Tây du @ ký - Phần 04 chương 2

Lai lịch của Ngọc Hoàng

Phật Tổ Như Lai dẫn theo A Nan[7] và Ca Diếp (chính là ngài Ca Diếp trong câu chuyện Phật Tổ nhặt 2 h oa Ca Diếp cười) để làm cố vấn, họ cùng xuất hiện ở bên ngoài điện Linh Tiêu. Đến nơi họ chỉ thấy 36 vị tôi tướng xung quanh Vương Linh Quan đang cùng nghênh chiến với Tôn Ngộ Không, tiếng gào thét, tiếng đấm đá vang cả một góc trời. Phật Tổ Như Lai liền nói:

- Các vị tôi tướng xin hãy dừng tay, ta muốn hỏi tên Tề Thiên Đại Thánh kia, y dựa vào cái gì mà dám làm loạn ở nơi đây.

Các vị tôi tướng tuân mệnh lui lại, Tôn Ngộ Không mất hứng, liền lớn tiếng quát rằng:

- Ngươi là ai mà dám đến đây quấy rối ta!

Như Lai cười nói:

- Ta là Thích Ca Mâu Ni ở thế giới Tây phương cực lạc. Nghe nói người đã nhiều lần gây khó khăn cho Ngọc Hoàng, lẽ nào Ngọc Hoàng đắc tội với người hay sao? Tại sao người phải đại náo thiên cung làm gì?

Tôn Ngộ Không liền nói:

- Bảo tòa của Ngọc Hoàng đương nhiên là nơi của kẻ mạnh ngồi. Vừa rồi ta đây cũng chán cảnh nhân gian quá nhỏ bé, cho nên ta muốn được cùng tranh cao thấp với Ngọc Hoàng.

Phật Tổ nghe nói như vậy thì cười lớn mà nói:

Tên khốn kiếp kia, Ngọc Hoàng là người tốt, tại sao ngươi lại muốn gây khó dễ với ngài ấy chứ?

Hóa ra, Ngọc Hoàng hoàn toàn không phải là trời sinh ra, mà ngài cũng có nguồn gốc là con người.

Tương truyền rằng, sau khi Bàn Cổ[8] khai thiên lập địa thì giữa đất trời là một bầu không khí trong lành. Thế nhưng, cảnh vui ngắn ngủi, do các vị thần tiên tranh hùng xưng bá nên giữa đất trời náo loạn như một nồi cháo. Thái Bạch Kim Tinh quyết định tìm một người tài đức vẹn toàn, thông qua quản lý hữu hiệu để xoay chuyển lại cục diện này. Do đó, ngài đã hóa trang thành một kẻ hành khất, đi khắp nơi tìm kiếm, về sau ngài đến Trương Gia Loan và cuối cùng đã phát hiện ra Trương Hữu Nhân. Trương Gia Loan là một đại sơn trại có mấy vạn người, mà Trương Hữu Nhân chính là trại chủ của sơn trại này. Người đàn ông cai quản tốt một gia đình nhỏ mà vẫn còn khó, thế nhưng Trương Hữu Nhân có thể cai quản một trại to lớn như thế mà ai ai cũng khiêm tốn, lễ độ, xóm giềng hòa mục, giúp đỡ lẫn nhau. Hỏi ông ấy có cách gì cao siêu thì ông ấy chỉ cười rồi nói, không gì ngoài một chữ “nhẫn”. “Nhẫn” là sự kiên nhẫn, nhẫn nhịn vậy. Do Trương Hữu Nhân từ bi đại độ, bách nhẫn vi thượng, cho nên mọi người đã gọi ông là “Trương Bách Nhẫn”, bởi vì ông có thể bao dung tất cả, lấy tấm lòng khoan dung độ lượng để đối đãi với mọi người, tấm lòng ông mênh mông như biển cả. Thái Bạch Kim Tinh cho rằng Trương Hữu Nhân chính là nhân tài quản lý rất lý tưởng, nên ngài mời Trương Hữu Nhân lên trời. Về sau, các vị thần tiên cũng đã nhất trí đồng ý cho Trương Hữu Nhân cai quản thiên đình, làm Ngọc Hoàng.

Ấy thế mà Tôn Ngộ Không vẫn bỉu môi mà nói:

Tuy ông ta có tu dưỡng như vậy, nhưng cũng không nên để cho ông ta giữ bảo tòa Ngọc Hoàng lâu như vậy được. Người ta thường nói: “Hoàng đế thay nhau làm, năm nay đến nhà ta”. Chỉ cần ông ta bỏ đi, đem thiên cung để cho ta thì ta sẽ thôi không quấy phá nữa. Còn nếu không nhường cho ta thì nhất định ta sẽ phá nát tất cả, vĩnh viễn không cho ông ta được yên bình!

