Thiện Ác và Smartphone - Chương 17
LỜI BẠT
Tôi luôn thích cách đặt vấn đề của Đặng Hoàng Giang. Những góc nhìn rất đa dạng và khách quan của anh vào các vấn đề của cuộc sống và xã hội ở Việt Nam chắc chắn khiến những người có lương tri và trái tim không khỏi suy nghĩ. Những trăn trở của anh cũng là trăn trở của rất nhiều người, trong đó có tôi, một người làm báo và cũng nhiều năm nghiên cứu các hoạt động liên quan đến cộng đồng mạng. Sự đau đáu, lo lắng cho một thế hệ trẻ có thể bị tàn phá bởi việc thiếu ý thức khi sử dụng mạng xã hội và trở nên phụ thuộc vào nó, hoặc bị nó tác động theo cách tiêu cực vào nhân cách, là điều tôi có thể chia sẻ.
Nhưng làm một cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu vào vấn đề sử dụng mạng xã hội để lăng nhục con người của một cộng đồng hàng chục triệu người, nhiều trong số đó coi mạng xã hội là công cụ giải trí gắn như duy nhất cho cuộc sống văn hóa nghèo nàn của họ, thì hầu như chưa ai làm. Cuốn sách không chỉ nêu ra những vấn đề lớn liên quan đến cách sử dụng theo hướng tiêu cực của người dùng mạng xã hội ở Việt Nam, như hiện tượng “dân phòng trên mạng”, “du côn trên mạng”, câu chuyện “làm nhục mua vui” và “tàn nhẫn giải khuây” hay bức tranh “công lý của đám đông cuồng nộ”, mà còn tìm cách giải thích nguyên nhân đã dẫn đến thực trạng ấy. Xét cho cùng, dân trí và ý thức cá nhân trong cộng đồng luôn là chìa khóa của vấn đề. Mạng xã hội trở thành quả bom sát thương với những người thiếu ý thức và núp bóng bàn phím trong một cuộc chiến tàn bạo nhằm phán xét người khác và tạo lập một trật tự xã hội của riêng họ, khi họ cảm thấy mình có sức mạnh. Nhiều kẻ như thế cùng tồn tại trong một không gian ngột ngạt, chất chứa bức xúc cá nhân và bức xúc cộng đồng tạo ra một thế giới nguy hiểm và đầu độc người khác trước khi đầu độc chính họ. Những gì đẹp đẽ, tử tế và lạc quan rất dễ dàng bị chìm đi và lãng quên trong những thông tin tiêu cực được đưa ra một cách ồ ạt trên mạng xã hội hằng ngày, làm vẩn đục cuộc sống của chúng ta.
294
294
Nếu chúng ta buông xuôi và chấp nhận, để những gì tiêu cực cuốn đi trong vòng xoáy của đời, hoặc cho rằng, đó không phải là việc của chúng ta, hoặc lên tiếng là vô ích, thực tại sẽ chỉ càng tồi tệ đi. Vậy nên, cần lắm tiếng nói của những người tử tế giúp chúng ta nhận chân sự thật và gợi ý cho chúng ta những giải pháp. Tôi đọc phần Đặng Hoàng Giang viết về sự điềm tĩnh, nghệ thuật phê bình, lòng trắc ẩn, sự tha thứ và tôi tin, anh là một người tử tế và có trái tim. Những gì mà anh Giang đã làm với cuốn sách này thực sự đáng trân trọng và ca ngợi.
- Trương Anh Ngọc,
Nhà báo, tác giả Nước Ý, câu chuyện tình của tôi và Phút 90++
Làm báo, tôi thường nghe ngóng tìm những sự việc xấu nổi cộm, rồi bình luận, rồi phân tích, hòng muốn thật nhanh, thật mạnh, diệt trừ cái xấu, cho xã hội tốt lên. Nhưng... đọc Thiện, Ác, và Smartphone của anh Đặng Hoàng Giang, tôi nhận ra không phải đơn giản như vậy! Để đi tới công lý một cách nhân văn, không lăng nhục con người, cần có một cách làm khác.
