Bố Già ( The Godfather ) - Chương 14

Mười hai tuổi đầu, ông Trùm đã là người lớn. Tầm thước chắc gọn, da bánh mật: Côrleône vốn là tên làng, một làng quê độc đáo xứ Xixili trông gần giống một làng

Bắc Phi. Tên cúng cơm của ông là Vi tô Andôlini, nhưng gặp thời loạn lạc nên phải chạy sang Mĩ, đổi tên thành Côrleône cho khỏi mất gốc. Cả đời ông rất hiếm chuyện
tình cảm như vậy.
ở Xixili lúc giao thời giữa hai thế kỉ, mafia được coi là chính phủ thứ hai, quyền lực hơn hẳn chính phủ hợp pháp ở Rôm. Bốvitô có chuyện xích mích với một người cùng làng, người kia chạy đi nhờ mafia phân xử giúp.
Trước mặt dân làng, lão Anđôlini không chịu lép, gây chuyện và giết chết tươi tay đầu đảng mafia sở tại. Một tuần lễ sau lão đền mạng, đạn lupara găm đầy mình.
Một tháng sau khi chôn cất bố, cậu bé Vi tô bị một bọn người mang súng đi dò la tung tích. Cậu bé sắp đến tuổi trưởng thành, bọn kia tính triệt trước để khỏi lo cậu
báo thù cha. Bà con họ hàng đem Vi tô giấu biệt, sau đó đưa luôn sang Mĩ. ở đấy cậu được vợ chồng Apbanđandô cưu mang - thằng Ghen cô con trai họ được số phận an bài sau này trở thành quân sư - Collsigliori- của don Côrleône.
Vi tô vào làm trong hiệu tạp hóa của Apbanđanđo trên đại lộ Chín, ngay giữa rốn địa ngục - giữa xóm ổ chuột ở Niu York. Năm mười tám tuổi, Vi tô cưới một cô gái Italia mới từ Xixili sang cô bé mới mười sáu nhưng nấu nướng nội trợ đảm khỏi chê. Đôi vợ chồng trẻ thuê một căn nhà trên đại lộ Mười, ở đoạn sát đường Ba nhăm, cách chỗ làm có vài khối nhà. Sang năm thứ ba thì trời cho vợ chồng họ đứa con đầu lòng, Xantinô. Thằng bé quấn bố kinh khủng, nên bạn bè cũng gọi nó là Xônni - cu con.
Gần đó có một gã tên là Phanuchi, người Italia, thân hình hộ pháp, mặt mũi hung thần, quanh năm diện đồ trắng đắt tiền, trên đầu ngất nghểu chiếc mũ phớt mềm
màu kem. Nghe đồn hắn có chân trong một dư đảng của mafia gọi là bang "hắc thử', chuyên dọa nạt, tống tiền các chủ tiệm nhỏ và hạng dân đen hiền lành. Thực ra
dân khu này phần nhiều là bọn liều lĩnh không ngán ân oán thành thử Phanuchi chỉ dọa được các ông già bà cả không có con lớn để dựa dẫm. Vài chủ tiệm cũng chịu
đấm mõm hắn tí chút cho yên chuyện. Chưa thỏa, hễ có dịp là hắn lại ăn chặn của đám lừa đảo tép riu: bọn bao đề dân Italia, bọn chủ sòng cò con tại gia. Tiệm tạp
hóa của Apbanđanđo cũng chịu để hắn kiếm chác làm Giencô sôi máu lắm, cứ một hai đòi sửa Phanuchi một trận mới nghe. Nhưng lần nào cũng bị ông bố gàn.
Những chuyện đó Vi tô biết hết nhưng anh không dây dưa vào.
Một lần có ba đứa trai rạch cho Phanuchi một đường dao từ tai này sang tai kia, nhưng không cố ý giết - vết thương không sâu lắm. Phanuchi được một mẻ khiếp
vía, máu me bê bết. Vi tô thấy Phanuchi chạy trốn bọn trai, vết rạch quanh cổ đỏ lòm. Điều anh không thể quên được là Phanuchi úp cái mũ phớt dưới cằm để vừa chạy
vừa hứng máu. Xem ra hắn không muốn máu nhỏ xuống hỏng mất bộ cánh hoặc sợ dân tình trông thấy cái vết thương nhục nhã của mình.
Nhưng đó chỉ là đòn cảnh cáo thôi. Ba chú trai hoi không phải là những tên giết người, chẳng qua cáu quá định bụng dạy thằng kia một bài học nhớ đời cho hắn khỏi hống hách. Nhưng Phanuchi thì tỏ ra dám giết người khác. Khoảng hai tuần sau gã trai rạch mặt Phanuchi ăn đạn chết tốt, hai đứa kia nhờ có gia đình nộp tiền bồi thường nên mới toàn mạng. Sau vụ đó Phanuchi càng ăn mạnh, chủ các ổ cờ bạc buộc phải ăn chia với hắn. Và Vi tô vẫn khoanh tay ngồi nhìn, nghe biết vậy rồi quên ngay.
Trong thế chiến thứ nhất việc nhập cảng dầu ô liu trở nên khó khăn, Phanuchi nhảy ra cung cấp cho tiệm Apbandanđo không chỉ dầu ăn, mà cả Salami Italia chính hiệu, phó mát các loại, dăm bông. không bao lâu sau, hắn nhét thằng cháu họ vào khiến cho Vi tồ Côrleône bị mất việc.
Lúc này vợ chồng Vi tô lại có thêm đứa con thứ hai, Phređricô, thành ra Vi tô một mình phải nuôi bốn miệng. Xưa nay anh là người hiền lành, biết điều, kín tiếng. Con trai ông chủ tiệm, Giencô Apbanđanđo, là bạn nối khố của anh, thế mà một hôm, bất ngờ đối với cả hai người, bị anh mắng cho một trận vì tội của ông bố. Giencô ngượng chín mặt, hứa rằng dù thế nào nó cũng không để Vi tô đói, bảo sẽ xoáy đồ ăn thức dùng trong tiệm cho bạn. Vi tô gạt đi - con cái mà ăn cắp của bố mẹ là đồ mất giống.
Nhưng với thằng đàn anh Phanuchi thì anh để bụng thù. Ngoài mặt, anh không lộ ra tí nào, âm thầm chờ dịp. Vi tô xoay sang làm cho sở hỏa xa- vài tháng sau chiến tranh kết thúc, nhu cầu nhân công giảm mạnh, anh phải đi làm bữa đực bữa cái. Bọn cai phần lớn là dân Mĩ gốc hoặc dân Irland, cánh phu phen bị chúng riềng cho đến nơi đến chốn. Vi tô một mực nín chịu mặt lạnh như tiền, làm như không biết tiếng, kì thực anh hiểu không sót một lời tuy nói thì còn chưa sõi lắm.
Một hôm cả nhà đang ăn tối, chợt Vi tô nghe thấy tiếng gõ cửa. CÓ ai gọi ở cửa số ăn ra cái sân con chỉ hẹp vừa bằng lòng giếng nằm giữa nhà anh và nhà hàng xóm. Vi tô lật rèm cửa, ngẩn người khi nhận ra tay hàng xóm Pi tơ Clemenxa đang chồm từ cửa sổ đối diện sang.
Pi tơ chìa ra một bọc vải trắng.
- Này, đồng hương, - hắn nói gấp gáp Cất giúp tớ cái này, tí nữa tớ lấy: Cầm đi.
Vi tô choài người ra ngoài như một cái máy và đỡ lấy bọc vải. Mặt Clemenxa căng thẳng, lo âu trông thấy.
RÕ ràng hắn đang gặp chuyện lôi thôi nên một động cơ gì đó không hiểu nổi thôi thúc Vi tô giúp hắn. Anh mang bọc xuống bếp, mở ra xem - dưới lớp vải trắng nhoe nhoét dầu mỡ là năm khẩu súng lục. Vi tó nhét bọc vào tủ áo trong phòng ngủ rồi chờ xem có chuyện gì xảy ra.
Anh được biết Clemenxa đã bị cảnh sát bắt đi. CÓ lẽ lúc hắn tuồn súng sang thì bọn kia đang xộc vào cửa rồi.
Vi tô không hở chuyện này với ai; chị vợ sợ chồng bị làm sao nên cũng không dám họ hé, ngay cả lúc lê la nói chuyện với hàng xóm. Hai hôm sau mới lại thấy mặt Clemenxa, hắn hỏi Vi tô như không có chuyện gì:
- Gói đồ của tớ cậu còn giữ đấy chứ
Vi tô gật đầu. Xưa nay anh vẫn ít lời. Clemenxa lên nhà, Vi tô rót rượu mời hắn và lấy bọc súng ra.
Clemenxa thong thả tợp từng ngụm rượu, bộ mặt nung núc của hắn có vẻ phúc hậu, nhưng con mắt thì không bỏ sót một cử động nào của Vi tô.
- Cậu có mở xem không đấy? - Hắn hỏi.
Vi tô thản nhiên lắc dấu:
- Tôi không quen chõ vào chuyện người.
Tối hôm đó họ uống với nhau đến khuya. Hai người thấy mến nhau. Clemenxa trông cục mịch thế mà nói chuyện lại có duyên. Vi tô Côrleône thì chịu nghe, thế là họ trở thành bạn bè với nhau.
ít hôm sau, Clemenxa hỏi vợ Vi tô xem chị có muốn kiếm tấm thảm đẹp trải phòng khách không. Hắn bảo Vi tô đi giúp hắn khiêng món quà về.
Hai người đến một tòa nhà lớn có hàng hiên cẩm thạch đàng hoàng. Clemenxa móc thìa khóa ra mở cửa rồi đưa Vi tô vào một gian phòng sang trọng.
- Cậu đứng mé kia giúp tớ cuốn lại đã, - Clemenxa sai.
Tấm thảm tuyền len, màu đỏ sẫm, quí lắm. Vi tô không ngờ anh bạn rộng rãi thế. Hai người cuốn tấm thảm lại, rồi Clemenxa một đầu, Vi tô một đầu - khiêng lên vai lặc lè ra cửa.
Vừa hay có chuông reo, Clemenxa ném luôn cuộn thảm xuống và chạy ra cửa sổ. Hấn khẽ nhấc một góc rèm, ghé mắt nhòm qua khe hở rồi lùi phắt lại, không hiểu từ đâu rút ra một khẩu súng. Bấy giờ Vi tô Côrleône mới ngã ngửa - hóa ra hai thằng mò vào nhà người ta trộm thảm.
Chuông lại réo, Vi tô chạy lại đứng bên Clemenxa nhìn ra. Một viên cảnh sát sắc phục đàng hoàng đứng ngay trước cửa lớn. Hai người thấy anh ta vớt vát nhấn thêm
một hồi chuông nữa, sau đó mới nhún vai, lững thững bước xuống bậc thềm đá và bỏ đi thẳng.
Clemenxa thở phào. "Nào, về thôi? - Hắn lẩm bẩm, nhắc một đầu cuộn thảm đặt lên vai. Vi tô cũng khiêng đầu kia. Viên cảnh sát vừa khuất sau góc phố hai người đã đẩy cánh cửa gỗ sồi nặng, khiêng cuộn thảm lách ra đường. Nửa tiếng sau họ đã hì hục cắt tấm thảm cho vừa phòng khách. Những miếng thừa cho vào buồng ngủ cũng vừa đẹp. Với Clemenxa thì việc gì cũng xong hết, trong các túi của chiếc áo vét bùng nhùng - tuy chưa béo lắm nhưng từ bé hắn đã ưa mặc đồ thật rộng - có đầy đủ dụng cụ để làm cái khoản cắt xén này.
Năm tháng trôi qua, nhưng cuộc sống vẫn chẳng dễ thở hơn tí nào. Tám thảm quý đấy, nhưng không ăn được Việc làm không có, vợ con Vi tô Côrleône chỉ còn có nước chết đói. Vi tô vò đầu bứt tai không tính được cách gì, tạm thời đành phải thỉnh thoảng ngửa tay nhận mấy gói đồ ăn của người bạn nôi khố Gienco đã... Thế rồi, một hôm Clemenxa tới chơi bàn chuyện, kéo theo cả Texxiô, một gã trai choai cùng phố cũng một nòi như hắn. Hai người khen Vi tô, phục thái độ cư xử của anh nữa. HỌ rủ anh vào băng, băng này chuyên chặn xe tải chở áo dài lụa lấy ở xưởng may đằng phố Ba mốt. Hàng lấy ở đây ra toàn thứ tơ lụa đắt tiền. Cách làm ăn là dí súng đuổi tài xế xuống, lái xe đến một nhà kho quen nào đó mà xuống hàng.
Công việc chỉ có thế, vả lại cũng chẳng nguy hiểm gì cả- mấy anh tài trông thấy nòng Búng chĩa vào đầu là rút êm ngay không phải nói dài dòng. Bây giờ được Vi tô
lái xe nữa là vừa khéo, đỡ phải đi tìm - năm 1919 dã mấy ai có bằng lái xe tải, còn Vi tô đã từng cầm tay lái đi giao hàng cho nhà Apbandanđo.