Lời Tôn Ngộ Không nói nghe thật quen, bởi vì trong lịch sử Trung Quốc có nhiều người nói những “lời lẽ oai hùng” như vậy. Năm xưa khi nhà Tần mới thôn tính lục quốc, thiên hạ mới được yên định, Tần Thủy Hoàng đi tuần ở phương Nam, oai phong lẫm liệt. Thế mà Lưu Bang nói: “Đại trượng phu sinh ra đáng được như vậy.” Hạng Vũ cũng nói: “Y có thể giết đi, để (ta) thay thế.” Mấy nghìn năm nay, những người muốn làm Hoàng đế thật nhiều vô kể.

[7] A Nan: là cách gọi ngắn của A Nan Đà, một trong Thập đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni

[8] Bàn Cổ: được coi là vị thần khai thiên lập địa, sáng tạo ra vũ trụ trong thần thoại Trung Quốc. Đây cũng là vị thần đầu tiên trong Tam Thanh của Đạo Giáo.

Bàn tay của Phật Tổ Như Lai

Phật Tổ hỏi rằng:

Ngươi có bản lĩnh gì mà muốn chiếm bảo tòa của Ngọc Hoàng?

Tôn Ngộ Không huênh hoang nói:

Ta có rất nhiều phép thuật! Ta có 72 chiêu biến hóa, vạn kiếp trường sinh bất lão. Ta cưỡi cân đẩu vân, một cú lộn nhào xa tới mười vạn tám nghìn dặm. Cớ gì mà ta không ngồi được vào ngôi báu đó?

Phật Tổ cười nói:

Ta đánh cược với ngươi: Nếu ngươi có bản lĩnh nhảy ra khỏi bàn tay của ta thì người sẽ thắng, ta sẽ nói Ngọc Hoàng đến Tây Phương ở, đem thiên cung dâng cho ngươi; còn nếu ngươi không nhảy được ra khỏi bàn tay ta thì ngươi hãy về Hoa Quả Sơn mà làm hầu vương.

Tôn Ngộ Không nghe nói như vậy thì cười thầm mà nghĩ: “Tên Như Lai thật là ngốc! Lão Tôn ta nhảy một cái xa tới mười vạn tám nghìn dặm. Chu vi bàn tay của ông ta không đầy một thước, có gì mà nhảy không ra?” Y tự cho rằng phần thắng sẽ nắm chắc trong tay mình, y sợ Phật Tổ hối hận nên vội vàng hỏi:

Nhà ngươi có làm chủ được mình không đấy?

Phật Tổ cười vang gật đầu rồi đáp:

Làm được! Làm được!

Nói dứt lời ngài bèn duỗi bàn tay phải ra, trông tựa như một lá sen. Tôn Ngộ Không cất gậy Như Ý, phấn chấn tinh thần, y bèn tung người, lập tức đã đứng trong lòng bàn tay của Phật Tổ, rồi y nói:

“Ta đi đây!” Rồi một vệt mây sáng chói vụt lên, và y biến mất trong vô ảnh vô hình.

Giữa lúc đó, bỗng nhiên Tôn Ngộ Không thấy một chiếc cột có những mạch máu đỏ. Y cho rằng đã đến cuối trời thì bèn nhổ một sợi lông biến thành một cây bút rồi viết lên giữa cây cột đó: “Tề Thiên Đại Thánh đã đến đây chơi.” Viết xong, y còn đái xuống dưới cây cột đó. Sau đó, lại một cú nhào lộn nữa y lại bay về lòng bày tay, rồi nói:

Như Lai, ta đi rồi quay lại, ngài bảo Ngọc Hoàng đem thiên cung nhường cho ta đi chứ!

Phật Như Lai quát lên:

Con khỉ thối kia! Ngươi rời khỏi bàn tay của ta lúc nào thế?

Tôn Ngộ Không nói:

- Ta nhào mọi cái đến cùng trời cuối đất ở đó ta còn viết lại vài chữ, ngài dám cùng ta đi đến đó xem không?

Phật Như Lai nói:

- Không cần phải đi, người hãy cúi đầu mà nhìn cho rõ xem đó là cái gì đi.

Tôn Ngộ Không trừng mắt lên nhìn, hóa ra chiếc cột mà y đã viết chữ chính là ngón tay trỏ của Phật Tổ. Ngay chỗ giáp giữa ngón cái và ngón trỏ vẫn còn mùi hôi tanh do y tè ra.

Tôn Ngộ Không giật mình sợ hãi. Y liền nói:

Sao lại có việc như vậy chứ! Điều này thật là kỳ lạ! Ta phải đi xem lại xem thế nào.

