cảnh báo phản đối tiền pháp định và nạn lạm phát tràn lan. Aldrich buộc tội dự luật Glass - Owen là một dự luật thù nghịch với hệ thống ngân hàng lành mạnh và chính phủ trong sạch. Vanderlip dự báo trước về nạn đầu cơ tích trữ và bất ổn định của thị trường cổ phiếu. Aldrich tỏ ra cáu gắt khi phàn nàn về việc dự luật được xem là “cuộc cách mạng về đặc tính” (ám chỉ chủ nghĩa Bôn-sê-vích) và “sẽ là bước tiến đầu tiên và quan trọng nhất hướng đến việc thay đổi hình thức chính quyền từ nền dân chủ sang chế độ chuyên quyền.”[26] LỘT MẶT NẠ GIẢ TẠO Tất cả những điều này đơn thuần chỉ là một buổi trình diễn cao cấp được thực hiện trọn vẹn khi Vanderlip chấp thuận tranh luận với Nghị sỹ Glass trước khi Hiệp hội Kinh tế New York diễn ra vào ngày 13/11. Có 1,100 chủ ngân hàng và các doanh nhân tiêu biểu, và Vanderlip phải chịu một áp lực để tạo nên một sự hoàn hảo trước nhóm thành viên ấn tượng này. Cuộc tranh luận diễn ra bất lợi cho ông ta và trong một phút tuyệt vọng, ông ta đã “đánh rơi” mặt nạ giả tạo của mình. Ông ta nói, “Trong nhiều năm, các chủ ngân hàng hầu như là những người ủng hộ duy nhất cho riêng loại pháp chế này mà hiện nay chúng ta hy vọng sẽ có, và thật bất công khi kết án họ thù địch với một nền pháp chế lành mạnh.”[27] Hai mươi hai năm sau, khi nhu cầu “vờ vịt” qua đi, Vanderlip thậm chí còn thẳng thắn hơn nữa. Trên tờ Saturday Evening Post, ông ta nêu rõ: “Mặc dù Kế hoạch Dự trữ Liên bang của Aldrich bị thất bại dưới cái tên Aldrich, tuy nhiên, các điểm thiết yếu đều được trình bày trong bản kế hoạch được thông qua.”[28] Trong cuốn tiểu sử của mình, Bộ trưởng Tài chính William McAdoo đã đưa ra quan điểm: Các chủ ngân hàng đấu tranh với nền pháp chế Dự trữ Liên bang - và mọi điều khoản của Pháp lệnh Dự trữ Liên bang - với nguồn năng lượng không mệt mỏi của những người đang cố dập tắt ngọn lửa cháy rừng. Họ nói rằng, nó thực sự bình dân, xã hội chủ nghĩa, non nớt, tiêu cực, ấu trĩ, một tư tưởng kém cỏi và không khả thi… Những cuộc phỏng vấn với các chủ ngân hàng thường đưa tôi đến một kết luận thú vị. Qua mọi khói bụi của cuộc luận chiến, tôi dần dần lĩnh hội được rằng, giới ngân hàng không thực sự đối lập với dự luật như nó từng vờ vịt.[29] Đây là điểm cốt lõi của toàn bộ chương này: tâm lý quần chúng. Một khi Aldrich bị phát hiện có liên minh với quyền lợi của gia tộc Morgan và Vanderlip là chủ tịch Ngân hàng Đô thị Quốc gia thuộc quyền sở hữu của Rockefeller thì dân chúng được hướng dẫn một cách khéo léo để tin tưởng rằng Tổ hợp Tiền tệ đang cực kỳ e ngại Pháp lệnh Dự trữ Liên bang. National là tờ báo nổi tiếng duy nhất dám chỉ ra rằng, sự căm phẫn của mọi người mà Aldrich và Vanderlip từng mô tả có thể được quy cho dự luật Aldrich. Nhưng tiếng nói đơn độc này dễ dàng bị át đi bởi dàn tạp âm vĩ đại của trò gian lận và tuyên truyền. Dự luật Glass là một tài liệu linh hoạt được thiết kế từ đầu để thay đổi các vấn đề không cần thiết nhằm xuất hiện như một sự thỏa hiệp được thực hiện hòng đáp ứng cho các bè phái chính trị khác nhau. Vì rất ít