Hai người bảo rằng miễn là có hàng, chứ muốn tiêu thụ ở đâu chả được. Cùng lắm đem đi bán dạo ở những khu có nhiều dân Itaha - đại lộ Arthur bên Trong, đường
Manbơri hay khu Chenxi ở Bruclin chẳng hạn. ế thế nào được mà sợ, các bà, các cô nhà nghèo vớ được món hàng sang trọng bán rẻ thì cứ gọi là vơ bằng hết.
Cực chẳng đã, Vi tô phải nhận lời dù không muốn. Lí lẽ quyết định khiến anh chịu là sau quả này phần anh ít nhất cũng phải một ngàn. Nhưng anh thấy hai gã đồng bọn làm ăn có vẻ nông nổi quá, tổ chức chẳng ra sao cả mà tiêu thụ thì được chăng hay chớ. Theo ý anh, toàn bộ kiểu làm ăn của bọn này chẳng có bài bản gì hết. Tuy vậy, bạn bè như họ cũng đàng hoàng, đứng đắn. Gã Clemenxa to béo có vẻ chắc chắn, còn tay Texxiô xương xẩu, thâm trầm trông cũng đáng tin.
Vụ chắn xe xuôi lọt. Vi tô kinh ngạc thấy mình chẳng run tí nào khi hai đồng bọn rút súng đuối tài xế xuống Anh khoái cái kiểu tỉnh khô, tưng tửng của Clemenxa và Texxiô. HỌ thản nhiên chọc giỡn tay lái xe, hứa biếu vợ con anh ta vài cái áo dài nếu anh ta biết điều.. Nếu đem bán lẻ thì phần Vi tô cũng được một ngàn, song như vậy không khôn ngoan tí nào. Anh khuân hết đến quẳng cho thằng cha tiêu thụ hàng ăn trộm, bán buôn một lần được bảy trăm Nhưng năm 1919 ngần ấy đã là to lắm rồl.
Sáng hôm sau Vi tô bị Phanuchi chặn lại ngoài phố, lần này hắn mặc đồ mầu kem và đội mũ trắng. Cái sẹo quanh cổ hắn không che đi mà cứ phơi ra cho thiên hạ khiếp
Thế nào chú em, - hắn nói giọng đặc Xixili.- Nghe bảo chú mày trúng quả đậm, chú mày và bọn chọi con chúng mày ấy mà. Thử nghĩ đi, chúng em, mày chơi anh mày như thế có đẹp không? Khu này là đất phong của tao, làm gì thì cũng cho tao chấm mỏ tí chứ.
Hắn dùng kiểu nói thịnh hành trong dám mafia xứ Xixili: "Fari vagnari a pizzư'. "Pizzun nghĩa là mỏ chim, một thứ chim nhỏ như chim ri chẳng hạn. Còn hàm ý của câu đó là: xì tiền ra đây!
Vi tô vẫn làm thinh như mọi bận. Phanuchi mới mở mồm là anh biết ngay hắn muốn gì, nhưng cứ mặc kệ, đợi hắn tự nói toạc ra. Phanuchi cười nhăn nhở khoe bộ răng vàng, khoe luôn cái sẹo trắng ớn quanh cổ, rồi làm như nóng bức lắm, hắn rút khăn tay lau mặt và cởi cúc áo vét để lộ khẩu súng giắt cặp quần. Hắn thở ra:
- Đưa tao năm bách, tao bỏ qua cho Bọn nhãi thời này chẳng còn biết lễ phép gì cả...
Vi tô Côrleône mỉm cười. Trong nụ cười của gã trai tay chưa nhúng máu này có cái gì lạnh giá ghê người, khiến Phanuchi đứng đờ ra mất một lúc. Nhưng rồi hắn cũng trấn tĩnh lại, nạt:
- Nếu không mày sẽ bị cớm nó vồ ngay tắp lự, vợ con mày tha hồ ê mặt, chết đói cả nút. Thôi, nếu chúng nó nói khống lên cho mày thì tao chỉ cần dúng mỏ tí tẹo thôi cũng được. Nhưng không được dưới ba trăm, và nhớ là cho thằng này leo cây thì bỏ bố với tao!
Đến đó Vi tô Côrleône mới chịu mở mồm. Anh nói có tình, có lí, không chút nóng giận, giọng nói trước sau vẫn lễ phép, có trên có dưới đàng hoàng, trọng vọng Phanuchi như bậc đàn anh.
Phần tôi bọn kia đang giữ cả, - anh nhỏ nhẹ, - để tôi nói lại với chúng nó đã.
Phanuchi thấy nhẹ cả người:
- Bảo bọn bạn mày rằng chúng nó cũng phải chi ra ngần ấy - tao nghĩ chúng nó cũng chịu cho tao dúng mỏ thôi Cứ bàn với nhau đi, - hắn nói chắc chắn.- Thằng Cemenxa biết tao quá rồi, chỗ người quen mà, thế nào nó cũng hiểu ngay. Mày cứ xem nó mà làm, khoản này nó thạo lắm.
Vi tô đứng đổi chân liên tục, mặt anh có về phán vân:
Vâng, - anh nói. - Tôi mới làm quả đầu nên còn chưa quen. Cám ơn anh dìu dắt chỉ bảo, xin được coi anh như sư phụ.
Nghe thế, Phanuchi khoái quá:
- Chú em khá lấm. - Hấn nắm tay Vi tô xiết thật mạnh trong bàn tay lông lá của mình. - Biết điều đấy. Trẻ như mày được thế là giỏi. Lần sau nhớ có gì cứ hỏi tao trước. Tính chuyện gì cứ bảo tao, biết đâu tao cũng giúp cho một tay.
Sau này Vi tô Côrleône mới hiểu nhờ đâu mà hôm đó anh đã biết chọn không nhầm cách ứng xử đúng đắn với Phanuchi. Cái chết của ông bố cương cường bởi tay bọn mafia Xixili hiển nhiên đã dạy cho anh tính thận trọng. Nhưng thực ra lúc đó trong bụng anh đang sôi sùng sục vì có đứa nhăm nhe giật của anh món tiền mà anh đã phải liều tính mạng và tự do mới kiếm được.
Anh không sợ, hơn thế, anh đã rút ra một kết luận rằng Phanuchi là thằng ngu mạt hạng. Theo chỗ Vi tô biết thì gã hộ pháp Clemenxa thà bị lột da lóc thịt, chứ đời
nào chịu mất một xu hắn vất vả mới kiếm được. Chẳng phải hắn dã sẵn sàng hạ một tay cảnh sát chỉ vì tấm thảm hôm nọ đấy sao? Còn tay Texxiô gày gò, dẻo dai chẳng phải vô cớ mà trông cứ như con rắn độc sắp sửa quăng mình.
Tuy nhiên, tối hôm đó ở nhà pi tơ Clemenxa bên kia hẻm sân lòng giếng, Vi tô lại học thêm được một bài nữa. Clemenxa chửi bới một thôi một hồi, Téxxiô cau cau có có như đám mây giông, nhưng ngay đó hai thằng lại chụm đầu bàn tính xem đưa hai trăm thì Phanuchi có chịu nhận không. Texxiô bảo có lẽ nhận, nhưng Clemenxa thì không tin, gạt phắt đi:
- NÓ có nhận khối. Thằng khốn mặt sẹo kia chắc đã đánh hơi đằng lão mua đồ rồi, làm gì chả biết mỗi đứa mình xơi bao nhiêu. Thiếu một xu đừng hòng nó chịu.
Chi mẹ nó đi cho rảnh nợ.
Vi tô không dám tin ở tai mình, nhưng cố không để lộ ra. Anh nói:
- Nhưng kiểu đâu mình lại phải chi cho nó chứ .Một mình nó thì làm gì được ba thằng mình? Mình mạnh hơn nó, vả lại mình có súng. Đồng tiền rút ruột của mình có lí đâu lại đem cống nó được
Clemenxa ôn tồn giảng giải:
- Thằng này nó có băng, toàn bọn đầu gấu băm bổ cả. nó còn ăn cánh với cớm nữa. Cậu biết nó gạ mình nói hở các phi vụ ra để làm gì không Để tia cho bọn cớm lấy công đấy. Món này nó chơi mãi rồi. Hơn nữa, chính Marandanla chia cho nó khu mình để kiếm cơm đấy.
Marandanla là tay anh chị có tiếng, lâu lâu lại được báo chi hót ầm lên. Nghe nói hắn cầm đầu một băng dao búa chuyên tống tiền, bao cờ bạc và cướp vũ trang.
Clemenxa xách rượu nhà làm ra. Vợ hắn bưng lên nào salami, nào quả liu, kèm thêm một khoanh bánh tướng làm theo lối Italia, rồi vác ghế xuống dưới nhà gộp chuyện
với mấy mụ hàng xóm. Vợ Clemenxa còn trẻ, mới ở quê sang, tiếng Anh một chữ cắn đôi chẳng biết.
Vi tô Côrleône ngồi uống rượu vang với hai bạn. Vừa uống vừa suy nghĩ - chưa bao giờ anh suy nghĩ một cách căng thẳng và công phu như vậy. Anh lấy làm lạ thấy
đầu óc mình sáng suốt rõ ràng đến thê. Vi tô điểm lại tất cả những gì mình biết về Phanuchi. Anh nhớ lại cảnh hắn úp mũ dưới cằm vừa hứng máu vừa chạy. Nhớ lại chuyện thằng rạch mặt hắn bị bắn ra sao, hai thằng còn lại đút tiền Phanuchi chuộc mạng thế nào. Thế là anh bỗng tin chắc rằng Phanuchi chẳng có bọn, cũng không có thần thế gì hết. Thần thế đếch gl mà lại khom lưng làm chỉ điểm cho cảnh sát chứ Tay ác sát gì mà lại bỏ qua chuyện án oán vì vài đồng bạc. Đừng hòng!
Mang danh cao thủ Mafiaso mà chưa lấy máu cả đám mấy đứa dám vuốt râu hùm thì đời nào chịu thôi?
Phanuchi tìm cách hạ được một thằng, nhưng hai đứa kia đã phòng bị dễ gì chơi được? Nuốt không trôi đành bấm bụng cho chuộc chứ đếch gì? Đúng rồi? Chỉ nhờ thói
du côn và hai cánh tay giã giò mà hắn mới moi được tiền của đám chủ tiệm và bọn chủ sòng tép riu, chứ quái gì. Hơn nữa Vi tô còn biết một ổ đánh bạc không chịu chi cho Phanuchi xu nào mà có ai hỏi han gì đâu...
Vậy là Phanuchi chỉ có một mình. Cùng lắm hắn chỉ biết sơ sơ mấy thằng giết mướn, có chuyện gì nhờ vả thì cứ việc xì tiền ra. Biết vậy rồi, Vi tô Côrleône chỉ còn phải quyết định xem đường đời của anh từ nay sẽ phải đi hướng nào...
Từ cái ngã ba đường ấy, anh đã rút ra một niềm tin mà sau này anh hay nhắc: mỗi người có số phận của mình. Giá kể hôm ắy anh chịu đấm mõm Phanuchi rồi xin xỏ một chân bán hàng, ki cóp ít lâu không chừng cũng mở được một cửa hiệu riêng. Nhưng số phận định đoạt anh phải trở thành ông Trùm, đem Phanuchi thí cho anh để lái anh theo định mệnh.
Uống cạn hũ rượu, Vi tô dè dặt trình bày:
- Thế này nhé, các anh mỗi người đưa tôi hai trăm, tôi nộp Phanuchi hộ cho. Cam đoan là nó sẽ nhận, có sao tôi xin chịu. Để tôi gỡ vụ này cho các anh đỡ áy náy Clemenxa ngờ vực liếc anh một phát chát nhanh.
Vi tô lạnh lùng nói:
- Chỗ bạn bè tôi không dối ai bao giờ. Mai anh cứ đi mà hỏi Pbaauchi. NÓ có đòi tiền, anh cứ nói thác đi, đừng đưa. Nhưng cũng đừng to tiếng với nó. Anh cứ bảo đưa tôi rồi, tôi sẽ nộp đâu vào đấy. Nó đòi bao nhiêu cũng chịu, đừng xin xỏ làm gì cho phiền .còn chuyện mặc cả với nó, các anh cứ để tôi. Nếu quả thật như các anh nói thì chẳng dại chọc tức nó làm gì cho thiệt
Cả bọn thống nhất như vậy. Hôm sau Clemenza gặp Phanuchi và lúc ấy mới chịu tin Vi tô nói thật. Sau đó hắn ghé vào nhà Vi tô và đưa anh hai trăm đô la:
- NÓ bắt tớ nộp bét ra là ba trăm, - hắn nói, mắt tò mò nhìn thằng bạn. - Cậu có cách gì mà rút được thế?
Vi tô điềm nhiên đáp:
Cách gì thì mặc tôi. Anh cứ nhớ tôi giúp anh là đủ.
