Đức Phật và Nàng p1 - Chương 21 - 22

Chương 21:Thiên phật động Kizil

 

Bảy ngày sao đó, vào một sáng mùa hạ rực rỡ, chúng tôi lên chiếc xe ngựa tiện dụng của Ra­ji­va, thẳng tiến về hướng Thiên Phật động chỉ cách Kucha chừng bảy mươi dặm, xe ngựa của Ra­ji­va lại là cỗ xe rất tốt, nên chỉ mất hai ngày là đến nơi. Có điều, phải ngồi chung với Ra­ji­va trong một khoảng không gi­an hẹp như vậy, không thoải mái chút nào. Ánh mắt chạm đến đâu cũng là hình ảnh của cậu ấy: Ra­ji­va lúc điềm nhiên, Ra­ji­va lúc mỉm cười, Ra­ji­va nho nhã, lịch thiệp, Ra­ji­va với ánh mắt hút hồn. Đôi mắt tôi, tựa như chuếc máy ảnh tám triệu pix­el, liên tực giữ những khung hình của cậu ấy. Giá như tôi có được một bức ảnh của Ra­ji­va thì tuyệt biết mấy, như thế lúc quay về tôi sẽ có kỷ vật để mà hồi tưởng lại. Quay về? Đúng rồi, sớm muộn gì tôi cũng phải quay về, thế nên tốt nhất đừng lãng phí và tình cảm thêm nữa.

 

Nào hãy tập trung tinh thần, dẹp bỏ mọi ảo tưởng, kiên quyết tránh xa sức hấp dẫn của “Chàng đẹp trai” và hoàn thành cho tốt bổn phận của mình.

 

Quyết tâm như vậy, nên khi xe ngựa dừng lại nghỉ ngơi, tôi làm ngơ bàn tay đang chìa ra muốn đỡ tôi xuống, tôi thờ ơ, tự tìm cách nhảy khỏi xe. Lúc ăn uống, tôi tự phục vụ bản thân, kiên quyết không để tái diễn tình trạng lười biếng lúc trước, ỷ lại vào đôi tay của cậu ấy. Lúc gặm xong miếng bánh khô Tây vực, tự mình lau sạch những vụn bánh vương vấn trên mép, kiên quyết không nhận lấy mảnh khăn nhỏ từ tay cậu ấy và để mặc đôi tay ấy phải ngượng ngùng thu về. Lúc ngồi lên xe, không có cách gì tránh né, tôi đành nhắm nghiền mắt lại, nghỉ ngơi lấy sức, buồn ngủ cũng kiên quyết không gục xuống, tránh khi tỉnh dậy lại thấy mình lấy tay cậu ấy làm gối

 

Có phải là ảo giác của tôi hay không? Một tiếng thở dài khe khẽ, buồn bã trôi đến tai tôi. Trái tim tôi như thắt lại…

 

Cuối cùng cũng tới Kizil. Tôi lấy làm khâm phục sự kiên cường của bản thân, suốt hai ngày trong không gi­an riêng biệt chỉ có hai người, cái không gi­an nhỏ hẹp không khỏi khiến người ta điên đảo, vậy mà tôi vẫn kiên trì nguyên tắc của mình, kiên quyết không để nảy sinh tình cảm với người cổ đại. Đó là lời răn dạy của sếp trước mỗi lần tôi vượt thời gi­an: Phải luôn ghi nhớ, em là người hiện đại, em sẽ phải quay về thời đại của mình, phải luôn nhắc nhở bản thân, nếu nảy sinh tình cảm nam nữ, lịch sự rất có thể sẽ vì em mà thay đổi…

 

Nhưng khi trước mắt tôi là ngọn núi Karadag hùng vĩ đang tắm gội dưới ráng chiều huyền ảo, dãy hang đá dài bất tận với những cửa động đều thẳng tắp, những chiếc thang gỗ cao chất ngất với những hành lang bí ẩn len lỏi qua các hang đá, thì những thứ quá ư mệt mỏi như tình cảm hay cảm xúc này nọ, đã trôi tuồn tuột ra khỏi đầu tự lúc nào không hay.

 

Tối hôm đó, tôi được sắp xếp ở lại trong một quán trọ ven sông Muzat. Nghe nói họ dành cho tôi căn phòng tốt nhất, tuy vậy điều kiện vệ sinh không ổn cho lắm, may mà tôi đã chủ động mang theo túi ngủ tiện dụng. Buổi tối bên sông Muzat, không khí trong lành, thoáng đãng như vừa gột rửa, nền trời ngàn sao lấp lánh. Không gi­an tựa như vô trùng này mang lại cảm giác sảng khoái, dễ chịu thật đặc biệt. Tôi vốn định lang thang, dạo mát ven sông, nhưng bóng dáng cao gầy ấy cứ chậm rãi, lặng lẽ bước theo tôi, khiến tâm tư tôi không khỏi xao động. Không biết phải làm sao, tôi đành dằn lòng quay gót, rảo bước về phòng, bỏ lại bóng dáng ấy chơ vơ giữa dòng sông vằng vặc ánh trăng.

 

Ngày hôm sau đến chùa, đúng như tôi dự đoán, rất nhiều người nhận ra Ra­ji­va. Chùa Kizil đã thu hút đông đảo các hòa thượng từ khắp nơi đến đây tu hành, phòng đá dành cho các tăng sư tọa thiền đã kín chỗ. Tất cả mọi người đều nhìn Ra­ji­va với ánh mắt kinh ngạc, thậm chí, hình như có chút gì đó kinh miệt. Không không, không thể như thế được. Làm sao người ta có thể khinh miệt Ra­ji­va chứ! Chắc chắn tôi đã nghiêm trọng hóa vấn đề lên thôi! Vị sư trụ trì chào đón Ra­ji­va rất nồng nhiệt, sau đó đưa cậu ấy đến một căn phòng thiền đặc biệt, đã được dọn dẹp sạch sẽ. Sao lại như vậy? Lẽ ra mọi người phải sôi nổi vây quanh Ra­ji­va và sôi nổi luận đàm về Phật pháp với cậu ấy mới đúng chứ? Sao lại để cậu ấy ngồi thiền một mình trong căn phòng đá vắng lạnh kia? Tôi đưa mắt quan sát và nhận thấy, tăng sư trong các phòng khác cũng ngồi im lìm một chỗ, cả ngày không bước chân ra ngoài. Tuy có hơi băn khoăn, nhưng tôi nghĩ rằng chắc mình không hiểu sâu những phép tắc, quy định, luật lệ của nhà Phật, vả lại nói cho cùng thì, thứ thu hút tôi đến đây là những bức họa kia mà. Nghĩ vậy, tôi đã đẩy mọi nghi hoặc ra khỏi đầu.