người nắm bắt được các kiến thức chuyên môn về ngân hàng trung ương, thủ đoạn dễ được thực thi hơn. Chiến lược cơ bản là tập trung vào cuộc tranh luận về các vấn đề không mấy quan trọng như số lượng các ngân hàng khu vực, cơ cấu hội đồng giám đốc và quy trình mà hội đồng này được tuyển chọn. Khi các vấn đề chính yếu thực sự không được nhắc đến, câu trả lời là sự nhất trí trong hầu hết mọi thứ ngoại trừ việc viết ra các điều khoản theo ngôn ngữ khó hiểu. Với cách này, cánh cửa sau được khép hờ cho việc thực hiện mục đích chính sau đó. Mục tiêu là làm cho dự luật được thông qua và hoàn thiện nó. Đại tá House và Warburg sợ rằng, nếu chờ cho đến khi có tất cả mọi thứ mong muốn thì họ sẽ chẳng đạt được gì, hay còn tệ hơn thế, các đối thủ của ngân hàng trung ương có thể tập trung lực lượng và thông qua dự luật cải cách của riêng họ - một dự luật cải cách thực thụ. Willis nhanh chóng đồng ý. Trong một bức thư gửi vị cựu giáo sư của mình, ông ta viết: “Việc nhặt một nửa ổ bánh tốt hơn nhiều so với việc mất đi cơ hội có được bất cứ ổ bánh nào… Cái được gọi là yếu tố “tiến bộ” - theo Lindbergh và những người ủng hộ ông ta - sẽ được khuyến khích nhằm thực thi một nền pháp chế nguy hiểm.”[30] Hướng nhận xét của mình vào các ngân hàng nhỏ hơn - những ngân hàng cưỡng lại sự cai trị của các ngân hàng New York, ông ta nói: “Trừ phi các chủ ngân hàng bảo thủ của quốc gia này sẵn sàng chịu thua và đứng sau dự luật thì chúng ta sẽ có một nền pháp chế ít ai mong muốn và không cần thiết phải làm gì cả.”[31] BRYAN RA TỐI HẬU THƯ Vào lúc này, William Jennings Bryan - người theo chủ nghĩa dân kiểm - được xem là nhân vật của Đảng Dân chủ có ảnh hưởng nhiều nhất trong Quốc hội, và rõ ràng là ngay từ đầu, Pháp lệnh Dự trữ Liên bang sẽ không bao giờ được thông qua nếu không có sự chấp thuận và ủng hộ của ông ta. Theo Charles Seymour chứng kiến: “Lòng trung thành đối với Đảng Dân chủ đã kéo ông ta ra khỏi cuộc tấn công chống lại Pháp lệnh Dự trữ Liên bang mà ông ta hoàn toàn không biết… Cùng với ảnh hưởng của mình trong Đảng, ông ta có thể hủy diệt phương thức mà theo ông ta là không phù hợp với học thuyết cá nhân của bản thân.”[32] Bryan nói rằng ông ta không ủng hộ bất cứ dự luật nào dẫn đến việc đồng tiền riêng được phát hành bởi các ngân hàng tư nhân. Ông ta nhấn mạnh rằng, nguồn cung ứng tiền tệ phải được chính phủ quản lý. Cuối cùng, vào giữa hè năm 1913, khi nhìn thấy bản phác thảo dự luật, ông ta mất hết can đảm khi phát hiện ra rằng không chỉ đồng tiền được phát hành theo kiểu tư nhân, mà toàn thể hội đồng giám đốc của ngân hàng trung ương đều bị các ông chủ ngân hàng tư nhân sắp đặt. Và chúng ta không phải chờ tối hậu thư của ông ta lâu. Ông ta kịch liệt yêu cầu rằng tiền giấy của Cục Dự trữ Liên bang phải là tiền tệ của Bộ Tài chính, được ban hành và bảo đảm bởi chính phủ; và hội đồng giám đốc phải được Tổng thống bổ nhiệm và được Thượng viện thông qua. Đại tá House và các chuyên gia nghiên cứu tiền tệ khác đã chắc chắn rằng những điều khoản rốt cuộc cũng sẽ được yêu cầu