Những chương đầu cuốn sách khiến tôi run rẩy.Tôi nhìn thấy sự làm nhục có cả một lịch sử, từ những cuộc hành hình công khai ở châu Âu xưa, tới những màn đánh trộm chó khốc liệt ở nhiều làng quê Việt Nam và nở rộ trong không gian mạng ngày nay. Tôi cảm thấy xấu hổ khi đã từng gõ những lời tàn nhẫn trên bàn phím mà không để ý tới số phận con người ở đằng sau câu chuyện!
Ông bà ta nói “tai ai gần miệng thì nghe”, chửi rửa người khác cũng như chơi trò đánh thuốc độc, cả hai cùng nhiễm độc, cả cộng đồng, cả xã hội cùng nhiễm độc. Những phân tích của Đặng Hoàng Giang khiến tôi băn khoăn, tại sao trên mạng chúng ta ngây thơ nạp vào tài khoản tâm hồn mình toàn những câu chuyện tiêu cực, và hồn nhiên tích trữ độc ác? Để rồi chúng ta đánh mất khả năng cảm thông và yêu thương.
Bố tôi là giáo viên, nhưng cũng là nông dân khai hoang. Có lần nhìn tôi đánh vật với đám cỏ dại nhổ rồi lại mọc, bố bảo: “Nếu con tập trung hết thời gian của con chỉ để nhổ cỏ, thì hoặc là cỏ sẽ lại mọc lại, hoặc là con có đám đất hoang, cũng chả có ích gì. Con phải vừa nhổ cỏ vừa trồng rau vào đó”. Rồi bố chỉ cho tôi, cứ mỗi khi nhổ một đám cỏ dại, thì ngay lập tức trồng vào đó cụm rau khoai. Cứ thế, cứ thế. Và đúng là có rau khoai thì cỏ không thể lên bừng bừng như trước nữa.
Trong cuộc sống, tôi đã may mắn gặp những người rất chăm Gieo Trồng. Ngồi với họ như được hít bầu không khí sạch và giàu oxy. Họ tràn đầy niềm vui sống và ánh sáng, từ trường của sự bình an tỏa ra từ mọi tế bào. Tôi cảm thấy mình tốt đẹp hơn và hạnh phúc hơn khi ngồi gần họ.
Đọc những chương sau trong cuốn Thiện, Ác, và Smartphone viết về con đường để chúng ta giã từ văn hóa làm nhục, tôi biết rằng đây chính là một cuộc gieo trồng của Đặng Hoàng Giang, cuộc gieo trồng mà tôi tin rằng sẽ làm này nở và lan tỏa những mầm Thiện.
Thu Hà,
Nhà báo, tác giả Con nghĩ đi, mẹ không biết
Notes
[←1]
Năm 1995, tổng thống Bill Clinton có một cuộc ngoại tình với Monika Lewinsky, 22 tuổi, khi cô làm thực tập sinh trong Nhà Trắng. Lewinsky được coi là nạn nhân đầu tiên của hiện tượng lăng nhục công cộng ở thời kỳ công nghệ số.
[←2]
Globalizing Networks: Computers and International Communication, Linda Harasim, MIT Press, Cambridge, 1993.
[←3]
Sai chính tả trong nguyên bản.
[←4]
“China’s Cyberposse”, The New York Times, Mar 3, 2010.
[←5]
“China’s Internet Culture Goes Unchecked, for Now”. The Wallstreet Journal, Sept. 12, 2008.
[←6]
“China clamps down on doxing, limiting human flesh search engine”, PC World, Oct 10, 2014.
[←7]
“Bác sĩ giẫm chân lên giường bệnh nhân gây tranh cãi. VNExpress, 29/6/2015.
[←8]
“Đại diện VOZ lên tiếng về cuộc thanh trừng những trang tin ngôn tình nổi tiếng”, Sao star, 6/3/2016.
[←9]
Chữ này được dùng thay cho “ngôn tình” để có thể nói lái được.
[←10]
“SMRT Ltd (Feedback): From Troll Group To Internet Vigilantes “, Vulcan Post, Nov 10, 2014.