 

Thiên Phật động Kizil có tất cả hai trăm ba mươi sáu hang đá được đánh dấu theo thứ tự. Trong đó có khoảng tám trăm hang đá còn lưu giữ được các bức vẽ trên tường. Phần lớn hang đá là những căn phòng nhỏ ngồi thiền của nhà sư theo tông phái Phật giáo Tiểu Thừa. Khi còn ở thế kỷ XXI tôi đã từng khảo sát di tích này. Trong các phòng thiền không có tranh vẽ, chỉ có một chiếc giường đá rất lạnh, nhỏ và hẹp. Thời cổ đại, phải đào bới và đục đẽo hang đá bằng tay, nên rất gi­an nan và chi phí cũng rất tốn kém. Thời gi­an đầu xây dựng chùa, mọi phí tổn đều do đức vua Khâu Từ quyên tặng. Cho đến thời điểm tôi đang có mắt ở đây, ngôi chùa cũng mới chỉ có ba hang đá có các bức bích họa và tám phòng tiền, trong đó hai hang đá trang trí họa bích vẫn chưa hoàn thiện, các nghệ nhân vẫn đang tất bật với công việc vẽ tranh của mình.

 

Hấp dẫn quá! Đây là một đề tài tuyệt vời! Chỉ cần bạn chọn ra một trong số các công đoạn: Chọn màu tạo màu, sắp xếp hoa văn họa tiết, hay công đoạn vẽ, hay các câu chuyện Phật giáo trên các bức vẽ, bạn sẽ có được một bài luận xuất sắp với giá trị học thuật cao. Một dịp tham quan di tích lịch sử vương triểu Guge thuộc vùng Na­gari (nay là huện Zan­da, Na­gari, Tây Tạng), tôi tình cờ gặp một tổ chức từ thiện của Liên Hợp Quốc trong một ngôi chùa cổ từ tám trăm năm trước. Họ đang mải mê với các công việc phục chế miễn phí các bức bích họa đã được sáp xếp và di sản thế giới. Tôi nghển cổ lên trò chuyện với một nghẹ nhân nữ người Thụy Sĩ đang quỳ trên giá đỡ ở trên cao. Cô cho tôi xem bộ đồ nghề của mình: Những chiếc bút lớn nhỏ đủ mọi kích cỡ, những chiếc xẻng và những chiếc kẹp nhỏ, nhiều vô kể và không dễ sử dụng chút nào. Tôi mê mẩn quan sát cô ấy vẽ tranh, công việc tỉ mỉ chẳng khác nào thiếu nữ thêu hoa trên lụa. Những bức họa sau khi được phục chế, trở lên sống động lạ thường, cảm giác như chúng vừa được tái sinh. Từ tận đáy lòng mình tôi vô cùng cảm phục tài năng và tấm lòng cao đẹp của những con người ấy. Còn giờ đây, tôi đang được tận mắt chứng kiến quá trình chuẩn bị và hoàn thai nên những tác phẩm kiệt xuất của loài người, điều này làm tôi phấn khích quên cả đói và mệt. Tôi muốn tìm hiểu xem, trong điều kiện vật chất thiếu thốn thời cổ đại, trong thứ ánh sáng léo lắt được đốt lên từ nhựa thông, những nghệ nhân này đã sáng tạo nên những bức vẽ để đời ra sao. Tôi hào hứng hỏi chuyện họ, thâm nhập vào công việc của họ, học hỏi kỹ thuật vẽ tranh của họ, phác họa những bức vẽ đã hoàn thành của họ, chưa bao giờ tôi được bận rộn và vui sướng đến thế.

 

Họ sử dụng bột đá xanh Lapis Lazuli làm lớp màu nền, sau đó dùng bột vàng hoặc thếp giấy vàng quét lên quần áo cà sa của Phật tổ, từ xa sẽ thấy những hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni tỏa hào quang lấp lánh, đẹp lung linh trong mỗi khung hình thoi màu xanh da trời. trải qua sự bào mòn của thời gi­an và mưa nắng, sắc đỏ trên bức vẽ biến thành màu đen, những màu sắc khác cũng không giữ được vẻ đẹp ban đầu, duy chỉ có màu xanh da trời ấy, vẫn vẹn nguyên vẫn tươi tắn như lúc trước. Đá Lapis Lazuli được khai thác ở Afghanistan, cách Khâu Từ một nghìn năm trăm kilo­met, với màu xanh lam quyến rũ, lại có thể phát ra thứ ánh sáng lấp lánh giống hệt đá Pyrite, nên khu được các thương nhân vận chuyển đến Khâu Từ, giá của các loại đá này tăng vọt, gấp nhiều lần so với giá vàng khối ở cùng một trọng lượng. trong không gi­an động đá, sự gi­ao thoa của hai màu xanh đỏ, tạo nên ánh vàng rực rỡ, mỗi bức tranh là một cảnh tượng sinh động, bắt măt, mỗi bức tranh là một tài sản lớn. Về sau, khi Khâu Từ bị người Ughur xâm chiếm, vì căm ghét tín ngưỡng thờ cúng hình tượng, họ đã đang tâm cạo sạch lớp bột vàng trên mình tượng Phật, để lộ lớp đất đá cằn cỗi tới tận hiện đại. Duy chỉ có màu xanh kiên trinh ấy, vẫn mỉm cười với thời gi­an, vẻ đẹp của nó đã khiến biết bao nhiêu học giả của thế kỷ XXI phải thổn thức, ngậm ngùi.

 

Sau khi phát triển hưng thịnh vào khoảng cuối thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, trong vòng vài trăm năm, Phật giáo không hề có tượng thờ, chỉ có dấu chân Phật, ban thờ, cây bồ đề, bảo tháp là những hình ảnh tượng trưng của Phật. Khi tôi đến tham quan hang đá Ajan­ta ở Ấn Độ, một hang đá được xây dựng rất sớm, vào khoảng thế kỷ I- II sau Công nguyên, tôi không thấy bất cứ tượng thờ nào, chỉ có dấu chân Phật và ban thờ Phật. Một thế kỷ sau Công nguyên, cùng với sự phát triển của Phật giáo Đại Thừa, tín ngưỡng hình tượng trở nên lưu hành, từ lúc đó mới bắt đầu xuất hiện những tác phẩm tượng Phật.

 

Alexan­der đại đế từng chinh chiến ngang qua Gand­hara[10] và mang theo tới đây nền nghệ thuật Hy Lạp, nên các tác phẩm tượng Phật phần nhiều chịu ảnh hưởng từ phong cách tạc tượng và điêu khắc của Hy Lạp, Gand­hara trở thành một trường phái quan trọng trong nghệ thuật tạo hình tượng Phật.

 

Các bức bích họa trong ngôi chùa hang đá Lizil chịu ảnh hưởng sâu sắc của nghệ thuật Gand­hara, thậm chí cả nghệ thuật Hy Lạp. Những bức vẽ tượng Phật mẫu đó đã bị hủy hoại hoàn toàn chính là những đại diện tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Gand­hara. Khuôn mặt hình bầu dục, ngũ quan đoan chính, sống mũi cao, mái tóc lượn sóng, búi gọn lên trên đỉnh đầu. Trên mình khoác áo choàng dài, lộ một bên vai và để râu. Hình ảnh các vị Phật, Bồ Tát và thánh tiên trên các bức bích họa phần lớn đều để trần nửa thân trên, dáng điệu uyển chuyển, thân thể bay bổng; y phục, trang sức, thắt lưng, đều được khắc họa vô cùng tinh tế và sống động.