cho việc thông qua dự luật lần cuối cùng một cách hợp lý, nhưng với tư cách là những chiến lược gia siêu phàm, họ thận trọng từ chối các bản dự luật ngay từ những ngày đầu, vì thế các bản dự luật này có thể được sử dụng như những điểm thương lượng và sau đó bổ sung vào như những nhượng bộ trong cuộc thỏa hiệp. Ngoài ra, vì hầu như không ai thực sự hiểu khía cạnh chuyên môn của phương thức này, họ biết rằng rất dễ dàng để lừa các đối thủ của mình bằng cách tạo ra sự thỏa hiệp trong khi trong hoạt động thực tế vẫn còn mang nhiều nét của mục đích cũ. MỘT SỰ KHÁM PHÁ BẤT NGỜ Bản chất của mánh khóe này được Carter Glass giải thích rõ ràng nhiều năm sau đó trong cuốn sách của mình -Adventures in Constructive Finance, (Tạm dịch: Mạo hiểm trong nền Tài chính ngầm). Từ nguồn tư liệu này, chúng ta nhận ra rằng, sau khi Bryan đưa ra tối hậu thư, Glass được triệu tập đến Nhà Trắng và được Wilson thông báo rằng quyết định đã được đưa ra nhằm biến tiền giấy của Cục Dự trữ Liên bang trở thành trái phiếu của chính phủ. “Tôi không thốt lên được lời nào!” - Glass viết như vậy và sau đó giải thích cách ông ta nhắc nhở Tổng thống rằng hậu thuẫn duy nhất cho nguồn tiền tệ mới chỉ là một số ít vàng, một lượng lớn tiền từ chính phủ và nợ thương mại cùng tài sản riêng của các ngân hàng riêng lẻ. “Nó là một bộ mặt giả tạo” - ông ta nói, “có bao giờ tiền giấy của chính phủ lại dựa trên tài sản của các tổ chức ngân hàng chưa? Có bao giờ một chính phủ phát hành không phải một đô-la để đầu tư theo yêu cầu của ngân hàng chưa? Trái phiếu của chính phủ quá xa lạ với những gì mà người ta biết tới.” Tổng thống đáp lại: “Chính xác là như vậy, thưa ông Glass! Mỗi một từ ông nói đều đúng; tiền nợ của chính phủ chỉ là ý nghĩ. Và do đó, nếu chúng ta có thể nắm vững cốt lõi của vấn đề và trao cho các cộng sự khác cái bóng của vấn đề đó thì tại sao lại không làm như vậy nhỉ, nếu nhờ đó mà chúng ta có thể cứu vãn được dự luật của mình?”[33] Nhiều năm sau đó, Paul Warburg đã giải thích rõ ràng hơn: Trong khi tiền giấy của Cục Dự trữ Liên bang xét về mặt kỹ thuật và luật pháp là trái phiếu của chính phủ Hoa Kỳ, thì trên thực tế, nó chính là trái phiếu, trách nhiệm thực tế và duy nhất mà tất cả của các ngân hàng dự trữ… Chính phủ chỉ được gọi đến tiếp quản sau khi các ngân hàng dự trữ hoàn toàn thất bại.[34] Sự giải thích của Warburg cần được phân tích một cách tỉ mỉ. Đây là một tuyên bố rất quan trọng. Người vạch kế hoạch và điều khiển Hệ thống Dự trữ Liên bang nói rằng, tiền giấy của Cục Dự trữ Liên bang tạo nên tiền tệ được tư nhân phát hành với sự ủng hộ của người đóng thuế nhằm trang trải các kboản thua lỗ của các ngân hàng phát hành ra nó. Một trong những điều khẳng định gây ra nhiều tranh cãi của cuốn sách này chính là mục tiêu được đề ra tại cuộc họp Đảo Jekyll bao gồm việc đẩy các khoản thua lỗ của các nhà tài phiệt sở hữu ngân hàng sang vai người đóng thuế, chính Warburg đã xác nhận lại điều này. Nhưng chúng ta hãy quay trở lại với trò gian lận vĩ đại của năm 1913. Yêu cầu thứ hai được thực