Steve Jobs - Chương 17 - Phần 02

Rand chỉ mất hai tuần và quay trở lại để đưa tận tay Jobs kết quả công việc. Tại nhà Jobs ở Woodside, họ đã cùng ăn tối, sau đó Rand đưa ông một cuốn sổ tay nhỏ được thiết kế rực rỡ nhưng rất tao nhã, cuốn sổ mô tả quá trình tư duy của ông. ở trang cuối, Rand trình bày về logo mà ông chọn: “Trong thiết kế này, sự phối màu, phương hướng, logo này đích thị là một trường hợp tiêu biểu cho sự tương phản”. “Logo được thiết kế vui nhộn với việc cách điệu góc, xoay nghiêng khối, không hề kiểu cách và thể hiện rõ nét sự thân thiện và gần gũi như một biểu tượng Giáng sinh hay dấu triện xác nhận trên những con tem cao su. Chữ “next” được chia thành 2 dòng và viết vừa vặn trong các ô vuông trên cùng một mặt của khối lập phương và chỉ có riêng chữ “e” được viết thường. Chữ e trở nên nổi trội, theo quyển sổ của Rand giải thích thì nó bao hàm nghĩa các nghĩa:

“giáo dục (education), xuất sắc (excellent)... e=mc(^®)”.

Rất khó đoán trước Jobs sẽ phản ứng thế nào với màn giới thiệu một sản phẩm mới của Rand. ông có thể coi nó là rác rưởi, cũng có thể cho nó là xuất chúng, không ai biết chắc được những suy nghĩ của ông. Nhưng với một chuyên gia thiết kế huyền thoại như Rand thì rất có thể

Jobs sẽ gây áp lực với bản đồ Ấn đó. ông nhìn chằm chằm vào trang cuối cùng rồi lại nhìn Rand ròi cuối cùng ông ôm chầm lấy anh ta. Họ chỉ có một chút không đồng tình với nhau trong thiết kế: Rand dùng màu vàng sậm cho chữ “e” nhưng Jobs lại muốn đổi tông màu sáng hơn như sắc vàng nguyên thủy. Rand đấm mạnh tay xuống bàn và tuyên bố: “Tôi đã làm việc này 50 năm rồi và tôi biết tôi đang làm cái gì”. Jobs dịu lại.

Vậy là công ty không chỉ có logo mới mà còn có cả tên mới. Ngay trước đó tên công ty còn là Next, bây giờ thì đã thành NeXT. Những người khác có lẽ sẽ không hiểu được sự ám ảnh đằng sau một mẫu logo, cũng có thể nó không đáng với cái giá 100.000 đô nhưng với Jobs, NeXT là sự khởi đầu cho một cuộc sống mới với bộ nhận diện thương hiệu mang đẳng cấp quốc tế mặc dù công ty chưa thực sự sản xuất ra một sản phẩm nào. Như Markkula đã dạy ông, một công ty lớn phải có khả năng khiến mình trở nên có giá trị từ những ấn tượng đầu tiên.

Thêm vào đó, Rand còn đồng ý sẽ thiết kế danh thiếp cá nhân cho Jobs, ông đã thiết kế nó sặc sỡ như ý thích của Jobs nhưng cuối cùng họ lại nổ ra một cuộc tranh cãi rất căng thẳng về vị trí của dấu chấm sau chữ “P” trong tên “Steven p. Jobs”. Rand đã đặt dấu chấm ở bên phải chữ “P.” như kiểu thông dụng lúc bấy giờ nhưng Steve lại thích dấu chấm về bên trái ngay dưới phần cong của chữ “P.” như kiểu chữ kỹ thuật số. Và lần này thì Jobs đã thắng. Susan Kare nhớ lại: “Đó thực sự là một cuộc cãi vã lớn về những thứ nhỏ nhặt”.

Để chuyển logo NeXT sang sản phẩm thực, Jobs cần một chuyên gia thiết kế công nghiệp mà ông tin tưởng, ông nói chuyện với một vài ứng cử viên nhưng không ai trong số họ gây ấn tượng với ông nhiều như Hartmut Esslinger - một người Bavaria ngông cuồng - người đã được nhận vào Apple làm việc, cũng là người có những mẫu thiết kế được chọn cho một số cửa hàng tại thung lũng Sillicon và cũng là người nhận được một hợp đồng béo bở nhờ sự giúp đỡ của Jobs.