[←11]
Crowds and Power, Elias Canetti, Farrar, Straus and Giroux, 1984.
[←12]
“Kinh hoàng các vụ giết người trộm chó”, Tuổi trẻ, 07/09/2010.
[←13]
“Blood At The Root”, TIME, Apr. 02, 2000.
[←14]
Lynching and Spectacle: Witnessing Racial Violence in America 1890 -1940, Amy Louise Wood, The University of North Carolina Press, 2009.
[←15]
“Flawed Justice After a Mob Killed an Afghan Woman”, The New York Times, Dec 26, 2012
[←16]
.“It’s not just about rape: Why 10,000 people lynched one man in Dimapur”, First Post, Mar 7,2015.
[←17]
“Why public beheadings get millions of views”, Frances Larson, TED Talk, Sep 2015.
[←18]
“Kinh hoàng các vụ giết người trộm chó”, Tuổi trẻ, 07/09/2010.
[←19]
“Trộm chó bi đánh chết, đau lòng ngã giá trên xác người”, VTC News, 12/10/2012.
[←20]
“Philippines: Death toll in Duterte’s war on drugs”, Al Jazeera, Sep 01, 2016.
[←21]
“TAND các cấp: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật thông qua các phiên tòa xét xử lưu động”, Trang mạng của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng, 28/5/2015.
[←22]
“Từ phiên tòa lưu động đến nền tư pháp gần dân”, Người bảo vệ quyền lợi, Trang mạng của Trung tâm tư vấn pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, 01/09/2015
[←23]
“Imagining Justice: Aesthetics and Public Executions in Late Eighteenth- Century England”, Steven Wilf , Yale Journal of Law & the Humanities, Volume 5, Issue 1, 3/2013.
[←24]
“Imagining Justice: Aesthetics and Public Executions in Late Eighteenth- Century England”, Steven Wilf , Yale Journal of Law & the Humanities, Volume 5, Issue 1, 3/2013.
[←25]
“Quan điểm trái chiều về xét xử lưu động”, VNExpress, 23/12/2015.
[←26]
“Tọa đàm về xử lưu động: ‘Có phải tôi sắp chết rồi không?”’, Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, 22/12/2015.
[←27]
Chữ tiếng Anh là “show trial”, ám chir những phiên tòa mang tính hình thức, phục vụ yêu cầu chính trị.
[←28]
“The Show Trial; A Larger Justice?”, The New York Times, Jul 20,2002.
[←29]
“Nên hay không xét xử lưu động?”, Tuổi trẻ, 11/02/2014.
[←30]
“Phiên tòa thảm án Yên Bái và những ám ảnh”, VietnamNet, 30/10/2015.
[←31]
“Có nên xét xử lưu động?”, Tuổi trẻ, 19/12/2015.
[←32]
“Unpacking ShowTrials: Situating the Trial of Saddam Hussein”, Jeremy Peterson, Harvard International Law Journal,Vol. 48, Number 1,2007.
[←33]
“Shaming between Punishment and Penance”, Bénédicte Sere and Jorg Wettlaufer, Firenze, Sismel - Edizloni Del Galluzzo, 2013.
[←34]
“Văn hóa hương ước - Từ truyền thống tới hiện đại”, Lê Thị Hiền, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa, Đại học Văn hóa Hà Nội (không rõ thời gian).
[←35]
Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc Bộ, Vũ Duy Mền, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2012.
[←36]
Như trên
[←37]
Lịch sử Việt Nam, tập 3, Viện Sử học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2007.
[←38]
Hoàng Việt luật Lệ, tập 1, Nguyễn Văn Thành, Vũ Trinh, Trần Hựu; do Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Văn Tài dịch, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 1994.
[←39]
Shaming between Punishment and Penance: The Social Usages of Shame in the Middle Ages and Early Modem Times, Bénédicte Sère and Jorg Wettlaufer, Firenze, Sismel - Edizioni Del Galluzzo, 2013.