 

Tôi đang phác thảo lại một bức họa “cung nữ hoắc Tất đạt đa (Sid­dartha)”. Bức họa này kể câu chuyện khi Phật tổ vẫn còn là một thái tử, ngài đã nhìn thấu những phiền não, khổ sở của cuộc đời và từ đó quyết định đi tu. Cha của ngài, đức vua Tịnh Phạn (Sud­dhoana) vì muốn ngài kế thừa vương vị nên đã ra sức kiến tạo một đời sống xa hoa, hy vọng có thể níu giữ Tất đạt đa ở lại ở thế tục. Tôi đang say sưa phác họa, chợt cảm thấy có điều gì lạ từ phía sau. Quay lại, bắt gặp Ra­ji­va đang chăm chú quan sát cuốn tập của tôi, khuôn mặt đỏ dữ dội. Tôi nhìn lại bức vẽ của mình và hiểu ra vấn đề. Tôi đang phác thọa hình ảnh một cung nữ áp sát thân mình thái tử, trong tư thế hết sức khêu gợi. Đây chỉ là một hình ảnh rất nhỏ trong hàng nghìn hình ảnh trên các bức bích họa trong hang đá này. Nếu tôi không vẽ lại và phóng to lên, chắc sẽ không ai để tâm đến những nét tinh tế ấy. Thân hình và tư thế của cô cung nữ quả thực các nghệ nhân vẽ tranh. Ra­ji­va đến, tôi mới nhận ra mình làm việc nhập tâm tới mức mọi người đã đi hết mà không hay biết. Không còn cách nào khác, tôi đành đi ăn cùng cậu ấy.

 

Mấy ngày nay, cậu ấy và vị sư trụ trì tất bật chạy qua chạy lại, không lúc nào rời bản vẽ thiết kế, mắt quan sát vách núi phía trước, tay chỉ trỏ liên hồi. Tôi thấy tò mò liền hỏi, cậu ấy bảo sẽ dùng số tiền quyên tặng của triều đình trong những năm gần đây cho chùa Cakra để xây dựng một pho tượng Phật khổng lồ. Tôi nhìn vào bản vẽ thiết kế, pho tượng cao tới mười lăm mét, trong vòng hào quang phía sau tượng Phật khổng lồ còn có rất nhiều hình tròn khắc họa các tượng Phật nhỏ hơn. Kiểu tạo hình khác với tạo hình tượng Phật ở cõi Niết Bàn điển hình của Phật giáo Tiều Thừa, đây là nghệ thuật Gand­hara gi­ai đoạn sau, hay còn gọi là “trường phái Ấn Độ - Afghanistan”

 

Nghệ thuật Gand­hara men theo con đường tơ lụa thẳng tiến về hướng đông. Trước hết, nó đổ bộ và phát triển rực rỡ tại phía đông của lãnh thổ Afghanistan vào thời đại của đế quốc Kushan (hoặc Ku­sana). Tượng Phật khổng lồ ở Bamiyan đã bị Tal­ian phá hủy chính là những đại diện tiêu biểu cho trường phái nghệ thuật này. Thời niên thiếu, Ra­ji­va từng theo mẹ đến Kab­ul, thuộc Kash­mir để học đạo, đây mà khu vực trung tâm Gnand­hara, chắc chắn cậu ấy đã được chiêm ngưỡng những pho tượng vĩ đại đó. Có lẽ nhờ thế mà Thiên Phật động Kizil mới có những hang đá bên trong dựng tượng Phật khổng lồ. Một công trình lớn như vậy, thiếu bàn tay và trí tuệ của một bậc cao tăng như Ra­ji­va, khó mà có thể hoàn thành.

 

Nhưng Ra­ji­va không biết được điều này, rằng phương pháp kết hợp kiến trúc xây dựng hang đá của Ấn Độ với nghệ thuật tạo tác những pho tượng khổng lồ nhằm tạo ra những pho tượng Phật trong hang đá của Ra­ji­va tại công trình Thiên Phật động Kizil không chỉ gây tiếng vang mạnh mẽ ở Khâu Từ, mà còn có sức ảnh hưởng rất lớn đến các công trình hang đá sau này như hang đá ở Mạc Cao, Đôn Hoàng, Vân Cương hay ở Long Môn.

 

Không thể không khâm phục và ngưỡng mộ cậu ấy. Nhưng tôi chợt nhận ra điều lạ lùng này, trong khi Ra­ji­va làm việc không nghỉ ngơi thì các sư tăng khác chỉ ngồi yên trong phòng từ sáng đến tối. Thậm chí, đến giờ ăn họ cũng không ra ngoài, thường sẽ có một chú tiểu mang hộp cơm đến và đặt vào từng căn phòng. Điều này thật kỳ quặc, phải chăng họ đang thực hiện một nghi thức nào đó? Lúc ăn cơm tôi đem thắc mắc đó ra hỏi Ra­ji­va thì cậu ấy chỉ trả lời qua loa rằng họ đang ngồi thiền, không có gì đáng ngạc nhiên cả. Tôi biết Ra­ji­va không muốn nói, nên tôi tranh thủ thời gi­an buổi chiều, tìm hiểu vấn đề thông qua các nghệ nhân vẽ tranh.

 

- Họ đang ngồi thiền mùa hạ[11]

 

Ngồi thiền mùa hạ? Nghe rất quen. Đúng rồi, trong “Pháp Hiển truyện” ngài Pháp Hiển có viết rằng trên hành trình đi Tây Trúc, ngài đã nhiều lần phải dừng lại ba tháng để ngồi thiền mùa hạ.

 

- Hàng năm, cứ đến mùa hạ, các pháp sư lại ngồi thiền tĩnh tâm ở trong phòng, không bước ra ngoài.

 

- Đúng vậy, họ không được phép ra ngoài, nếu có việc hệ trọng, họ phải xin phép trụ trì rồi mới được ra ngoài.

 

- Đúng vậy, đúng vậy, họ ngồi như vậy cả tháng trời. Các bậc cao tăng thì ngồi thiền liền ba tháng.

 

Cuộc thảo luận sôi nổi không còn sức hấp dẫn với tôi nữa. Tôi bỗng thấy sống mũi cay cay. Mùa mưa, đệ tử nhà Phật tập trung, ngồi bên nhau, tĩnh tâm tu hành. Bởi vì đây là khoảng thời gi­an vạn vật sinh sôi nảy nở, họ không ra ngoài để tránh sát sinh. Thì ra ánh mắt khinh miệt của những tăng sĩ kia dành cho Ra­ji­va là có thật. Đáng lẽ phải ngồi yên trong chùa tĩnh tâm tu hành, thì cậu ấy lại ngang nhiên ra ngoài cùng một cô gái. Mặc dù cậu ấy đến đây vì công việc xây tượng Phật, nhưng tại sao nhất định phải đến vào thời gi­an ngồi thiền mùa hạ? Cậu ấy bất chấp thanh quy, giới luật của nhà chùa, là vì tôi ư?