Thuyết phục IBM cho phép Paul Rand làm việc cho NeXT là một điều kỳ diệu, nó đã khích lệ niềm tin có chút không thực tế của Jobs. Việc làm này cũng không thể đem ra só sánh với việc thuyết phục Apple cho phép Esslinger làm việc cho NeXT được.

Suy nghĩ đó cũng không thể khiến Jobs cố chấp thử. Đầu tháng 11 năm 1985, khoảng 5 tuần sau khi Apple khởi kiện Jobs, ông viết thư xin phép Eisenstat: “Cuối tuần này, tôi đã nói chuyện với Hartmut Esslinger và anh ta nói tôi nên viết một bức thư ngắn cho cậu giải thích lí do tôi muốn cậu ấy làm việc và thiết kế cho các sản phẩm mới của NeXT”. Thật đáng ngạc nhiên, Jobs biện minh rằng ông không biết chi tiết trong các sản phẩm của Apple nhưng Esslinger thì biết.

“NeXT hoàn toàn không biết về các định hướng hiện tại lẫn tương lai cho các thiết kế sản phẩm của Apple và cũng không làm việc với bất cứ công ty thiết kế nào khác nên những mẫu thiết kế sản phẩm của hai hãng sẽ chỉ vô tình giống nhau. Để đảm bảo rằng chuyện này không diễn ra, cả Apple và NeXT chỉ còn biết đặt niềm tin vào cách làm việc chuyên nghiệp của Hartmut.” Lúc đó, Eisenstat đã rất sửng sốt về sự táo bạo của Jobs và ông đã trả lời cộc lốc rằng “Lúc trước tôi đã thay mặt Apple thể hiện quan điểm của mình khi anh thực hiện công việc kinh doanh của mình mà sử dụng những thông tin kinh doanh bí mật của Apple. Câu nói „hoàn toàn không biết về các định hướng hiện tại lẫn tương lai cho các thiết kế sản phẩm của Apple" trong bức thư của anh không hề làm giảm sự quan tâm của tôi mà thậm chí còn đẩy nó lên cao hơn, câu nói đó chẳng đúng sự thật chút nào.” Lời đề nghị còn khiến Eisenstat cảm thấy kinh ngạc hơn chính là chỉ một năm trước, chính Jobs là người đã buộc Frog Design ngừng hoạt động thiết kế thiết bị điều khiển từ xa của Wozniak.

Jobs nhận ra rằng để được làm việc với Esslinger (vì một số lý do khác nhau) thì cần phải giải quyết ngay vụ kiện với Apple. Thật may là Sculley cũng định như vậy. Tháng giêng năm 1986 thay vì cùng ra tòa, họ đã đi đến một thỏa thuận không gây tổn hại về tài chính. Apple sẽ thôi theo đuổi vụ kiện, đổi lại NeXT buộc phải chấp nhận một số hạn chế: trước tháng 3 năm 1987, sản phẩm của NeXT sẽ được tiếp thị như một máy tính cao cấp và chỉ được bán trực tiếp cho các trường cao đẳng, đại học mà không được bán sang thị trường khác”. Apple cũng khăng khăng các máy móc của NeXT “không sử dụng hệ điều hành tương thích với Macintosh” mặc dù người ta tranh cãi rằng Apple có thể có lợi hơn nếu đưa ra quyết định ngược lại.

Sau khi giải quyết xong, Jobs tiếp tục “mua chuộc” Esslinger cho đến khi chuyên viên thiết kế này dừng hợp đồng với Apple. Điều đó giúp cho các thiết kế của NeXT ra mắt kịp vào cuối năm 1986. Esslinger cũng nói với Jobs là muốn có thời gian làm việc thoải mái như Paul Rand: “Thỉnh thoảng bạn phải „dùng gậy" với Steve” - Esslinger nói. Như Rand, Esslinger cũng giống một nghệ sĩ và Jobs cũng sẵn sàng tạo điều kiện làm việc đặc biệt cho anh ta.