[←40]
Shaming between Punishment and Penance: The Social Usages of Shame in the Middle Ages and Early Modem Times, Bénédicte Sère and Jorg Wettlaufer, Firenze, Sismel - Edizioni Del Galluzzo, 2013.
[←41]
Shaming between Punishment and Penance: The Social Usages of Shame in the Middle Ages and Early Modem Times, Bénédicte Sère and Jorg Wettlaufer, Firenze, Sismel - Edizioni Del Galluzzo, 2013.
[←42]
Shaming between Punishment and Penance: The Social Usages of Shame in the Middle Ages and Early Modem Times, Bénédicte Sère and Jorg Wettlaufer, Firenze, Sismel - Edizioni Del Galluzzo, 2013.
[←43]
“Stigma and Tattoo”, Jones. In Written on the Body, edited by Jane Caplan, Princeton University Press, 2000.
[←44]
British Colonial America: People and Perspectives, edited by John A. Grigg, Peter c. Mancall, ABC-CLIO, 2008.
[←45]
The Underground RailRoad: An Encyclopedia of People, Places, and Operations, Mary Ellen Snodgrass, M.E. Sharpe, 2008.
[←46]
American Slavery As It Is, New York: Amo Press, Inc.
[←47]
“Slavery As Punishment: Original Public Meaning, Cruel and Unusual Punishments and the Neglected Clause in the Thirteenth Amendment”, Howe, s. w., Arizona Law Review, 51 Ariz. L. Rev. 983.
[←48]
A Complete History of the Lives and Robberies of the Most Notorious Highwaymen, Footpads, Shoplifts and Cheats of Both Sexes, Captain Alexander Smith (Author), Arthur L. Hayward (Editor), Routledge, 2002.
[←49]
Cát bụi chân ai, Tô Hoài, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2014.
[←50]
Tư duy kinh tế Việt Nam, 1975-1989, Đặng Phong, Nhà xuất bản Tri thức, 2009.
[←51]
“Shaming between Punishment and Penance”, Bénédicte Sère and Jorg Wettlaufer, Firenze, Sismel - Edizioni Del Galluzzo, 2013
[←52]
https://en.wikipedia.org/wiki/Tarring_and_feathering.
[←53]
“What it’s like to watch a public caning in Banda Aceh”, Coconuts Jakarta, July 14, 2015.
[←54]
“Họp báo ra mắt bản tiếng Việt Lolita”, nhanam.vn, 2012.
[←55]
“Hội Nhà văn Hà Nội vinh danh một bản dịch ‘gây tranh cãi’”, Thể thao Văn hóa, 10/2012.”
[←56]
“Lolita lại gây tranh cãi về chú thích: Dịch giả Dương Tường thừa nhận sơ suất”, Thể thao Văn hóa, 07/07/2013.
[←57]
“Understanding Shame and Humiliation in Torture”, Evelin Lindner Teachers College, Columbia University, 2004.
[←58]
“Severe Public Humiliation: Its Nature, Consequences, and Clinical Treatment”, Walter J. Torres, Raymond M. Bergner, Denver, Colorado Illinois State University, 8/2012.
[←59]
“Every Rap Song That Mentions Monica Lewinsky”, New York Magazine - The Cut, Mar 24, 2015.
[←60]
“Conditions of Successful Degradation Ceremonies”, Harold Garfinkel, American Journal of Sociology, 1956.
[←61]
“Conditions of Successful Degradation Ceremonies”, Harold Garfinkel, American Journal of Sociology, 1956.
[←62]
“The Dilemma of Difference”, Stephen c. Ainlay, Gaylene Becker, and Lerita M. Coleman, Plenum Press, 1986.
[←63]
“Subway Fracas Escalates Into Test Of the Internet’s Power to Shame”, Washington Post, July 7, 2005.
[←64]
“8 Awesome Cases of Internet Vigilantism”, CRACKED, Mar 23,2009.
[←65]
“Rầm rộ chế ảnh đả kích vụ bảo mẫu hành hạ trẻ”, VNExpress, 8/12/2013.
[←66]
“Vietnam Idol 2015: Những thảm họa ‘đặc sản”, VTC News, 29/04/2015.