Y lại tung người nhảy đi, tức thì bị Phật Tổ lật ngửa bàn tay ra, đẩy y rơi ra khỏi ngoài cửa trời, năm ngón tay của Phật tổ hóa thành năm tòa liên sơn Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, còn gọi là “Ngũ Hành Sơn”, bao nhiêu đất đá của năm tòa núi đè lên người Tôn Ngộ Không.

Từ Thác Tháp Lý Thiên Vương đến Nhị Lang thần, từ Vương Linh Quan đến Phật Như Lai, nguồn sức mạnh của chính nghĩa ầm ầm bủa vây lấy Tôn Ngộ Không, y to gan làm càn cuối cùng đã không thể nào thoát khỏi bàn tay của Phật Tổ.

Tại sao Tôn Ngộ Không lại không thể nhảy ra khỏi bàn tay của Phật Tổ Như Lai?

Thôi thế là hết! Ngũ Hành Sơn đã đè lên lòng người, câu chuyện đại náo thiên cung đến đây kết thúc. Thế nhưng, có bao nhiêu người vẫn không biết rằng: Tại sao Tôn Ngộ Không bản lĩnh cao cường như vậy mà lại không nhảy ra được khỏi bàn tay của Phật Tổ? Tại sao Ngũ Hành Sơn lại có thể đè bẹp được Tề Thiên Đại Thánh có sức mạnh vô song như vậy?

Phật Giáo cho rằng, sinh mệnh hữu tình trong vũ trụ có mười pháp giới, trong đó bao gồm cả lục đạo luân hồi pháp giới và bốn loại giải thoát pháp giới. Mà trong mười pháp giới đó. Phật Tổ ở vào cảnh giới tối cao, đó là Phật pháp giới. Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không tuy cũng có phép thần thông quảng đại, nhưng suy cho cùng thì y cũng chỉ thuộc vào loại A Tu La [9]chuyên tranh đấu với thiên thần. Giữa Phật pháp giới và A Tu La pháp giới, cái trước là pháp giới giải thoát, mà cái sau lại thuộc vào pháp giới lục đạo luân hồi. Trong pháp giới giải thoát, không chỉ không có sự phiền não, mà hơn nữa còn có trí tuệ và sức mạnh không bao giờ hết, dùng mãi không bao giờ cạn, vì thế mà nó có thể xử lý được như ý mọi việc ở nhân gian. Còn ở pháp giới luân hồi, cho dù có thần thông quảng đại đến mức nào thì cũng chỉ là tầm thường vì thiếu đi một yếu tố nào đó về trí tuệ (như tự cho mình là thông minh, theo đuổi hư vinh, tự cao tự đại...) nên khó tránh khỏi những sơ suất. Chính vì vậy, từng có một Tề Thiên Đại Thánh không ai bì nổi đã phải thua Phật Tổ, đó cũng là việc hợp tình, hợp lý đấy thôi!

Nhìn từ góc độ quản lý học, có nhân tài thôi thì chưa đủ, mà còn cần phải có quản lý khoa học. Ngay cả nhân tài như Tôn Ngộ Không cũng phải tuân thủ theo hành vi quy phạm của tổ chức, tạo nên sự phát triển ổn định của tổ chức. Cố nhân đã nói: “Hào kiệt cúi đầu thì quốc gia có thể trường tồn” là ý nói về điều này vậy. Ở đây, Phật Tổ tượng trưng cho lực tác dụng của văn hóa tổ chức. Ngũ Hành Sơn đè lên Tôn Ngộ Không là tượng trưng cho năm tầng quản lý nguồn nhân lực. Năm tầng đó bao gồm: Kim - phúc lợi công sở, Mộc - cuộc sống nghề nghiệp, Thủy - năng lực công tác, Hỏa - chế độ quản lý, Thổ - môi trường công tác.

[9] A Tu La: A Tu La tiếng Phạn là Asura. Theo từ điển Phật Học Huệ Quang, quyển 1, trang 48 giải thích: “A Tu La là 1 trong 6 đường, 1 trong 8 bộ chúng, 1 trong 10 giới, 1 trong những vị thần xưa nhất ở Ấn Độ”.

Năm yếu tố trong quản lý nhân lực

Từ xa xưa, tổ tiên của chúng ta đã biết dùng năm loại vật chất Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ để thuyết minh

2. Ngũ hành tương khắc trong việc quản lý nguồn nhân lực

Kim khắc Mộc: Chế độ phúc lợi công sở không hợp lý sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đối với cuộc sống nghề nghiệp của nhân viên.

Mộc khắc Thổ: Khi nhân viên thiếu lòng tin đối với tương lai nghề nghiệp thì môi trường làm việc của công ty sẽ đi vào bế tắc.

Thổ khắc Thủy: Môi trường công tác khắc nghiệt sẽ khiến cho hiệu suất công việc của nhân viên giảm thiểu rất nhiều.