Lát sau Texxiô đến. Tay này kín đáo hơn, nhạy bén và tinh khôn hơn Clemenxa, tuy sức vóc thì không bằng.
Hắn đánh hơi thấy có chuyện gì đó không ổn nên hơi lo
Cậu đừng có đùa với thằng "Hắc thủ ấy nhá, - hắn nhắc. - NÓ cáo lắm đấy. Nếu cần, tớ sẽ đi với cậu đến đưa tiền, có gì tớ làm chứng cho.
Vi tô Côrleône lắc đầu, chẳng nói chẳng rằng. Mãi sau anh mới bảo:
- Anh nhắn Phanuchi chín giờ tối nay lên nhà tôi lấy tiền. Phải chuốc nó chầu rượu, may ra tôi xin, nó bớt cho chút ít.
Texxiô lắc đầu quầy quậy:
không ăn thua gì đâu ! Thằng Phaduchi nó nói là nó làm.
Không sao, - Vi tô Côrleône đáp, - tôi sẽ nói phải quấy với nó.
Mấy tiếng "nói phải quấy sau này ai nghe cũng lạnh gáy NÓ giống như lời cảnh cáo cuối cùng - như tiếng rít của rắn đuôi kêu trước cú ra đòn tàn độc. Khi đã trở thành ông Trùm, mỗi lần ông mời những kẻ cứng đầu ngồi nói phải quấy - ai nấy hiểu ngay rằng đấy là cơ hội cuối cùng để tránh đổ máu và bảo toàn tính mạng.
Tối đó cơm nước xong xuôi, Vi tô Côrleône bảo vợ đuổi hai đứa nhỏ ra đường và cấm tiệt không được bén mảng về nhà chừng nào anh chưa cho phép. Vợ anh thì bắc
ghế trước cửa mà ngồi canh. Anh có chuyện riêng phải bàn với ông Phanuchi, cấm không được quấy rầy. Nhìn bộ mặt hốt hoảng của vợ, Vi tô cố nén giận:
Chắc cô hối vì lấy phải thằng đần hả? - Anh hỏi bằng giọng tỉnh như không.
Vợ anh không đáp - chị hoảng quá - lần này không phải sợ Phanuchi nữa mà là sợ chồng. Ngay trước mặt chị, người chồng đang lột xác từng giờ: đứng trước chị lúc này là một kẻ xa lạ , bừng bừng một cơn giận dữ dằn, đen tối. Xưa nay anh vốn ít nói, nhưng được cái tốt bụng, hết sức bình tĩnh, biết nghĩ - đàn ông Xixili có mấy
người được như thế. Còn lúc này, sắp sửa đáp lại tiếng gọi của định mệnh, anh đã lột phăng bộ mặt hiền lành nhẫn nhục, lột phăng lớp vỏ ngụy trang mà lồ lộ ngay trước mặt chị vợ. Hai lăm tuổi như anh mà khởi sự kể cũng muộn, nhưng khởi sự lại bằng một trận giáp lá cà.
vi tô côrleône đang tính giết Phanuchi. Nhìn cái túi chứa bảy trăm đô la thầm nghĩ : Anh chẳng ơn nghĩa gì với Phanuchi, lại chẳng họ hàng thân thuộc. Thế thì tại sao anh lại cúng không cho hắn bảy trăm đô la?...
Từ đó suy ra rằng một khi Phanuchi định ăn của anh bảy trăm đô la thì tại sao lại không thịt hắn đi? Thế gian bớt một thằng Phanuchi vẫn xong như thường.
Dĩ nhiên quyết định này cũng có mặt trái của nó. Biết đâu Phanuchi chẳng có mấy thằng đầu gấu che chở, bọn này dám kiếm cớ trả thù lắm. Ngay Phanuchi cũng là đứa nguy hiểm, lấy mạng hắn đâu có phải chuyện chơi. Lại còn cảnh sát và ghế điện nữa chứ. Nhưng án tử hình thì Vi tô đã lãnh từ ngày bố anh bị bắn rồi. Mười hai tuổi đầu anh đã phải trốn lưỡi hái thần chết mà vượt đại dương sang đất khách quê người, phải cải họ đổi tên. Anh đã câm lặng mở mắt nhìn đời và hiểu rằng mình thừa trí khôn lẫn gan mật để chọi lại bọn khác, chẳng qua từ trước đến giờ chưa có dịp nào cho anh thi thố các sở trường của mình mà thôi.
Dù vậy, Vi tô vẫn đắn đo trước khi đặt bước đầu tiên để đón nhận số phận, thậm chí anh đã đếm đủ bảy trăm đô la đút vào túi quần nữa. Nhưng đó là túi bên trái. Túi bên phải anh thủ khẩu súng lục mà Clemenxa đưa trước hôm cướp xe lụa...
Phanuchi đến đúng hẹn- chín giờ. Vi tô Côrleône đặt lên bàn hũ rượu nhà cất, cũng lại Clemenxa đưa cho.
Để Phanuchi khỏi nghi ngờ thiện chí của mình, Vi tô chìa xấp tiền ra trước. Thằng kia đếm tiền, nhét vào cái ví da to tướng, hớp một hớp rượu, rồi buông thõng:
- Còn thiếu hai trăm? .
BỘ mặt xầm xì với cặp lông mày sâu róm của hắn trơ như đá
Vi tô vẫn tỉnh khô, phân trần:
Thú thực dạo này thất nghiệp, tôi có hơi túng. ông anh thông cảm cho khất độ hai tuần lễ thì may lắm.
Ai cũng thấy đó là một nước cờ hợp lí. Bảy trăm cầm đây rồi còn hai trăm nữa đi đâu mà vội. Thói đời người ta năn nỉ là thường, biết đâu chẳng được bớt tí chút hay ít ra cũng dược thư thả ít lâu. Phanuchi tặc lưỡi hớp thêm một hớp rượu rồi phán:
Chà, chú em láu gớm! Sao trước nay anh không nghe nói gì về chú nhỉ? Chú mày lành quá, thiên hạ người ta bắt nạt đãy. Để rồi anh kiếm cho chú mánh gì có ăn hơn.
Vi tô cung kính cúi đầu, tỏ vẻ thích thú ra sức rót thêm thứ rượu đỏ sánh vào cốc Phanuchi. Nhưng hắn không muốn dây dưa, đứng dậy đưa tay ra bắt:
- Về nhá chú mầy, - hắn bảo. - Đừng oán thằng anh, nghe chửa? Cần gì chú cứ tít cho anh một tiếng. Chơi với anh không thiệt đâu mà lo.
Vi tô đợi cho Phanuchi đủ thời gian xuống hết cầu thang và ra khỏi ngõ. Đường đầy người - chí ít có cả chục nhân chứng sẽ nói rằng hắn đã ra khỏi nhà Côrleône yên lành. Vi tô ngó ra cửa sổ. Phanuchi ngoặt ra phía dại lộ Mười một. Vậy là hắn về cất tiền cho chắc chắn đây. CÓ thể cất cả súng nữa. Vi tô ra khỏi phòng, trèo cầu thang lên mái. Theo mái ngói khép kín thành một hình vuông, anh chạy sang phía mặt nhà đối diện, tụt thang cứu hỏa của một nhà kho xuống đằng sân sau.
Đá bung cửa sau, anh chạy qua cửa trước thông thống ra đường. Bên kia đường là nhà Phanuchi.
Nhà ở khu này chạy dọc sang hướng tây đến tận đại lộ Mười. Đại lộ Mười một phần nhiều là các nhà kho và bãi chứa hàng. Các kho bãi này do các hãng có hàng lưu chuyển trên tuyến đường sắt Trung tâm thuê bao để tiện đưa ra các ga hàng hóa nằm một dãy suốt từ đại lộ Mười một đến tận sông Hatxơn. Nhà Phanuchi là một
trong mấy ngôi nhà ở nằm giữa các kho hàng, dân ở đấy toàn phu bốc vác, dân gác hãm trên tàu, cánh coi kho, đám gái làng chơi hạng bét. Dân khu này tối đến không có lệ ra đường ngồi tán róc như dân Italia tử tế, mà mò hết ra quán rượu đập phá đến nhẵn túi. Cũng nhờ thế Vi tô Côrleône chẳng khó nhọc gì chạy sang bên kia đường mà không bị ai trông thay, rồi lẩn luôn vào lối lên nhà Phanuchi. Nấp sau cửa, anh rút súng đợi - Khẩu súng mà anh chưa hề bắn phát nào. Chưa bắn lần nào loại súng này, chứ luparu thì anh dùng từ năm lên chín để đi săn thú rừng với bố. Món lupara này anh bắn thạo phải biết, có thế bọn mafia hồi đó mới phải lùng anh mà diệt trước chứ.
Từ lối vào tối mò, anh thấy một chấm trắng băng qua đường tiến lại. ĐÓ là Phanuchi. Vi tô lùi mãi cho đến lúc đụng phải lần cửa bên trong ăn lên cầu thang. Anh giương súng sẵn. Tay anh duỗi dài, chỉ thiếu chừng vài bước chân nữa là đến cửa ngoài Cửa mở. Bóng Phanuchi hiện rõ trên khung cửa mở, quần áo một màu trắng toát, người ngang bè nồng nặc mùi mồ hôi quyện lẫn mùi rượu. Vi tô Côrleône bóp cò.
Phanuchi quị xuống, tay cố bíu vào cánh cửa mở hờ. Hấn giật đứt cúc áo để rút súng, lộ ra một vết đỏ thắm trên ngực áo sơ mi trắng. Cẩn thận như thầy thuốc tiêm
ven,Vi tô nhằm đúng điềm đỏ nổ tiếp phát nữa.
Phanuchi gục hẳn, đẩy bung cánh cửa ra. Hấn rống lên một tiếng rợn người, nghe như đau đớn lắm, nhưng vẫn có gì đó buồn cười. Những tiếng rống liên tiếp dội lên. Vi tô nhớ rằng anh đã đếm được ba tiếng rống trước khi kịp kè nòng súng vào bộ mặt mồ hôi nhớp nháp của hắn mà đẩy thêm một phát nữa. Năm giây trôi qua - năm giây dài dàng dặc - rồi Phanuchi mềm nhũn sụp xuống thành một đống choán hết lối đi.
Vi tô Côrleône cẩn thận móc túi Phanuchi lôi ra cái ví căng phồng và nhét vào ngực áo. Sau đó anh sang đường, chạy đến cái kho bỏ trống, chui qua cửa hậu vào sân trong và theo thang cứu hỏa leo lên mái. Đứng tít trên đó, anh nhìn quanh. Xác Phanuchi vần nằm chắn ngang cửa, nhưng đường phố vắng ngắt. Trong nhà một cánh cửa sổ mở ra, sau đó lại một cửa sổ nữa, những cái đầu đen đen thò ra trông không rõ mặt - nghĩa là cả mặt anh cũng không ai nhin rõ hết. Dân ở đây không có cái thói đi báo cảnh sát. Pbanuchi cứ việc thẳng cẳng nằm đãy đến sáng trừ phi có thầy cớm nào đi tuần đêm đụng phải, chứ dân tình chẳng tội gì ôm ngờ chuốc vạ
vào thân, lại mất công ngồi bót lấy cung nhọc xác. HỌ đóng chặt cửa, làm như không nghe thấy gì hết
Giờ thì chẳng đi đâu mà vội. Theo đường cũ Vitô quay lại lối cửa tò vò nhà mình rồi lần xuống, mở cửa phòng, chui tọt vào và chốt kĩ bên trong, xong xuôi mới lôi cái ví ra xem ngoài số bảy trăm anh đưa còn thêm máy tờ một đô và một tờ năm đô rơi ra bàn.
Trong ngăn đựng xu, có một đồng tiền vàng hai đô la - có lẽ Phanuchi giữ trong người lấy hên. Nếu quả thực hắn là một tướng cướp lắm tiền thì đi đâu đã chẳng kè
kè vác cả gia tài theo, cái đó đã rõ như ban ngày. Đến đây mọi nghi ngờ của Vi tô vẫn còn có lí.
Anh biết rằng phải thủ tiêu ngay cái ví và khẩu súng - ngay từ ngày đó anh đã đủ khôn để không mó đến vàng.
Anh lại leo lên mái nhà , trèo qua mấy đầu hồi rồi quẳng cái ví xuống một hẻm sân lòng giếng. Sau đó anh dốc hết đạn trong ổ ra, giáng thật lực nòng súng vào hồi nhà . Nòng súng vẫn trơ trơ. Thế là anh xoay ngược nòng giang thẳng cánh đập báng súng vào mép ống khói. Báng súng chực long, Vi tô đập thêm một phát và khẩu súng gấy đôi. Anh ném khúc nòng xuống một sân, báng súng quẳng sang hẻm khác. Chúng bay hết năm tầng gác rơi xuống đất, lọt thẳng vào những đống rác cao ngồn ngộn.
sáng ra, từ các cửa sổ người ta còn đổ thêm xuống nữa, lúc ấy thì có giời tìm... Vi tô quay trở về.