[←67]
Mẹ của thí sinh này đã chạy ra sân khấu cướp micro của MC để chất vấn khi con mình không được vào vòng tiếp theo.
[←68]
The Joy of Pain: Schadenfreude and the Dark Side of Human Nature, Richard H. Smith, Oxford University Press, 2013.
[←69]
Lỗi chính tả trong nguyên văn.
[←70]
Dark Side of the Tune: Popular Music and Violence, Bruce Johnson and Martin Cloonan, Ashgate, 2009.
[←71]
“Music of the Ghettos and Camps, A Teacher’s Guide to the Holocaust”, Florida Institute for Instructional Technology, 2009
[←72]
“The Illogical Logic of Music Torture”, M. J. Grant, Torture, Volume 23, 2,2013.
[←73]
“Nam sinh tung clip sex lên mạng có thẻ bị truy tố tội bức tử”, SOHA News, 27/06/2015
[←74]
“Mạng xã hội đã góp phần đẩy nữ sinh 15 tuổi đến đường cùng bằng cách nào?”, Kenh14.vn, 21/06/2015
[←75]
Germanwings plane crash; Racist Twitter trolls make vile jokes over deaths of 150 tragic victims”, Mirror, Mar 25, 2015
[←76]
RIP = Rest In Peace.
[←77]
Hate Crimes in Cyberspace, Danielle Keats Citron, The President and Fellows of Harvard College, 2014.
[←78]
“Five internet trolls a day convicted In UK as figures show ten-fold increase”, The Telegraph, 24 May 2015.
[←79]
Comments on The Society of the Spectacle, Guy Debord, Verso, 1998.
[←80]
Hate Crimes in Cyberspace, Danielle Keats Citron, The President and Fellows of Harvard College, 2014.
[←81]
“Effects of Anonymity, Invisibility and Lack of Eye Contact on Toxic Online Disinhibition”, Lapidot-Lefler, Noam/Barak, Azy. In Computers in human behavior, Issue 28, No 2, Elsevier, Amsterdam, 2012.
[←82]
Hate Crimes in Cyberspace, Danielle Keats Citron, The President and Fellows of Harvard College, 2014.
[←83]
Hate Crimes in Cyberspace, Danielle Keats Citron, The President and Fellows of Harvard College, 2014.
[←84]
This Is Why We Can’t Have Nice Things: Mapping the Relationship between Online Trolling and Mainstream Culture,Whitney Phillips, MIT Press, 2015.
[←85]
Brother against Brother: Violence and Extremism in Israeli Politics from Altalena to the Rabin Assassination, Ehud Sprinzak, New York: The Free Press, 1999.
[←86]
“The ‘Nasty Effect’: How Comments Color Comprehension”, NPR, March 11, 2013
[←87]
“This Story Stinks”, The New York Times, Mar 2, 2013
[←88]
“The Revolution of the Online Commentariat”, The Huffington Post, 12/08/2008 Updated May 25, 2011
[←89]
“Listening to the Dot-Comments”, TheJAteshirigton Post, Apr 9, 2009
[←90]
“A farewell to Cif”, The Guardian, 28 May 2010
[←91]
“The Laborers Who Keep Dick Pics And Beheadings Out Of Your Facebook Feed”, WIRED, 10.23.14
[←92]
“Online comments are being phased out”, CNN, November 21, 2014
[←93]
“The Psychology Of Online Comments”, bile New Yorker, Oct 23, 2013
[←94]
“A Brief History Of The End Of The Comments”, WIRED, 10/08/2015
[←95]
“Why South Africa's biggest news sites dosed their comments”, Business Tech, October 24, 2015
[←96]
”Is it the beginning of the end for online comments? “, BBC, August 19, 2015
[←97]
“After deciding to charge for comments, Tablet’s conversation moves...to Facebook”, NiemanLab, June 3, 2015.