Jobs ra chỉ thị là các máy tính phải có hình hộp hoàn hảo với các cạnh có độ dài bằng nhau và các góc chính xác bằng 90 độ. Ông ấy thích hình lập phương. Nó có dáng vẻ sang trọng nhưng lại mang hơi hướng như một thứ đồ chơi. Nhưng khối lập phương NeXT là một ví dụ điển hình về nhu cầu thiết kế “đặc Jobs”. Các bảng mạch điện được thiết kế phù hợp với dạng hình hộp pizza nay được tái cấu hình và xếp chồng khít vào nhau thành dạng hình hộp.

Tệ nữa là các khối hình hộp với các chỉ số chính xác như thế rất khó sản xuất. Hầu hết các phần như thế đều phải rập theo khuôn với các góc lớn hơn 90 độ một chút để dễ gỡ thành phẩm ra khỏi khuôn (cũng như việc làm bánh với những khuôn lớn hơn 90 độ sẽ dễ lấy bánh ra hơn).

Nhưng Esslinger được chỉ thị làm thế và Jobs thì rất hào hứng với ý tưởng đó, không thể để những “góc lỗi” như thế làm hỏng sự hoàn hảo và tinh khiết của hình lập phương được. Vì vậy họ đã phải sản xuất các cạnh riêng, sử dụng các khuôn có giá 650.000 đô - la với một máy sản xuất đặc biệt ở Chicago. Đam mê sự hoàn hảo của Jobs đã vượt quá tầm kiểm soát khi ông để ý đến một đường kẻ nhỏ bên sườn của khuôn, đường kẻ đó là điều không thể tránh khỏi và hoàn toàn chấp nhận được trong việc sản xuất máy tính. Nhưng ông đã đáp chuyến bay đến Chicago và thuyết phục nhà sản xuất làm lại những khuôn dập cho hoàn hảo. “Không có nhiều khuôn dập được người nổi tiếng bay đến thăm đâu,” một trong những kỹ sư nhấn mạnh. Jobs cũng nhờ công ty này mua một máy chà nhám trị giá 150.000 đô - la để xóa hết tất cả các đường kẻ mà các khuôn vẫn thường gặp phải và khăng khăng rằng magiê dễ làm lộ các nhược điểm hơn khi bề mặt nó chuyển sang màu đen.

Jobs luôn trăn trở rằng những phần không nhìn thấy của sản phẩm phải được làm thủ công đẹp như bề ngoài của nó, như cha Jobs đã dạy ông điều đó khi họ cùng nhau dựng một cái hàng rào.

Tính cách này đã đạt đến cực điểm khi cái tôi của ông được NeXT giải phóng, ông đảm bảo tất các ốc vít bên trong máy đều được mạ đắt tiền. Ông ấy cũng nhất quyết là những bề mặt bị mờ đen bên trong phải được sơn phủ cẩn thận mặc dù chỉ có những thợ sửa máy mới nhìn thấy nó.

Trong một buổi họp nhân viên của NeXT, Joe Nocera - phóng viên Esquire, đã nhận xét cách mà Jobs tham gia buổi họp như sau:

Nói là ông ấy đang ngồi họp nhân viên thì cũng không đúng bởi thực ra thì chẳng phải Jobs đang ngồi họp hành gì hết, một trong những cách điều phối buổi họp của Jobs là việc ông cứ lục đục, chẳng ngồi yên lúc nào cả. Lúc thì tôi thấy ông ta quỳ xuống ghế, lúc sau lại thấy ngồi thườn thượt, lúc sau nữa lại thấy ông ta nhảy hẳn khỏi cái ghế và nguệch ngoạc vài nét ở cái bảng phía sau lưng, ông ta quá là kiểu cách, ông ta cắn móng tay, nhìn chằm chằm vào những người đang nói khiến họ mất tinh thần. Đôi tay ngả vàng khó hiểu của ông ấy thì cứ chuyển động không ngừng.

Điều gây ấn tượng mạnh cho Nocera là Jobs “xử trí mọi việc thiếu khéo léo và rất ngoan cố”. “Không phải là ông ta không biết cách che giấu cảm xúc, ý kiến của mình khi có ai đó nói ra điều mà ông ta cho là ngu ngốc, ông ta hoàn toàn nhận thức được và luôn tỏ ra ngang ngạnh, ngoan cố; luôn hạ nhục người khác và tỏ ra là mình thông minh hơn họ. Ví dụ như khi Dan"1 Lewin nộp bản cơ cấu tổ chức công ty, Jobs đảo mắt qua rồi nhận xét: “ĐÕ bỏ đi”. Và hòi còn ở Apple, tính cách của ông ta cũng luôn như vậy. Một nhân viên kế toán tham gia buổi họp và Jobs đã không ngớt lời ca tụng với anh ta rằng “được, được, cậu làm tốt đấy” trong khi mới hôm trước Jobs còn quẳng vào mặt anh ta một câu rằng: “Mày làm cái cứt gì đây”.