Anh thấy hơi run, nhưng vẫn còn tỉnh chán. Sợ máu vấy trên quần áo, anh thay hết, ném tất cả các thứ vừa cởi ra vào cái chậu kẽm mà vợ vẫn giặt quần áo. Anh lôi bàn chải, xà phòng, ngâm nước rồi để từng thứ lên bàn giặt chà rõ lâu. Giặt xong, anh lấy xà phòng cọ thật kĩ cả chậu tắm lẫn chậu giặt. Vi tô mò trong góc lôi đống đồ vợ đã giặt ra và cặp xen kẽ quần áo mình vào. Xong xuôi anh mặc quần áo sạch và xuống dưới nhà ngồi ghé vào vời chị vợ lúc ấy đang vừa nói chuyện vừa trông chừng bọn trẻ ở ngoài cửa.
Cẩn thận thế hóa thừa. Xác chết được phát hiện lúc rạng ngày, nhưng chẳng ma nào hỏi đến Vi tô cả. Hơn thế, cảnh sát cũng không thèm biết đến chuyện tối hôm
trước Phanuchi lên nhà Vi tô - mất công anh đã dựng sẵn bằng chứng ngoại phạm, để mọi người thấy hai năm rõ mười Phanuchi ra khỏi nhà.. Mãi sau này anh mới biết rằng cảnh sát thấy Phanuchi bị khử lại càng mừng, hơi đâu đi hỏi ai thịt hắn. HỌ cho đấy chẳng qua là chuyện thanh toán nội bộ trong một băng, nên mấy tên du đãng xưa nay có tiếng cướp của tống tiền bị gọi lên hỏi qua quít cho xong. Vi tô chẳng dính dáng gì với đám này nên chẳng ai sờ đến.
Đúng, quả thật anh đã qua mặt được cảnh sát, nhưng qua mặt các chiến hữu đâu phải dễ. Tuần đầu Cìemenxa và Texxiô cứ lẩn anh như chạch, tuần thứ hai, rồi tuần
thứ ba... Cuối cùng một tối nọ hai người dắt nhau đến.
Cả hai đều có vẻ kính nhi viễn chi. Vi tô đón họ một cách thân mật, tỉnh như không, rót rượu mời.
Một lúc, Clemenxa danh tiếng:
Bọn chủ tiệm đại lộ Chín mấy hôm nay không phải đóng tiền, - hắn xun xoe. -Các ổ cờ bạc và bao đề trong khu cũng thế.
Vi tô thản nhiên nhìn hết đứa này sang đứa kia, không nói gì. Đến đó texxiô bèn đánh bạo:
Mình tóm luôn mấy mối đó là vừa khéo: Bọn này thế nào cũng chịu chi.
Vi tô nhún vai:
Ô hay, sao lại mình nào vào đây? Tôi có biết mô tê gì đâu
Clemenxa cười hô hố, ngay từ những ngày còn trẻ, lúc chưa có bụng, giọng cười của hắn nghe đã có vẻ nặng lắm.
- Vậy chứ khẩu súng hôm nọ tớ đưa cậu vẫn khỏe đấy chứ - Hắn vặn. - CẬu không cần nữa thì trả tôi vậy.
Bằng một cử chỉ khoan thai, chững chạc, Vi tô Côrleône móc một xấp tiền trong túi quần ra đếm đủ năm chục.
Đây - anh nói, - đền anh. Khẩu súng tôi đã ném ngay sau hôm đó rồi. - Đoạn anh cười.
Dạo ấy Vi tô Côrleône còn chưa biết nụ cười của anh tác động đến người ta thế nào. NÓ lạnh giá, không có vẻ gì dọa dẫm. Anh cười như thể có chuyện gì đó buồn cười mà chỉ một mình anh hiểu. Nhưng khi anh đã cười kiểu này là có chuyện sinh tử. Và chuyện anh cười không còn là chuyện riêng nữa - đôi mắt không cười và thái độ bề ngoài vốn bình tĩnh và biết điều thế đột nhiên biến mất - lúc ấy thật đáng sợ... .
Clemenxa lắc vội:
- Tớ không cần tiền.
Vi tô lại nhét xấp bạc vào túi. Anh chờ - ba người giờ đã hiểu nhau quá rồi. Clemenxa và Texxiô biết anh thịt Phanuchi. Và tuy hai người chẳng nói hở cho ai, thế mà mấy tuần nay bà con cả xóm đều biết chuyện. Người ta bắt đầu coi anh như một nhân vật đáng nể. Nhưng anh thì tuyệt nhiên chẳng có ý dính gì thâu tóm các mối làm ăn - các chủ tiệm và các Ổ cờ bạc - mà Phanuchi bỏ lại.
Rồi việc phải đến đã đến. Một tối nọ vợ Vi tô dắt về một bà góa hàng xóm. Bà này người Italia, thật thà, lương thiện. Bà ta đầu tắt mặt tối làm lụng nuôi lũ con mồ côi của mình. Thằng con trai mười sáu tuổi của bà, theo kiểu Italia, làm được bao nhiêu tiền đều đưa hết cho mẹ trong phong bì nguyên xi; con gái mười bảy làm thợ may cũng vậy. Tối tối cả nhà xúm lại đơm cúc áo vào các tấm vỉ bằng bìa - một việc lích kích, vất vả mà chẳng được bao nhiêu. Người ta gọi bà là sinora Côlômbô.
Vợ Vi tô Côrleône bảo:
- Sinora đây đến nhờ anh giúp cho. Bà ấy gặp chuyện không may.
vi tô tưởng bà đến xin tiền nên đã định cho. Hóa ra không phải. Sinoru Côlômbô nuôi một con chó, con chó cưng của thằng bé út. Ai đó đi kêu với chủ nhà rằng con chó hay sủa đêm, nên ông ta bắt bà phải vứt nó đi.
Sinora Côlômbô ngoài miệng hứa vung vít, nhưng vẫn lén nuôi. Biết chuyện, chủ nhà bắt bà đi chỗ khác mà ở Bà thề sống thể chết rằng lần này sẽ vứt, và quả thật đã đem con chó đi cho. Nhưng ông chủ đã nổi cáu, một mực không chịu. Nếu bà không tự nguyện đi thì ông ta sẽ gọi cảnh sát đến xúc. Khi con chó bị đưa sang nuôi bên bà con ở Long Ailơnd, thằng bé khóc ghê quá.
Nhưng té ra công cốc! đằng nào bà cũng bị đuổi nhà...
Vi tô Côrleône khẽ kháng hỏi:
- Nhưng sao bà lại đến nhờ tôi?
Sinora Côlômbô hất đầu chi vợ gã:
- Tại cô nhà bảo tôi thế.
Thì ra chị vợ gớm thật. Chị đã chẳng hỏi làm sao hôm ấy anh giặt quần áo, cũng không hỏi anh ngồi nhà đều đều mà lấy đâu ra tiền. Ngay cả bây giờ mặt chị vẫn tỉnh khô.. Vi tô bảo bà hàng xóm:
Hay để tôi giúp bác ít tiền mà dời nhà, được không
Người đàn bà lắc đầu quầy quậy, nước mắt dân dấn:
Bạn bè tôi ở đây cả, - bà sụt sùi, - toàn những người quen tôi từ bé bên quê, làm sao tôi bỏ sang chỗ khác được? Tôi có quen ai ở đấy đầu? Nhờ anh nói giúp nói với ông chủ nhà một tiếng.
vi tô cúi đầu:
Thôi được Mai tôi sẽ nói chuyện với ông ấy. Xin bà cứ bình tâm.
Chị vợ cười - anh cũng thấy sướng mặt dù không để lộ ra. Sinora Côlômbô có vẻ chưa được yên tâm.
- Không biết ông chủ nhà có thuận cho không- Bà ta ngờ vực hỏi.
- Sinor Rôbertô chứ gì? Vi tô làm mặt ngạc nhiên.
- Thuận hẳn chứ. ông ấy là người tốt bụng, có điều phải nói thiệt hơn một chút thôi. Biết hoàn cảnh bà khó khăn thế nào ông ấy cũng thông cảm. Xin bà chớ bận tâm, mà cũng đừng buồn làm gì. Bà phải giữ gìn sức khỏe để còn trông nom cái cháu chứ.
Chủ nhà Rôbêrtô ngày nào cũng rảo một lượt qua năm ngôi nhà của ông ta nằm cùng một dãy trên phố. Bảo là người tốt bụng thì chưa chắc vì nghe nói tiền tậu nhà là nhờ trò mộ phu mà có. ông ta đây từng đi khắp nơi mộ phu cho các đồn điền, xí nghiệp kia mà. ông ta người miền Bắc, lại có chữ nghĩa, bọn miền Nam ngu dốt ông ta bóp là phải lè lưỡi ra. Bọn này ông chủ coi như rơm rác, nhếch nhác, cẩu thả, chẳng biết giữ gìn cái gì bao giờ. Thực ra mister Rôbertô không phải người ác có điều đầu óc lúc nào cũng nghĩ đến tiền. Tiền kiếm được - lo ít, tiền bỏ ra làm ăn - lo mất, tiền chi tiêu - lo phí. Chỉ vì tiền mà suốt ngày cứ khó đăm đăm. Khi Vi tô Côrleône ngăn ông ta lại nói chuyện, miste Rôbertô đáp lại có phần hơi gay gắt. Gay gắt nhưng không thô lỗ, bởi lẽ dân miền Nam có thói quen hơi một tí là rút dao - tuy thế anh chàng này có vẻ hiền.
- Thưa sinor Rôbertô, - Vi tô Côrleône nói, - tôi nghe bà góa bạn vợ tôi không hiểu sao lại bị đuổi ra khỏi nhà ông... Bà ấy Ở góa, không có ai để nương tựa. Của nả
không có gì, bạn bè thì ngoài mấy người cùng phố ra, chẳng còn ai. Tôi nhận lời xin nói giúp, biết rằng ông là người hiểu biết, chỉ vì nhầm lẫn thế nào mới ra nông nỗi. Con chó gây chuyện lôi thôi bà ấy đã cho đi rồi, chắc là không còn vướng mắc gì nữa. Người cùng xứ với nhau, tôi xin ông nhón tay làm phúc...
Sinor Rôbertô nhìn anh từ đầu đến chân. Non choẹt, tầm thước, khá to ngang. Nhưng trông quê chết đi được, thế mà cũng đòi "người cùng xứ"... Rôbertô nhún vai:
Căn nhà tôi đã cho_người khác thuê rồi,-ông ta nói.- Thuê cao hơn. Tôi không thể vì bà người quen của anh mà sai lời hứa với người ta dược.
Vi tô Côrleône vâng dạ gật đầu ra ý hiểu.
- Vậy cao hơn là bao nhiêu ạ? - Anh hỏi.
- Hơn năm đô la, - mister Rôbertô đáp.
Bịp. Cái thứ nhà cửa ọp ẹp, bốn phòng thông thống cạnh đường tàu ấy bà góa thuê hết mười hai đô la một tháng. CÓ họa ai điên mới trả hơn.
Vi tô Côrleône rút ra một xấp bạc, đếm đủ sáu tờ năm đô la.
Đây xin ông cầm lấy sáu tháng tiền phụ trội. ông không cần phải nói lại với bà Côlêmbô, bà ấy khí khái lắm.
Hết sáu tháng xin ông cứ tôi mà đòi. Với lại xin ông cho phép bà ấy nuôi con chó.
Chó cái con... bố mày đây này! - Mister Rôbertô gầm lên. - Mày là thằng nào mà dám lên mặt với ông Giờ hồn đấy, thằng quê Xixili kia, không khéo chính mày lại bị ném ra đường bây giờ?
Vi tô Côrleône ngạc nhiên giơ tay lên trời:
- Ô hay, - anh nói, - tôi chỉ xin ông chủ thôi chứ có gì đâu biết đâu sau này tôi chả có dịp đền ơn ông, đúng không ạ? Xin ông cầm giúp số tiền này, coi như lòng thành của tôi, còn sau đó thế nào tùy ông định đoạt, chẳng nhẽ như vậy là tôi lên mặt với ông .Anh dúi tiền vào tay mister Rôbertô - Xin ông làm ơn làm phúc cầm cho và nghĩ lại giúp, chỉ có thế thôi. Sáng mai có gì ông đưa lại cũng được. Nếu ông nhất định đuổi bà ấy thì tôi cũng chịu vậy chứ biết làm sao? Nói gì thì nói, đây vẫn là nhà ông mà. ông muốn ném con chó đi cũng là chuyện dễ hiểu. Chính tôi đây cũng chẳng ưa gì súc vật. - Anh vỗ vai mister Rôbertô : - ông không từ chối tôi một việc nhỏ mọn này chứ ạ? Tôi sẽ không quên ơn ông đâu. Tôi là thằng ơn nghĩa phân minh, không tin, xin ông cứ hỏi mọi người thì biết.