[←98]
“How Trolls Are Ruining the Internet”, TIME, Aug. 18, 2016
[←99]
“Why Should You Think Twice Before Shaming Anyone On Social Media”, WIRED, 07/24/2013
[←100]
“What Gawker Media Is Doing About Our Rape Gif Problem”, Jezebel, 8/13/14
[←101]
“Seven-Stage Hate Model: The Psychopathology of Hate Groups”, John R. Schafer; Joe Navarro, FBI Law Enforcement Bulletin, Volume:72, lssue:3, 3/2003.
[←102]
“Seven-Stage Hate Model: The Psychopathology of Hate Groups”, John R. Schafer; Joe Navarro, FBI Law Enforcement Bulletin, Volume:72, lssue:3, 3/2003.
[←103]
The Psychology of Hate, R. J.Sternberg, Washington: American Psychological Association, 2004.
[←104]
“Plato to Putnam: Four Ways to Think about Hate”, Royzman, E., McCauley, c. R., Rozin, p. In The Psychology of Hate, R. J.stemberg. Washington: American Psychological Association, 2004.
[←105]
The Psychology of Hate, R. J.Sternberg, Washington: American Psychological Association, 2004.
[←106]
Psychology of Hate, Carol T. Lockhardt, Nova Science Publishers, Inc., New York, 2010.
[←107]
Emotional Awareness, Paul Eckman, Dalai Lama, Henry Holt & Company, 2008.
[←108]
“Factors in the Psychoanalytic Treatment of Narcissistic Personalities”, Kemberg, o., 1974. in Essential Papers on Narcissism, edited by A. Morrison, New York and London: New York University Press.
[←109]
Evil - Inside Human Cruelty and Violence, Roy F. Baumeister, W.H. Freeman and Company, 1999.
[←110]
“Hiding From Humanity: Shame, Disgust, and the Law”, Martha C. Nussbaum, Princeton University Press, 2004
[←111]
Evil - Inside Human Cruelty and violence, Roy F. Baumeister, W.H. Freeman and Company, 1999.
[←112]
Tứ thư, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003.
[←113]
Tứ thư, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003.
[←114]
“5.000 trường hợp nhập viện vì đánh nhau trong dịp Tết”, Tiền Phong, 15/2/2016
[←115]
“Một góc sơ suất trong thế giới nội tâm nhà văn”, trong Giăng lưới bắt chim, Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2006.
[←116]
Handbook of Anger Management, Ronald Potter-Efron, Routledge, 2015
[←117]
Như trên
[←118]
‘Emotional Intelligence: Why Does It Matter More Than IQ”, Daniel Goleman, Bantam, 1995.
[←119]
Emotional Awareness, Paul Eckman, Dalai Lama, Henry Holt & Company, 2008.
[←120]
Emotional Awareness, Paul Eckman, Dalai Lama, Henry Holt & Company, 2008.
[←121]
Beyond Forgiveness: Reflections on Atonement, Phil Cousineau and Richard J. Meyer, Jossey-Bass, 2011.
[←122]
Website của Jim Crow Museum, Ferris state University.
[←123]
Psychology for Peace Activists: A New Psychology for the Generation
[←124]
“Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh”, Vọng Đông, trang mạng Viet Sciences.
[←125]
“Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh”, Vọng Đông, trang mạng Viet Sciences.
[←126]
“Phan Khôi và những cuộc tranh luận về Truyện Kiều những năm 1920 -1930”, Lại Nguyên Ân, Văn hóa Nghệ An, 30/7/2015.
[←127]
Emotional Awareness, Paul Eckman, Dalai Lama, Henry Holt & Company, 2008.
[←128]
Intuition Pumps and other Tools for Thinking, Daniel c. Dennett, w. w. Norton & Company, 2013.
[←129]
Institute for Civility in Government, http://www.instituteforcivility.org/
[←130]
Website of Institute for Civility in Government.
[←131]
“Polite Company: Achat with Judith Martin about etiquette”, Psychology Today, March 1,1998.
[←132]
Civility: Manners, Morals, and the Etiquette of Democracy, Stephen L. Carter, Basic Books, 1998.
[←133]
Choosing Civility: The Twenty-five Rules of Considerate Conduct, P. M. Fomi, St. Martin’s Griffin, 2002.