Một trong 10 nhân viên đầu tiên của NeXT là một chuyên gia thiết kế nội thất cho trụ sở công ty tại Palo Alto. Mặc dù văn phòng đó được Jobs thuê mới và đã được thiết kế sẵn rất đẹp rồi nhưng Jobs vẫn phá toàn bộ bên trong và xây mới lại. Các bức tường được thay bằng kính, các tấm thảm thì được thay hết bằng sàn gỗ sáng bóng. Đến năm 1989, quá trình đó lại được lặp lại khi NeXT chuyển tới một khu văn phòng lớn hơn ở Redwood City. Mặc dù tòa nhà được xây khá hiện đại nhưng Jobs vẫn khăng khăng là thang máy mà được chuyển sang phía hành lang của lối vào thì sẽ ấn tượng hơn. Cậy quyền, Jobs đã ra lệnh cho I. M. Pei thiết kế một cầu thang lớn tựa như đang lướt trong không trung vậy. Chủ thầu nói rằng không thể xây được nhưng thế nhưng Jobs khăng khăng là có thể và đúng như vậy, vài năm sau đó, Jobs đã xây được những cầu thang như thế tại các chuỗi cửa hàng của Apple.

Máy tính

Trong những tháng đầu tiên tại NeXT, Jobs và Dan"1 Lewin cùng một số đồng nghiệp đi đến các trường đại học và trưng cầu ý kiến, ở Harvard, họ gặp Mitch Kapor, chủ tịch của phần mềm Lotus và cùng ăn tối tại nhà hàng Harvest. Khi Kapor bắt đầu phết bơ lên bánh mỳ, Jobs hỏi ông ta: “ông đã bao giờ nghe nói về cholesterol trong máu chưa?” Kapor trả lời: “Tôi có thỏa thuận thế này nhé, anh không nói gì về cách ăn uống của tôi và tôi cũng sẽ miễn bình luận về tính cách của anh”. Nó có vẻ hài hước nhưng sau đó Kapor đã nói rằng: “giao tiếp không phải là thế mạnh của anh ta”. Lotus đã đồng ý viết một chương trình lập trình máy tính điện tử phù hợp với hệ điều hành của NeXT.

Jobs muốn gói gọn những nội dung tiện ích ngay trong một chiếc máy, vì thế kỹ sư Michael Hawley đã phát triển từ điển điện tử. Anh ta nhớ lại rằng có một người bạn của anh tại nhà xuất bản đại học Oxford đã từng tham gia vào việc sắp chữ để biên tập các tác phẩm của Shakespear. Điều đó có nghĩa là bàn tay con người có thể tác động trực tiếp vào băng máy tính và tích hợp nó vào bộ nhớ của NeXT. “Vì thế tôi đã gọi cho Steve và ông ấy nói điều đó thật tuyệt vời vì thế chúng tôi cùng bay tới Oxford”. Vào một ngày đẹp trời mùa xuân năm 1986, họ gặp nhau tại tòa nhà xuất bản lớn nằm ở ngay trung tâm Oxford, ở đây, Jobs đã đưa ra giá đề nghị mua bản quyền xuất bản với các tác phẩm đã biên tập của Shakespear với giá 2.000 đô - la và cộng với 74 xu khi mỗi máy tính được bán ra. Jobs tranh luận: “Nó là một món lời quá dễ kiếm với các ông. Trước đây chưa từng có tiền lệ thế này, các ông sẽ là những người đầu tiên”. Họ đồng ý với thỏa thuận như vậy rồi cùng nhau ra ngoài tán gẫu, nói chuyện tầm phào tại quán bia mà Lord Byron thường uống. Tại thời điểm được tung ra thị trường, NeXT có cả từ điển đơn, bộ từ điển lớn và Từ điển các trích dẫn của Oxford đã biến nó trở thành một trong những người tiên phong trong ý tưởng thực hiện những cuốn sách điện tử tìm kiếm dễ dàng.