hiện bởi Bryan - quyền điều hành chính trị xuyên suốt toàn bộ Hệ thống chứ không phải là quyền kiểm soát của các chủ ngân hàng - đã đương đầu với một “sự thỏa hiệp” hấp dẫn tương ứng. Bổ sung vào hội đồng giám đốc của các chủ ngân hàng khu vực đã từng được đề nghị trước đó, giờ đây sẽ có thêm ủy ban điều tiết trung ương, còn được gọi là Hội đồng Dự trữ Liên bang, được chỉ định bởi Tổng thống với sự tư vấn và chấp thuận của các thành viên trong Thượng viện.[35] Do đó, lợi ích của dân chúng sẽ được bảo vệ qua việc chia sẻ quyền lực, thông báo quyền lợi, một hệ thống séc và các bảng cân đối. Với cách này, Wilson phát biểu, “các ngân hàng có thể trở thành công cụ chứ không phải là những bậc thầy của các doanh nghiệp hay các công ty tư nhân.”[36] Việc sắp đạt được báo trước như một thử nghiệm mới, nổi bật trong chính phủ đại diện. Trên thực tế, mối “thâm tình” giữa tiền tệ với các chính trị gia đã quay trở lại. Điều duy nhất mới mẻ là quyền lực đó hiện được chia sẻ một cách cởi mở trong cái nhìn ngây thơ của dân chúng. Nhưng tất nhiên, cũng không có gì nhiều để nhìn nhận. Tất cả mọi cân nhắc và hầu hết các quyết định đều được thực hiện một cách kín đáo. Ngoài ra, sự phân chia quyền lực và trách nhiệm giữa các nhóm lại rất khó hiểu. Không có các mệnh lệnh cụ thể hay thậm chí là một khái niệm rõ ràng về chức năng hoạt động, chắc chắn là quyền lực thực tế vẫn được hút về phía những ai có kiến thức chuyên môn và đám người thân tín của Phố Wall. Đối với các chuyên gia tiền tệ soạn thảo ra dự luật và sắp đặt các cam kết, sự tập trung việc kiểm soát hiệu quả vào tay họ sẽ không bao giờ bị ngờ vực nữa. Và, như chúng ta sẽ biết trong chương kế tiếp, các sự kiện tiếp sau đó đã chứng minh sự hoàn hảo của chiến lược này. BRYAN TÁN THÀNH DỰ LUẬT Bryan không phải là đối thủ của các chiến lược gia Đảo Jekyll và ông ta chấp thuận “sự thỏa hiệp” theo đúng danh nghĩa của nó. Nếu có bất cứ ngờ vực nào còn sót lại trong đầu Bryan, chúng liền bị quét sạch bằng sự nhớ ơn cho việc bổ nhiệm ông ta vào chức Thư ký riêng của Wilson. Bây giờ khi đã trở thành cộng sự thân tín của Tổng thống, ông ta tuyên bố: Tôi đánh giá cao một cách sâu sắc nhiệm vụ mà Tổng thống đã giao phó cho những người đang thực hiện cuộc cải cách tiền tệ dựa trên các nguyên tắc nền tảng, và tôi cũng đồng ý kiến với ông ta trong mọi chi tiết của vấn đề… Quyền hạn của chính phủ trong việc phát hành tiền tệ không được nhượng bộ trước các ngân hàng; chính phủ sẽ không từ bỏ quyền kiểm soát đối với tiền tệ được phát hành… Tôi rất vui khi nói rằng mình nghiêm túc và cởi mở khi tán thành dự luật tiền tệ như một phương thức tốt hơn trong việc cứu vớt nền tiền tệ vào lúc này… Các ý kiến trái ngược nhau cũng được thống nhất lại với một sự thành công vượt ngoài sức tưởng tượng.