 

Buổi tối, tôi thơ thẩn bên sông Muzat, tôi biết, ở một góc khuất cách đó không xa, cậu ấy đang yên lặng đứng nhìn. Tôi đưa tay lên vẫy, Ra­ji­va có vẻ ngạc nhiên, chậm rãi bước đến bên tôi. Tôi phủi sạch viên đá bên cạnh, cậu ấy do dự trong giây lát rồi từ từ ngồi xuống.

 

- Ra­ji­va, hiện đang là thời gi­an ngồi thiền mùa hạ, cậu không nên ra ngoài mới phải…

 

Cậu ấy hơi giật mình, mắt di chuyển về phía dòng sông trăng lấp lánh như dát bạc, giọng nói bình thản:

 

- Tôi đến đây vì công việc xây dựng tượng Phật, điều đó càng tỏ lòng tôn kính đối với Phật tổ, vì sao không được?

 

- Nếu vậy, sao cậu không chờ một tháng sau hãy đến?

 

Ra­ji­va đột nhiên quay lại nhìn tôi, dưới bầu trời đêm ngàn sao lấp lánh, đôi mắt ấy như đang cuộn sóng, nhưng những đợt sóng rất nhanh chìm vào sâu thẳm.

 

Cổ họng tôi nghẹn đắng, tôi không dám nhìn vào mắt cậu ấy:

 

- Ra­ji­va, tôi vẽ cũng tương đối rồi, ngày mai có thể rời khỏi đây.

 

Ra­ji­va im lặng, nghiêng đầu dõi mắt về phía mặt sông, gương mặt u trầm, không chút biểu cảm.

 

Tôi cắn chặt môi, đẩy quyết tâm mức cao nhất có thể:

 

- Ra­ji­va, tôi không thuộc về nơi này.

 

- Tôi biết.

 

Bỗng nhiên, cậu ấy đứng bật dậy, khuôn ngực phập phồng. Ra­ji­va quả thực rất cao, tôi ngước lên nhìn cậu ấy chỉ một lát mà mỏi nhừ cả cổ. Có lẽ không phải chỉ vì cậu ấy quá cao, mà vì đầu tôi lúc này như đeo đá, nặng trình trịch, như đang rơi, sắp rơi xuống rồi…

 

- Ngày mai chúng ta sẽ rời khỏi đây.

 

Tôi gắng gượng nhấc đầu lên, thấy bóng chiếc áo cà sa màu nâu dòng đang di chuyển gấp gáp về phía nhà trọ, thoáng chốc đã biến mất trong một ngõ hẻm quanh co, vắng lặng.

 

Đêm đó, qua khung cửa sổ phòng trọ, tôi nhìn thấy bên sông, sưới ánh trăng vằng vặc, một bóng dáng cao gầy, đơn độc. Ngọn gió vô tình thổi bay những nếp áo mong manh, càng khiến bóng dáng ấy trở nên cô quạnh. Tôi như bị thôi miên vào bóng người cao gầy ấy, hồi lâu chợt thấy vạt áo thấm lạnh. Tôi u ê lau giọt nước mắt đã nhạt nhòa trên mặt, lao ra khỏi phòng. Không gi­an buổi đêm tịch mịch, quạnh quẽ, tiếng nước róc rách, bên sông không một bóng người. Đêm đó, tôi hầu như không ngủ, chống mắt nhìn trời sáng.

 

Trên đường trở về, hai chúng tôi đều im lặng. Quanh mắt cậu ấy xuất hiện những quầng thâm rõ rệt. Ra­ji­va hướng ánh mắt ra bên ngoài cửa xe, tôi cũng vậy. Chúng tôi đều đã trưởng thành, chúng tôi biết rằng điều gì không thể, thì không nên níu kéo, có níu kéo cũng vô ích, vậy hãy nhanh chóng rũ bỏ, càng sớm càng tối. Trở về thế kỷ XXI, tôi sẽ có cuộc đời riêng của mình, biết đâu tôi sẽ tìm được một người để yêu. Anh chàng cùng khoa, học trên tôi một khóa có ý với tôi lâu rồi, tôi sẽ suy nghĩ xem nên có phát triển tình cảm đó hay không.

 

Cho dù anh ta không đẹp trai bằng cậu ấy, không thông minh bằng cậu ấy, không dịu dàng bằng cậu ấy, không.. Tôi biết chứ, anh chàng khóa trên chẳng có điểm nào có thể so sánh với cậu ấy, nhưng anh ta là con người của hiện thực. Còn Ra­ji­va, đối với tôi, chỉ là tài liệu lịch sử để nghiên cứu, chỉ là mấy dòng chữ trong đống sách cũ nát mà thôi…

 

Chúng tôi cứ lặng lẽ như vậy suốt dọc đường, cho đến khi trở về căn nhà nhỏ trong thành cổ Sub­ash. Trước lúc quay về chùa, Ra­ji­va nhìn tôi rất lâu bằng ánh mắt khó hiểu, sau cùng là một tiếng thờ dài:

 

- Tôi sẽ sắp xếp đội thương nhân cho cô. Những ngày tới tôi phải ngồi thiền, buổi tối sẽ không về đây nữa.

 

Một lúc lâu, cậu ấy vẫn còn đứng đó. Bàn chân dùng dằng trước cổng nhà, mãi không cất bước.

 

- Mười ngày nữa là đến lễ hội Sumuzhe. Cô từng nói muốn xem lễ hội này. Hay là…

 

Cậu ấy ngập ngừng.

 

- Để sau khi lễ hội kết thúc hãy đi…

 

Tôi ngẩng đầu, thấy nhìn như đang trôi xuống hai vực nước sâu hun hút, không có cách nào thoát ra được. Sức thôi miên khó mà kháng cự của đôi mắt ấy khiến cơ quan phát thanh của tôi như cứng lại, tê liệt, chỉ đủ sức thốt lên một tiếng:

 

- Ừ.

 

Vành môi của cậu ấy như được kéo lên, đã rất lâu rồi mới thấy cậu ấy cười. Nhưng tôi không ở lại thêm mấy ngày vì cậu đâu nhé, Ra­ji­va. Tôi thật sự muốn tham dự ngày hội sôi động, mang đậm màu sắc của phương Đông ấy. Tôi là một học sinh hiếu học, tôi là một con ong chăm chỉ, nhưng tôi tuyệt đối không phải là một… người yêu lí tưởng…

 

 

 

Chương 22: Ra ngoài đi dạo

 

Những buổi tối sau đó, Ra­ji­va không đến. Tôi cứ ngỡ mình có thể mình tâm nhưng mỗi ngày, cứ đến năm giờ chiều, tôi lại ngồi yên trong phòng, dõi mắt ra phía cửa, cho tới khi ánh đèn tắt lịm, cả thành cổ chìm trong đêm tối tịch mịch. Hàng ngày, cầm cuốn tập trên tay lang thang trong thành Sub­ash, đi mãi đi mãi, rồi không hiểu vì sao bước chân lại đưa đẩy đến cổng chùa Cakra, tôi cứ quanh quẩn ở nơi đó hồi lâu, cho tới khi chú tiểu gác cổng cất lời hỏi han, tôi mới như người vừa tỉnh cơn mê, vội vàng cúi đầu, chạy biến. Lòng buồn vô hạn, như thể có bàn tay ai đó đang nắm chặt lấy trái tim tôi và vò nát, khiến tôi như kẻ mất hồn, tay cầm cuốn tập để bắt đầu công việc, những nét vẽ lại hiện dần hình ảnh của cậu ấy, hết bức chân dung này đến bức chân dung khác, nhưng vẽ xong tôi lại ra sức xóa đi.