[←134]
The Civility Solution: What to Do When People Are Rude, p. M. Forni, St. Martin’s Press, 2008.
[←135]
12 Steps To A Compassionate Life, Karen Amstrong, Alfred A. Knopf, 2011.
[←136]
The Civility Solution: What to Do When People Are Rude, P. M. Fomi, St. Martin's Press, 2008.
[←137]
The Importance of Being Civil: The struggle for Political Decency, J.Hall,New Jersey: Princeton University Press, 2013.
[←138]
12 Steps To A Compassionate Life, Karen Amstrong, Alfred A. Knopf, 2011.
[←139]
“Is it ethical to write about hacked Ashley Madison users?”, Chava Gourarie, Comlumbia Journalism Review, Aug 21, 2015.
[←140]
“Don’t gloat about the Ashley Madison leak. It’s about way more than infidelity.”, Washington Post, Aug 19, 2015.
[←141]
“The Right to Privacy”, Samuel Warren and Louis Brandeis, Harvard Law Review 4, 1890
[←142]
Testaments betrayed, Milan Kundera, Perennial, 1993.
[←143]
“Why is Privacy Important? Privacy, Dignity and Development of the New Zealand Breach of Privacy Tort”, N. A. Moreham. In Law, Liberty, Legislation,Jeremy Finn and Stephen Todd, LexisNexis NZ Limited 2008.
[←144]
Testaments betrayed, Milan Kundera, Perennial, 1993.
[←145]
Google Transparency Report, European Privacy Request For Search Removals, last updated 28 Nov 2016.
[←146]
“Japan recognises Tight to be forgotten’ of man convicted of child sex offences”, The Guardian, Mar 1, 2016.
[←147]
Được trích trong Prisoner of Hate, Aaron Beck, Perennial, 1999.
[←148]
Less than human - Why We Demean Enslave and Exterminate others, David Livingstone Smith St. Martin’s Press, 2011.
[←149]
The Elimination: A survivor of the Khmer Rouge confronts his past and the commandant of the killing fields, Rithy Panh, other Press, 2013.
[←150]
Less thanHuman - Why We Demean Enslave and Exterminate others, David Livingstone Smith, st Martin’s Press, 2011.
[←151]
“Neue Videosequenz zeigt Fehlverhalten der Polizei”, Der Spiegel, 19 Feb 2016.
[←152]
“TT Philippines nói tội phạm ma túy không phải con người”, Zing.vn, 29/08/2016
[←153]
Less than Human - Why We Demean Enslave and Exterminate others, David Livingstone Smith, St. Martin’s Press, 2011.
[←154]
“The Path to Becoming a Torturer”, in “A World of Torture”, ACAT 2013 Report.
[←155]
“Participatory Reintergratrve Shaming Conferences”, Andrew J. Hund, Humboldt state University, The Red Feather Journal Of Postmodern Criminology, 1999.
[←156]
Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam, Ngô Đức Thịnh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2003.
[←157]
“Bi hài các kiểu “xử án” của người J’rai”, Dân Trí, 4/12/2010.
[←158]
“Victim - Offender Mediation”, Website of Center for Justice and Reconciliation.
[←159]
Exploring Forgiveness, Robert D. Enright and Joanna North, The University of Wisconsin Press, 1998.
[←160]
Crime, Shame and Reintegration, John Braithwaite, Cambridge University Press, 1989.
[←161]
Beyond Forgiveness: Reflections on Atonement, Phil Cousineau and Richard J. Meyer, Jossey-Bass, 2011.
[←162]
Exploring Forgiveness, Robert D. Enright và Joanna North, The University of Wisconsin Press, 1998.
[←163]
So you’ve been publicly shamed, Jon Ronson, Picador, 2015.
[←164]
“One Awful Night in Thanh Phong”, The New York Times, Apr 25,2001.
[←165]
Exploring forgiveness, Robert D. Enright và Joanna North, The University of Wisconsin Press, 1998.
[←166]
Psychology of hate, Chapter 3, edited by Carol T. Lockhardt, Nova Science Publishers, lnc.fl 201Q,.