Sự thực thì mister Rôbertô cũng đã đoán biết phần nào. Chiều hôm đó, hỏi han về thằng cha Vi tô Córleône xong là ông ta vội vàng chạy đến tìm anh ngay. ông chủ
xin lỗi đêm hôm còn tới quấy rầy, cúm rúm đón cốc rượu chị vợ Côrleône mời. ông ta xin sinor Vịtô Côrleône vui lòng bỏ quá cho cái chuyện hiểu lầm đáng trách, bảo
rằng mẹ con sinora Côlômbồ cứ việc ở lại và dĩ nhiên có thích nuôi gì cứ nuôi. Hàng xóm láng giềng là cái thá gì chứ BỎ ra mấy đồng quèn mà con chó khốn khổ vừa hơi
sủa một tí đã thế nọ thế kia, nhắng lên!... Sau cùng, ông chủ móc ra ba chục đô la ban sáng để lên bàn, giọng đứt đoạn đến là thương tâm:
- Thấy ông khảng khái bỏ tiền ra giúp bà góa tội nghiệp mà tôi xấu hổ quá. Tôi xin bày gan ruột ra đây để ông thấy tôi cũng là người có đạo, dám đâu không biết thương người. Thôi, tiền nhà tôi nghĩ cứ để nguyên như cũ, tăng nữa mà làm gì?
Một màn kịch cực kì. Vi tô róc rượu, thét vợ đưa bánh ngọt, nắm tay mister Rôbertô mà nức nở khen độ lượng thương người. Mister Rôberto thở dài mà rằng nhờ duyên kì ngộ ông ta mới hay thiên hạ vần còn người tử tế Hai người dùng dằng mãi mới chịu chia tay. Ra khỏi nhà mister Rôbertô thấy tim đấp chân run - hú vía! ông ta lên xe điện về nhà ở khu Bronkx và nằm vật ra giường. Suốt ba hôm liền, ông ta không dám ló mặt xuống phố.
Kể từ hôm dó, Vi tô Côrleône nghiễm nhiên được mọi người trong khu phố vị nể. Người ta lại rì tai nhau rằng vitô có sự hậu thuẫn của xa tít bên Xinxili. Một ổ cờ bạc tự nguyện đến xin cúng mỗi tuần hai mươi đô gọi là ra mắt. Đổi lại chỉ cần mỗi tuần hai bận Vi tô ghé qua để chứng tỏ rằng dân chơi ở đó được anh đỡ đầu
Mấy ông chủ tiệm bị bọn du côn choai choai phá phách cũng đến cậy anh can thiệp. Có can thiệp là có tiền. Chẳng mấy chốc thu nhập của anh đã lên đến một trăm đô la mỗi tuần - thời ấy thế là ghê lắm. Clemenxa và Texxiô là bạn hẩu, là đồng dạng, nghĩa là hai người cũng được dây máu ăn phần. Vi tô sốt sắng đưa trước, chứ không chờ hai người phải hỏi. Cuối cùng anh quyết định chung lưng với thằng bạn nối khố Giencô Apbanđanđo mở một ngôi hàng chuyên nhập dầu liu. Giencô lo việc gom hàng từ Italia sang, mua lại với giá phải chăng và bảo quản hàng trong kho của ông bố.
Khoản này anh ta thạo lắm. Clemenxa và Texiô phụ trách việc tiêu thụ. Hai người chia nhau chạy quanh các cửa hàng của người Italia trong khu Manhattan, sau đó
lan sang cả Bruclin, rồi tiếp đến nữa là Bronkx, mời chào các chủ tiệm lấy vào thứ dầu liu nguyên chất chính hiệu Giencô Pura (vốn khiêm tốn, Vi tô Côrleône từ chối không lấy tên mình ra làm nhãn hiệu). Cầm đầu hãng dĩ nhiên phải là Vi tô bởi lẽ anh bỏ ra nhiều vốn hơn cả. Ngoài ra, mỗi khi một chủ hiệu nào đó có vẻ không mặn mà với những lời mời chào của Clemenxa và Texxiô thì lại phải đến Vi tô ra tay chinh phục bằng những lí lẽ không nghe không được.
Suốt mấy năm Vi tô Côrleône lo mở mang kinh doanh và hài lòng thấy cơ sở ngày càng phất. Chả thế mà nhãn dầu Giencô Pura hồi ấy bán chạy nhất trong tất cả các
thứ dầu ăn Italia. Bận quá nên chẳng còn thời giờ đâu ngó ngàng đến vợ con - phải cạnh tranh với các địch thủ bằng mọi mánh lới; nào hạ giá, nào chiếm mối bỏ hàng,
nào nuốt dần các cơ sở nhỏ. ở một nước tự do cạnh tranh như Mĩ, chiếm độc quyến bằng những thủ đoạn chính đáng đâu phải dễ . Giencô Pura ra sau, ngắn vốn lại không
chịu bỏ tiền quảng cáo (ông chủ Vi tô chủ trương quảng cáo theo kiểu cổ điển là rỉ tai nhau, một đồn mười, mười đồn trăm), hơn nữa dầu cũng chẳng có gì hơn dầu các
hãng khác, nên chiếm độc quyền lại càng khó. Có thế Vi tô Côrleône mới đeo cái chiêu bài "nhân vật đáng nể" để hỗ trợ cho đường lối làm ăn biết điều chứ!
Từ bé Vi tô Côrleône đã có tiếng là người ôn hòa và biết điều. Anh không bao giờ dọa nạt, chỉ dùng lí lẽ - là lí lẽ thì không còn cãi vào đâu dược. Anh luôn luôn lo sao bạn hàng cũng đánh hơi thấy món hời, không ai thua thiệt Dĩ nhiên các thủ pháp anh dùng phải đập ngay vào mắt kia. Giống như các nhà doanh thương xuất chúng, anh đã sớm hiểu ra rằng tự do cạnh tranh là không thể được - phải độc quyến mới hợp lí và hữu hiệu.
ở Bruchn có mấy tay chủ vựa dầu ăn - những kẻ nóng nảy, độc đoán, cứng đầu, khăng khăng không chịu chấp nhận ý kiến của Vi tô Côrleône ngay cả khi anh đã hết
sức nhẫn nại nó rõ thiệt hơn. Thương thuyết chán chê không được. Vi tô chịu thua, phái Texxiô sang Bruclin thu xếp Kho bị đốt, xe bị lật, dầu Ô liu chảy xanh lè cả mặt
đường Một tay người Milan nóng nảy tự phụ và bồng bột, tin cảnh sát hơn cả tín đồ tin Chúa, hăm hở đi thưa nhà chức trách - tệ đến thế là cùng! Kiện cáo cả đồng
bào người Italia của mình, bất chấp omerta.đã có từ ngàn năm nay. Nhà chức trách đâu chưa thấy, mà tay chủ vựa đã mất tăm, bỏ lại một vợ ba con côi cút, may mà chúng đều lớn cả, nên cũng cáng đáng được công việc của bố và chịu thỏa thuận với hãng Giencô Pu ra.
Người ta sinh ra đâu đã là vĩ nhân ngay - vĩ nhân là do rèn luyện mà thành. Khi bắt đầu ban hành "luật khô cấm bán rượu chính là lúc Vi tô Côrleône bước một bước cuối cùng từ nhà kinh doanh bình thường-tuy có hơi "chơi rắn" thật - trở thành ông Trùm hùng mạnh, một trong những ông vua trong giới làm ăn phi pháp.
Việc đó không phải xảy ra trong một sớm một chiều, cho đến cuối thời "luật khô" bước sang thời đại suy thoái" thì đã không còn Vi tô Côrleône nữa, mà thay vào
đó là Bố Già. ông Trùm. Don Côrleône.
Mọi việc khởi nguồn rất tình cờ? Hồi đó hãng Giencô vừa tậu được sáu xe tải. Một ổ buôn lậu rượu nhờ Klemenxa đánh tiếng với Vi tô Côrleône chở lậu uytxki và các thứ rượu khác từ canađa sang. Muốn đưa hàng về đến Niu York, bọn buôn lậu cần xe và cần người áp tải. Mà áp tải phải là hạng đầu gấu chịu chơi, lúc cần )hải dám tỏ ra cương quyết - hay nói nôm na là phải giở võ. Bọn kia hứa trả hậu cho cả xe lẫn người. Món tiền lớn chưa từng có, khiến Vi tô Côrleône dừng hết riệt buôn bán mà ném gần như toàn bộ số xe trong tay sang chở hàng lậu. Bọn kia trả hậu thật, nhưng lại hở mồm dọa anh. Người như Vi tô Côrleône thì có dọa dẫm hay chửi thẳng vào mặt vẫn cứ như không. Hơn thế, anh còn phân tích mổ xẻ kĩ càng biết bọn này dọa hão, nên càng coi thường.
Cả lần này anh cũng tính không nhầm. Nhưng cái chính là có thêm khôn ngoan và kinh nghiệm, mở rộng làm quen. Giống như nhà băng lo gom góp tích luỹ tiền, đằng này anh lo gom góp tích luỹ ân tình để rồi có ngày nhờ đến. Vì lẽ máy năm gần đây, ai cũng nhận thấy Vi tô Côrleône được trời phú cho không phải những khả năng bình thường, mà là một thiên tài thực sự hiếm có .
Anh đã nhận che chở các gia đình người Italia mở nhiều quán rượu bất hợp pháp ngay tại nhà, nơi một công nhân chưa vợ có thể làm một cốc uytxki với giá mười lăm xu. Khi. đứa con út nhà bà góa Côlômbô chịu lễ thêm sức, anh nhận cậu ta làm con đỡ đầu và tặng cu cậu một món quà quí:một đồng hai mươi dô la vàng.
Chở hàng lậu tránh sao khỏi bị cảnh sát giữ xe, Giencô Apbanđando liền thuê luôn một luật gia giỏi, quen biết nhiều quan chức cảnh sát và tòa án. Một hệ thống mua chuộc được suy tính và xếp đặt trơn tru, chẳng bao lâu tổ chức của Côrleône đã có nguyên một dẫy "chân rết" dài ngoằng,nói cách khác là một danh sách các nhân vật trọng yếu mà cứ chiếu theo đó để lót tiền hàng tháng. Tay luật sư thấy lắm "chân rết" quá định cắt bớt thì Vi tô Côrleône bèn ngăn lại. "Không, không, - anh nói. - Cứ để nguyên thế, kể cả những người lúc này chưa giúp gì cho mình cũng dừng gạt ra. Tôi tin ở tình bạn và có bổn phận phải bày tỏ tình bạn
Năm tháng qua, giang sơn của Côrleône càng bành trướng, có thêm nhiều xe mới, có thêm nhiều chân rết Số người trực tiếp làm cho Clemenxa và Texxiô cũng tăng lên. Cai quản cả một bộ máy như vậy đâm khó. Rốt cuộc Vi tô Côrleône phải lập ra một cơ cấu rạch ròi cho tổ chức của mình. Anh phong Clemenxa và Texxiô chức caporegime - tương tự như đội trưởng hay toán trưởng, - bọn dưới quyền thì gọi là lính. Giencô Apbanđanđo được phong chức consigliori - hoặc quân sư.
Giữa Vi tô và những đứa thực hiện ý muốn của anh đã có một lớp đệm. Bao giờ cần ra lệnh gì, Vi tô cứ báo thẳng Giencô hoặc một trong hai caporegimes: ít khi có ai thấy anh ra lệnh gì cho những người khác. Sau đó anh tách bọn Texxiô làm một toán - regime - đặc nhiệm hoạt động ở Bruchin. Anh nới rộng quyền hạn của Texxiô
và Clemenxa, mỗi ngày một tách họ ra thật xa đẩ họ khỏi thân mật với nhau quá ngoài những trường hợp thật cần thiết. Đối với Texxiô ranh ma thì anh giải thích
vì sao phải làm thế và chưa cần nói hết Texxiô dã nắm được ngay ý đồ của anh mặc dù Vi tô chỉ bảo là đề phòng tránh pháp luật mà thôi. Texxiô hiểu ngay - Vi tô đề
phòng hai người thông đồng với nhau chống anh , nhưng cũng hiểu rằng đó không phải là biểu hiện xấu chơi, mà chẳng qua chỉ là một biện pháp đề phòng thuần túy,
một thủ đoạn chiến thuật đơn giản..
Cuộc "đại suy thoái" chỉ càng giúp Vi tô Côrleône phất nhanh. Đó chính là những năm mà người ta bắt đầu kính cẩn thêm vào trước tên anh một chữ don - ông Trùm..Dân thành phố đói dài, người tử tế tìm việc bạc mặt. Người tự trọng cũng phải muối mặt nhận đồ cứu trợ của nhà nước từ tay đám công chức hên hạ. Riêng người của Vi tô thì vênh váo đi ngoài đường, hầu bao căng phồng mà lại khỏi phải lo mất việc. Dù là người nhún nhường nhất, don Côrleône cũng không khỏi tự đắc ý, ông lo toan chu đáo cho giang sơn và các thần dân của mình, không phụ lòng mong mỏi của những kẻ đã tin cậy ông, đổ mồ hôi mà làm việc cho ông, liều đánh đổi tự do và tính mạng của mình để phục vụ ông. Nhỡ sơ sẩy ai phải nằm nhà đá thì gia đình sẽ được chu cấp
- không phải bố thí chút đỉnh cầm hơi mà trước đây kẻ không may lĩnh bao nhiêu thì bây giờ vợ con vần nhận đủ bấy nhiêu.