 

Chỉ còn hai ngày là đến lễ hội Sumuzhe, vẫn không thấy bóng dáng Ra­ji­va đâu. Khi lễ hội kết thúc tôi sẽ rời khỏi Khâu Từ. trước lúc ra đi, liệu tôi có còn được gặp cậu ấy lần cuối hay không? Mặc dù vẫn biết rằng, không gặp sẽ là cách tốt nhất để khi ra đi, tôi có thể quên tất cả…

 

Buổi tối, tôi nằm co trên giường, đôi mắt tiếp tục cần mẫn “canh chừng” cánh cửa, suy nghĩ vẩn vơ. Tủ sách quý từng khiến tôi mê mẩn đang bày ta trước mắt, nhưng không thể khơi dậy dù chỉ là một chút cảm hứng trong tôi, vì nhiều ngày qua, cảm hứng ấy nằm bẹp trong góc xa xôi nào đó rồi. Mười giờ đêm, nếu là ở thế kỷ XXI thì bây giờ mới là thời khắc bắt đầu cuộc sống về đêm. Nhưng vào thời đại này, mười giờ đã là đêm khuya thanh vắng. Tôi thở dài, vậy là lại một đêm nữa trôi nữa qua.

 

Bỗng tôi nghe có tiếng gõ cửa, không ồn ào, nhưng rất rõ ràng. Rồi tiếng trò chuyện của Mava­su với ai đó vang lên trong sân. Họ nói chuyện bằng tiếng Phạn! Là cậu ấy!

 

Tim đập liên hồi, tôi vùng dậy, nhảy xuống giường và lao ra khỏi phòng. Ra­ji­va đang đứng trò chuyện với Mava­su giữa sân, trong bóng tối tôi không thấy rõ biểu cảm trên khuôn mặt cậu ấy. Nỗi băn khoăn ngày càng dâng cao, nếu không có việc gì hệ trọng, cậu ấy không đến vào giờ này. Có lẽ đã xảy ra chuyện gì đó.

 

Mava­su buồn rầu, lẳng lặng về phòng. Ra­ji­va chậm rãi bước lại gần tôi, có cảm giác mỗi bước đi của cậu ấy là một nỗ lực vô cùng lớn lao.

 

- Khuya thế này, lẽ ra Ra­ji­va không nên đến….

 

Giọng nói trở nên run rẩy.

 

- Nhưng, muộn phiền chất chứa trong lòng. Ra­ji­va ra ngoài đi dạo, không hiểu vì sao bước chân lại đưa đẩy đến nơi này. Ra­ji­va đứng ngoài cổng lưỡng lự hồi lâu, mới quyết tâm gõ cửa.

 

Cậu ấy ngẩng lên nhìn tôi, ánh sáng yếu ớt hắt ra từ ngọn đèn nhỏ trong phòng chiếu lên khuôn mặt đau thương cùng cực. Rốt cuộc là chuyện gì đã khiến một người luôn điềm tĩnh, an nhiên như Ra­ji­va trở nên tội nghiệp thế?

 

Cậu ấy đứng đó, dáng vẻ buồn khổ và bất lực, tôi khẽ cất tiếng:

 

- Ra­ji­va, chúng ta ra ngoài đi dạo một lát nhé!

 

Ra­ji­va nhìn tôi bừng vẻ ngạc nhiên, xem lẫn cảm động và hàm ơn, cậu cúi đầu thì thào:

 

- Cô mặc thêm áo vào, bên ngoài trời lạnh…

 

Thành cổ Sub­ash chìm trong yên tĩnh, đường phố đã tắt đèn từ lâu, nhưng ánh trăng vằng vặc vẫn soi tỏ đường đi dưới chân. Chúng tôi lặng lẽ đi bên nhau. Đây là lần đầu tiên tôi ra ngoài cùng cậu ấy vào giờ khuya thế này. Ra­ji­va hẳn cũng có chút e ngại và thận trọng.

 

Sub­ash là thành phố nhỏ có ý nghĩa tôn giáo nhiều hơn quân sự, bởi vậy thành phố này không có tường thành bao quanh giống như những thành trì kiên cố khác. Chúng tôi đi vài bước đã ra khỏi thành để đến bên dòng sông Tongchang. Lúc này đang là mùa hạ, nước sông chảy xiết, tiếng nước róc rách càng tôn thêm vẻ tĩnh mịch của đêm vắng.

 

Chúng tôi tìm thấy một phiến đá lớn ven sông, tôi ngồi cuộn tròn, lặng nhìn cậu ấy.

 

- Sư phụ từng truyền dạy Phật giáo Tiểu Thừa ở Kab­ul của tôi vừa tới đây.

 

- Đại sư Band­hu­dat­ta ư?

 

Truyện kể về Ra­ji­va viết rằng, cậu ấy đã bỏ rất nhiều công sức để thuyết giảng giáo lý Phật giáo Tiểu Thừa cho vị sư phụ truyền dạy Phật giáo Tiểu Thừa cho mình là Band­hu­dat­ta nghe.

 

- Vì sao cô biết tên của sư phụ?

 

- Tôi…

 

Tôi giật mình. Tất nhiên là tôi đọc tài liệu nên mới biết được.

 

- Đúng rồi, tôi từng nói với cô. Không ngờ, mười năm rồi cô vẫn còn nhớ.

 

Ra­ji­va từng kể cho tôi nghe ư? Sao tôi không nhớ gì cả?

 

Tôi ngượng ngùng chuyển chủ đề:

 

- Cậu đã luận đàm với đại sư về Phật giáo Đại Thừa?

 

Ra­ji­va gật đầu

 

- Mấy ngày qua, Ra­ji­va đã cùng thầy luận đàm rất nhiều về những giáo lý của Phật giáo Đại Thừa, phân tích những điểm tiến bộ, những tinh hoa của giáo phái này và đã được thầy công nhận. Tuy thầy ngỏ ý muốn nhận Ra­ji­va làm sư phụ Đại Thừa của mình, đã công nhận học thuyết mới của Ra­ji­va, nhưng dù thế nào thầy vẫn là sư phụ truyền dạy Phật giáo Tiểu Thừa của tôi.