Thủy khắc Hỏa: Trong một môi trường mà hiệu quả công việc thấp thì hệ thống quy định cũng thường bị nhân viên bỏ ngoài tai.

Hỏa khắc Kim: Chế độ quản lý giống như một cây gậy lớn, nó quan sát biểu hiện công việc của nhân viên, và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi công sở của nhân viên.

Chính vì vậy mà việc quản lý nguồn nhân lực giỏi sẽ giống như bàn tay của Phật Tổ. Có thể thông qua sự tương sinh của năm tầng Kim, Mộc, Thủy, Hòa, Thổ để khiến cho tổ chức luôn luôn phát triển đi lên.

Hãy ghi nhớ sứ mệnh của bạn

Để áp dụng ngũ hành trong tương sinh trong quản lý nguồn nhân lực thì việc quan trọng trước tiên là xây dựng nguyên tắc của tổ chức. Đồng thời, thông qua sự phát triển liên tục của tổ chức để tăng ý thức sứ mệnh của mỗi nhân viên. Có như vậy thì khi một nhân viên nào đó có hành vi xung đột với sự quản lý của công ty thì ý thức sứ mệnh sẽ khiến bản thân nhân viên đó tự giác điều chỉnh thái độ của mình.

Ngọc Hoàng đã mở tiệc ăn mừng sau khi thu phục được Tôn Ngộ Không. Tiệc vừa tan thì có một vị quan tuần tra đến báo cáo:

Bẩm Ngọc Hoàng, tên Tôn Ngộ Không đó đã chui được đầu ra khỏi Ngũ Hành Sơn rồi!

Phật Như Lai cười nói:

Đừng lo, đừng lo.

Ngài bèn rút từ trong túi áo ra một tấm vải có viết sáu chữ vàng: “Ma, ni, ba, mi, ma, ni” đưa cho A Nan. A Nan đem tấm thiếp đó dán lên một khối đá tứ phương trên đỉnh núi Ngũ Hành Sơn. Tòa núi đó lập tức sinh căn bén rễ, khiến Tôn Ngộ Không không thể nào thoát ra được.

“Ma, ni, ba, mi, ma, ni” là sáu chữ chân ngôn mà tín đồ Phật Giáo thường xuyên tụng niệm. Nó cũng có nhiều hàm ý phong phú như câu tụng niệm A Di Đà Phật. Nói “A Di Đà Phật” khi gặp mặt thì cũng giống như lời hỏi thăm “anh khỏe không?” Nói “A Di Đà Phật” khi chia tay thì cũng giống như lời chào “tạm biệt!” Nói “A Di Đà Phật!” khi làm đau người khác thì cũng giống như lời “xin lỗi!” Nói “A Di Đà Phật!” khi nhận quà từ người khác thì cũng giống như lời “cảm ơn”. Vậy cho nên, “A Di Đà Phật” luôn là một câu nói vạn năng.

Vậy thì sáu chữ chân ngôn “ma, ni, ba, mi, ma, ni” mang ý nghĩa gì? Điều này rất khó giải thích, bởi vì ý nghĩa bên trong thật là quá phong phú. Đại ý là: Để chúng ta giống như hoa sen mọc trong bùn mà không hôi tanh mùi bùn, chúng ta vẫn luôn giữ được một tâm hồn thuần khiết. Thế nhưng, ở từng trường hợp cụ thể thì ý nghĩa lại có sự vi diệu khác nhau.

Điều đó rất giống với tuyên ngôn sứ mạng của mỗi cá nhân hay tổ chức của chúng ta. Khi chúng ta gặp phải khó khăn thì hãy nhớ đến tuyên ngôn sứ mạng của mình để bản thân mình càng thêm dũng khí. Khi chúng ta đạt được thành công mà nhớ tuyên ngôn sứ mạng thì chúng ta càng thêm động lực phấn đấu. Khi chúng ta đối mặt với thất bại thì hãy nhớ tuyên ngôn sứ mạng của mình để chúng ta hối cải. Khi chúng ta có điều gì nghi hoặc hãy nhớ đến tuyên ngôn sứ mạng của mình để luôn kiên định lòng tin.

Tôn Ngộ Không bị Phật Tổ Như Lai áp chế dưới Ngũ Hành Sơn, kỳ thực đó chính là ý niệm về sự tản mạn, buông thả của chúng ta. Lời chú trong tấm bùa của Phật Như Lai như đánh thức mỗi chúng ta: “Không nên buông thả, ngông cuồng nữa, bạn hãy nên biết rõ cuộc đời này phải làm gì!” Công việc mà mỗi chúng ta phải làm trong cuộc đời chính là sứ mệnh nhân sinh của mỗi cá nhân chúng ta.