[←167]
Book of Forgiving: The Fourfold Path for Healing Ourselves and Our World, Desmond Tutu, Mpho Tutu, HarperOne, 2014.
[←168]
“Thảm sát Thạnh Phong: Người thân nạn nhân có tha thứ cho ông Bob Kerrey?”, SOHA News, 03/06/2016
[←169]
“Bob Kerrey and the ‘American Tragedy’ of Vietnam”, The New York Times, Jun 20,2016.
[←170]
Beyond Forgiveness: Reflections on Atonement, Phil Cousineau and Richard J. Meyer, Jossey-Bass, 2011.
[←171]
“Ông Huỳnh Văn Nén: ‘Tha thứ thôi...’”, InfoNet, 4/12/2015.
[←172]
Exploring Forgiveness, Robert D. Enright và Joanna North, The University of Wisconsin Press, 1998.
[←173]
Beyond Forgiveness: Reflections on Atonement, Phil Cousineau and Richard J. Meyer, Jossey Bass, 2011.
[←174]
Emotional Awareness, Paul Eckman, Dalai Lama, Henry Holt & Company, 2008.
[←175]
Leviathan, Thomas Hobbes, Indianapolis: Bobbs-Merrill, 1958.“Measuring Slavery in 2011 Dollars”, Samuel H. Williamson and Louis R Cain, Northwestern University.
[←176]
New York Daily Tribune, March 9, 1859, reprinted in American History Told by Contemporaries, Albert B.Hart, V. 4,1928.
[←177]
https://en.wikipedia.org/wiki/Slave_ship
[←178]
“Punishment and Democracy: Disenfranchisement of Nonincarcerated Felons in the United States”, Jeff Manza and Christopher Uggen, in Perspectives on Politics, Sep. 2004.
[←179]
“Prisons and Human Dignity: Are they compatible?”, Andrew Coyle, 6th Conference of the International Prison Chaplains’ Association Stockholm, 21/8/2010.
[←180]
“Why Dignity Matters: Dignity and the Right (or not) to Rehabilitation from International and National Respectives”, Amanda Ploch, New York, 2012
[←181]
“Why Dignity Matters: Dignity and the Right (or not) to Rehabilitation from International and National Respectives”, Amanda Ploch, New York, 2012
[←182]
“Kantian Theory: The Idea of Human Dignity”, James Rachels, in The Elements of Moral Philosophy, Random House, Inc., 1986.
[←183]
“Prisons and Human Dignity: Are they compatible?”, Andrew Coyle, 6th Conference of the International Prison Chaplains’ Association Stockholm, 21/8/2010.
[←184]
“4 công an có mặt lúc nam thanh niên chết đuối”, VietnamNet, 22/2/2016.
[←185]
The Power of Compassion: An Exploration of the Psychology of Compassion in the 21st Century, Marion Kostanski, Cambridge Scholars
[←186]
ông Tôn Sửu, Mạnh Tử. Thông tin được cung cấp và djch từ chữ Hán bởi Nandemo Meiyou
[←187]
“Hai người lính”, Tuổi trẻ, 27/4/2015.
[←188]
“Đau lòng học sinh đốt trường, tự tử vì mạng xã hội”, Dân Việt, 10/10/2016.
[←189]
“In a Shaken Orlando, Comfort Dogs Arrive With ‘Unconditional Love”, The New York Times, Jun 16, 2016.
[←190]
Root and Collapse of Empathy: Human Nature at Its Best and at Its Worst, John Braten, John Benjamins Publishing Company Amsterdam, Philadelphia, 2013.
[←191]
Root and Collapse of Empathy: Human Nature at Its Best and at Its Worst, John Braten, John Benjamins Publishing Company Amsterdam, Philadelphia, 2013.
[←192]
[←193]
This Buddhist Monk Is An Unsung Hero In The World’s Climate Fight”, The Huffington Post, Jan 22, 2016.
[←194]
12 Steps To A Compassionate Life, Karen Amstrong, Alfred A. Knopf, 2011.
[←195]
12 Steps To A Compassionate Life, Karen Amstrong, Alfred A. Knopf, 2011.