 

Tôi gật đầu đồng tình. Trong thế giới Phật giáo, khi một người sáng lập ra một luận thuyết và tông giáo mới và muốn được thừa nhận, thì điều quan trọng nhất là luận thuyết ấy phải thuyết phục được người có công dẫn dắt người đó bước vào cánh cửa của thế giới Phật giáo và được vị đại sư đó công nhận. Kết quả này chứng tỏ, Ra­ji­va đã chiến thắng trong cuộc luận chiến (hẳn là rất cam go) với chính sư phụ mình. Tuy rằng sau buổi luận chiến, Band­hu­at­ta nói sẽ tôn Ra­ji­va làm thầy, nhưng đại sư không hề có ý định thay đổi học thuyết của bản thân, hay nói cách khác, Ban­du­at­ta không chịu từ bỏ thân phận là “sư phụ Tiểu Thừa” của Ra­ji­va. Lẽ nào đây là nguyên nhân khiến Ra­ji­va buồn phiền như vậy?

 

- Ra­ji­va, ai cũng có lập trường riêng. Cậu sẽ thuyết phục được đại sư chấp nhận luận thuyết của mình, thậm chí còn ngỏ ý muốn tôn cậu làm sư phụ Đại Thừa. điều đó đã là rất nhanh công rồi. Lẽ nào cậu vẫn muốn đại sư từ bỏ Phật giáo Tiểu Thừa?

 

Ra­ji­va nhìn tôi kinh ngạc.

 

- Ra­ji­va nào dám ngông cuồng như thế!

 

- Vậy vì sao cậu lại buồn phiền?

 

Ra­ji­va đột nhiên im lặng, ánh mắt đăm chiêu nhìn về phía dòng nước, thẫn thờ hồi lâu.

 

- Mẹ tôi…

 

Ra­ji­va cắn chặt vành môi run run, như muốn khiến cho nó phải rỉ máu.

 

- Hôm nay sư phụ đến và báo cho tôi biết, ba tháng trước, ở Thiên Trúc (Ấn Độ), mẹ tôi đã… đăng tam quả.

 

Tôi không hiểu

 

- Đăng tam quả nghĩa là gì? Tồi tệ lắm sao?

 

Ra­ji­va thở dài, rồi hít một hơi thật sâu, chậm rãi nói:

 

- Tam quả, còn gọi là Anagamin, là cấp tu dưỡng thứ ba trong số bốn độ tu dưỡng mà những người xuất gia muốn đạt đến.

 

Nhìn vẻ mặt ngơ ngác của tôi, Ra­ji­va tiếp tục giải thích:

 

- Anagamin có thể dịch thành “Không trở lại”. Nghĩa là, các tu sĩ đạt đến cấp độ này, sau khi viên tịch, sẽ hóa sinh giữa cõi trời thanh tịnh, tiếp tục thiền định để giải thoát khỏi năm điều trói buộc[12], tức là được giải thoát hoàn toàn và sẽ không trở lại cõi phàm trần này nữa

 

Ra­ji­va nghẹn ngào, hít một hơi thật sâu, nhưng giọng nói càng lúc càng trở nên run rẩy:

 

- Mẹ tôi đã đắc thành đạo, từ nay thoát khỏi vòng luân hồi khổ ải, người đến được cõi cực lạc rồi…

 

Cuối cùng thì tôi đã hiểu, Ra­ji­va nói dài như vậy, là muốn cho tôi biết, Ji­va, Ji­va đã qua đời tại Thiên Trúc.

 

Các tài liệu lịch sử chỉ viết rằng Ji­va một mình rời khỏi Khâu Từ để đến Ấn Độ. Nhưng sau đó không có bất cứ ghi chép nào về bà. Vậy là bà đã mất tại Ấn Độ. Và hung tin này, Ra­ji­va mới nhận được từ sư phụ Ban­du­at­ta..

 

Tôi bàng hoàng nhìn Ra­ji­va, chả trách cậu ấy đau buồn đến như vậy. Ji­va là người có sức ảnh hưởng lớn lao đến cuộc đời Ra­ji­va, hơn bất cứ ai. Bà đã đưa Ra­ji­va đến cửa Phật, đã dắt Ra­ji­va đến Kab­ul học đạo để tránh vòng vây của những lời tung hô, ca tụng sáo rỗng ở Khâu Từ, cũng chính bà khuyên Ra­ji­va theo học giáo thuyết Đại Thừa. Trước hai mươi mốt tuổi, mọi thứ trong cuộc đời Ra­ji­va đều do mẹ cậu ấy bày đặt. Với Ku­marayana, Ji­va có thể không phải là một người vợ hiền, nhưng với Ra­ji­va, bà là người mẹ tuyệt với, là người chỉ huy, là người dẫn đường của cậu.

 

- Ra­ji­va, nếu cậu buồn thì hãy…

 

- Không!

 

Ra­ji­va xúc động, hơi thở gấp gáp:

 

- Tôi không buồn. Mẹ đã chứng tam quả, ước nguyện giải thoát của người đã thành hiện thực. Người đã đến cõi cực lạc, từ nay tháo khỏi mọi ư phiền, vì sao tôi phải đau buồn, tôi không nên đau buồn!

 

Ra­ji­va bị chấn động mạnh, rõ ràng trái tim cậu ấy đang đập dữ dội và hơi thở trở lên gấp gáp khác thường, có thể dễ dàng nhận ra đó là những lời nói dối gắng gượng của cậu ấy.

 

- Ra­ji­va.

 

Tôi nhẹ nhàng vỗ vai Ra­ji­va.

 

- Trong hoàn cảnh này, ai cũng sẽ đau lòng, điều đó rất bình thường. Bởi vì cậu có tình yêu, cậu yêu mẹ cậu. Vậy thì vì sao cậu phải kìm chế, không thể hiện ra những cảm xúc đó?

 

- Tình yêu ư?

 

Ra­ji­va khẽ nhẩm lại từ này, một tiếng “yêu” mà như có sức nặng ngàn cân, khiến cậu ấy đọc không thành tiếng, chỉ có những âm hưởng run rẩy.

 

- Đức Phật nói rằng, mọi thứ trên cõi đời này đều không tồn tại. Ra­ji­va là người tu hành, đâu có thể có “tình yêu”?

 

- Giáo lý Phật giáo dạy rằng cuộc đời này những chuỗi đau khổ: sinh lão bệnh tử, yêu thương, căm ghét, chia ly, thất vọng, bởi vì căn nguyên của mọi nỗi khổ xuất phát từ tình yêu. Chỉ cần “diệt” được “yêu”, sẽ lên cõi Niết Bàn, từ đó thoát khỏi bể khổ luân hồi, bước vào cõi vình hằng. Nhưng, hãy thử nghĩ xem, lẽ nào Phật tổ không có tình yêu? Ngài có vợ con kia mà, lẽ nào ngài chẳng hề bận lòng về họ? Ngài đưa ra lời răn “diệt ái dục”. vì ngài từng nếm trải nỗi khổ sở do yêu thương mang lại? Nhưng nếu thực sự có thể “diệt ái dục”, thì vì sao chỉ đến lúc chết ngài mới đạt được sự giải thoát? Niết Bàn, tịch diệt, tác diệt, diệt độ, tịch, vô sinh, trạch diệt, ly hệ, giải thoát… tất cả những cách gọi đó, chẳng qua chỉ là từ đồng nghĩa với cái chết mà thôi. Chỉ khi chết đi người ta mới tận diệt được mọi ác dục. Phải chăng chính vì thấu tỏ điều này, nên Phật tổ mới vẽ ra một viễn cảnh, một thế giới tây phương cực lạc sau khi chết, để bù đắp những mất mát, những đau khổ mà người tu hành phải chịu đựng khi quyết tâm diệt ái dục trong kiếp này. Nhưng vì sao, nhất định phải…

 

- Ngải Tình!