Thay vì sử dụng chip xử lý dạng giá cho NeXT, Jobs nhờ các kỹ sư thiết kế một con chip tích hợp thật nhiều tính năng. Nhiệm vụ như thế đã quá đủ nặng nề rồi nhưng Jobs còn muốn thực hiện điều gần như không thể là tiếp tục hiệu chỉnh các tính năng mà ông ấy muốn. Sau một năm, điều đó rõ ràng đã gây trở ngại và làm chậm tiến độ.

Ông cũng kiên quyết xây dựng một nhà máy hoàn toàn tự động và mang tầm vóc của tương lai (tương tự như khi ông nghĩ đến việc sáng tạo Macintosh), sau Macintosh, dường như ông vẫn chưa rút ra được bài học nào cho mình và lần này ông đã phạm sai lầm tương tự, thậm chí còn quá đáng hơn. Máy móc và người máy được sơn đi sơn lại vì ông buộc chúng phải có màu như ông thích. Các bức tường được sơn kiểu màu trắng như trong các bảo tàng, đây cũng là màu sơn được sử dụng trong các nhà máy sản xuất Macintosh, ở đó còn có thêm những chiếc ghế da đen giá 20.000 đô - la và một cầu thang được xây riêng, y như tại các trụ sở. ông còn cương quyết là dây chuyền thiết bị dài 165 phút Anh (feet) phải lắp ráp thiết bị theo chiều từ phải sang trái như đã xây dựng. Vì thế những khách tham quan có thể xem quy trình dễ dàng hơn từ các khu quan sát. Những bảng mạch rỗng được đưa vào một đầu, không dùng bất cứ nhân lực nào và chỉ 20 phút sau, đầu kia sẽ cho ra một bảng mạch hoàn chỉnh. Quá trình được theo dõi bởi nguyên tắc kanban của người Nhật là mỗi máy móc chỉ tiếp nhận nhiệm vụ của mình khi máy tiếp theo đã sẵn sàng nhận tiếp một phần việc nữa.

Jobs không mảy may nghĩ đến cách giải quyết với các nhân công hiện có. Tribble nhận xét là: “ông ấy đã sỉ nhục một cách công khai mà hay ho là lần nào ông cũng có lý do rằng việc mình làm đem lại hiệu quả”. Nhưng thỉnh thoảng thì cũng có những trường hợp ngoại lê. Kỹ sư David Paulsen đã làm việc 90 tiếng / tuần trong 10 tháng đầu tiên làm việc tại NeXT nhưng “khi đi tản bộ với Steve vào một chiều thứ 6, Steve đã nói là ông ta chẳng có tý ấn tượng nào về những gì tôi đang làm” và David bỏ việc ngay sau đó. Khi tuần báo Business Week hỏi Jobs là tại sao ông lại đối xử khắc nghiệt với nhân viên như vậy, Jobs trả lời rằng điều đó tốt cho công ty. “Một vài người không quen với một môi trường luôn mưu cầu sự hoàn hảo. Phần trách nhiệm của tôi là luôn đảm bảo các sản phẩm đều phải đạt chuẩn chất lượng”. Nhưng ông vẫn giữ vững tinh thần và uy tín của mình.

Mặc dù tham gia vài chuyến thực địa, gặp gỡ các võ sư aikido và thu mình tĩnh tâm nhưng ông vẫn giữ nguyên bản tính nóng nảy, khó chịu của mình. Sau khi sa thải công ty đã thực hiện quảng cáo “1984” - Chiat/Day, Apple đã đăng một quảng cáo trên báo với nội dung “Chào mừng IBM - nghiêm túc đấy”. Jobs sau đó cũng quảng cáo nguyên trang trên tạp chí Wall Street Journal với thông báo là, “Chúc mừng Chiat/Day - Nghiêm túc đấy... bởi vì tôi đảm bảo rằng sau khi rời bỏ Apple, cuộc sống mới thực sự bắt đầu”.