[37] Cùng với sự thay đổi quan điểm của Bryan, không còn nghi ngờ gì nữa về kết quả cuối cùng. Pháp lệnh Dự trữ Liên bang được công bố trong cuộc họp của Hạ viện và Thượng viện vào ngày 22/ 12/1913, đúng lúc Quốc hội đang bận tâm cho kỳ nghỉ Giáng Sinh và không có tinh thần cho cuộc tranh luận. Pháp lệnh sau đó nhanh chóng được thông qua với số phiếu bầu 282/60 tại Hạ viện và 43/23 tại Thượng viện. Tổng thống đã thông qua Pháp lệnh này vào ngay ngày sau đó. Như vậy, Âm mưu đã nuốt chửng được Quốc hội. TÓM TẮT Mặc dù là người đại diện cho Đảng Cộng hòa phụ trách mảng doanh nghiệp lớn song Tổng thống Taft đã từ chối việc dẫn dắt dự luật Aldrich cho kế hoạch ngân hàng trung ương. Điều này đánh dấu ngày tàn trong sự nghiệp chính trị của ông ta. Tổ hợp Tiền tệ muốn có một vị Tổng thống xông xáo thúc đẩy dự luật, và người được chọn là Woodrow Wilson - một nhân vật đã tuyên bố công khai về liên minh của mình. Việc đề cử Wilson tại cuộc họp Quốc gia của Đảng Dân chủ được Đại tá House - một cộng sự thân tín của Morgan và Warburg - bảo đảm. Để chắc chắn rằng Taft không thắng trong cuộc tái bầu cử, Tổ hợp Tiền tệ đã khuyến khích Teddy Roosevelt - cựu chủ tịch Đảng Cộng hòa - tham gia tranh cử theo sự giới thiệu của Đảng cấp tiến. Kết quả là, theo kế hoạch, Roosevelt sẽ kéo sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa ra khỏi tay Taft, và Wilson đã thắng cuộc bầu cử với số phiếu bầu đáng kể. Wilson và Roosevelt đã tham gia vận động và kịch liệt chống đối đám đầu trâu mặt ngựa của Tổ hợp Tiền tệ trong khi trở nên độc lập với Tổ hợp này trong vấn đề tài trợ cho chiến dịch. Khi Wilson đắc cử, Đại tá House chuyển vào Nhà Trắng và trở thành một Tổng thống “sau hậu trường” của Hoa Kỳ. Dưới sự dẫn dắt của ông ta, Dự luật Aldrich được đưa vào phẫu thuật thẩm mỹ và sau những thủ thuật chuyên môn đã biến thành dự luật Glass-Owen. Mặc dù được sự bảo trợ của đảng Dân chủ nhưng nó vẫn chính là kế hoạch đảo Jekyll. Aldrich, Vanderlip và những người khác nhận ra được điều đó đã cùng với Phố Wall giả vờ đối nghịch với dự luật Glass-Owen nhằm thuyết phục Quốc hội và dân chúng rằng các chủ ngân hàng lớn đều e sợ điều này. Dự luật cuối cùng được soạn thảo với nhiều điểm hợp lý kể cả việc làm cho nó có thể chấp nhận được trong suốt cuộc tranh luận với Quốc hội nhưng cuối cùng đã để lộ bộ mặt giả tạo của mình. Để chiếm được sự ủng hộ của những người theo chủ nghĩa dân kiểm dưới tài lãnh đạo của William Jenings Bryan, nhóm thực hiện kế hoạch đảo Jekyll cũng sắp đặt cái gọi là “sự cam kết” nhưng theo cách gọi của Wilson thì trên thực tế đó lại chính là những “cái bóng” trong khi “thực thể” thì vẫn còn được giữ nguyên. Tóm lại, Quốc hội “láu cá” hơn, “tinh ranh” hơn và vượt xa hơn nhờ vào cuộc tấn công tuy bịp bợm nhưng xuất sắc và mang đầy màu sắc tâm lý chiến. Kết quả là, vào ngày 23/12/1913, một lần nữa, Hoa Kỳ lại có một ngân hàng trung ương mới. (*) Bull Moose: Thành viên của Đảng cấp tiến tham gia ủng hộ cuộc bầu cử Tổng thống Theodore Roosevelt vào năm 1912.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3

Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/ujciw7voi7k để nhận gói giảm giá 1.500.000đ!! 
Một bất ngờ khác cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/uh1qtggbvfr để kiếm tiền cùng tôi!