 

Ra­ji­va gằng giọng ngắt lời tôi, khóe môi rung động, tay ôm đầu, vẻ đau khổ cùng cực.

 

- Đừng nói nữa…

 

Ra­ji­va xoay đầu qua một bên, không để tôi nhìn thấy gương mặt cậu. Đôi vai rung rung dưới ánh trăng, tôi nghe thấy hơi thở gấp gáp của cậu ấy. Tôi đứng lên, bước sang phía đối diện, đặt tay mình lên đôi vai của Ra­ji­va, nhẹ nhàng ôm cậu ấy vào lòng. Toàn thân cậu ấy như tê liệt, Ra­ji­va không đẩy tôi ra, nhưng dường như đang cố nín thở.

 

- Hãy khóc đi, cậu là con người không phải thánh thần. Người ta khóc thương người thân của mình, có gì không phải đâu. Muốn khóc thì hãy khóc cho thỏa, như thế cậu sẽ thấy dễ chịu hơn…

 

Tôi nhẹ nhàng vỗ về cậu ấy, Ra­ji­va trong vòng tay tôi, tuy dáng người cao lớn, nhưng thân hình mảnh khảnh, gầy guộc khiến tôi thấy xót xa. Tôi ước mình có thể hóa thân thành Ji­va đẻ an ủi cậu ấy.

 

Sau rất nhiều tranh đấu (có lẽ vậy), Ra­ji­va rụt rè vòng tay ôm ấy tôi. Động tác ấy khẽ khàng, như thể đang ôm một người bằng giấy và sợ người đó sẽ tan biến đi.

 

- Ngải Tình!

 

Tôi cảm thấy được khuôn ngực thổn thức của cậu ấy, sức mạnh nơi cánh tay tăng dần, càng lúc càng xiết chặt hơn.

 

- Ngải Tình!

 

Ra­ji­va khẽ gọi tên tôi, những giọt nước mắt nóng ấm nhỏ trên vai áo tôi, làn gió lướt qua làm nguội đi hơi ấm, nhưng ngay lập tức những giọt nước mắt nóng ấm liên tục rớt xuống. Cuối cùng thì Ra­ji­va cũng đã được khóc như một con người bình thường.

 

Cậu ấy đã khóc rất lâu, như thể đây là lần đầu tiên trong đời được khóc vậy. Khóc như thể cạn nước mắt của cả một đời người. Tôi cũng khóc cùng cậu ấy. Chúng tôi cứ thế, trong vòng tay nhau, dốc hết sức để khóc, khóc cho đến khi cả đất trời cũng mòn tan thành nước mắt…

 

Không biết phải mất bao lâu chúng tôi mới bình tâm trở lại. Tôi chưa bao giờ khóc nhiều như vậy, mệt mỏi rã rời, tôi tựa vào cậu ấy để không gục xuống. Ra­ji­va cũng đã thôi khóc, nhưng vẫn ôm chặt lấy tôi. Hơi ấm tỏa ra từ cơ thể cậu ấy thiêu đốt trái tim tôi. Tôi không muốn vòng tay ấy buông lơi, tôi thậm chí không dám thốt lên nên một lời nào vì sợ sẽ làm hỏng không khí này. Sau cùng, Ra­ji­va là người chủ động buông tay, ánh mắt giấu đi rất xa, tôi không nhìn thấy biểu cảm của cậu ấy, chỉ nghe thấy giọng nói chậm rãi:

 

- Mẹ biết ước nguyện của tôi là đến Trung Nguyên truyền bá giáo lý Đại Thừa, nên trước khi rời Khâu Từ, người từng nói với tôi: Giáo lý Đại Thừa muốn đến được Đông Thổ (đất Hán), tất cả dựa vào tôi. Nhưng trách nhiệm nặng nề này không hề có lợi cho cá nhân tôi. Mẹ có hỏi tôi, rằng tôi dự định thế nào?

 

Tôi vẫn còn chìm đắm trong những xúc cảm khi nãy, nên chỉ biết yên lặng nhìn cậu ấy. Ra­ji­va ngừng lại một lát, rồi tiếp tục:

 

- Tôi trả lời rằng: Phật giáo Đại Thừa giúp ích cho mọi người chứ không phải chỉ cho bản thân. Nếu tôi có thể truyền bá rộng rãi giáo lý của Phật tổ, giúp chúng sinh giác ngộ và từ đó thoát khỏi bể khổ, thì dù có phải nhảy vào chốn dầu sôi lửa bỏng, Ra­ji­va cũng quyết không từ nan.

 

Khi Ji­va còn ở bên cạnh, Ra­ji­va giống như một thần đồng được bảo bọc và chăm sóc chu đáo. Ra­ji­va tuy thông minh tuyệt đỉnh, những cậu giống như loài hoa trong nhà kính, chưa từng trải qua gió mưa bão bùng. Sau khi Ji­va ra đi, Ra­ji­va phải dựa vào nghị lực của mình để bước tiếp con đường chông gai. Lí tưởng của cậu, phải chăng đã được hình thành từ khi còn nhỏ? Nhưng Ra­ji­va đâu biết rằng, những lo lắng của Ji­va đã trở thành hiện thực trong tương lai. Cái giá mà Ra­ji­va phải trả cho lí tưởng truyền bá đạo Phật ở Trung Nguyên là những lời chỉ trích gay gắt của người đời, nếu có thể, tôi ước gì mình không biết trước tương lai của cậu.

 

- Ra­ji­va, tuy mẹ cậu không ở bên cạnh, nhưng bà luôn sống trong trái tim cậu. Bất cứ khi nào gặp khó khăn, cậu sẽ nhớ đến lời hứa với mẹ và cậu sẽ vượt qua tất cả, đúng không?

 

Ra­ji­va gật đầu, tôi tìm cách chuyển chủ đề, những mong cậu ấy sẽ vơi đi đau buồn.

 

- Ra­ji­va, hãy kể cho tôi nghe chuyện hồi nhỏ của cậu, những chuyện mà tôi không biết ấy.

 

Nói rằng muốn chuyển chủ đề chỉ là cái cớ, vì tôi thực sự tò mò về tuổi thơ của cậu ấy.

 

Chúng tôi tựa vào vai nhau, lắng nghe câu chuyện vầ Ra­ji­va hồi nhỏ: sự nghiêm khắc và tình yêu của Ji­va dành cho cậu, những câu chuyện vui về sư phụ và các sư huynh của cậu, những chuyến du ngoại khắp các tiểu quốc ở Tây vực của cậu. Chuyện nào cũng khơi gợi niềm phấn khích trong tôi. Thì ra một người có chỉ số IQ 200 như Ku­mara­ji­va, hồi nhỏ cũng từng trêu chọc các sư huynh, cũng từng bị mẹ trách phạt vì không học thuộc các bài kệ. Thì ra Ra­ji­va cũng có tuổi thơ, tôi cứ nghĩ, ngay từ khi còn nhỏ cậu ấy đã là một người thông tuệ và già dặn rồi.