Làm thế dĩ nhiên không phải vì lòng từ tâm cơ đốc gì Ngay cả bạn hữu cũng không ai gọi don Côrleône là bậc thánh nhân. Sự hào phóng như vậy là đã tính đâu vào đó cả rồi. Kẻ nào bị bắt đều biết rằng chỉ cần giữ mồm giữ miệng là vợ con khắc có người lo. Nếu không khai báo gì với cảnh sát thì ra tù tha hồ được ưu đãi, có người đón, có tiệc tẩy trần, có dân tình kéo đến đầy nhà chia vui. Có phúc thì nửa đêm ông Consigliori hay đích thân ông Trùm vi hành đến nâng chén rượu mừng tráng sĩ trở về bình an. Sau đó người hùng sẽ được trao một tấm séc hay một món tiền đủ đưa cả nhà đi du lịch nửa tháng cho bõ lúc gian truân. Sau rốt mới lại bắt tay vào đảm đương chức vụ cũ. Đó là cái giá trả cho lòng tận trung với ông Trùm.
Lúc bấy giờ doll Côrleône mới nảy ý so sánh. ông thấy mình cai trị cái giang sơn nho nhỏ của mình cừ hơn kẻ thù của ông lãnh đạo cái thế giới lớn chuyên môn ngáng chân ông. Và ông nhồi cái nhận thức đó vào đầu đám dân nghèo ngày ngày đến cửa ông xin xỏ, nhờ vả - xin giúp sổ cứu tế, nhờ móc thằng con trong tù ra hay cho nó một chỗ làm, giật nóng ít tiền đang cần gấp, nhờ nói giúp lão chủ nhà nới tay bớt tiền nhà cho dân thất nghiệp.
Ai ông Trùm cũng giúp, không những thế, ông còn giúp tận tình, biết lựa lời an ủi để khỏi mủi lòng người có Việc phải nhờ vả. Cũng chẳng có gì lạ là đến kì bầu cử các vị vào các cơ quan lập pháp của bang, vào các cơ quan hành chính, vào nghị viện, đám dân Italia dốt nát chỉ biết gãi đầu gãi tai không biết bỏ cho ai, rốt cuộc đành kéo nhau đến hỏi người đỡ đầu của mình, đến Bố Già của mình, - don Côrleône. Cứ thế dần dần ông Trùm trở thành một thế lực trên chính trường - một thế lực mà thủ lĩnh đảng nào biết nhìn xa trông rộng đều không thể bỏ qua. Với sự khôn ngoan nhạy bén của một chính khách, ông Trùm củng cố địa vị của mình bằng cách cho những đứa hé linh lợi trong các gia đình người Itaha nghèo được ăn học đến nơi đến chốn - mấy năm nữa trong số đó biết đâu chả có những luật sư, phụ tá, biện lí tiểu bang, không chừng lại cả quan tòa ấy chứ!
Việc hủy bỏ "luật khô" đã giáng cho đế quốc Côrleône một đòn choáng váng, nhưng cả mặt này ông Trùm đã kịp phòng bị ít nhiều. Năm 1938, ông đã phái những người tin cẩn đến gặp vua sòng bạc Manhattan. Tay này nắm toàn bộ ngành kinh doanh đen đỏ ở Manhattan: nào trò xóc đĩa trong các ngõ hẻm - bến tàu và nghề cầm đồ bao giờ cũng đi kê kè với nó như thể có chơi dã cầu là phải có bán bánh mì xúc xích vậy, nào cá cược các trận thi đấu thể thao, các sòng bài lậu, nào các ổ bao đề ở Harlem. Tay này tên là Marandanô, được giới giang hồ Niu York coi là pezzonovante - tay tổ. Sứ giả của Côrleône đề nghị Marandanó hợp sức, lời lãi chia đều Có tổ chức tốt, có các nhân mối trong cảnh sát và trong chính giới, Vi tô Côrleône nhận bảo đảm che chấn kĩ các cơ sở làm ăn của Marandanô, rồi lúc nào hắn đủ cứng cáp, ông sẽ tạo điều kiện cho hắn vươn ảnh hưởng sang Bruclin và Bronkx nữa. Nhưng Marandanô là đứa thiển cận nên hắn gạt phắt. Hắn chơi với cả Al Capône, trong tay có hẳn một băng riêng hùng cứ một phương, súng ống nhiều không kể xiết. Hắn đời nào chịu chung đụng gì với cái gã chơi trội kiểu cách ông tướng mà nghe đồn chẳng giống một tay mafioso chính cống tí nào kia.
Lời cự tuyệt của Marandanô đã chầm ngòi cho cuộc chiến tranh đẫm máu năm 1933, làm đảo lộn cả giới giang hồ Niu York.
Thoạt nhìn thì lực lượng đôi bên chênh lệch thấy rõ. Marandanô mạnh cánh, toàn những đứa to vâm băm bổ trông coi quyền lợi của cánh rất kĩ. Hắn là chỗ bạn bè
của Al Capône, có gì chỉ cần ới sang Chicagô một tiếng.
Hấn đi lại thân mật với nhà Tatnglia độc quyền mãi dâm và nắm toàn bộ việc tiêu thụ ma túy ở Niu York (tuy lúc bấy giờ món này chưa ăn lắm). Marandanô còn quan hệ làm ăn với các nhà đại công thương hàng đầu vì đám này vẫn nhờ đến bọn ác ôn của hắn răn đe các thủ lĩnh người Do Thái của những nghiệp đoàn may mặc và dằn mặt cánh nghiệp đoàn vô chính phủ người Italia trong ngành xây cất.
Đối với don Côrleône chỉ có hai toán ít ỏi nhưng dày dặn của Clemenxa và Texxiô. Trong chuyện này các mối quen biết trong chính giới và trong cảnh sát không đem
lại ưu thế gì cho ông Trùm vì dân làm ăn lớn đứng về phía Marandanô. Thay vào đó, ông Trùm có ưu thế khác địch thủ không biết gì về cánh Côrleône. Thực lực của
ông Trùm giới giang hồ chỉ láng máng biết, thậm chí nhiều bọn cứ tưởng Texxiô là một cánh riêng.
Tuy nhiên, trận đấu vẫn không cân sức nếu như Vit tô Côrìeône không san bằng tỉ số bằng một tuyệt chiêu tính toán như thần.
Toan triệt tên ranh con bố láo ngay đầu nước, Marandanô cầu cứu Capône tăng cường cho hai tay súng cự phách nhất của mình. Bạn bè nhà Côrleône ở Chicagô đã kịp cấp báo cho ông Trùm hay rằng hai thằng hung thần này sẽ đến Niu York bằng xe lửa. Vi tô Côrleône bèn sai ngay tên thiên lôi Luca Bradi ra đón với những lời tống tiễn làm khơi dậy trong cái sinh vật quái dị ấy tất cả mọi thú tính.
Luca xách bốn thằng đàn em ra ga đón hai tay anh chị Chicagô. Một thằng kiếm được chiếc taxi đánh ra chờ trước ga, một thằng làm phu khuân vác đón ngay vali của hai vị khách và đưa hai vị ra chiếc taxi nọ. Hai vị ngồi vào xe thì Luca và một thằng đàn em nữa ở hai bên tấp luôn vào, dí súng bắt các vị nằm tạm xuống sàn.
Taxi phóng đến một nhà kho gần bến tàu mà Luca Bradi đã nhắm trước.
Tới đó, hai ông khách bị trói gô bốn vó, mỗi vị làm một cục khăn bông trong mồm, hết đường kêu cứu.
Kế đến Luca lấy cái rìu máng trên tường xuống và ra tay chặt một vị sứ giả của Capône ra thành mấy khúc cho vị kia dự khán. Sức vóc là thế, nhưng Luca phải vất
vả mới hoàn tất được công việc. Lúc quay sang vị khách kia, gã mới thả phào tay hung thần của Ai Capône khiếp quá đã làm được một việc phi thường: hắn nuốt
chửng cục khăn và chết nghẹn tự bao giờ.
Mấy hôm sau băng Capône ở Chicagô nhận được mấy dòng thư của Vi tô Côrleône. Thư viết rằng: "Chắc huynh đã thấy đệ đối xử với kẻ thù như thế nào. Hai thằng
Xixili xích mích với nhau thì người Napôli có nên nhảy vào không ? Nếu huynh muốn thì đệ xin được coi là bạn - nếu vậy xin ghi giúp món nợ ân tình đệ sẽ dốc lòng
đền đáp. Lịch duyệt giang hồ như huynh hẳn thừa hiểu có một người bạn biết tư lo thân và lúc khó khăn luôn sẵn sàng ra tay chi viện còn hơn là cũng bạn bè mà chỉ
biết van xin cầu cứu. Nhược bằng huynh không coi tình bạn của đệ vào đâu thì đành vậy. Có điều xin báo trước huynh rõ là thời tiết chốn này ướt át, e không lợi cho
ngọc thể, khuyên huynh chớ nên bén mảng tới .
Thư viết thế mới tức chứ,tức như bò đá. Bởi lẽ dưới con mắt don Côrleône thì bọn Capône chẳng qua chỉ là một phường du côn ngu ngốc. Nội gián của ông Trùm báo về cho biết Capône dã mất chỗ dựa trong giới chính khách vì thái độ côn đồ của hắn lộ liễu và làm giàu phi pháp. Mất chỗ dựa trong chính giới dù Al Capône hay phe nào đi nữa sớm muộn cũng bị triệt. Đúng là hắn đang đi vào con đường chết. Dù thực . lực hắn có mạnh thật thi chỉ mạnh quanh quẩn ở vùng Chicagô chứ không hơn.
Y như rằng ngón đòn này có công hiệu. Phần vì cách xuống tay tàn độc, phần vì phản ứng mau lẹ thần tốc của ông Trùm đối với sự kiện. Một khi don Côrleône có
mạng lưới điệp báo hơn hẳn như vầy thì mọi bước tiếp theo quả là lành ít dữ nhiều. Tốt hơn cả - và khôn ngoan hơn cả - là chấp nhận tình bạn. Vả lại sau này còn có
phận nhờ, trong thư chả nói thế là gì . Cánh Capône thông báo cho ông Trùm hay rằng chúng sẽ đứng ngoài cuộc
Tới đây thì tỉ số dã san bằng, trừ một điều là Vi tô Côrleône được giới giang hồ khắp nước Mĩ vì nể sau khi đã hạ nhục Al Capône. Suốt nửa năm trời cánh Côrleône lấn ép Marandanô, bám theo hắn sát gót. ông Trùm liên tục tập kích vào các hẻm phố có các sòng bạc do Marandanô bảo trợ. Thằng bao đề số một ở Harlem bị lột sạch tiền bán một ngày đề với toàn bộ giấy biên đề.
Ngay cả các khu thợ may cũng bị đốt phá, Clemenla dẫn bọn dao búa đến ứng cứu các thủ lĩnh nghiệp đoàn đang sợ run trước bọn đấu gấu của Marandanô do các chủ xí nghiệp thuê. Như vậy là ông Trùm cùng một lúc tấn công trên khắp các mặt trận. Và trên khắp các mặt trận, nhờ ưu thế hơn hẳn về thông tin, về tầm mắt chiến
lược và về tổ chức kỉ luật, bao giờ ông Trùm cũng giành phần thắng. Cái kiểu hung hăng phổi bò của Clemenxa được ông Trùm khéo dùng đâm ra được việc Và sau đó
mới đến lúc don Côrleône tung lực lượng dự bị để dành cho chung cuộc - regime của Texxiô, - xua nó đi lùng tên đầu sỏ Marandanô .
Trước đó Marandanô đã cuống quít phái người dẫn mối đến cầu hòa. Vi tô Côrleône viện hết cớ này đến cớ khác không tiếp. Bọn đàn em thấy thua to rủ nhau trốn hết để khỏi chết oan. Bọn thầu đánh cá và bọn cầm đồ trở cờ đem tiền cúng don Côrleône xin che chở. Trận chiến coi như chấm dứt.
Nhưng Marandanô còn thì . Texxiô còn việc. Tay caporegime ranh ma đã móc nối được mấy thằng trong đám vệ sĩ của Marandanô, xui chúng bán đứng ông chủ,
hứa hẹn sẽ để chúng thay chân làm ăn. Bọn đàn em chọn đúng giao thừa sang năm mới 1934 mà giao hàng".
Chúng bịa chuyện Vi tô Côrleône bầng lòng gặp ông chủ ở một nhà hàng bên Bruclin, xăng xái xung phong tháp tùng ông chủ đến phó hội. Đến nơi, chúng để ông chủ ngồi nhấm nháp miếng bánh rồi biến mất. Bỗng Texxiô ở đâu lù lù xuất hiện cùng bốn tên cô hồn. Vụ xin tiết diễn ra chỉ trong chớp mắt, ông vua đen đỏ ăn no đạn chì, mồm còn ngậm mẩu bánh đang nhai dở.