Có lẽ điểm chung lớn nhất giữa những ngày làm việc tại Apple và sau khi rời đi đó là Jobs vẫn giữ nguyên cái “triết lý bóp méo sự thật” của mình. Nó được đưa ra trong buổi dã ngoại đầu tiên của công ty tại bãi biển Pebble vào cuối năm 1985. Tại đó Jobs đã tuyên bố rằng máy tính đầu tiên của NeXT sẽ được bán và chuyển đi hết trong vòng 18 tháng. Rõ ràng là điều này là không tưởng nhưng Jobs đã lờ lời gợi ý của một kỹ sư rằng việc này chỉ có thể trở thành hiện thực nếu kế hoạch vận chuyển đó rời ngày đến năm 1988. “Chúng ta làm được điều đó, thế giới sẽ không đứng yên đâu, công nghệ thì cứ trôi vùn vụt ròi tất cả những gì chúng ta đã làm lại phải vứt đi hết thôi” - ông tranh cãi.

Joanna Hoffman, một thành viên kỳ cựu của nhóm thực hiện Macintosh thì lại tỏ ra thách thức Jobs: „“Bóp méo sự thật" có giá trị mang tính thúc đẩy và tôi nghĩ là nó cũng tốt thôi.” Cô này nói khi Jobs đứng trước bảng trắng. “Tuy nhiên, khi đặt ra một ngày hạn ròi ngày hạn đó ảnh hưởng đến việc thiết kế thì chúng ta sẽ gặp rắc rối lớn đấy”. Jobs phản đối: “Tôi lại nghĩ là đôi khi chúng ta phải lái mọi thứ theo ý ta và nếu chúng ta để cơ hội tuột mất thì uy tín của chúng ta cũng sẽ giảm dần”. Còn một điều mà mọi người mong đợi nhưng ông không đề cập đến là việc để hụt mục tiêu cũng sẽ khiến công ty mất một khoản tiền. Với điều kiện không đạt doanh thu và giữ vững tốc độ chuyển hàng trong vòng 18 tháng thì Jobs phải ký quỹ đảm bảo trị giá bảy triệu đô.

Ba tháng sau, khi họ trở lại bãi biển Pebble chuẩn bị cho buổi dã ngoại tiếp theo, Jobs bắt đầu chuỗi châm ngôn của mình bằng câu: “Tuần trăng mật đã kết thúc”. Vào đợt nghỉ thứ 3 ở Sonoma (tháng 9 năm 1986), kế hoạch làm việc dần trôi qua và có vẻ như họ sẽ đạt được mục tiêu tài chính đề ra.

Vị cứu tinh - Perot

Cuối năm 1986, Jobs gửi cho các công ty đầu tư một bản đề án mời họ đầu tư 10% cổ phần vào NeXT (tương đương 3 triệu đô - la). Điều đó đã giúp ước lượng được tổng giá trị công ty là khoảng 30 triệu đô, số liệu này không rõ Jobs lấy được từ đâu. Gần 7 triệu đô đã được chi dùng cho công ty và giờ còn lại một ít để trang trải những thứ như: logo tinh xảo, những văn phòng hợp mốt.

Không doanh thu, không sản phẩm cũng chẳng có hy vọng gì từ thị trường. Cũng không ngạc nhiên khi tất cả các doanh nghiệp đều từ chối đề nghị đầu tư của Jobs.

Tuy nhiên lại có một chàng cao bồi chú tâm đến nó - Ross Perot, anh chàng người Texas loắt choắt, người sáng lập nên hệ thống dữ liệu điện tử (Electric Data System) và bán nó cho General Motors với giá 2,4 tỷ đô - la, đã vô tình trông thấy những tài liệu PBS, Những chủ doanhnghiệp, trong đó có phần về Jobs và NeXT vào tháng 11 năm 1986. Ông ngay lập tức đồng cảm với Jobs, ông thấy họ trên chương trình tivi và nói rằng “tôi sẽ giúp họ”. Perot ngay ngay ngày hôm sau đã gọi điện cho Jobs như cách Sculley vẫn thường làm một cách kỳ lạ: “Nếu anh cần một người đầu tư thì gọi lại cho tôi”.

Thực sự là Jobs rất, rất cần và đã gọi lại cho Perot nhưng ông cũng rất cẩn thận để không biểu lộ nó ra bên ngoài. Một tuần trôi qua Ross mới gọi lại. ông cử một chuyên gia phân tích để ước lượng lại giá trị của NeXT nhưng Jobs đã trực tiếp làm việc cùng để xử lý việc này. Sau đó Perot đã thốt lên rằng một trong những điều hối hận lớn nhất trong đời là ông ấy đã không mua Microsoft hay một lượng lớn cổ phần của công ty này khi chàng thanh niên trẻ Bill Gates tới Dallas thăm ông vào năm 1979. Thời điểm Perot gọi cho Jobs, Microsoft vừa mới ra mắt với trị giá một tỷ đô. Perot đã mất đi cơ hội kiếm được bội tiền và một phi vụ đầu tư đáng giá. Và ông quyết sẽ không để việc này tái diễn lần nữa.