 

Tôi muốn Ra­ji­va tạm quên đi nỗi đau mất mát kia và vui lên một chút, nên đã kể cho cậu ấy nghe về gia đình tôi, về bố mẹ tôi, về các bạn học của tôi, về sếp của tôi, về những cuốn sách tôi từng đọc, những nơi tôi từng đi qua. Tất nhiên là tôi đã lựa chọn từ ngữ sao cho cậu ấy có thể hiểu được và tránh không để lộ “thiên cơ”.

 

Phía xa xa bên kia dãy Thiên Sơn, những quầng đỏ màu son nhạt đã hiện lên trên nền trời, bầu trời ngàn sao lấp lánh vừa mới đây đã lặn mất tự lúc nào. Tôi xem đồng hồ, gần bốn giờ sáng, vậy là chúng tôi đã ngồi suốt một đêm. Tôi ngước nhìn Ra­ji­va.

 

- Ra­ji­va, về thôi, sắp đến giờ tụng kinh buổi sáng của cậu rồi.

 

Ra­ji­va như vừa tỉnh cơn mơ.

 

- Chúng ta đã ngồi hết đêm ư? Ngải Tình, có mệt không?

 

Tôi lắc đầu. Tuy tôi không mệt, nhưng toàn thân lạnh tê tái. Chiếc áo khoác mỏng manh không đủ che chắn khí lạnh buổi ban mai.

 

Ra­ji­va cầm tay tôi, bàn tay cậu ấy cũng không ấm hơn, những ngón tay dài vuốt nhẹ bàn tay tôi, tôi mỉm cười nhìn cậu ấy vất vả cọ xát đôi tay để tạo hơi ấm. Ra­ji­va ngước mắt lên, thấy tôi cười, cậu không tiếp tục chà tay nữa, mà cầm hai bàn tay tôi áp lên hai má của cậu. Tôi nín cười, hệt như có một cơn lũ vừa quét qua, phòng tuyến kiên cố cuối cùng trong trái tim tôi, vỡ òa..

 

Chúng tôi đứng im lìm, nhìn vào mắt nhau, bàn tay tôi áp chặt trên khuôn mặt có chút hơi ấm của Ra­ji­va. Lòng bàn tay chạm vào thứ gì đó ran rát, thì ra là những đốm râu mới mọc. khoảnh khắc ấy, tựa như có một luồng điện lan truyền khắp cơ thể, khiến toàn thân tôi run rầy. Tôi đã hoàn toàn hiểu ra điều này.

 

Tôi yêu Ra­ji­va.

 

Đúng vậy, tôi đã yêu cậu ấy từ rất lâu rồi, vào khoảnh khắc tôi gặp lại cậu ấy. Cũng không có gì lạ, một chàng trai thông minh, ưu tú với vẻ điển trai hút hồn như cậu ấy có thể khiến bất cứ cô gái nào trên đời này xiêu lòng. Tôi sẽ không do dự, không cự tuyệt nữa. Yêu thì cứ yêu thôi, làm sao tôi có thể phủ nhận cái thứ tình cảm tự nhiên nhất của loài người nay kia chứ! Tôi chỉ là một người bình thường. Tôi không thể diệt được ái dục, nên tôi không cần phải tranh đấu, dằn vặt và tự làm khổ mình. Lúc trước, tôi đấu tranh với bản thân để phủ nhận tình cảm này, bởi tôi đã nhìn nhận tình yêu bằng lí trí chủ quan cứng nhắc của con người hiện đại. Tôi muốn tình yêu phải được đáp lại. Tôi luôn viện cớ công việc, lúc nào cũng nhắc nhở bản thân phải quay về và tôi lo lắng, nếu yêu Ra­ji­va, tôi sẽ không có tương lai. Nhưng, nhưng nếu tôi không quay về thì sao? Nếu tôi đòi hỏi phải được ở bên cạnh cậu ấy thì sao? Nếu tôi cần tương lai thì sao? Có ai nói nếu yêu cậu ấy thì tôi không thể tiếp tục công việc của mình đâu. Tôi chỉ biết, điều tôi muốn lúc này là yêu Ra­ji­va và tôi sẽ yêu cậu ấy theo cách của mình. Tôi cũng có thể không để cậu ấy biết được tình cảm của mình. Tôi cũng có thể tiếp tục âm thầm nhớ, âm thầm yêu sau khi trở về thế kỷ XXI. Chỉ cần được yêu cậu ấy, tôi mặc kệ những chuyện về sau. Việc gì phải lí trí, việc gì phải suy xét thiện hơn mọi đường cơ chứ?

 

- Ngày kia là lễ hội Sumuzhe, hôm nay cô hãy lên đường đến thành cổ Khâu Từ đi.

 

Giọng nói ấm áp lướt qua bên tai tôi.

 

- Hãy về nghỉ ngơi đi, tôi dặn dò Kao­du­ra đưa cô đến thành cổ Khâu Từ, tôi đã sắp xếp nhà trọ cho cô. Hay là về phủ quốc sư? Cô vẫn muốn gặp Pusye­da kia mà!

 

Kao­du­ra ư? Tôi sững người, đó là người đánh xe ngựa của Ra­ji­va.

 

- Tôi sẽ ở lại nhà trọ, tôi sợ đến phủ quốc sư sẽ khiến mọi người hoảng sợ. Còn Pusye­da, trước khi rời khỏi Khâu Từ, tôi sẽ đến gặp cậu ấy.

 

Sau khi lễ hội kết thúc, tôi sẽ tìm cách gặp Pusye­da. Mười năm trước, cậu bé rất quý mến tôi, nhưng giờ cậu đã là một chàng trai trưởng thành, đã có cuộc sống riêng, tôi không muốn làm ảnh hưởng đến cậu ấy. Chỉ cần được nhìn thấy Pusye­da là tôi có thể yên tâm được rồi. Điều tôi mong muốn nhất, thực ra là…

 

- Cậu… cậu…

 

Chần chừ, chần chừ, rồi lại chần chừ.

 

- Cậu… có đến không?

 

Ra­ji­va thoáng giật mình, nhẹ nhàng thả tay tôi ra.

 

- Sư phụ vẫn còn đây, hơn nữa…

 

- Tôi biết rồi, giới luật quy định, cậu không được đến nơi hội hè ca múa.

 

Nén lại nỗi thất vọng đang nhen lên trong lòng, tôi làm bộ tỉnh bơ:

 

- Tôi chỉ hỏi vậy thôi. Cậu… không cần phải đến, cũng không thể đến…

 

Ra­ji­va thinh lặng, đứng lên, ánh nắng dìu dịu buổi ban mai phủ lên lớp áo cà sa màu nâu sòng, làm gió lật bay nhè nhẹ những nếp áo. Cậu ấy đứng đó, đẹp tựa một pho tượng Hy Lạp cổ tạc trước bình mình.