Lúc ấy chiến cuộc mới chấm dứt hẳn. Bao nhiêu mối làm ăn sang tay nhà Côrleône hết: Đứa nào thần phục ông Trùm. đều được đối xử tử tế, được giữ nguyên chỗ
kiếm cơm - một ổ bao đánh cá ngựa hoặc bao đề: Thêm nữa, ông Trùm còn len chân được vào nghiệp đoàn may mặc mà sau này ông có khối dịp nhờ đến. Đúng lúc công
việc đã thu xếp đâu vào đấy thì ai dè tai họa lại đến tận nhà gõ cửa.
Thằng Xantinô Côrleône đã sang tuổi mười sáu, vai rộng thân cao, bộ mặt thịt với những nét đĩ thõa, song không có chút gì đàn bà. Thằng Phređô ngoan ngoãn dễ bảo, Mai cơn vừa chập chững biết đi duy có Xantinô thì gây hết chuyện nọ đến chuyện kia. Khi thì đánh nhau, khi thì xơi điểm xấu ở trường, rồi rốt cuộc ông bố
đỡ đầu Clemenxa thấy trách nhiệm lớn quá, sợ không giấu được bèn đến gặp don Côrleône mách rằng thằng ranh dại dột rủ hai đứa bạn vác súng đi ăn cướp - thế
có chết không chứ!
ông Trùm đùng đùng nổi giận. Thật là một việc hiếm có, xưa nay Vi tô Côrleône có bao giờ mất tự chủ đâu.
Trong nhà lúc ấy còn nuôi thằng bé mồ côi Tôm Ha ghen được ba năm rồi. ông Trùm hỏi thằng này có dính vào đó không thì Clemenxa lắc. ông bèn cho xe đi rước cậu
cả về trụ sở hãng buôn Giencô Pu ra.
Lần đầu tiên trong đời ông Trùm chịu thất bại. Còn lại hai bố con, ông Trùm giở giọng Xinli ra chửi. Để chửi rủa, để trút cơn giận trong ruột ra thì không có thứ tiếng nào tiện như tiếng Xinli. ông chửi một thôi một hồi chán rồi mới hỏi:
-Ai cho phép mày làm thế? Mày học ở đâu cái thói ấy đấy
Thằng Xôny tấm tức đứng ngây như phỗng. ông Trùm khinh bỉ dài giọng chê:
- Ngu gì mà ngu quá! Được bao nhiêu mà làm. Mỗi thằng có được năm chục không ? Hai chục? Có hai chục bạc mà mày chịu thí thân hả, thằng kia?...
Làm như uống thuốc điếc, Xônni nói nhơn nhơn:
- Bố giết Phanuchi, con biết.
ông Trùm giơ tay lên trời, há mồm ớ - ớ một lúc rồi nặng nề ngồi phịch xuống ghế, chờ xem thằng ranh con còn nói gì nữa. .
Xôni tiếp:
- Lúc Phanuchi về, mẹ bảo lên nhà được rồi. Con thấy bố leo lên mái nhà nên cũng lên theo. Bố làm gì con thấy hết. Cả lúc bố tẩu cái ví với khẩu súng, con cũng thấy
ông Trùm thở dài:
Chả trách tao không bảo được mày. Nhưng chẳng nhẽ mày không thích học hành để ra làm luật sư hay sao? Một luật sư xách cặp còn ăn tiền hơn cả ngàn thằng bịt mặt cầm súng đấy, con ạ.
Xôni nhăn răng cười. nói kháy:
- Con sướng làm việc nhà. . .
Trông thấy mặt bố lạnh như kem, không thèm cười câu nói đùa của mình, nó vội vàng lấp bắp:
Bán dầu ôliu thì con học được.
ông Trùm không nói gì, mãi một lúc lâu mới nhún vai
- Thôi thì ai có phận nấy.
ông không nói toạc ra rằng số phận của thằng con đã được định đoạt từ hôm nó chứng kiến ông giết Phanuchi. ông quay mặt đi buông một câu:
- Mười giờ sáng mai đến đây, chú Giencô sẽ cắt việc cho mày.
Nhưng một consigiori tinh đời như Giencô Apbanđando làm gì không biết thâm ý ông Trùm? Vì vậy lão dùng Xônni chủ yếu như cận vệ của ông bố - một chức vụ giúp nó nắm được các bí mật của nghệ thuật làm ông Trùm. Bản thân don Côrleône cũng nổi máu sư phạm, suốt ngày dạy dỗ cậu cả khoa học tiến thân, hi vọng sẽ có ích cho nó.
Ngoài lời răn cửa miệng rằng ai có phận nấy, suốt ngày Xônni bị ông Trùm mắng là nóng nảy không biết kiềm chế. ông Trùm coi dọa nạt là cách ngu nhất bộc lộ mình, còn tính nóng nẩy mù quáng không ghìm được thì là trò dại dột hết sức nguy hiểm. Không một ai nghe thấy ở ông Trùm một lời đe dọa lộ liễu, không một ai trông thấy ông Trùm lên cơn điên giận không kìm nổi.
Đó là điều không thể chấp nhận được. Và ông Trùm ra sức dạy Xônni biết kiềm chế như mình ông luôn mồm nhắc nhở: "Hay nhất là mình lỗi một đối phương tưởng mười, hay nữa là mình giỏi mười bạn bè tường một".
Coporegime Clemenxa tận tình rèn cặp Xônni: dạy bắn, dạy xiết cổ. Xônni đã Mĩ hóa nhiều, hắn chê cái kiểu dây lụa xiết cổ theo lối xinli. Hắn ưa dùng súng lục hơn - thứ vũ khí này của người Ang lô - Xắc xông giản tiện, thông dụng và vô hình tích hơn nhiều - khiến ông thấy không vui Nhưng đi với bố thì chịu đi đều đều và thích thú lái xe cho ông, đỡ đần ông trong những việc vặt. Cứ thế suốt hai năm trời, nhìn vào chẳng có cái gì khác thường: cậu con dần dấn nắm được nghề bố, không mơ ước viển vông, không tỏ ra quá hăng hái, bằng lòng với công việc theo nguyên tắc biết tội thì tha.
Trong khi đó thằng bạn và anh em kết nghĩa Tôm Hagllen lại học lên đại học; Phređô sắp học xong trung học, Mai cơn lên cấp hai, con bé út Cônni mới cao chưa chạm mặt bàn - nó mới lên bốn. Nhà đã dọn sang Bronkx, đầy đủ tiện nghi. Don Côrleône trù tính mua nhà bên Long Ailơnd, nhưng chưa vội, muốn ghép việc mua bán này vào một hành động gì đó đã dự tính sẵn.
Vi tô Côrleône biết nắm bắt cái cốt lõi của những việc xảy ra quanh mình và đoán biết nó sẽ dẫn đến đâu. Các thành phố lớn của nước Mĩ đang bị xâu xé trong cuộc
tranh chấp của giới tội phạm. Lâu lâu lại có đổ máu; dân đao búa hám lợi nhăm nhe lấn đất của nhau: những người như Côrleône thì lo cố thủ lãnh địa và giữ miếng ăn. Don Côrleône thấy rõ báo chí và các cơ quan chính quyền đang ra sức đổ dầu vào lửa toan tìm cớ đưa ra những dự luật khắc nghiệt hơn và tung cảnh sát ra đàn áp thẳng tay hơn ông e ngại rằng sự công phẫn lên cao ắt tự do dân chủ gì cũng tạm thời dẹp hết - lúc đó thì ông và đồng bọn đi đời cả nút. Về đối nội thì đế quốc của ông vững chắc có thừa. Vì vậy ông Trùm quyết định phải hòa giải các nhóm đối địch ở Niu York và sau đó là trên toàn quốc.
Vitô Côrleône không tự huyễn hoặc mình; ông hiểu rõ gánh lấy một sứ mệnh như vậy nguy hiểm đến mức nào. ông dể hết năm đầu đi gặp thủ lĩnh các băng ở Niu Vork và chuẩn bị cơ sở. ông nắn gân từng người, đề nghị phân chia phạm vi ảnh hưởng, thành lập một hội đồng trên nguyên tắc tự nguyện để theo dõi việc thực hiện. Khốn nỗi mật ít ruồi nhiều, quyền lợi các bên va chạm nhau chan chát. Cứ kiểu này thì khó mà thống nhất được. Giống như nhiều lãnh chúa khác, don Côrleône hiểu rằng trật tự và yên ổn chỉ có được khi nào số các cường quốc tự chủ rút xuống còn ít nhất để
có thể kiểm soát được.
Trong thành phố chi có năm sáu "gia đình" có thế lực không dễ gì diệt được. Còn lại bao nhiêu bắt giải nghệ hết - đárn "Hắc thủ" hoành hành ngang ngược, bọn ăn tiền tép riu làm ăn không có sự che chở thích đáng, nghĩa là sự che chở mua được của các nhà chức trách, bọn này phải "đi", không một hai gì cả. Don Côrleône thực sự đã tiến hành những cuộc tảo thanh, tung toàn lực của mình vào cuộc tổng càn quét.
Việc bình định vùng Niu York tốn mất ba năm và don nhiều phen lao đao ra trò. Có phen don Côrleône suýt mất mạng. lần ấy đánh dẹp băng Irland xưa nay chuyên làm ăn lẻ. Nghe nói bị cánh Côrleône quyết định xóa sổ, bọn đầu gấu băng này sôi tiết một hai đòi chơi dốc túi, chết thì chết. Toán cận vệ của Vi tô Côrleône quét bọn kia dúi dụi, nhưng vẫn còn sót một thằng. Trước khi lĩnh trọn cơ số đạn vào mình, hắn còn kịp trả lại một viên - xuyên ngực ông Trùm.
ông bố ăn đạn phải năm một chỗ thì cậu cả Xônni Côrleône được dịp trổ tài. Hắn nhận chức caporegime, cầm đấu một toán riêng và đánh đường phố khét tiếng.
Hắn còn bộc lộ rõ sự tàn bạo không biết chùn tay, điều mà vì không có nên don Côrleône bị coi là một nhà chinh phạt chưa được hoàn hảo lắm.
Vẻn vẹn trong ba năm từ 1935 - 1937, xônni Côrleone thành danh là tay giết người gian hùng và không biết thương xót mà giới giang hồ xưa nay ít biết. Chỉ có con
quái vật Luca Bradiđi những ngón đòn tàn độc rùng rợn là được xếp trên hắn mà thôi.
Dạo ấy còn lọt được thằng Irland nào là Luca Bracli xách súng đi lùng xóa sổ bằng sạch. Một mình gã tỉa gần hết mấy băng vét đĩa, xác nằm như ngả rạ, khiến một ông Trùm có tiếng trong số sáu đại gia Niu York phải lên tiếng can thiệp. Vừa mở mồm khuyên giải là Luca hạ thẳng cẳng luôn. May mà sau đó don Côrleône kịp bình phục nên mới dàn xếp êm thấm.
Kể từ năm 1937, Niu York mới hết sóng gió, không kể những vụ xích mích nhỏ - tuy nhiều khi cũng có nguy cơ gây hậu quả ghê gớm.
Don Côrleône theo dõi sát sao tất cả những gì xảy ra bên ngoài giang sơn của mình, hệt như thời cổ đại các lãnh chúa chong mắt canh chừng dân man đi qua lại ngoài thành. Việc Hitler tiếm quyền, Tây Ban Nha mất nước, Đức o ép Anh ở Munich- tất cả đều không qua nổi mắt ông Trùm. Đứng ngoài cuộc nhìn vào, ông thấy rõ nguy cơ chiến tranh toàn cầu đang tràn đến và suy luận một cách đúng đắn hậu quả của nó. Thế giới riêng của ông chỉ càng thêm bất khả xâm phạm mà thôi Hơn nữa, nếu khôn ngoan thức thời thì chiến tranh càng dễ làm giàu. Có điều muốn được thế, phải theo
đúng phương châm: Thiên hạ đại loạn, nội gia đại trị.
Với lời kêu gọi đó, don Côrleône đi khắp nước du thuyết ông hội họp với đồng bào mình ở Los Angeles, ở Xan Phranxixcô và Clivlơnđ, ở Chicagô, Philadelphia, Maiami và Boxtơn. ông trở thành sứ giả hòa bình trong thế giới tội phạm và đến năm 1939 đã làm nên một kỳ tích mà ngay Giáo hoàng cũng không dàn xếp nổi giữa các quốc gia thù địch: các tổ chức bí mật có uy tín nhất nước Mĩ đã thỏa thuận được với nhau và cùng kí một hiệp ước. Giống như Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, hiệp ước này thừa nhận các bên tham gia có toàn quyền tự quyết trong giới hạn bang mình hoặc thành phố mình. Hiệp ước chỉ đề cập việc phân chia khu vực ảnh hưởng và cam kết gìn giữ hòa bình.