Jobs đưa ra cho Perot một đề nghị có giá trị gấp 3 lần so với đề nghị cho các nhà đầu tư mạo hiểm vài tháng trước đó. Với 20 triệu đô, Perot có thể nhận được 16% vốn cổ phần trong công ty sau khi Jobs đầu tư thêm 5 triệu đô vào. Điều này có nghĩa là công ty sẽ có tổng giá trị là 126 triệu đô. Nhưng tiền không phải là vấn đề lớn đối với Perot. Sau khi gặp mặt Jobs, ông ta tuyên bố là sẽ tham gia, ông bảo Jobs rằng: “tôi chọn người đua ngựa, anh sẽ tự chọn ngựa và cưỡi chúng. Anh là người mà tôi đặt tiền cược và anh tự phải biết tính toán với nó”.

Perot mang đến cho NeXT một món tiền cứu sinh trị giá 20 triệu đô: ông ấy được ví như người cổ động tinh thần cho toàn công ty và có thể vay khoản tiền lớn bằng uy tín của mình. “Đối với một công ty mới thành lập, đây là động thái đem đến ít rủi ro nhất 25 năm qua trong ngành công nghiệp máy tính mà tôi từng thấy”, ông nói với tờ New York Times - “Chúng tôi có những người giỏi trong chế tạo phần cứng. Steve và toàn bộ nhóm làm việc của NeXT là những người cầu toàn kinh khủng nhất mà tôi từng biết.”

Perot cũng đưa Jobs tham gia vào các hoạt động du lịch trong giới kinh doanh, ông ấy đưa Jobs tới bữa tối của giới thượng lưu mà Gordon and Ann Getty tổ chức cho vua Juan Carlos I của Tây Ban Nha tại San Francisco. Khi nhà vua hỏi Perot là ngài nên gặp ai, Perot ngay lập tức giới thiệu Jobs. Chẳng mấy chốc họ cùng đàm đạo với nhau về cái mà Perot gọi là “cuộc đối thoại điện tử”. Jobs đã rất hào hứng mô tả làn sóng tiếp theo trong công nghệ tin học. Cuối cùng, vị vua nguệch ngoạc vài chữ và đưa cho Jobs. “Chuyện gì đấy?” - Perot hỏi. Jobs nói rằng: “Tôi đã bán cho vị ấy một cái máy tính”.

Chuyện này và nhiều câu chuyện khác nữa được tổng hợp thành loạt truyện thần thoại về Jobs mà Perot đem kể ở bất cứ đâu mà ông tới. Khi tham gia câu lạc bộ báo chí quốc gia ở Washington, ông đã thêu dệt câu chuyện về cuộc đời Jobs như một thanh niên nghèo khó, tội nghiệp, không đủ tiền để học đại học, làm việc khuya tại các ga-ra, vui đùa cũng những con chip máy tính là thói quen của anh, và người cha - có diện mạo như một nhân vật trong tranh của Norman Rockwell - đã nói với Steve rằng “Steve, hoặc là con làm ra thứ gì đó có thể bán được, không thì đi làm đi”. 60 ngày sau đó, anh chàng này đã tạo ra chiếc máy tính Apple đầu tiên, nó được đựng trong chiếc hộp bằng gỗ mà cha đã làm cho anh. Và chàng thanh niên mới chỉ tốt nghiệp THPT này đã làm thay đổi cả thế giới.

Một điều có thật là Paul Jobs thực sự trông giống một nhân vật trong bức họa của Rockwell. Và có lẽ điều đáng nói cuối cùng là Jobs đang thay đổi cả thế giới và Perot tin chắc vào điều đó. Cũng giống Sculley, ông ta nhìn thấy chính mình trong Jobs, ông đã nói với phóng viên David Remnick của Washington Post như sau: “Steve giống tôi. Số mệnh của chúng tôi giống nhau, chúng tôi là những người bạn tâm giao”.