Chính vì vậy mà năm 1939, khi thế chiến thứ hai bùng nổ, và năm 1941, khi Hoa kỳ tham chiếu, giang sơn của ông Trùm Côrleône vẫn thái bình và hoàn toàn sẵn sàng nhảy ra ăn hôi những quả vàng do sự phát triển của nền kinh tế Mỹ đem lại cùng với các ngành khác Nhà Côrlìeône nhúng tay vào tuồn ra chợ đen phiếu thực phẩm, bông xăng và thậm chí cả vé tàu. Nó vừa bảo đảm đơn dặt hàng quân sự cho một hãng này, vừa moi vải chợ den cho các hãng may khác thiếu nguyên liệu vì không được đặt hàng. ông Trùm còn thừa sức làm hơn thế: nhờ ông mà đám thủ hạ trẻ đến tuổi quân dịch khỏi phải đi chết trận cho những quyền lợi không phải của mình. Chỉ cần móc ngoặc với các bác sĩ, nhờ họ bảo giúp nên uống thuốc gì trước khi khám
tuyển hoặc thu xếp vào làm trong các xí nghiệp quốc phòng để khỏi phải đi lính là xong.
Vậy thì tại san ông Trùm Côrleône lại không có quyền tự hào? ai thần phục ta thì tha hồ mà vui chơi phè phỡn, còn ai phục tùng luật pháp thì cứ việc đi mà chết, chết chồng chết đống cả triệu mạng kia kìa! Chỉ có một cái gai đâm ông đau nhói: thằng con rứt ruột Mai cơn Côrleône lại từ chối sự che chở của cha, đâm đầu tình nguyện đi chiến đấu cho Tổ quốc. ông Trùm thầm kinh ngạc thấy mấy thằng ranh con cháu trong nhà cũng theo gương nó. Một đứa còn dám mở mồm phân bua với ông caporegime của mình rằng: "Đất nước này đã đem lại cho tôi bao nhiêu thứ'. Nghe thật lạ, ông Trùm chửi: "Có. tao đem lại cho chúng mày thì có".
Bọn ranh này đáng lẽ đã phải khốn với ông, nhưng ông đã tha cho con rồi nên cũng đành tha luôn cho bọn chúng. Con cái nhà, chẳng đứa nào còn biết bổn phận đối với ông Trùm của chúng cũng như đối với chính bản thân chúng cả?
Đến cuối thế chiến, don Côrleône hiểu rằng cái thế giới của ông lại phải đổi lại các luật lệ, phải khôn khéo nương theo luật lệ của thế giới bên ngoài. ông tự tin là mình sẽ làm được mà không phải chịu thiệt hại gì.
CƠ sở cho lòng tự tin ấy ông rút ra từ chinh cuộc đời. Có hai việc trong kinh nghiệm sống của mình đã đưa ông đến một phát hiện quan trọng. Lâu rồi, hồi ông mới bắt đầu sự nghiệp kia, một hôm có người bạn cũ tên là Nadôrin tìm đến nhờ giúp đỡ. Anh chàng này lúc đó còn trẻ, đang làm chân chạy việc trong một lò bánh và đang nhăm nhe cưới vợ. Cùng với vợ chưa cưới, một cô gái đứng đắn con một gia đình người Italia gương mẫu, hai người dành dụm từng đồng, gom được một món tiền mà hồi đó là lớn lắm 300 đô la. Họ nhờ người giới thiệu đền gặp lão buôn đồ gỗ. Lão này vui vẻ cho phép hai người muốn chọn gì thì chọn - suốt ngày Nadôrin với vị hôn thê lang thang trong gian kho rộng chất đầy đồ gỗ, chọn cái này bỏ cái kia, quyết chí xây tổ ấm. Sau đó lão chủ nhận tiền - ba trăm đô la máu mủ kiếm được bằng mồ hôi nước mắt, - đút tọt vào túi rồi hẹn nội một tuần lễ là mọi thứ sẽ được đưa đến căn nhà mới thuê của Nadônn.
Nhưng ngay trong tuần đó cửa hàng tuyên bố vỡ nợ. Gian kho rộng lớn chất đầy gỗ bị kiểm kê và niêm phong để nay mai đem gán ít nhiều cho các chủ nợ. lão nhà buôn biến mất tăm để mặc các chủ nợ nhà ta mặc sức vung tay vung chân chửi trời oán đất Nadônn cũng nằm trong số đó. Đau quá, đi hỏi luật sư thì ông này bảo rằng trong khi tòa chưa quyết định thỏa mãn đơn khiếu nại của tất cả các chủ nợ thì chưa thể làm gì được.
Hoàn tất thủ tục phải mất chừng ba năm và may lắm Nadôrin sẽ được hoàn lại một phần mười số tiền.
Vi tô Côrleône vừa nghe vừa mồm cười ngờ vực: thế này thì hết nước, nó dựa pháp luật mà ăn cướp giữa ban ngày được à? Lão nhà buôn có biệt thự riêng không thua
gì một lâu đài sang trọng, tiếp khách trong trang ấp riêng ở Long Ai lơn, đi đâu một bước là có xe hơi bóng nhoáng, con cái cho học cao hết lượt. Nhẽ nào một người
như vậy lại quịt ba trăm đô la của thằng Nadôrin kiết xác mà không chịu trả số đồ họ đã trả mua. Để chắc ăn, Vi tô giao Giencô Apbandanđo hỏi lại các luật sư đang làm cho hãng Giencô Pu ra xem sự thực có đúng thế không
Mà lạ, đám luật sư lại khẳng định câu chuyện của Nadôrin lại có thật mới chết chứ? Toàn bộ gia sản của tay lái buôn đứng tên vợ lão. Cửa hàng đồ gỗ là thuộc công ti và lão ta không phải chịu trách nhiệm cá nhân về nó. Phải, lão nhà buôn biết trước mình sắp vỡ nợ, nhưng vẫn điềm nhiên bỏ túi món tiền của Nadôrin mới đểu Nhưng ở đời chuyện ấy thiếu gì? Luật pháp ở đây chỉ biết giương mắt mà nhìn, chẳng làm đếch gì được.
Dĩ nhiên chuyện lôi thôi dàn xếp xong ngay. Don Côrlône cử consiglion Apbanđanđo đến nói phải quấy với lão nhà buôn, và vị thương gia láu cá này biết là nuốt không trôi bèn vội vàng kiếm cho Nadorin đủ số đồ gỗ Nhưng đối với Vi tô Côrleône thì đó là một bài học đáng quí.
Vụ thứ hai để lại dấu ấn sâu sắc hơn trong nhận thức của ông Trùm. Năm 1939 don Côrleône quyết định dưa cả nhà ra ngoại ô. Như bất kì một bậc phụ huynh nào, ông muốn rằng con cái phải dược đi học ở trường nào tốt nhất, được kết bạn với những đứa bạn hợp tính hợp nết. Ngoài ra, do những động cơ thuần túy riêng tư, ông thích kiểu sống tách biệt ở ngoại thành, khi mà mình chẳng việc gì phải biết hàng xóm của mình là ai. ông tậu một khoảng đất trong vành đai rừng ở thị trấn Long Bich - ở đó mới có cả thảy bốn biệt thự mới xây, nhưng đất còn nhiều, đủ chỗ những người khác nữa. Xôni đã chính thức hứa hôn với Xanđra, ít lâu nữa là cưới, nên một ngôi nhà là dành cho hắn. Một nữa dành cho chính ông Trùm. Ngôi nhà thứ ba Giencô Apbanđanđo cùng gia đình chiếm. Ngôi thứ tư tạm thời để trống.
Mới dọn nhà được một tuần thì có một chiếc cam nhông le te chạy đến, trên xe chễm chệ ba bác thợ. Các bác tự xưng là chịu trách nhiệm về tình trạng hệ thống
lò sưởi trong khu vực thị trấn Long Bich. Tay vệ sĩ trong đội báo vệ riêng của ông Trùm đưa ba bác vào nhà nồi hơi. Vợ chồng ông Trùm cùng Xônni đang dạo chơi trong
vườn thở hít không khí biển trong lành.
ông Trùm rất bực mình khi bị tay vệ sĩ gọi vào nhà. Toán thợ - ba bác trâu mộng đang hí húi bên nồi hơi.
Dàn hơi bị gỡ, mỗi thứ quăng một nơi. Bác thợ cả to như đô vật nói chan chát như dao chém đá:
Cái lò nhà ông vứt đi thì vừa. Muốn sửa, chúng tôi sửa cho. Đúng trăm rưởi cả thảy, cả công lẫn tiền mua phụ tùng - cộng với khoản thù lao kiểm tra kĩ thuật. - Bác ta móc một tấm bìa màu đỏ. - Anh em chúng tôi mà cho vào đây một dấu son thì chẳng ai đòi xét nữa đâu.
Thấy hay hay, hơn nữa sau mấy tuần yên tĩnh chẳng phải mó tay đến "công việc vì bận dời nhà, nên ông Trùm đã hơi buồn chân buồn tay. Cố tình trọ trẹ - thường thì chỉ hơi đơn đớt thôi,- ông hỏi:
- Còn như tôi không trả tiền rồi lò sưởi làm sao?
Bác thợ cả nhún vai:
Thế thì đâu cứ nằm đấy, anh em chúng tôi xin kiếu - Bác ta đưa tay trỏ đống sắt thép lình kỉnh phác một cử chỉ đầy hàm ý.
ông Trùm nhũn nhặn nói:
Xin các ông chờ cho một lúc để tôi đi lấy tiền.
ông ra vườn bảo Xôni:
- Này, có mấy ông thợ đến làm trong buồng nồi hơi, tao chẳng thủng người ta cấn gì cả. Mày vào xem thế nào đi, con.
Đùa thì đùa thế chứ ông đã tính chuyện đưa thằng con lên làm phó cho mình, mà một khi đã nhằm giao việc thì trước tiên phải thử vài lần cái đã.
Cách xử trí của Xônni không vừa lòng ông bố chút nào - hắn lỗ mãng quá, thẳng thừng quá, thiếu hẳn cái tế nhị của Xixili. Hắn thích cái kiểu búa tạ chứ không
thích kiểu dùi xuyên. Số là vừa nghe qua yêu cầu của bác thợ cả, Xôni nhà ta không một hai gì hết, rút luôn súng ra rồi sai đàn em quất cho bác một trận no đòn.
Quát xong, lại bắt các bác ráp lại nồi hơi, thu dọn đâu ra đấy. Hắn soát người các bác - té ra các bác quả thực là người của công ti tu bổ các công trình nhà ở đóng tại quận Xa phốc. Hắn hỏi tên ông chủ công ty, sau đó quẳng cả ba bác lên cái xe tải. .
- Giờ hồn, chớ có láng cháng trước mặt ông! - Hắn ngọt nhạt dặn dò.- ông thì ông cấu đầu rút ruột chúng mày ra!
Dạo ấy Xantinô Côrleône chưa tàn nhẫn lắm như sau này và được cái rất chịu khó lo việc bảo đảm trật tự xã hội ở khu hắn sống. ông chủ công ty tu bổ các công trình
nhà ở phát rét, cấm có thấy lai vãng đến nữa. Sau khi bắt tay với ông cảnh sát khu vực thì nhất cử nhất động của dân chuyên nghiệp trong vùng Xônni đều có tờ trình
hàng ngày. Chưa đầy một năm mà Long Bich đâm ra lành mạnh nhất nước. Bọn du đãng, trộm cướp đều được nhắn trước liều liệu khăn gói đi nơi khác mà làm ăn.
Làm một cú là được cảnh cáo, lần thứ hai còn làm nữa coi như tuyệt tích giang hồ luôn. Bọn lừa đảo và đám chân gỗ nơi khác đến hành nghề được lịch sự thời đi, còn nấn ná rồi cũng phải đi thôi, nhưng bằng xe cứu thương cho thêm phần long trọng. Ngay cả bọn con ông cháu cha ăn no rừng mỡ phá phách cũng bị mời đi như thường để khỏi bôi nhọ danh dự gia đình cũng như tiếng tốt của thị trấn. Chả thế mà Long Bich trở thành ngọn cờ dầu trong phong trào bảo vệ trật tự trị an.
Chuyện ăn tiền của mấy bác thợ nọ vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật - đó chính là điều đã để lại ấn tượng sâu sắc cho don Côrleône. Rõ ràng một người cơ trí như ông chắc chắn sẽ có chỗ đứng trên đời, chỗ đứng mà ngày nào cậu bé thật thà trong tiệm tạp hóa đã mơ ước Và ông đã trổ tài để đứng được trong cuộc đời ấy.
Cứ như thế, ông sống bình yên trong trang ấp của mình ở gần Long Bich, vun đắp vương quốc của mình và mở rộng bờ cõi - cứ thế cho đến ngày chiến tranh thế giới đã qua lâu và Thằng Thổ Xôlôdô xé bỏ cam kết, tuyên chiến với cường quốc của don Côrleône, còn chính ông Trùm bị hắn quẳng vào nhà thương, sống dở chết dở.